1
PHẦN MỞ ĐẦU
I. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI
Để tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện
cho học sinh, Bộ giáo dục và đào tạo đã phát động phong trào thi đua “ Xây
dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai
đoạn 2008 – 2013. Bên cạnh sự lãnh đạo của chính quyền nhà trường, sự tham
gia của tập thể cán bộ giáo viên và học sinh, đòi hỏi sự tích cực tham gia của
giáo viên – tổng phụ trách.
II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Năm học 2009 – 2010 là năm học tiếp tục thực hiện phong trào thi đua
“ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Vấn đề đặt ra cho giáo
viên - tổng phụ trách là cần phải làm những công việc gì để thực hiện tốt phong
trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” một cách hiệu
quả? Đây là vấn đề tương đối mới cần nhiều sự đầu tư của giáo viên - tổng phụ
trách, vì thế tôi tâm đắc và chọn đề tài này để nghiên cứu .
III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu công việc giáo viên - tổng phụ trách trong
việc thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực” trong phạm vi đơn vị trường trung học cơ sở Tam Phước trong năm
học 2009 – 2010.
IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nhằm tổng kết lại những kết quả của giáo viên - tổng phụ trách đã thực
hiện trong phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực” trong thời gian qua để rút kinh nghiệm nhằm góp phần nâng cao hiệu quả
thực tế trong việc thực hiện phong trào thi đua trong thời gian sắp tới; góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nói chung, nâng cao chất lượng hoạt
động Đội trong nhà trường nói riêng để tiếp tục bổ sung ngày càng hoàn thiện.
Giáo viên - tổng phụ trách : Mai Thị Cẩm Tú - trường THCS Tam Phước – Châu Thành
2
Đồng thời mong muốn được trao đổi những kinh nghiệm này với các bạn đồng
nghiệp để cùng làm giàu thêm những kiến thức, kỹ năng của giáo viên - tổng
phụ trách.
V. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nhận thức rõ hơn về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của giáo viên – tổng phụ
trách ở trường trung học cơ sở với phong trào thi đua “ Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ giáo dục và đào tạo phát động.
Cung cấp một số mô hình hoạt động mới trong tiết sinh hoạt dưới cờ để
trao đổi với đồng nghiệp nhằm nâng cao hơn trình độ nghiệp vụ của bản thân.
Giáo viên - tổng phụ trách : Mai Thị Cẩm Tú - trường THCS Tam Phước – Châu Thành
3
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Mục tiêu, nội dung của phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực”
Chỉ thị số 40/2008/CT- BGDĐT về việc phát động phong trào thi đua
“ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông
giai đoạn 2008 – 2013, nêu rõ :
1.1.Mục tiêu :
Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà
trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp
với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội.
Phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt
dọng xã hội một cách phù hợp và hiệu quả .
1.2. Nội dung :
1.2.1. Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn.
1.2.2. Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của lứa tuổi
của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập.
1.2.3 Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh
1.2.4. Tổ chức các hoạt động vui tươi lành mạnh
1.2.5. Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các
di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương.
2. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội thiếu niên tiền phong Hồ
Chí Minh cần làm gì trong phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực”?
Thực hiện kế hoạch liên ngành số 7575/KHLN/BGDĐT-BVHTTDL-
TƯĐTN ký ngày 19 tháng 8 năm 2008, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
phối hợp với ngành giáo dục địa phương lập kế hoạch chỉ đạo các cấp Đoàn, Đội
tổ chức các hoạt động phù hợp với lứa tuổi học sinh:
Giáo viên - tổng phụ trách : Mai Thị Cẩm Tú - trường THCS Tam Phước – Châu Thành
4
2.1. Tổ chức các cuộc thi, liên hoan trò chơi dân gian, thi vẽ “ Vì một môi
trường thân thiện”, phát động, hướng dẫn thanh thiếu nhi làm đồ chơi, nhất là đồ
chơi dân gian cho trường mẩm non.
2.2. Tổ chức liên hoan âm nhạc dành cho học sinh trung học phổ thông.
2.3. Thực hiện Chương trình “ Học từ thiên nhiên”, các Đoàn trường, liên
đội phối hợp với giáo viên bộ môn tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động
dã ngoại gắn với các môn học như: Địa lý, Lịch sử, Ngữ văn, Giáo dục quốc
phòng, Sinh học… và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
2.4. Tổ chức các hoạt động dã ngoại cho học sinh nông thôn tới thành
phố và ngược lại; tổ chức trại hè thiếu nhi các cấp.
2.5. Triển khai chương trình “ Học sinh đến với trường nghề, làng nghề”
2.6. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ, động viên học sinh vượt khó học tập,
tổ chức cuộc thi sáng tạo, các hoạt động “ Thắp sáng ước mơ”, “ Tự hào Việt
nam”
2.7. Tiến hành các hoạt động chăm sóc, tôn tạo và phát huy giá trị các di
tích, tổ chức các hoạt động như : Hành trình theo chân Bác; Hành trình về
nguồn; Hành trình về chiến trường xưa; hát múa, diễn kịch về di tích lịch sử, văn
hoá ở địa phương.
2.8. Tham khảo và vận dụng linh hoạt, sáng tạo các mô hình hoạt động
ngoại khoá của các nước trên thế giới.
2.9. Biểu dương kịp thời các chi đoàn, liên đội, cho đội, các đoàn viên,
thanh niên, đội viên có thành tích tốt trong phong trào thi đua.
Đó chính là những cơ sở lý luận có tác dụng định hướng cho tôi trong việc
tìm ra những giải pháp để thực hiện đề tài này
Giáo viên - tổng phụ trách : Mai Thị Cẩm Tú - trường THCS Tam Phước – Châu Thành
5
Chương 2 : THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
2.1. Thuận lợi :
Tam Phước là một xã tương đối lớn, có dân số trẻ. Số lượng trẻ em đông
là nguồn nhân lực bổ sung dồi dào cho lực lượng lao động trong tương lai nhưng
đồng thời cũng đặt ra những thách thức về giáo dục, y tế, chăm sóc và tạo điều
kiện thuận lợi phát triển cho trẻ em.
Sự phát triển kinh tế, xã hội của cả nước nói chung, trên địa phương Tam
Phước nói riêng trong những năm qua đã tạo tiền đề quan trọng thúc đẩy, nâng
cao hiệu quả công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ am, thu hút được sự
tham gia tích cực của hầu hết cơ quan Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể
xã hội. Các chủ trương, đường lối về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của
Đảng và nhà nước được cụ thể hóa.
Điều kiện sức khỏe và thể chất trẻ em ngày càng được cải thiện và nâng
cao. Số trẻ em có hoàn cảnh có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt từng lúc được chăm
lo.
2.2.Khó khăn:
Điều kiện phát triển của trẻ em tại xã Tam Phước so với các nơi khác còn
nhiểu hạn chế về cơ hội học tập, sinh hoạt vui chơi giải trí cũng như các điều
kiện khác
Tình trạng trẻ em phạm tội còn xảy ra.
Mặc khác, đời sống kinh tế được cải thiện đã khiến nhiều gia đình đầu tư
cho cuộc sống sinh hoạt và học tập của con cái. Tuy nhiên sự kỳ vọng quá nhiều
và sức ép về học tập đã khiến nhiều trẻ em không còn thời gian để vui chơi và
sinh hoạt. Gánh nặng học tập trở thành rào cản thanh thiếu nhi đến với các hoạt
động vui chơi tập thể.
Sự phổ cập công nghệ thông tin đã mang đến cho trẻ em cơ hội tiếp cận
nhiều ứng dụng Internet đa dạng, nhưng cũng đặt ra thách thức trong việc chơi
game, bị tác động bởi các xu hướng bạo lực và các lường văn hóa không lành
Giáo viên - tổng phụ trách : Mai Thị Cẩm Tú - trường THCS Tam Phước – Châu Thành