Tải bản đầy đủ (.docx) (121 trang)

BÀI DỰ THI TÌM HIỂU LỊCH SỬ 70 NĂM THÀNH LẬP HUYỆN TAM ĐƯỜNG, TỈNH LAI CHÂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.19 MB, 121 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc đến
Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban Tổ chức, Ban Giám khảo đã nghiên cứu,
xây dựng và tổ chức nên cuộc thi hay và vô cùng ý nghĩa với nội dung câu
hỏi bao quát rộng, đề cập nhiều vấn đề, nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của
Đảng bộ huyện Tam Đường từ khi thành lập đến nay. Cuộc thi là đợt sinh
hoạt chính trị sâu rộng, có tác dụng giáo dục sâu sắc đối với cá nhân tôi, cũng
như toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn huyện.Giúp người
tham gia bài dự thi có nhận thức và có cái nhìn tổng quát về lịch sử địa phương.
Tự hào về truyền thống lịch sử của Đảng bộ huyện;hun đúc cho thế hệ trẻ thanh
niên tình yêu quê hương, yêu mảnh đất nơi sinh ra và lớn lên với những trang
lịch sử hào hùng. Hiểu biết, có nhận thức đúng đắn về đặc điểm tình hình, vị trí
địa lý, điều kiện tự nhiên, tiềm năng thế mạnh của từng xã từ đó tập trung khai
thác, phát huy thế mạnh góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Củng cố lòng tin vững chắc vào vai trò lãnh đạo của Đảng bộ huyện trong lịch
sử, hiện tại và tương lai.
Đối với riêng bản thân sau khi nghiên cứu làm bài dự thi, tôi đã hiểu biết
thêm về lịch sử của huyện nhà, về vai trò to lớn của Huyện ủy trong công tác
lãnh, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương trên tất cả các
lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại, xây dựng
Đảng và hệ thống chính trị. Huyện ủy luôn đổi mới tư duy về kinh tế, xây dựng
khối đại đoàn kết toàn dân. Nắm vững và vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới
của Đảng. Ra sức đào tạo cán bộ tại chỗ nhằm phát huy vai trò quy tụ, tập hợp
đoàn kết nhân dân các dân tộc. Huyện ủy luôn xác định những yếu tố có tính đột
phá để phát triển địa phương đó là giao thông, sản xuất hàng hóa, giáo dục và
thông tin; dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt của Ban Chấp hành Đảng bộ
huyện, bộ mặt của huyện nhanh chóng được thay đổi theo hướng tích cực, đời
sống của nhân dân ngày càng được nâng cao. Tự hào về những thành tích đã
đạt được trong lao động, sản xuất, xây dựng và bảo vệ quê hương. Tôi tự nhủ sẽ
cố gắng thật nhiều đóng góp một phần công sức nhỏ bé vào sự nghiệp phát triển
của huyện thông qua việc thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được cấp trên giao


phó; hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Tôi hi vọng trong thời gian tới Ban Thường vụ Huyện ủy sẽ phát động và
tổ chức nhiều cuộc thi viết, liên quan đến nhiều vấn đề như tìm hiểu về lịch sử
Đảng bộ huyện Tam Đường, các di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh trên
địa bàn huyện, các sản phẩm, các làng nghề truyền thống,... để tôi và tất cả cán
bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện
có cơ hội được tìm hiểu về lịch sử, kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh – quốc
phòng, về công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Phát huy lời dạy của
Chủ tịch Hồ Chí Minh "Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt
Nam". Phải hiểu rõ được lịch sử bởi lẽ lịch sử là những gì thuộc về quá khứ nếu
không có quá khứ sẽ không có hiện tại và tương lai. “Biết” quá khứ để rút kinh
nghiệm và vận dụng cho hiện tại và tương lai.Tôi xin chân thành cảm ơn!
1


BÀI DỰ THI
CUỘC THI “TÌM HIỂU LỊCH SỬ 70 NĂM NGÀY THÀNH LẬP
ĐẢNG BỘ HUYỆN TAM ĐƯỜNG”
Họ và tên: Đỗ Thị Huế
Sinh ngày: 27/07/1993
Giới tính: Nữ
Dân tộc: Kinh
Hộ khẩu thường trú: Thị trấn Tam Đường, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu
Chức danh: Công chức Tư pháp - Hộ tịch
Đơn vị công tác: Ủy ban nhân dân xã Bình Lư, huyện Tam Đường, tỉnh
Lai Châu
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Tổ chức Đảng đầu tiên (Tiền thân của Đảng bộ huyện Phong
Thổ, huyện Tam Đường) được thành lập vào năm nào? Do cấp nào thành lập?
Đáp án đúng: Đáp án C. Năm 1950; Tỉnh ủy Lào Cai

Câu 2. Khu du kích Bình Lư và Tam Đường được thành lập vào thời
gian nào?
Đáp án đúng: Đáp án A. Ngày 07/11/1952
Câu 3. Đồng chí Nguyễn Chương – Trưởng ban cán sự Đảng đầu tiên
của huyện Phong Thổ hy sinh vào tháng, năm nào? Ở đâu?
Đáp án đúng: Đáp án B. Tháng 2/1951 – Bình Lư (nay thuộc huyện Tam
Đường)
Câu 4. Huyện Phong Thổ được giải phóng hoàn toàn vào năm nào?
Đáp án đúng: Đáp án C. Năm 1954
Câu 5. Đại hội lần thứ nhất Đảng bộ châu Phong Thổ được tổ chức
vào thời gian nào? Đồng chí nào được bầu làm bí thư Châu ủy?
Đáp án đúng: Đáp án B: 07-10/6/1961; Đồng chí Đàm Ngọc Côn được
bầu làm bí thư châu ủy
Câu 6. Phong Thổ là đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh lai châu
từ năm nào?
Đáp án đúng: Đáp án C: Năm 1962
Câu 7. Cán bộ, nhân dân, lực lượng vũ trang huyện Phong Thổ đã
vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng danh hiệu gì?
Đáp án đúng: Đáp án C: Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân
2


Câu 8. Huyện Tam Đường được chia tách thành lập năm nào? Khi
mới thành lập huyện Tam Đường có bao nhiêu xã, thị trấn?
Đáp án đúng: Đáp án B: 2002; có 14 xã và 01 thị trấn
Câu 9. Tính đến 31/3/2020 huyện Tam Đường có bao nhiêu xã (thị
trấn), bản?
Đáp án đúng: Đáp án C: 13 xã, thị trấn và 126 bản
Câu 10. Sau khi thành lập, huyện ủy lâm thời Tam Đường chính thức
ra mắt, đi vào hoạt động ngày, tháng, năm nào?

Đáp án đúng: Đáp án C: Ngày 21/9/2002
Câu 11: Từ khi chia tách thành lập huyện đến tháng 6 năm 2020,
Đảng bộ huyện Tam Đường có mấy lần tổ chức Đại hội?
Đáp án đúng: Đáp án B: 4 lần
Câu 12. Tính đến 31/3/2020 Đảng bộ huyện Tam Đường có bao nhiêu
tổ chức cơ sở Đảng, bao nhiêu tổ chức Đảng trực thuộc Đảng bộ cơ sở?
Đáp án đúng: Đáp án A: 50 chi, Đảng bộ cơ sở; 198 chi bộ trực thuộc
Đảng bộ cơ sở
Câu 13. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tam Đường lần thứ XIX,
nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã đề ra những chương trình trọng điểm nào?
Đáp án đúng: Đáp án C: Cả hai phương án trên
Câu 14. Chủ đề: “Nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng bộ;
phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc; đẩy mạnh phát triển nông nghiệp,
dịch vụ, xây dựng nông thôn mới; tăng cường quốc phòng – an ninh; đưa
Tam Đường thành huyện phát triển khá trong tỉnh” được Đại hội đại biểu
Đảng bộ huyện lần thứ mấy đề ra?
Đáp án đúng: Đáp án C: Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XIX
Câu 15. Tính đến 31/3/2020, huyện Tam Đường có những xã nào được
công nhận đạt chuẩn nông thôn mới?
Đáp án đúng: Đáp án A: Bình Lư, Bản Bo, Bản Giang, Bản Hon, Nùng
Nàng, Hồ Thầu
II. PHẦN THI VIẾT
Câu 1: Ban Cán sự Đảng Phong Thổ được thành lập ngày, tháng,
năm nào? gồm bao nhiêu đồng chí, ai là Trưởng Ban Cán sự đầu tiên? Nêu
bối cảnh lịch sử và ý nghĩa ra đời của Ban Cán sự Đảng Phong Thổ?
Trả lời:
Ban Cán sự Đảng Phong Thổ được thành lập ngày,
tháng, năm:
Thực hiện Quyết nghị số 005-QN/LK, ngày 24-9-1950 của Tỉnh uỷ Lào
3



Cai về thành lập Ban cán sự Đảng huyện Phong Thổ. Ngày 1-10-1950, Ban cán
sự Đảng huyện Phong Thổ ra đời.
Vậy Ban cán sự đảng huyện Phong Thổ ra đời trong hoàn cảnh ra sao?
Cuộc tấn công lên Việt Bắc Thu Đông năm 1947 với âm mưu chiến lược “
Đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp hoàn toàn bị phá sản. Địch lâm
vào thế bị động buộc phải chuyển sang chiến lược đánh lâu dài, thực thi chính
sách lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người việt. Từ đầu
năm 1948, địch đã đẩy mạnh âm mưu trên tại Tây Bắc. Chúng lập ra khu quân
sự Tây Bắc, phía dưới có phân khu và tiểu khu, ra sức bắt lính, xây dựng ngụy
quân, ngụy quyền, thành lập các tiểu đoàn người Thái, củng cố các vị trí chiếm
đóng, đẩy mạnh việc vơ vét nhân tài, vật lực để nuôi dưỡng cuộc chiến tranh
xâm lược.
Sau chiến thắng Việt Bắc, Trung ương Đảng đã triệu tập Hội nghị mở
rộng từ 15-17/01/1948 nhằm kiểm điểm tình hình mọi mặt sau hơn một năm
kháng chiến và đề ra nhiệm vụ cho giai đoạn mới.
Đối với Tây Bắc nơi có vị chí chiến lược quan trọng Trung ương đã đề ra
nhiệm vụ xây dựng vùng Tây Bắc thành căn cứ địa vững chắc nối liền Việt Bắc.
Để thống nhất lực lượng, thống nhất sự chỉ huy tác chiến, kịp thời đối phó với
âm mưu, thủ đoạn mới của thực dân pháp, ngày 25/01/1948, Chính phủ ra sắc
lệnh số 20/SL chính thức sát nhập khu X, Khu IV thành liên khu X (Liên khu X
bao gồm các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang,
Phú Thọ và Vĩnh Yên;đồng chí Bùi Quang Tạo được cử làm bí thư liên khu ủy;
đồng chí Bằng Giang được chỉ định làm Liên khu trưởng; đồng chí Song Hào là
chính ủy Liên Khu; đồng chí Lê Trọng Tấn là Liên khu phó).
Tiếp đó Bộ tổng tư lệnh quyết định thành lập Bộ chỉ huy Quân khu X và
chỉ đạo Liên khu nhiệm vụ xây dựng căn cứ địa và giải phóng đồng bào Tây Bắc
là nhiệm vụ căn bản của liên khu X.
Thực hiện chỉ thị của Bộ tổng tư lệnh và Nghị quyết hội nghị Đảng bộ

Liên khu X, sau một thời gian gấp rút chuẩn bị, ngày 31/03/1948, Liên khu ủy X
đã chỉ thị về việc thành lập “Ban xung phong Quyết Thắng” (còn gọi là ban
xung phong Tây Bắc ở Lào Cai) gồm đồng chí Tiến Thanh, trung đoàn trưởng
trung đoàn 97 và đồng chí Trần Khánh cán bộ Việt Minh. Cùng làm nhiệm vụ
xây dựng căn cứ địa Tây Bắc còn có Ban xung phong Trung Dũng (Sơn La),
Ban xung phong Quyết tiến (Yên Bái).
Hướng xung phong từ Yên Bái tiến vào Phong Thổ dự kiến theo hai Đường:
- Qua Thủy Vỹ, Cam Đường, Sa Pa vào Bình Lư, Tam Đường, Phong Thổ.
- Hoặc từ Thủy Vĩ, Cam Đường hướng về Bảo Thắng, Bát Xát, Mường
Hum sang Phong Thổ.
Sau khi cân nhắc kỹ, Liên khu ủy X đã quyết định đường thứ hai là đường
tiến quân của đội vũ trang tuyên truyền vì đường này đông dân, dễ nắm dân và
4


tiếp tục thuận lợi hơn.
Nhằm hỗ trợ cho phong trào đấu tranh ở cơ sở. Một phần đội ngũ vũ trang
tuyên truyền từ vùng tự do Yên Bái hoạt động lên phía đông nam Phong Thổ,
tiến vào Tam Đường, thu hút nhiều quần chúng trung kiên tham gia vào đội ngũ
vũ trang tuyên truyền và làm chủ địa phương trong vòng nửa tháng. Khi lực
lượng bộ đội rút khỏi Tam Đường. Một số dân đã đi theo hoặc rút vào rừng để
tránh sự khủng bố của địch.
Cuối năm 1949, đại đội độc lập Kim Sơn (là đại đội 520 thuộc trung đoàn
Yên Bái do đồng chí Đinh Kim Sơn và Võ Thiết Cương phụ trách) từ Than
Uyên được điều động lên hoạt động ở phía đông nam huyện Phong Thổ được
nhân dân hưởng ứng và ủng hộ. Đội du kích Tả Lèng, Hồ Thầu đã được thành
lập, phối hợp cùng đại đội đánh địch ở Giang Ma, Bình Lư và hoạt động xung
quanh thị trấn Phong Thổ, bắt mối với nhiều cơ sở ở các bản xung quanh thị
trấn. Chưa đầy một năm nhiều cơ sở đã hình thành từ Bình Lư qua Tam Đường
đến Thị trấn Phong Thổ.

Kết quả hoạt động của Ban xung phong Quyết Thắng và đại đội độc lập
Kim Sơn đã tạo được một vùng ảnh hưởng cách mạng rộng lớn. Đó là tiền đề
quan trọng để tổ chức Đảng đầu tiên của Phong Thổ ra đời.
Tháng 1/1950 Ban thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị về việc mở
chiến dịch Tây Bắc đặt tên là Chiến dịch Lê Hồng Phong I với mục tiêu làm tan
rã khối ngụy binh, tiêu diệt một số vị trí địch, lấy ảnh hưởng chính trị với quốc
tế và nhân dân để nuôi dưỡng lực lượng ta từ đó khôi phục lại phong trào ở Lào
Cai mở thông đường Quốc tế.
Phương hướng tác chiến và mục tiêu trên đã chọn Lào Cai là hướng chính
của Chiến dịch. Tỉnh Ủy Lào Cai đã đề ra nhiệm vụ cho tỉnh là “Huy động sức
người, sức của phục vụ chiến dịch Lê Hồng Phong” mở rộng khu tự do, phá tan
hàng ngũ ngụy quân, ngụy quyền của địch. Nhiều đồng chí trong cấp ủy được
phân công đi sát mặt trận để chỉ đạo các mặt công tác ở địa phương.
Tham gia chiến dịch Lê Hồng Phong I có lực lượng của Trung đoàn 102 của
Bộ, Trung đoàn 165 của Khu và sự phối hợp của lực lượng vũ trang địa phương.
Mở đầu chiến dịch là trận công kiên tiêu diệt vị trí Phố Lu (Từ 8 đến
13/02/ 1950) thắng lợi. Trên đà tiến công, các đơn vị bộ đội nhanh chóng giải
phóng Bản Lầu, chợ Châu, lập khu du kích, bức địch rút chạy khỏi các vị trí Bến
Đền, Làng Cù, giải phóng hai xã Gia Phú, Xuân Giao và một phần các xã Phong
Dụ, Võ Lao cùng thôn Cam Cọn (Kim Sơn).
Cuối tháng 3/1950 đợt một chiến dịch Lê Hồng Phong I kết thúc bộ đội được
lệnh rút ra ngoài. Quân Pháp đã tái chiếm Than Uyên, thiết lập hệ thống phòng thủ
mới, từ tháng 4 đến tháng 8/1950 chúng tăng cường càn quét các khu du kích.
Trước âm mưu và những thủ đoạn hoạt động đối phó của kẻ thù, tỉnh ủy
Lào Cai một mặt chủ trương phối hợp lực lượng quân sự mở rộng vùng giải
phóng, củng cố các chi, đảng bộ, các cấp ủy và chính quyền ở các huyện, mở
5


rộng khu du kích và cơ sở cách mạng. Mặt khác kịp thời đề ra các biện pháp

chống địch càn quét, tích cực chuẩn bị cho đợt hai chiến dịch Lê Hồng Phong.
Tháng 6/1950 Ban thường vụ Trung ương Đảng chủ trương mở chiến dịch
Biên giới. Căn cứ vào thực tế chiến trường, Bộ chỉ huy chiến dịch chọn hướng
chính là Đông Bắc (Cao-Bắc-Lạng), hướng phụ là Tây Bắc (Lào - Yên). Đây
chính là bước 2 của chiến dịch Lê Hồng Phong. Với nhiệm vụ kiềm chế, thu hút
lực lượng ứng chiến và phối hợp mặt trận Đông Bắc, tiêu diệt một bộ phận sinh
lực địch; phá vỡ khối ngụy quân, ngụy quyền.
Đêm 16/09/1950 quân ta nổ súng đánh Đông Khê, sau hai ngày chiến đấu
ác liệt, quân địch bị tiêu diệt hoàn toàn.
Trong không khí chiến thắng và nhằm chuẩn bị đợt hai chiến dịch Lê
Hồng Phong, ngày 01/10/1950. Tỉnh Ủy Lào Cai ra Quyết Nghị số 005/QN-LK
về thành lập Ban cán sự đảng huyện Phong Thổ.
Kết luận: Ban Cán sự Đảng huyện Phong Thổ ra đời trong bối cảnh và
giai đoạn lịch sử quan trọng đánh dấu bước ngoặt cho địa phương tạo tiền đề
cho cuộc chiến cách mạng ác liệt sau này quyết định mọi thắng lợi của sự
nghiệp cách mạng Phong Thổ.
Ban Cán sự Đảng Phong Thổ gồm 05 đồng chí, Trưởng Ban Cán sự
đầu tiên là:
- Ban Cán sự Đảng Phong Thổ gồm 05 đồng chí: Nguyễn Chương (Tỉnh
uỷ viên dự khuyết) trực tiếp làm Trưởng ban; Tô Vũ, Tiến Phương (Văn phòng
Tỉnh uỷ), Đỗ Đức Lữ (huyện Bắc Hà), Đinh Hải (cán bộ Hoa vận) làm Uỷ viên
Ban cán sự.
- Đồng chí Nguyễn Chương (Tỉnh uỷ viên dự khuyết) làm Trưởng ban cán
sự đầu tiên.
BAN CÁN SỰ ĐẢNG HUYỆN PHONG THỔ (01/10/1950)
STT

Họ và Tên

Chức vụ


1

Nguyễn Chương

Trưởng ban

2

Tô Vũ

Ủy viên

3

Tiến Phương

Ủy viên

4

Đỗ Đức Lữ

Ủy viên

5

Đinh Hải

Ủy viên


6


Nêu bối cảnh lịch sử và ý nghĩa ra đời của Ban Cán sự Đảng Phong
Thổ:

 Bối cảnh lịch sử ra đời của Ban Cán sự Đảng Phong Thổ:
Sau khi chiếm được Lai Châu (tháng 4-1890), thực dân Pháp ra sức thiết
lập bộ máy cai trị, duy trì chế độ thổ ty, lập ra xứ Thái tự trị, xứ Nùng tự trị
nhằm lừa bịp, mua chuộc dân tộc Thái, gây mâu thuẫn hằn thù giữa các dân tộc;
xây dựng hệ thống đồn bốt, cứ điểm quân sự dày đặc trên đất Tam Đường. Cùng
với đó, thực dân Pháp và quan lại phong kiến tăng cường bóc lột Nhân dân, thi
hành các chính sách sưu cao thuế nặng, vơ vét của cải, thực hiện chính sách ngu
dân, khuyến khích phát triển các tệ nạn xã hội. Đời sống của Nhân dân Tam
Đường lúc này vô cùng khổ cực, mâu thuẫn giữa Nhân dân với thực dân Pháp và
tay sai ngày càng gay gắt. Đồng bào các dân tộc với lòng căm thù giặc sâu sắc,
nóng lòng chờ đón cán bộ cách mạng đến giác ngộ, lãnh đạo để đi theo cách
mạng giải phóng quê hương.
Đêm 9-3-1945 Nhật tiến hành đảo chính Pháp, tháng 4-1945 quân Nhật từ
Sa Pa tiến vào Phong Thổ, vấp phải sự kháng cự của trung đội quân Pháp tại km
21 Bình Lư. Quân Pháp bị đẩy gần xuống km 8, km 5 rồi đóng chốt tại các đồi
xung quanh. Một cánh quân Pháp chặn đường rừng cấm Nậm Xe nhưng quân
Nhật chia làm hai mũi tiến theo hướng Hồ Thầu - gần thác nước Bình Lư với lực
lượng khoảng gần 1 tiểu đoàn. Một trận kịch chiến đã diễn ra ở km 5. Viên sĩ quan
Pháp là Ecuse bị giết tại trận. Được tin, viên quan ba Pháp là Renesabônô dẫn một
7


trung đội xuống Bình Lư ứng cứu nhưng bộ phận quân Pháp ở đây bị đánh rệu rã,

đã rút chạy. Toàn bộ quân Pháp ở Phong Thổ chia làm hai mũi tháo lui. Mũi thứ
nhất sang Pu Sam Cáp, tiếp tục bị quân Nhật truy kích, phải theo đường Sình Hồ,
Pa Tần qua Huổi Luông sang Trung Quốc. Mũi thứ hai theo đường Bình Lư, bị
quân Nhật bắt sống rất nhiều. Bọn tay sai trong đó có Đèo Văn Ân, sang nương
nhờ con rể Đào Gia Trụ ở Mường Là (Trung Quốc) để cùng quan thầy chờ thời cơ
quay lại địa phương.
Tàn quân Pháp chạy sang Côn Minh (Vân Nam - Trung Quốc) đã lập ra
Phái bộ Pháp ở Côn Minh (gọi tắt là Phái đoàn 5) mà thực chất là một tổ chức
tình báo, biệt động tìm cách tung lực lượng hoạt động sát biên giới Việt - Trung
điều tra tình hình chuẩn bị trở lại Việt Nam khi có điều kiện. Trong số đó nhóm
mang tên Gasenhơ lấy địa bàn Pa Nậm Cúm (Phong Thổ) làm mục tiêu. Đèo
Văn Ân được giao nhiệm vụ nội ứng cho Pháp trong trường hợp Nhật vẫn mời
ra giúp việc.
Sau khi chiếm được Phong Thổ, quân Nhật vẫn duy trì sự thống trị như
cũ nhưng bằng những tên mới như tỉnh trưởng, phủ trưởng, châu trưởng; tổ
chức "Đoàn thanh niên" được thành lập do Lý Ngọc Dung đứng đầu, thu hút
hầu hết lực lượng tiểu thương ở Phong Thổ tham gia, được trang bị vũ khí để
bảo vệ. Nhật còn gọi Đèo Văn Ân - nguyên tri châu về giao cho chức tri phủ.
Tuy làm việc cho Nhật, nhưng Đèo Văn Ân vẫn ngấm ngầm liên lạc với viên
quan hai Pháp đang ở nhà Đào Gia Trụ - thổ ty Mường Là (Trung Quốc). Nhật
cũng nắm được tình hình, bố trí người giám sát và thu dần quyền hành của tên
tay sai này. Cuối tháng 6-1945, Đèo Văn Ân có cuộc họp kín với các con cháu
họ Đèo ở Phong Thổ để bàn tính loại trừ lực lượng của Nhật. Ân còn cử trưởng
bản Nậm Chom sang Mường Là liên hệ với con rể đem quân sang đánh Nhật,
tìm cách phá bằng được tổ chức "Đoàn thanh niên". Âm mưu chống đối này bị
bại lộ, Đèo Văn Ân một lần nữa lại phải sang nương náu ở Mường Là để đón
chờ cơ hội mới.
Sau khi phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh (ngày 14-8-1945) và
Cách mạng Tháng Tám thắng lợi, quân Nhật đã rút khỏi Phong Thổ. Liền theo
đó, ngày 28-8-1945 quân đội Tưởng Giới Thạch đã có mặt ở Phong Thổ dưới

danh nghĩa quân Đồng minh vào tước khí giới quân Nhật. Đi tới đâu chúng cũng
chia ra từng bộ phận để bắt bớ, tra tấn, giết người, cướp của. Đèo Văn Ân được
phong làm tổng đốc xứ Thái, trực tiếp cai quản Phong Thổ và Than Uyên, được
phép tổ chức quân đội riêng tuyển từ các cựu binh, với quân số gần 200 tên, giao
cho Đèo Văn Khâu và Đèo Văn Hen chỉ huy đóng tại Phong Thổ.
Tháng 10-1945, lợi dụng việc thông tin liên lạc giữa Chính phủ Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa với vùng núi xa xôi bị gián đoạn, quân đội Tưởng Giới Thạch
dùng thủ đoạn để lừa bịp, tuyên truyền Việt Nam Quốc dân Đảng đã giành được
chính quyền. Mọi công việc tổ chức và xây dựng chính quyền mới đều do Việt
Nam Quốc dân Đảng đảm nhiệm. Chúng đã cho Nguyễn Xuân Tôn - một tên
Việt Nam Quốc dân Đảng vào Phong Thổ bắt tay với Đèo Văn Ân.
8


Tháng 11-1945, cấp trên đã cử hai cán bộ của Mặt trận Việt Minh là
đồng chí Thanh và Hồng vào Phong Thổ để tiếp xúc, gặp gỡ với Đèo Văn Ân,
tuyên truyền về đường lối của Mặt trận Việt Minh và thương lượng để lập
chính quyền cách mạng. Do thái độ không hợp tác của Đèo Văn Ân và thái độ
thù nghịch của Việt Nam Quốc dân Đảng nên cuộc tiếp xúc và thương lượng đã
không thành công.
Cùng trong thời gian này, hai tiểu đoàn tàn quân Pháp ở Vân Nam (Trung
Quốc) kéo vào Lai Châu đem theo tên tay sai Đèo Văn Long, câu kết với quân
đội Tưởng Giới Thạch và lực lượng Việt Nam quốc dân đảng âm mưu chiếm
đóng lâu dài Lai Châu và Thượng Lào. Đèo Văn Ân đã cử Đèo Văn Khâu sang
tận Mường Là đón quân Pháp. Toán thứ nhất có khoảng 300 quân, chúng nghỉ
lại Phong Thổ ba ngày rồi tiếp tục tiến vào Lai Châu. Chúng tuyên bố chỉ mượn
đường, không có ý định chiếm Phong Thổ. Thực ra mọi mưu đồ đã được tính
toán từ trước. Khi toán thứ hai với lực lượng hơn 100 quân qua Phong Thổ vào
tháng 1-1946, chúng đã gợi ý cho Đèo Văn Ân yêu cầu quân Pháp đóng lại, liền
chớp ngay thời cơ để chốt giữ các vị trí quan trọng. Trong đội quân này có thiếu

tá Puaxanchat, đại uý Đruniu đã từng có mặt ở Phong Thổ trước đây. Hai tiểu
đội Việt Nam quốc dân đảng đồn trú ở đây không đủ sức chống lại phải rút về Sa
Pa. Pháp chiếm được Phong Thổ, phong cho Đèo Văn Ân chức châu uý, hứa hẹn
khi nào chiếm xong Lào Cai sẽ cho giữ chức tỉnh trưởng. Quân Pháp tiếp tục
tiến ra Bình Lư, rồi dừng lại để củng cố lực lượng.
Tháng 9-1946, Xứ uỷ Bắc Kỳ quyết định thành lập Ban cán sự Đảng tỉnh
Lào Cai gồm ba đồng chí do đồng chí Ngô Minh Loan làm Trưởng ban (có lúc
gọi là Bí thư), hai đồng chí Lê Thanh và Đào Đình Bảng làm uỷ viên.
Ban cán sự Đảng tỉnh Lào Cai ra đời đánh dấu bước ngoặt quan trọng
trong lịch sử Đảng bộ và phong trào cách mạng ở địa phương, có tác dụng
thúc đẩy phong trào cách mạng, tăng thêm niềm tin của quần chúng nhân
dân trong quá trình đấu tranh.
Nhờ sự chỉ đạo kịp thời và trực tiếp của Ban cán sự Đảng tỉnh, hoạt động
quân sự ở Lào Cai đã có bước phát triển. Ngày 12-11-1946, bộ đội tiến vào giải
phóng thị xã, đánh đuổi lực lượng Việt Nam Quốc dân Đảng chạy sang Trung
Quốc. Tuy nhiên, Phong Thổ vẫn nằm trong tay quân Pháp.
Với bản chất hiếu chiến, phản động, thực dân Pháp ngang nhiên xóa bỏ
Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946 và Tạm ước ngày 14-9-1946, ngày càng lún sâu
vào con đường mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược. Ngày 19-10-1946, Nghị
quyếtHội nghị quân sự toàn quốccủa Đảng nhận định: "nhất định không sớm thì
muộn, Pháp sẽ đánh mình và mình cũng nhất định phải đánh Pháp". Đêm 19-121946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Hưởng ứng
lời kêu gọi thiêng liêng của Người, cả nước bước vào cuộc kháng chiến toàn
dân, toàn diện, trường kỳ, gian khổ và tự lực cánh sinh.
Trước những chuyển biến quan trọng của đất nước và nhằm tăng cường
sự lãnh đạo, tháng 1-1947, Khu uỷ Khu 10 quyết định thành lập Tỉnh uỷ lâm
9


thời tỉnh Lào Cai thay cho Ban cán sự Đảng tỉnh để nhận nhiệm vụ cách mạng
nặng nề hơn trong giai đoạn mới. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lâm thời gồm ba

đồng chí: Lê Thanh - Bí thư Tỉnh ủy, Đặng Châu Tuệ và Lý Bạch Luân - Tỉnh ủy
viên. Ngày 5-3-1947, Hội nghị toàn thể đảng viên của Đảng bộ tỉnh Lào Cai đã
tiến hành bầu Ban Chấp hành Đảng bộ chính thức gồm bảy đồng chí, đồng chí
Lê Thanh được bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ.
Ngay từ đầu năm 1947, sau khi đánh chiếm xong Tây Bắc, thực dân Pháp
ra sức tuyển mộ thêm binh lính, xây dựng thêm đồn bốt, tổ chức các đơn vị ngụy
binh người Thái, liên lạc với thổ ty, phìa tạo và bọn tay sai phản động cũ chuẩn
bị tiến công ra vùng tự do, đánh chiếm Lào Cai làm bàn đạp bao vây và tấn công
căn cứ địa Việt Bắc. Lực lượng của địch ở Sơn La, Lai Châu, Phong Thổ, Than
Uyên thường xuyên uy hiếp các huyện thuộc vùng tự do Lào Cai.
Nhằm chống lại những âm mưu của địch, ta bố trí các Tiểu đoàn 272,
273, 274 thuộc Trung đoàn 171 ở Bát Xát, Sa Pa và thị xã Lào Cai vừa làm
nhiệm vụ huấn luyện, vừa sẵn sàng đánh địch, bảo vệ địa phương. Một đại đội
được bố trí đóng ở Ô Quy Hồ (Sa Pa) để án ngữ địch đóng tại Bình Lư. Một số
đại đội khác đóng ở Rừng Cấp (Mường Hum) đề phòng hướng Phong Thổ.
Trong tháng 6 và tháng 7-1947, quân Pháp đã có những cuộc hành quân
thăm dò lực lượng ta ở phía Bình Lư - Nậm Xe.
Trung tuần tháng 9-1947, Khu ủy 10 chủ trương mở mặt trận Tây Tiến
chủ động đánh địch để ngăn cản không cho chúng tiến ra vùng tự do. Thực
hiện chỉ thị trên, Tỉnh uỷ Lào Cai đề ra nhiệm vụ cho các đơn vị thuộc Trung
đoàn 171 (trước là Trung đoàn 117) cùng dân quân du kích tiến đánh Phong
Thổ bằng hai mũi: một mũi từ Sa Pa đánh vào Bình Lư và một mũi từ đường
Mường Hum tiến qua rừng Cấp, Nậm Xe đánh vào Phong Thổ. Tại Sa Pa, quân
ta đánh thắng một số trận và đã tiến đến cách Bình Lư 5 km. Tại Mường Hum,
ta cũng đánh tan các vị trí địch ở dọc đường Nậm Xe cách Phong Thổ 16 km.
Có trận đánh, địch bị tiêu diệt tới 50 tên.
Ngày 29-9-1947, địch phản công ta ở Bình Lư, mở đầu cho chiến dịch
đánh chiếm Lào Cai. Bị bộ đội ta chặn đánh, chúng phải rút lui, nhưng lại
chuyển quân lên Phong Thổ để đề phòng ta ở Bát Xát, Mường Hum.
Ngày 6-10-1947, địch tập trung quân chia thành hai bộ phận. Bộ phận thứ

nhất gồm 400 tên đánh qua Nậm Xe - Đèo Mây về Mường Hum. Bộ phận thứ hai
gồm 300 tên theo đường Bình Lư tiến đánh Sa Pa. Đi tới đâu, quân Pháp cũng
cố tranh thủ sự ủng hộ của bọn thổ ty phản động để tiếp tế lương thực, đưa
đường. Tiểu đoàn chủ lực của ta chỉ còn hơn một đại đội, không chống giữ nổi
đã phải lui dần. Ngày 16-10-1947, địch chiếm Bát Xát. Ngày 17-10-1947, địch
chiếm Sa Pa và đến ngày 28-10-1947, chúng chiếm được thị xã Lào Cai.
Nhận định về thời kỳ này. Liên khu ủy 10 đã chỉ rõ:
"Thời kỳ thứ nhất: Địch tiến đánh, ta rút lui mất đất, mất dân (cuối năm
1946 đến tháng 10-1947).
10


Đầu năm 1947, ở Lào Cai địch tiến đánh Bình Lư, Phong Thổ. Riêng Lào
Cai, tháng 10-1947 địch tập trung lực lượng đánh mạnh ra Mường Hum rồi tiến
thẳng ra Bát Xát. Chiếm được Bát Xát địch dừng lại đợi cánh quân từ Bình Lư
tiến ra phối hợp. Sau đó chúng huy động thêm lực lượng từ Bình Lư vào phối
hợp mở hai gọng kìm Bát Xát - thị xã, đánh chiếm Cốc Lếu và thị xã Lào Cai
(cuối tháng 10-1947).
Thời kỳ thứ hai: Chiến sự Thu Đông (từ tháng 10 đến tháng 12-1947).
Ở Lào Cai, sang tháng 11-1947 địch tiến xuống Gia Phú và Cam Đường.
Cuối tháng 11-1947, địch liên lạc được với thổ ty ở Bắc Hà (Hoàng A Tưởng)
kéo các thổ ty này công khai mang quân đánh lại ta ở Bắc Hà làm bộ đội phải rút
về án ngữ căn cứ cuối cùng của Lào Cai là xã Xuân Quang.
Về phía ta, kỹ thuật chiến đấu còn rất non, bộ đội chưa được rèn luyện, kế
hoạch phòng ngự hầu như không có, giặc đến chỉ biết chia quân giữ đất, rải bộ
đội theo lối mành mành, hễ bị địch đánh gọng kìm là rút lui. Hơn nữa còn nặng
tư tưởng trận địa chiến trong lúc thực lực chưa đủ. Việc bảo tồn chủ lực không
được hiểu thấu, lúc hành quân chỉ do dự, địch đến thì tìm cách rút lui ngay.
Một nguyên nhân rất quan trọng nữa là không chú ý nắm dân, coi thường
lực lượng của dân, không làm cho dân hiểu ta, chỉ chú ý lôi kéo mấy tên trùm

thổ ty mà rút cục chúng không theo ta. Bởi vậy khi chiến sự xảy ra là mất ngay
dân. Bộ đội, cơ quan không có chỗ nương tựa nên phải rút hoài.
Địch chú ý dân, nắm dân và đã lôi kéo được dân. Hơn nữa lại biết rõ địa
thế cho nên khi chúng đi tới đâu là hoàn thành bình định được vùng đó".
Liên khu uỷ 10 đã kịp thời có Chỉ thị số 49 về chủ trương đối với thổ ty
và đồng bào miền núi gửi các cấp bộ Đảng nhằm uốn nắn các lệch lạc và sai
lầm trên:
"Đối với thổ ty: Các cấp bộ Đảng địa phương chưa có kế hoạch cụ thể, tỉ
mỉ nên chính sách đề ra lúc thì tả khuynh, khi thì hữu khuynh (đề cao để cho
thổ ty khinh nhờn, sao nhãng làm cho họ bất mãn). Cán bộ công tác ở các vùng
có thổ ty làm công tác vận động quần chúng chưa tốt, quan liêu làm cho họ
thiếu tin tưởng. Một số nơi lại cho thổ ty độc quyền bán muối tạo điều kiện để
họ bóc lột dân hoặc để họ tích trữ chống lại ta. Những thổ ty bị kẹp trong vùng
địch kiểm soát ta chưa tìm cách liên lạc với họ hoặc với gia đình. Chỉ chú ý lôi
kéo một vài thổ ty có tiếng tăm mà không chú ý nâng đỡ những thổ ty nhỏ,
những thổ ty kém thế lực cảm tình với ta. Một số thổ ty làm việc cho ta nhưng
vẫn muốn phản lại hoặc đồng tình với bọn phản động để bắt cán bộ, tố cáo
nhân viên Chính phủ, mưu sát vệ quốc đoàn, giết hại người Kinh, cũng chưa có
biện pháp kiên quyết trừng trị.
Muốn làm tốt công tác này, các cấp bộ Đảng phải đề ra một kế hoạch tỉ mỉ
và thống nhất nhằm hạn chế tác hại mà họ gây ra về chính trị, quân sự, tạo ra
niềm tin và sự trung thành của họ đối với Chính phủ, phải săn sóc, nâng đỡ các
thổ ty nhỏ. Những thổ ty lừng chừng, ít tín nhiệm thì liên lạc, lôi kéo bằng nhiều
11


biện pháp thích hợp. Trấn áp những thổ ty phản động, không cải tạo được.
Giữ gìn sự đoàn kết giữa các thổ ty với Chính phủ và công cuộc trường kỳ
kháng chiến là một chính sách quan trọng. Đội ngũ cán bộ được cử đi làm việc
này cần có kinh nghiệm và năng lực dân vận. Có kế hoạch đào tạo con cháu thổ

ty, thân hào, thân sĩ thành cán bộ cơ sở. Có thể đưa một số thổ ty ra vùng tự do
hoặc những thổ ty có uy tín hoặc đang làm việc trong cơ quan, chính quyền ta
viết thư, viết hiệu triệu kêu gọi thổ ty lầm đường và đồng bào các dân tộc trong
vùng tạm chiếm, đấu tranh chống địch, tham gia du kích ủng hộ bộ đội và du
kích. Cần tổ chức các phái đoàn gồm các thổ ty có tín nhiệm đi các địa phương
vận động đồng bào tham gia kháng chiến.
Đối với đồng bào miền núi: Nhược điểm chung là các cấp bộ Đảng không
chú ý gây dựng cơ sở quần chúng, vận động đồng bào tham gia kháng chiến, chưa
giải thích về chính thể dân chủ cộng hoà, không chú ý đem lại quyền lợi dân chủ,
nâng cao mức sống. Khi chiến sự lan tới, không vạch kế hoạch để đồng bào cất
giấu lương thực, làm vườn không nhà trống, làm lán trên rừng để tản cư, tránh
địch khủng bố cướp bóc. Chưa lập ra được những tiểu tổ bí mật thu hút thanh niên
trung kiên, do đó khi địch tràn đến đã để quần chúng ở lại trong tình thế bỡ ngỡ,
hoang mang. Ở vùng địch kiểm soát cán bộ chưa có kế hoạch vận động đồng bào
chống đi phu, đi lính và không tiếp tế cho địch".
Từ những thực tế trên, bản chỉ thị đã đề ra nhiều biện pháp nhằm cải thiện
đời sống cho đồng bào, xây dựng đời sống mới trên cơ sở coi trọng phong tục
tập quán của từng dân tộc, xây dựng các đoàn thể cứu quốc, đào tạo cán bộ
người địa phương, đưa cán bộ vũ trang tuyên truyền và cán bộ đảng vào hoạt
động trong vùng địch.
Như vậy, trong khoảng thời gian gần ba năm, nhân dân các dân tộc
huyện Phong Thổ vẫn còn trong cảnh bị nhiều kẻ thù (quân đội Tưởng Giới
Thạch, quân đội Pháp, Việt Nam Quốc dân Đảng, thổ ty phản động và tay sai
của chúng) áp bức bóc lột. Nhân dân các dân tộc chưa được hưởng không khí
độc lập và luôn sống trong cảnh chiến sự do kẻ thù gây ra.
Cuộc tấn công lên Việt Bắc năm 1947 với âm mưu chiến lược "đánh
nhanh thắng nhanh" của thực dân Pháp hoàn toàn bị phá sản. Địch lâm vào thế
bị động phải chuyển sang chiến lược chiến tranh lâu dài, thực thi chính sách "lấy
chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt".
Đầu năm 1948, địch xúc tiến âm mưu trên tại Tây Bắc, lập ra khu quân sự

Tây Bắc, phía dưới có phân khu và tiểu khu. Chúng ra sức bắt lính, xây dựng
ngụy quân, ngụy quyền, thành lập các tiểu đoàn người Thái, củng cố các vị trí
chiếm đóng, đẩy mạnh việc vơ vét nhân tài, vật lực để nuôi dưỡng cuộc chiến
tranh xâm lược.
Về chính trị, thực dân Pháp thực hiện chính sách chia để trị với mức độ
cao hơn và quy mô lớn hơn. Tháng 3-1948, chúng thành lập "xứ Thái tự trị" và
"xứ Nùng tự trị"nhằm lừa bịp, mua chuộc dân tộc Thái, gây mâu thuẫn hằn thù
12


giữa các dân tộc.
Tỉnh Phong Thổ gồm 5 châu: Mường So, Sình Hồ, Cốc Lếu - Bát Xát,
Văn Bàn (Mường Chăn), Mường Than (Than Uyên) do Đèo Văn Ân làm tỉnh
trưởng, Đèo Văn Ngảnh (con trai Đèo Văn Ân) làm phó tỉnh trưởng, cố vấn
người Pháp là Đờlaven (Delavel), phó cố vấn là Tusa (Touchard). Trụ sở của
tỉnh trưởng Đèo Văn Ân được đặt tại Mường So, có ba thư ký giúp việc (Lệnh
Bá Cổn - phụ trách nhân sự và kế toán; Đèo Văn Hiên - thư ký, đánh máy;
Hoàng Bá Ma - tiếp phát công văn). Ngoài ra còn có châu đoàn Phong Thổ do
Nông Văn Kiếm trông coi lính dõng; hành chính do bang tá Đèo Văn Lứn phụ
trách; tư pháp do Đèo Văn Tư và Đèo Văn Thêm chịu trách nhiệm giữ trật tự và
thu thuế; giáo dục có một trường dạy chữ Thái và tiếng Pháp từ lớp 3 đến lớp 5,
có 3 giáo viên; phòng phát thuốc có 2 người; phòng thương mại làm nhiệm vụ
chuyển hàng hóa lên để đồn khố xanh bán cho binh lính và nhân dân.
Hệ thống quân sự còn phải kể tới đồn khố xanh thuộc đội Gfot do viên
chánh giám binh Wifinl chỉ huy với quân số một đại đội. Dưới quyền điều
khiển của giám binh còn có phòng thông tin do viên thư ký bàn giấy giám binh
phụ trách, hàng ngày có nhiệm vụ đi dán tranh ảnh để tuyên truyền.
Tham gia vào đội ngũ ngụy quyền ở Phong Thổ đa số là con cháu họ
Đèo, tùy theo địa vị lớn hay nhỏ mà được hưởng một số ruộng hay nương. Họ
Đèo cha truyền con nối làm thổ ty ở Phong Thổ nên có uy quyền và tạo ra ân

huệ cho nhiều người. Chúng bóc lột nhân dân một cách khéo léo làm cho họ
nghĩ đó là bổn phận phải đóng góp của mình. Nếu có kiện cáo về sự bóc lột
nặng nề, Đèo Văn Ân đã vỗ về bằng cách không cho một số thổ ty làm việc
hoặc chuyển sang làm việc khác để mua chuộc lại tình cảm của dân. Bên cạnh
đó, Đèo Văn Ân không quên răn đe, làm cho dân chúng khiếp sợ, không dám
kêu ca hoặc chống lại chúng.
Xứ Thái tự trị được tổ chức như một nhà nước thu nhỏ bao gồm các cơ
quan hành chính, lập pháp, tư pháp, ngân hàng, hội đồng dân biểu toàn xứ Thái
bao gồm hơn 70 nghị viện đại diện cho các sắc tộc xuất thân từ tri châu, trưởng
phìa, phó phìa tạo ở các địa phương. Tuy nhiên, thực chất bên trong mọi quyền
hành đều do thực dân Pháp nắm giữ. Các thổ ty chỉ là bọn tay sai để thi hành
mọi chính sách do quan thầy đề ra.
Sau chiến thắng Việt Bắc, từ ngày 15 đến ngày 17-1-1948, Trung ương
Đảng triệu tập Hội nghị mở rộng nhằm kiểm điểm tình hình mọi mặt sau một
năm kháng chiến và đề ra nhiệm vụ cho giai đoạn mới. Để kiện toàn bộ máy
lãnh đạo, Trung ương Đảng quyết định sáp nhập Khu 10 và Khu 14 thành Liên
khu 10. Trên cơ sở đó, Bộ Tổng tư lệnh đã chỉ thị cho Liên khu nhiệm vụ xây
dựng căn cứ địa là giải phóng đồng bào Tây Bắc, coi đó là nhiệm vụ căn bản
nhất của Liên khu 10.
Chỉ thị 114/BT của Bộ Tổng tư lệnh, ngày 20-1-1948 về xây dựng căn
cứ địa Tây Bắc đã được Ban Thường vụ Liên khu uỷ chấp hành một cách
nghiêm túc và khẩn trương. Sau một thời gian gấp rút chuẩn bị, ngày 31-313


1948, Liên khu uỷ 10 đã ra Chỉ thị số 22-KU/CT về việc thành lập "Ban xung
phong Quyết Thắng"(còn gọi là Ban xung phong Tây Bắc ở Lào Cai) gồm các
đồng chí: Hoàng Quy - Tỉnh uỷ viên Lào Cai; Tiến Thanh - Trung đoàn
trưởng Trung đoàn 97; Trần Khánh - cán bộ Việt Minh.
Hướng xung phong được ấn định từ vùng tự do Yên Bái tiến vào Phong
Thổ bằng hai đường:

- Qua Thuỷ Vĩ, Cam Đường, Sa Pa vào Bình Lư, Tam Đường, Phong Thổ.
- Hoặc từ Thuỷ Vĩ, Cam Đường hướng về Bảo Thắng, Bát Xát, Mường
Hum sang Phong Thổ.
Sau khi cân nhắc kỹ, Liên khu uỷ 10 đã quyết định chọn đường thứ hai là
đường tiến quân của đội vũ trang tuyên truyền vì đường này đông dân, dễ nắm
dân và tiếp tế thuận lợi hơn.
Ban xung phong Quyết Thắng bao gồm:
- Tổ xung phong phát triển tiến vào trước có nhiệm vụ điều tra tình hình
địa dư, tình hình địch, bọn việt gian, hội tề cũng như đời sống, nguyện vọng của
nhân dân nhằm gây cơ sở, tiếp tế cho dân cải thiện sinh hoạt của họ. Đối với thổ
ty, kỳ hào thì tìm cách thuyết phục.
- Đội võ trang tuyên truyền tổ chức các cuộc mít tinh, giải thích, triển lãm
để tuyên truyền sâu rộng trong dân chúng; phá ngụy quyền, quét hội tề để lập
chính quyền của ta; lôi kéo lính dõng, thổ ty và đánh địch khi cần thiết.
- Tổ xung phong củng cố tìm cách bắt liên lạc với những cơ sở do đội võ
trang tuyên truyền giới thiệu để đào tạo cán bộ địa phương; nắm vững thổ ty, kỳ
hào; phát triển dân quân du kích. Sau khi đã củng cố vững chắc các cơ sở, đại
đội độc lập mới vào hoạt động, đặt kế hoạch tiêu diệt địch để thu lại đất đai, bảo
vệ dân chúng.
- Liên lạc, giao thông dùng một số quần chúng ở địa phương để lập các
trạm liên lạc giữa các tổ với cơ quan chỉ đạo (liên lạc với Ban Thường vụ Liên
khu uỷ, với Tỉnh uỷ để nhận chỉ thị, tài liệu và giới thiệu cơ sở quần chúng cho
cấp bộ ở vùng tự do).
Đồng chí Phạm Văn Học - Khu uỷ viên được Liên khu uỷ trực tiếp phụ
trách Ban xung phong Quyết Thắng, đồng thời là Bí thư chi bộ của Ban.
Liên khu uỷ còn đề ra phương châm hoạt động cho Ban là nhằm thẳng
hướng chính, củng cố vững chắc chỗ đứng chân, khi cần mở đường nhanh chóng
có thể nhảy cách quãng. Trên đường tiến quân, cứ vài ba chục cây số đặt trạm
thu dung một trung đội vũ trang tuyên truyền và chú ý công tác vận động đồng
bào Dao, Mông. Các đội xung phong cần phải tiến sâu, len lỏi vào vùng sau lưng

địch và những nơi chúng ít hoặc không chú ý đến.
Bản chỉ thị đặc biệt nhấn mạnh: "Khu Tây Bắc là căn cứ hết sức quan
trọng về mặt chiến lược đối với Liên khu 10 và đối với cục diện kháng chiến
toàn quốc. Xây dựng căn cứ địa Tây Bắc là một nhiệm vụ quân sự cơ bản. Công
14


tác xung phong tiến nhanh hay chậm sẽ quyết định một phần thắng lợi nhanh
hay chậm của ta ở Bắc Bộ".
Ngày 10-4-1948, Ban xung phong Quyết Thắng được lệnh xuất phát.
Trên đường tiến quân, các đội công tác gặp muôn vàn khó khăn nhưng nhờ ý
chí tiến công không sợ hy sinh, gian khổ nên đã hoàn thành được những nhiệm
vụ cơ bản. Để uốn nắn những thiếu sót và khuyết điểm, ngày 2-8-1948, Liên
khu uỷ 10 ra Chỉ thị số 68-KU/CT gửi Ban xung phong Quyết Thắng, nêu rõ
các điểm cần phải sửa chữa sau:
- Thiếu sự bĩnh tĩnh, nhất là lúc Lào Cai bị mất đã tỏ ra chán nản, bi quan,
không có kế hoạch trở về. Khi quay trở lại hoạt động, thấy nhân dân ta, lại quá
lạc quan.
- Chủ quan khinh địch, khi gây được một số cơ sở quần chúng, không đề
phòng địch, vội vàng tổ chức việc trừ gian mà không chuẩn bị đối phó với tình
thế bị khủng bố nên có chỗ như ở Xuân Giao bị thiệt hại nặng nề.
- Chủ trương tranh đấu không hợp thời, cơ sở chưa vững chắc đã dùng
quân sự diệt tề để địch khủng bố, phá cơ sở làm cho quần chúng hoang mang
không dám tham gia phong trào và nuôi giấu cán bộ.
- Giữ gìn bí mật kém nên bị Pháp càn quét ở Thái Vu, lý trưởng bắt được
giao thông viên nộp cho địch.
Liên khu uỷ 10 đã nhắc nhở phải kiên quyết tẩy bỏ những bệnh chủ quan,
coi thường và đánh giá thấp lực lượng địch, chủ trương tranh đấu bừa bãi. Khi
đã gây được cơ sở phải có kế hoạch chống càn, nắm quần chúng trung kiên, tùy
hoàn cảnh mà ấn định hình thức đấu tranh. Phải áp dụng nguyên tắc bí mật trong

từng bước công tác.
Để hoàn thành nhiệm vụ tiến vào Phong Thổ, Ban xung phong Quyết
Thắngphải củng cố bàn đạp Xuân Giao, nối với Cam Đường để củng cố Cốc
Lếu, Bát Xát và tiến sang gây cơ sở ở phía nam Mường Hum như Tà Lềnh, Tam
Lô, Tả Áng Phình. Cũng có thể tiến theo đường Ngòi Hum, Bản Lênh, Sai Na ở
Sa Pa. Tránh tiến theo đường Thái Bô thẳng đến Bình Lư như dự định. Chỉ khi
nào những căn cứ bàn đạp Bát Xát, Mường Hum, Sa Pa đã ổn định thì mới vào
Phong Thổ, Bình Lư, tránh địch chia cắt làm cho cán bộ, bộ đội không có chỗ
đứng chân.
Nhờ có sự uốn nắn kịp thời của Liên khu uỷ 10, công tác vũ trang tuyên
truyền mở đường vào Phong Thổ đã có những chuyển biến quan trọng. Trong
việc bắt mối đã tận dụng lợi thế của sự quen thuộc và đội ngũ quần chúng
trung kiên. Ngay cả đối với những tên hội tề bất mãn nhất cũng là đối tượng để
liên lạc. Một vài địa bàn xa lạ đã kết hợp hình thức vũ trang xung phong để hỗ
trợ. Nguyên tắc bí mật được quán triệt hơn, nên cũng hạn chế sự tổn thất của
phong trào.
Đối với việc gây cơ sở đã bám sát và nắm chắc địa bàn hơn nên kế hoạch
công tác đề ra khá phù hợp. Một vài nơi còn lập được tổ trung kiên. Những khu
15


vực dân cư đông đúc được chú trọng gây cơ sở để từ đó tỏa ảnh hưởng đến các
vùng xung quanh. Hạn chế được tư tưởng phát triển tràn lan, chỉ chú trọng đến
diện rộng. Có kế hoạch về thành lập dân quân du kích, chống khủng bố đã được
quán triệt và tuân thủ chặt chẽ.
Nhìn trên đại thể, lực lượng quân sự của Pháp lúc này khá mạnh và Lào
Cai đã trở thành mặt trận chính của Liên khu 10. Sau khi chuyển vận binh lực từ
Yên Bái, Sơn La, Lai Châu sang chiếm được thị xã Lào Cai, được sự hỗ trợ của
thổ ty, thổ phỉ ở Bắc Hà, Mường Khương, Pha Long địch đã mở đợt tấn công
xuống phía nam và chiếm nhiều vùng thuộc biên giới. Bước sang đầu năm 1949,

ở những vùng tạm chiếm, địch chú trọng dùng quân sự thực hiện kế hoạch kinh
tế, qua đó để gây ảnh hưởng và củng cố địa vị chính trị của mình. Hàng hóa
được vận chuyển lên và đưa tới nhiều bản làng xa xôi.
Nhằm hỗ trợ cho phong trào đấu tranh ở cơ sở, một phân đội vũ trang
tuyên truyền từ vùng tự do Yên Bái hoạt động lên phía đông nam Phong Thổ,
tiến vào Tam Đường. Thu hút nhiều quần chúng trung kiên tham gia vào đội vũ
trang tuyên truyền và làm chủ địa phương trong vòng nửa tháng. Khi lực lượng
quân đội rút khỏi Tam Đường, một số người dân đã đi theo hoặc rút vào rừng để
tránh sự khủng bố của địch.
Cuối năm 1949, đại đội độc lập Kim Sơntừ Than Uyên được điều động
lên hoạt động ở phía đông nam huyện Phong Thổ, được nhân dân hưởng ứng và
ủng hộ. Đội du kích Tả Lèng, Hồ Thầu đã được thành lập phối hợp cùng đại đội
đánh địch ở Giang Ma, Bình Lư và hoạt động xung quanh thị trấn Phong Thổ,
bắt mối với nhiều cơ sở ở các bản xung quanh thị trấn. Chưa đầy một năm, nhiều
cơ sở đã hình thành từ Bình Lư qua Tam Đường đến thị trấn Phong Thổ.
Kết quả hoạt động của Ban xung phong Quyết Thắng và đại đội độc lập
Kim Sơn đã có ý nghĩa rất quan trọng, tạo ra được một vùng ảnh hưởng cách
mạng rộng lớn. Đó là tiền đề quan trọng để tổ chức Đảng đầu tiên của huyện
Phong Thổ ra đời.
Ngày 6-1-1950, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị về mở chiến
dịch Tây Bắcvà chuẩn bị chiến trường Đông Bắcvới mục tiêu là: "Làm tan rã
khối ngụy binh và phá ngụy quyền... Tiêu diệt một số vị trí địch... Khôi phục lại
Lào Kay mở thông đường quốc tế".
Phương hướng tác chiến và mục tiêu trên đã chọn Lào Cai là hướng chính
của chiến dịch. Xác định rõ nhiệm vụ của mình, Tỉnh uỷ Lào Cai đã đề ra nhiệm
vụ cho tỉnh là: "huy động sức người, sức của phục vụ chiến dịch Lê Hồng Phong
..., mở rộng khu tự do, phá tan hàng ngũ ngụy quân, ngụy quyền của địch".
Nhiều đồng chí trong cấp uỷ được phân công đi sát mặt trận để chỉ đạo các mặt
công tác ở địa phương.
Tham gia vào chiến dịch này có lực lượng của Trung đoàn 102 của Bộ,

Trung đoàn 165 của khu và sự phối hợp của lực lượng vũ trang địa phương.
Mở đầu chiến dịch là trận tấn công tiêu diệt vị trí Phố Lu (từ ngày 8 đến
16


ngày 13-2-1950). Phát huy thắng lợi, các đơn vị bộ đội nhanh chóng giải phóng
Bản Lầu, Chợ Châu, lập khu du kích, bức địch rút chạy khỏi vị trí Bến Đền,
Làng Cù, giải phóng hai xã Gia Phú, Xuân Giao và một phần các xã Phong Dụ,
Võ Lao cùng thôn Cam Cọ (Kim Sơn). Cuối tháng 3-1950, màn một của chiến
dịch Lê Hồng Phongkết thúc, bộ đội được lệnh rút ra ngoài. Quân Pháp tái
chiếm Than Uyên, thiết lập hệ thống phòng thủ mới. Từ tháng 4 đến tháng 81950, chúng tăng cường càn quét các khu du kích.
Trước âm mưu và những hoạt động đối phó của kẻ thù, Tỉnh ủy Lào Cai
một mặt chủ trương phối hợp với lực lượng quân sự mở rộng vùng giải phóng,
củng cố các chi bộ đảng, các cấp ủy và chính quyền ở các huyện, mở rộng khu
du kích và cơ sở cách mạng, mặt khác kịp thời đề ra các biện pháp chống địch
càn quét, tích cực chuẩn bị cho màn hai chiến dịch.
Tháng 6-1950, Trung ương Đảng chủ trương mở chiến dịchBiên giới thu
đông. Căn cứ vào thực tế chiến trường, Bộ chỉ huy chiến dịch chọn hướng chính
là Đông Bắc (Cao - Bắc - Lạng), hướng phụ là Tây Bắc (Lào - Yên)đây chính là
màn hai của chiến dịch Lê Hồng Phong với nhiệm vụ:
- Kiềm chế, thu hút lực lượng ứng chiếm và phối hợp mặt trận Đông Bắc.
- Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch.
- Phá vỡ khối ngụy quân, ngụy quyền.
Đêm 16-9-1950, quân ta nổ súng đánh vị trí Đông Khê (Cao Bằng). Sau
hai ngày chiến đấu ác liệt, quân địch bị tiêu diệt hoàn toàn.
Trong không khí chiến thắng và sự chuẩn bị màn hai của chiến dịch Lê
Hồng Phong, ngày 24-9-1950, Tỉnh uỷ Lào Cai ra Quyết nghị số 005-QN/LK về
thành lập Ban cán sự Đảng huyện Phong Thổ gồm các đồng chí: Nguyễn
Chương (Tỉnh uỷ viên dự khuyết) trực tiếp làm Trưởng ban; Tô Vũ, Tiến
Phương (Văn phòng Tỉnh uỷ), Đỗ Đức Lữ (huyện Bắc Hà), Đinh Hải (cán bộ

Hoa vận) làm Uỷ viên Ban cán sự.
Ngày 1-10-1950, Ban cán sự Đảng huyện Phong Thổ ra đời, khẳng định
sự trưởng thành của phong trào cách mạng ở địa phương đã đến lúc đòi hỏi phải
có một tổ chức đảng thì mới đủ sức đảm đương vai trò lãnh đạo, chỉ đạo trực
tiếp sát sao đối với cơ sở.

 Ý nghĩa ra đời của Ban Cán sự Đảng Phong Thổ:
Việc ra đời của Ban cán sự Đảng huyện Phong Thổ (tổ chức tiền thân của
Đảng Bộ huyện Phong Thổ) là một sự kiện lịch sử chính trị trọng đại, đánh dấu
bước ngoặt quan trọng đối với đồng bào và nhân dân các dân tộc huyện Phong
Thổ;thể hiện sự trưởng thành trong phong trào cách mạng của huyện; tạo ra sự
chuyển biến mạnh mẽ trong phong trào đấu tranh cách mạng của đồng bào các
dân tộc trong huyện, đưa cuộc đấu tranh giành quyền độc lập, tự do của huyện từ
tự phát lên tự giác; từ đây mỗi bước đi, mỗi thắng lợi giành được của huyện đều
gắn liền với sự lãnh đạo trực tiếp của Ban cán sự Đảng huyện, tiền thân của
17


Đảng bộ ngày nay; đưa phong trào đấu tranh cách mạng của đồng bào các dân
tộc Phong thổ trở thành một bộ phận quan trọng trong công cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc, thực hiện công cuộc đổi mới.
Ban Cán sự Đảng Phong Thổ ra đời thể hiện truyền thống đoàn kết, yêu
nước và truyền thống đấu tranh cách mạng của đồng bào các dân tộc trong
huyện, đồng thời qua đó, động viên nhân dân, cán bộ, đảng viên, chiến sỹ trong
toàn huyện đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, phấn đấu thực hiện hoàn
thành xuất sắc các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an
ninh, đối ngoại.

Ban cán sự Đảng huyện Phong Thổ Ra đời sát
cánh cùng nhân dân trong đấu tranh chống các thế lực thù

địch đạt được một số kết quả to lớn:
Ngay sau khi thành lập, Ban cán sự Đảng huyện Phong Thổ đã bám sát
địa bàn, cùng các đơn vị bộ đội tiến vào địa bàn mình phụ trách (Khi vào nội
địa, Ban cán sự gồm 9 đồng chí đều là Đảng viên gồm: Đồng chí Nguyễn
Cương, Tô Vũ, Tiến Phương, Đỗ Đức Lữ, Nguyễn Khắc Mẫn, Tường Loan,
Nguyễn Văn Hậu, Lê An, Hạnh).
Trong tình hình kháng chiến phức tạp Ban cán sự Đảng huyện Phong Thổ
đã phân công cán bộ đến các xã vận động thành lập các đoàn thể quần chúng
như chi hội liên việt ở Bình Lư, một số đội dân quân và tổ công an được xây
dựng. Tàn quân địch ở Dào San có 80 tên với nhiều vũ khí đạn dược chúng đã
cử người đến Phong Thổ xin gặp Bộ đội để đầu hàng, xin nộp vũ khí. Khi đơn vị
cử một số chiến sĩ lên Dào San để tiếp nhận thì mới biết Đèo Văn Hen đã bí mật
cho hai xã đoàn người mông đến thu nhận từ trước với số lượng 20 khẩu súng
trường. Ngày 17/11/1950 Bộ đội rút khỏi Phong Thổ về Bình Lư. Lợi dụng cơ
hội đó Đèo Văn Hen đã triệu tập một cuộc họp kín với bọn kỳ hào còn lại ngày
19/11/ 1950 chúng tổ chức một cuộc họp nữa ở Bản Lang bàn cách huy động
thanh niên Thái cùng tàn quân địch để lập một lực lượng giữ Phong Thổ, thu
nhặt vũ khí trang bị cho người Thái và cho họ tản cư vào các bản cách Phong
Thổ 10 Km. Trong ngày hôm đó, bọn tàn quân và phản động đóng trên một quả
đồi cách Tam Đường 500 m đã bắn xuống phố 20 phát súng trường và tìm cách
bắt liên lạc với bọn phản động ở địa phương. Tại Mường Là Trung Quốc cách
phong Thổ 32 Km, tàn quân Trung hoa dân quốc cũng tập hợp một lực lượng
gồm 230 tên (có 32 người Việt Nam) do Đào Gia Trụ chỉ huy bắt liên lạc được
với Đèo Văn Ân ở Lai Châu để tìm cách khôi phục lại địa vị của mình.
Trước tình hình trên, Ban cán sự Đảng huyện Phong Thổ tìm mọi Biện
pháp đưa cán bộ vào nắm cơ sở và tình hình ở Tam Đường, Phong Thổ. Ngày
20/11/ 1950 một số cán bộ đã vào được Tam Đường và các xã xung quanh
Phong Thổ, vận động thành lập chính quyền và xây dựng được một số Trung
kiên (Các trung kiên đã có nhiều công giúp đỡ cán bộ, bộ đội: Tại Phong Thổ có
các ông Nguyễn Văn Đức, Huỳnh Đình Chấn, Vũ văn Thị và Trần Ngọc Vượng.

Tại Tam Đường có các ông Phạm Xuân Chỉ, Lù Văn Giăng (Dân tộc Nhắng)Lý
18


Sáng, Lý Mục (Hoa kiều, thương nhân).
Ngày 21/11/1950 cán bộ đã liên lạc được với Đèo Văn Hen chuyển thư
của đồng chí trưởng ban cán sự. Chiều ngày 22/11/1950 Đèo Văn Hen cử ba
người ra Tam Đường để gặp và mời đồng chí trưởng ban cán sự vào Phong Thổ
để bàn kế hoạch. Nắm được sự liên lạc qua lại sáng ngày 23/11/1950 quân pháp
điều 60 lính vừa Âu- Phi và lĩnh dõng do tên cố vấn Tusaga chỉ huy bất ngờ đột
nhập Phong Thổ tiến thẳng vào nhà Đèo Văn Hen. Chúng buộc Đèo Văn Hen
đưa đi tìm bắt bộ đội thuộc đại đội độc lập kim sơn. Đồng chí Nguyễn Chương
cùng một số cán bộ và 3 người của Đèo Văn Hen nhận được tin đã quay trở Lại.
Không tìm được bộ đội chúng bắt Đèo Văn Hen phải nộp lại 20 khẩu súng đã
thu ở Dào San. Sáng hôm sau chúng theo đường thủy rút về Pa Tần chốt lại một
bộ phận phần lớn rút về đóng ở Sìn Hồ.
Trước tình hình diễn biến mới Ban cán sự Đảng huyện được tăng cường
thêm cán bộ để bám sát cơ sở. Đồng chí Lò Tiến Phương được phân công phụ
trách khu vực Phong Thổ, Đồng chí Tô Vũ khu vực Bình Lư, đồng chí Đỗ Đức
Lữ ở khu vực Tam Đường. Cán bộ của Đảng đã kết hợp với bộ đội quân báo vận
động nhân dân nắm bắt tình hình để đón bộ đội vào giải phóng quê hương.
Qua hai tháng hoạt động Ban cán sự Đảng huyện Phong Thổ đã cố gắng
thâm nhập vào địa bàn để gây dựng cơ sở, giác ngộ cách mạng cho quần chúng.
Tuy nhiên các đồng chí còn tỏ ra bị động, bỡ ngỡ khi đề ra những đối sách phù
hợp để lôi kéo thổ ty họ Đèo. Đồng bào thái cũng tỏ ra hoang mang lo sợ bộ đội
vào Phong Thổ chỉ để bảo vệ người Kinh làm hại người mình nhiều gia đình đã
chạy tản cư vào rừng tìm cách đối phó với bộ đội. Còn đối với đồng bào kinh
thấy bộ đội vào ở một ngày đã rút nên cũng chạy về Tam Đường, Sa Pa, Lào
Cai. Việc Pháp quay trở lại chiếm đóng Phong Thổ càng làm cho mối nghi kỵ
trên trở nên phức tạp, gây không ít khó khăn cho việc gây dựng và phát triển

phong trào cách mạng trong vùng.
Trước những diễn biến mới và phức tạp của địa phương Bộ chỉ huy mặt
trận Tây Bắc đã điều động tiểu đoàn 120 thuộc trung đoàn 165 tiến thẳng vào
giải phóng Phong Thổ Đơn vị đã tiến quân theo hướng Sa Pa- Bình Lư, được
một đại đội bộ đội địa phương đang làm nhiệm vụ tiễu phỉ ở cham Cho (Bát
Xát) phối hợp tác chiến Đây là hướng mà địch tập trung binh lính và hỏa lực
tương đối mạnh. Nằm cách Bình Lư 10 Km địch bố trí một hệ thống gồm các
đồn Pin Hồ, Sin Cao, Ma Pho với 150 tên thuộc tiểu đoàn 2BT Thái do sĩ quan
pháp chỉ huy có cố đạo ở Sa Pa làm cố vấn các đồn này án ngữ ngả Lào Cai,
than Uyên vào Phong Thổ và là tiền đồn bảo vệ Lai Châu. Nhưng với quyết tâm
cao 16h10 phút ngày 17/02/1950 bộ đội chia làm 3 mũi nổ súng mạnh mẽ vào
các đồn kể trên giặc hoàn toàn bị bất ngờ lúc đầu cố sức chống trả nhưng đến
17h30 phút phải bỏ chạy về Tam Đường rồi theo đường Nậm Loỏng đi Lai Châu
Trưa ngày 18/12/1950 bộ đội tiến vào Tam Đường chia làm hai mũi truy
kích địch theo hướng Nậm Loỏng - Lai Châu, Bản Mấn-Lai Châu. Lực lượng
địch hầu như còn nguyên vẹn (đại đội nùng Mường Khương), đại đội thái Lai
19


Châu, đại đội thái Phong Thổ (Tiểu đoàn 2BT thái) dưới quyền chỉ huy của 10 sĩ
quan pháp, trong đó có một quan 3 hai quan 2 nhưng tinh thần bac nhược, chỉ
chạy dài khi bộ đội truy kích.
Ngày 19/12/1950 một bộ phận bộ đội xuất kích từ Tam Đường đến trưa
hôm sau các đơn vị đã áp sát rồi làm chủ thị trấn Phong Thổ mặc dù ở Đông Pao
một vị trí cách Bình Lư 12 Km địch vẫn còn 40 lính khố xanh và dõng. Nùng
Nàng có 40 quân do một sĩ quan pháp cầm đầu. Hoàng Chu Pho cách Phong Thổ
12 km do Tàn quân ở Tam Đường chạy về chiếm giữ Châu Pho có khoảng 100
quân có sĩ quan pháp chỉ huy Vàng Bó chừng 100 quân gồm tàn binh dõng, khố
đỏ chạy từ Phong Thổ về dưới sự chỉ huy của sĩ quan Pháp đó là chưa kể địch
còn đóng dải rác ở Nậm Pây, Dào San, Pa Nậm Cúm tổng số quân địch có mặt

trên đất Phong Thổ còn đông tới 500 tên.
Về phía ta đại đội độc lập Kim sơn tiếp tục làm nhiệm vụ vũ trang tuyên
truyền 4 đại đội thuộc tiểu đoàn 120 đóng giữ và bảo vê trị trấn Phong Thổ còn
đại đội bộ đội địa phương 926 đóng giữ địa bàn Tam Đường- Bình Lư.
Thực hiện sự chỉ đạo của trung ương và Bộ chỉ huy mặt trận Tây Bắc về
việc khẩn trương củng cố vùng mới giải phóng tỉnh ủy Lào Cai đã bổ sung thêm
lực lượng nâng số cán bộ của Ban cán sự Đảng huyện Phong Thổ lên 10 đồng
chí (Ngày 03/01/1951 Tỉnh ủy Lào Cai ra quyết nghị điều động hai đồng chí
Nông Đức Vân và Ngọc Vũ về tham gia Ban cán sự Đảng huyện Phong Thổ).
Tranh thủ sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang Ban cán sự đã tăng cường xây dựng
và phát triển cơ sở cách mạng ở Bình Lư, Tam Đường, Khun Há và bắt mối với
những cơ sở do đại đội Kim Sơn bàn giao lại.
Kết luận: Trên đây là một số hoạt động của Ban cán sự đảng huyện
Phong Thổ sau khi được thành lập dù là tổ chức đảng đầu tiên vẫn còn thiếu về
lực lượng, yếu về kinh nghiệm thực tế nhưng Ban cán sự Đảng Phong Thổ đã
lãnh đạo nhân dân đạt được một số thắng lợi to lớn tạo tiền đề cho những thắng
lợi vẻ vang sau này của nhân dân và dân tộc huyện Phong Thổ.
Câu 2: Tên huyện Tam Đường có từ khi nào? Nêu những điều chỉnh
về địa giới, đơn vị hành chính của huyện Tam Đường từ khi thành lập đến
nay? Giới thiệu về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của huyện?
Trả lời:
2.1. Tên huyện Tam Đường có từ khi:
Ở Tam Đường, Phong Thổ dấu tích sinh sống của con người có từ khá
sớm. Nhiều dấu vết khảo cổ học đã được tìm thấy như ở Thẩm Cung (Mường
Xo), trống đồng ở Bản Giang... Ngoài ra các tài liệu khảo sát về dân tộc cũng
đã minh chứng sự cư ngụ từ khá sớm của người Thái, người Mông, Dao trên
vùng đất này.
Vào thời Lý, vùng đất Tam Đường năm trong Châu Đăng sang thời trần –
Hồ kéo đến tận Lê - Nguyễn, Châu đăng đổi tên là châu Chiêu Tấn (hoặc Châu
Tiến) thuộc Hưng Hóa. Người Thái gọi vùng này là Mường Xo, khi họ di cư từ

20


Mường Xo Luông tới (Thế kỉ XV thời Tà Ngần). Trong Bộ sử thi “Quắm Tố
Mường” (“kể chuyện Bản Mường”) cho biết người địa phương còn gọi là
Mường Pá Phạn (mường miệng trời) hoặc Mường Pá Phạng (mường trời thét) vì
nơi này hay có sấm sét, cũng có khi được gọi là Mường Tiến (tiến là tiếng tượng
thanh chỉ tiếng sét trong ngôn ngữ Thái).
Theo Lê Quý Đôn trong “Kiến văn tiểu lục” và Hoàng Trọng Chính trong
“Hưng hóa phong thổ lục” thì chiêu tấn có thổ âm là Mường Thu hoặc Mường
Xo, phía trên giáp huyện Kiến Thủy nước Thanh phía dưới giáp Châu Quỳnh
Nhai, phía đông giáp với Lai Châu. Phía tây giáp Thủy Vĩ, gồm 14 động, số đinh
201 xuất địa thế rộng rãi, ruộng đất màu mỡ, dân cư đông đúc, thôn Lâm (tục
gọi là Mường Khóa) có kim sa, thổ sản, nhiều cá đàn ông, đàn bà đều thạo việc
săn, bắn, bơi lội, đan lát, thêu thùa...
Nguyễn Thiên Tích trong lời cẩn án cuốn “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi
cho biết châu Chiêu Tấn thuộc phủ Yên Tây của thừa tuyên Hưng Hóa đến thời
nguyễn triều đình đặt châu lỵ tại Dương Đạt (có tài liệu gọi là Dương Quỳ).
Châu chiêu Tấn hay Mường Tiến được tạo thành bởi nhiều mường nhỏ gộp lại
như Mường chiêu (chiềng Pung), mường Than, Mường kim, Mường Cang,
Mường Mả (lương tiên), mường sát (dương đạt), Mường Bo san thàng (Tam
Đường), mường kim, mường khóa (thông lâm).
Sách “Lịch triều kiến chương loại chí” của Phan Huy Chú ghi châu chiêu
tấn có 14 động còn sách Các tổng, trấn, xã danh bị lãm lại ghi có 11 động trại
thôn, nhưng khi thống kê chỉ có 10 gồm: Thanh Quỳ, Minh Lang, Phong Thu,
Ngo Phúc, Làng Nam, Li Bô, Dương Đạt, Than Nguyên. Sách đại Nam nhất
thống trí cho biết năm Minh Mệnh thứ 19 (1824) mới đặt lưu quan, đổi động
làm xã và đặt tên tổng nay lãnh 2 tổng, 5 xã 2 trại và 4 thôn.
Dưới thời pháp thuộc Châu chiêu tấn nằm dưới chế độ quân quản bắt
nguộc từ chính sách (Thực dân bằng quân sự) của Galieeni, chủ trương không

lập chế độ cứng rắn càng lâu, càng tốt. Sau một thời gian nằm trong quân khu
tây đến ngày 24/05/1886 châu chiêu tấn được cắt khỏi tỉnh Hưng Hóa sát nhập
vào tỉnh Lào Cai (nguyên tên là Lão Nhai - tức phố cũ) thành lập cùng ngày, đặt
dưới quyền tài phán quân sự đứng đầu là một phó công sứ quân sự.
Ngày 15/04/1988, theo nghị định của toàn quyền Đông Dương, Lào Cai
trở thành quân khu I do thiếu tá VanhKenMaye chỉ huy. Ngày 23/01/1890 Lào
cai được trở lại chế độ cai trị dân sự, đứng đầu là một công sứ người pháp. Hơn
một năm sau ngày 20/08/1891 Lào Cai lại bị đưa vào đạo quan binh trở thành
tiểu quân khu Lào Cai sát nhập với tiểu quân khu Yên Bái thành đạo quan binh
4; Ngày 11/04/1900 tỉnh Yên Bái được thành lập Đạo quan binh 4 chỉ còn lại
Lào Cai (Thủy Vĩ, Chiêu Tấn, Văn Bàn, Lục yên); Ngày 28/03/1903 Đạo quan
binh 4 chia làm 3 tiểu quân khu Lào Cai, Cố Lưu, Bảo Hà.
Ngày 28/02/1904 chỉ còn lại Lào Cai, Cố Lừu. Ngày 20/06/1905 chỉ còn
lại Lào Cai do đó đạo quan binh 4 đổi tên là Đạo quan binh Lào Cai gồm Châu
Chiêu Tấn, Thủy Vĩ.
21


Ngày 12/07/ 1907 tỉnh Lào Cai Được thành lập phần lớn đất đai của Châu
Chiêu tấn chuyển thành đại lý Phong Thổ nằm dưới chế độ quân quản, do một sĩ
quan cấp úy phụ trách.
Ngày 9/3/1944 theo Nghị định do thống sứ Bắc kỳ ký đại lý Phong Thổ
được đổi tên là Châu Phong Thổ trên cơ sở phủ Thủy vĩ trả lại một số vùng
trước đây Chiêu Tấn nhập vào. Theo đó Châu Phong Thổ gồm 4 xã Phong Thổ
(Mường Xo), Tam Đường (San Thàng), Dào San, Bình Lư (Mường Lự). Bao
gồm 193 bản, 4085 đinh xuất với diện tích 1400km 2 lỵ sở đạt tại Phong Thổ. Từ
sau cách mạng tháng tám năm 1945 thành công cho đến khi cuộc kháng chiến
chống thực dân pháp kết thúc nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vẫn công
nhận Phong Thổ là đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Lai Châu.
Ngày 24/12/1962 tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa II quyết định thành lập

lại tỉnh Sơn La, Lai Châu và thành lập tỉnh mới Nghĩa Lộ, Phong Thổ lúc này
trở thành một trong 8 huyện của tỉnh Lai Châu.
Bước sang thế kỷ XXI, tình hình thế giới có những biến đổi nhanh
chóng. Khả năng duy trì hòa bình, ổn định trên thế giới và khu vực đã tạo điều
kiện thuận lợi cho các quốc gia tập trung phát triển kinh tế nhưng đồng thời
cũng đòi hỏi phải đề cao cảnh giác chủ động đối phó với các tình huống phức
tạp có thể xảy ra.
Với đường lối đúng đắn, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đưa nước ta vượt qua khó khăn, thách thức,
nắm bắt được thời cơ vững bước trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong
thế kỷ XXI. Thành công của đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng là
nguồn sức mạnh to lớn, cổ cũ, động viên và tăng cường hơn nữa sự đoàn kết
thống nhất trong toàn Đảng bộ và khối đoàn kết các dân tộc của tỉnh Lai Châu
nói chung, huyện Tam Đường nói riêng hướng vào thực hiện thắng lợi sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo bước chuyển biến mới trong những
năm đầu thế kỷ XXI.
Ngày 14/01/2002 chính phủ ban hành nghị định số 08/2002/NĐ-CP, về
việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Mường Tè, Huyện Mường Lay để
thành lập huyện Mường Nhé và chia tách huyện Phong Thổ để thành lập huyện
Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Theo nghị định này, huyện Phong Thổ được chia
thành 2 huyện Tam Đường và Phong Thổ như ngày nay.
Theo quyết định này huyện Tam Đường được thành lập với 82.843,7 ha
diện tích tự nhiên 52.567 nhân khẩu, 15 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các
xã: Lản Nhì Thàng, Thèn Sin, Sùng Phài, Nậm Loỏng, Nùng Nàng, San Thàng,
Tà Lèng, Bản Hon, Bản Giang, Hồ Thầu, Bình Lư, Bản Bo, Khun Há, Nà Tăm,
và thị trấn Phong Thổ.
Thành lập trên cơ sở chia tách từ huyện Phong Thổ, Đảng bộ và nhân dân
huyện Tam Đường ý thức sâu sắc về những giá trị truyền thống được các thế hệ
đi trước tạo dựng bằng bao máu xương và mồ hôi công sức cũng như ý thức rõ
22



về trách nhiệm phát huy những giá trị đó trong bối cảnh lịch sử mới. Tình đoàn
kết gắn bó đặc biệt giữa Phong Thổ và Tam Đường là một nguồn sức mạnh để
Đảng bộ và nhân dân hại huyện tiếp tục vươn lên mạnh mẽ đóng góp ngày càng
nhiều vào tiến trình phát triển của tỉnh và của đất nước.
Tam Đường được thành lập trong bối cảnh công cuộc đổi mới toàn diện
đất nước đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng có ý nghĩa lịch sử cả nước
đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và từng bước hội
nhập quốc tế. Bước vào thời kỳ mới Đảng bộ và nhân dân Tam Đường có những
thuận lợi căn bản. Huyện có vị trí chiến lược quan trọng đồng thời có vị trí thuận
lợi để phát triển kinh tế - xã hội có tiềm năng và thế mạnh về đất đai lao động,
nhân dân có truyền thống cách mạng kiên cường.
2.2. Những điều chỉnh về địa giới, đơn vị hành chính của huyện Tam
Đường từ khi thành lập đến nay.
Ngày 14/01/2002 chính phủ ban hành nghị định số 08/2002/NĐ-CP, về
việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Mường Tè, Huyện Mường Lay để
thành lập huyện Mường Nhé và chia tách huyện Phong Thổ để thành lập huyện
Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Theo nghị định này, huyện Phong Thổ được chia
thành hai huyện: Tam Đường và Phong Thổ ngày nay.
Theo quyết định này huyện Tam Đường được thành lập với 82.843,7Ha
diện tích tự nhiên 52.567 nhân khẩu, 15 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các
xã: Lản Nhì Thàng, Thèn Sin, Sùng Phài, Nậm Loỏng, Nùng Nàng, San Thàng,
Tà Lèng, Bản Hon, Bản Giang, Hồ Thầu, Bình Lư, Bản Bo, Khun Há, Nà Tăm,
và thị trấn Phong Thổ.
Ngày 26 tháng 11 năm 2003, kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XI nước cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Nghị quyết số 22/2003/QH11 về việc
điều chỉnh địa giới một số tỉnh. Trong đó có Lai Châu Thực hiện Nghị quyết
trên tỉnh Lai Châu cũ được chia thành hai tỉnh Lai Châu (mới) và tỉnh Điện
Biên, huyện Tam Đường trở thành một trong năm huyện thuộc tỉnh Lai Châu

mới. Đồng thời, tỉnh lỵ tỉnh Lai Châu đặt tại thị trấn Phong Thổ thuộc huyện
Tam Đường.
Ngày 10 tháng 10 năm 2004, Chính phủ ban hành Nghị định
176/2004/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành lập thị xã Lai Châu
và thành lập thị trấn Tam Đường; huyện Tam Đường lúc này có 13 xã và 01 thị
trấn với tổng diện tích đất tự nhiên là 756,7 km2, dân số 4,3 vạn người, gồm 12
dân tộc anh em cùng chung sống. Việc chia tách địa giới hành chính của huyện
Phong Thổ cũ thành hai huyện Phong Thổ và Tam Đường và thành lập thị xã Lai
Châu mới, thì đồng thời thị trấn Tam Đường cũng được thành lập. Theo đó:
+ Thành lập thị xã Lai Châu, thị xã tỉnh lỵ tỉnh Lai Châu trên cơ sở toàn
bộ diện tích và dân số của thị trấn Phong Thổ và 2 xã: Nậm Loỏng, Tam Đường
và một phần diện tích, dân số của xã Sùng Phài thuộc huyện Tam Đường.
23


+ Thành lập thị trấn Tam Đường trên cơ sở một phần diện tích và dân số
của xã Bình Lư (nguyên là một phần của xã Bình Lư trước kia).
Huyện Tam Đường còn lại 75.760,70 ha diện tích tự nhiên và dân số
42.131 người.
Ngày 27 tháng 12 năm 2006, Chính phủ ra Nghị định số 156/2006/NĐCP, về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, huyện; Thành lập xã thuộc các
huyện Phong Thổ, Tam Đường, Sìn Hồ và Than Uyên, tỉnh Lai Châu. Chia xã
Bình Lư thành hai xã Bình Lư và Sơn Bình; chuyển xã Lản Nhì Thàng về huyện
Phong Thổ quản lý. Huyện Tam Đường thời điểm này có 68.656,56ha diện tích
tự nhiên và 40.685 nhân khẩu có 13 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các
xã Sùng Phài, Nùng Nàng, Bản Giang, Bản Hon, Thèn sin, Tả Lèng, Hồ Thầu,
Bình Lư, Sơn Bình, Nà Tăm, Bản Bo, Khun Há và Thị trấn Tam Đường
Ngày 8 tháng 4 năm 2008, chính phủ ra Nghị định số 41/2008/NĐ-CP, về
việc điều chỉnh địa giới hành chính xã; thành lập xã, thị trấn thuộc huyện Than
Uyên, huyện Tam Đường, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Theo Nghị định này
thành lập xã Giang Ma thuộc huyện Tam Đường trên cơ sở điều chỉnh 3.671,60

ha diện tích tự nhiên và 2877 nhân khẩu của xã Hồ Thầu. Huyện Tam Đường lúc
này có 68.472,56 ha diện tích tự nhiên và 46.271 nhân khẩu có 14 đơn vị hành
chính trực thuộc gồm 01 thị trấn và 13 xã (Thị trấn Tam Đường, Sùng Phài,
Nùng Nàng, Bản Giang, Bản Hon, Thèn sin, Tả Lèng, Hồ Thầu, Bình Lư, Sơn
Bình, Nà Tăm, Bản Bo, Khun Há, Giang Ma.

Bản đồ hành chính huyện Tam Đường trước khi sát nhập xã Sùng Phài vào
thành phố Lai Châu
Ngày 10 tháng 01 năm 2020, Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 14 ban
hành Nghị quyết số 866/NQ -UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành
chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Lai Châu. Theo đó, điều chỉnh toàn bộ
21,60km2 diện tích tự nhiên và 1898 người của xã Sùng Phài thuộc huyện Tam
24


Đường vào thành phố Lai Châu. Chuyển xã Sùng Phài về thành phố Lai
Châu quản lý.

Ủy ban thường vụ Quốc Hội xem xét sắp xếp các đơn vị hành chính xã
Sùng Phài chuyển về thành phố Lai Châu
Sau khi điều chỉnh, huyện Tam Đường còn lại 662,92 km2 diện tích tự
nhiên và 52.470 người, có 13 đơn vị hành chính cấp xã (12 xã và 01 thị trấn)như
hiện nay.
 Tổng quan về các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Tam Đường:
1. Thị Trấn Tam Đường
1.1. Đặc điểm tự nhiên, xã hội
- Vị trí địa lý: Thị trấn Tam Đường là trung tâm kinh tế văn hoá chính trị
của huyện, diện tích tự nhiên 1.772,86ha. Dân số 6.008 khẩu, có 11 dân tộc sinh
sống gồm: Dân tộc Thái, Kinh, Giấy, Hoa, Mông, Dao, Lào, Lự, Kháng, Lô Lô
và dân tộc khác. Mật độ dân số 399 người/km2.

+ Phía Đông Bắc giáp xã Bình Lư huyện Tam Đường;
+ Phía Nam giáp với xã Bình Lư huyện Tam Đường;
+ Phía Đông giáp với xã Bình Lư huyện Tam Đường;
+ Phía Tây Nam giáp với xã Bản Hon huyện Tam Đường;
+ Phía Tây Bắc giáp xã Hồ Thầu huyện Tam Đường.
- Địa hình: Chủ yếu thung lũng và đồi núi thấp đã hình thành cánh đồng
Bình Lư với diện tích lớn, đất đai màu mỡ để chuyên canh trồng lúa nước.
- Khí hậu: Chịu ảnh hưởng chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa miền bắc
Việt Nam.
25


×