Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.55 KB, 12 trang )

COPD – BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hay COPD, là tình trạng tắc nghẽn được dẫn
khí lâu ngày kèm với viêm phế quản mạn, khí phế thủng, hay cả hai. Tình
trạng tắc nghẽn này tăng dần theo thời gian.
Viêm phế quản mạn tính được định nghĩa là tình trạng ho kéo dài không gây
ra bởi những nguyên nhân khác và có đàm từ 3 tháng trở lên mỗi năm trong
vòng 2 năm liên tiếp.
Ở bệnh viêm phế quản mạn tính, các tuyến tiết nhầy ở phổi trở nên lớn hơn.
Đường dẫn khí bị viêm và thành phế quản dày lên. Những thay đổi trên và
sự biến mất của các phế nang gắn với chúng làm giới hạn thông khí do các
thành ống dẫn khí bị méo mó và lòng ống dẫn khí bị hẹp lại.
Khí phế thủng là tình trạng tăng kích thước vĩnh viễn một cách bất thường
của các túi khí (phế nang) nằm ở cuối đường dẫn khí của phổi. Khí phế
thủng cũng phá hủy thành của các phế nang.
Có 3 dạng khí phế thủng: khí phế thủng trung tâm, khí phế thủng toàn thể và
khí phế thủng ngoại biên.
Tại Hoa Kỳ, có khoảng 14.2 triệu người được chẩn đoán là COPD, 12.5 triệu
người bị viêm phế quản mạn tính, và 1.7 triệu người bị khí phế thủng. Người
ta ước lượng rằng cũng có chừng đó người tại Hoa Kỳ bị COPD nhưng chưa
được phát hiện ra. Số người bị COPD đã gia tăng 41.5% tính từ năm 1982.
• Gần 8 - 17% nam giới Mỹ và 10-19% phụ nữ Mỹ bị tắc nghẽn đường
dẫn khí mạn tính. Sự tắc nghẽn này làm giảm dòng khí lưu thông qua
phổi khi thở ra. Trong suốt 1 thập kỷ trước, số phụ nữ bị COPD đã
tăng khoảng 30%.
• Theo một nghiên cứu vào năm 1985, tỷ lệ tử vong do COPD ở những
bệnh nhân tuổi từ 55-84 vào khoảng 200/100.000 người đối với nam
và 80/100.000 người đối với nữ tại Hoa Kỳ. Mặc dù nam giới có tỷ lệ
tử vong cao hơn nhưng tỷ lệ tử vong ở nữ giới cũng đang gia tăng.
Trên thế giới, do có hơn 1.2 tỷ người tiếp xúc với khói thuốc nên số người bị
COPD cũng khá cao.
• Vào năm 1990, tỷ lệ mắc bệnh COPD trên thể giới là 9,4/1.000 ở nam


và 7,3/1.000 ở nữ.
• Một nghiên cứu ở Tây Ban Nha cho tất có khoảng 9.1% người ở độ
tuổi từ 40-69 bị COPD. Trong số đó có 78% là nam giới.
• Tỷ lệ tử vong do COPD thay đổi tùy theo nước. Chẳng hạn như có
400/100.000 trường hợp tử vong ở nam giới độ tuổi 65-74 tại
Romania, trong khi đó tỷ lệ này ở Nhật Bản là dưới 100/100.000
người.
NGUYÊN NHÂN
Hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc
Hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây COPD.
COPD xảy ra ở khoảng 15% người nghiện thuốc và việc sử dụng thuốc lá
chiếm 90% nguy cơ mắc bệnh này.
Hút thuốc lá thụ động hoặc tiếp xúc với khói thuốc cũng làm gia tăng tỷ lệ
nhiễm trùng đường hô hấp dẫn đến giảm chức năng của phổi.
Những người hút thuốc là có thể tích thở ra gắng sức (FEV - forced
expiratory volume) giảm rất nhanh. FEV là thể tích không khí tối đa mà
người đó có thể thở ra trong vòng một khoảng thởi gian quy định ngay sau
khi hít vào hết mức. Con số nhỏ phía dưới chỉ khoảng thời gian quy định
tính bằng giây. Chẳng hạn như FEV
1
là thể tích không khí tối đa có thể thở
ra trong vòng 1 giây. Giảm FEV làm cho người bệnh thở hơi ngắn và khó
thở.
Ô nhiễm không khí
Người ta vẫn chưa xác định được chắc chắn việc ô nhiễm không khí có gây
COPD hay không. Tuy nhiên, nếu có thì hậu quả của nó cũng nhỏ so với
thuốc lá.
Tăng nhạy cảm đường dẫn khí
Một số bệnh nhân COPD bị tăng nhạy cảm đường dẫn khí, là tình trạng
đường dẫn khí phản ứng quá mức với những chất kích thích từ không khí,

chẳng hạn như khói thuốc lá và chất ô nhiễm.
Vai trò làm yếu tố nguy cơ của chứng bệnh này đối với COPD ở những
người hút thuốc vẫn chưa được chứng mình rõ ràng. Tuy nhiên, theo một giả
thiết, bệnh nhân tăng nhạy cảm đường dẫn khí và có hút thuốc sẽ tăng nguy
cơ bị COPD và tăng tỷ lệ suy giảm chức năng phổi.
Thiếu men Alpha1-antitrypsin
Men alpha 1-antitrypsin là một loại protein của cơ thể được gan sản xuất để
giúp bảo vệ phổi khỏi bị tổn thương. Thiếu men alpha 1- antitrypsin là khi
gan không sản xuất đủ loại protein này.
Thiếu men alpha 1 -antitrypsin có tính chất di truyền, và nó là yếu tố nguy
cơ di truyền duy nhất của COPD được biết đến. Nó chiếm khoảng dưới 1%
số trường hợp bị COPD ở Hoa Kỳ. Thiếu men alpha 1 -antitrypsi n nặng có
thể dẫn đến khí phế thủng ở những người trẻ tuổi, và ở những người không
hút thuốc, độ tuổi khởi phát trung bình của khí phế thủng là 53 tuổi, đối với
những người hút thuốc là 40 tuổi.
TRIỆU CHỨNG
Hầu hết những người bị COPD hút thuốc ít nhất 10 - 20 điếu mỗi ngày trong
20 năm hoặc hơn trước khi thấy triệu chứng. Do đó, thường thì COPD
không được chẩn đoán cho đến khoảng 40 - 49 tuổi.
Những dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của COPD bao gồm:
• Ho dai dẳng hoặc cấp tính.
• Khó thở hoặc thở hơi ngắn là triệu chứng có ý nghĩa nhất, nhưng nó
thường không xuất hiện cho đến khoảng 50-59 tuổi.
• Thở khò khè (có tiếng rít trong khi thở), đặc biệt là khi gắng sức hoặc
lúc triệu chứng trở nặng.
Những triệu chứng sau có thể xảy ra khi tình trạng bệnh nhân nặng hơn:
• Khoảng thời gian giữa các đợt khó thở ngắn hơn.
• Tím tái hoặc suy tim phải có thể xảy ra.
• Chán ăn và sụt cân đôi khi có thể xảy ra và là dấu hiệu tiên lượng
nặng.

Hội Lồng Ngực Hoa Kỳ (ATS - American Thoracic Society) đề ra 3 giai
đoạn nặng của COPD dựa theo chức năng phổi:
• Giai đoạn I: FEV
1
bằng hoặc lớn hơn 50% giá trị dự đoán.
• Giai đoạn II: FEV
1
từ 35 - 49% giá trị dự đoán.
• Giai đoạn III: FEV
1
dưới 35% giá trị dự đoán.
KHI NÀO CẦN ĐI KHÁM BỆNH
Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu có những triệu chứng của COPD, đặc biệt là khi
bạn thấy mình thở trở nên khó khăn.
KHÁM VÀ XÉT NGHIỆM
Bác sĩ sẽ thực hiện nhiều phương pháp khác nhau để xác định xem bạn có bị
COPD hay không cũng như cách điều trị tốt nhất dành cho bạn.
• Bạn sẽ được hỏi về triệu chứng của mình, bạn cũng sẽ được hỏi xem
đã từng hút thuốc hay không, hiện nay có hút không hoặc có đang tiếp
xúc với khói thuốc hay không khí ô nhiễm không.
• Sau đó bạn sẽ được khám, tuy rằng việc khám bệnh thường không đủ
nhạy cảm để phát hiện ra COPD mức độ từ nhẹ đến trung bình nhưng
đủ khả năng để phát hiện ra COPD mức độ nặng. Bệnh nhân bị COPD
nặng sẽ thở nhanh, khó thở khi thực hiện những hành động đơn giản.
• Một mẫu đàm của bạn sẽ được lấy và gửi đến phòng xét nghiệm để
phân tích.
• Bạn có thể sẽ được chụp X-quang ngực hay CT. CT có thể sẽ cho
những hình ảnh chi tiết hơn X-quang. Và nó rất hữu ích trong việc
phát hiện ra khí phế thủng.
• Bạn cũng có thể được thực hiện test đánh giá chức năng hô hấp do nó

có thể phát hiện và tiếp cận được những bệnh phổi nặng. Test này
cũng có ích trong việc theo dõi diễn tiến của bệnh phổi. Một dụng cụ
được gọi là phế dung ký sẽ được dùng để đánh giá chức năng hô hấp
giúp khảo sát chức năng phổi và đo lượng không khí bạn có thể hít
vào và lượng không khí cùng với tốc độ mà bạn có thể thở ra.
• Bạn cũng có thể được thử khí máu động mạch. Xét nghiệm này sẽ đo
lường khả năng chuyển oxy vào máu và lấy CO
2
ra ngoài của phổi.
• Bạn cũng có thể sẽ được gắn vào ngón tay một thiết bị đo phần trăm
oxy bão hòa trong máu.
ĐIỀU TRỊ
Mục tiêu điều trị đối với COPD là cải thiện chất lượng sống bằng cách
phòng ngừa các triệu chứng và cơn nặng của bệnh, do đó bảo toàn chức
năng tối ưu của phổi.
Nếu bị chẩn đoán là COPD, bạn nên tìm hiểu kỹ về bệnh của mình và tham
gia tích cực vào chương trình điều trị.
Tại nhà
Ngừng hút thuốc là việc quan trọng nhất bạn có thể làm để cải thiện tình
hình. Hầu hết những bệnh nhân bị COPD đang hút thuốc hoặc đã từng hút
thuốc trước đây. Kế hoạch ngừng hút thuốc là một phần cơ bản trong toàn bộ
kế hoạch điều trị. Tuy nhiên, tỷ lệ bỏ thuốc thành công vẫn thấp do những
nguyên nhân sau:
• Sức gây nghiện của nicotine.
• Đáp ứng của cơ thể với những tác nhân kích thích liên quan đến khói
thuốc.
• Vấn đề tâm lý, bao gồm stress, trình độ văn hóa thấp, và những chiến
dịch phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp thuốc lá.
Quá trình chuyển từ hút thuốc sang không hút thuốc gồm 5 giai đoạn:
• Trước khi suy tính

• Suy tính
• Chuẩn bị
• Hành động
• Duy trì
Tiến trình bỏ thuốc có thể có sự can thiệp của nhiều phía, bao gồm:
• Bản thân
• Nhóm
• Bác sĩ
• Nơi làm việc
• Các chương trình cộng đồng.

×