MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẦN VỀ XUẤT KHẨU SỰ CẦN
THIẾT HOÀN THIỆN VỀ XUẤT KHẨU
1.1.Khái niệm và đặc điểm xuất khẩu
1.1.1.Khái niệm về xuất khẩu
Xuất khẩu hàng hoá là việc bán hàng hoá của quốc gia này cho một quốc
gia khác trên cơ sở thanh toán bằng tiền tệ. Hàng hoá được vận chuyển qua biên
giới quốc gia, tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một hoặc cả hai quốc gia.
Hoạt động xuất khẩu là hình thức cơ bản của hoạt động ngoại thương đã xuất
hiện từ lâu đời và ngày càng phát triển.
Hoạt động XK khác với hoạt động buôn bán trong nước. Trong buôn bán
nội địa, hàng hóa chỉ được vận chuyển trong phạm vi một quốc gia, đồng tiền
thanh toán thường là đồng nội tệ của quốc gia đó và các bên chủ thể chủ yếu là
có chung quốc tịch thì trong hoạt động XK, hàng hoá được vận chuyển qua biên
giới quốc gia, đồng tiền thanh toán là ngoại tệ đối với một hoặc cả hai bên và
các đối tác kinh doanh có quốc tịch khác nhau. Cũng có trường hợp hàng hoá
được bán ra khỏi phạm vi một quốc gia cho đối tác là người cùng quốc tịch
nhưng hết sức hạn hữu.
Hoạt động xuất khẩu, diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện kinh
tế, từ xuất khẩu hàng hoá tiêu dùng, tư liệu sản xuất, máy móc, thiết bị và kỹ
thuật công nghệ cao cho đến dịch vụ. Tất cả các hoạt động đó đều nhằm mang
lại lợi ích kinh tế cho các chủ thể và quốc gia tham gia.
1.1.2.Đặc điểm
- Hoạt động kinh doanh xuất khẩu là một hoạt động diễn ra trên phạm vi
lớn cả về không gian và thời gian, hoạt động này được thực hiện không chỉ giữa
các quốc gia láng giềng mà còn diễn ra giữa các nước tạo ra một thị trường rộng
lớn và nhiều tiềm năng khai thác. Kinh doanh xuất nhập khẩu có thể diễn ra
nhanh chóng trong vài giờ hoặc có thể kéo dài lâu hơn thậm chí kéo dài hàng
năm.
- Kinh doanh xuất khẩu là hoạt động chủ yếu là hoạt động ngoại thương
do đó mà nó chịu tác động mạnh mẽ của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô như
chế độ chính sách, luật pháp, kinh tế, văn hoá, đặc biệt là chịu ảnh hưởng của tỷ
giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ hàng xuất khẩu. Ngoài ra các yếu tố thuộc môi
trường vi mô như sự cạnh tranh của các đối thủ, tiềm năng tài chính, chiến lược
kinh doanh của công ty cũng ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động xuất khẩu. Do
chịu sự chi phối của các nhân tố trên mà hoạt động hoạt động kinh doanh xuất
khẩu mặc dù lợi nhuận cao nhưng lại có tính rủi ro tương đối lớn.
- Hoạt động xuất khẩu xét về mặt bản chất chính là hợp đồng mua bán
quốc tế được ký kết trên cơ sở tự nguyện của các bên, do đó mà nó chịu sự điều
chỉnh bởi nhiều hệ thống luật như luật quốc gia, luật quốc tế. Khi hoạt động này
diễn ra đồng nghĩa với việc ký kết hoạt đồng mua bán quốc tế, khi đó người bán
sẽ chuyển giao chứng từ có liên quan đến hàng hoá và chuyển giao quyền sở
hữu hàng hoá ấy cho người mua, người mua phải có trách nhiệm thanh toán và
nhận hàng. Quá trình này diễn ra kèm theo với nó là các thủ tục hải quan và thủ
tục hành chính khác. Nhưng đồng tiền thanh toán phải là ngoại tệ đối với một
trong hai đối tác, thông thường đó là các ngoại tệ mạnh như USD, JPY, EURO...
- Hoạt động xuất khẩu là hoạt động mua bán hàng hoá vượt ra khỏi biên
giới quốc gia nên phải sử dụng các phương tiện vận tải chuyên dụng như: Vận
tải đường biển, đường sắt, máy bay hoặc đường bộ. Vận chuyển hàng hoá từ nơi
người bán đến tận tay người mua thường là phải qua quãng đường dài đó là
hàng hoá phải được đóng gói trong bao bì đảm bảo phù hợp với phương tiện
vận tải, điều kiện khí hậu, tránh hao mòn, mất mát và hư hỏng.
- Bản chất của xuất khẩu là hợp đồng mua bán quốc tế nên phải thống
nhất ngôn ngữ soạn thảo, phải là hình thức văn bản có chũ ký pháp lý, các điều
kiện và điều khoản phải rõ ràng, súc tích và phải thống nhất và chỉ rõ luật điều
chỉnh.
1.2.Phương thức và các hình thức xuất khẩu
1.2.1.Các phương thức xuất khẩu
1.2.1.1.Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là hoạt động bán hàng trực tiếp của một công ty chó
khách hàng của mình ở thị trường nước ngoài. Các công ty có kinh nghiệm quốc
tế thường trực tiếp bán các sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài. Khách
hàng của công ty không chỉ đơn thuần là người tiêu dùng. Những ai có nhu cầu
mua và tiêu dùng sản phẩm của công ty đều là khách hàng của công ty. Xuất
khẩu trực tiếp có hai hình thức chủ yếu sau:
-Đại diện bán hàng: là hình thức bán hàng không mang danh nghĩa của
mình mà lấy danh nghĩa của người ủy thác nhằm nhận lương và một phần hoa
hồng trên cơ sở giá trị hàng háo bán được. Trên thực tế, đại diện bán hàng hoạt
động như nhân viên bán hàng của công ty ở thị trường nước ngoài. Công ty sẽ
kí hợp động trực tiếp với khách hàng ở thị trường nước đó.
-Đại lý phân phối: là người mua hàng hóa của công ty để bán theo kieenh
tiêu thụ ở khu vực mà công ty phân định. Công ty khống chế phạm vị phân
phối, kênh phân phối ở thị trường nước ngoài. Đại lý phân phối chấp nhận toàn
bộ rủi ro liên quan đến việc bán hàng hóa ở thị trường đã phân định và thu lợi
nhuận qua chênh lệch giữa giá mua và giá bán.
1.2.1.2.Xuất khẩu gián tiếp
Xuất khẩu gián tiếp là hình thức bán hàng hóa và dịch vụ của công ty ra
nước ngoài thông qua trung gian. Các trung gian mua bán chủ yếu trong kinh
doanh xuất khẩu là: đại lý, công ty quản lý nhập khẩu và công ty kinh doanh
xuất nhập khẩu. Các trung gian mua bán này không chiếm hưu hàng hóa của
công ty nhưng trợ giúp công ty xuất khẩu hàng hóa sang thị trường nước ngoài.
Đại lý (Agent): là các cá nhân hay tổ chức đại diện cho nhà xuất khẩu
thực hiện một hay một số hoạt động nào đó ở thị trường nước ngoài. Đại lsy chỉ
thực hiện một hay một số hoạt động nào đó cho công ty ủy thác va fnhaanj thù
lao. Đại lý không chiếm hữu và sở hữu hàng hóa. Đại lý là người thiết lập quan
hệ hợp đồng giữa công ty và khách hàng ở thị trường nước ngoài.
Công ty quản lý xuất khẩu (Export management company): là các công ty
nhận ủy thác và quản lý công tác xuất khẩu hàng hóa. Công ty quản lý xuất
khẩu hàng hoạt động trên danh nghĩa của công ty xuất khẩu nên là nhà xuất
khẩu gián tiếp. Công ty quản lý xuất khẩu đơn thuần làm các thủ tục xuất khẩu
và thu phí dịch vụ xuất khẩu. Bản chất công ty quản lý xuất khẩu là làm các
dịch vụ quản lý và thu được khoản tiền thù lao nhất định từ các hoạt động đó.
Công ty kinh doanh xuất khẩu (Export trading company): là công ty hoạt
động như nhà phân phối độc lập có chức năng kết nối các khách hàng nước
ngoài với các công ty xuất khẩu trong nước để đưa các hàng hóa ra nước ngoài
tiêu thụ. Ngoài việc thực hiện các hoạt động liên quan trực tiếp đến xuất khẩu,
các công ty còn cung ứng các dịch vụ xuất nhập khẩu và thương mại đối lưu,
thiết lập và mở rộng các kênh phân phối, tài trợ cho các dự án thương mại và
đầu tư, thậm chí trực tiếp thực hiện sản xuất để bổ trợ một công đoạn nào đó
cho sản phẩm, ví dụ như bao gói, in ấn … Bản chất của công ty kinh doanh xuất
khẩu là thực hiện các dịch vụ xuất khẩu nhằm kết nối các khách hàng nước
ngoài với công ty xuất khẩu. Tuy nhiên, các công ty kinh doanh dịch vụ xuất
khẩu này có nhiều vốn, mối quan hệ và cơ sở vật chất tốt nên có thể làm các
dịch vụ bổ trợ cho hoạt động xuất khẩu của công ty xuất khẩu. Công ty kinh
doanh dịch vụ bổ trợ cho hoạt động xuất khẩu của công ty xuất khẩu. Công ty
kinh doanh xuất khẩu có kinh nghiệm, chuyên sâu về thị trường nước ngoài và
có các chuyên gia chuyên làm dịch vụ xuất khẩu. Các công ty kinh doanh xuất
khẩu có nguồn thu cố định từ các dịch vụ xuất khẩu và tự bỏ chi phí cho hoạt
động của mình. Các công ty này có thể cung cấp các chuyên gia xuất khẩu cho
các công ty xuất khẩu.
Đại lý vận tải là các công ty thực hiện các dịch vụ thuê vân chuyển và
những hoạt động có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa như khai báo hải
quan, áp biểu thuế quan, thực hiện giao nhận chuyên chở và bảo hiểm. Các đại
lý vân tải này cũng thực hiện các nghiệp vụ xuất khẩu và phát triển nhieuf loại
hình dịch vụ giao nhận hàng hóa đến tận tay người nhận. Khi các công ty xuất
khẩu thông qua các đại lý vẫn taiir hay các công ty xuất nhập khẩu liên quan tới
hàng hóa đó. Bản chất của các đại lý vận tải hoạt động như các công ty kinh
doanh dịch vụ giao nhận vận chuyển và dịch vụ xuất nhập khẩu, thậm chí cả
dịch vụ bao gói hàng hóa cho phù hợp với phương thức vận chuyển, mua bảo
hiểm hàng hóa cho hoạt động của họ.
1.2.2.Các hình thức xuất khẩu
1.2.2.1. Xuất khẩu uỷ thác
Hoạt động xuất khẩu uỷ thác là hoạt động hình thành giữa một doanh
nghiệp trong nước có nhu cầu xuất khẩu một số loại hàng hoá nhưng không đủ
điều kiện để xuất khẩu( gọi là doanh nghiệp uỷ thác xuất khẩu) đã uỷ thác cho
một doanh nghiệp khác( gọi là doanh nghiệp xuất khẩu uỷ thác) có chức năng
giao dịch ngoại thương tiến hành đàm phán với đối tác nước ngoài để làm thủ
tục xuất khẩu hàng hoá theo yêu cầu của bên uỷ thác và được hưởng một khoản
thù lao gọi là phí uỷ thác, hay còn gọi là hoa hồng uỷ thác.
Trong hoạt động XK uỷ thác, doanh nghiệp nhận uỷ thác không phải bỏ
vốn, do không phải lo nguồn hàng mà chỉ phải đứng ra thay mặt bên uỷ thác tìm
và giao dịch với bạn hàng nước ngoài, ký hợp đồng và làm thủ tục XK hàng hoá
cũng như thay mặt bên uỷ thác khiếu nại, đòi bồi thường với bên nước ngoài khi
có tổn thất.
Cần phân biệt rõ hình thức xuất khẩu uỷ thác và nghiệp vụ uỷ thác xuất
khẩu qua quyền sở hữu đối với hàng hoá. Chủ sở hữu thực hiện nghiệp vụ uỷ
thác xuất khẩu cho đối tác kinh doanh có hình thức xuất khẩu uỷ thác.
1.2.2.2. Xuất khẩu tự doanh.
Xuất khẩu tự doanh là hoạt động xuất khẩu độc lập và trực tiếp của một
doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trên cơ sở nghiên cứu kỹ thị trường
trong và ngoài nước, tính toán đầy đủ chi phí đảm bảo kinh doanh xuất khẩu có
lãi, đúng phương hướng, chính sách, pháp luật của quốc gia cũng như quốc tế.
Trong xuất khẩu tự doanh, doanh nghiệp phải đứng mũi chịu sào trước tất
cả mọi việc. Doanh nghiệp phải xem xét một cách kỹ càng từ bước nghiên cứu
thị trường, lo tìm kiếm nguồn hàng xuất khẩu đến việc ký kết hợp đồng và thực
hiện hợp đồng vì doanh nghiệp phải tự bỏ vốn của mình ra, chịu mọi chi phí và
rủi ro có thể xảy ra.
1.2.2.3. Xuất khẩu liên doanh.
Đây là hoạt động xuất khẩu hàng hoá trên cơ sở liên kết kinh tế tự nguyện
giữa các doanh nghiệp nhằm phối hợp khả năng để cùng nhau giao dịch và đề ra
các chủ trương, biện pháp có liên quan đến hoạt động XK, thúc đẩy hoạt động
này phát triển theo hướng có lợi nhất cho tất cả các bên, cùng chia lãi hoặc cùng
chịu lỗ.
So với hình thức xuất khẩu tự doanh thì trong hình thức này, từng doanh
nghiệp được chia sẻ rủi ro, vì mỗi doanh nghiệp liên doanh XK chỉ góp một
phần vốn nhất định, quyền hạn và trách nhiệm của mỗi bên cũng phân theo số
vốn góp.
1.2.2.4. Xuất khẩu đổi hàng
Xuất khẩu đổi hàng cùng với trao đổi bù trừ là hai loại nghiệp vụ chủ yếu
của buôn bán đối lưu, nó là hình thức xuất khẩu gắn liền với nhập khẩu, thanh
toán theo hình thức này không phải dùng tiền mà bằng hàng hoá.
Để có thể thực hiện được hình thức xuất khẩu này thì hàng hoá nhập và
hàng hoá xuất phải tương đương nhau về giá trị, bạn hàng bán và mua là một.
1.2.2.5. Gia công quốc tế
Là hoạt động kinh doanh thương mại, trong đó một bên (bên nhận gia
công) nhận nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác ( bên đặt gia
công) để chế biến thành phẩm, giao lại cho bên đặt gia công và được nhận phí
gia công. Ngành dệt may Việt Nam sử dụng hình thức này là chủ yếu.
1.2.2.6. Tạm nhập, tái xuất
Là hình thức xuất khẩu trở lại ra nước ngoài những hàng hoá đã được
nhập khẩu nhưng chưa qua chế biến ở nước tái xuất.
* Trên đây là khái quát một số hình thức XK nói chung và cũng đang được áp
dụng phổ biến ở nước ta hiện nay.
1.3.Những nội dung chủ yếu về hoạt động xuất khẩu
1.3.1. Công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu và lựa chọn mặt hàng.
1.3.1.1.Nghiên cứu thị trường xuất khẩu
- Đây là công việc quan trong đầu tiên cần được tiến hành cẩn thận khi một
doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu. Vai trò của công tác nghiên cứu thị
trường là giúp các doanh nghiệp nhận thức được quy luật, vận động của thị
trường xuất khẩu vì thị trường là không đồng nhất ở mọi nơi, qua đó tìm hiểu
triển vọng bán hàng cho một sản phẩm cụ thể hay một nhóm mặt hàng nhất
định, thông qua nghiên cứu thị trường xuất khẩu giúp doanh nghiệp các thông
tin về quy mô, dung lượng thị trường, các ngành hàng mới khả năng cạnh tranh
hàng hoá của doanh nghiệp, chu kỳ sống của sản phẩm, các biện pháp và hình
thức để thâm nhập vào đoạn thị trường mục tiêu đó.
Nghiên cứu thị trường là quá trình tiến hành điều tra thu thập thông tin và
số liệu về thị trờng mục tiêu từ đó so sanh sức tiêu thụ tiềm năng, phân tích số
liệu để thấy được hiệu quả kinh tế và rút ra kết luận. Kết thúc quá trình này các
nhà quản trị phải có kế hoạch lập ra các biện pháp Marketing giúp doanh nghiệp
nhanh chóng chiếm thị phần ở đoạn thị trường có hiệu quả ấy.
Khi thu thập thông tin, cần phân biệt đâu là thông tin sơ cấp (Frimary
information) và đâu là thông tin thứ cấp (Secondary Information). Dựa vào hai
loại thị trường trên, người ta thường sử dụng hai phương pháp nghiên cứu thị
trường sau:
+ Nghiên cứu tại hiện trường: là cách thu thập thông tin về thị trường trực
tiếp từ khách hàng thông qua các cuộc phỏng vấn, điều tra nhưng chi phí cao và
mất thời gian.
+ Nghiên cứu tại bàn: là cách thu thập thông tin thị trường thông qua các
phương tiện thông tin đại chúng, các ấn phẩm (Báo, tạp chí, chuyên đề định kỳ,
thống kê của các ngành và tổng cục), các tài liệu ở nước ngoài, thông tin từ các
cơ quan liên quan, uỷ ban kinh tế trung ương, các tổ chức quốc tế như quỹ tiền
tệ thế giới (IMF), tổ chức thương mại quốc tế WTO, ngân hàng quốc tế (WB),
các tài liệu thống kê của liên hợp quốc...
Khi nghiên cứu thị trường xuất khẩu thì doanh nghiệp phải tiến hành các
công việc sau:
- Nghiên cứu tình hình cung cầu của hàng hoá trên thị trường: Doanh
nghiệp phải xác định được tổng cung, tổng cầu dự báo của thế giới, của khu vực
hay quốc gia, xác định được quy mô, dung lượng của thị trường thị hiếu tiêu
dùng sản phẩm, chu kỳ sống của sản phẩm, vấn đề nguyên vật liệu sản xuất sản
phẩm ... Ngoài ra cần phải xác định xem nhân tố nào có ý nghĩa quan trọng
quyết định đến triển vọng bán hàng tại thời điểm nghiên cứu và trong tương lai.
- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng: Xem xét các yếu tố thuộc môi trường
vĩ mô (kinh tế, chính trị, văn hoá...) các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô (cạnh
tranh, giá cả cung cầu, khả năng tài chính ....). Lợi ích thu được từ nghiên cứu
các nhân tố ảnh hưởng là giúp cho doanh nghiệp tránh được rủi ro và thua lỗ khi
thâm nhập thị trường. Vấn đề giá cả có thể được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn vì nó
quyết định đến lợi nhuận của doanh nghiệp. ảnh hưởng đến sức tiêu thụ của sản
phẩm, đây là vấn đề chiến lược vì nó là điều kiện để đảm bảo hiệu quả kinh tế
trong kinh doanh xuất khẩu.
- Xác định đối tác kinh doanh: Mục tiêu của công việc này để tìm cho
doanh nghiệp người cộng tác tin cậy, an toàn và kinh doanh có lãi. Khi đó cần
xem xét xem đối tác kinh doanh trong lĩnh vực gì, quan điểm kinh doanh, khả
năng tài chính, mức độ uy tín của họ trên thị trường và phạm vi trách nhiệm của
họ để công tác. Nên chọn những đối tác trực tiếp, tránh đối tác trung gian.
- Nghiên cứu chính sách ngoại thương của các quốc gia, xem xét chính
sách thị trường, chính sách ưu đãi, chính sách mặt hàng... Các chính sách này
quyết định đến việc doanh nghiệp lựa chọn mặt hàng và phương thức thâm nhập
thị trường đó.
1.3.1.2.Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu
- Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu phụ thuộc rất nhiều vào chính sách thị trường,
chính sách ưu đãi và chính sách mặt hàng của quốc gia nhập khẩu. Nó qui định
mặt hàng được phép kinh doanh, được phép nhập khẩu, mặt hàng nào còn hạn
ngạch...
- Lựa chọn mặt hàng dựa vào thị hiếu tiêu dùng sản phẩm, quan trọng
nhất là yếu tố văn hoá. Ngoài ra còn phải tính đến thương hiệu của sản phẩm,
quy cách phẩm chất bao bì... tính thời vụ của sản phẩm, khả năng cung cấp
nguyên vật liệu đầu vào, nhân công, kỹ thuật...
- Xem xét sản phẩm định xuất khẩu đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống
trên thị trường. Nếu sản phẩm đang ở giai đoạn thâm nhập và phát triển thì việc
xuất khẩu là thuận lợi. Nhưng có những sản phẩm ở giai đoạn thoái trào của chu
kỳ sống nhờ vào các biện pháp khuếch trương cải tiến sản phẩm làm cho sản
phẩm có thể kéo dài được chu kỳ sống và từ đó có thể đẩy mạnh xuất khẩu.
- Một căn cứ nữa cũng được xét tới là tỷ suất ngoại tệ của hàng hoá. Tỷ
suất ngoại tệ của hàng hoá xuất khẩu là tổng số nội tệ chi phí ra để thu được một
đơn vị ngoại tệ. Nếu tỷ suất này lớn hơn tỷ giá hối đoái hối đoái hiện tại thì
không nên xuất khẩu.
1.3.1.3.Nắm vững thị trường ngoài nước
Đối với những đơn vị kinh doanh đối ngoại, việc nghiên cứu thị trường
có một ý nghĩa cực kì quan trọng. Trong việc nghiên cứu đó, nhưng nội dung
cần nắm vững về thị trường nước ngoài là những điều kiện chính trị - thương
mại chung, luật pháp và chính sách buôn bán, điều kiện về tiền tệ tín dụng, điều
kiện vận tải và tình hình giá cước… Ngoài ra còn phải nắm vững những điều
liên quan đến mặt hàng kinh doanh như dung lượng thị trường, tập quán, thị
hiếu tiêu dùng, các kênh tiêu thụ, sự biến động giá cả…
1.3.1.4.Lựa chọn khách hàng
Để lựa chọn khách hàng không nên căn cứ vào những lời quản cáo, tự
giới thiệu mà cần tìm hiểu khách hàng về thái độ chính trị của thương nhân, khả
năng tài chính, lĩnh vực kinh doanh và uy tín của họ trong kinh doanh.
1.3.2. Lập phương án kinh doanh và tạo nguồn hàng xuất khẩu
1.3.2.1.Lập phương án kinh doanh: Trên cơ sở những kết quả thu lượm được
trong quá trình nghiên cứu tiếp cận thị trường đơn vị kinh doanh lập phương án
xuất khẩu. Việc xây dựng phương án xuất khẩu bao gồm các bước sau:
-Đánh giá tình hình thị trường và thương nhân nhằm rút ra những nét
tổng quát về tình hình, phân tích khó khăn và thuận lợi trong xuất khẩu.
-Lựa chọn mặt hàng, thời cơ, điều kiện và phương thức xuất khẩu. Sự lựa
chọn này phải có tính thuyết phục trên cơ sở phân tích những tình hình có liên
quan.
-Đề ra mục tiêu cụ thể. Những mục tiêu đề ra trông phương án xuất khẩu
bao giờ cũng là nhưng mục tiêu cụ thể như: sẽ bán được bao nhiêu hàng, với giá
bao nhiêu, sẽ thâm nhập vào thị trường nào…
-Đề ra biện pháp thực hiện. Những biên pháp này là công cụ để đạt tới
mục tiêu đề ra
-Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tể của việc xuất khẩu. Hiệu quả kinh tế của
việc xuất khẩu được đánh giá thông qua nhiều chỉ tiêu khác nhau, trong đó chủ
yếu là:
+Chỉ tiêu tỉ suất ngoại tệ
+Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn.
+Chỉ tiêu tỉ suất doanh lợi
+Chỉ tiêu điểm hòa vốn.
1.3.2.2.Công tác tạo nguồn hàng xuất khẩu.
Nguồn hàng là toàn bộ khối lượng và cơ cấu hàng hoá thích hợp với nhu
cầu khách hàng có khả năng huy động trong kỳ kế hoạch. Muốn khai thác
nguồn hàng thì doanh nghiệp phải nghiên cứu nguồn hàng. Công việc này có ý
nghĩa chiến lược đối với uy tín, ổn định tính linh động và chi phí sản xuất của
doanh nghiệp.
Có 2 phương pháp nghiên cứu nguồn hàng là:
- Phương pháp lấy mặt hàng làm đơn vị nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình
khả năng và tiêu thụ của từng mặt hàng.
- Phương pháp lấy cơ sở sản xuất làm đơn vị nghiên cứu: Theo dõi nguồn
lực sản xuất và cung ứng sản phẩm của từng cơ sở sản xuất.
Sau đó doanh nghiệp tổ chức đàm phán và thực hiện hợp đồng, đánh giá
kết quả của công ty tạo nguồn hàng.
1.3.3. Giao dịch đàm phán kinh doanh và ký kết hợp đồng xuất khẩu
1.3.3.1 Giao dịch đàm phán kinh doanh
Đàm phán là hoạt động bên mua và bên bán tiến hành trao đổi, thoả thuận
các điều kiện mua bán, quy định quyền và nghĩa vụ đối với nhau để đi đến
thống nhất ký kết hợp đồng.
Đàm phán được chia thành 2 phương thức chính như sau:
- Đàm phán trực tiếp: là hoạt động giao dịch mà người mua và người bán
trực tiếp gặp gỡ để qui định các điều kiện trong mua bán, giao dịch hàng hoá,
giá cả, điều kiện thanh toán mỗi khi thoả thuận xong một điều kiện nào đó, 2
bên sẽ ghi lại bằng văn bản để làm bằng chứng. Hiện nay phương thức này được
sử dụng khá phổ biến đòi hỏi người thực hiện công tác này phải thường xuyên
có sự nâng cao kinh nghiệm, trình độ đàm phán, trao đổi kiến thức chuyên môn
để tránh bị động trước đối tác giao dịch.
Đàm phán gián tiếp: Là phương thức giao dịch mà người bán và người
mua không trực tiếp gặp nhau mà tiến hành trao đổi các yêu cầu, quy định và
các quyền và nghĩa vụ của nhau thông qua thư từ, điện tín. Phương thức này bao
gồm các hoạt động: Hỏi giá, báo giá, chào hàng, hoàn giá, chấp nhận và xác
nhận.
1.3.3.2. Ký kết hợp đồng:
Sau khi kết thúc đàm phán, các bên mua - bán tiến hành ký kết hợp đồng.
Do có yếu tố nước ngoài nên hợp đồng xuất nhập khẩu có nguồn luật điều chỉnh
phức tạp hơn so với hợp đồng mua bán trong nước. Mặc dù vậy một hợp đồng
có hiệu lực thì trước hết nó phải tuân theo luật pháp quốc gia mà chủ thể mang
quốc tịch. Các bên có thể lựa chọn công ước quốc tế, pháp luật nước ngoài, các
tập quán thương mại quốc tế để điều chỉnh hợp đồng ngoại thương. Việc lựa
chọn nguồn luật điều chỉnh do 2 bên tự thoả thuận, các hợp đồng được sử dụng
thường căn cứ vào mẫu để xây dựng, đối với những trường hợp phức tạp, nhiều
mặt hàng, thì kèm theo hợp đồng phải có các bên phụ kiện, có thể bổ sung, lược
bỏ đi những điều kiện không cần thiết cho phù hợp với thực tiễn.
Trong kinh doanh quốc tế, tuỳ thuộc vào hình thức kinh doanh mà có các
loại hợp đồng cụ thể: hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá, hợp đồng gia công,
hợp đồng uỷ thác xuất khẩu, hợp đồng chuyển giao công nghệ... Các hợp đồng
này bên cạnh các điều khoản thông thường còn có các điều khoản riêng biệt cho
từng loại.Một hợp đồng mua bán quốc tế thương gồm các điều khoản chủ yếu
sau:
-Tên hàng: Đây là điều khoản quan trọng nhất, nó nói lên chính xác đối
tượng mua bán, trao đổi. Tên hàng phải được diễn đạt chính xác vì nó liên quan
đến quyền lợi và nghĩa vụ của cả hai bên cùng như liên quan đến các quy định
của Nhà Nước.
-Phẩm chất: Điều khoản này nói lên tính năng, quy cách, kích thước, tác
dụng, công suất, hiệu suất … của hàng hóa mua bán.
-Số lượng: Điều khoản này bao gồm các vấn đề về đơn vị tính số lượng
(hoặc trọng lược) của hàng hóa, phương pháp quy định số lượng và xác định
trọng lượng.
-Bao bì: Trong điều khoản này các bên phải thỏa thuận với nhau những
vấn đề về yêu cầu chất lượng của bao bì và giá cả của bao bì.
-Giá cả: Trong điều khoản này cần quy định rõ về đồng tiền tính giá, mức
giá, phương pháp tính quy định giá, phương pháp xác định mức giá, cơ sở của
giá cả và việc giảm giá.
-Giao hàng: Nội dung cơ bản của điều khoản này là xác định địa điểm và
thời hạn giao hàng, xác định phương thức giao hàng và việc thông báo giao
hàng.
-Thanh toán: Trong điều khoản này các bên xác đinh những vấn đề về
đồng tiền thanh toán, thời hạn trả tiền và phương thức trả tiền.
-Khiếu nại: Điều khoản này quy định các vấn đề về thể thức, thời
hạn, cách thức giải quyết khiếu nại cũng như quyền hạn và nghĩa vụ của các bên
khi xảy ra những trường hợp như: giao hàng không đúng số lwongj, chất lượng
bao bì như đã thỏa thuẩn, giao hàng chậm so với quy định của hợp đồng…
1.3.4. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
Đây là công việc tiếp theo sau khi các chủ thể đã ký kết hợp đồng. Đây là
công việc rất phức tạp, nó đòi hỏi phải tuân thủ pháp luật quốc tế và quốc gia,
phải làm rõ nội dung trách nhiệm và trình tự công việc phải làm, không để tình
trạng sai sót gây thiệt hại kinh tế. Quá trình thực hiện hoạt động được thể hiện
qua sơ đồ sau:
Bảng 1: Các bước thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Ta có thể nhóm các bước quy trình trên thành các nhóm bước sau:
1.3.4.1.Nhóm bước chuẩn bị giấy phép, LC và hàng hoá để xuất khẩu
Xin giấp phép xuất khẩu
Đơn vị nhập khẩu phải căn cứ vào các quy định của Nhà nước để xem mặt
hàng nào được tự do xuất khẩu, mặt hàng nào phải có giấy phép của Bộ thương
mại hoặc Bộ chuyên ngành. Khi đối tượng hợp đòng thuộc phạm vi phải xin
giấy phép xuất khẩu đơn vị kinh doanh phải xuất trình hồ sơ xin phép gồm: hợp
Xin giấy
phép xuất
khẩu
Mở và
kiểm tra
L/C
Kiểm tra
hàng hóa
Chuẩn bị
hàng hóa
Thuê
phương
tiện v/tải
Làm thủ
tục thanh
toán
Làm thủ
tục thông
quan
Mua bảo
hiểm hàng
hóa
Giao hàng
cho p/tiện
vận tải
Khiếu nại,
giải quyết
khiếu nại