Tải bản đầy đủ (.pdf) (430 trang)

BỘ QUY TRÌNH TƯ VẤN GIÁM SÁT THI CÔNG - 429 PAGES

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.02 MB, 430 trang )

CÔNG TY ……………..

QUY TRÌNH
GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG

Ban hành lần …
Năm 2020


MỤC LỤC
1.
2.
3.
4.

Trang

MỤC ĐÍCH
PHẠM VI ÁP DỤNG
TÀI LIỆU THAM KHẢO
NỘI DUNG CÔNG VIỆC
4.1. Bước 1: Tiếp nhận dữ liệu đầu vào và chuẩn bị
4.2. Bước 2: Lập Kế hoạch giám sát/Đề cương giám sát
4.3. Bước 3: Tập hợp các Tiêu chuẩn, Quy trình, Biểu mẫu thực
hiện (Chuẩn bị các công cụ để giám sát thi công)
4.4. Bước 4: Nhận và kiểm tra sự đầy đủ và sự phù hợp & tính
đúng đủ của tài liệu, hồ sơ khách hàng cung cấp
4.5. Bước 5: Nhận và Kiểm tra các tài liệu, hồ sơ pháp lý, kỹ
thuật cho Nhà thầu đệ trình
4.6. Bước 6: Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, vật tư, thiết
bị và nghiệm thu đưa vào công trình


4.7. Bước 7: Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, việc thi công
trên hiện trường
4.8. Bước 8: Thực hiện nghiệm thu, xác nhận khối lượng, xác
nhận tiến độ;
4.9. Bước 9: Kiểm tra và xác nhận hồ sơ hoàn công
4.10. Bước 10: Báo cáo gởi khách hàng, bàn giao (một phần
hoặc toàn bộ) công trình
4.11. Bước 11: Tổng kết rút kinh nghiệm, thanh lý hợp đồng, lưu
hồ sơ; Theo dõi / giám sát công tác bảo hành của Nhà thầu
(nếu có trong phạm vi công việc)
5. TÀI LIỆU VÀ BIỂU MẪU ĐÍNH KÈM
6. DUY TRÌ CẢI TIẾN QUY TRÌNH

Quy trình tư vấn Giám sát thi công

Page 2

Page 2 of 430


1.

MỤC ĐÍCH

Quy trình này giúp cho việc triển khai thực hiện dịch vụ tư vấn Giám sát thi công xây
dựng của Công ty được thuận lợi, nhằm thoả mãn cao nhất những yêu cầu của khách
hàng trong các hợp đồng giám sát thi công xây dựng.
2.

3.


4.

PHẠM VI ÁP DỤNG
-

Nhiệm vụ của giám sát thi công gồm 4 nhiệm vụ chính (Chủ đầu tư có thể giao
thêm) bao gồm: Giám sát chất lượng, giám sát tiến độ, giám sát an toàn, và
giám sát khối lượng. Tất cả công việc của Giám sát được thiết lập chung một
quy trình, để làm rõ thêm sẽ có các hướng dẫn cho các công việc.

-

Người làm công tác Giám sát xây dựng.

-

Ban Giám đốc công ty và các Trưởng phòng có liên quan.

TÀI LIỆU THAM KHẢO VỀ XÂY DỰNG QUY TRÌNH
-

ISO 9001:2015 – Hệ thống Quản lý Chất lượng – Các yêu cầu

-

Các văn bản pháp lý về quản lý xây dựng hiện hành có liên quan.

NỘI DUNG CÔNG VIỆC
-


Lưu đồ:

Quy trình tư vấn Giám sát thi công

Page 3

Page 3 of 430


TT

Trách
nhiệm

1

GS
Trưởng

Nội dung công việc

Tài liệu liên quan
- Hợp đồng Giám sát thi công
với khách hàng

Tiếp nhận Hồ sơ đầu vào
và chuẩn bị

- Hồ sơ thiết kế

- Hợp đồng của nhà thầu

2

GST
KSGS
CĐT

- Đề cương giám sát (1)
Lập KH /Đề cương giám sát
Trình CĐT chấp thuận

- Danh mục các yêu cầu (2)
- Chấp thuận của CĐT (nếu
có yêu cầu)
- Tiêu chuẩn áp dụng

3

KSGS

Tập hợp các tiêu chuẩn, quy
trình, biểu mẫu thực hiện

- Các quy trình, hướng dẫn
(3)
- Biểu mẫu soạn sẵn
Yêu cầu khách
hàng sửa đổi,
bổ sung


- Các hồ sơ pháp lý, kỹ thuật
cần thiết, ví dụ:
 Hồ sơ thiết kế;

4

GST
KSGS

 Các giấy phép;
 Điều kiện khởi công;

Kiểm tra sự đầy đủ,
tính pháp lý của tài
liệu, hồ sơ khách
hàng cung cấp

 ...
- Phiếu yêu cầu & Danh mục
cung cấp thông tin, làm rõ /
RFI (4) (5)

Yêu cầu Nhà
thầu bổ sung, đệ
trình lại

- Các hồ sơ kiểm tra, ví dụ:
 Hồ sơ pháp lý của Nhà
thầu;

 Nguồn lực Nhà thầu như
NC, thiết bị, mỏ vật liệu,

5

GST
KSGS

Kiểm tra các tài liệu
Kế hoạch, hồ sơ
pháp lý, kỹ thuật
cho Nhà thầu đệ
trình

xưởng, phòng thí
nghiệm...
 Kế hoạch thi công (6)
 Biện pháp thi công (7)
 Biện pháp an toàn,
VSMT-PCCN (8)
 Kế hoạch kiểm tra & thí
nghiệm (9)
Yêu cầu Nhà
thầu khắc phục,
thực hiện lại

6

GST
KSGS


Thực hiện công tác
kiểm tra, giám
sát,và nghiệm thu
vật tư, thiết bị đưa
vào công trình

- Hồ sơ mẫu vật liệu, đầu vào
(CO, CQ, Kết quả thí
nghiệm,...);
- Hồ sơ thiết bị (lý lịch, giấy
phép, kiểm định, hiệu
chuẩn,...);
- Check list kiểm tra vật liệu,
thiết bị đầu vào;
- Danh mục những tồn tại (10)
- HS nghiệm thu VLTB đầu
vào.

Quy trình tư vấn Giám sát thi công

Page 4

Page 4 of 430


Yêu cầu Nhà
thầu chỉnh sửa,
thực hiện lại


- Các Báo cáo sau kiểm tra/
checklist (11) (12) (13)
- Nhật ký giám sát thi công
- Các biên bản, ghi nhận, báo
cáo của giám sát về chất

7

GST
KSGS

Thực hiện công tác
kiểm tra, giám sát,
việc thi công trên
hiện trường

lượng, tiến độ, an toàn,
VSMT,...
- Báo cáo & danh mục không
phù hợp (NCR) và các báo
cáo khắc phục sự KPH (14)
& (15)
- Báo cáo theo dõi tiến độ
công việc, gói thầu, công
trình (16) (17) và (18)
- Báo cáo kiểm tra AT-VSMT
(19)

8


GST
KSGS

Kiểm tra và xác nhận hồ sơ
hoàn công

- Hồ sơ hoàn công

- Biểu tổng hợp Kế hoạch
nghiệm thu (20)
- Hồ sơ nghiệm thu công việc,
9

GST
KSGS

- Thực hiện nghiệm thu;
- Xác nhận khối lượng;
- Xác nhận tiến độ;

giai đoạn, bộ phận;
- Danh mục xác nhận những
vấn đề tồn tại cập nhật (10)
- Kiểm tra sự đáp ứng yêu
cầu (2)

10

GST


- Báo cáo gởi khách hàng
- Bàn giao (một phần hoặc
toàn bộ) công trình

- Báo cáo công tác giám sát
cho khách hàng (21)
- Các biên bản bàn giao;
- Xác nhận hoàn tất bảo hành

11

GST
KSGS

- Tổng kết rút kinh nghiệm,
thanh lý hợp đồng.
- Theo dõi / giám sát công
tác bảo hành của Nhà thầu
(nếu có)

cho nhà thầu
- Bàn giao hồ sơ, tài liệu cho
khách hàng;
- Bài học kinh nghiệm (22)
- Lưu trữ hồ sơ, tài liệu.

4.1. Bước 1: Tiếp nhận dữ liệu đầu vào và công tác chuẩn bị
-

Giám Đốc công ty ra quyết định bổ nhiệm nhân sự, nguồn lực thực hiện dự

án.

-

Giám sát trưởng nghiên cứu hợp đồng đã ký với khách hàng để xác định nội
dung công việc phải thực hiện, các quyền hạn và trách nhiệm khác ghi trong
hợp đồng để lên kế hoạch triển khai công việc.

-

Chuẩn bị về nơi ở và làm việc, phương tiện truyền thông, dụng dụ đo đạt
kiểm tra...

Quy trình tư vấn Giám sát thi công

Page 5

Page 5 of 430


4.2. Bước 2: Lập Kế hoạch giám sát / Đề cương giám sát
-

Giám sát trưởng cùng với các KSGS lập Đề cương giám sát, xem như đây là
Kế hoạch giám sát công trình.

-

Đề cương này được trình cho Chủ đầu tư xem xét và chấp thuận trước khi
thực hiện.


-

Nội dung lập Đề cương giám sát xem hướng dẫn.

-

Đào tạo và hướng dẫn cho tất cả các KSGS hiểu rõ các yêu cầu của đề
cương, ngược lại các KS phải tìm hiểu nội dung của Đề cương để thực hiện.

-

Thiết lập danh mục yêu cầu của các bên liên quan cần phải đáp ứng, ví dụ:
Yêu cầu về xây dựng, yêu cầu về Tài nguyên & môi trường, yêu cầu về
Phòng cháy chữa cháy, yêu cầu về đấu nối Hạ tầng kỹ thuật, yêu cầu của
chính quyền nơi có dự án, yêu cầu của người sử dụng... các yêu cầu đó phải
đáp ứng theo qui định của pháp luật và theo hợp đồng.

4.3. Bước 3: Tập hợp Dữ liệu và Công cụ như Tiêu chuẩn, Quy trình, Biểu mẫu
thực hiện
Đây là bước chuẩn bị các công cụ đầy đủ cho công việc giám sát thi công:
-

Căn cứ vào hợp đồng, các tài liệu kỹ thuật có liên quan, các yêu cầu của
khách hàng, các kỹ sư giám sát tập hợp các dữ liệu như những tiêu chuẩn,
quy trình, biểu mẫu soạn sẵn được áp dụng cho công trình...

-

Chuẩn bị thêm những công cụ từ thiết bị như: dụng cụ đo đạt, dụng cụ kiểm

tra, dụng cụ thí nghiệm, dụng cụ kiểm tra quan trắc, dụng cụ kiểm tra chạy
thử, dụng cụ thông tin liên lạc, dụng cụ đat và so sánh với các chuẩn...

4.4. Bước 4: Nhận và kiểm tra sự đầy đủ và đúng của tài liệu, hồ sơ khách hàng
cung cấp
-

Sau khi nhận tài liệu từ khách hàng phải tiến hành kiểm tra toàn bộ các tài
liệu như: Hồ sơ pháp lý dự án, các loại giấy phép của dự án, hồ sơ thiết
kế,…:


Kiểm tra sự đầy đủ về số lượng, chất lượng (rõ ràng, không tẩy xoá).



Kiểm tra tính hiệu lực của tài liệu đáp ứng yêu cầu của các bên liên quan;

-

Khi phát hiện bất kỳ thiếu sót nào phải có thông báo bằng văn bản tới khách
hàng để yêu cầu được cung cấp bổ sung cho đầy đủ.

-

Khi chưa rõ vấn đề gì, phát hành RFI, RFC để yêu cầu cung cấp thông tin hay
làm rõ.

4.5. Bước 5: Nhận và Kiểm tra các tài liệu, hồ sơ pháp lý, kỹ thuật cho Nhà thầu
đệ trình

-

Yêu cầu đệ trình và tiếp nhận từ Nhà thầu các hồ sơ, tài liệu pháp lý, kỹ thuật
có liên quan đến công tác giám sát, ví dụ như:


Hồ sơ pháp lý, hồ sơ năng lực của Nhà thầu (bao gồm nhân lực, thiết bị,
máy móc,phòng thí nghiệm, mỏ vật liệu, nhà xưởng, nhà thầu phụ…) và
lập Báo cáo kiểm tra/checklist;



Kiểm tra tính toán tiến độ thi công, và kiểm soát nguồn lực tương ứng;

Quy trình tư vấn Giám sát thi công

Page 6

Page 6 of 430


-



Các quy trình quản lý, biểu mẫu kiểm tra chất lượng của Nhà thầu;



Kế hoạch thi công chung của hợp đồng




Biện pháp thi công của từng công việc;



Kế hoạch kiểm tra và thí nghiệm của từng công việc;



Biện pháp ATLD-VSMT & PCCN;

Sau khi tiếp nhận hồ sơ phải tiến hành kiểm tra và đối chiếu phù hợp với thực
tế, yêu cầu Nhà thầu bổ sung hoặc khắc phục ngay nếu phát hiện chưa đầy
đủ hoặc chưa phù hợp.

4.6. Bước 6: Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, vật tư, thiết bị và nhiệm thu
đưa vào công trình
-

Nhà thầu trình hồ sơ các thiết bị, máy móc sẽ đưa vào công trình để thực hiện
thi công.

-

KSGS kiểm tra các hồ sơ pháp lý và kỹ thuật của các thiết bị, máy móc đưa
vào công trường (Ví dụ: lý lịch máy móc, thiết bị, hồ sơ, chứng chỉ kiểm định,
hiệu chuẩn,…)


-

Nhà thầu trình mẫu vật tư, thiết bị, sản phẩm gia công sẵn bao gồm chứng
chỉ, chứng nhận, các thông số kỹ thuật nhằm chứng minh xuất xứ và chất
lượng vật tư thiết bị.

-

KSGS kiểm tra thí nghiệm, kiểm định chất lượng để xem xét sự phù hợp với
thiết kế, quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình.

-

KSGS cùng với nhà thầu (và Chủ đầu tư, nếu cần) tiến hành nghiệm thu vật
liệu trước khi đưa vào sử dụng, vật tư nào không đạt sẽ không được phép
đưa vào công trường.

-

Ghi chép, cập nhật, lưu giữ Nhật ký giám sát

4.7. Bước 7: Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, việc thi công trên hiện trường
-

Trong quá trình giám sát thi công kỹ sư giám sát phải nhận định được những
quá trình hay các hoạt động trên công trường mà sẽ có ảnh hưởng trực tiếp
tới chất lượng thi công để kiểm soát chúng. Công tác giám sát thi công phải
đảm bảo các yêu cầu như sau:



Quá trình thi công phải đúng với thiết kế đã được phê duyệt, phù hợp với
các tiêu chuẩn kỹ thuật và các cam kết về kỹ thuật trong hợp đồng giao
nhận thầu.



Bám sát hiện trường để có thể kiểm soát được các công việc trên công
trường. Khi phát hiện và phòng ngừa có sự sai phạm trong quá trình xây
lắp, kỹ sư giám sát phải có các quyết định phù hợp và kịp thời.

-

Nhận dạng trước những rủi ro có thể xảy ra, yêu cầu các nhà thầu phải có kế
hoạch phòng ngừa, kiểm tra ngăn chận để giảm thiểu tác động của rủi ro ảnh
hưởng đến chất lượng - tiến độ - chi phí dự án trong suốt thời gian xây dựng.

-

KSGS sẽ sử dụng các checklist kiểm tra và báo cáo kết quả kiểm tra các hoạt
động của từng công việc, hoạt động nào không đạt yêu cầu sẽ phải làm lại,
hoạt động nào đạt cho phép thi công bước tiếp theo.

Quy trình tư vấn Giám sát thi công

Page 7

Page 7 of 430


-


KSGS tham gia lấy mẫu và chứng kiến kết quả thí nghiệm.

-

KSGS theo dõi kết quả quan trắc và nhận xét kết quả này, ngoài ra kết quả
quan trắc cũng chuyển cho các Bên có liên quan xem xét và có ý kiến.

-

Cho chạy thử thiết bị để đánh giá;

-

Qua kết quả kiểm tra, thí nghiệm, quan trắc và chạy thử, KSGS có đánh giá
chất lượng của công việc trước khi cho phép nghiệm thu công việc.

-

KSGS cũng tiến hành kiểm tra công tác chấp hành an toàn lao động, vệ sinh
môi trường, phòng chống cháy nổ (nếu hợp đồng có yêu cầu), phát hiện
những sai sót và yêu cầu nhà thầu khắc phục. Để theo dõi tình trạng các lỗi
an toàn bao gồm: các lỗi được phát hiện, tình trạng đến nay đã được khắc
phục hay còn tồn, được tổng hợp thành biểu để theo dõi, đôn đốc khắc phục
các lỗi còn tồn tại.

-

Để theo dõi tình trạng các lỗi chất lượng bao gồm: các lỗi được phát hiện, tình
trạng đến nay đã được khắc phục hay còn tồn, được tổng hợp thành biểu để

theo dõi, trước khi nghiệm thu tất cả các lỗi chất lượng phải được sủa chữa.

4.8. Bước 8: Kiểm tra và xác nhận hồ sơ hoàn công
Trước khi nghiệm thu các bước phải hoàn tất Hồ sơ hoàn công:
-

Các KSGS tiến hành kiểm tra sự đầy đủ, tính trung thực của Hồ sơ hoàn công
cho từng công việc và ký xác nhận bản vẽ hoàn công.

-

Giám sát trưởng, và KSGS chuyên trách sẽ ký xác nhận bản vẽ hoàn công
theo qui định.

4.9. Bước 9: Thực hiện nghiệm thu, xác nhận khối lượng, xác nhận tiến độ;
Việc nghiệm thu thực hiện theo Quy trình nghiệm thu được nhà thầu đệ trình, thống
nhất với GSTC và chủ đầu tư.
-

Căn cứ theo từng bước kiểm tra giám sát chất lượng, tiến độ thi công đề cập
ở bước trên, khi kết thúc một công việc (hay kết thúc một hạng mục, kết thúc
công trình), các KSGS sẽ tiến hành nghiệm thu về chất lượng và xác nhận về
khối lượng, tiến độ cho từng công việc, bộ phận, hay toàn bộ công trình
phù hợp với Quy trình tổ chức nghiệm thu được Chủ đầu tư chấp thuận.

-

Việc kiểm soát theo dõi về khối lượng, tiến độ và an toàn được báo báo định
kỳ cho chủ đầu tư theo quy định trong hợp đồng.


-

Xác nhận những sự thay đổi hợp lý để chủ đầu tư chấp thuận thi công và
thanh toán.

-

Xác nhận những tồn tại (nếu có) để nhà thầu sửa chữa khắc phục (10).

-

Theo dõi việc nghiệm thu phù hợp với Kế hoạch (19), nếu có thay đổi điều
chỉnh kế hoạch nghiệm thu.

-

Kiểm tra sự đáp ứng những yêu cầu ở biểu (2), nếu không đáp ứng phải có
giải pháp khắc phục.

Quy trình tư vấn Giám sát thi công

Page 8

Page 8 of 430


4.10. Bước 10: Báo cáo gởi khách hàng, bàn giao (một phần hoặc toàn bộ) công
trình
-


Trong toàn bộ quá trình giám sát xây dựng nói trên, sau mỗi hạng mục công
việc - KSGS sẽ báo cáo cho Khách hàng bằng văn bản về chất lượng, về khối
lượng, về tiến độ,... của các nhà thầu trên toàn công trường.

-

Hệ thống báo cáo công tác giám sát xây dựng thực hiện theo hợp đồng,
thông thường bao gồm:


Báo cáo định kỳ (hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng).



Báo cáo đánh giá chất lượng trước khi nghiệm thu.



Báo cáo bất thường.



Báo cáo sai sót, không phù hợp (NCR).



Báo cáo giải toả không phù hợp (NRR).

-


Sau khi toàn bộ công việc giám sát kết thúc KSGS sẽ nộp cho Khách hàng
Báo cáo cuối cùng thể hiện tất cả những công việc đã thực hiện trong dự án
theo đúng như hợp đồng đã ký kết. Người có thẩm quyền sẽ xem xét, ký,
đóng dấu trước khi gửi cho khách hàng.

-

Bàn giao các hồ sơ liên quan cho Chủ đầu tư

4.11. Bước 11: Tổng kết, thanh lý hợp đồng, lưu hồ sơ; Theo dõi / giám sát công
tác bảo hành của Nhà thầu (nếu có trong phạm vi công việc)
-

Tiến hành thanh lý hợp đồng trên cơ sở các báo cáo, hồ sơ đã bàn giao cho
Khách hàng;

-

Lưu hồ sơ: Giám sát trưởng tập hợp và lập danh mục Hồ sơ cần lưu theo qui
định hiện hành của pháp luật và theo quy định của công ty, bàn giao cho bộ
phận để lưu trữ. Hồ sơ lưu được thực hiện dưới hai dạng hồ sơ bản in và bản
điện tử (file mềm) .

-

Họp nội bộ, tổng kết, rút tỉa kinh nghiệm để cải tiến công việc tốt hơn và chia
sẻ cho mọi người trong công ty.

-


Công việc giám sát bảo hành công trình khi có yêu cầu trong hợp đồng, nội
dung bao gồm (nếu hợp đồng không có công việc này sẽ không thực hiện):


Sau khi nghiệm thu, các gói thầu đưa vào sử dụng và tiến hành công tác
bảo hành theo thông báo bảo hành của Chủ đầu tư.



Trước khi bảo hành, tư vấn GSTC xác định những công việc còn tồn tại
trong quá trình nghiệm thu, và yêu cầu nhà thầu phải tiếp tục sửa chữa
trong thời gian bảo hành, đồng thời phải sửa chữa những sai sót phát
hiện trong quá trình bảo hành.



Những sửa chữa mà nguyên nhân không phải do lỗi của nhà thầu sẽ
được xác nhận riêng, để nhà thầu có thể thanh toán theo dạng phát sinh
với Chủ đầu tư.



Tư vấn GSTC cùng nhà thầu kiểm tra tất cả công việc của gói thầu trước
khi kết thúc.

Quy trình tư vấn Giám sát thi công

Page 9

Page 9 of 430





5.

Kết thúc bảo hành, Giám sát trưởng lập văn bản sẽ xác nhận kết quả bảo
hành cho các nhà thầu.

TÀI LIỆU VÀ BIỂU MẪU ĐÍNH KÈM

5.1. Các hướng dẫn:
TT

HƯỚNG DẪN

1

Hướng dẫn thực hiện công tác giám sát thi công xây dựng

2

Hướng dẫn lập Đề cương giám sát

3

Hướng dẫn lập Biện pháp kiểm soát chất lượng/QCP

4


Hướng dẫn thực hiện giám sát tiến độ

5

Hướng dẫn giám sát và thực hiện ATLĐ-VSMT-PCCN

6

Hướng dẫn thực hiện giám sát khối lượng

5.1. Các biểu mẫu:
Các biểu mẫu này có thể chính tư vấn Giám sát lập trình cho chủ đầu tư chấp thuận trước
khi thực hiện, hoặc mẫu hướng dẫn nhà thầu thiết lập để tư vấn Giám sát chấp thuận cho
nhà thầu thi công bao gồm:
TT

BIỂU MẪU

1

Đề cương giám sát

2

Danh mục yêu cầu của các bên liên quan cần phải đáp ứng

3

Quy trình và Hướng dẫn


4

Mẫu RFI

5

Danh mục theo dõi tổng hợp RFI

6

Kế hoạch thi công toàn bộ hợp đồng

7

Biện pháp thi công từng công việc

8

Biện pháp An toàn, VSMT và PCCN cho công trình thi công

9

Kế hoạch kiểm tra và thí nghiệm /ITP

10

Danh mục những lỗi còn tồn tại / Defects list

11


Báo cáo kiểm tra cho từng phần nhỏ của công việc/checklist

12

Báo cáo kiểm tra cho từng bộ phận/ gói thầu /checklist

13

Báo cáo kiểm tra cho toàn bộ công trình/checklist

14

Mẫu báo cáo sự không phù hợp/ NCR

15

Danh mục theo dõi tổng hợp NCR

16

Báo cáo theo dõi tiến độ thực hiện so với kế hoạch công việc

Quy trình tư vấn Giám sát thi công

Page 10

Page 10 of 430


6.


17

Báo cáo theo dõi tiến độ thực hiện so với kế hoạch gói thầu

18

Báo cáo theo dõi tiến độ thực hiện so với kế hoạch công trình

19

Báo cáo kiểm tra/checklist AT-VSMT-PCCN

20

Biểu tổng hợp theo dõi kế hoạch nghiệm thu

21

Mẫu báo cáo định kỳ

22

Biểu tổng hợp bài học kinh nghiệm

DUY TRÌ CẢI TIẾN QUY TRÌNH

Quy trình này thiết lập để thực hiện việc giám sát thi công, nội bộ trong công ty tổ chức đánh
giá định kỳ để xem xét mức độ tuân thủ ở các dự án do công ty giám sát, nhận dạng được
những bất cập không phù hợp và rút kinh nghiệm từ các dự án đã thực hiện, duy trì sự cải

tiến để nâng cho chất lượng giám sát thi công./.

Quy trình tư vấn Giám sát thi công

Page 11

Page 11 of 430


HƯỚNG DẪN

Page 12 of 430


HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG – HD 01
1. MỤC ĐÍCH
-

Nâng cao tính chuyên nghiệp các họat động Giám Sát thi công xây dựng của công ty.
Thống nhất các công tác kiểm tra, giám sát, thiết lập và lưu trữ hồ sơ tài liệu trong
hoạt động Giám Sát.

2. PHẠM VI ÁP DỤNG
-

Áp dụng cho người làm công tác giám sát thi công trên công trường.

-

Các nhà thầu phụ.


-

Người quản lý công việc xây dựng: Ban Giám đốc và các Phòng liên quan

3. TÀI LIỆU THAM KHẢO
-

Các tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng vào công tác thi công xây dựng hiện hành

4. NHIỆM VỤ CỦA KỸ SƯ GIÁM SÁT
-

-

-

Giám Sát Thi Công Xây Dựng Công Trình phải đảm bảo các yêu cầu sau:


Thực hiện ngay khi khởi công xây dựng công trình;



Thường xuyên liên lạc trong quá trình thi công;



Căn cứ vào thiết kế được duyệt, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;




Trung thực, khách quan, không vụ lợi.

Giám Sát Thi Công Xây Dựng có các quyền sau:


Kiểm tra, nghiệm thu, xác nhận khi công trình đã thi công bảo đảm đúng thiết kế,
theo quy chuẩn tiêu chuẩn xây dựng và đảm bảo chất lượng;



Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đúng Hợp Đồng;



Bảo lưu các ý kiến của mình đối với công việc Giám Sát do mình đảm nhận;



Từ chối các yêu cầu bất hợp lý của các bên liên quan;



Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Giám Sát Thi Công Xây Dựng có các nghĩa vụ sau:


Thực hiện đúng Hợp Đồng đã ký kết;




Không nghiệm thu khối lượng không đảm bảo chất lượng và các tiêu chuẩn kỹ
thuật theo yêu cầu thiết kế;



Từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt chất lượng;



Đề xuất với Chủ Đầu Tư những bất hợp lý của thiết kế để kịp thời sửa đổi;



Mua bảo hiểm nghề nghiệp;

Nhóm Quy trình tư vấn Giám sát thi công

Page 1

Page 13 of 430


HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG – HD 01


Không được thông đồng với nhà thầu, Chủ Đầu Tư và có các hành vi vi phạm
khác làm sai lệch kết quả Giám Sát;




Bồi thường thiệt hại khi làm sai lêch kết quả Giám Sát đối với khối lượng thi
công không đúng thiết kế, không tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng
nhưng người Kỹ Sư Giám Sát không báo cáo Chủ Đầu Tư hoặc người có thẩm
quyền xử lý, các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra.



Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

5. CÁC PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ GIÁM SÁT THI CÔNG XD
5.1. Sổ Nhật Ký Giám Sát
a.

b.

Nội dung cần bắt buộc phải ghi vào nhật ký:
-

Công việc chủ yếu trong công trường trong ngày;

-

Công việc chủ yếu của các Kỹ Sư Giám Sát (ghi rõ công việc từng người);

-

Các công tác kiểm tra, nghiệm thu trong ngày;


-

Các kết quả giám sát, nghiệm thu;

-

Phân công trực trong ngày;

-

Các văn bản đã nhận và gửi trong ngày;

-

Các nhận xét về công việc của các bên;

-

Các thay đổi thiết kế;

-

Các chỉ đạo của cấp quản lý;

-

Các nhận xét về tiến độ và an toàn lao động (xem ví dụ ở phụ lục 1).

Các đoàn kiểm tra, đánh giá nội bộ của APS phải kiểm tra và đánh giá hoạt

động Giám Sát qua Sổ Nhật Ký Giám Sát.

5.2. Sổ Tay Giám Sát
-

Ghi chú lại tất cả những nhận xét qua nghiên cứu bản vẽ: Công trình được
thực hiện với nhiều bản vẽ, kiến trúc, kết cấu, điện nước, điện lạnh, điện
thọai… Các bản vẽ đôi khi không trùng khớp với nhau, hoặc không thể một
lần nghiên cứu nhiều mà thấy hết, do đó phải nghiên cứu nhiều lần và mỗi
lần đều phải ghi chú lại những nhận xét, những điều cần chú ý. Nếu ghi
chép cẩn thận sẽ dễ dàng khi nghiệm thu, tránh những sai sót đáng tiếc
trong công việc, ảnh hưởng đến chất lượng công trình;

-

Ghi chú những điều cần chú ý khi Giám Sát và nghiệm thu;

-

Ghi chú những điểm cần lưu ý theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn;

Nhóm Quy trình tư vấn Giám sát thi công

Page 2

Page 14 of 430


HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG – HD 01
-


Ghi chú những nhận xét, những điểm cần theo dõi tiếp;

-

Các kết quả kiểm tra và nghiệm thu trên công trường;

-

Các ý kiến chỉ đạo của cấp trên quản lý;

-

Các thay đổi thiết kế.

5.3. Áp dụng các biểu mẫu soạn sẵn
a.

Các biểu mẫu soạn sẵn ban hành bắt buộc phải lưu trữ tại công trường và sử
dụng trong công tác.

b.

Nếu các công trình thường có bắt buộc phải sử dụng các biểu mẫu khác thì quy
định sử dụng như sau:
-

Sử dụng các biểu mẫu của công ty như các biểu mẫu trung gian;

-


Sử dụng các biểu mẫu theo quy định của công trình trong các công tác
nghiệm thu chính;

5.4. Thông tin dự án
Các công trường bắt buộc phải thiết lập sổ công văn đi và đến, trong đó phải
ghi nhận đầy đủ:
-

Đối với công văn đi: ngày giờ, số công văn, nội dung, người gửi, người
nhận (ký nhận). Công văn đi phải lưu 01 bản tại văn phòng công ty.

-

Đối với công văn đến: ngày giờ nhận, người nhận.

Thiết lập các Nhóm để trao đổi công việc, trao đổi dữ liệu có tính chất truyền
thông đa chiều cho mọi người cùng biết:
-

Trong Zalo

-

Trong Viber

-

Trong Email …


5.5. Lập và lưu trữ hồ sơ, tài liệu
a.

Tài Liệu:
-

Các kỹ sư Giám Sát phải thiết lập một file hồ sơ lưu trữ các tài liệu liên
quan đến việc Giám Sát tại công trường. Các file này có thể là file lưu trữ
trên đĩa CD và có thể truy xuất khi cần thiết.

-

Tài liệu phải lưu trữ tại công trường gồm:


Các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến công tác Giám Sát và
nghiệm thu;



Các văn bản pháp quy của nhà nước;

Nhóm Quy trình tư vấn Giám sát thi công

Page 3

Page 15 of 430


HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG – HD 01


b.

Các tài liệu liên quan khác…

Hồ sơ:
-

Các kỹ sư Giám Sát phải thiết lập và lưu trữ tại công trường các hồ sơ các
hồ sơ sau đây:
1.

Hồ sơ pháp lý;

2.

Hồ sơ chất lượng, nghiệm thu;

3.

Hồ sơ vật tư;

4.

Hồ sơ khối lượng;

5.

Hồ sơ tiến độ;


6.

Hồ sơ an toàn lao động

7. Hồ sơ về các văn bản trao đổi A-B, các thay đổi thiết kế, công tác phát
sinh, các chỉ thị của cấp Quản lý.
c.

Quy định về cách lưu hồ sơ, tài liệu: Để dễ dàng truy cứu, các hồ sơ được lưu
trữ như sau:
-

Trường hợp công trình có nhiều hạng mục, hồ sơ sẽ được lưu trữ theo
hạng mục, trong file hồ sơ phải có các ngăn file để chia ra các file hồ sơ
được nói đến.

-

Trong trường hợp mỗi hạng mục có nhiều nhà thầu (ví dụ : xây dựng,
M&E,…) có thể lưu theo hợp đồng của nhà thầu nhưng phải ghi rõ tên
hạng mục và công việc của nhà thầu (ví dụ: hạng mục nhà chứa xi măng,
phần M&E,…)

5.6. Quy định về văn phòng công trường
a.

b.

Tại các công trường giám sát, phải được thiết lập văn phòng Giám Sát. Văn
phòng lớn hay nhỏ tùy theo quy mô của công trường. Tuy nhiên phải trang bị tối

thiểu như sau:
-

Bàn, ghế, tủ lưu hồ sơ, kệ để mẫu;

-

Giá treo bản vẽ;

-

Bảng để ghi chú công tác và phân công;

-

Máy vi tính, máy in, điện thoại, máy quy phim chụp hình, bộ đàm…

Tại công trường Kỹ Sư Giám Sát phải dán lên bảng
-

Bản vẽ chủ yếu để ghi chú và theo dõi;

-

Tổng tiến độ và tiến độ các hạng mục;

-

Các văn bản chỉ thị của công ty và công trường.


Nhóm Quy trình tư vấn Giám sát thi công

Page 4

Page 16 of 430


HƯỚNG DẪN LẬP ĐỀ CƯƠNG GIÁM SÁT THI CÔNG – HD 02

1. MỤC ĐÍCH
-

Nhằm mục đích thiết lập kế hoạch thực hiện việc giám sát, đảm bảo rằng chất
lượng sẽ được kiểm soát đạt theo yêu cầu của Chủ đầu tư.

-

Giúp cho Kỹ sư giám sát thiết lập Đề cương giám sát một cách đầy đủ và thống
nhất trong tất cả các dự án;

2. PHẠM VI ÁP DỤNG
-

Nội dung đề cương giám sát phải nêu cho được hai nội dung chủ chốt: giám sát
những công việc gì, và giám sát bằng cách nào.

-

Áp dụng cho người làm công tác giám sát thi công trên công trường.


-

Các nhà thầu phụ.

-

Người quản lý công việc xây dựng: Ban Giám đốc và các Phòng ban có liên quan

3. TÀI LIỆU THAM KHẢO
-

Các tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng vào công tác thi công xây dựng hiện hành.

-

Hồ sơ thiết kế

-

Hợp đồng giám sát với chủ đầu tư

4. NỘI DUNG ĐỀ CƯƠNG GIÁM SÁT
4.1. Tóm tắt qui mô công trình
Tóm lược qui mô công trình theo hồ sơ thiết kế bao gồm:
-

Tên công trình, vị trí, Chủ đầu tư

-


Qui mô kỹ thuật

-

Tiến độ thực hiện

-

Nội dung công việc của giám sát thi công

4.2. Mục đích
Nêu mục đích của Đề cương giám sát
4.3. Công tác chuẩn bị
Nêu những công tác chuẩn bị:
-

Văn phòng làm việc, trang thiết bị làm việc;

-

Tài liệu soạn sẵn như Quy trình, biểu mẫu, hướng dẫn, Tiêu chuẩn …;

-

Đọc và hiểu rõ nội dung các hợp đồng thi công giữa các nhà thầu và Chủ đầu tư;

Nhóm Quy trình tư vấn Giám sát thi công

Page 1


Page 17 of 430


HƯỚNG DẪN LẬP ĐỀ CƯƠNG GIÁM SÁT THI CÔNG – HD 02
-

Tham gia bàn giao mốc giới, mốc cao độ, mốc tọa độ;

-

Kiểm tra mặt thi công về giải tỏa, di dời chướng ngại vật … sẵn sàng để thi công;

-

Báo cáo hoàn tất công tác chuẩn bị sẵn sàng GSTC;

4.4. Hệ thống quản lý chất lượng của Tư vấn giám sát
Xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng theo yêu cầu nội dung công việc giám sát đã ký
kết hợp đồng với Chủ đầu tư bao gồm:
-

Lập sơ đồ tổ chức;

-

Lập danh sách nhân sự;

-

Phân công giao nhiệm vụ cho các chức năng giám sát;


-

Xây dựng lịch biểu làm việc của giám sát theo tiến độ của công trình;

4.5. Biện pháp kiểm soát chất lượng
-

Danh mục công việc: Tạo một danh sách công việc cần giám sát theo hợp đồng
giám sát với Chủ đầu tư.

-

Biện pháp kiểm soát chất lượng: Mỗi công việc xây dựng sẽ thiết lập một Biện
pháp kiểm soát chất lượng, biện pháp này phải tương tác với Biện pháp chất
lượng của nhà thầu mà TVGS đã chấp thuận. Các Biện pháp KSCL được đính
kèm vào phụ lục của Đề cương này.

-

Nội dung kiểm soát chất lượng qua các bước:


Kiểm tra, nghiệm thu vật liệu đầu vào



Kiểm tra qua checklist




Kiểm tra qua thí nghiệm



Kiểm tra qua quan trắc



Kiểm tra qua chạy thử



Phát hiện lỗi, kiểm tra sửa chữa khắc phục



Nghiệm thu các bước

4.6. Quy trình kiểm tra và nghiệm thu
-

Quy trình nghiệm thu do nhà thầu đệ trình, tư vấn giám sát thống nhất và chủ
đầu tư chấp thuận thực hiện.

-

Cần phải làm rõ việc kiểm tra và nghiệm thu của Tư vấn giám sát được xây dựng
và thực hiện theo Quy trình phù hợp với hệ thống quản lý chất lượng ISO,


Nhóm Quy trình tư vấn Giám sát thi công

Page 2

Page 18 of 430


HƯỚNG DẪN LẬP ĐỀ CƯƠNG GIÁM SÁT THI CÔNG – HD 02
-

Tham khảo quy trình giám sát thi công xây dựng hiện hành;

4.7. Các công việc kiểm tra khác
Tùy thuộc vào hợp đồng ký kết giữa công ty và Chủ đầu tư nội dung công việc tư vấn
giám sát có thể bao gồm công tác giám sát: Chất lượng, tiến độ, an toàn lao động & vệ
sinh môi trường & phòng chống cháy nổ, và giám sát tiến độ,… phải đưa ra các giải
pháp để khẳng định rằng mọi công việc đã được kiểm soát.
-

-

-

Giám sát tiến độ


Theo tiến độ thi công của Nhà thầu đã đệ trình;




Tiến hành việc theo dõi tiến độ của toàn bộ dự án, của tất cả các nhà thầu,
tuân thủ theo yêu cầu của tiến độ tổng thể;



Phân công quản lý tiến độ của tư vấn GSTC là do các giám sát viên kiêm
nhiệm.

Giám sát khối lượng:


Theo dõi việc nhà thầu thực hiện khối lượng theo hợp đồng



Xác nhận việc tăng hay giảm khối lượng so với hợp đồng



Đo đạc, tính toán khối lượng thi công các công việc;



Tham gia nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành của các gói thầu.

Quản lý an toàn lao động, vệ sinh môi trường & phòng chống cháy nổ


Xem xét Biện pháp ATLD-VSMT-PCCN do nhà thầu đệ trình và trình cho
Chủ đầu tư chấp thuận;




Kiểm soát ATLD-VSMT-PCCN theo biện pháp đã được chấp thuận



Tư vấn GSTC bố trí giám sát viên kiêm nhiệm, kiểm soát nghiêm túc và
thường về an toàn, vệ sinh và cháy nổ. Phòng ngừa và phát hiện những sai
sót để nhắc nhở các nhà thầu khắc phục xử lý kịp thời.



Các giám sát viên cũng được đào tạo an toàn, và có chứng nhận trước khi
thực hiện việc giám sát công trình.

4.8. Quy trình hỗ trợ
Ngoài những nhiệm vụ chính đã đưa ra những giải pháp quản lý, trong nhiệm vụ tư vấn
GSTC có nhiều nhiệm vụ hỗ trợ giúp cho thực hiện nhiệm vụ giám sát tốt hơn như:
Quản lý truyền thông, quản lý sự cố, quản lý sự thay đổi, quản lý sự khiếu nại bồi
thường, kiểm soát việc bảo hành công trình, kiểm soát sự không phù hợp.
Những nhiệm vụ hỗ trợ cũng được thực hiện và kiểm soát qua các quy trình, nó giúp
cho việc giám sát chất lượng, giám sát khối lượng, kiểm soát tiến độ và kiểm soát an
toàn một cách toàn diện;
Nhóm Quy trình tư vấn Giám sát thi công

Page 3

Page 19 of 430



HƯỚNG DẪN LẬP ĐỀ CƯƠNG GIÁM SÁT THI CÔNG – HD 02
Kỹ sư giám sát tuỳ theo hợp đồng đã ký với khách hàng có thể đưa các nội dung hỗ trợ
thêm vào đề cương giám sát, ví dụ: Quản lý truyền thông, Quản lý sự thay đổi, Quản lý
sự cố, Quản lý sự khiếu nại, Kiểm soát việc bảo hành công trình, Kiểm soát sự không
phù hợp,…
4.9. Phương pháp quản lý hồ sơ tài liệu
Nêu các giải pháp:

4.10.

-

Hồ sơ tài liệu chủ yếu là hồ sơ thi công và nghiệm thu, bao gồm những hồ sơ tài
liệu quy định của văn bản pháp luật hiện hành.

-

Hồ sơ tài liệu lưu trữ bao gồm bản giấy và file mềm (nếu có yêu cầu). Nêu rõ
biện pháp kiểm soát định kỳ việc lưu trữ và giải pháp lưu trữ của mỗi loại.

-

Phân công người chịu trách nhiệm;

-

Tổ chức việc bàn giao hồ sơ tài liệu cho Chủ đầu tư

Thực hiện báo cáo

Lập danh mục các báo cáo cần phải thực hiện, bao gồm:
-

Các loại báo cáo

-

Nội dung từng loại báo cáo

-

Đơn vị nhận báo cáo

-

Tần suất báo cáo

-

Hình thức báo cáo (bản giấy, file mềm)

Nhóm Quy trình tư vấn Giám sát thi công

Page 4

Page 20 of 430


HƯỚNG DẪN LẬP BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG – HD 03


1. MỤC ĐÍCH
- Giúp cho kỹ sư giám sát thiết lập Kế hoạch kiểm soát chất lượng từng công việc xây
dựng một cách đầy đủ và thống nhất trong tất cả các dự án;
- Biện pháp kiểm soát chất lượng (Quality Control Procedure) này được lập riêng cho
từng công việc thi công;
2. PHẠM VI ÁP DỤNG:
- Áp dụng cho người làm công tác giám sát thi công trên công trường.
- Các nhà thầu phụ.
- Người quản lý công việc xây dựng: Ban Giám đốc và các Phòng liên quan
3. TÀI LIỆU THAM KHẢO
-

Các tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng vào công tác thi công xây dựng hiện hành.

4. NỘI DUNG KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
4.1. Mục đích
Nêu mục đích của Kế hoạch kiểm soát chất lượng.
4.2. Phạm vi áp dụng
Phạm vi áp dụng cho một công việc trong một dự án cụ thể, và trong phạm vi giữa Chủ đầu
tư, tư vấn GSTC và các nhà thầu.
4.3. Giải thích từ ngữ
Giải thích những từ ngữ được sử dụng trong quy trình này:
-

Kế hoạch kiểm soát chất lượng (Inspection & Testing Plan) của GSTC;

-

Kế hoạch kiểm soát chất lượng của nhà thầu;


-

Kế hoạch kiểm tra & thí nghiệm của nhà thầu;

-

Các hoạt động trong công việc;

-

Danh mục kiểm tra trong công việc thi công;

-

Danh mục kiểm tra trong các hoạt động;

4.4. Tài liệu tham khảo
-

Chỉ dẫn kỹ thuật.

-

Các Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu của công việc.

-

Những quy trình kiểm soát chất lượng của công ty.

-


Những hướng dẫn chất lượng công việc của công ty.

Nhóm Quy trình tư vấn Giám sát thi công

Page 1

Page 21 of 430


HƯỚNG DẪN LẬP BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG – HD 03
-

Kế hoạch kiểm soát chất lượng của nhà thầu đã được Chủ đầu tư chấp thuận.

-

Kế hoạch kiểm tra & thí nghiệm của nhà thầu đã được Chủ đầu tư chấp thuận.

-

Những tài liệu khác có liên quan.

4.5. Các nhân sự liên quan
Bố trí những nhân sự để tham gia kiểm tra, và ghi vào bảng Kế hoạch kiểm soát chất lượng.
4.6. Phân công trách nhiệm
Phân công trách nhiệm những nhân sự tham gia kiểm tra giám sát, ví dụ:
-

Tư vấn giám sát trưởng


-

Giám sát viên

-

Thí nghiệm viên

-

Trắc đạc viên

-

Kỹ sư vật liệu…

4.7. Những hạng mục kiểm tra
Trong mỗi công việc, sẽ xác định trình tự những hoạt động cần phải kiểm tra, phân công
người kiểm tra, kiểm tra nguồn lực của nhà thầu, báo cáo kết quả kiểm tra qua các checklist,
và kiểm tra qua thí nghiệm.
Lập bảng cho Biện pháp kiểm soát chất lượng, sau đó diễn giải chi tiết từng bước hoạt động
để kiểm tra.
Hướng dẫn 1 ví dụ bảng mẫu thông dụng: Bảng có 13 thông số được giải thích ghi chép như
sau:
Công việc:……………………………………………………….
Công trình:………………………………………………………

TT


1

Trình
tự
các
hoạt
động
2
a
b
c
d
e
f

Kiểm tra nguồn
lực của nhà thầu
Trách
nhiệm

3

Kiểm tra chất lượng

Nhân
sự

Vật
liệu


Thiết
bị thi
công

Tiêu
chuẩn

4

5

6

7

Danh
mục
kiểm
tra
8

Báo
cáo /
Check
lick
9

Kiểm tra thí
nghiệm


Quan trắc

TC thí
nghiệm

Kết
quả
TN

Quan
trắc

Báo
cáo

10

11

12

13

-

(2): Hoạt động thực hiện được sắp xếp theo trình tự của Biện pháp thi công của nhà
thầu và được Chủ đầu tư chấp thuận. Các mục của trình tự có thể tham khảo ở Danh
mục kiểm tra trong thi công xây dựng.

-


(3): Giao nhiệm vụ cho các cá nhân chịu trách nhiệm kiểm tra.

Nhóm Quy trình tư vấn Giám sát thi công

Page 2

Page 22 of 430


HƯỚNG DẪN LẬP BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG – HD 03
-

(4): Kiểm tra nhân lực nhà thầu đáp ứng đủ số lượng, chất lượng như trong Kế
hoạch kiểm soát chất lượng của nhà thầu đã được Chủ đầu tư chấp thuận.

-

(5): Kiểm tra, nghiệm thu vật liệu chủ yếu của nhà thầu đáp ứng đủ số lượng, chất
lượng như trong Kế hoạch kiểm soát chất lượng của nhà thầu đã được Chủ đầu tư
chấp thuận.

-

(6): Kiểm tra thiết bị thi công của nhà thầu đáp ứng đủ số lượng, chất lượng như
trong Kế hoạch kiểm soát chất lượng của nhà thầu đã được Chủ đầu tư chấp thuận.

-

(7): Xác định các Tiêu chuẩn chất lượng áp dụng để thi công và nghiệm thu cho hoạt

động này.

-

(8): Đây là tất cả những hoạt động cần phải được kiểm tra chất lượng cho từng công
việc, các hoạt động này đã thống nhất giữa GSTC, Chủ đầu tư, nhà thầu trong Kế
hoạch kiểm soát chất lượng của nhà thầu đã được Chủ đầu tư chấp thuận.

-

(9): Những hoạt động là phần nhỏ của công việc, sẽ sử dụng checklist để kiểm tra và
báo cáo kết quả, nếu không đạt phải làm lại cho đến khi đạt yêu cầu mới cho chuyển
tiếp hoạt động tiếp theo.

-

(10): Xác định Tiêu chuẩn để thí nghiệm, Tiêu chuẩn này đã thống nhất giữa GSTC,
Chủ đầu tư, nhà thầu trong Kế hoạch kiểm soát chất lượng của nhà thầu đã được
Chủ đầu tư chấp thuận.

-

(11): Chứng kiến các thí nghiệm, cho các hoạt động để khẳng định các hoạt động đã
được thí nghiệm, kết quả thí nghiệm so với yêu cầu của thiết kế đã đạt. Các thí
nghiệm này đã được nêu trong Kế hoạch kiểm soát chất lượng của nhà thầu đã
được Chủ đầu tư chấp thuận.

-

(12): Nêu các thí nghiệm quan trắc thực hiện – nếu có


-

(13): Báo cáo kết quả quan trắc cho từng hoạt động

Nhóm Quy trình tư vấn Giám sát thi công

Page 3

Page 23 of 430


HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN GIÁM SÁT TIẾN ĐỘ – HD 04
1.

MỤC ĐÍCH

2.

Giúp cho tư vấn giám sát thi công xây dựng thực hiện đầy đủ tất cả các công việc về
"Giám sát tiến độ".

-

Giúp cho tư vấn giám sát thi công kiểm soát, theo dõi, đánh giá, đề xuất các biện
pháp khắc phục để tiến độ đạt theo yêu cầu đã nêu trong hợp đồng giữa nhà thầu
và Chủ đầu tư.
PHẠM VI ÁP DỤNG

-


Áp dụng cho người làm công tác giám sát thi công trên công trường.

-

Các nhà thầu phụ.

-

Người quản lý công việc xây dựng: Ban Giám đốc và các Phòng liên quan

3.

THUẬT NGỮ, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
-

“Ban tư vấn giám sát”: là toàn bộ nhân viên trong Ban tư vấn giám sát tại công
trường của CÔNG TY.

-

“Danh mục công việc”: là các công việc của dự án thường được nêu cụ thể trong
dự toán.

-

“Nguồn lực”: là các nguồn nhân lực, thiết bị và vật liệu.

-


“Mối quan hệ trước sau”: là mối quan hệ của các công việc, như việc nào làm
trước việc nào làm sau, việc nào xong rồi mới đến việc khác…

-

“Tổng tiến độ”: là tiến độ chung cho toàn bộ dự án.

-

“Tiến độ xây dựng”: là tiến độ dự án trong giai đoạn xây dựng.

-

"Tiến độ của nhà thầu": là tiến độ của nhà thầu lập cho gói thầu mà họ thi công.

-

“Biểu đồ theo dõi % khối lượng thực hiện”: là biểu đồ để theo dõi % khối lượng
cộng dồn thực hiện so với % khối lượng cộng dồn kế hoạch.

-

“Biểu đồ chi phí dự án”: là biểu đồ theo dõi tiền chi tiêu cộng dồn của dự án.

-

“Chuyên viên Quản lý, giám sát tiến độ” (CV QLTĐ): là người được giao nhiệm vụ
quản lý, giám sát tiến độ tại tư vấn GSTC.

-


Giám sát trưởng- là người đại diện Công ty CÔNG TY Châu Á - Thái Bình Dương,
quản lý và điều hành nhóm tư vấn giám sát thi công tại công trường.

-

“QLDA”: Quản lý dự án.

4.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
-

5.

-

Các tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng vào công tác thi công xây dựng hiện hành.
NỘI DUNG

Lưu đồ thực hiện.

Nhóm Quy trình tư vấn Giám sát thi công

Page 1

Page 24 of 430


HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN GIÁM SÁT TIẾN ĐỘ – HD 04

Bước

Lưu đồ/ hoạt động

Trách nhiệm

Tài liệu liên quan
- Bài học kinh nghiệm của dự án

1

tương tự

Chuẩn bị

- Giám sát trưởng

- Những tài liệu soạn sẵn của

Công ty

2

3

- Giám sát trưởng

Lập & trình kế hoạch
kiểm soát tiến độ


- Đề cương giám sát được chủ

- CV QLTĐ

-Nhà thầu

Nhà thầu đệ trình tiến
độ thi công

- Tiến độ nhà thầu đệ trình
- Phân nhỏ tiến độ dưới 1 tháng

không

-Giám sát trưởng
4

Xem xét tiến độ nhà
thầu đệ trình

- CV QLTĐ
-Giám sát viên

5

t

- Giám sát trưởng
Không


đầu tư chấp thuận.

để kiểm soát .
- Danh muc công việc
- Trình tự công việc
- Nguồn lực cho công việc
- Thời gian cho từng công việc
- Biểu đồ tiến độ

Xem xét các nguyên nhân có thể
gây chậm tiến độ thi công.
- Tiến độ nhà thầu được Chủ đầu

Chấp thuận
tiến độ

tư/TV QLDA chấp thuận.
t

- Báo cáo tiến độ khối lượng

6

Kiểm soát tiến độ

- Giám sát viên

Không hợp lý

7


-

Giám sát
trưởng

-

CV QLTĐ

công việc so với KH;
- Báo cáo tiến độ khối lượng gói
thầu so với KH;
- Báo cáo tiến độ khối lượng
công trình so với KH;
(xem biểu mẫu)

Hợp lý

- Biên bản xử lý do chậm tiến độ;
Theo dõi
- Kiến nghị với Chủ đầu tư
tiến độ
thưởng/phạt tiến độ
Khắc phục
Điều chỉnh - Nếu cần điều chỉnh tiến độ

- Bảng đánh giá kết quả tiến độ;
- Báo cáo Chủ đầu tư về tiến độ


8

- Giám sát trưởng

Kết thúc

Nhóm Quy trình tư vấn Giám sát thi công

thi công của các gói thầu & dự
án
- Tổng kết rút kinh nghiệm;
- Xem xét cải tiến qui trình;
Page 2

Page 25 of 430


×