Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

PHÂN TÍCH THỐNG KÊ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU VẬT TƯ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ VÀ XUẤT NHẬP MASIMEX GIAI ĐOẠN 2005 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.46 KB, 58 trang )

PHÂN TÍCH THỐNG KÊ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP
KHẨU VẬT TƯ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ VÀ XUẤT
NHẬP MASIMEX GIAI ĐOẠN 2005 2008
I: Tổng quan về công ty MASIMEX
1: Giới thiệu chung về công ty
Công ty cổ phần Vật tự và xuất nhập( MASIMEX ) được thành lập
vào tháng 4-1988, khi mới thành lập công ty lấy tên là công ty vật tư rau
quả. Đến năm 1993 công ty được Bộ Nông Nghiệp và Công Nghiệp
Thực Phẩm ra quyết định thành lập lại doanh nghiệp theo quyết định
thành lập số 118NN/TCCNQĐ ngày 23/3/1993 và đổi tên thành công ty
vật tư và xuất nhập khẩu thuộc Tổng công ty rau quả Việt Nam.
Công ty tham gia giao dịch đối ngoại với tên quốc tế: Materials
supply import-export company và được viết tắt là MASIMEX. Công ty có
trụ sở giao dịch tại 46 Ngô Quyền – Quận Hoàn Kiếm –Hà Nội.
Công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 105705
vào ngày 14/3/1993 do trọng tài kinh tế Hà Nội cấp.
2: Quá trình hình thành phát triển và chức năng nhiệm vụ của công ty
2.1. Quá trình hình thành phát triển
Cùng với xu hướng phát triển của thị trường và nền kinh tế của đất
nước. Từ lúc thành lập tháng 4-1988 cho đến nay.
Quá trình phát triển của MASIMEX được chia làm hai giai đoạn
chính là giai đoạn mới thành lập và giai đoạn phát triển.
- Giai đoạn 1:Công ty bước vào hoạt động kinh doanh với số vốn
không lớn là 1.035.000.000 VNĐ, trong đó vốn cố định là
331.000.000VNĐ và vốn lưu động là 725.000.000VNĐ.
Đây là giai đoạn Công ty mới thành lập và bắt đầu vào hoạt động
kinh doanh của mình với nhiệm vụ chính là cung cấp vật tư cho Tổng
công ty rau quả Việt Nam. Đội ngũ cán bộ của công ty lúc này phần lớn
là những người thiếu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn chưa cao,
đặc biệt là khả năng nắm bắt và và khai thác thị trường là chưa có. Do
vậy mà trong thời gian đầu Công ty kinh doanh mang tính bao cấp, với


nhiệm vụ cung ứng vật tư cho Tổng công ty rau quả Việt Nam.
Giai đoạn 2: Đây là giai đoạn vượt khó khăn và phát triển đi
lên(1992 đến nay)
Cùng với xu hướng phát triển của thị trường nói chung và nên kinh
tế nói riêng. Công ty cũng nhận được những yếu kém cũng như những
khó khăn mà công ty đã và đang sẽ gặp phải. Công ty đã tìm được
hướng phát triển phù hợp và đúng đắn cho mình, đó chính là chuyển từ
hoạt động cung ứng vật tư sang kinh doanh nhập khẩu là chủ yếu. Đồng
thời tiến hành tổ chức bồi dưỡng, đạo tạo, tiếp nhận những cán bộ nhân
viên đủ tiêu chuẩn, phù hợp với công việc.
Trong giai đoạn 1992-1996, Công ty đã xây dựng một số nhiệm vụ
chính được coi là nhân tố thắng lợi trong hoạt động của công ty:
- Xây dựng và phát triển nhiều mối quan hệ với các bạn hàng trong
và ngoài nước.
- Nâng cao và cải thiện mức sống cho cán bộ, công nhân viên.
- Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Từ 1996-2008: Trong giai đoạn này Công ty lấy nhiệm vụ kinh
doanh xuất nhập khẩu là chủ yếu, trong đó vẫn tiếp tục nhiệm vụ sản
xuất, liên doanh, liên kết trong hoạt động kinh doanh. Công ty đã thực
hiện biện pháp khoán kinh doanh đến từng phòng, ban và người lao
động do đó có hiệu quả kinh doanh cao, hoàn thành nghĩa vụ đối với
Nhà nước và đảm bảo thu nhập cho người lao động.
2.2. Chức năng và nhiệm vụ hiện tại của công ty MASIMEX.
2.2.1. Chức năng của công ty MASIMEX.
Công ty có chức năng kinh doanh thương mại và dịch vụ, đáp ứng
nhu cầu thị trường trong nước về vật tư, thiết bị, máy móc … cung cấp
cho nền kinh tế quốc dân. Mắt khác , công ty MASIMEX còn nhập khẩu
hàng hoá tiêu dùng mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất
chưa đủ.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế công ty đẩy mạnh và mở
rộng hoạt động liên kết kinh tế hợp tác sản xuất với các thành phần kinh
tế ngoài quốc doanh, hợp tác liên doanh với các tổ chức kinh tế trong và
ngoài nước, phát huy vai trò chủ đạo của doanh nghiệp Nhà Nước góp
phần tích cực vào việc phát triển kinh tế –xã hội.
2.2.2. Nhiệm vụ của công ty MASIMEX.
Công ty MASIMEX thực hiện nhiệm vụ chính là kinh doanh xuất
nhập khẩu. Song bên cạnh đó Công ty còn đặt ra cho mình hàng loạt
các nhiệm vụ để đảm bảo vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.
- Xây dựng chiến lược kinh doanh.
- Xây dựng và tổ chức có hiệu quả các kế hoach kinh doanh và dịch
vụ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Nâng cao chất lượng mặt hàng sản xuất , gia tăng về mặt khối
lượng cũng như chất lượng hàng xuất khẩu mở rộng quy mô thị trường
trong nước cũng như quốc tế.
- Tạo nguồn phục vụ sản xuất kinh doanh, quản lý khai thác và sử
dụng có hiệu quả nguồn vốn của công ty.
- Tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý kinh tế, quản lý xuất nhập
khẩu và giao dịch đối ngoại.
- Thường xuyên tổ chức đạo tạo cán bộ nhân viên của công ty.
- Tham gia hoàn thành tốt công tác xã hội.
3: Đặc điểm kinh doanh của công ty
Các công ty kinh doanh thường kinh doanh với nhiều mặt hàng với
các chủng loại, nhãn hiệu khác nhau để đảm bảo an toàn cho hoạt động
kinh doanh của mình .
Công ty ty MASIMEX cũng vậy. Sau khi nghiên cứu, lựa chọn được
nguồn nhập khẩu, khả năng tiêu thụ của thị trường nội địa cũng như sự
ảnh hưởng của cả yếu tố vĩ mô lẫn yếu tố vi mô, Công ty đưa ra quyết
định kinh doanh nhiều loại sản phẩm khác nhau. Điều này giúp cho công
ty vừa đảm bảo an toàn đáp ứng nhu cầu của nhiều tập khách hàng

khác nhau.
Với thị trường nội địa, các sản phẩm công ty lựa chọn kinh doanh
có cơ cấu như sau:
- Hàng vật tư cung ứng cho sản xuất gồm : sắt, thép, inoc, bột nhựa
PVC… chiếm 60% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty.
- Hàng tiêu dùng bao gồm: tủ lạnh , máy điều hoà , vợt cầu lông,
một số mắt hàng may mặc…chiếm 30% tổng kim ngạch nhập khẩu của
Công ty.
- Hàng thiết bị may móc bao gồm: thiết bị y tế, thiết bị trường học,
máy xúc , máy đo điện, cáp điện …chiếm 10% tổng kim ngạch nhập
khẩu của công ty.
Mặt hàng chủ yếu mà công ty MASIMEX nhập khẩu để kinh doanh
trên thị trường nội địa là hàng vật tư cung ứng cho sản xuất. Đây là
những mặt hàng mà Việt Nam mới tham gia sản xuất do đó, sản lượng
cung ứng trên thị trường còn thiếu và còn kém chất lượng trong đó có
nhu cầu về mặt hàng vật tư cung ứng cho sản xuất ở Việt Nam là rất lớn
Mặt hàng chiếm phần trăm lớn thứ hai trong số các mặt hàng nhập
khẩu của công ty đó là hàng tiêu dùng. Từ khi công cuộc cải cách kinh
tế của Đảng và nhà nước, nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, nhu
cầu của người dân theo đó mà tăng lên, họ không chỉ nghỉ là”ăn no mặc
ấm” mà còn “ăn ngon mặc đẹp”. Do đó, các vật dụng phục vụ cho sinh
hoạt cá nhân ngày càng gia tăng. Nhận thức được điều này, Công ty đã
đưa mặt hàng tiêu dùng lên vị trí quan trọng thứ hai trong số các mặt
hàng mà công ty kinh doanh.
Một mặt hàng kinh doanh nữa của công ty tuy chiếm tỷ trọng không
nhiều nhưng đây cũng là một quyết định đúng đắn của công ty khi nhập
khẩu mặt hàng kinh doanh. Nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam về
mặt hàng đang ngày càng tăng chính vì thế Công ty đã nhập khẩu ở một
số thị trường lớn như: Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, Singapore…Tuy
nhiên, công ty vẫn tiếp tục tiến hành tìm kiếm những thị trường mới đem

lại nhiều lợi nhuận hơn cho công ty trong thời gian tới.
Công ty MASIMEX là công ty nhập khẩu sản phẩm để phục vụ nhu
cầu cho một nền kinh tế đang phát triển. Do đó công ty đã chú ý đến
nguồn nhập khẩu ở các nước có nền kinh tế phát triển hơn, khoa hoc kỷ
thuật phát triển hơn như: Nga, Trung Quốc, Nhật Bản…Mỗi thị trường
nhập khẩu lại có những ưu điểm riêng nên công ty đã mở rộng thị
trường nhập khẩu của mình từ nhiều nước chứ không tập trung một
hoặc một số thị trường nhập khẩu nhất định. Do đó đã giúp cho công ty
giảm rủi ro phần nào khi có biến động của thị trường
Hiện nay, tỷ trọng hàng nhập khẩu lớn nhất của công ty vẫn là
Trung Quốc – Một thị trường truyền thống của công ty, công ty đã hiểu
biết tương đối về thị trường này. Nhưng cùng với xu thế phát triển của
thị trường, nhiều nước phát triển, có nhiều điểm tương đồng so với Việt
Nam,công ty đã tận dụng những ưu điểm của những thị trường mới này.
Dần dần thị trường nhập khẩu mới của công ty lại được mở rộng, nhưng
Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu chính của công ty chiếm
46,08% năm 2008 tiếp đó là thị trường Nhật Bản chiếm 10,06% năm
2008
Những nguồn hàng nhập khẩu như :Italia, Tây Ban Nha, Đài loan..
công ty bước đầu khai thác nhưng tỷ trọng chưa cao.
4: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty MASIMEX
Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty theo mô hình trực tuyến tham
mưu:
Giám Đốc
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kế toán
Phòng Tổng hợp
Phòng xuất nhập khẩu 1,2,3.4,5
Tram kinh doanh vĩnh tuy

Xí nghiệp sản xuất bao bì
Các Phó
Giám Đốc
Các phòng ban, khối quản lý
Các phòng trạm, khối kinh tế
Đứng đầu công ty là Giám Đốc, người có quyền điều hành cao
nhất, có trách nhiệm tổ chức mọi hoạt động kinh doanh và xuất nhập
khẩu của công ty. Để thực hiện trách nhiệm này, Giám Đốc công ty có
quyền tổ chức bộ máy quản lý trong công ty, lựa chọn đề bạt, bãi nhiệm,
khen thưởng và kỷ luật đối với cán bộ công nhân viên trong chế độ,
chính sách và pháp luật.
Ngay người Giám Đốc nhận lệnh trực tiếp từ giám đốc là phó giám
đốc, hai phó giám đốc nhận lệnh từ giám đốc chịu trách nhiệm trước
giám đốc và pháp luật về mọi hoạt động trong các lĩnh vực công tác
được phân công.
Tiếp đó là các phòng ban kinh doanh:
- Phòng tổ chức hành chính: Nắm toàn bộ nhân lực của công ty,
giúp ban giám đốc trong khâu tuyển dụng, đào tạo đội ngũ cán bộ công
nhân viên, theo dõi hoạt động hằng ngày của công ty.
- Phòng tổng hợp:Tổng hợp tình hình thị trường, giá cả trong nước
và trên thế giới , theo dõi và thu thập các văn bản pháp luật và dưới luật,
quy định xuất nhập khẩu, thuế, hải quan. Thống kê số liệu theo yêu cầu
của Giám Đốc và các phòng ban khác.
- Phòng kế toán tài vụ: Hạch toán kế toán đánh giá toàn bộ hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty theo kế hoạch. Lập bảng cân đối
kế toán, báo cáo tài chính cuối năm trình giám đốc quyết định hằng
năm, thu chi tài chính các khoản lớn nhỏ trong công ty.
+ Các phòng nghiệp vụ: Có trách nhiệm trực tiếp thực hiện hoạt
động xuất nhập khẩu hàng hoá, thủ tục hải quanm thủ tục thuế…cụ thể
là:

Phòng xuất khẩu số 1: Chuyên về sắt thép
+ Phòng xuất khẩu số 2: Chuyên kinh doanh hàng tiêu dùng
+ Phòng xuất khẩu số 3: Chuyên về sắt thép, gồm sứ.
+ Phòng xuất khẩu số 4: Chuyên về máy móc, thiết bị.
+ Phòng xuất khẩu số 5: Chuyên về gồm sứ và hàng tiêu dùng.
- Trạm kinh doanh Vĩnh Tuy: Làm nhiệm vụ kinh doanh vận tải sữa
chữa và các dịch vụ khác.
-Xí nghiệp sản xuất bao bì Phố Nối- Hưng Yên: Tổ chức bao bì,
carton các loại cung cấp cho thị trường
II: Phân tích thống kê hoạt động kinh doanh nhập khẩu vật tư và thiết bị
máy móc của công ty MASIMEX.
1: Phân tích các chỉ tiêu phản ảnh nguồn lực
1.1. Phân tích chỉ tiêu về lao động
Đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, lao động là một
yếu tố đầu vào không thể thiếu, quyết định mọi hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp. Là một doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu như
MASIMEX, yếu tố này lại càng đóng vai trò quan trọng hơn. Từ khi
chuyển sang công ty cổ phần, cơ cấu nhân sự của công ty MASIMEX
cũng có nhiều thay đổi. Sau đây là bảng phân tích tình hình số lao động
hiện có của công ty.
Bảng 2.1: Biến động lao động của MASIMEX giai đoạn 2005-2008
Năm
Số lao động
(Người)
i
δ
(Người)
i

(Người)

i
t
(Lần)
i
T
(Lần)
i
a
(Lần)
i

(Lần)
2005 98
2006 92 -6 -6 0,94 0,94 -0,06 -0,06
2007 90 -2 -8 0,98 0,92 -0,02 -0,08
2008 88 -2 -10 0,98 0,90 -0,02 -0,10
( Nguồn : Báo cáo tài chính năm và danh sách trả lương của MASIMEX )
Tài liệu thu được từ công ty là dãy số thời gian có khoảng cách
bằng nhau, do vậy ta có thể tính toán các chỉ tiêu bình quân như sau:
+ Số lao động bình quân một năm của công ty trong giai đoạn 2005-
2008:
n
y
n
yyyy
y
n
i
i
n


=
=
++++
=
1321
....

92
4
88909298
=
+++
=
y
( Người)
Kết quả tính toán cho thấy: Nhìn chung số lao động của công ty có
xu hướng giảm dần theo thời gian. Số lao động hiện có của công ty năm
2008 so với năm 2005 giảm 10 người hay giảm 10%.
Nguyên nhân của sự suy giảm này là do phần lớn lao động của
MASIMEX đều là những người gắn bó với công ty trong thời gian đầu
thành lập nay đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng công ty lại chưa tiếp nhận đủ
số lao động mới có trình độ và khả năng trong hoạt động kinh doanh
xuất nhập khẩu.
Hiện nay, công ty cổ phần vật tư và xuất nhập khẩu (MASIMEX) với
đội ngũ cán bộ công nhân viên hiện nay là 88 người, có trình độ đại học
và trên đại học 36 người chiếm 45%, trình độ trung cấp 15 người chiếm
18,75%, công nhân kỷ thuật 37 người chiếm 24,67 %. Như vậy trình độ
lao động nói chung của công ty là khá cao đáp ứng yêu cầu hoạt động
kinh doanh của công ty. Mặt khác trong số cán bộ công nhân viên đó thì

nam giới chiếm phần lớn đây là thuận lợi cho công ty vì hoạt động của
công ty đòi hỏi nhiều về giao dịch trực tiếp và phải đi lại nhiều nơi.
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến
tham mưu do đó giám đốc là người có quyền hành cao nhất trong công
ty, là người chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của cán bộ công
nhân viên của công ty. Từ giám đốc đến tất cả các thành viên đều được
chuẩn hoá về năng lực, trình độ chuyên môn để thực hiện đúng chuyên
môn, chức năng và nhiệm vụ của mình.
1.2.Phân tích chỉ tiêu tổng vốn kinh doanh
Để một doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh phải cần có một
khối lượng vốn nhất định. Nguồn vốn này, sẽ nhằm đảm bảo cho mọi
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra bình thường và
ổn định. Với một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu như công ty
MASIMEX thì vốn kinh doanh lại càng đóng vai trò hết sức quan trọng
quyết định tới kết quả kinh doanh của công ty. Sau đây là nguồn vốn
kinh doanh của công ty trong một số năm gần đây:
Bảng 2.2: Biến động vốn kinh doanh của công ty MASIMEX
từ năm 2005-2008
Năm
Tổng vốn
(Triệu đồng)
i
δ
(Triệu đồng)
i

(Triệu đồng)
i
t
(Lần)

i
T
(Lần)
i
a
(Lần)
i

(Lần)
2005 24308
2006 29165 4857 4857 1,19 1,19 0,19 0,19
2007 35386 6221 11078 1,21 1,46 0,19 0,46
2008 40693 5307 16385 1,15 1,67 0,15 0,67
( Nguồn: Báo cáo gửi Cục quản lý vốn và tài sản - Bộ tài chính)
Tài liệu thu được từ công ty là dãy số thời gian có khoảng cách bằng
nhau, do vậy ta có thể tính toán các chỉ tiêu bình quân như sau:
+ Tổng vốn bình quân 1 năm của công ty trong giai đoạn 2005-2008:
n
y
n
yyyy
y
n
i
i
n

=
=
++++

=
1321
....
32386
4
40693353862916524308
=
+++
=
y
( Triệu đồng)
Lượng tăng tuyệt đối bình quân:
=


=∆

=
1
2
n
n
i
i
y
11
)...()()(
112312



=

−+−+−

n
yy
n
yyyyyy
nnn
67,5461
3
2430840693
=

=∆
y
(Triệu đồng)
Qua bảng phân tích tình hình vốn kinh doanh của MASIMEX giai
đoạn 2005-2008 có thể thấy tổng vốn kinh doanh của công ty là khá lớn,
điều đó là phù hợp vì mặt hàng kinh doanh của công ty chủ yếu là vật tư
và thiết bị mà các mặt hang này của công ty giá trị lớn. Cũng qua bảng
tính ta thấy nguồn vốn kinh doanh của công ty tăng dần qua các năm
tổng vốn bình quân năm của công ty giai đoạn này là 32386 Triệu đồng .
Tổng vốn hiện có của năm 2008 so với năm 2005 tăng 67% hay tăng
16385 tỷ đồng. Bao quát toàn bộ các năm ta thấy tổng vốn của công ty
đều tăng , chính vì vậy ta có thể nhận thấy rằng công ty rất chú trọng về
vốn. Vì thiếu vốn thì không thể hoạt động được, đó là nhân tố hàng đầu
trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Bảng 2.3: Cơ cấu vốn theo tính chất vốn của MASIMEX từ 2005-
2008

Năm
Tổng vốn Trong đó
Triệu đồng %
Vốn Cố định Vốn lưu động
Triệu
đồng
% Triệu đồng %
2005 24308 100 6271 25,79 18037 74,21
2006 29165 100 7058 24,20 22107 75,80
2007 35386 100 8316 23,50 27070 76,50
2008 40693 100 8790 21,60 31903 78,40
BQ 32386 100 7609 23,77 24779 76,23
(Nguồn: Báo cáo gửi cục quản lý vốn và tài sản - Bộ Tài chính )
Từ bảng phân tích ta nhận thấy rằng tổng vốn kinh doanh của công
ty MASIMEX vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn, trên 70%. Trong thời kỳ
này vốn lưu động bình quân là 24779 Triệu đồng chiếm 76,23%. Khi đó
vốn cố định bình quân 7609 Triệu đồng, chỉ chiếm 23,77%. Qua phân
tích ta nhận thấy tỷ trọng vốn cố định giảm dần qua các năm, cụ thể là
năm 2005 chiếm 25,80% trong tổng số vốn nhưng đến năm 2008 chỉ
còn 21,60%. Do tổng số vốn tăng lên (67%) do vậy mà lượng vốn lưu
động vẫn tăng lên qua các năm.
Là một doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu, cho nên đòi hỏi
MASIMEX phải có một số lượng vốn lưu động nhất định phục vụ cho
hoạt động kinh doanh của công ty.
Dưới đây là bảng phân tích cụ thể biến động của lượng vốn lưu
động của MASIMEX trong thời gian gần đây.
Bảng 2.4: Biến động vốn lưu động của MASIMEX giai đoạn 2005-
2008
Năm
Vốn lưu

động
(Triệu
đồng)
i
δ
(Triệu
đồng)
i

(Triệu
đồng)
i
t
(Lần)
i
T
(Lần)
i
a
(Lần)
i

(Lần)
2005 18037
2006 22107 4070 4070 1,23 1,23 0,23 0,23
2007 27070 4963 9033 1,22 1,50 0,22 0,50
2008 31903 4833 13866 1,18 1,77 0,18 0,77
+ Vốn lưu động bình quân một năm của công ty giai đoạn này :
n
y

n
yyyy
y
n
i
i
n

=
=
++++
=
1321
....
4
31903270702210718037
+++
=
y
=24779 (Triệu đồng)
Lượng tăng tuyệt đối bình quân:
=


=∆

=
1
2
n

n
i
i
y
11
)...()()(
112312


=

−+−+−

n
yy
n
yyyyyy
nnn
4622
3
1803731903
=

=∆
y
(Triệu đồng)
Nhìn vào bảng tính ta thấy lượng vốn ngắn hạn đầu tư vào hoạt
động kinh doanh nhập khẩu tăng qua các năm, trung bình hằng năm
tăng một lượng là 4622 tỷ đồng. Lượng vốn đầu tư vào kinh doanh nhập
khẩu có tốc độ phát triển mạnh nhất vào năm 2008 với lượng vốn là

31903 triệu đồng
2: Phân tích biến động giá trị kim ngạch nhập khẩu vật tư và thiết bị máy móc
theo thời gian.
2.1. Kết quả hoạt động nhập khẩu vật tư và thiết bị máy móc của công ty
MASIMEX
Bảng 2.5: Biến động về giá trị kim ngạch nhập khẩu vật tư và thiết
bị máy móc của công ty MASIMEX giai đoạn 2005-2008
Năm
Giá trị Nhập
khẩu
(USD)
i
δ
(USD)
i

(USD)
i
t
(Lần)
i
T
(Lần)
i
a
(Lần)
i

(Lần)
2005 8.291.053

2006 10.681.744 2.390.691 2.390.691 1,29 1,29 0,29 0,29
2007 18.379.198 7.697.454 7.697.454 1,72 2,22 0,72 1,22
2008 13.316.912 -5.062.286 5.025.859 0,72 1.61 -0,18 0,61
BQ 12.667.227 1.675.286,33 1,24 0,24
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh )
+ Kết quả tính toán cho thấy: Giá trị kim ngạch nhập khẩu trung
bình hằng năm từ 2005-2008 là 12.667.227USD.Lượng tăng trung bình
mỗi năm là 1.675.286,333 USD. Tốc độ phát triển trung bình là 1,24 lần/
năm, Tốc độ tăng trung bình là 0,24 lần/năm. Giá trị kim ngạch nhập
khẩu qua các năm từ năm 2005-2008, phát triển và xu hướng tăng dần.
Lượng tăng cao nhất vào năm 2007. Tổng giá trị kinh doanh nhập khẩu
vật tư và thiết bị đạt 18.379.198 USD tăng 72% so với năm 2006, tức là
tăng 7.697.454USD, tăng 122% so với năm 2005 hay tăng
10.088.145USD. Tuy nhiên đến năm 2008, Giá trị kim ngạch nhập khẩu
của công ty lại giảm xuống còn 13.316.912 USD. Giảm 28% so với năm
2007 tức là giảm 5.062.286 USD.
Sự biến động đó được giải thích bởi những nguyên nhân sau.
Năm 2007, sau khi nước ta gia nhập WTO, Việt Nam đã thu hút được
rất một lượng vốn đầu tư nước ngoài rất lớn, vì các doanh nghiệp rất cần
đầu tư, dây chuyền thiết bị mới nhằm đảm bảo chất lượng sản xuất. Do
vậy mà MASIMEX đã thực hiện được hợp đồng giá trị lớn, tìm kiếm được
nhiều đối tác liên doanh,liên kết. Nên hoạt động kinh doanh xuất nhập
khẩu đạt giá trị kim ngạch cao. Tuy nhiên, năm 2008 hoạt động kinh doanh
nhập khẩu của công ty gặp rất nhiều những khó khăn. Là một doanh
nghiệp kinh doanh nhập khẩu,do vậy công ty chịu ảnh hưởng của suy
thoái kinh tế là rất lớn, thị trường biến động thất thường,lãi suất ngân hàng
tăng cao. Giá trị kim ngạch nhập khẩu giảm so với năm 2007, song bằng
mọi nổ lực cố gắng. Hoạt động kinh doanh nhập khẩu đạt kim ngạch cao.
Công ty vẫn thực hiện được nhiều hợp đồng giá trị.
2.2. Phân tích sự biến động giá trị kim ngạch nhập khẩu vật tư thiết bị máy

móc theo từng châu lục
Mặt hàng nhập khẩu của công ty chủ yếu là vật tư, máy móc thiết bị
phục vụ các nghành sản xuất trong nền kinh tế quốc dân. Việc lựa chọn
các mặt hàng và đưa vào danh sách các mặt hàng kinh doanh phụ
thuộc vào nghiên cứu nhu cầu của thị trường trong nước và tìm các
nguồn hàng cung ứng từ bên ngoài. Mặt hàng nhập khẩu của công ty là
một số mặt hàng sau.
Bảng 2.6: Kết quả hoạt động nhập khẩu của công ty MASIMEX
theo nhóm hàng
Mặt hàng
nhập khẩu
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Giá trị
(USD)
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
(USD)
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
(USD)
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
(USD)
Tỷ

trọng
(%)
1. Vật tư sản xuất 7.478.529 90,02 8.230.284 77,05 15.936.603 86,71 10.067.585 88,40
Dây điện 1.175.671 14,18 1.286.082 12,04 2.823.045 15,36 1.482.805 13,02
Thép tấm 482.539 5,82 795.790 7,45 1.846.190 10,05 1.379.168 12,11
Thép cán 840.713 10,14 1.266.855 11,86 3.050.947 16,6 2.300.512 20,20
Hạt nhựa 714.689 8,62 916.494 8,58 2.005.171 10,91 1.256.170 11,03
Thép cuộn 533.115 6,43 661.199 6,19 1.639.425 8,92 1.053.452 9,25
Nhôm thỏi 488.343 5,89 599.246 5,61 551.376 3,00 274.467 2,41
Sợi 499.121 6,02 487.088 4,56 532.997 2,90 165.136 1,45
Thép lõi que hàn 1.726.197 20,82 1.626.830 15,23 3.265.984 17,77 2.024.906 17,78
Đồng tấm 1.003.217 12,10 590.700 5,53 221.469 1,21 130.970 1,15
2. Máy móc thiết bị 812.524 9,98 2.451.460 22,95 2.442.595 13,29 3.249.327 11,60
Máy xây dựng QTP3 157.946 1,94 491.360 4,60 564.241 3,07 546.223 1,95
Máy phô tô 184.813 2,27 484.951 4,54 380.449 2,07 411.768 1,47
Máy xây dựng 229.591 2,82 825.699 7,73 691.058 3,76 607.848 2,17
Máy dệt 127.822 1,57 241.407 2,26 439.263 2,39 974.798 3,48
Tháng máy 26.053 0,32 146.340 1,37 229.740 1,25 378.154 1,35
Máy khoan đá 86.300 1,06 261.703 2,45 137.844 0,75 330.535 1,18
Tổng giá trị 8.291.053 100 10.681.744 100 18.379.198 100 13.316.912 100
( Nguồn: Báo cáo tình hình nhập khẩu)
Theo thị trường
Bảng 2.7 :Kết quả hoạt động nhập khẩu của công ty MASIMEX
theo thị trường.
Thị trường nhập
khẩu
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Giá trị
(USD)
Tỷ

trọng
(%)
Giá trị
(USD)
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
(USD)
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
(USD)
Tỷ
trọng
(%)
1. Châu Á 6.235.701 75,21 7.394.971 69,23 13.997.597 76,16 10.047.610 75,45
Trung Quốc 3.741.752 45,13 4.437.196 41,54 8.399.293 45,70 6.136.433 46,08
Hàn Quốc 324.180 3,91 336.475 3,15 727.816 3,96 601.924 4,52
Ấn Độ 935.231 11,28 1.108.765 10,38 2.098.904 11,42 1.270.433 9,54
Singapore 283.554 3,42 384.543 3,60 455.804 2,48 219.729 1,65
Nhật Bản 748.682 9,03 887.653 8,31 1.679.859 9,14 1.339.681 10,06
Đài Loan 202.302 2,44 240.339 2,25 635.920 3,46 479.409 3,60
2. Châu Âu 1.654.894 19,96 2.606.346 24,40 3.254.956 17,71 2.125.379 15,96
Đức 496.634 5,99 781.904 7,32 975.935 5,31 659.187 4,95
Nga 661.626 7,98 1.042.538 9,76 1.301.247 7,08 917.535 6,89
Ukraina 297.649 3,59 468.929 4,39 586.296 3,19 366.215 2,75
Italya 198.985 2,40 312.975 2,93 391.477 2,13 182.442 1,37
3. Châu Mỹ 400.458 4,83 680.427 6,37 1.126.645 6,13 1.143.923 8,59

Hoa kỳ 240.441 2,90 408.043 3,82 676.355 3,68 580.617 4,36
Canada 59.696 0,72 170.908 1,60 167.251 0,91 245.031 1,84
Achentina 100.322 1,21 101.477 0,95 283.040 1,54 318.274 2,39
Tổng cộng 8.291.053 100 10.681.744 100 18.379.198 100 13.316.912 100
( Nguồn : Báo cáo tình hình nhập khẩu)
Hiện nay, hoạt động ngoại thương ngày càng phát triển, sự trao đổi
buôn bán giữa các quốc gia diễn ra thường xuyên và trên diện rộng.
Công ty đã ký hợp đồng với rất nhiều quốc gia trên thế giới ở Châu Á,
Châu Âu và Châu Mỹ. Các nhà xuất khẩu do công ty tự tìm kiếm thông
qua mạng Internet, qua các tạp chí chuyên ngành, qua cơ quan thông
tin thương mại của Nhà nước. Ngoài các nguồn hàng truyền thống như
Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ… thì công ty cũng đã mở rộng
nguồn hàng sang nhiều khu vực trên thế giới như Achentina, Ukraina,
Italia.
Nhìn vào số liệu bảng ta có thể nhận thấy Châu Á vẫn là nguồn
cung chính của công ty trong nhiều năm liền, chiếm trên 75% cơ cấu
nguồn hàng khẩu của công ty. Nguyên nhân là do cơ cấu sản phẩm xuất
khẩu của Châu Á phù hợp với nhu cầu nhập khẩu của Việt Nam về các
sản phẩm thép, hạt nhựa, dây điện, máy móc dây điện. Thêm vào đó là
sự gần gũi về mặt văn hoá, địa lý. Trong khu vực Châu Á, kim ngạch
nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc chiếm vị trí hàng đầu .Tính đến
năm 2008, cơ cấu nguồn hàng nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 46,08%
tổng kim ngạch nhập khẩu vật tư thiết bị máy móc của công ty
Khu vực Châu Âu cũng là nguồn hàng truyền thống của công ty từ
thời kỳ xã hội chủ nghĩa. Trong giai đoạn 2005-2008 Giá trị kim ngạch
nhập khẩu từ Châu Âu đều có xu hướng tăng. Cụ thể năm 2005 đạt
được giá trị kim ngạch nhập khẩu 1.654.894 USD đến năm 2008 nó đã
đạt tới 2.125.379 USD tăng 28,42% so với năm 2005, tức là tăng thêm
về giá trị 470.485 USD song về tỷ trọng giá trị kim ngạch nhập khẩu vật
tư thiết bị máy móc ở khu vực Châu Âu lại giảm. Năm 2005, ta có thể

nhận thấy khu vực Châu Âu chiếm tỷ trọng 19,96% cơ cấu nguồn hang
nhập khẩu của Công ty nhưng đến năm 2008 nó chỉ chiếm 15,96% tổng
cơ cấu nguồn hàng nhập khẩu của công ty. Hiện nay, Nga vẫn là nguồn
hàng cung lớn nhất của công ty về các sản phẩm như máy phô tô, máy
xây dựng…song khoảng cách về địa lý của là một rào cản lớn nhất để
hàng hoá khu vực này xâm nhập vào thị trường.
Khu vực Châu Mỹ tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn
hàng của công ty. Tính đến năm 2008 nó chỉ chiếm 8,59% nhưng tương
lai hứa hẹn lại tăng trưởng mạnh. Đây cũng chính là là nơi tập trung
nhiều công nghệ mới là nguồn cung các sản phẩm máy móc thiết bị
đồng bộ hiện đại rất được các doanh nghiệp trong nước ưa chuộng như
máy phô tô, máy in…
3: Phân tích các chỉ tiêu phản ảnh kết quả sản xuất kinh doanh
3.1. Phân tích chỉ tiêu về doanh thu.
3.1.1. Phân tích đặc điểm biến động của doanh thu
MASIMEX không phải là một doanh nghiệp trực tiếp sản xuất cho
nên kết quả kinh doanh của MASIMEX được thể hiện trước hết qua chỉ
tiêu doanh thu. Dưới đây là số liệu tổng doanh thu của MASIMEX trong
giai đoạn từ 2005-2008.
Bảng 2.8: Tổng doanh thu của MASIMEX từ 2005-2008
Đơn vị :Triệu VNĐ
Năm 2005 2006 2007 2008
DT 132608,854 172531,104 337950,064 292716,707
( Nguồn: Báo cáo tài chính năm )
Biểu đồ 2.1: Doanh thu của công ty cổ phần Vật tư và Xuất nhập
khẩu Masimex từ 2005 - 2008
Vận dụng phương pháp dãy số thời gian, phân tích biến động
doanh thu của MASIMEX trong giai đoạn 2005-2008 như sau:
Bảng 2.9: Biến động tổng doanh thu của MASIMEX giai đoạn 2005-
2008

Năm
Doanh thu
( Triệu đồng)
i
δ
( Triệu đồng)
i

(Triệu đồng)
i
t
(Lần)
i
T
(Lần)
i
a
(Lần)
i

(Lần)
2005 132608,854
2006 172531,104 39922,250 39922,250 1,3 1,3 0,3 0,3
2007 337950,064 165418,96 205341,210 1,96 2,55 0,96 1,55
2008 292716,707 -45233,357 160107,853 0,87 2,21 -0,13 1,21
+ Tổng doanh thu bình quân một năm của công ty trong giai đoạn
này là:
682,233951
4
707,292716064,337950104,172531854,132608

=
+++
=
y
(Triệu
đồng)
Lượng tăng tuyệt đối bình quân:
=


=∆

=
1
2
n
n
i
i
y
11
)...()()(
112312


=

−+−+−

n

yy
n
yyyyyy
nnn
y

=
=

3
854,132608707,292716
53369,284 (triệu đồng)
Kết quả tính toán cho thấy: Tổng doanh thu của MASIMEX giai
đoạn 2005-2008 bình quân đạt được là 233951,682 triệu đồng. Có thể
nói doanh thu của công ty là khá cao. Đặc biệt là năm 2007, doanh thu
của công ty đạt tới 337950,064 triệu đồng, tăng 96% so với năm 2006.
Sỡ dĩ đạt được như vậy là trong năm 2007 công ty đã thực hiện được
nhiều hợp đồng nhập khẩu vật tư và thiết bị máy móc, giá trị lớn và công
ty cũng đã mở rộng một số mặt hàng mới. Sang đến năm 2008. Tổng
doanh thu của công ty giảm sút đáng kể chỉ còn 292716,707 triệu đồng,
so với năm 2007 tổng doanh thu giảm 13%. Nguyên nhân của tình trạng
này là do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, trị thường biến động
bất thường, lãi suất ngân hang tăng cao. Nhưng nhìn chung thì doanh
thu của công ty năm 2008 so với năm 2005 tăng lên 160107,853 triệu
đồng hay tăng 121%.
3.1.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu.

×