Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY RỪNG KHI XẢY RA CHÁY LỚN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.97 KB, 34 trang )

BAN CHỈ ĐẠO NHÀ NƯỚC VỀ KẾ HOẠCH BẢO VỆ
VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY RỪNG
KHI XẢY RA CHÁY LỚN NĂM 2015 - 2016
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 01/QĐ-BCĐNN ngày 01/4/2015 về
việc phê duyệt phương án chữa cháy rừng khi xảy ra cháy lớn năm 2015
– 2016 của Ban chỉ đạo nhà nước về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng
giai đoạn 2011 - 2020)

BAN CHỈ ĐẠO NHÀ NƯỚC VỀ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


KẾ HOẠCH BẢO VỆ VÀ PTR
GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHƯƠNG ÁN
CHỮA CHÁY RỪNG KHI XẢY RA CHÁY LỚN NĂM 2015 - 2016

I. SỰ CẦN THIẾT
Cháy rừng là thảm họa, gây thiệt hại lớn đối với tính mạng và tài sản của
con người, tài nguyên rừng và môi trường sống. Ảnh hưởng của cháy rừng
không những tác động đến một quốc gia mà còn ảnh hưởng đến cả khu vực và
toàn cầu.
Trong thời gian qua, công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng
(sau đây viết tắt là PCCCR) đã được Chính phủ, các Bộ, Ngành, cấp uỷ Đảng và
chính quyền các cấp ở địa phương quan tâm chỉ đạo, đã triển khai nhiều giải


pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy
rừng; số vụ cháy rừng hàng năm đều giảm. Tuy nhiên, do biến đổi của thời tiết,
khô hạn, nắng nóng xảy ra ở nhiều nơi, nguy cơ cháy rừng rất cao, đặc biệt là
các tỉnh phía Bắc, Tây Nguyên và Đông Nam bộ.
Tuy nhiên, tình hình cháy rừng ở nước ta vẫn xảy ra nghiêm trọng. Theo
số liệu thống kê1, trong giai đoạn 10 năm qua (2005-2014), cả nước đã xảy ra
7.380 vụ cháy rừng; diện tích thiệt hại: 49.837ha. Bình quân 715 vụ/năm; với
diện tích 4.984ha rừng bị thiệt hại/năm. Thiệt hại giá trị kinh tế về tài nguyên
rừng hàng trăm tỷ đồng mỗi năm và ảnh hưởng nghiêm trọng về môi trường
sống.
Trước tình hình trên, Ban Chỉ đạo nhà nước về Kế hoạch Bảo vệ và phát
triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 (sau đây viết tăt là Ban Chỉ đạo Nhà nước) đã
yêu cầu Ban chỉ đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo xây dựng,
phê duyệt phương án PCCCR các cấp và của các chủ rừng theo đúng quy định.
Đồng thời, phối hợp với Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn xây dựng Kế hoạch
ứng phó với tham họa cháy rừng và chỉ đạo Cục Kiểm lâm xây dựng Kế hoạch
triển khai công tác PCCCR năm 2015 - 2016.
Để chủ động và nâng cao hiệu quả trong việc chỉ đạo, chỉ huy và điều
động lực lượng, phương tiện ứng phó, hỗ trợ chữa cháy rừng khi xảy ra cháy lớn
vượt quá tầm kiểm soát của địa phương ở những vùng trọng điểm nhằm hạn chế
đến mức thấp nhất thiệt hại về tính mạng, tài sản, tài nguyên rừng và ảnh hưởng
môi trường sống, Ban Chỉ đạo nhà nước xây dựng Phương án ứng phó, hỗ trợ
chữa cháy rừng khi xảy ra cháy lớn năm 2015 - 2016, cụ thể như sau.
II. CĂN CỨ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN
1

Nguồn số liệu từ Cục Kiểm lâm.

2



Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004;
Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001;
Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Phòng cháy, chữa cháy số
40/2013/QH 13 ngày 21/11/2013;
Nghị định số 79/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ về quy định chi
tiết thi hành một số điều Luật Phòng cháy, chữa cháy;
Nghị định số 23/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật
Bảo vệ và phát triển rừng;
Nghị định số 09/2005/CP ngày 16 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy
định về phòng cháy và chữa cháy rừng;
Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2012 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo
vệ rừng;
Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2020;
Quyết định số 58/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ
thành lập Ban chỉ đạo Nhà nước về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn
2011 - 2020;
I. MỤC ĐÍCH
Bảo đảm chủ động và hiệu quả trong việc chỉ đạo, chỉ huy và điều động
lực lượng, phương tiện ứng cứu hỗ trợ chữa cháy rừng khi xảy ra cháy lớn vượt
quá tầm kiểm soát của địa phương ở những vùng trọng điểm và các khu vực có
nguy cơ cháy lớn khác, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tính mạng,
tài sản, tài nguyên rừng và ảnh hưởng môi trường sống.
II. NGUYÊN TẮC HỖ TRỢ CHỮA CHÁY RỪNG
1. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo xây dựng và phê duyệt phương án
phòng cháy, chữa cháy rừng cấp tỉnh và cho các khu vực trọng điểm về cháy
rừng, có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức thực hiện phương án hiệu quả.
2. Uỷ ban nhân dân các cấp, cơ quan chức năng ở địa phương và chủ rừng

chủ động huy động lực lượng, thiết bị kịp thời chữa cháy rừng theo chủ trương
xã hội hoá công tác chữa cháy rừng, nhằm huy động có hiệu quả mọi nguồn lực.
3. Chữa cháy rừng phải khẩn trương, kịp thời, triệt để và an toàn theo
phương châm 4 tại chỗ.
4. Trung ương chỉ hỗ trợ, ứng cứu chữa cháy rừng khi tính chất và mức độ
nguy hiểm của đám cháy có nguy cơ lan rộng, vượt quá khả năng kiểm soát của
địa phương.
III. TRÁCH NHIỆM XỬ LÝ KHI CÓ CHÁY LỚN VÀ CHÁY CÓ
NGUY CƠ GÂY THIỆT HẠI NGHIÊM TRỌNG

3


3.1. Chủ tịch UBND cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi xảy ra
cháy có trách nhiệm chỉ đạo, chỉ huy chữa cháy, bảo đảm các điều kiện phục vụ
chữa cháy; nếu vượt quá khả năng của mình thì nhanh chóng báo cáo Chủ tịch
UBND cấp huyện, Ban chỉ đạo về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp huyện
chỉ đạo giải quyết; trường hợp vượt quá khả năng của cấp huyện thì báo cáo Chủ
tịch UBND tỉnh, Ban chỉ đạo cấp tỉnh chỉ đạo giải quyết.
3.2. Trong trường hợp vượt quá khả năng giải quyết của tỉnh, Chủ tịch
UBND tỉnh báo cáo Ban chỉ đạo nhà nước về Kế hoạch bảo vệ và phát triển
rừng chỉ đạo giải quyết.
3.3. Văn phòng Ban chỉ đạo nhà nước là cơ quan thường trực của Ban chỉ
đạo có trách nhiệm tiếp nhận thông tin báo cáo của Ban chỉ đạo tỉnh, kịp thời
tham mưu cho Ban chỉ đạo các biện pháp ứng phó kịp thời.
IV. PHƯƠNG ÁN HỖ TRỢ CHỮA CHÁY RỪNG
4.1. Xác định các vùng trọng điểm cháy
Căn cứ bản đồ phân vùng trọng điểm cháy rừng và quá trình theo dõi, chỉ
đạo công tác PCCCR của các địa phương trên cả nước trong thời gian qua, Ban
Chỉ đạo nhà nước xác định các vùng trọng điểm như sau:

a) Các vùng trọng điểm được xác định cụ thể gồm:
(1) Vườn quốc gia Hoàng Liên tỉnh Lào Cai và Lai Châu ;
(2) Vườn quốc gia Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và Thái Nguyên;
(3) Khu vực rừng đặc dụng Nam Hải Vân thành phố Đà Nẵng;
(4) Vùng nguyên liệu giấy tỉnh Kon Tum;
(5) Khu vực rừng Thông tỉnh Lâm Đồng;
(6) Vườn quốc gia Cát Tiên tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng;
(7) Khu vực U Minh Hạ tỉnh Cà Mau;
(8) Vườn quốc gia U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang;
(9) Vườn quốc gia Phú Quốc tỉnh Kiên Giang.
b) Ngoài ra, các khu rừng khác có nguy cơ cháy rừng lớn, thất thường Ban
Chỉ đạo Nhà nước sẽ hỗ trợ huy động lực lượng ứng phó khi cháy rừng vượt quá
mức nguy kiểm soát của địa phương.
4.2. Đặc điểm tình hình khu vực trọng điểm
4.2.1. Vườn quốc gia Hoàng Liên
a) VQG Hoàng Liên có tổng diện tích 28.509 ha, nằm trên 2 tỉnh Lào Cai
và Lai Châu. Trong đó: Lào Cai 21.009 ha, Lai châu 7.500 ha. Toàn bộ diện tích
VQG Hoàng Liên là địa hình núi cao phân bố từ trên 600m - 3.000m so với mặt
biển, cao nhất là đỉnh Phanxiphăng cao 3.143m. Vùng trọng điểm cháy là toàn
bộ diện tích quản lý. Tuy nhiên, qua kiểm tra, rà soát xác định được 14 vùng
trọng điểm thuộc 6 xã vùng lõi với tổng diện tích 8.437 ha có nguy cơ cháy cực
4


kỳ nguy hiểm được xác định vị trí, diện tích cụ thể ngoài thực địa, khoanh vẽ lên
bản đồ.
Khu vực VQG có địa hình chia cắt mạnh, phức tạp, nhiều dốc cao vực sâu
nên khả năng tiếp cận để chữa cháy rừng là rất khó khăn, không áp dụng được
máy móc, phương tiện, dụng cụ hiện đại để chữa cháy rừng, kèm theo địa hình
dốc nên tốc độ cháy lan nhanh, cùng với sức gió thổi mạnh và thời tiết hanh khô

nên dễ xảy ra cháy lớn.
b) Lực lượng: Thành lập BCĐ PCCCR gồm Trưởng ban và 02 Phó
Trưởng ban, Ủy viên là các đồng chí Trưởng, Phó Trưởng phòng, các Trạm
trưởng Trạm Kiểm lâm thuộc VQG, mời tham gia là chủ tịch 4 xã thuộc huyện
Sa Pa (tỉnh Lào Cai), 02 xã thuộc huyện Tân Uyên (tỉnh Lai Châu) và Giám đốc,
Phó GĐ Công ty cáp treo. Thành lập 02 tổ xung kích ứng cứu nhanh thuộc
Vườn; tổ hậu cần gồm các cán bộ nữ thuộc các phòng ban thuộc đơn vị; Thành
lập 15 chốt trực bảo vệ rừng, PCCCR tại các khu vực trọng điểm dễ xảy ra cháy
rừng thuộc vùng lõi VQG. Củng cố, kiện toàn kiện toàn 7 Ban Chỉ đạo thực hiện
Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại 6 xã vùng lõi VQG và Công ty cáp treo,
tổ ứng cứu nhanh, tổ đội PCCCR ở các thôn bản và tổ xung kích của Công ty Cổ
phần cáp treo (chi tiết tại phụ biểu 01 kèm theo).
c) Phương tiện, dụng cụ chữa cháy rừng gồm: ô tô: 03 xe ô tô (1 xe tải 1,5
tấn; 1 xe bán tải và 1 xe 7 chỗ ngồi). Thông tin liên lạc: Máy điện thoại vệ tinh,
điện thoại bàn không dây, máy bộ đàm. Thiết bị quan sát: Ống nhòm ban ngày
và ống nhòm ban đêm. Bản đồ: Bản đồ chỉ huy chữa cháy rừng VQG Hoàng
Liên tỷ lệ 1/25.000 và bản đồ chỉ huy chữa cháy rừng tại các xã vùng lõi tỉ lệ
1/10.000; bản đồ số (chi tiết tại phụ biểu 02 kèm theo).
4.2.2. Vườn quốc gia Tam Đảo
a) Diện tích các loại đất, loại rừng Vườn quốc gia Tam Đảo quản lý:
34.995,00 ha, trong đó: Đất có rừng: 28.781,9 ha, chia ra: Rừng tự nhiên:
22.379,5 ha, Rừng trồng: 6.402,4 ha. (Trong đó có trên 70% là rừng thông); Đất
rừng mới trồng và đất trống: 3.413,2 ha; Đất khác: 2.799,9 ha.
Diện tích rừng dễ xảy cháy. Theo kết quả điều tra, thống kê của các Trạm
Kiểm lâm năm 2014, tổng số diện tích rừng dễ cháy ở Vườn quốc gia Tam Đảo
là 5.465,5ha. Trong đó phân bố tại: tỉnh Vĩnh Phúc: 2.976,0ha, tỉnh Thái
Nguyên: 1.945,0 ha, tỉnh Tuyên Quang: 544,5 ha (chi tiết tại phụ biểu 03 kèm
theo).
b) Lực lượng chữa cháy: đã thành lập BCĐ PCCCR của Vườn và 23/27
Ban chỉ huy PCCCR xã, mỗi xã thành lập từ 03 đến 04 tổ xung kích chữa cháy

rừng, mỗi tổ có từ 30 đến 40 người.
c) Phương tiện, thiết bị, công cụ PCCCR hiện có gồm:
+ Phương tiện cơ giới: Ôtô 3 chiếc, xe môtô 23 chiếc, máy bơm chữa cháy
Rabin 572: 5 chiếc, cưa xăng: 8 chiếc, máy thổi gió đeo vai: 45 chiếc, điện thoại
cố định: 18 chiếc, bộ đàm: 16 chiếc…
5


+ Các dụng cụ thô sơ: Dao phát: 135 con, giày tất đi rừng: 40 đôi, đèn pin:
45 chiếc, loa di động cầm tay: 21 chiếc, quần áo Amiăng: 15 bộ, ống nhòm: 30
chiếc, bồn nước di động: 3 chiếc, bàn dập lửa: 107 chiếc, lều bạt cơ động: 3
chiếc (Chi tiết tại phụ biểu 04 kèm theo).
4.2.3. Rừng đặc dụng Nam Hải Vân thành phố Đà Nẵng
a) Tổng diện tích tự nhiên là 10.850 ha, trong đó diện tích rừng và đất lâm
nghiệp 9.764 ha (rừng tự nhiên 2.993,4 ha, rừng trồng 2.565,4 ha), đất chưa có
rừng là 4.205ha).
Rừng đặc dụng Nam Hải Vân tiếp giáp với vườn quốc gia Bạch Mã (Thừa
Thiên - Huế) và Bà Nà - Núi Chúa, cùng tạo ra một hành lang đủ lớn để bảo tồn
và phát triển các loài động vật rừng có nguy cơ tuyệt chủng.
Vùng 1: Là khu vực có nguy cơ cháy rừng từ Thấp-Trung bình: Gồm các
tiểu khu 4B phường Hoà Hiệp Bắc;
Vùng 2: Là các khu vực có nguy cơ cháy rừng từ Trung bình - Cao: Gồm
khu vực Thanh Vinh I, phường Hoà Khánh Bắc; Khu vực Hố Sâu, Hố Trường
TK 11; Khu vực núi Hầm Vàng, phường Hòa Hiệp Bắc.
Vùng 3: Là khu vực có nguy cơ cháy rừng cao nhất: Gồm các tiểu khu:
4A (dọc tuyến đường đèo Hải Vân); khu vực Hố Bạc TK 16; Khu vực đường
tránh Nam hầm đường bộ Hải Vân TK11 và dọc tuyến đường sắt Hải Vân thuộc
TK 4A phường Hoà Hiệp Bắc. Khu bãi rác Khánh Sơn - TK41Kh phường Hoà
Khánh Nam.
b) Lực lượng chữa cháy rừng chi tiết tại phụ biểu 05 kèm theo.

c) Về phương tiện chữa cháy rừng chi tiết tại phụ biểu 06 kèm theo.
4.2.4. Vùng trồng rừng nguyên liệu thuộc tỉnh Kon Tum
a) Về diện tích: Tổng diện tích đất có rừng toàn tỉnh 656.645,62ha; diện
tích rừng tự nhiên là 589.430,53ha; diện tích rừng trồng là 67.215,09 ha (số liệu
này tính đến 31/12/2013 theo Quyết định số 3322/QĐ-BNN-TCLN ngày
28/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công
bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2013). Trong đó diện tích rừng được xác định
có nguy cơ cháy cao là 125.136,10 ha, bao gồm 97.521,63 ha rừng tự nhiên và
27.614,47ha rừng trồng.
- Đối với diện tích rừng tự nhiên dễ cháy: Chủ yếu là rừng khộp, tre nứa,
lồ ô và rừng lá kim. Trong đó, diện tích có khả năng cháy cao tập trung ở các
huyện Đăk Tô, Ngọc Hồi, Sa Thầy, Kon Rẫy, Đăk Hà và khu vực nam Đăk Glei.
- Đối với diện tích rừng trồng dễ cháy: Chủ yếu là rừng Thông trồng
thuần loài và hỗn loài, rừng trồng Keo, Bạch đàn, Muồng,... Trong đó tập trung
lớn nhất là diện tích rừng trồng Nguyên liệu giấy khoảng 13.347,10ha; rừng
trồng của các Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp khoảng 13.211,18ha; rừng
trồng của các Ban quản lý rừng phòng hộ khoảng 4.110,64ha; phân bố trên địa
bàn các huyện Đăk Tô, Sa Thầy, Ngọc Hồi, Đăk Hà và Kon Rẫy.
6


b) Về nhân lực: Nhân lực, phương tiện chữa cháy rừng chuẩn bị theo
Phương án phối hợp giữa các ngành Kiểm lâm, Công an, Quân đội trong công
tác PCCCR (Thông tư liên tịch số 144/2002/TTLT/BNNPTNT-BCA-BQP;
Phương án số 288/PAPH-PCCCR-UB và Quyết định số 890/QĐ-UBND). Lực
lượng, phương tiện này có thể huy động tham gia chữa cháy rừng khi có lệnh chỉ
huy điều động của Chủ tịch UBND tỉnh, cụ thể là:
+ Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh: 470 người
+ Lực lượng dân quân tự vệ toàn tỉnh: 3.900 người
+ Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh: 185 người và 02 xe ô tô

+ Sư đoàn 10: 1.000 người
+ Công an tỉnh: 35 người và 16 xe ô tô
+ Chi cục Kiểm lâm tỉnh: 265 người và 17 xe ô tô (chi tiết tại phụ biểu 07
kèm theo).
c) Về dụng cụ, máy móc, phương tiện chữa cháy: Toàn tỉnh hiện có 5.541
dụng cụ thủ công chữa cháy (gồm cuốc, dao, xẻng, cào, bàn dập...); 278 máy
móc cơ giới các loại (gồm máy bơm, cưa xăng, máy cắt thực bì, máy thổi gió,
bình bơm đeo vai,...); 58 xe ô tô các loại và 817 xe máy sẵn sàng huy động tham
gia chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra (chi tiết tại phụ biểu 08 kèm theo).
4.2.5. Khu vực rừng Thông tỉnh Lâm Đồng
a) Lâm Đồng có 600.360 ha diện tích đất có rừng, bao gồm 525.286 ha
rừng tự nhiên và 75.074 ha, độ che phủ 60,29% diện tích tự nhiên toàn tỉnh
(theo công bố hiện trạng rừng tỉnh Lâm Đồng đến ngày 31/12/2013), trong đó:
Diện tích rừng có nguy cơ cháy rất cao khoảng: 178.000 ha (rừng lá kim tự
nhiên và rừng trồng). Diện tích rừng có nguy cơ cháy cao khoảng 167.000 ha
(Rừng tre nứa, rừng hỗn giao). Diện tích rừng có nguy cơ cháy trung bình gồm
các loại rừng còn lại.Với đặc thù rừng thông dễ xảy ra cháy trong mùa khô tập
trung ở các khu vực: Đà Lạt – Lạc Dương, khu vực Đơn Dương – Đức Trọng –
Lâm Hà, khu vực Di Linh - Bảo Lộc - Bảo Lâm; Đặc biệt diện tích rừng trồng
là đối tượng có nguy cơ thiệt hại cao nhất khi xảy ra cháy rừng. Lâm Đồng luôn
là một trong những tỉnh trọng điểm phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) trong
cả nước, nạn cháy rừng vẫn là mối đe dọa thường trực đối với sự tồn tại của
nhiều vùng rừng vào mùa khô hàng năm.
b) Lực lượng chữa cháy rừng chi tiết tại phụ biểu 09 kèm theo.
c) Về phương tiện chữa cháy rừng chi tiết tại phụ biểu 10 kèm theo.
4.2.6. Vườn quốc gia Cát Tiên
- Diện tích 71.350 ha, trong đó rừng tự nhiên 61.819,5 ha chiếm 80% diện
tích của Vườn, rừng trồng 1.114,7 ha chiếm 6,7%, đất không có rừng (trảng cỏ
cây bụi) 4.837,8 ha. Đặc điểm tài nguyên rừng của Vườn có khối lượng thực bì
lớn, xếp vào loại có nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao. Diện tích rừng trồng,

trảng cỏ có nguy cơ cháy cao; diện tích rừng và lồ ô xem lẫn vào mua khô
7


thường xảy ra hiện tượng khu, chết nên nguy cơ cháy rất cao, chiếm 29% diện
tích rừng dễ cháy của Vườn.
- Lực lượng chữa cháy gồm 01 BCĐ PCCCR của Vườn với 4 đội trực
chữa cháy quân số 201 người, Đội Trung tâm 94 người, Dội Tây Cát Tiên 38
người, Đội Nam Cát Tiên 32 người, Đội Cát Lộc 39 người (chi tiết tại phụ biểu
11 kèm theo).
- Về phương tiện chữa cháy rừng: 02 xe chữa ô tô chữa cháy, 36 xe mô
tô, 06 xuồng máy phục vụ chữa cháy rừng, 16 máy bơm chữa cháy, 200 dao
phát, 250 m ống bơm nước, 26 máy thổi gió và 07 cưa xăng (chi tiết tại phụ biểu
12 kèm theo).
4.2.7. Khu vực U Minh Hạ tỉnh Cà Mau
a) Rừng U Minh Hạ có tổng diện tích tự nhiên là 54.254 ha, diện tích đất
lâm nghiệp 40.576 ha, trong đó diện tích có rừng là 38.115 ha, tập trung ở 2
huyện: U Minh và Trần Văn Thời, có 13 đơn vị trực tiếp quản lý gồm: Vườn
Quốc gia U Minh hạ, Trại giam Cái Tàu, Trung tâm giống Nông nghiệp, Công ty
TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ, Trạm thực nghiệm, Sở chỉ huy thống nhất
- Bộ CH QS tỉnh Cà Mau; Các doanh nghiệp thuê đất trồng rừng nguyên liệu
gồm: Công ty Cổ phần Khánh Linh, Thuý Sơn, Trọng Đạt, Hào Hưng, Công ty
TNHH XNK và chế biến gỗ Cà Mau, Hợp tác xã Vạn Lợi, Công ty TNHH
MTV-TM Sông Tiền và có 04 xã quản lý đất rừng giao theo Nghị định 181/CP,
gồm UBND các xã: Nguyễn Phích, Khánh Lâm, Khánh An (huyện U Minh) và
Khánh Bình Tây Bắc (huyện Trần Văn Thời). Rừng U Minh Hạ là vùng sinh thái
đất ngập nước rộng lớn trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, có
nhiều loài động thực vật sinh sống. Giá trị của rừng đã được khẳng định và có ý
nghĩa hết sức to lớn về môi trường, kinh tế - xã hội, văn hoá, lịch sử, an ninh
quốc phòng, nghiên cứu khoa học và tham quan du lịch.

b) Lực lượng chữa cháy rừng tại chỗ hiện có của các đơn vị chủ rừng,
Kiểm lâm, lực lượng hộ dân được giao đất giao rừng là: 3.837 người. Lực lượng
chữa cháy được phân theo từng tổ từ 10 -15 người, nhóm từ 3 - 5 người, có
người chỉ huy thống nhất và phải được tập huấn nghiệp vụ trước khi bước vào
mùa cháy. Lực lượng chữa cháy được trang bị đầy đủ dụng cụ thủ công như dá,
phảng, búa, can đựng nước. Khi đi chữa cháy phải chuẩn bị đầy đủ nước uống
và lương thực dự trữ ít nhất 2 - 3 ngày.
c) Về phương tiện chữa cháy rừng bao gồm: 30 xuồng máy cơ động; 79
máy bơm công suất lớn; 63.920 mét vòi chữa cháy, Bình quân mỗi máy bơm có
gần 800 m vòi chữa cháy. Các tuyến đường được phát dọn để xe chữa cháy có
thể vào được trên các đê bao dọc tuyến kênh chính; hệ thống thông tin bộ đàm
liên lạc trong khu vực gồm 16 máy bộ đàm cầm tay (Chi tiết tại phụ biểu 13 kèm
theo).
4.2.8. Vườn quốc gia U Minh thượng tỉnh Kiên Giang
a) Diện tích 8.053 ha chủ yếu là hệ sinh thái rừng Tràm trên đất tham bùn,
diện tích rừng dễ cháy năm 2015 khoảng 1.087 ha.
8


b) Lực lượng chữa cháy tại Vườn gồm BCĐ PCCCR. Với lực lượng sẵn
sàng tham gia chữa cháy là 280 người gồm: Kiểm lâm, cán bộ Vườn Quốc gia
và lực lượng địa phương.
c) Phương tiện chữa cháy rừng bao gồm: 12 máy bơm phao; 5 máy bơm
Tohatshu; 15 vỏ lãi có động cơ; 01 máy Kobel. Hệ thống thông tin liên lạc tại
Vườn gồm: hệ thống thông tin bộ đàm với 11 máy bộ đàm cầm tay và 10 điện
thoại di động hiện được trang bị tại 10 trạm bảo vệ rừng của Vườn (chi tiết tại
phụ biểu kèm theo).
4.2.9. Vườn quốc gia Phú Quốc tỉnh Kiên Giang
a) Với diện tích 29.625 ha chủ yếu là hệ sinh thái rừng khô bán rụng lá
trên núi và rừng tràm trên cạn có khả năng cháy cao, diện tích rừng dễ cháy

khoảng 2.426 ha.
b) Lực lượng chữa cháy gồm BCĐ PCCCR, lực lượng địa phương bố trí
800 người thuộc lực lượng chữa cháy của vườn và các tình nguyện trên đảo. Lực
lượng được bố trí tại 8 khu vực, có cơ chế chỉ huy, báo động đảm bảo đủ nhân
lực chữa cháy. Tuy nhiên, trang thiết bị và nguồn nước chữa cháy rất khó khăn.
c) Phương tiện chữa cháy rừng bao gồm: 6 máy bơm chữa cháy và một số
công cụ chữa cháy thô sơ như : dao phát, câu liêm. Hệ thống thông tin liên lạc:
có một trạm thông tin bộ đàm với 06 máy bộ đàm được bố trí tại 06 trạm bảo vệ
rừng trên đảo (chi tiết tại phụ biểu kèm theo).
V. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ BỐ TRÍ LỰC LƯỢNG ỨNG CỨU
CHỮA CHÁY RỪNG
5.1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Cục Kiểm lâm (Cơ quan thường trực về bảo vệ rừng và PCCCR của Ban
Chỉ đạo) duy trì hệ thống thông tin liên lạc thông suốt với các Ban chỉ đạo các
tỉnh và phân công nhiệm vụ cho các đơn vị trực thuộc bố trí lực lượng thường
trực sẵn sàng tham gia ứng cứu chữa cháy rừng.
Ngoài ra, trên địa bàn các tỉnh nào thì chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm của
tỉnh đó phải tăng cường kiểm tra, đôn đốc các lực lượng cơ động trực cháy, sẵn
sàng tham gia chữa cháy khi có lệnh điều động của cấp có thẩm quyền.
5.1.1. Lực lượng của Chi cục Kiểm lâm vùng I
a) Nhân lực
Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tại các vùng trọng điểm Bắc bộ do
Chi cục Kiểm lâm vùng I phụ trách. Biên chế của Chi cục Kiểm lâm vùng I là
50 người. Trong đó: Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR là 15 người, là lực lượng
trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tăng cường ứng trực và hỗ trợ PCCCR, huấn luyện,
chuyển giao kỹ thuật chữa cháy rừng, tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong
công tác PCCCR chủ yếu do lực lượng Đội Kiểm lâm Cơ động đảm nhận.
Để đảm bảo Phương án chia tổ và bố trí ứng trực hỗ trợ của Đội Cơ động
chia thành 4 tổ, mỗi tổ tối thiểu từ 7-9 người. Trong trường hợp cần thiết khi có
9



yêu cầu khẩn cấp có thể điều động tăng cường từ các phòng đội khác trong đơn
vị; khả năng có thể huy động được từ 5-7 người.
b) Phương án xây dựng, bố trí, huy động lực lượng
Công tác chữa cháy được thực hiện theo phương châm 4 tại chỗ, tuy nhiên
để chủ động trong việc ứng cứu khi có tình huống cháy xảy ra trong khu vực
phụ trách, đặc biệt là những vùng trọng điểm cháy đã được xác định, Chi cục
Kiểm lâm vùng I dự kiến bố trí các tổ thường trực cơ động ứng cứu chữa cháy
tại một số vùng trọng điểm trong mùa cháy cụ thể như sau:
+ Các tỉnh phía Tây Bắc bộ
Địa điểm thường trực đặt tại Vườn quốc gia Hoàng Liên tỉnh Lào Cai chịu
trách nhiệm theo dõi, tổng hợp thông tin và diễn biến về tình hình cháy rừng
trong toàn vùng và trực tiếp tham gia ứng cứu chữa cháy rừng cho các tỉnh nói
trên.
+ Các tỉnh vùng Trung tâm và phía Đông Bắc bộ
Căn cứ tình hình thực tiễn và nhu cầu của địa phương cũng như diễn biến
tình hình cháy rừng, chọn địa điểm thường trực đặt tại Văn phòng Chi cục Kiểm
lâm vùng I có nhiệm vụ hỗ trợ các địa phương khu vực Đông Bắc bộ và Vườn
quốc gia Tam Đảo khi xảy ra cháy lớn vướt tầm kiểm soát của địa phương.
5.1.2. Lực lượng của Chi cục Kiểm lâm vùng II
a) Tổ chức, biên chế
Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng vùng trọng điểm thuộc các tỉnh
đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ do Chi cục Kiểm lâm vùng II phụ trách.
Hiện tại, số cán bộ, viên chức hiện có của Chi cục Kiểm lâm vùng II là 43
người. Trong đó: Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR là 19 người, là lực lượng
trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tăng cường ứng trực và hỗ trợ PCCCR, huấn luyện,
chuyển giao kỹ thuật chữa cháy rừng, tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong
công tác PCCCR chủ yếu do lực lượng Đội Kiểm lâm Cơ động đảm nhận.
Để đảm bảo Phương án chia tổ và bố trí ứng trực hỗ trợ của Đội Cơ động

dự kiến tổi thiểu chia thành 4 tổ, mỗi tổ tối thiểu từ 7-9 người. Trước mắt, việc
huy động lực lượng khi có yêu cầu khẩn cấp có thể điều động tăng cường từ các
phòng đội khác trong đơn vị; khả năng có thể huy động được từ 5-7 người.
b) Phương án xây dựng, bố trí, huy động lực lượng
Công tác chữa cháy được thực hiện theo phương châm 4 tại chỗ, tuy nhiên
để chủ động trong việc ứng cứu khi có tình huống cháy xảy ra trong khu vực
phụ trách, đặc biệt là những vùng trọng điểm cháy đã được xác định, Chi cục
Kiểm lâm vùng II dự kiến bố trí các tổ thường trực cơ động ứng cứu chữa cháy
tại một số vùng trọng điểm trong mùa cháy cụ thể như sau:
+ Các tỉnh Bắc Trung bộ
Địa điểm thường trực đặt tại Văn phòng Chi cục Kiểm lâm vùng II, chịu
trách nhiệm theo dõi, tổng hợp thông tin và diễn biến về tình hình cháy rừng
10


trong toàn vùng và trực tiếp tham gia ứng cứu chữa cháy rừng cho các tỉnh trong
vùng.
+ Các tỉnh duyên hải miền Trung
Căn cứ tình hình thực tiễn và nhu cầu của địa phương cũng như diễn biến
tình hình cháy rừng, chọn địa điểm thường trực đặt tại Ban quản lý rừng đặc
dụng Nam Hải Vân, trực tiếp tham gia ứng cứu chữa cháy cho các tỉnh Đà Nẵng,
Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị,...
5.1.3. Lực lượng của Chi cục Kiểm lâm vùng IV
Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng khu vực Nam Trung bộ và Tây
Nguyên do Chi cục Kiểm lâm vùng IV phụ trách. Đơn vị này được thành lập và
đi vào hoạt động từ tháng 2 năm 2015, sẽ ổn định tổ chức và biên chế khoảng 40
người vào tháng 5 năm 2015, đủ khả năng đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ rừng và
phòng cháy, chữa cháy rừng khu vực 11 tỉnh phụ trách.
Để đảm bảo phương án ứng trực hỗ trợ cho các địa phương, trước mắt,
việc huy động lực lượng khi có yêu cầu khẩn cấp khi xảy ra cháy lớn Tổng cục

Lâm nghiệp sẽ huy động lực lượng và phương tiện của Vườn quốc gia Yok Đôn
khoảng 100 người.
Về trang bị phòng cháy, do Chi cục Kiểm lâm mới được thành lập nên
việc tô bán tải để vận chuyển máy móc và người, trong tháng 4/2015 Cục Kiểm
lâm sẽ trạng bị máy bơm nước chữa cháy, máy thổi gió, máy cắt thực bì và một
dụng cụ chữa cháy thô sơ khác nhằm nâng cao khả năng ứng phó với tình huống
trang bị thiết bị, dụng cụ PCCCR còn chưa đáp ứng, hiện nay được trạng 02 xe ô
của Chi cục Kiểm lâm vùng IV.
b) Phương án xây dựng, bố trí, huy động lực lượng
Công tác chữa cháy được thực hiện theo phương châm 4 tại chỗ, tuy nhiên
để chủ động trong việc ứng cứu khi có tình huống cháy xảy ra trong khu vực
phụ trách, đặc biệt là những vùng trọng điểm cháy đã được xác định, Chi cục
Kiểm lâm vùng IV dự kiến bố trí các tổ thường trực cơ động ứng cứu chữa cháy
tại một số vùng trọng điểm trong mùa cháy cụ thể như sau:
+ Các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ
Địa điểm thường trực đặt tại Văn phòng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Phú Yên,
chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp thông tin và diễn biến về tình hình cháy
rừng trong các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ từ Quảng Ngãi đến Ninh Thuận và
trực tiếp tham gia ứng cứu chữa cháy rừng cho các tỉnh nói trên.
+ Khu vực Tây Nguyên
Địa điểm thường trực đặt tại Vườn Quốc gia YokĐôn thuộc huyện Buôn
Đôn tỉnh Đắk Lắk, trực tiếp tham gia ứng cứu chữa cháy cho vùng trọng điểm
nguyên liệu giấy tỉnh Kon Tum và các tỉnh, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm
Đồng.
5.1.4. Lực lượng của Chi cục Kiểm lâm vùng III
11


a) Tổ chức, biên chế
Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng các tỉnh khu vực Nam Bộ do Chi

cục Kiểm lâm vùng III phụ trách. Hiện tại, số cán bộ, viên chức hiện có của
Kiểm lâm vùng III là 34 người. Trong đó: Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR là
8 người, là lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tăng cường ứng trực và hỗ trợ
PCCCR, huấn luyện, chuyển giao kỹ thuật chữa cháy rừng, tuyên truyền, phổ
biến pháp luật trong công tác PCCCR chủ yếu do lực lượng Đội Kiểm lâm Cơ
động đảm nhận.
Để đảm bảo Phương án chia tổ và bố trí ứng trực hỗ trợ của Đội Cơ động
dự kiến tổi thiểu chia thành 2 tổ, mỗi tổ tối thiểu từ 7-9 người. Trước mắt, việc
huy động lực lượng khi có yêu cầu khẩn cấp có thể điều động tăng cường từ các
phòng khác trong đơn vị.
b) Phương án xây dựng, bố trí, huy động lực lượng
Công tác chữa cháy được thực hiện theo phương châm 4 tại chỗ, tuy nhiên
để chủ động trong việc ứng cứu khi có tình huống cháy xảy ra trong khu vực
phụ trách, đặc biệt là những vùng trọng điểm cháy đã được xác định, Chi cục
Kiểm lâm vùng III dự kiến bố trí các tổ thường trực cơ động ứng cứu chữa cháy
tại một số vùng trọng điểm trong mùa cháy cụ thể như sau:
+ Các tỉnh Đông Nam bộ
Địa điểm thường trực đặt tại Trung tâm huấn luyện tại tỉnh Bình Dương,
chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp thông tin và diễn biến về tình hình cháy
rừng trong toàn khu vực các tỉnh Đông Nam bộ vùng và trực tiếp tham gia ứng
cứu chữa cháy rừng cho các tỉnh nói trên.
+ Các tỉnh Tây Nam bộ
Căn cứ tình hình thực tiễn và nhu cầu của địa phương cũng như diễn biến
tình hình cháy rừng, chọn địa điểm thường trực đặt tại Vườn quốc gia U Minh
Hạ thuộc tỉnh Cà Mau, trực tiếp tham gia ứng cứu chữa cháy cho các tỉnh khu
vực Tây Nam bộ.
5.2. Bộ quốc phòng
- Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các Quân khu, Quân đoàn; Quân chủng; Bộ
đội biên phòng tổ chức các tiểu đoàn, tiểu đội nắm vững nghiệp vụ chữa cháy
rừng và phối hợp với chính quyền địa phương nhanh chóng triển khai kế hoạch

PCCCR. Tham gia chữa cháy rừng khi có yêu cầu của địa phương hoặc khi có
lệnh của Bộ Quốc Phòng.
- Giao và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Quân khu, Quân đoàn tổ
chức lực lượng sẵn sàng tham gia ứng cứu chữa cháy rừng khi có cháy lớn theo
các vùng trọng điểm cháy như sau:
+ Quân khu 1 Quân khu 2 phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ
chữa cháy rừng thuộc Vườn quốc gia Tam Đảo, Hoàng Liên và các vùng trọng
điểm thuộc các tỉnh miền núi Bắc Bộ.
12


+ Quân khu 5: chỉ đạo các đơn vị phối hợp với chính quyền địa phương
tập trung hỗ trợ chữa cháy rừng thuộc khu vực rừng đặc dụng Nam Hải Vân,
rừng trồng nguyên liệu tỉnh Kon Tum, Vườn quốc gia Cát Tiên và các vùng
trọng điểm thuộc các tỉnh Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên.
+ Quân khu 7: chỉ đạo các đơn vị phối hợp với chính quyền địa phương
thuộc khu vực Đông Nam bộ, đặc biệt là tập trung vào khu vực rừng thông ở
tỉnh Lâm Đồng.
+ Quân khu 9: chỉ đạo các đơn vị phối hợp với chính quyền địa phương
tỉnh Kiên Giang và Cà Mau tập trung hỗ trợ chữa cháy rừng thuộc Vườn quốc
gia Phú Quốc, U Minh thượng, U Minh Hạ.
- Các Quân khu chỉ đạo các Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức lực lượng
tham gia chữa cháy rừng trên địa bàn và lực lượng thường trực tham gia chữa
cháy rừng khi có yêu cầu;
Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm huy động nhanh nhất lực lượng quân
đội tham gia chữa cháy rừng khi có yêu cầu. Trong trường hợp đặc biệt, Bộ
Quốc phòng điều động máy bay cho hoạt động của Chính phủ, Ban chỉ đạo nhà
nước và phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn.
5.3. Bộ Công an
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước

về phòng cháy, chữa cháy rừng.
- Cục Cảnh sát PCCC xây dựng phương án tổ chức và điều động lực
lượng hỗ trợ cho các vùng trọng điểm và phương án tác chiến chữa cháy rừng
khi có cháy lớn xảy ra;
- Chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn các khu vực
trọng điểm tổ chức lực lượng phối hợp tham gia chữa cháy rừng và chuẩn bị lực
lượng sẵn sàng tham gia chữa cháy khi có cháy rừng lớn xảy ra.
Bộ Công an chịu trách nhiệm huy động nhanh nhất lực lượng phòng cháy,
chữa cháy tham gia chữa cháy rừng khi có yêu cầu.
5.4. Điều động và chỉ huy chữa cháy rừng trong trường hợp có sự hỗ
trợ của Trung ương
Chủ tịch UBND tỉnh nơi có vụ cháy rừng thành lập Ban chỉ huy tác chiến
chữa cháy rừng và trực tiếp làm tổng chỉ huy chữa cháy rừng, điều động, bố trí
lực lượng tham gia chữa cháy. Ban Chỉ đạo nhà nước thành lập Đoàn công tác
để chỉ đạo các lực lượng ứng cứu chữa cháy rừng của Trung ương gồm:
- Phó trưởng Ban Chỉ đạo nhà nước hoặc các đồng chí Thành viên Ban
Chỉ đạo nhà nước làm Trưởng đoàn điều hành chung lực lượng của Trung ương
hỗ trợ chữa cháy rừng.
- Các đồng chí Thành viên Ban Chỉ đạo nhà nước thuộc các Bộ: Bộ Quốc
phòng; Bộ Công an phụ trách huy động và điều hành lực lượng tham gia chữa
cháy rừng thuộc Bộ mình quản lý.
13


- Các ban, ngành có lực lượng liên quan là tổ viên tham gia quản lý lực
lượng của đơn vị mình.
Tổ công tác có nhiệm vụ tham vấn, hỗ trợ cho địa phương về lực lượng,
phương tiện trang thiết bị; phương án chữa cháy và ra mệnh lệnh chỉ huy.
Quan hệ trong chỉ đạo, điều động lực lượng, phương tiện của trung
ương trong chữa cháy rừng

- Trưởng Ban chỉ đạo, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo nhà nước ra lệnh huy
động và điều hành chung lực lượng hỗ trợ tham gia chữa cháy rừng của Trung
ương.
- Người đứng đầu lực lượng của bộ, ngành nào được huy động trực tiếp
chỉ huy lực lượng của đơn vị mình. Trang bị và công cụ phục vụ chữa cháy rừng
do lực lượng tham gia tự bố trí.
- Phương tiện di chuyển và hậu cần phục vụ chữa cháy rừng do các đơn vị
chủ động.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Các đồng chí Thành viên Ban Chỉ đạo nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Cục
trưởng Cục Kiểm lâm, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo nhà nước về Kế hoạch
Bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020, Ban Chỉ đạo thực hiện Kế
hoạch bảo vệ và phát triển rừng các cấp và thủ trưởng các đơn vị có liên quan
căn cứ chức năng nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Phương án.
Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vấn đề cần điều chỉnh, bổ sung
báo cáo về cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo để tham mưu điều chỉnh cho phù
hợp./.
BAN CHỈ ĐẠO NHÀ NƯỚC
VỀ KẾ HOẠCH BẢO VỆ VÀ PTR

PHẦN PHỤ BIỂU
Phụ biểu 01: Dụng cụ PCCCR trang bị tại văn phòng Hạt Kiểm lâm
thuộc VQG Hoàng Liên.
TT
1

Tên dụng cụ trang bị
Điện thoại vệ tinh


ĐVT
Cái

Số lượng
VP. VQG Trạm KL
02

Tổng
2
14


2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19

20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33

Máy bơm nước
Máy bơm nước loại vừa
Máy cắt thực bì
Máy thổi gió
Cưa xăng
Nhà bạt tiểu đội
Nhà bạt Trung đội
Bể di động
Túi ngủ
Mũ bảo hộ
Áo chống lửa
Áo phao
Bình bơm thuốc sâu
Can nhựa
Bộ đàm

Máy GPS
Ống nhòm ban đêm
Ống nhòm
Đèn pin
Bình bọt PC
Đầu phát
Loa phin cầm tay
Giầy đi rừng
Dao phát
Cuốc
Xẻng
Bàn dập
Cào
Bình tông
Ô tô
Cưa xăng
Ba lô

Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
nhà
nhà
Cái
Cái
Chiếc
Cái
Cái

Bình
Cái
Bộ
Cái
Chiếc
Chiếc
Cái
Bình
Cái
Đôi
Con
Cái
Cái
Chiếc
Cái
Bình
Cái
Cái
Chiếc

01
03
04
11
02
03
03
04
50
365

10
05
15
590
05
01
01
03
485
10
01
04
340
420
170
150
60

0
0
0

57
0
0
2
59
2
5
5


17
405
03
04
190

1
3
4
11
2
3
3
4
50
342
10
5
17
649
7
06
1
8
553
11
1
4
392

492
145
152
155
17
477
3
4
190

15


Phụ biểu 02: Dụng cụ PCCCR trang bị tại các Trạm Kiểm lâm
thuộc Hạt Kiểm lâm VQG Hoàng Liên
TT
1
2
3
4
5
6

Trạm Kiểm
lâm
Bản Hồ
Tả Van
Lao Chải
San Sả Hồ
Núi Xẻ

Hua Chăng
Tổng

Can
nhựa

Bộ đàm

10
10
10
10
10
09
59

01
01
02

Dụng cụ
Bình
bơm
Mũ BH
thuốc
sâu
01
10
01
10

10
10
10
07
02
57

Ống
nhòm

Máy
GPS

01
01
01
01
01
05

01
01
01
01
01
01
06

Ghi
chú


Phụ biểu 03: Dụng cụ trang bị các xã vùng lõi VQG Hoàng Liên
Dụng cụ trang
bị

ĐVT

Xã Lao
Chải

Xã Tả
Van

Xã S.S
Hồ

Xã Bản
Hồ

Lai
Châu

1

Dao phát

Con

85


80

75

65

60

2

Bàn dập sắt

Cái

15

9

10

3

Mũ bảo hộ

Chiếc

85

95


105

97

60

442

4

Đèn pin

Cái

60

63

55

57

60

295

5

Xẻng, cào


Cái

20

18

20

24

60

142

6

Bình tông

Bình

55

50

48

40

7


Giầy đi rừng

Đôi

30

30

30

30

TT

Tổng
365
34

193
60

180

16


Phụ biểu 04: ban chỉ đạo khbvr Vườn quốc gia Hoàng Liên
Stt

Họ và tên


Chức vụ
Trưởng
ban
Phó ban
Phó ban
UV
Thường trực

Bộ phận

1.

Nguyễn Quang Vĩnh

2.
3.

Vương Quảng Châu
Nguyễn Duy Thịnh

4.

Hoàng Kim Kế

5.

Lê Xuân Thắng

Ủy viên


6.

Trần Quốc Nam

Ủy viên

7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.
21.
22.
23.
24.
25.
26.
27.

Nguyễn Văn Chỉnh

Hoàng Công Lương
Bùi Tuấn Anh
Lương Văn Hào
Lê Quang Hòa
Trần Văn Tú
Dương Toàn Thắng
Nguyễn Văn Năm
Nguyễn Thanh Tâm
Lã Văn Tới
Hoàng Đình Đại
Nguyễn Bá Diện
Vũ Văn Cường
Nguyễn Phúc Thành
Trần Trịnh Trí
Nguyễn Mạnh Cường
Khương Quang Hanh
Phạm Văn Hoan
Má A Nủ
Má A Lù
Phan Mạnh Hoàng

Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên

Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên

Điện thoại LH
0983.129.686
Ban GĐ
CQ: 3.872.866
Ban GĐ
0915.045.288
Ban GĐ
0982.284.919
0916.640.127
Phó Hạt trưởng
CQ: 3.872.265
0985.790.613
Phó Hạt trưởng
CQ: 3872.389
0912.691.535
Phó Hạt trưởng
CQ: 3.873.629

Trưởng Phòng TC-HC
0912361252
Trưởng phòng KH-TC
0913.532.167
Trưởng phòng KH&HTQT
0915.448.842
Giám đốc TTCHBT&PTSVHL
0972.121.931
PGĐ TT GDMT&DVMT
0987.651.166
P.Trưởng phòng KH&HTQT
0912.961.411
P.Trưởng phòng KH&HTQT
0982.893.578
P. Trưởng phòng TC-HC
0983.917.316
P. Trưởng phòng KH-TC
0984.571.577
P. Giám đốc TTCC
0912.266.161
Tổ trưởng Tổ KL CĐ
01672.021.940
Trạm trưởng Trạm KL CH
01668.103.759
Trạm trưởng Trạm KL San Sả Hồ
0984.827.936
Trạm trưởng Núi Xẻ
01687.617.007
Trạm trưởng Lao Chải
0986.248.707

Phụ trách trạm KL Tả Van
0984.409.898
Trạm trưởng Bản Hồ
0919.248.929
Trạm trưởng Hua Chăng
01694.101.569
Chủ tịch UBND xã SSH
0978.858.470
Chủ tịch UBND xã Lao Chải
0974.785.739
Chủ tịch UBND xã Tả Van
0985.333.068

28.

Vàng Văn Vững

Ủy viên

Chủ tịch UBND xã Bản Hồ

29.
30.
31.
32.

Nguyễn Văn Hiển
Tòng Văn Muôn
Phạm Đức Hùng
Nguyễn Ngọc Khiêm


Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên

Chủ tịch UBND xã Phúc khoa
Chủ tịch UBND xã Trung Đồng
Giám đốc Công ty Cổ phần cáp treo
P.GĐ Công ty Cổ phần cáp treo

0988.311.808
0942.058.451
0984.871.500
0905.539.353
0967.847.777

17


Phụ biểu 05: Vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng VQG Tam Đảo
TT
I
1

Địa điểm

TK

Tỉnh Vĩnh Phúc

Xã Trung Mỹ

1

105

3

60

Thông, keo

4

20

Thông , keo

6

10

Thông , keo

7

10

Thông , keo


2

20

Thông

4

10

Thông

5

20

Thông

6

30
1300

Thông

101
108
107

450

350
210

Thông
Thông già
Thông già

100a

Thông
Thông, Keo
Thông, Keo
Thông
Thông

Cành lá khô, guột
Cành lá khô, guột
Cành lá khô, guột
Cành lá khô, guột

Thông già

108
Quân Bong

8
9
2
1
2

3
4
3
1
2
3
4
4
1

Xã Minh Quang
Mâm thừa, Ao nai,
Cổ ngựa
Dốc chùa, Đá vôi
Núi con trâu 2
Ao bức, Ba khe,
Chòi đào, Hai vú
Xã Hồ Sơn
Km 17 - 21
Ba Vú, Mom Cày
Núi con trâu 1
Km 13 - 17
Xã Tam Quan
Chùa Báng
Đường lên Tam Đảo
Xã Đại Đình
Đồng Diệt
Tây Thiên
Ổ Lợn, Chùa Báng
Phòng Không

Phù Mây
Xã Đạo Trù

Cành lá khô, guột
Cành lá khô, guột
Cành lá khô, guột
Cành lá khô, guột

99
99
100b
99

1, 3
4
1,6
5

97

9

290
400
100
120
100
80
81
40


7

6

Thông

97

10

Thông

98
95,96
96
96
98

2
8,2,3
8
4,5,7
1

35
420
100
80
100

100
40
575
20
30
20
20
30
80

Cành lá khô, guột
Cành lá khô,
guột, cỏ tranh
Cành lá khô, guột

RừngIIa,Thông
Thông
Thông
THông
Thông

Cành lá khô, guột
Cỏ tranh, cây bụi
Cỏ tranh, cây bụi
Lau lem, tế guột
Cành lá khô

Hỗn giao
Hỗn giao
Hỗn giao

Bản địa, Thông
Bản địa, Thông
Bản địa, Thông

Tế guột, lau lem
Tế guột, lau lem
Tế guột, lau lem
Tế guột, lau lem
Tế guột, lau lem
Tế guột, lau lem

2
3
5
1
2
3
4
5
6
1
2
3
4
5
6

Cành khô, Lau
lem, tế guột
Cành khô, Lau

lem, tế guột
Cành khô, Lau
lem, tế guột
Cành khô, Lau
lem, tế guột
Cành khô, Lau
lem, tế guột
Cành khô, Lau
lem, tế guột
Cành khô, Lau
lem, tế guột
Cành khô, Lau
lem, tế guột
Cành khô, Lau
lem, tế guột

Thong, keo, Tái sinh

5

7

Vật liệu cháy

20

102

6


Thực bì

2

Hồ Thanh Lanh

4

D. tích
( ha )
2976
200

2
3

Kh

Bến Tắm

75

Chòi Trâu

75

Khe Bòng, Bát Vỡ

75


8
9
10
5
7
7

18


7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
II
1
1
2
3
2

Phòng Không
Khu Đạo Trù
Ba Khe

Voi sô

2
3
1
2
3
4
4
1

Dềo Khế, Đồng Đài

5

Xã Kháng Nhật

1

Lẹm

III
1

71
70

9
8
9

3
7
4
7
9
6
7

876
876
881

3
4
3

866

3

20

Rừng IIa, Ic

5

30
330
100
80

50
100
80

Thông

73
72

Trận địa
Đầu voi
Vĩnh Ninh
Tỉnh Tuyên Quang
Xã Ninh Lai
Đồi Danh
Dốc đỏ
Đồi Công ốc
Xã Thiện Kế
Ba Khe – Tam bố
lẹm
Gò tranh-Lan Phang
Xã Hợp Hoà
Nai Đằm
Núi Độc
Núi Khảm
Tân Dân
Xã Hợp Thành

1


75
73

858a
858a
858a
866

5; 6
7; 8
10
4; 5

854

1

30
40
10
45
25
50
40
70
30
35
544,5
4,5
2,5

1
1
50

Bản địa, Thông
Bản địa, Thông
Bản địa, Thông
Thông
Thông
Thông
Thông
Thông
Hỗn giao
Hỗn giao

Tế guột, lau lem
Tế guột, lau lem
Tế guột, lau lem
Tế guột, lau lem
Tế guột, lau lem
Tế guột, lau lem
Tế guột, lau lem
Tế guột, lau lem
Lau lem
Lau lem

Bản địa
Rừng TN IIa
Bản địa


Cỏ tranh, lau lem
Cây bụi khô
Cây bụi, Lau lem
Lau lem, tế guột

80

858b

1,2,3

1

Mào Sáo

3

Xã Ký Phú

1

Khu Hồ Vai Miếu

392a

2

70

2


Cắm Cờ

392a

1

60

4

Xã Văn Yên

6
7

Nứa khô, lau lem
Nứa khô
Nứa khô
Lau lem

Bản địa, Rừng IIa

Cây bụi, lau lem,
giang, nứa
Cây bụi, lau lem,
giang, nứa

80


8
9
10
2

3
4
5

Nứa; Bản địa
Nứa, Cây tái sinh
Nứa,Cây tái sinh
Bản địa

80

Tỉnh Thái Nguyên
Xã Quân Chu
Vây Rồng (Xóm
Vang)
Gốc đa
Dõng Sến (Hòa
Bình 1,2)
Đồi Chùa
Đát Ngao
Khao trong (Vạn
Thành, Tân Yên)
Khao ngoài
Đầu Voi (Chiểm,
Tân tiến)

Núi chop nón
Núi chẻ lạt
Xã Cát Nê

1
2

Cỏ tranh

1945
620
395

1,2
3

60
30

Tái sinh
Tái sinh

Giang, tế guột
Giang, tế guột

396

2,3
6
10


40
20
20

Bản địa
Bản địa
Bản địa

Giang, tế guột
Giang, tế guột
Giang, tế guột

4
1

160
60

Bản địa

Giang, tế guột
Giang, tế guột

2
5
7

50
130

50
100

Bản địa
Tái sinh

1, 2

40

Rừng trồng

Cây bụi, guột,
chít

Rừng trồng, Cây tái
sinh
Rừng trồng, Cây tái
sinh

Cây bụi, guột,
chít
Cây bụi, guột,
chít

394
397

393


Giang, nứa tép
Chít, guột
Chít, guột

130

100

19


1

Xóm Bầu

390a

3, 4

50

Rừng trồng

2

Gốc gáo

390a

1,2


50

Cây tái sinh

5
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
6
1
2
7
1
2
3
4
8
1
2
3
4
9

1
10
1

Xã Mỹ Yên
Vàng Tâm
Gò Kháo
Núi Miễu
Ván Thuyền
Đuôi chuột
Bờ Phao
Nước vàng
Cà Mo
Mặt Quỷ
Đu Đủ
Xã Khôi Kỳ
Gò Miếu
Cuốn Cờ
Hoàng Nông
Quạt Nan
Đinh Hương
Dõng Khoan
Núi Vuốt
Xã La Bằng
Núi Điệng
Núi Giang
Đeo Tiền
Núi Vuốt
Xã Yên Lãng
Khuân Nanh

Xã Phú Xuyên
Tân Lập
Tổng cộng:

390
390
390
390
388
388
388
388
388
388

1,2
3
3
5
4,5
6
1
2
2
2,3

385
385

3,5

2

384

3,6
8,9
5
1

381

1
3,6
12
4

369

1

372

1

195
20
20
15
15
20

25
10
15
25
30
50
30
20
330
80
80
70
100
320
50
90
80
100
60
60
40
40

Cây bụi, guột,
chít
Cây bụi, guột,
chít

Giang
Giang

Giang
Giang

Giang khô, chít
Giang khô, chít
Giang khô, chít
Giang khô, chít

Giang, Bản địa

Giang khô, chít

Giang, Bản địa
Giang, Bản địa
Giang, Bản địa
Giang, Bản địa
Giang, Bản địa

Giang khô, chít
Giang khô, chít
Giang khô, chít
Giang khô, chít
Giang khô, chít
Giang khô, chít

Bản địa
IIa, Bản địa
Giang, nứa
Giang, nứa


Giang, nứa, chít
Giang khô, chít
Giang khô, chít
Giang khô, chít

Giang, Nứa
Giang, Nứa
Giang, Nứa
Giang, Nứa

nứa khô, chít
Nứa khô, chít
Nứa khô, chít
Nứa khô, chít

Giang, Bản địa
Rừng trồng

Giang, chít
tế guột, lau, chít

5465,5

Phụ biểu 06: Thống kê dụng cụ, phương tiện chữa cháy rừng VQG Tam Đảo
20


Số
TT Dụng cụ, PhươngTiện


I
1
2
3
II
1
2
3
4
III
1
2

3
4
5
6
7
8
9
10
11
IV
1
2
3
4
5
V
1

2
3
4
5
6
7
8

Phương tiện
Ôtô ford (bán tải nhỏ)
Xe Uóat (mới)
Xe máy
Thiết bị thông tin liên lạc
Điện thoại cố định
Bộ đàm tổng
Bộ đàm con cầm tay
Máy định vị GPS
Thiết bị, D.cụ chữa cháy
Máy cưa xăng
Máy thổi gió
Máy cắt cành
Bình chữa cháy deo vai
Máy phun nước deo vai
Máy cắt thực bì
Máy bom Wantong
Máy bơm nước Rabin Nhật
Bồn chứa nước di động 1m3
Kẻng báo động
Loa di động cầm tay
Ống nhòm

Dao phát
Đèn pin
Lều bạt cơ động
Bàn dập chữa cháy
Bảo hộ lao động
Quần áo amiăng
Quần áo bảo hộ lao động
Giầy, tất đi rừng
Mũ cứng
Dụng cụ sơ cứu, cấp cứu
Các công trình hạ tầng
Đường băng xanh
Đường băng trắng
Chòi canh lửa chính
Chòi canh lửa phụ
Lán canh tạm
Bảng áp phích lớn
Bảng nội quy
Bảng cấp dự báo cháy rừng

ĐVT

Vĩnh Phúc

Tuyên
Quang

Thái
Nguyên


Tổng
Cộng

Chiếc
Chiếc
Chiếc

2
1
15

0
0
7

0
0
7

2
1
29

Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc

9
1

12
9

4
0
0
4

5
1
2
5

18
2
14
18

Chiếc
Chiếc
chiếc
chiếc
chiếc
Chiếc
chiếc
Chiếc
Chiếc
cái
Chiếc
Chiếc

Con
Chiếc
Chiếc
Chiếc

5
49
3
20
21
3
2
2
3
15
26
9
110
32
3
97

0
1

1
3

0


0

0
0

1
0

4
4
44
11
0
3

6
5
16
16
0
7

6
53
3
20
21
3
2
3

3
15
36
18
170
59
3
107

Bộ
Bộ
Đôi
Chiếc
Túi

11

1

3

15
40
40

km
km
Cái
Cái
Cái

Cái
Cái
Cái

17

0

0

17

2
5

0
1

1
3

3
9

11
9
7

5
0

3

6
6
4

22
15
14

Phụ biểu 07: Thống kê lực lượng chữa cháy rừng RĐD Nam Hải Vân
21


TT
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10

Tên đơn vị

Số người
tham gia

Hạt Kiểm lâm Liên Chiểu
22
Phường Hòa Hiệp Bắc
44
Phường Hòa Khánh Bắc
25
Phường Hòa Khánh Nam
25
Đồn Biên phòng Hải Vân
08
Hai kho xăng dầu
15
Trạm Biên phòng cửa khẩu cảng 08
Liên Chiểu
Công an quận
Tùy tình
hình
Quân sự quận
Tùy tình
hình
Phòng Cảnh sát PC&CC số 4
Tùy tình
hình

Chỉ huy chữa cháy
Trưởng ban BCĐ
Lãnh đạo UBND phường
Lãnh đạo UBND phường
Lãnh đạo UBND phường
Lãnh đạo Đồn Biên phòng

Lãnh đạo kho
Lãnh đạo trạm
Trưởng ban BCĐ
Trưởng ban BCĐ
Trưởng ban BCĐ

Phụ biểu 08: Thống kê dụng cụ, phương tiện, công trình PCCCR RĐD Nam Hải Vân
TT

Tên dụng cụ,
phương tiện

1

Máy thổi gió

2

Rựa cán dài

3

Bi

đông

Tổng số
lượng

Đơn vị

tính

17

Máy

338

đựng 46

Cái

Cái

Đơn vị quản lý sử dụng
Tên đơn vị
Số lượng
Chất lượng
Hạt Kiểm lâm 12
70%,
Liên Chiểu
B/sung năm
2014: 08 máy
mới
Trung đoàn 971
thành đội Đà 01
Mới
Nẵng
Đại đội Trinh sát 01
Mới

32
UBND phường
Hòa Hiệp Bắc
01
Mới
UBND phường
Hòa Khánh Bắc 01
Mới
UBND phường
Hòa
Khánh 01
Mới
Nam
Hạt Kiểm lâm 228
Mới
Liên Chiểu
Trung đoàn 971
Mới
thành đội Đà 40
Nẵng
Đại đội Trinh sát 30
Mới
32
UBND phường
Mới
Hòa Hiệp Bắc
20
UBND phường
Mới
Hòa Khánh Bắc 20

Hạt Kiểm lâm 46
Hỏng 20
22


4

nước
Máy phun nước

10

Cái

5

Bàn dập lửa

80

Cái

6

Ba lô đeo vai

40

Cái


7
8

Loa cầm tay
01
Máy định vị cầm 04
tay
Máy ảnh
02

Cái
Cái

Liên Chiểu
Hạt Kiểm lâm 10
Liên Chiểu
Hạt Kiểm lâm 55
Liên Chiểu
Hạt Kiểm lâm 40
Liên Chiểu
nt
01
nt
02

Cái

nt

01


02

Cái

nt

02

06
02
02
02

Bể
Cái
Chiếc
Bảng

nt
nt
nt
nt

04
02
02
02

02 hỏng

01 hỏng

10

Bảng

nt

08

22

Bảng

Hạt Kiểm lâm 20
Liên Chiểu

55

Bảng

01
hỏng,
01giải tỏa
Mới 2014: 20
bảng, hỏng 2
Hỏng 55

01


Bộ

Hạt Kiểm lâm 01
Liên Chiểu

19

Can nhựa đựng
nước
Bể chứa nước
Máy cưa xăng
Xe Win
Bảng cấp dự báo
cháy rừng
Bảng quy ước
PCCC rừng
Bảng cấm lửa
tam giác
Bảng cấm lửa
hình chữ nhật
Laptop,
đèn
chiếu, màn ảnh
vi tính
Đèn pin cầm tay

03

Cái


20

Ống nhòm

03

Cái

Hạt Kiểm lâm
03
Liên Chiểu
nt
03

21
22

Xẻng
08
Máy phát điện 01
Honda
Đường vận động 10
PCCCR

Cái
Cái

nt
nt


Km

TK 11, 4A

9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

23

24

Bảng đồ BVR- 05
PCCCR

Bảng

Hạt Kiểm lâm
Liên chiểu
UBND P. Hòa
Hiệp Bắc
UBND P. Hòa
Khánh Nam

UBND P. Hòa
Khánh Bắc

Mới
Hỏng 25
Mới

B/sung 2014:
02 máy
B/sung 2014:
01 máy

Cấp mới năm
2014

B/sung 2014:
02 máy

08
01

Hỏng

02

Thiết kế thi
công
năm
2014
Cấp mới 2013


01

Cấp mới 2013
Cấp mới 2013

01
Cấp mới 2013
01

Phụ biểu 09: Lực lượng PCCCR tỉnh Lâm Đồng
Thời gian có thể
23


TT

Tên Đơn vị

Số
người
tham gia

1

Cơ quan Kiểm lâm

150

2


Cơ quan Quân sự tỉnh

90

3

Cơ quan Công an tỉnh

70

Chỉ huy chữa cháy

tham gia chữa cháy
Trong
Ngoài giờ
giờ HC
HC

+ Trưởng ban: Lãnh đạo
UBND tỉnh;
+ Phó ban: Lãnh đạo Sở
NN&PTNT,
+ Thành viên: Lãnh đạo Chi
cục Kiểm lâm
+ Trưởng ban: Lãnh đạo
UBND tỉnh;
+ Phó ban: Lãnh đạo Bộ chỉ
huy Quân sự tỉnh;
+ Trưởng ban: Lãnh đạo

UBND tỉnh;
+ Phó ban: Lãnh đạo Công
An tỉnh;
+ Thành viên: Lãnh đạo
Tiểu đoàn Cảnh sát bảo vệ
và cơ động, Phòng Cảnh sát
Phòng cháy và chữa cháy.

150

150

90

90

70

70

Phụ biểu 10: Phương tiện, thiết bị, công cụ PCCCR tỉnh Lâm Đồng
TT

Chủng loại

Số lượng

1

Ô tô


85

2

Mô tô, xe máy

854

3

Máy bơm nước, bình bơm đeo
vai

85

4

Bồn nước và máy phun nước
gắn trên xe ô tô

16

5

Dụng cụ khác (Dao phát, cuốc,
xẻng, cào…)

400


Đơn vị quản lý

Người vận hành

Chi cục Kiểm lâm;
Công an; Quân đội;
Hạt Kiểm lâm, chủ
rừng trên địa bàn
toàn tỉnh
Chi cục Kiểm lâm;
Công an; Quân đội;
Hạt Kiểm lâm, chủ
rừng trên địa bàn
toàn tỉnh
Chi cục Kiểm lâm;
Hạt Kiểm lâm, chủ
rừng trên địa bàn
toàn tỉnh
Chi cục Kiểm lâm;
Hạt Kiểm lâm
Chi cục Kiểm lâm;
Hạt Kiểm lâm, chủ
rừng trên địa bàn
toàn tỉnh

Chi cục Kiểm lâm;
Công an; Quân đội;
Hạt Kiểm lâm, chủ
rừng trên địa bàn
toàn tỉnh

Chi cục Kiểm lâm;
Công an; Quân đội;
Hạt Kiểm lâm, chủ
rừng trên địa bàn
toàn tỉnh
Chi cục Kiểm lâm;
Hạt Kiểm lâm, chủ
rừng trên địa bàn
toàn tỉnh
Chi cục Kiểm lâm;
Hạt Kiểm lâm
Chi cục Kiểm lâm;
Hạt Kiểm lâm, chủ
rừng trên địa bàn
toàn tỉnh

Phụ biểu 11: Thống kê nhân lực, phương tiện chữa cháy rừng tỉnh Kon Tum
24


Stt
1

2

3

4

5


Đơn vị

Số lượng

Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh
Nhân lực
Lực lượng cơ động
Lực lượng tại chỗ (BCHQS các huyện, thành phố)
Lực lượng DQTV toàn tỉnh
Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh
Nhân lực
Cơ quan Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh
Các đồn biên phòng
Tiểu đoàn huấn luyện - Cơ động
Phương tiện
Xe tải
Xe U oát
Sư đoàn 10
Nhân lực
Dụng cụ thô sơ (dao, cuốc xẻng, bàn dập lửa,...)
Công an tỉnh
Nhân lực
Phương tiện
Chi cục Kiểm lâm
Nhân lực
Đội KLCĐ & PCCCR 1, 2, 3
Văn phòng Chi cục
Các đơn vị trực thuộc
Phương tiện

Xe cẩu
Xe Uóat, bán tải

Ghi chú

470 người
100 người
251 người
3.900 người
185 người
10 người
160 người
15 người
2 xe
1 xe
1 xe
1.000 người
1.000 cái
35 người
16 xe
265 người
43 người
38 người
184 người
16 xe
2
15

Phụ biểu 12: Công trình, lực lượng phòng cháy tỉnh Kon Tum
TT


Hạng mục

Đơn vị tính

Tổng
cộng

Các đơn vị quản lý
Kiểm
lâm

Chủ
rừng

UBND


25


×