Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KHOÁ MINH KHAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.63 KB, 30 trang )

THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN KHOÁ MINH KHAI.
I. Lịch sử hình thành và phát triển .
1. Giới thiệu chung về công ty Cổ phần Khóa Minh Khai.
Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Khóa Minh Khai
Địa chỉ trụ sở 125 D - Phố Minh Khai - Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội.
Số điện thoại : 04.6865939
Số fax : 04.6865939
Email :
Website :
Số tài khoản : 1303311900196
Tại NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Công ty cổ phần Khóa Minh Khai trước đây là nhà máy Khóa Minh Khai, được
thành lập từ năm 1972 theo quyết định số 561/ BKT của Bộ trưởng Bộ Kiến Trúc( nay
là Bộ xây dựng) với sự giúp đỡ của Ba Lan về nhà xưởng, máy móc thiết bị. Năm 1972,
do chiến tranh tàn phá nên Công ty đã ngừng hoạt động để đi vào phục hồi lại, do đó
đến cuối năm 1973 Công ty chính thức đi vào hoạt động. Do đặc điểm của thị trường và
nhu cầu của ngươi tiêu dùng thay đổi theo từng thời kỳ nên quá trình phát triển của
Công ty Khóa Minh Khai đã trải qua các giai đoạn như sau:
- Giai đoạn từ 1973 – 1980: Công ty hoạt động theo đúng chức năng nhiệm vụ,
mục tiêu ngành nghề theo quy định ban đầu về sản xuất. Sản phẩm gồm các loại: Khóa,
bản lề, ke cửa, chốt, móc gió. Thời gian đầu Công ty sản xuất sản phẩm theo mẫu thiết
kế của Ba Lan nên có phần nào chưa phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
- Giai đoạn 1981 – 1988: Công ty sản xuất theo kế hoạch Bộ giao. Ngoài những
sản phẩm cũ như trên còn có giàn giáo thép, bi đạn và mắt sàng xi măng, đồng thời sản
xuất thêm các mặt hàng kim khí, phục vụ xây dựng như cửa xếp, cửa chớp lật, cửa hoa.
Trong giai đoạn này Công ty đã tiến hành hai vấn đề lớn:
+ Nâng cao chất lượng sản phẩm và đã xuất khẩu các khóa, le, bàn lề, cremon
cho các nước Hungary, Cuba, Lào và xuất khẩu tại chỗ cho Tây Đức.
+ Công ty đã nghiên cứu và chế tạo bi nghiền cho công nghiệp xi măng và phụ
tùng khác. Ngoài ra còn là đơn vị đi tiên phong trong việc nghiên cứu công nghệ sản


xuất gàn giáo thép.
- Giai đoạn từ 1989 – 1991: Thời kỳ chuyển mạch từ cơ chế bao cấp sang cơ chế
thị trường, bước đầu có nhiều khó khăn, nhất là đối với ngành cơ khí. Nhưng nhà máy
đã đưa ra mục têu: Giữ vững được sản xuất và tiêu thụ, không để công nhân nghỉ vì
thiếu việc làm, hàng hóa sản xuất phải tiêu thụ hết và đảm bảo đời sống nhân viên. Rụt
lại một phần lớn lao động dôi dư không có trình độ tay nghề, sức khoẻ và chuyển sang
công tác khác cho phù hợp, đồng thời gửi cán bộ, công nhân đi lao động, học tập ở
nước ngoài, một phần cho nghỉ hưu, về mất sức.
- Giai đoạn từ 1992 đến nay: Ngày 05/05/1993 Bộ trưởng Bộ Xây Dựng ký
Quyết định số 163/ BXD. TCLD thành lập doanh nghiệp nhà nước với tên gọi “Nhà
máy Khóa Minh Khai” trực thuộc liên hợp các xí nghiệp Cơ khí Xây dựng Bộ Xây
dựng.
Ngày 20/11/1995, Nhà máy Minh Khai được đổi tên thành Công ty Khóa Minh
Khai theo quyết định số 933/ BXD. TCLD của Bộ Xây dựng, trở thành đơn vị trực
thuộc của Tổng công ty Cơ khí Xây Dựng.
Ngày 07/11/2006, Theo Quyết định số 1524/ QĐ - BXH, Công ty Khóa Minh
Khai chuyển thành Công ty Cổ phần Khóa Minh Khai, hoạt động trong các lĩnh vực:
- Sản xuất thiết bị máy móc cho ngành xây dựng, vật liệu xây dựng và công trình
đô thị.
- Sản xuất phụ tùng và phụ kiện bằng kim loại.
- Kinh doanh các sản phẩm về cơ khí.
- Lắp đặt máy móc, thiết bị công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng, trang
trí nội thất.
Tới nay sau hơn 30 năm hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty đã khẳng định
được vị thế của mình trên thị trưởng Việt Nam cũng như tại một số nước trên thế giới.
Thương hiệu Khóa Minh Khai được người tiêu dùng biết đến như một sự lựa chọn đáng
tin cậy về chất lượng cũng như tính toán của sản phẩm.
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy và sự chuyển biến:
2.1. Từ khi thành lập đến năm 2006:
Để đảm bảo cho tổ chức quản lý sản xuất có hiệu quả, Công ty tổ chức bộ máy

quản lý gọn nhẹ với chế độ một thủ trưởng, đứng đầu là Giám đốc Công ty.
- Giai đoạn từ 1989 - 1991: Thời kỳ chuyển mạch từ cơ chế bao cấp sang cơ chế
thị trường, bước đầu có nhiều khó khăn, nhất là đối với ngành cơ khí. Nhưng nhà máy
đã đưa ra mục têu: Giữ vững được sản xuất và tiêu thụ, không để công nhân nghỉ vì
thiếu việc làm, hàng hóa sản xuất phải tiêu thụ hết và đảm bảo đời sống nhân viên. Rụt
lại một phần lớn lao động dôi dư không có trình độ tay nghề, sức khoẻ và chuyển sang
công tác khác cho phù hợp, đồng thời gửi cán bộ, công nhân đi lao động, học tập ở
nước ngoài, một phần cho nghỉ hưu, về mất sức người có quyền hành cao nhất, chịu
trách nhiệm trước Nhà nước và tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty ở mọi lĩnh
vực sản xuất kinh doanh. Bộ phận giúp việc cho Ban giám đốc bao gồm:
+ Một phó Giám đốc kỹ thuật
+ Một phó Giám đốc sản xuất.
+ Các trường phòng ban khác.
Cùng với hoạt động quản lý ở các phòng ban, phân xưởng sản xuất thì quản đốc
là người chịu trách nhiệm hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình: Bố trí từng
tổ đội sản xuất sao cho phù hợp với khả năng trình độ của họ, thường xuyên giám sát
hướng dẫn ký thuật của đơn vị mình.
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy tổ chức của Công ty Khóa
Minh Khai được phân bổ như sau:
- Bộ phận Marketing:
Là bộ phận tham mưu cho ban Giám đốc về tình hình thị trường, giá cả, vật tư,
sản phẩm có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời đề xuất các
phương án có liên quan đến các hoạt động hỗ trợ trước và sau khi bán hàng.
- Bộ phận kế hoạch:
Là bộ phận giúp ban Giám đốc lập kế hoạch đôn đốc, theo dõi các kế hoạch sản
xuất tiêu thụ ngắn và dài hạn. Ngoài ra còn thu nhận các thông tin từ các bộ phận để kịp
thời kiểm tra và chỉnh lý các kế hoạch của Công ty, đồng thời thực hiện các công việc
đột xuất khi cần.
- Bộ phận kỹ thuật:
Xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật đồng thời nghiên cứu và lập ra các tiêu

chuẩn chất lượng sản phẩm. Ngoài ra còn phải thiết kế khuôn mẫu, bản vẽ thiết kế,
nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Hơn nữ còn phải
xác định thời gian bảo trì sửa chữa đại tu máy móc sản xuất.
- Bộ phận KCS:
Kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi nhập vào kho của Công ty theo tiêu
chuẩn phòng kỹ thuật đề ra.
- Bộ phận cung tiêu:
Cùng phòng kế hoạch xây dựng các phương án đảm bảo cung ứng đầy đủ và kịp
thời các thông tin cần thiết để cân đối giữa vật tư, lao động và máy móc thiết bị, đồng
thời kết hợp với phòng kế hoạch để có phương án tiêu thụ sản phẩm hợp lý với tình
hình sản xuất kinh doanh của Công ty - Bộ phận Marketing:
Là bộ phận tham mưu cho ban Giám đốc về tình hình thị trường, giá cả, vật tư,
sản phẩm có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời đề xuất các
phương án có liên quan đến các hoạt động hỗ trợ trước và sau khi bán hàng.
- Bộ phận kế hoạch:
Là bộ phận giúp ban Giám đốc lập kế hoạch đôn đốc, theo dõi các kế hoạch sản
xuât tiêu thụ ngắn và dài hạn. Ngoài ra còn thu nhập các thông tin tứ các bộ phận để kịp
thời kiểm tra và chỉnh lý các kế hoạch của Công ty, đồng thời thực hiện các công việc
đột xuất khi cần.
- Bộ phận tài vụ:
Giúp Giám đốc về quản lý tài chính, kế toán thống kê thực hiện hoạch toán sản
xuất kinh doanh, thanh quyết toán với khách hàng và Nhà nước. Ngoài ra còn làm
nhiệm vụ tính bảo hiểm và thuế.
- Bộ phận tổ chức, lao động tiền lương.
Tham mưu cho Giám đốc về việc sắp xếp, bố trí lao động trong Công ty về số
lượng, trình độ nghiệp vụ, tay nghề từng phòng ban, phân xưởng. Kiểm tra định mức
đơn giá và giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động.
- Bộ phận hành chính:
Giải quyết các hoạt động hỗ trợ cho quá trình sản xuất kinh doanh toàn Công ty
về mặt hành chính.

- Bộ phận cơ khí:
Có nhiệm vụ tạo phôi ban đầu như: Dập đinh ra khuôn mẫu ( phôi, ke, khóa) hay
đúc tay nắm nhón đồng thoi để tiện lõi khóa. Nếu bộ phận giản đơn thì bộ phận có thể
hoàn chỉnh như bản lề, chốt cửa. Ngoài ra, phân xưởng cơ khí còn làm theo đơn đặt
hàng như: giàn giáo, cửa xếp, cửa hoa. Với số công nhân không lớn trong phân xưởng
nhưng đây là đơn vị mạnh nhất tạo ra giá trị sản lượng lớn nhất trong Công ty.
- Bộ phận cơ điện:
Chịu trách nhiệm sửa chữa thường xuyên, trùng tu máy móc, thiết bị trong Công
ty cả phần cơ và phần điện. Phân xưởng này đảm bảo cho các phân xưởng khác làm
việc liên tục không bị gián đoạn bởi máy móc, thiệt bị hay đường điện. Phân xưởng còn
chịu trách nhiệm chế tạo khuôn mẫu ke, bản lề khóa. Đây là nhiệm vụ khá quan trọng
và phức tạp đòi hỏi độ chính xác để đảm bảo khi đúc chi tiết khóa có thể khớp nhau
được.
- Bộ phận lắp ráp:
Có nhiệm vụ lắp ráp toàn bộ các loại khóa các bộ phận, chi tiết thành phẩm hoàn
chỉnh.
- Bộ phận mạ:
Mạ quai khóa, ke bản lề, chốt cửa. Công nghệ mạ đòi hỏi phải có kỹ thuật cao và
theo quy trình công nghệ nghiêm ngặt để đảm bảo sản phẩm mạ có độ bền và độ bóng
cao.
Các phân xưởng này chịu sự điều khiển của quản đốc phân xưởng và Phó giám
đốc kỹ thuật chỉ đạo trực tiếp.
2.2. Từ 7/11/ 2006 đến nay:
Sau khi cổ phần hóa cơ cấu tổ chức kinh doanh của Công ty như sau:
+ HĐQT Công ty: là cơ quan quản lý có toàn quyền nhân danh công ty quyết
định cấc vấn đề có liên quan đến quản lý, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc
thẩm quyền thuộc chủ sở hữu công ty. Nghị quyết, quyết định của HĐQT được Giám
đốc công ty triển.
+ Tổng giám đốc công ty: do HĐQT của công ty bổ nhiệm và bãi nhiệm.Tổng
giám đốc công ty chiu trách nhiệm quản lý điều hành chung và trực tiếp chỉ đạo Phó

giám đốc và các phòng ban: Phòng ban hành chính, phòng kỹ thuật, phòng tài vụ, phòng
KCS, phòng kinh doanh, phòng kế hoạch. Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm
chung với Nhà nước, với cấp trên và toàn bộ nhân viên về mọi mặt hoạt động thuộc
thẩm quyền quản lý của mình.
+ Phó tổng giám đốc: Tham mưu, trợ giúp cho Giám đốc gồm 2 Phó tổng giám
đốc: PTGĐ kỹ thuật, PTGĐ kinh tế, đó là những người giúp việc Tổng giám đốc trong
lĩnh vực hoạt động của Công ty theo sự phân công hoặc ủy quyền của Tổng giám đốc
Công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc, trước pháp luật về nhiệm vụ được
Tổng giám đốc phân công hoặc ủy quyền.
+ Phòng kỹ thuật: Chức năng chủ yếu của bộ phận này là quản lý công nghệ
- Nghiên cứu chế tạo và thiết kế các sản phẩm khuân mẫu, nghiên cứu khoa học
kỹ thuật sản xuất, xây dựng chiến lược sản phẩm của Công ty.
- Xây dựng và quản lý các định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn, chất lượng sản
phẩm, quy cách mặt hàng. Tổ chức quản lý và đánh giá các sáng kiến cải tiến kỹ thuật,
kiểm tra xác định độ kỹ thuật tay nghề cho công nhân trong công ty.
- Lập kế hoạch đầu trang thiết bị sản xuất kế hoạch sửa chữa, tu bổ máy móc
trong toàn công ty.
+ Phòng tài vụ: Tham mưu cho Giám đốc về công tác quản lý và hoạch toán của
Công ty, kiểm tra giám sát toàn bộ hoạt động kế toán trong toàn công ty, nhiệm vụ cụ
thể là:
- Xây dựng kế hoạch tài chính, tổ chức thực hiện các nguồn vốn phục vụ sản
xuất kinh doanh.
- Tổ chức công tác hạch toán, kế toán trong công ty theo pháp lệnh về kế toán
thống kê do nhà nước quy định.
- Giám sát các hoạt động kinh tế - tài chính, các hợp đồng kinh tế về giá bán sản
phẩm.
- Thực hiện các công tác thanh toán trong nội bộ, các đối tác có quan hệ kinh tế
với công ty.
+ Phòng KCS: Chức năng chính của bộ phận này là tổ chức kiểm tra chất lượng
trược khi nhập kho và chuẩn bị đưa đi tiêu thụ…. kiểm tra giám sát quản lý việc chấp

hành các tiểu chuẩn chất lượng sản phẩm trong toàn công ty.
+ Phòng Kinh doanh: Tham mưu cho Giám đốc về tình hình thị trường, giá cả
vật tư sản phẩm, liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, phản ánh
được nhu cầu về các sản phẩm tương tự và các sản phẩm công ty có khả năng sản xuất.
Đề xuất các phương án tiêu thụ bằng mọi hình thức, tơ chức thực hiện khi lãnh đạo
thông qua.
+ Phòng kế hoạch vật tư: Bộ phận này có chức năng tham mưu cho Giám đốc về
kế hoạch sản xuất kinh doanh và đảm bảo vật tư cho sản xuất. Nhiệm vụ cụ thể là:
- Thực hiện công tác cung ứng và thu mua vật tư chi sản xuất kinh doanh, tổ
chức dự trữ vật tư, bảo quản kho hàng kho vật tư sản phẩm.
- Kiểm tra giám sát mức độ hoàn thành kế hoạch sản xuất, kế hoạch thu mua tạo
nguồn hàng.
- Tham mưu xây dựng phương tiện, cơ sở, kho hàng, gian hàng…
+ Bộ phận bảo vệ: Có chức năng và nhiệm vụ bảo vệ an toàn cho toàn bộ tài sản
của công ty. Xây dựng kế hoạch bảo vệ, tổ chức công tác dân quân, tự vệ và phòng
cháy, chữa cháy của công ty.
+ Trạm y tế: Có nhiệm vụ chăm lo sức khỏe cho toàn cán bộ công nhân viên, tổ
chức khám chữa bệnh cho nhân viên và con em, theo dõi bệnh nghề nghiệp, thực hiện
giải quyết việc nghỉ ốm cho người lao động, tham gia công tác vệ sinh môi trường,
công tác kế hoạch hóa gia đình.
3. Mô hình tổ chức sản xuất.
Bộ phận trực tiếp sản xuất: Hiện nay Công ty Khóa Minh Khai có 4 phân xưởng
chính:
Sơ đồ1: Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Khóa Minh Khai.
3.1 Phân xưởng cơ khí.
Có nhiệm vụ tạo phôi ban đầu như dập định hình cán khâu mẫu (ke, khóa…).
Đối với cá sản phẩm đơn giá ít công đoạn thì phân xưởng cơ khí còn thực hiện gia công
theo đơn đặt hàng (giàn giáo, cửa hoa, cửa xếp…)
3.2. Phân xưởng cơ điện.
Chịu trách nhiệm sửa chữa thường xuyên, trùng đại tu máy móc thiết bị trong

công ty cả về phần cơ và phần điện. Đảm bảo cho các phân xưởng khác hoạt động liên
tục, không bị gián đoạn bới các nguyên nhân liên quan đến máy móc thiết bị hay đường
điện.
3.3.Phân xưởng lắp ráp.
Có nhiệm vụ lắp ráp toàn bộ các loại khóa từ các bộ phận chi tiết đến hoàn thành
sản phẩm hoàn chỉnh.
3.4. Phân xưởng bóng mạ sơn.
Nhiệm vụ chủ yếu là mạ quai khóa, ke, bản lề, chốt cửa…
Các phân xưởng này đều chịu sự quản lý trực tiếp của Phó giám đốc kỹ thuật
thông qua các quản đốc phân xưởng.
4. Thị phần.
Phân xưởng
cơ điện
Phân xưởng
cơ khí
Phân xưởng
lắp ráp
Phân xưởng
bóng mạ sơn
Trạm Y tế Bảo vệ
Phòng
KCS
Phòng
Kỹ
thuật
Phòng
Tài Vụ
Phòng
tổ chức
hành

chính
Phòng
Kế
Hoạch
vật tư
Phòng
Kinh
Doanh
Phó Tổng GĐ
Kỹ thuật
Phó Tổng GĐ
Kinh tế
Tổng Giám đốc
Đại hội cổ đông
Hội đồng Quản trị
Biểu đồ 1: Thị phần của Công ty trên thị trường cả nước năm 2007
Để đánh giá sự thành công của một doanh nghiệp trên một vùng thị trường,
người ta thường căn cứ vào thị phần mà doanh nghiệp đó chiếm được. Thị trường tiêu
thụ sản phẩm của Công ty Khóa Minh Khai tập trung chủ yếu ở miền Bắc, đặc biệt là
thị trường Hà Nội. Xét thị trường cả nước trong năm 2007 thì Công ty Khóa Minh Khai
chiếm 20% thị phần, Công ty Khóa Việt Tiệp là 65%, còn lại 15% là thị trường của các
Công ty, cơ sở sản xuất khác.
Biểu đồ 2: Thị phần của Công ty Khóa Minh Khai trên thị trường miền Bắc.
Xét thị trường miền Bắc cũng trong năm 2007 thì Công ty Khóa Minh Khai
chiếm 40% thị phần, còn lại 60% là thị phần của Công ty Khóa Việt Tiệp và các cơ sở
sản xuất khác. Rõ ràng là Công ty khóa Việt Tiệp có thị trường rất lớn trên cả nước, đây
chính là thế mạnh của họ. Để mở rộng được thị trường tiêu thụ thì Công ty Khóa Minh
Khai cần có một chiến lược thâm nhập vào thị trường miền Nam và miền Trung mà
Công ty chưa khai thác hết tiềm năng.
Xét riêng trên thị trường Hà Nội và thị trường Miền Bắc thì Công ty Cổ phần

Khóa Minh Khai chiếm 40% thị phần, còn lại 60% là Công ty Khóa Việt Tiệp và các
Công ty, cơ sở sản xuất khác.Rõ ràng là Công ty khóa Việt Tiệp có thị trường rất lớn
trên cả nước, đây chính là thế mạnh của họ. Để mở rộng được thị trường tiêu thụ thì
Công ty Khóa Minh Khai cần có một chiến lược thâm nhập vào thị trường miền Nam và
miền Trung mà Công ty chưa khai thác hết tiềm năng.
II. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật có ảnh hưởng đến khả năng cạnh
tranh của công ty cổ phần Khóa Minh Khai.
1. Đặc điểm sản phẩm.
Sản phẩm khóa của Công ty là loại sản phẩm mà bất cứ gia đình nào cũng cần
dùng đến cùng với sự gia tăng dân số là nhu cầu xây dựng, nhu cầu bảo vệ tài sản công
cũng như tư. Chính vì vật khóa là một sản phẩm có thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhất là
ở các khu công nghiệp phát triển hay các thành phố lớn, nơi mà các công trình mọc lên
ngày càng nhiều. Nhưng công ty cũng lưu ý rằng sản phẩm có kỹ thuật phức tạp, sản
phẩm sản xuất qua nhiều công đoạn chế biến thành phẩm được tạo ra từ việc lắp ráp cơ
học của nhiều chi tiết kết cấu đòi hỏi kỹ thuật cao. vậy để giúp cho việc sản phẩm sản
xuất ra có thể bán nhanh, bán mạnh thì bộ phận kiểm tra chất lượng của Công ty đã tiến
hành kiểm tra chất lượng sản phẩm trong từng khâu sản xuất, lắp ráp một cách tỉ mỉ cặn
kẽ về kỹ thuật, công nghệ từng chi tiết từ nhỏ nhất (viên bi khóa) đến các chi tiết lớn
nhất (thân khóa) để khi thành sản phẩm hoàn chỉnh có thể giảm thiểu nhiều sai xót do
lỗi kỹ thuật gây ra. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đối thủ cạnh tranh đang sáng
bước cùng Công ty về sản phẩm khóa nên yếu tố kỹ thuật công nghệ là một yếu tố giúp
Công ty giàng được ưu thế trong cạnh tranh để phát triển trên thị trường hiện tại cũng
như tương lai.
Hiện tại, Công ty có gần 100 mẫu sản phẩm. Cụ thể như:
- Khóa các loại gồm 15 kiểu khác nhau như: Khóa MK 10, khóa MK10Q, khóa
10A đồng, khóa 10E2 gang, khóa MK 10 đồng, khóa MK 10Cg 1 đầu…
- Ke các loại 7 kích cỡ và chủng loại gồm: ke đen 120, ke mạ 120, ke inocx
120…
- Bản kề gồm 6 loại: bản lề cối 160, bản lề mạ 160…
- Chốt cửa gồm 6 loại như: Chốt mạ 110, chốt mạ 200 …

- Cremon gồm 4 loại như: Cremon 23 K, CremonMK 23A …
- Bàn giáo, ống chống cho xây dựng.
Ngoài ra hiện nay Công ty còn tìm cách đa dạng hóa sản phẩm của mình nhằm
tận dụng năng lực sản xuất và tăng nhanh doanh thu, phục vụ tốt cho việc mở rộng quy
mô sản xuất.
2. Đặc điểm về khách hàng.
Phần lớn khách hàng của công ty khóa Minh Khai là các đại lý và những cửa
hàng bán buôn. Những năm trở lai đây số lượng các đại lý tăng nhanh, khách hàng mua
ngày càng nhiều. Công ty đã phần nào giảm được sức ép từ giá của người mua.Hơn
nữa do chất lượng và uy tín của công ty nên các đại lý và khách hàng luôn đến công ty
hợp tác làm ăn lâu dài. Để đảm bảo hai bên cùng có lợi nên công ty đã áp dụng nhiều
hình thức khuyến khích giúp họ lấy hàng với số lượng lớn do dó việc phát triển và mở
rộng của công ty cung dễ dàng hơn, đem lại cho công ty nhiều thuận lợi trong cạnh
tranh với các sản phẩm khác trên thị trường.
3. Đối thủ cạnh tranh.
3.1 Đối thủ cạnh tranh trực tiếp:
Nói đến đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Công ty Cổ phần Khóa Minh Khai thì
không thể không nói đến một đối thủ khổng lồ là Công ty Khóa Việt Tiệp. Công ty
Khóa Việt Tiệp là một doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong lĩnh vực sản xuất khóa và
các mặt hàng tiểu ngũ kim với sự tài trợ của nước bạn Tiệp Khắc. Công ty Khóa Việt
Tiệp từng là một cái tên quen thuộc của người tiêu dùng khi có nhu cầu về sản phẩm
khóa. Quả thực khóa Việt Tiệp là một trong những sản phẩm bền, mẫu mã đẹp, đáp ứng
nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng, đặc biệt là thị trường Miền Bắc. Tuy nhiên, trong
khoảng 5 đến 10 năm trở lại đây, Công ty Khóa Việt Tiệp đã dần để mất đi thế mạnh
của mình về sản phẩm khóa. Nguyên nhân là do Công ty Khóa Việt Tiệp đã không kịp
cập nhật, cải tiến mẫu mã và chất lượng cho phù hợp với sự thay đổi thị hiếu của người
tiêu dùng. Thị trường dần mất đi và theo đó uy tín của sản phẩm khóa Việt Tiệp không
còn nổi tiếng như trước kia nữa. Mặc dù vậy, Công ty Khóa Việt Tiệp vẫn được xem là
đối thủ cạnh tranh nặng ký và luôn gây sức ép cạnh tranh gay gắt với sản phẩm khóa
của Công ty Khóa Mịnh Khai.

3.2 Các đối thủ cạnh tranh khác

×