Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.48 KB, 17 trang )

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU 12
1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN CẦU 12
Công ty cổ phần Cầu 12 là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng
công ty Xây dựng công trình giao thông I - Bộ Giao thông vận tải.
Tên công ty:
- Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU 12 – CIENCO 1
- Tên tiếng Anh: BRIDGE JOINT STOCK COMPANY No.12 –
CIENCO 1
- Tên viết tắt: BJSC12 – CIENCO 1
Logo của Công ty:

Trụ sở đăng ký của Công ty: Số 463 - đường Nguyễn Văn Linh - phường
Phúc Đồng - quận Long Biên - Thành phố Hà Nội.
Giám đốc Công ty: Ông Phạm Xuân Thuỷ - Kỹ sư cầu.
Tiền thân của Công ty Cổ phần Cầu 12 là một đội cầu chủ lực với 45
người được thành lập ngày 17/8/1952 - một trong những đơn vị xây dựng cầu
đầu tiên của Việt Nam - có tên gọi là đội chủ lực cầu 2. Trong những ngày đầu
thành lập, với những dụng cụ, thiết bị thô sơ, những người công nhân Đội chủ
lực cầu 2 đã làm mới nhiều cây cầu gỗ bắc tạm qua sông, qua suối cho bộ đội và
dân công mở đường lên Tây Bắc phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.
Qua nhiều năm xây dựng và trưởng thành với nhiều tên gọi khác nhau,
năm 1977 đội cầu chủ lực được chuyển tên thành Xí nghiệp Cầu 12. Từ đó, Xí
nghiệp Cầu 12 đã có những chuyển biến mạnh mẽ từ chế độ bao cấp sang chế
độ kinh doanh với phương châm tự trang trải tiến tới đủ sức cạnh tranh trên thị
trường trong nước và vươn ra thị trường quốc tế.
Đến năm 1993, do yêu cầu phân cấp quản lý cùng với sự chuyển biến
mạnh mẽ từ chế độ bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng XHCN, Xí
nghiệp Cầu 12 đã được chuyển thành Công ty Cầu 12 theo Quyết định số
324/QĐ/TCCB-LĐ ngày 04/03/1993 của Bộ Giao thông vận tải; Đến tháng
4/2007, Công ty Cầu 12 chính thức trở thành Công ty Cổ phần Cầu 12, mở ra


một giai đoạn mới đầy thử thách, cạnh tranh gay gắt để tồn tại và phát triển…
Qua hơn 56 năm xây dựng và trưởng thành, từ một đội cầu với cơ sở vật
chất nghèo nàn, dụng cụ thiết bị thô sơ, đến nay Công ty Cổ phần Cầu 12 đã trở
thành doanh nghiệp xây dựng cầu có công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại. Công
ty đã sửa chữa và xây dựng mới trên 200 lượt cầu lớn, nhỏ từ Bắc vào Nam với
tổng chiều dài hơn 70.000 mét, góp phần không nhỏ phục vụ sự nghiệp chiến
đấu, xây dựng tái thiết đất nước và đặc biệt là sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện
đại hoá đất nước ngày nay. Từ thời kỳ đầu chiến tranh, Công ty Cầu 12 luôn
đảm nhận công việc xây dựng mới và sửa chữa các cây cầu nơi tuyến lửa cũng
như hậu phương đảm bảo giao thông xuyên suốt phục vụ cho tiền tuyến. Hoà
bình lập lại, Công ty Cầu 12 cùng với đồng bào chiến sỹ cả nước đã và đang xây
dựng đất nước với nhiều cây cầu hiện đại to lớn, đưa đất nước ta dần tiến kịp
các nước khác trong khu vực và trên thế giới trong việc phát triển và hiện đại
hoá mạng lưới giao thông.
Một số cây cầu lớn công ty đã tham gia và trực tiếp thi công: Cầu
Chương Dương, nút giao thông Nam Chương Dương, cầu Vĩnh Tuy và Thanh
Trì - Hà Nội; cầu Bính - Hải Phòng; cầu Thái Bình - Thái Bình; cầu Đò Quan -
Nam Định; cầu quay Sông Hàn - Đà Nẵng; dự án cảng 5B Dung Quất - Quảng
Ngãi; cầu vượt Đầm Thị Nại - Bình Định; trụ tháp cầu Bắc Mỹ Thuận - Tiền
Giang; cầu Rạch Miễu - Bến Tre;…
Với những thành tích to lớn đó, Công ty cổ phần Cầu 12 đã 2 lần được
Nhà nước trao tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng Lao động (năm 1985 và 1987)
và một lần được trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân
(T3/2002), cùng nhiều huân huy chương các loại cho tập thể, cá nhân anh hùng
lao động…
Hàng năm, Công ty hoàn thành, bàn giao và đưa vào sử dụng nhiều cây
cầu ở nhiều địa phương. Công nhân luôn có việc làm, lợi nhuận của công ty
không ngừng tăng và đóng góp cho ngân sách Nhà nước ngày càng nhiều.
Những năm gần đây, Công ty đã mở rộng quy mô và địa bàn kinh doanh,
hợp tác liên doanh với một số hãng và công ty nước ngoài (Thụy Sỹ, Nhật Bản,

Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á) để tham gia đấu thầu và thi công
một số công trình trong nước và nước ngoài có quy mô lớn và kỹ thuật phức
tạp. Công ty luôn khẳng định vai trò đầu đàn về công nghệ làm cầu và luôn chủ
động chiếm lĩnh thị trường cầu mới tại Việt Nam. Bằng chất lượng các sản
phẩm của mình, uy tín của Công ty ngày càng được nâng cao, cơ hội hợp tác với
các đối tác ở trong và ngoài nước ngày càng được mở rộng. Việc áp dụng thành
công hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 - 2000 đã góp phần gia tăng hiệu
quả của hệ thống quản lý kinh doanh, đồng thời tạo cơ hội cho Công ty mở rộng
thị phần trên thị trường xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng cường hợp tác với các đối
tác ở trong và ngoài nước.
1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN CẦU 12
Công ty cổ phần Cầu 12 được thành lập với số vốn điều lệ là 48.500.000
đồng, trong đó:
- Sở hữu của Nhà nước: 24.541.000.000 đồng, bằng 50,6% vốn điều lệ.
- Sở hữu của các đối tượng ngoài Nhà nước: 23.959.000.000 đồng, bằng
49,4% vốn điều lệ.
Loại hình doanh nghiệp: Là một doanh nghiệp Nhà nước được Cổ phần
hoá thuộc Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 - Bộ Giao thông Vận
tải.
Ngành nghề kinh doanh: Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
0103019796 ngày 01/10/2007 của Sở Kế hoạch Đầu tư thành phố Hà Nội cấp
thì Công ty cổ phần Cầu 12 được phép kinh doanh những ngành nghề sau:
• Xây dựng các công trình: giao thông; công nghiệp; dân dụng; thuỷ lợi;
cảng; công trình thuỷ; kết cấu hạ tầng dự án cấp thoát nước; đường dây và
trụ điện 35KV trở xuống,
• Xây dựng và kinh doanh: các nhà máy phát điện vừa và nhỏ; các công trình
phục vụ dân sinh; khu vui chơi giải trí,
• Lữ hành nội địa, quốc tế và các dịch vụ phục vụ khách du lịch,
• Cho thuê nhà ở, dịch vụ nhà đất, cho thuê kho bãi, nhà xưởng,

• Tư vấn đầu tư xây dựng, tư vấn lập dự án tiền khả thi và khả thi,
• Thiết kế công trình xây dựng cầu,
• Tư vấn kiểm định chất lượng công trình xây dựng, kinh doanh phòng thí
nghiệm chuyên ngành,
• Gia công kết cấu thép, vật liệu xây dựng và các sản phẩm cơ khí khác,
• Sửa chữa thiết bị máy móc ngành giao thông, xây dựng,
• Chế biến lâm sản,
Trong đó, nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là xây dựng các công trình cầu,
cảng sông, cảng biển và một số công trình dân dụng.
* Đặc điểm tổ chức sản xuất:
Do đặc thù công việc lưu động, địa bàn hoạt động rộng trên phạm vi cả
nước và trong cùng một thời gian Công ty phải thường xuyên triển khai thực
hiện nhiều hợp đồng xây dựng khác nhau trên các địa bàn khác nhau… nên để
đáp ứng được yêu cầu thi công, Công ty có các đơn vị trực thuộc:
- Chi nhánh công ty cổ phần Cầu 12 tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Chi nhánh công ty cổ phần Cầu 12 tại miền Trung.
- Đội thi công cơ giới.
- Đội quản lý máy móc, thiết bị: chịu trách nhiệm theo dõi quản lý máy
móc thiết bị của Công ty.
- Xưởng sửa chữa: Hoạt động như một đơn vị sản xuất phục vụ cho việc
sửa chữa xe và các thiết bị thi công của Công ty.
- 16 đội thi công: từ đội 1 đến đội 16, có nhiệm vụ trực tiếp thi công các
hạng mục công trình theo hợp đồng đã ký kết, theo tiến độ và yêu cầu kỹ thuật
mà Công ty đặt ra. (Xem Sơ đồ 2, trang 11)
* Đặc điểm về quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh:
Công ty có những đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu
sau:
- Sản phẩm chủ yếu là những công trình cầu, quy mô từ nhỏ đến lớn, kết
cấu từ đơn giản đến phức tạp, mang tính đơn chiếc, địa bàn sản xuất kinh doanh
trải rộng trên khắp mọi miền đất nước.

- Sản phẩm cầu được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước nên
thường bị thanh toán chậm. Do đó, Công ty thường xuyên phải vay vốn ngân
hàng và hàng năm phải trả một khoản lãi vay rất lớn.
- Chu kỳ sản xuất sản phẩm dài, thời gian thi công một cây cầu thường
kéo dài 1 đến 3 năm (có khi đến 5 - 7 năm); thời gian khai thác và sử dụng kéo
dài nhiều thập kỷ nên đòi hỏi nhà thầu phải lập thiết kế tổ chức thi công, lập giá
trị dự toán chi tiết cho từng hạng mục xây lắp để có thể hạch toán chi phí giá
thành và kết quả doanh thu cho bất kỳ khối lượng công việc nào; quá trình sản
xuất phát sinh nhiều chi phí, diễn ra liên tục, phức tạp, nhiều giai đoạn, mỗi giai
đoạn tiêu hao các mức chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy
và chi phí khấu hao tài sản cố định khác nhau; việc hạ thấp giá thành thực tế các
hạng mục chỉ có thể thực hiện trên cơ sở đổi mới kỹ thuật và công nghệ thi công
xây lắp… Mặt khác, việc xây dựng còn chịu tác động của địa chất công trình và
điều kiện thời tiết khí hậu của vùng miền… cho nên công tác quản lý và sử
dụng tài sản, vật tư cho công trình là rất phức tạp và đòi hỏi phải xây dựng các
mức giá riêng cho từng loại công tác lắp đặt, cho từng vùng lãnh thổ.
- Quá trình sản xuất loại sản phẩm đặc biệt này đòi hỏi doanh nghiệp phải
có trình độ kỹ thuật cao, thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến và phải tuân thủ
một quy trình công nghệ cực kỳ chuẩn mực, cụ thể như sau:
Bước 1: Lắp dựng các thiết bị trên hệ nổi
- Định vị và neo cố định các thiết bị nổi.
- Đóng cọc định vị và làm khung vị bằng thép hình cho công tác hạ
ống vách tạm, cao độ mũi cọc định vị là 20.0m.
Bước 2: Lắp dựng và định vị ống vách
- Dùng búa rung hạ ống vách.
Bước 3: Chuẩn bị vữa bentônít
- Bơm vữa bentônít vào lỗ khoan cao hơn mực nước 1m.
- Dùng máy khoan KOBELCO RT3– ST đứng trên hệ nổi 600T hoặc
sàn đạo để khoan lấy đất trong lòng cọc.
- Duy trì thành vách lỗ khoan bằng dung dịch vữa bentonite trong suốt

thời gian khoan tạo lỗ và đổ bê tông, cao độ vữa phải cao hơn cao độ
mực nước sông.
- Vệ sinh lỗ khoan bằng cách bổ sung vữa bentônite mới theo phương
pháp tuần hoàn nghịch.
- Vữa bentônite được làm sạch các bằng thiết bị tách cát Desander.
- Kiểm tra độ lắng đọng cát và mùn trong lỗ khoan.
- Nghiệm thu lỗ khoan.
Bước 4: Lồng cốt thép
- Lồng cốt thép được gia công thành các đoạn trên bờ sau đó được đưa
ra vị trí thi công.
- Lắp đặt lồng cốt thép vào trong lỗ khoan bằng cẩu nổi 25T.

×