Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẢU THIẾT BỊ TOÀN BỘ TẠI CÔNG TY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.97 KB, 27 trang )

THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẢU THIẾT BỊ
TOÀN BỘ TẠI CÔNG TY
I. Đánh giá hiệu quả hoạt động nhập khẩu thiết bị toàn bộ của Công ty những
thành tựu đạt được và những vấn đề còn tồn tại
1. Hoạt động nhập khẩu thiết bị toàn bộ của Việt Nam cũng như của Công
ty thời kỳ trước 1990
Sau khi giành được độc lập, nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh đã không ngừng nỗ lực quyết tâm xây
dựng đất nước. Trải qua cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, nền kinh tế Việt Nam ở buổi
ban đầu còn vô cùng nghèo nàn, lạc hậu và hết sức thiếu thốn, cơ sở vật chất hầu như ở
con số không. Từ đầu những năm 1950, đã có một số ít công trình thiết bị toàn bộ được
nhập khẩu về Việt Nam thông qua việc ký kết biên bản hợp tác song phương giữa hai
chính phủ, song quá trình nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật chỉ thực sự bắt đầu khi
Tổng công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật (Technoimport) ra đời năm
1959. Đây là doanh nghiệp Nhà nước đầu tiên được thành lập để hoạt động trong lĩnh
vực tư vấn về kình tế, đồng thời cũng là doanh nghiệp duy nhất được Nhà nước giao
nhiệm vụ nhập khẩu các công trình thiết bị toàn bộ cho tất cả các Bộ ngành, địa
phương, kể cả cho an ninh quốc phòng trong suốt một thời gian dài từ 1959 – 1988.
Trong suốt thời kỳ bao cấp, thiết bị toàn bộ được nhập về theo các Hiệp định vay nợ
viện trợ hoặc thương mại. Trong các quy định này rõ số vốn vụ thể cấp cho từng công
trình và phân công đơn vị xuất nhập khẩu của cả hai bên. Việc tiến hành giao dịch với
bạn hàng nào hoàn toàn phụ thuộc vào Nhà nước và được quy định sẵn trong các Hiệp
định thương mại, vay nợ song phương hoặc đa phương được ký kết giữa Chính phủ
Việt Nam với Chính phủ nước ngoài.
Trong thời kỳ này, bạn hàng cung cấp thiết bị toàn bộ và kỹ thuật cho Việt Nam
chủ yếu là các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu của các nước Đông Âu, đứng đầu là
Liên Xô (cũ), ngoài ra còn có một số công ty của các nước Tây Âu và Bắc Âu như
Công hoà Liên Bang Đức, Thụy Điển, Phần Lan....
Việc tìm kiếm thị trưòng để nhập khẩu không là vấn đề phải quan tâm nhiều
nhất trong thời kỳ này. Các bạn hàng quen thuộc và các khu vực thị trưòng lâu năm đã
được quy định rõ trong các hiệp định. Chính vì vậy, thay cho các cuộc đàm phán về


thương mại, đơn vị chuyên trách chỉ phải lập đơn hàng đúng hạn như đã ghi trong hợp
đồng cũng theo biểu thời gian đã được quy định trong các hiệp định đó.
Bảng 7: Cơ cấu nhập khẩu thời kỳ 1986 – 1990
(đơn vị : %)
Tỷ trọng nhập
Năm
1986
Năm
1987
Năm
1988
Năm
1989
Năm
1990
Hàng nguyên liệu 57,0 58,7 56,2 59,0 59,2
Máy móc thiết bị 34,7 30,7 34,8 33,5 27,4
Hàng đã chế biến 8,3 10,6 9,0 7,5 13,4
Tổng 100 100 100 100 100
(Nguồn: Tổng cục thông kê, 1990)
Với bối cảnh như vậy, vốn để nhập khẩu thiết bị toàn bộ chủ yếu là từ các nguồn
như vốn viện trợ không hoàn lại, tín dụng chính phủ, tín dụng của các tổ chức quốc tế
cho vay thông qua các hiệp định cấp chính phủ hoặc thoả thuận quốc tế, tín dụng ngân
hàng, tín dụng xuất khẩu thoả thuận và ký kết trong hợp đồng mua bán dưới sự bảo
đảm của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam... và nguồn vốn dự trữ của Nhà nước
hoặc vốn tự có của các doanh nghiêp (dù rằng chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong giai đoạn
này).
Căn cứ vào các nguồn vốn vay và viện trợ nói trên cùng với nguồn vốn ngân
sách, Nhà nước sẽ cân đối và cấp vốn cho đơn vị chuyên trách tiến hành nhập khẩu.
Cho đến những năm cuối thập kỷ 70, Công ty đã nhập một số lượng lớn công trình thiết

bị, máy móc góp phần xây dựng cơ sở vất chất kỹ thuật cho đất nước từ các nguồn vốn
vay và viện trợ của nhiều nước và các tổ chức quốc tế (cả tư bản chủ nghĩa và xã hội
chủ nghĩa), từ đó có được sự tin tưởng của Nhà nước, của các chủ đầu tư trong nước
cũng như các đối tác nước ngoài. Từ sau năm 1978 – 1979, hàng loạt các nước (chủ yếu
là các nước tư bản chủ nghĩa) và tổ chức quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tê (IMF), Ngân
hàng Thế giới (WB).... đã ngừng cấp vốn vay và viện trợ cho Việt Nam, chỉ có Liên Xô
và các nước xã hội chủ nghĩa khác lại tăng cường trợ cấp ODA với ưu đãi lớn. Vì thế,
nhìn chung cơ cấu bạn hàng và thị trường vẫn không thay đổi nhiều (chủ yếu vẫn là
Liên Xô và các nước Đông Âu).
Thời kỳ 1986 – 1990 là thời kỳ mà nguồn tài trợ cho Việt Nam chủ yếu từ các
nước SEV, chiếm tới 70% nguồn viện trợ ghi qua ngân sách nhà nước, đại bộ phân từ
Liên Xô cũ dưới hình thức nhập khẩu công trình thiết bị toàn bộ. Tính đến 1990, Việt
Nam đã nhận được 12,6 tỷ Rúp chuyển nhượng ODA từ Liên Xô, trong đó thời điểm
nhiều nhất đạt tới 1800 triệu Rúp chuyển nhượng, gồm gần 100 dự án thuộc nhiều lĩnh
vực.
Bảng 8: Cơ cấu thị trường thiết bị toàn bộ của Công ty 1987 - 1989
Năm
Cơ cấu thị trường
Liên Xô Đông Âu
Các nước tư bản chủ
nghĩa
Triệu rúp % Triệu rúp % Triệu rúp %
1987 392,76 89,80 26,46 6,05 18,00 4,15
1988 316,00 57,46 200,00 36,36 34,00 6,18
1989 205,08 38,12 250,69 46,60 82,15 15,28
(Nguồn: Báo cáo tồng kết của Công ty xuất nhập khẩu thiết
bị toàn bộ và kỹ thuật và tổng cục thống kê 1990)
Với các nguồn vốn vay nước ngoài khác, trong những năm này Công ty đã nhập
khẩu gần 500 công trình thiết bị toàn bộ cỡ lớn và nhỏ phục vụ cho sự nghiệp xây dựng
đất nước, trong đó có thể kể đến các công trình như: Các nhà máy thủy điện Hoà Bình,

Trị An; các trạm biến thế và đường dây 110KV, 220KV; các mỏ than Cẩm Phả; các
công trình thủy lợi và thông tin bưu chính viễn thông...
Sự hỗ trợ của Liên Xô và một số nước Đông Âu có ý nghĩa hết sức quan trọng
đối với sự nghiệp khôi phục và phát triển kinh tế cũng như bảo vệ Tổ quốc. Hiệu quả
của sự hợp tác ấy càng rõ rệt trong hoàn cảnh nước ta phải đối phó với chiến tranh,
khắc phục hậu quả, khôi phục và phát triển sản xuất. Tuy nhiên, trong giai đoạn này,
hiệu quả hợp tác lẽ ra đã lớn hơn nhiều nếu như không có những khiếm khuyết nhất
định trong các mặt sau:
+ Sự hợp tác một chiều khiến cho nền kinh tế phụ thuộc. Do vây, đến năm 1991
khi Liên Xô và Đông Âu tan rã đã gây không ít khó khăn cho công cuộc phát triển kinh
tế của Việt Nam, có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt động của Công ty, điều này
cũng thật dễ hiểu khi Công ty đã dựa quá nhiều vào Nhà nước.
+ Cơ chế hợp tác mang nặng tính bao cấp đã làm cho những dự án chương trình
hợp tác kém hiệu quả, kém phát huy tác dụng gây ra những hiệu quả mà giờ đây nền
kinh tế vẫn đang phải gánh chịu. Nhiều khi các bên cho rằng bản chất của nhập khẩu
thiết bị toàn bộ trong giai đoạn này là nhận viện trợ không hoàn lại nên tinh thần trách
nhiệm của bên xuất khẩu không cao, không nghiêm chỉnh trong thực hiện hợp đồng,
chất lượng của công trình thiết bị toàn bộ không đảm bảo, trình độ kỹ thuật lạc hậu so
với thế giới. Một số công trình thiết bị toàn bộ vay nợ của Liên Xô có luận chứng kỹ
thuật và thiết kế thiếu chính xác, tinh toàn không đồng bộ thiếu cân đối vốn trong nước,
việc xây dựng kéo dài... Khi xây dựng song lại không đủ khả năng đưa vào hoạt động
hiệu quả do thiết bị công nghệ lạc hậu.
+ Người nhập khẩu đã vấp phải nhiều khó khăn trong quá trình nhập khẩu thiết
bị toàn bộ trong giai đoạn này. Nhìn chung Công ty luôn ở thế bất lợi là bị chào giá cao.
Hiện tượng này là do sự không thông nhất giữa các nước trong việc định giá công trình
thiết bị toàn bộ, có nơi thì chào giá thiết bị của mình sản xuất căn cứ vào giá của sản
phẩm cùng loại được sản xuất ở các nước khác; một số nước lại tỏ ra tùy tiện trong việc
định giá bán theo lợi nhuận của họ. Điều này đã gây ra nhiều khó khăn cho công tác
đàm phán ký kết giá cả, nhiều hợp đồng đã phải đàm phán căng thẳng mà vẫn không đi
đến thoả thuận.

+ Ngoài vấn đề về giá, còn rất nhiều những tồn tại khác, kết quả của tệ làm ăn
quan liêu bao cấp. Thời gian thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ thường bị
kéo dài, có khi vượt cả thời gian quy định từ 1 – 2 năm. Thời gian dành cho khâu khảo
sát thị trường từ 2 – 3 năm, trong khi cũng với một công trình như vậy, các nước tư bản
chỉ cần thực hiện trong vài tháng hoặc nhiều nhất là một năm. Việc cấp vốn đôi khi
thường vô cùng phức tạp nhưng hợp đồng nhập khẩu ký với các nước xã hội chủ nghĩa
lại rất ngắn gọn đơn giản, chỉ 2 – 3 trang, nhiều lắm là 10 trang. Trong hợp đồng đôi khi
phía ta buộc phải chấp nhận những điều khoản hết sức vô lý như thời hạn giao hàng
thường được quy định một các rất chung chung mơ hồ : “Thời hạn giao hàng từ 1985
đến 1987 ...”. Những quy định kiểu này làm cho phía người nhập khẩu Việt Nam bị
động, không biêt chính xác lúc nào sẽ nhận được hàng. Nhiều khi nhà xưởng, bộ máy
hành chính đã xây dựng hoàn chỉnh song vẫn phải đợi 1 – 2 năm, gây ra thiệt hại lãng
phí lớn cho ngân sách Nhà nước.
Mặc dù còn rất nhiều tồn tại và khó khăn trong quá trình nhập khẩu thiết bị toàn
bộ và kỹ thuật của Công ty nhưng cũng đã có rất nhiều công trình thiết bị toàn bộ trong
số hơn 500 công trình lớn nhỏ được nhập khẩu trong thời gian này đã và đang đóng góp
có hiệu quả cho phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay. Tuy rằng trình độ khoa học kỹ
thuật của đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật của Công ty được đào tạo trong thời gian
này còn chưa cao so với trình độ thế giới nhưng cũng đã giúp nước ta qua được một
chặng đường khời đầu cần thiết để tiến vào những lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cao hơn.
2. Hoạt động nhập khẩu thiết bị toàn bộ của Công ty từ sau 1990 đến nay –
Giai đoạn trưởng thành và lớn mạnh của Công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn
bộ và kỹ thuật
Kể từ khi sau năm 1990, cùng với chính sách đổi mới nền kinh tế, thị trường
thiết bị toàn bộ cũng bước sang một giai đoạn hoạt động sôi nổi hơn bao giờ hết. Trong
những năm gần đây Đảng và Nhà nước rất chú trọng quan tâm tới vấn đề cải tiến kỹ
thuật mua sắm thiết bị nhằm đẩy mạnh tiến trình công nghệ hóa, hiện đại hóa đất nước.
Cho đến nay, nguồn vốn phục vụ cho mục tiêu này được Công ty huy động từ các
nguồn lợi nhuận để lại, vốn khấu hao cơ bản, tín dụng dài hạn của ngân hàng, vốn ngân
sách Nhà nước, vốn vay nước ngoài....

Trong đó, các nguồn vốn từ lợi nhuận để lại và vốn khấu hao cơ bản chỉ chiếm
một tỷ lệ hết sức nhỏ bé do trong thời gian qua số doanh nghiệp Nhà nước làm ăn đạt
mức lãi đáng kể là rất ít. Hơn nữa, đối với các doanh nghiệp , tín dụng dài hạn của ngân
hàng thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư cho máy móc thiết bị. Nguyên
nhân là do môi trường kinh doanh nói chung và tín dụng ngân hàng nói riêng còn nhiều
bất trắc rủi ro nên không phải doanh nghiệp nào cũng được vay vốn trung hạn và dài
hạn. Vì vậy, để có đủ sức nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, cùng với quá
trình đẩy mạnh cổ phần hóa, việc biến các nguồn lực nước ngoài thành một phần nội
lực là một nhiệm vụ cấp bách của toàn xã hội trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
Trong giai đoạn này nguồn vốn nước ngoài đã thực sự góp phần quan trọng đối
với các hợp đồng nhập khẩu của Công ty khi bối cảnh trong nước và đặc biệt là quốc tế
có nhiều thuận lợi với những sự kiện nổi bật như:
• Tháng 02/1994, Mỹ xóa bỏ lệnh cấm vận chống Việt Nam.
• Tháng 08/1994, Thượng viện Mỹ bãi bỏ lệnh cấm viện trợ cho Việt Nam áp
dụng từ hơn 2 thập kỷ qua.
• Ngày 27/05/1995, Việt Nam gia nhập hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN).
• Năm 1997, gia nhập tổ chức kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC).
• Từ 10/12/2001, hiệp định thương mại Việt – Mỹ bắt đầu có hiệu lực.
• Năm 2003, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế được đẩy mạnh. Việt Nam bắt đầu
thực hiện lộ trình hội nhập AFTA, đồng thời đạt được nhiều tiến bộ trong các cuộc đàm
phán chuẩn bị cho việc gia nhập WTO vào năm 2005, ký Hiệp định Khuyến khích và
bảo hộ đầu tư với Nhật Bản, ký Hiệp định Hàng không với Hoa Kỳ… Các hoạt động
đối ngoại cũng sôi động trong năm 2003, đặc biệt là các cuộc hội thảo Việt Nam – châu
Phi đã thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hợp tác song phương và đa phương giữa Việt Nam và
các nước trên nhiều lĩnh vực, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc
tế.
Gần đây,
• Năm 2005, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội Việt Nam khóa XI đã thông qua 3 bộ luật

quan trọng là Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và Luật Đấu thầu. Với những ưu điểm
như cởi mở, thuận tiện, minh bạch và đơn giản hơn, giới bình luận hy vọng điều này sẽ
tạo bước đột phá lớn làm năng động hóa môi trường kinh doanh của Việt Nam, tạo cơ
sở pháp lý quan trọng để hướng mọi nguồn lực trong nước và quốc tế vào tiến trình
phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
• Năm 2006, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức
thương mại thế giới (WTO). Đồng thời, Mỹ cũng đã thông qua Quy chế Quan hệ
Thương mại bình thường vĩnh viễn (PRNT) với Việt Nam. Ngày 20/12 Tổng thống Mỹ
G.Bush đã ký ban hành đạo luật cả gói HR 6111, trong đó có PNTR với Việt Nam. Đây
là dấu mộc son mới trong quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ, báo chí quốc tế đồng loạt đưa
tin và coi đây là một bước ngoặt lịch sử. Đây không chỉ là một quy chế thương mại để
bảo đảm các doanh nghiệp hai nước được hưởng đầy đủ các quy định của WTO. Việc
thông qua PNTR đã đóng lại một quy chế phân biệt đối xử của Mỹ từ thời chiến tranh
lạnh, đối với các nước khối xã hội chủ nghĩa và đã áp dụng lên Việt Nam từ 32 năm
trước đây.
Với những sự kiện đó, quá trình tiếp cận đến luồng vốn quốc tế của Việt Nam
cũng như của Công ty đã gạt bỏ được những trở ngại chủ yếu nhất, mở ra triển vọng
mới sáng sủa cho việc huy động nguồn lực bên ngoài. Nhờ đó, cơ cấu nhập khẩu máy
móc thiết bị toàn bộ của Việt Nam đã có sự biến chuyển tốt trong những năm vừa qua.
Bảng 9: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam 2003 – 2007

Năm
Kim ngạch
xuẩt nhập khẩu
Kim ngạch
xuất khẩu
Kim ngạch
nhập khẩu
Tỷ USD
So với

năm trước
(%)
Tỷ USD
So với
năm trước
(%)
Tỷ USD
So với
năm trước
(%)
2003 45,66 20,17 25,49
2004 58,45 128.0 26,50 131,4 31,95 125,3
2005 69,42 118,7 32,44 122,4 36,98 115,7
2006 84,72 122,0 39,83 122,8 44,89 121,4
2007 111,26 131,3 48,56 121,9 62,70 139,7
(Nguồn: Tổng cục Hải quan)
Trong đó ta có :
Bảng 10: Cơ cấu nhập khẩu máy móc thiết bị toàn bộ của Việt Nam
(đơn vị: %)
Tỷ trọng nhập
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007

Máy móc thiết bị 62,7 60,6 61,9 65,1 66,7
Hàng nguyên liệu 17 16,2 15,5 13,8 12.4
Hàng đã chế biến 20,3 23,2 22,6 21,1 20,9
Tổng 100 100 100 100 100
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Nhìn bảng trên ta thấy có sự thay đổi vị trí giữa các loại mặt hàng, tỉ trọng nhập
khẩu máy móc thiết bị đã tăng mạnh đều chỉ có năm 2004 có giảm chút ít so với 2003
(giảm 2,1%). Sự thay đổi này có sự đóng góp rất lớn của Công ty xuất nhập khẩu thiết
bị toàn bộ và kỹ thuật.
Là một doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực nhập khẩu máy móc thiết bị, trong
những năm gần đây, để tăng doanh thu và đa dạng hoá sản xuất, Công ty có mở rộng
hoạt động sản xuất kinh doanh của mình sang lĩnh vực tư vấn và một số lĩnh vực khác
nhưng hoạt động xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật vẫn chiếm ưu thế. Chúng
ta có thể nhìn thấy kết quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty qua bảng
dưới đây:
Bảng 11: Kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty (đơn vị: Triệu USD )
Chỉ tiêu
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Giá trị
Tỉ
trọng
(%)
Giá trị
Tỉ
trọng
(%)
Giá trị
Tỉ
trọng
(%)

Giá trị
Tỉ
trọng
(%)
Giá trị
Tỉ
trọn
g
(%)
Tổng kim ngạch XNK 121,03 100 148,34 100 107,44 100 130,72 100 115,06 100
Kim ngạch nhập khẩu 115,62 95,5 142,60 96,1 101,98 94,9 123,89 94,8 108,50
94,
3
Kim ngạch xuất khẩu 5,41 4,5 5,74 3,9 5,46 5,1 6,83 5,2 6,56 5,7
Tồng kim ngạch XNK
so với năm trước (%)
100 122,5 72,4 121,7 88,0
( Nguồn: Báo cáo công tác các năm từ 2003 đến 2007 của công ty )
Từ bảng tổng kết trên đây có thể thấy, kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty có
khá nhiều biến động trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến năm 2007; cụ thể, năm
2003 đạt 121,03 triệu USD nhưng đến năm 2005 giảm xuống còn 107,44 triệu USD,
đến năm 2006 thì tăng khá mạnh (130,72 triệu USD) nhưng chỉ đạt 115,06 triệu USD
vào năm 2007. Cũng theo bảng trên, kim ngạch nhập khẩu của công ty mà chủ yếu là
nhập khẩu thiết bị toàn bộ vẫn chiếm tỷ trọng cao và khá ổn định qua các năm. Điều
này thể hiện sự hiệu quả trong việc thực hiện các hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ
và kỹ thuật của Công ty. Với việc nước ta đã gia nhập WTO, ngày càng nhiều doanh
nghiệp tham gia vào thị trường nhập khẩu thiết bị toàn bộ nên thị trường bị chia nhỏ
dẫn đến kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của công ty cũng có sự biến động nhưng
với sự nỗ lực của mình Công ty vẫn thực hiện tốt các hợp đồng nhập khẩu của mình,
điều này tạo thêm được sự tin tưởng từ phía các đối tác giúp nâng cao hiệu quả việc

thực hiện nhập khẩu của công ty trong giai đoạn tới. Bên cạnh đó, công ty đang gia tăng
mọi nỗ lực để chuẩn bị tiến tới cổ phần hoá thành công vào năm 2008 nên một số hoạt
động của công ty bị ngưng lại. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc giảm kim
ngạch nhập khẩu của Technoimport, nó thể hiện rõ bằng giá trị kim ngạch xuất nhập
khẩu năm 2007 chỉ là 115,06 tỷ .
Các đối tác chính cung cấp hàng máy móc thiết bị chủ yếu vẫn là Nhật Bản,
Trung Quốc, Đài Loan, Đức, Pháp... Các máy móc thiết bị nhập từ các nước như Hàn
Quốc, Đài Loan hoặc Trung Quốc... thường không phải là loại hiện đại song có một ưu
điểm là giá hạ hơn so với các thiết bị nhập ở các nước công nghiệp tiên tiến. Ngoài ra
các thiết bị này cũng có thể thích hợp trong một số lĩnh vực như thiết bị xi măng lò
đứng; các thiết bị chế biến mía đường thay thế các lò thủ công với công suất thấp; các
nhà máy sản xuất giày dép, chế biến mủ cao su... Thiết bị toàn bộ nhập khẩu từ các
nước công nghiệp phát triển thường là thiết bị trong các nghành cơ khí chính xác, sản
xuất gạch men, luyện thép, luyện kim, dầu khí, thiết bị viễn thông....
Về xu hướng biến động của kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu chúng ta có thể
theo dõi ở hình dưới đây:
Biểu 3: Giá trị kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu qua các năm của công ty
( Nguồn: Báo cáo công tác các năm từ 2003 đến 2007 của công ty)
Trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến năm 2007, kim ngạch nhập khẩu của
công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu với giá trị trung
bình qua các năm là 118,5 triệu USD, trong khi kim ngạch xuất khẩu trung bình chỉ đạt
5,8 triệu USD. Nhưng nhìn vào biểu đồ trên chúng ta có thể thấy rằng, kim ngạch xuất
khẩu của công ty đã tăng lên trong mấy năm gần đây, duy chỉ có năm 2004 là tỉ trọng
nhập khẩu có giảm so với năm 2003. Sở dĩ có được kết quả này là do trong những năm
gần đây, công ty đã chú trọng vào việc khuyến khích các phòng xuất nhập khẩu tham
gia vào hoạt động xuất khẩu mà đi đầu trong hoạt động này là các phòng XNK 4, phòng
XNK 5 và phòng XNK 6. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu của công ty nhìn chung còn
mang tính chất nhỏ lẻ và mang tính thời vụ. Chính vì vậy, trong thời gian tới công ty
cần có các biện pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa lĩnh vực kinh doanh này.
Như đã nói ở trên, mặt hàng nhập khẩu chủ lực của Technoimport là thiết bị toàn

bộ và kỹ thuật. Chính vì vậy, mặt hàng này luôn chiếm giá trị và tỷ trọng lớn trong cơ
cấu các mặt hàng nhập khẩu của công ty. Điều này được thể hiện cụ thể trong bảng dưới
đây:
Bảng 12: Kim ngạch nhập khẩu thiết bị toàn bộ theo cơ cấu hàng nhập khẩu
(đơn vị: Triệu USD)
Chỉ tiêu
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Năm
2007
GT
TT
(%)
GT
TT
(%)
GT
TT
(%)
GT
TT
(%)
GT
TT
(%)
Kim
ngạch
nhập
khẩu
121,0
3

100
148,3
4
100
107,4
4
100
130,7
2
100
115,0
6
100
Thiết
bị
toàn
bộ
62,45 51,6 70,90 47,8 50,39 46,9 74,51 57,0 57,53 50,0
Thiết
bị lẻ
28,32 23,4 34,71 23,4 24,60 22,9 28,10 21,5 28,19 24,5
NVL
sản
xuất
21,42 17,7 30,26 20,4 14,72 13,7 16,34 12,5 17,26 15,0
Hàng
tiêu
dùng
8,84 7,3 12,47 8,4 17,73 16,5 11,77 9,0 12,08 10,5
( Nguồn: Phòng Kế hoạch- Tài chính )

Từ bảng tổng hợp trên đây có thể thấy được, mặt hàng nhập khẩu chủ lực của
công ty vẫn là thiết bị toàn bộ. Tuy nhiên, giá trị nhập khẩu của mặt hàng này qua các
năm lại không ổn định. So với năm 2003 và năm 2004, năm 2005 giá trị nhập khẩu thiết
bị toàn bộ giảm mạnh chỉ đạt được 50,39 triệu USD tương ứng giảm 29% so với năm
2004 và giảm 19,9% so với năm 2003. Năm 2006, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này
có xu hướng tăng mạnh, có thể đây là kết quả của quá trình quốc tế hóa khi nước ta
đang trong quá trình đàm phán trở thành thành viên của WTO, giá trị đạt được là 74,51
triệu USD tăng 47,8% so với năm 2005. Sang năm 2007, kim ngạch mặt hàng này lại

×