Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.66 KB, 11 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU
I: Khái niệm và vai trò của nhập khẩu
1: Khái niệm và đặc điểm của nhập khẩu
Nhập khẩu được xem là một khâu cơ bản trong hoạt động ngoại
thương, đó là việc sử dụng ngoại tệ để mua hàng hoá và dịch vụ từ
nước ngoài về phục vụ cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước
hoặc đem tái sản xuất nhằm thu được lợi nhuận. Bản chất, hoạt động
nhập khẩu và hoạt động mua bán hàng hoá trong nước cũng là quá
trình trao đổi hàng hoá, quá trình nhằm thực hiện giá trị hàng hoá của
người sản xuất ra chúng. Tuy vậy về hình thức, phạm vi có những đặc
điểm khác biệt như sau:
- Đối tác trong hoạt động nhập khẩu chính là những người nước
ngoài có sự khác biệt về ngôn ngữ, lối sống, phong tục tập quán, thu
nhập…
- Trong hoạt động nhập khẩu thị trường được xem là phức tạp và
khó tiếp cận hơn thị trường trong nước do sự cách biệt về địa lý, khó
khăn về thu nhập và hệ thống xử lý thông tin.
- Hình thức mua bán trong hoạt động nhập khẩu chính là mua bán
qua các hợp đồng , khối lượng lớn hàng hoá do vậy đòi hỏi phải có sự
chuẩn bị kỹ càng, chặt chẽ, tránh nhầm lẫn và khiếu nại tranh chấp về
sau này.
- Toàn bộ các nghiệp vụ liên quan đến nhập khẩu đó là thanh toán,
vận chuyển ký hợp đồng đểu tương đối phức tạp, chứa nhiều rủi ro hơn
là hoạt động mua bán hàng hoá trong nội địa.
Những hàng hoá được coi là nhập khẩu bao gồm các loại sau:
 Hàng hóa mua của nước ngoài bao gồm cả máy móc, thiết bị, tư
liệu sản xuất hàng tiêu dùng . Dựa vào hợp đồng nhập khẩu mà các
doanh nghiệp của nước ta đã ký kết với doanh nghiệp và tổ chức kinh tế
nước ngoài.
 Hàng nước ngoài được đem vào hội chợ triễn lãm ở nước rồi
sau đó bán lại cho các doanh nghiệp Việt Nam và được thanh toán bằng


ngoại tệ.
 Hàng nước ngoài viện trợ cho nước ta dựa trên cơ sở các hợp
đồng, nghị định thư giữa chính phủ các nước thực hiện được tiến hành
thực hiện thông qua các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập
khẩu.
Như vậy nhập khẩu thể hiện sự phụ thuộc của nền kinh tế giữa các
nước với nhau của mỗi nước với nền kinh tế trong khu vực và nền kinh
tế thế giới. Hiện này, sự phụ thuộc ngày càng cao và càng có xu hướng
gia tăng.
2: Vai trò của hoạt động nhập khẩu
Xuất khẩu và nhập khẩu là những hoạt động song song có tác động
và hỗ trợ lẫn nhau để điều hoà sự phát triển của nền kinh tế. Nhập khẩu
được coi là một quá trình thực hiện mục tiêu lợi nhuận của đơn vị
kinh doanh và nó có ý nghĩa có ý nghĩa đặc biệt đối với quá trình công
nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Nhập khẩu là một hoạt động có tổ
chức cả bên trong, bên ngoài nhằm mục tiêu đẩy mạnh sản xuất hàng
hoá phát triển, chuyển đối cơ cấu kinh tế trong nước và ổn định và từng
bước nâng cao mức sống của người dân. Cụ thể nhập khẩu có những
vai trò sau đây:
Thứ nhất, nhập khẩu có tác dụng trực tiếp đến sản xuất và kinh
doanh, vì thông qua hoạt động nhập khẩu để cung cấp cho nền kinh tế
50%, đến 60% nguyên vật liệu. Ở Việt nam, hoạt động nhập khẩu chủ
yếu chính là hoạt động nhập khẩu vật tư, máy móc thiết bị, dây chuyền
công nghệ phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước và một số mặt hàng phục vụ cho tiêu dung sinh hoạt mà ta chưa
có khả năng sản xuất hoặc nếu có sản xuất thì còn rất hạn chế. Vì vậy
nhập khẩu đóng một vai trò rất quan trọng.
Thứ hai, nhập khẩu tác động mạnh vào đổi mới thiệt bị và công
nghệ sản xuất ở nước ta . Nhập khẩu đã tạo ra sự chuyển giao công
nghệ, đã rút ngắn khoảng cách giữa các nước ta với các quốc gia trên

thế giới chính là cầu nối thông suốt giữa nền kinh tế nước ta với nền
kinh tế của thế giới. Tạo điều kiện cho nước ta tham gia ngày càng sâu
rộng vào phân công lao động trên thế giới nhằm phát huy được lợi thế
so sánh của nước ta. Để từ đó, trình độ lực lượng sản xuất được nâng
cao, năng suất lao động được tăng lên và chất lượng sản phẩm được
cải tiến nhờ nhập khẩu các thiết bị máy móc, công nghệ sản xuất tiên
tiến và nguyên vật liệu có chất lượng cao.
Thứ ba, Đối với doanh nghiệp nhập khẩu giúp cho doanh nghiệp có
được công nghệ sản xuất hiện đại để tăng năng suất lao động và nâng
cao chất lượng sản phẩm. Thông qua hoạt động nhập khẩu doanh
nghiệp có thể mở rộng buôn bán kinh doanh với nhiều đối tác nước
ngoài. Từ đó hình thành nên liên kết kinh tế giữa các chủ thế trong nước
và nước ngoài. Đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, hoạt
động xuất nhập khẩu làm tăng doanh thu, lợi nhuận trên cơ sở nâng cao
thu nhập mức sống cho cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp và tạo
nguồn việc làm cho nhân công trong nước.
Thứ tư, nhập khẩu còn có tác dụng kìm hãm giá cả , ổn định thị
trường nhằm cân đối cung cầu hạn chế khan hiếm hàng hoá và tình
trạng leo thang giá cả. Nhập khẩu góp phần đáng kể xoá bỏ tình trạng
độc quyền, phá vỡ nền kinh tế đóng, sàng lọc những doanh nghiệp làm
ăn kém hiệu quả và thúc đẩy các doanh nghiệp có hiệu quả vươn lên.
Vì vậy, hoạt động nhập khẩu phải đảm bảo các quy tắc sau đây:
+ Cần sử dụng vốn nhập khẩu tiết kiệm, nhằm đảm bảo hiệu quả
kinh tế cao
+ Chỉ chú trọng nhập khẩu các thiết bị kỷ thuật hiện đại, tránh nhập
khẩu những công nghệ đã lạc hậu, mà các nước đang tìm cách sa thải
và đồng thời chỉ nhập những nguyên vật liệu thiết yếu mà trong nước
chưa sản xuất được
+Nhập khẩu phải đảm bảo để nhằm đẩy mạnh sản xuất trong nước,
phát triển gia tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu của nước ta.

+Để từ đó, tạo ra nguồn việc làm dồi dào cho nhân công ở trong
nước
3: Các hình thức kinh doanh nhập khẩu.
Hiện nay, ở nước ta có bốn hình thức nhập khẩu sau:
Nhập khẩu uỷ thác:

×