Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.44 KB, 29 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ NGÂN SÁCH
3.1 ĐỊNH HƯỚNG CHUNG
Nhiệm vụ của chính sách Ngân sách là vừa phải chi cho nhu cầu công tác
quản lý Nhà nước, đảm bảo ANQP, vừa phải trở thành công cụ điều tiết kinh tế
xã hội của địa phương. Muốn vậy, một mặt phải đảm bảo nguyên tắc thiết
thực, hiệu quả trong chi tiêu ngân sách; mặt khác phải hướng ngân sách vào
việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược của nền kinh tế xã hội là tăng trưởng
kinh tế và xoá đói giảm nghèo. Để thực hiện vấn đề này cần phải khai thác mọi
nguồn thu trên địa bàn, đảm bảo thu đúng thu đủ, nuôi dưỡng nguồn thu,
chống thất thu ngân sách. Trong chi ngân sách phải đảm bảo trong dự toán
được giao, chi đúng tiêu chuẩn, chế độ và định mức hiện hành cảu Nhà nước,
chống thất thoát lãng phí, thực hiện tốt tiết kiẹm chi HCSN, để giành vốn cho
đầu tư phát triển và xoá đói giảm nghèo, để không ngừng nâng cao đời sống
của nhân dân. Với định hướng trên thì những giải pháp chủ yếu để tăng
cường công tác quản lý ngân sách trong thời gian tới thể hiện ở phần II.
Thứ nhất, tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới theo quan điểm của Đảng
và Nhà nước là phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, liên
kết đầu tư phát triển với các quận khác, ra sức cần kiệm để đẩy mạnh Công
nghiệp hoá - Hiện đại hoá, nâng cao hiệu quả kinh tế và đầu tư.
Thứ hai, thực hiện cụ thể hoá các chính sách tài chính - tiền tệ, kết hợp
với tình hình kinh tế địa phương tạo động lực gó phần phát triển sản xuất
ngày càng tăng, ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện cho việc công nghiệp hóa nông thôn .
Thứ ba, huy động đến mức cao nhất mọi nguồn lực nhằm tăng trưởng
kinh tế với tốc độ cao và bền vững, tăng cường tiềm lực Tài chính địa phương.
Mặt khác thực hiện phân bổ các nguồn lực một cách có hiệu quả, chú trọng cho
đầu tư xây dựng cơ bản, kết hợp với phát triển văn hoá giáo dục, thực hiện
công bằng và tiến bộ xã hội, đồng thời động viên được mọi thành phần kinh tế,
mọi người phát triển sản xuất kinh doanh, - Cái gốc của sự tăng trưởng kinh tế
cũng như sức mạnh tài chính, xây dựng một nền tài chính lành mạnh và an


toàn với tăng cường hiệu quả đầu tư làm hạtnhân.
Thứ tư, chấp hành hệ thống pháp luật tài chính đảm bảo phát huy vai trò
kiểm tra, giám sát của tài chính nhằm tăng cường trật tự kỷ cương Tài chính
chống tham nhũng, tham ô, lãng phí làm thất thoát tài sản, tiền vốn của Nhà
nước và nhân dân.
Thứ năm, đẩy mạnh quá trình đa dạng hoá hình thức huy động vốn,
khuyến khích hình thành các quỹ đầu tư, quỹ tín dụng để huy động các nguồn
vốn của mọi thành phần kinh tế, tầng lớp dân cư cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng kinh tế - xã hội phục vụ đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thực hiện có
hiệu quả chính sách động viên nhằm khai thác các nguồn thu thông qua thuế,
phí và lệ phí từ tất cả các khu vực, bồi dưỡng các nguồn thu.
Thứ sáu, đẩy mạnh công tác chống thất thu thuế nhằm tăng thu Ngân
sách, tạo nguồng thu vững chắc. Có chính sách Tài chính khuyến khích các
doanh nghiệp địa phương tăng khả năng tích luỹ, sử dụng lợi nhuận sau thuế
để tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, ổn định và tăng trưởng nguồn thu
cho Ngân sách
Thứ bảy, chấp hành nghiêm chỉnh Luật NSNN ở tất cả các cấp Ngân sách
và các đơn vị dự toán, trong tất cả các khâu từ xây dựng dự toán, phân bổ,
phân cấp và điều hành quản lý đến việc thực hiện cấp phát, thanh tra, kiểm
tra, kiểm toán, quyết toán Ngân sách Huyện, đổi mới cơ cấu Ngân sách Huyện,
thực hiện thu, chi Ngân sách theo đúng luật. Đẩy mạnh xã hội hoá một số nội
dung chi sự ngiệp giáo dực - đào tạo, y tế xã hội, góp phần giảm nghèo.
Thứ tám, đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống doanh nghiệp Nhà
nước. Phân loại và và định hướng bước đi để thực hiện cổ phần hoá doanh
nghiệp, đa dạng hoá hình thức sở hữu.
Thứ chín, nâng cao năng lực và hiệu quả của bộ máy hành chính. Tiếp
tục hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý tài chính xuống tận các phường, đảm
bảo dủ năng lực phát triển; quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
từng tổ chức trong hệ thống Tài chính .
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN

LÝ NGÂN SÁCH HUYỆN BẮC SƠN TRONG THỜI GIAN TỚI
3.2.1 Xây dựng, lập dự toán ngân sách phải chính xác, chi tiết, tránh
thâm hụt.
Lập dự toán là khâu đầu tiên của quá trình quản lý Ngân sách, chất lượng
quản lý Ngân sách phụ thuộc khâu lập dự toán. Lập dự toán là việc lên kế
hoạch thu, chi Ngân sách cho năm Ngân sách tới, toàn bộ các dự kiến về các
khoản thu (thuế, phí, viện trợ ...) và các khoản chi (thường xuyên, phát triển ...)
đều được định hình rõ nét - Đó là yêu cầu cơ bản mà khâu lập dự toán cần phải
đạt được. Với tư cách là khâu mở đầu, lập dự toán có vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc quản lý Ngân sách cũng như làm cho Ngân sách có tính ổn
định, an toàn và hiệu quả. Hiểu được tầm quan trọng của xây dựng dự toán,
Ngân sách Huyện phải chỉ đạo đôn đốc các đơn vị tổ chức, cá nhân lên kế hoạch
cụ thể cho Ngân sách. Xây dựng dự toán Ngân sách Huyện phải bắt đầu từ tổ,
thôn, xóm, đến xã, phường, các phòng, ban, đơn vị hành chính, các cơ sở sản
xuất kinh doanh lớn, nhỏ. Cần phải tránh tình trạng bỏ sót nguồn thu, quên
nhiệm vụ chi. Khi các trường hợp đó xảy ra sẽ làm cho việc quản lý Ngân sách
dẫn đến bị động, ảnh hưởng đến năm Ngân sách và cả các năm sau đó
UBND huyện hằng năm, căn cứ vào hướng dẫn và thông báo số kiểm tra
của UBND Tỉnh và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện, tiến hành lập
dự toán thu, chi Ngân sách địa phương mình. UBND huyện phải chỉ đạo các cơ
quan quản lý Ngân sách tiến hành lập dự toán .
Một, Chi cục thuế lập dự toán thu Ngân sách và cơ sở tính toán từng
nguồn thu, dự kiến số thuế giá trị gia tăng phải hoàn trả cho các doanh nghiệp
trên địa bàn thuộc phạm vi huyện quản lý gửi cơ quan thuế cấp trên, Phòng
TàI chính-TM. Cơ quan kế hoạch đầu tư.
Hai, Phòng kế hoach đầu tư chủ trì phối hợp với cơ quan Tài chính tiến
hành lập và dự kiến phương án phân bổ dự toán chi đầu tư XDCB cho từng
đơn vị, dự án thuộc Ngân sách địa phương báo cáo UBND huyện. Đồng thời,
Phòng Kế hoạch Đầu tư phối hợp với cơ quan quản lý chương trình quốc gia
cùng cấp trong việc lập phương án phân bổ dự toán chi chương trình quốc gia.

Ba, Phòng Tài chính là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc lập dự
toán. Phòng Tài chính phải năng động, linh hoạt trong việc phối hợp với cơ
quan khác để lập dự toán hoàn chỉnh báo cáo UBND huyện và Sở Tài chính -
Vật giá .
Các cơ quan quản lý Ngân sách phải đôn đốc các doanh nghiệp căn cứ vào
kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị dự kiến các khoản phải nộp, số thuế
giá trị gia tăng được hoàn lại gửi cơ quan thuế và cơ quan được giao nhiệm vụ
thu. Riêng các doanh nghiệp Nhà nước, ngoài việc đăng ký nộp thuế và dự kiến
số thuế giá trị gia tăng được hoàn lại còn phải lập kế hoạch thu, chi tài chính,
mức đề nghị bổ xung vốn lưu động (nếu có nhu cầu), khoản Ngân sách chi hỗ
trợ theo chế độ quy định (nếu có ).Các cơ quan quản lý Ngân sách yêu cầu các
đơn vị thuộc diện được cấp Ngân sách, kinh phí xem xét dự toán Ngân sách của
các đơn vị trực thuộc, tổng hợp lập dự toán thu, chi Ngân sách theo Mục lục
NSNN ; dự toán chi từ nguồn kinh phí uỷ quyền. Sau khi dự toán Ngân sách
được lập xong phải gửi lên cơ quan có thẩm quyên quyết định.
Trong dự toán thu ngân sách hàng năm phái căn cứ vào tình hình phát
triển kinh tế xã hội của địa phương, căn cứ vào các chính sách thuế hiện hành
của Nhà nước,khung xây dựng kế hoạch và hướng dẫn lập dự toán ngân sách
của cấp trên hàng năm, và định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của
địa phương mà lập dự toán ngân sách một cách khoa học, chính xác nhất,
nhằm huy động thuế và phí một cách tốt nhất vào ngân sách Nhà nước. Muốn
vậy, hàng năm các cơ quan quản lý thu của địa phương phải:
- Các đội thuế, cán bộ thuế phải phối hợp chặt chẽ với các xã để nắm chắc
địa bàn đến từng thôn, khu phố để thống kê đầy đủ các hộ kinh doanh ( cả hộ
và doanh thu). Lập sổ bộ thuế đầy đủ, chính xác số hộ kinh doanh cố định và kê
khai ( những hộ này thực hiện 3 loại thuế là: Môn bài, thuế VAT, thuế thu nhập
doanh nghiệp) và các hộ kinh doanh nhỏ có thu nhập hàng tháng < 350.000
đồng hàng/tháng( những hộ này chỉ nộp thuế môn bài)…
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền các chính sách pháp lụât về thuế
bằng các hình thức tuyên truyền qua đài phát thanh, truyền hình, pa nô, áp

phích, duy trì thường xuyên hội nghị đối thoại với các doanh nghiệp, các hộ
kinh doanh trên địa bànđể tạo môi trường thuận lợi, công khai minh bạch, dễ
hiểu về các chính sách pháp luật về thuế để các đối tượng nộp thuế thấy rõ
được quyền lợi và nghĩa vụ nộp thuế, yên tâm đầu tư phát triển SXKD. Đó là
biện pháp tốt nhất giải quyết góp phần thu đúng, thu đủ , nuôi dưỡng nguồn
thu, tăng ngân sách địa phương.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ thuế nắm vững nghiệp vụ chuyên môn, có phẩm
chất chính trị tốt, tinh thần trách nhiệm cao, đấu tranh kiên quyết chống các
biểu hiện tieu cực trong đội ngũ cán bộ thuế, phát hiện tiêu cực phải được xử
lý kịp thời, kiên quyết đưa ra khỏi ngành.
- chấp hành nghiêm chỉnh 10 điều kỷ luật của ngành thuế; quy định
những tiêu chuẩn cân “xây” và những điều cần “ chông” đói với cán bộ công
chức trong ngành thuế.
- Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng trong ngành thuế
3.2.2 Không ngừng tăng cường kiểm tra, kiểm soát lại tất cả các nguồn
thu:
- Phối hợp chặt chẽ và hiệu quả đối với các ngành liên quan để tổ chức
kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, kê khai nộp
thuế, tình hình nộp thuế trên địa bàn, để có biện pháp đôn đốc , uốn nắn, tháo
gỡ khó khăn kịp thời, xử lý mọi vi phạm nợ đọng tiền thuế, đảm bảo thu đúng,
thu đủ các khoản thu phát sinh trên địa bàn và các khoản nợ đọng nộp kịp thời
vào ngân sách Nhà nước. Thực hiện tốt quy trình kiểm tra các đối tượng nộp
thuế, thanh tra nội bộ lập kế hoạch kiểm tra, thanh tra và tiến hành kiểm tra
theo kế hoạch đã đề ra.
- Thực hiện kiểm tra, rà soát lại cơ cấu hộ, số lượng hộ kinh doanh nộp
thuế khoán ổn định, đảm bảo quản lý đầy đủ 100% số hộ có kinh doanh; định
kỳ thực hiện điều chỉnh doanh thu, mức thu thuế bất hợp lý, để đảm bảo phù
hợp với tình hình SXKD, doanh thu và biến động giá cả trên thị trường.
- Thực hiện kiểm tra, rà soát lại quỹ đất của các tổ chức, các hộ gia đình
và các cá nhân được giao đất, cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất, được

cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, để nhằm thực hiện thu các khoản thu
liên quan đến đất đai theo đúng mức giá quy định.
- Có kế hoạch, biện pháp chống thất thu thuế đối với hoạt động kinh
doanh vận tải, nhà nghỉ, XDCB tư nhân và kinh doanh hàng lưu động trên địa
bàn huyện. Đối với kinh doanh vận tải tư nhân thường không thu đủ thuế theo
số hộ, các đối tượng này do đội thuế các xã, phường, thị trấn quản lý thu. Việc
thu đúng, thu đủ thuế của các đối tượng trên thường gặp nhiều khó khăn do
các hộ kinh doanh vận tải khi mua bán xe không sang tên, chủ sở hữu mới
không không đăng ký nộp thuế, vẫn sử dụng tên chủ cũ để kinh doanh nên cơ
quan thuế rất khó quản lý, nhất là chủ xe mới lại khác địa bàn. để quản lý hộ
kinh doanh này, đội thuế cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng huyện,
với chính quyền ácc xã, thị trấn để kiểm tra, rà soát và đứa ccá đối tượng này
vào thu thuế; lực lượng cảnh sát gaio thông huyện kiểm tra phương tiện vận
tải tư nhân ngoài ácc giấy tờ đảm bảo an toàn gaio thông phải kiểm tra chứng
từ chứng minh đã nộp thuế đến thpì điểm kiểm tra; phòng Tìa chính kế hoạch
huyện kiểm tra tình hình cấp gâíy đăng ký kinh doanh, nếu phát hiện không
đăng ký nộp thuế và hàng tháng không nộp thuế thì thu hồi giấy phép kinh
doanh.
- Các tổ nhóm, cá nhân hoạt động kinh doanh XDCB có đặc thù hoạt động
lưu động, khi nhậ được công trình thường không đăng ký với cơ quan thuế, để
quản lý được đội thuế cần phối hợp với chính quyền xã, thị trấn thường xuyên
kiểm tra các công trình xây dựng tư nhân, phát hiện không có giấy phép xây
dựng ,kê khai tạm trú , kê khai thuế cá nhân tổ, nhóm xây dựng phải chỉ đạo
ngay thu thuế XDCB tư nhân theo đúng quy định.
Đối với kinh doanh nhà nghỉ, nhà trọ hiện nay thường thất thu về doanh
số, để qảun lý tốt loại hình kinh doanh này, đội thuế cần phải phối hợp chặt chẽ
với công an thị trân, công an xã để kiểm tra định kỳ nhà nghỉ, nhà trọ, kiểm tra
số khách nghỉ thực tế và đối chiêud với số khách được đăng ký tạm trú, phát
hiện không chính xác thì lập biên bản xử lý. Đối với hộ kê khai không đầy đủ
doanh số, chi cục thuế ấn định doanh số trên cơ sở phòng nghỉ, đơn giá bình

quân phòng và hiệu suất khai thác phòng.
- Đối với các hộ kinh doanh nhỏ, lưu động, thời vu: để quản lý tốt việc thu
thuế đội thuế cần phối hợp với công an xã, thị trân, quản lý thị trường để kiểm
tra đăng ký tạm trú, ngành nghề hàng kinh doanh, kết hợp kiểm tra việc đăng
ký nộp thuế.
3.2.3 Tạo dựng, khai thác, phát triển nguồn thu mới
- Để tạo dựng được nguồn thu mới trong kế haọch phát triển kinh tế xã
hội 5 năm 2006-2010 cảu huyện Bắc Sơn, mục tiêu đề ra với mức độ tăng
trưởng kinh tế bình quân hàng năm là 11%/năm. Nhằm khai thác được mọi
tiềm năng, thế mạnh cảu địa phương, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói
chung và đặc biệt chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông lâm
nghiệp nói riêng theo hướng phát triển hàng hoá tập trung có giá trị kinh tế
cao, tạo thêm ngành nghề mới, từ đó tạo tiền đề tăng thu cho ngân sách.
- Huyện đang hình thành các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ
thuật và các khu lịch sử cấch mạng, vào các danh thắng, hang động nơi cư trú
của người Việt cổ sinh sống thuộc nền Văn hoá Bắc Sơn-thời kỳ đồ đá mới . Từ
đó tạo điều kiện để phát triển thương mại, du lịch tạo nguồn thu mới ổn định.
- Thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh ( ưu đãi về thuế thu nhập
doanh nghiệp, ưu đãi về thuê đất và giá thuê đất, hỗ trợ về đào tạo lao động....)
huyện đang kêu gọi, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư và phát triển
nông lâm nghiệp và chế biến lâm sản để nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất,
nâng xcao đời sống nhân dân và tạo nguồn thu mới cho Ngân sách Nhà nước.
- Khai thác nguồn thu mới: thực hiện đấu gái quyền sử dụng đất đối với
quỹ đất công để tạo vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển
kh\inh tế xã hội của địa phương; thực hiện quản lý để thu đúng thu đủ phí môi
trưởng, thuế tài nguyên đối với ácc hoạt động khai thác khoáng sản trên địa
ban.
3.2.4 Tổ chức quản lý thu một cách khoa học, chính xác, đơn giản dễ
hiểu
- Đổi mới hình thức quản lý hành chính thuế, theo hướng đối tượng nộp

thuế tự kê khai, tự tính thuế, tự nộp thuế và chịu trách nhiệm trước pháp luật,
Nhà nước chỉ kỉêm tra, đôn đốc việc nộp thuế.
- Thường xuyên trấn chỉnh, đề cao năng lực, tinh thần trách nhiệm công
vụ và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ bộ thu, kế toán thuế và việc sử
dụng biên lai, ấn chỉ thuế nhằm ngăn ngừa lợi dụng để trốn lậu thuế.
3.2.5 Tăng cường hiệu quả chi nganh sách huyện, giám sát giảm thiểu
những khoản chi lãng phí, vô ích. Chấp hành đúng dự toán chi được
giao
Hàng năm điều hành qảun lý chi Ngân sách Nhà nước theo đúng dự toán
được giao; bám sát các mục chi, đảm bảo chi đúng nhiệm vụ chi, đúng chế độ,
tiêu chuẩn, định mức hiện hành của Nhà nước. Đối với kinh phí để đầu tư
XDCB, mua sắm thiết bị, phương tiện làm việc của cơ quan đơn vị hành chính
sự nghiệp phải qua đấu thầu hoặc thẩm định giá, thì còn phải tổ chức đấu thầu
hoặc thaamr f\định giá theo quy định hiện hành của Nhà nước.
-Thực hiện tốt chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và
kinh phí quản ký hành chính đối với các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước;
thực hiện tốt chế độ tự chủ tự cịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức
bộ máy, biên chế và tài chính đối với ácc đơn vị sự nghiệp công lập. Ccá đơn vị
trên phải xây dựng và lập được kế haọch, quy chế chi tiêu nội bộ, theo tháng ,
quý, năm được cơ quan thông qua và được cơ quan tài chính cấp huyện phê
duyệt.
- Tăng cường kiểm tra việc quản lý, sử dụng ngấn sách, tài sản công đối
với các đơn vị thụ hưởng ngân sách. Thực hiện nghiêm chế độ trách nhiệm đối
với người đứng đầu đơn vị nếu xảy ra sai phạm, thất thoát, lãng phí trong việc
sử dụng ngân sách và tài sản công. Triệt để thực hiện tiết kiệm chi , nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn ngân sách.
- Thực hiện nghiêm túc chế độ công khai tài chính theo đúng quy định
hiện hành của Nhà nước, việc mua sắm trang bị và sửa chữa ácc thiết bị tài
sản trong các cơ quan, đơn vị HCSN phải theo dúng định mức, tiêu chuẩn, chế
độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, trước khi mua sắm, sửa chữa

tài sản, thiết bị phải được cơ quan tài chính thẩm định về nhu cầu, giá cả theo
đúng quy đinh hiện hành.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các công trình XDCB trên
địa bàn; thẩm định chặt chẽ gía mua sắm tài sản và giá trị quyết toán các công
trình XDCB hoàn thành, giảm trừ các khoản chi sai chế độ hiện hành.
- Triển khai thực hiện xã hội hoá các hoạt động giáo dục ,y tế, văn hoá,
TDTT ở những khu vực những địa bàn có điều kiện để huy động cao nhất
nguồn lực trong dân, vừa đảm bảo tăng đầu tư xã hội cho lĩnh vực này, vừa
tiết kiệm chi Ngân sách, giành vốn cho đầu tư phát triển.

×