Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.65 KB, 2 trang )
Nghệ thuật quản lý thời gian
Hàng ngày, lãnh đạo phải giải quyết "trăm công ngàn việc". Tuy nhiên, bận rộn không có
nghĩa là không hiệu quả, nhất là khi họ có được chiến lược quản lý thời gian hợp lý.
Kỹ năng chính để sắp xếp thời gian là biết phải làm gì và làm khi nào. Điện thoại reo trong khi
bạn đang trả lời thư điện tử và đúng lúc đó có một nhân viên đang lại gần bàn làm việc của bạn.
Bạn sẽ làm gì trong trường hợp đó?
a. Trả lời điện thoại trong khi đọc thư.
b. Dừng tất cả mọi việc lại để nói chuyện với nhân viên
c. Phớt lờ điện thoại và nhân viên và tiếp tục gửi thư
d. Không câu trả lời nào ở trên là đúng.
Câu trả lời d sẽ là câu trả lời đúng nhất. Tại sao vậy? Bởi vì đây chỉ là một câu hỏi mẹo, đáp án là
luôn luôn có hàng trăm cách để quản lý thời gian và mỗi người sẽ có câu trả lời đúng nhất cho
riêng mình.
Tuy nhiên, chúng ta có thể "lên dây cót" cho kỹ năng quản lý thời gian bằng cách đặt câu hỏi:
+ Điều gì quan trọng nhất cần làm ngay bây giờ?
+ Thời hạn cuối cùng là khi nào?
+ Điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta không làm được gì cả?
Với câu hỏi đầu tiên, "điều gì là quan trọng nhất?", thì câu trả lời là: mối quan hệ tốt với nhân
viên. Các nhà lãnh đạo hiệu quả luôn dành thời gian cho nhân viên bởi họ biết cách đó sẽ mang
lại lợi ích gấp nhiều lần.
Câu hỏi thứ hai: "Thời hạn cuối cùng là khi nào?" Trước khi đảm nhận một dự án hay kế hoạch
nào đó, hãy xét xem bạn có thể thương lượng được về thời hạn hoàn thành hay không? Nếu như
không thể thương lượng được, hãy thôi than vãn và làm ngay lập tức.
Câu hỏi thứ ba: "Điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta không làm việc này?". Thử nghĩ xem tổ chức của
bạn sẽ thiệt hại những gì nếu bạn không đưa ra một quyết định kịp thời, không hoàn thành đúng
kế hoạch? Đó sẽ là động lực thôi thúc bạn bắt tay ngay vào những việc cần giải quyết.
Chỉ sắp xếp thời gian hợp lý thôi thì vẫn chưa đủ. Biết cần phải làm việc gì trước cũng là cách
vừa tiết kiệm thời gian, vừa đạt được hiệu quả tốt nhất. Có một câu chuyện kể rằng: Trong một
buổi nói chuyện với một nhóm sinh viên, một chuyên gia trong lĩnh vực quản lý thời gian bảo
rằng: “Chúng ta sẽ dành thời gian giải một câu đố”. Ông mang ra một cái lọ khoảng 5 lít, rộng
miệng và đặt nó lên bàn. Ông đổ ra hơn chục viên đá và cẩn thận đặt từng viên một vào cái lọ.