Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Quy trình ương tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) trong nhà lưới theo công nghệ Đắc Lộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.29 MB, 16 trang )

TBKT 03-05:2017/BNNPTNT
Quy trình ương tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931)
trong nhà lưới theo công nghệ Đắc Lộc
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1216/QĐ-TCTS-KHCN&HTQT ngày
19/12/2017 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản)
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tác giả: Ks. Lê Hồng Duyệt
2. Cơ quan tác giả: CÔNG TY TNHH THỦY SẢN ĐẮC LỘC
- Địa chỉ: 35 Nguyễn Đình Chiểu, P.7, Tp. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
- Điện thoại: 0257 3841675
Fax: 0257 3841845
- E-mail:
3. Nguồn gốc xuất xứ:
Kết quả của nhiệm vụ khoa học công nghệ không sử dụng ngân sách nhà
nước "Mô hình ương tôm giống thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone,
1931) Đắc Lộc Green House" do Công Ty TNHH Thủy Sản Đắc Lộc thực hiện
trong thời gian từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2016.
4. Đối tượng áp dụng: Tổ chức, cá nhân ương và nuôi tôm thẻ chân trắng.
5. Phạm vi áp dụng: Các vùng ương và nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng.
6. Quy mô áp dụng:
+ Diện tích ao ương: 500 m2/ao.
+ Diện tích ao xử lý nước sẵn sàng: 500 m2/ao.
+ Mật độ ương: 0,5-1 con/lít.
+ Cỡ tôm ương: PL 12–15.
+ Thời gian ương: 25–30 ngày, khi tôm đạt trọng lượng 1–1,5 g/con.
+ Tỉ lệ sống trung bình: 80-90%.
II. NỘI DUNG QUY TRÌNH
1. Thiết kế và bố trí cơ sở hạ tầng
Hệ thống công trình bao gồm: ao xử lý nước sẵn sàng, ao ương, ao nuôi,
hệ thống cấp và thoát nước, khu xử lý nước thải và các công trình phụ trợ.
Các công trình được bố trí từ cao trình xuống thấp trình (Cao độ của từng


công trình thể hiện ở Sơ đồ 1).
Ghi chú: Cao độ của các hệ thống công trình là độ cao của mặt đáy công trình so với mặt
nước biển (cao độ ± 0,000 được xác định theo hệ tọa độ quốc gia VN-2000), đơn vị tính bằng mét.

1


Ao xử lý
hóa học

Hệ thống ao xử lý nước thải

5

Nước biển
1
Ao
Ao xử
xử lý


Ao
Ao xử
xử lý


+ 11,3

+ 11,3


Cao độ ao xử
lý nước đầu
vào

Cao độ
ao ương

2

Hệ thống ao ương trong nhà lưới
+ 10

+ 10

+ 10

+ 10

+ 10

+ 10

+ 10

+ 10

+ 10

+ 10


+ 10

+ 10

+ 10

+ 10

+ 10

+ 10

+ 10

+ 10

+ 10

+ 10

+ 5,3

Ao xử lý
sinh học
+ 5,5

4

Hệ thống cống san tôm


3
Cao độ
ao nuôi

Ao lắng
+ 5,7

+7

+7

+ 7,5

Ao
Ao xử
xử lý


+ 7,5

+ 8,7

Cao độ
ao xử lý
nước
đầu vào

Ao
Ao xử
xử lý



Cao độ
ao xử lý
nước thải

+ 8,7
+7

+7

+ 7,5

+ 7,5

Ao
Ao xử
xử lý


Hệ thống ao nuôi
+7

+7

+ 7,5

2
+ 7,5


4

+ 7,5

Ao
Ao xử
xử lý

+ 7,5

Ao
Ao xử
xử lý

+7

+7

+ 7,5

+ 7,5

Hệ thống ao nuôi
+7

+7

1

+ 7,5


Ao
Ao xử
xử lý

+ 7,5

+ 7,5

+ 7,5

Sơ đồ 1: Sơ đồ bố trí và vận hành hệ thống ương
Mô tả:
 Nước biển cấp lên ao xử lý, tại đây tiến hành xử lý hóa học để diệt khuẩn các mầm bệnh trong nước.
 Nước cấp từ ao xử lý nước sẵn sàng được cấp vào hệ thống ao ương Green House và ao nuôi thực
nghiệm.
 Sau quá trình ương 25–30 ngày tôm chuyển qua hệ thống ao nuôi bằng các cống san tôm.
 Nước sau khi sử dụng theo các hố ga vào hệ thống xử lý nước thải gồm: ao lắng lọc, xử lý sinh học,
xử lý hóa học.
2


 Nước thải sau quá trình xử lý được thải ra môi trường.

1.1.

Ao xử lý nước sẵn sàng
- Ao có diện tích 2.000-3.000 m2, lót bạt HDPE 0,5mm 100%.
- Bố trí hệ thống sục khí đáy để xử lý nước cấp.


1.2.

Ao ương
- Ao ương có diện tích 500 m2/ao.
- Ao lót bạt HDPE 0,5mm 100%, có hệ thống sục khí đáy.

- Giữa đáy ao có 2 hệ thống ống thoát gồm: Ống siphon đường kính
114mm và ống sang tôm đường kính 168mm (Hình 1). Các ống sang tôm được
dẫn về 1 hố ga tập trung, cứ 4 ao ương có 1 hố ga tập trung, các hố ga này được
kết nối với nhau bằng ống nhựa PVC đường kính 315mm và dẫn tới các ao nuôi.
- Hệ thống nhà lưới có kết cấu là các trụ bê tông đường kính 168mm, cốt
thép, trụ được chôn sâu 1m, cao 3m, căng cáp đường kính 5mm để phủ lưới.
Lưới có độ che phủ 60%, che phủ toàn bộ nhà lưới, mỗi ao ương sử dụng 1 tấm
lưới che trần và các tấm lưới che xung quanh riêng biệt, nên rất linh hoạt và dễ
dàng trong việc lắp đặt và tháo dỡ theo từng ao (Hình 2).

Hình 1: Van xả cống sang tôm
và ống siphon

Hình 2: Hệ thống mái che

Chế độ sử dụng lưới che:
+ Vào mùa khô (từ tháng 1 đến tháng 8), cường độ chiếu sáng cao, tiến
hành che lưới trước khi xử lý hóa chất và gây màu nước, lưới được che trong
suốt quá trình ương.
+ Vào mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 12), cường độ chiếu sáng thấp, có
thể không che lưới hoặc tiến hành gây màu nước xong mới che lưới. Nếu thiếu
cường độ chiếu sáng cho ao nuôi hoặc mưa, bão, gió lớn có thể tháo lưới ra.
+ Sau khi kết thúc đợt nuôi, tháo lưới để vệ sinh ao và phơi nắng.
3



1.3.

Ao nuôi
- Ao nuôi có diện tích 3.300 m2, lót bạt HDPE 0,5 mm 100 %.
- Bố trí hệ thống quạt nước và sục khí đáy.

1.4.

Ao xử lý nước thải:

Lót bạt HDPE 0,5mm, bao gồm hệ thống xử lý cơ học, sinh học, hóa học
đảm bảo chất lượng nước đạt tiêu chuẩn trước khi xả thải.
1.5.

Các công trình phụ trợ

Bao gồm hệ thống đường giao thông nội bộ, nhà máy phát điện, trạm biến
áp, nhà ở công nhân, nhà kho.
1.6.

Hệ thống cấp và thoát nước

Sơ đồ hệ thống cấp và thoát nước được mô tả ở Hình 3 và Hình 4. Lưu ý:
Hệ thống cấp và thoát nước là hai hệ thống hoàn toàn riêng biệt.
1.7.

Hệ thống đường ống sang tôm:
Sơ đồ hệ thống sang tôm được mô tả ở Hình 5.


1.8.

Các công trình phụ trợ

Bao gồm hệ thống đường giao thông nội bộ, nhà máy phát điện,
trạm biến áp, nhà ở công nhân và nhà kho.

4


5


Hình 3. Sơ đồ hệ thống cấp nước
6


Hình 4. Sơ đồ hệ thống thoát nước
7


Hình 5. Sơ đồ hệ thống đường ống sang tôm
8


2. Chuẩn bị
2.1. Chuẩn bị ao
- Các ao xử lý nước sẵn sàng, ao ương, ao nuôi tiến hành vệ sinh sạch sẽ,
phơi nắng trong 2 ngày.

- Nước biển sau khi được cấp vào ao xử lý, mực nước từ 1,2–1,4 mét, lấy
mẫu kiểm tra vi khuẩn, virus và các thông số môi trường.
- Xử lý nước có thể sử dụng một trong các hóa chất sau:
Bảng 1: Các loại hóa chất xử lý nước

STT

Tên hóa chất

Liều lượng

Thời gian chạy sục khí để
hóa chất bay hơi hết

1

BKC

1 ppm

12 tiếng

2

ChlorineA

10-15 ppm

64 tiếng


3

Chlorine Dioxit

0,5 ppm

48 tiếng

4

Iodine

1 ppm

12 tiếng

Ghi
chú

Chạy sục khí trong vòng 4 tiếng để hóa chất trộn đều trong nước. Tắt sục
khí 8 tiếng để hóa chất tiêu diệt mầm bệnh, ký chủ trung gian trong nước. Sau
đó chạy sục khí để hóa chất bốc hơi hết, tùy theo loại hóa chất và liều lượng sử
dụng mà thời gian chạy sục khí khác nhau theo bảng 1.
Nước sau khi xử lý được cấp vào ao ương với mực nước 1,2–1,4 mét.
2.2. Gây màu nước
- Sử dụng chế phẩm sinh học có các dòng lợi khuẩn: Lactobacillus,
Pediococcus, Bacillus để gây màu nước, đồng thời bổ sung nguồn vi khuẩn có
lợi ức chế các vi khuẩn có hại trong nước.
- Công thức gây màu nước theo quy trình Đắc Lộc tại Bảng 2:
Bảng 2: Công thức gây màu nước theo quy trình ương tôm giống trong nhà

lưới theo công nghệ Đắc Lộc.
STT

Các thành phần hỗn hợp vi sinh

Liều lượng

1
2
3
4

CP Bio Plus
Super VS
Mật đường
Nước sạch

1 kg
3 lít
0,5 kg
50 lít
9

Ghi chú


Hỗn hợp (Super VS + Bio Plus + Mật đường + Nước) này được trộn đều,
sục khí trong vòng 6–8 tiếng để vi khuẩn nhân sinh khối. Sử dụng vào thời điểm
8h–9h sáng, chạy sục khí.
Sau khi sử dụng chế phẩm vi sinh 2–3 ngày liên tục, nước có màu nâu

nhạt (màu trà), độ trong 40–50 cm là nước đã sẵn sàng để thả tôm giống.
3. Chọn giống và thả giống
3.1 Chọn giống
- Nguồn gốc giống: Sử dụng con giống có nguồn gốc rõ ràng, khuyến
khích sử dụng nguồn giống của Công Ty Đắc Lộc.
- Chất lượng con giống:
+ Cảm quan: Giống đồng đều, màu sắc tươi sáng, bơi ngược dòng
nước, dạ dày và ruột phải chứa đầy thức ăn, phụ bộ và chủy không có dấu hiệu
mòn, các chân và râu còn nguyên vẹn.
+ Giống được kiểm tra sạch bệnh (đốm trắng-WSSV, Tau ra – TSV,
đầu vàng – YHV, hoại tử cơ – IMNV, hoại tử cơ quan tạo máu – IHHNV, bệnh
chết sơm – EMS và bệnh vi bào tử trùng – EHP).
+ Kích cỡ giống: Post Larvae 12 - 15.
3.2. Thả giống
- Xác định các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ mặn, pH, độ kiềm, độ
trong, màu nước. Yếu tố độ mặn được xác định đầu tiên để cân bằng độ mặn cho đàn
tôm giống.
Bảng 3: Chỉ tiêu các yếu tố môi trường trước khi thả giống
TT

Chỉ tiêu

1

pH

2
3
4
5

6

Nhiệt độ
Độ măn
Ôxy hoà tan (DO)
Độ trong
Kiềm

Đơn vị

o

C

mg/l
cm
mg/l

Mức tối ưu

Giới hạn cho phép

7,5 ÷ 8,5

7÷9, dao động trong ngày không
quá 0,5

20 ÷ 30
10 ÷ 25
>4

30 ÷ 35
80 ÷ 120

18 ÷ 33
5 ÷ 35
≥ 3,5
20 ÷ 50
60 ÷ 180

- Giống được thả ở vị trí đầu gió trong ao, vào buổi sáng sớm hoặc
chiều mát, là lúc nhiệt độ môi trường nước ao nuôi không quá cao tránh gây sốc
nhiệt cho tôm. Ngâm bao đựng tôm giống trong nước ao 30 phút để cân bằng
nhiệt độ nước bên trong và bên ngoài túi giống, sau đó mở túi giống và lấy dần
nước trong ao vào túi để tôm giống thích nghi, nghiêng miệng túi để tôm giống
bơi từ từ ra ngoài.
- Mật độ thả ương từ 0,5–1 con/lít nước.
10


4. Chăm sóc và quản lý
4.1. Kiểm tra theo dõi
Trong quá trình ương nuôi, định kỳ 3–4 ngày thu mẫu tôm và mẫu nước
để kiểm tra các chỉ tiêu:
- Các bệnh thường gặp trên tôm.
- Mật độ vi khuẩn trong tôm và trong nước nuôi.
- Kiểm tra độ phân đàn, tốc độ tăng trưởng.
- Các thông số môi trường.
Đảm bảo tôm sạch bệnh và sinh trưởng trong môi trường thích hợp.
4.2. Dinh dưỡng
- Nguồn thức ăn được nhập từ các thương hiệu lớn, uy tín, chất lượng,

thành phần dinh dưỡng cao.
Bảng 4: Định mức thức ăn quy trình ương tôm giống trong nhà lưới theo
công nghệ Đắc Lộc (Sử dụng cho 100.000 con tôm giống).
Định lượng thức ăn theo lần ăn

Tổng thức
ăn/ngày

Tổng lượng
thức ăn

6h00 9h00 12h00 15h00 18h00 21h00

(kg)

(kg)

00

0,03

0,04

0,04

0,04

0,03

0,03


0,21

0,21

2

00

0,05

0,06

0,06

0,06

0,05

0,04

0,32

0,53

3

00

0,06


0,08

0,08

0,08

0,06

0,05

0,41

0,94

4

00

0,08

0,1

0,1

0,1

0,08

0,07


0,53

1,47

5

00

0,09

0,11

0,11

0,11

0,09

0,08

0,59

2,06

6

01

0,12


0,15

0,15

0,15

0,12

0,1

0,79

2,85

7

01

0,15

0,19

0,19

0,19

0,15

0,13


1,00

3,85

8

01

0,18

0,23

0,23

0,23

0,18

0,16

1,21

5,06

9

01

0,21


0,27

0,27

0,27

0,21

0,18

1,41

6,47

10

01

0,24

0,3

0,3

0,3

0,24

0,21


1,59

8,06

11

01 + 02

0,29

0,36

0,36

0,36

0,29

0,25

1,91

9,97

12

01 + 02

0,35


0,45

0,45

0,45

0,35

0,31

2,36

12,33

13

01 + 02

0,39

0,49

0,49

0,49

0,39

0,34


2,59

14,92

14

01 + 02

0,43

0,55

0,55

0,55

0,43

0,37

2,88

17,8

15

02

0,48


0,6

0,6

0,6

0,48

0,41

3,17

20,97

16

02

0,52

0,66

0,66

0,66

0,52

0,45


3,47

24,44

Ngày
nuôi

Loại
thức ăn

1

11


Định lượng thức ăn theo lần ăn

Tổng thức
ăn/ngày

Tổng lượng
thức ăn

6h00 9h00 12h00 15h00 18h00 21h00

(kg)

(kg)


02

0,57

0,72

0,72

0,72

0,57

0,49

3,79

28,23

18

02

0,61

0,78

0,78

0,78


0,61

0,53

4,09

32,32

19

02

0,67

0,85

0,85

0,85

0,67

0,58

4,47

36,79

20


02

0,73

0,92

0,92

0,92

0,73

0,63

4,85

41,64

21

02

0,78

0,99

0,99

0,99


0,78

0,68

5,21

46,85

22

02

0,84

1,06

1,06

1,06

0,84

0,73

5,59

52,44

23


02

0,91

1,16

1,16

1,16

0,91

0,79

6,09

58,53

24

02

0,99

1,25

1,25

1,25


0,99

0,86

6,59

65,12

25

02

1,06

1,35

1,35

1,35

1,06

0,92

7,09

72,21

26


02

1,14

1,44

1,44

1,44

1,14

0,99

7,59

79,8

27

02

1,22

1,55

1,55

1,55


1,22

1,06

8,15

87,95

28

02

1,31

1,66

1,66

1,66

1,31

1,13

8,73

96,68

29


02

1,39

1,76

1,76

1,76

1,39

1,21

9,27

105,95

30

02

1,48

1,87

1,87

1,87


1,48

1,28

9,85

115,8

Ngày
nuôi

Loại
thức ăn

17

- Kiểm soát thức ăn:
+ Tôm dưới 20 ngày nuôi kiểm tra thức ăn bằng vợt, sau khi cho ăn 90
phút .
+ Tôm trên 20 ngày nuôi kiểm tra thức ăn bằng nhá, tỉ lệ bỏ nhá 0,1%,
sau khi cho ăn 60 phút.
+ Nếu thấy lượng thức ăn trong nhá (vợt) hết thì tiến hành tăng 5%-15%
lượng thức ăn của lần cho ăn trước. Nếu lượng thức ăn trong nhá còn thì tiến
hành giảm 5%-15% so với lượng thức ăn của lần cho ăn trước.
4.3. Quản lý môi trường nước nuôi
- Nguồn nước cấp được kiểm tra, xử lý bằng hóa chất tại khu xử lý nước
sẵn sàng, trước khi đưa vào ao.
- Định kỳ 7 ngày/lần sử dụng các chế phẩm vi sinh: Biowish Aquafarm,
hỗn hợp Bio Bacilus + Mật đường + Super VS.
Sử dụng chế phẩm vi sinh nhằm:

+ Đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ trong nước.
+ Giảm thiểu sự hình thành và lắng đọng các chất hữu cơ dư thừa.
+ Giảm thiểu mùi tanh hôi của bùn, nước ao nuôi.
+ Giảm thiểu lượng vi khuẩn gây hại trong ao (vibrio).
12


+ Kiểm soát sự gia tăng các loài tảo và các chất khí độc hại như NH 3,
H2S,...
+ Cải thiện chất lượng nước, môi trường ao nuôi.
+ Giảm thiểu việc bổ sung các chất hóa học.
+ Nâng cao sức khỏe của tôm, giảm tỷ lệ chết.
+ Giúp tôm tăng trưởng tốt, giảm thời gian nuôi.
Bảng 5: Liệu trình sử dụng vi sinh cho 1 ao ương 500 m2 trong 30 ngày
Ngày nuôi

Hóa chất, vi sinh sử dụng

Ghi chú

1

3 lít Super VS + 0,5 kg Bio Plus + 0,5 Mật
đường + 50 lít nước sạch

2

3 lít Super VS + 0,5 kg Bio Plus + 0,5 Mật
đường + 50 lít nước sạch


3

600 gam Biowish Aquafarm

7

3 lít Super VS + 0,5 kg Bio Plus + 0,5 Mật
đường + 50 lít nước sạch

10

600 gam Biowish Aquafarm

14

3 lít Super VS + 0,5 kg Bio Plus + 0,5 Mật
đường + 50 lít nước sạch

17

600 gam Biowish Aquafarm

21

3 lít Super VS + 0,5 kg Bio Plus + 0,5 Mật
đường + 50 lít nước sạch

24

600 gam Biowish Aquafarm


28

3 lít Super VS + 0,5 kg Bio Plus + 0,5 Mật
đường + 50 lít nước sạch

Hỗn hợp Super VS + Bio Plus + Mật đường này được trộn đều, sục khí
trong vòng 6–8 tiếng để vi khuẩn nhân sinh khối. Sử dụng vào thời điểm 8h–9h
sáng.
Biowish Aquafarm hòa tan trong 5–10 lít nước sạch, chờ 20–30 phút để
kích hoạt vi sinh, sau đó bổ sung thêm 10 lít nước sạch tạt đều khắp bề mặt ao
vào thời điểm 8h–9h sáng.

Bảng 6: Các yêu tố môi trường cần theo dõi trong ao ương
TT
1

Chỉ tiêu
NH3

Đơn vị
mg/l

Mức tối ưu
< 0,1
13

Ghi chú
1 lần/tuần (15h-16h)



2

NO2

mg/l

< 0,25

1 lần/tuần (15h-16h)

3

H2S

mg/l

< 0,03

1 lần/tuần (15h-16h)

4

pH

5

Nhiệt độ

o


C

20 ÷ 30

2 lần/ngày (5h-6h & 15h-16h)

6

Độ mặn



10 ÷ 25

1 lần/ngày (5h-6h)

7

Ôxy hoà tan (DO)

mg/l

>4

2 lần/ngày (5h- 6h & 15h-16h)

8

Độ trong


cm

30 ÷ 35

1 lần/tuần (15h-16h)

9

Kiềm

mg/l

80 ÷ 120

1 lần/ngày (5h-6h)

7,5 ÷ 8,5
8,0 ÷ 8,3

2 lần/ngày (5h-6h & 15h-16h)

4.4. Phòng và trị bệnh.
- Biện pháp phòng bệnh tổng hợp:
• Ngăn chặn sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh: Chọn giống tốt, không
mang mầm bệnh; Ngăn chặn sự xâm nhập và tiêu diệt các sinh vật là kí chủ
trung gian; Xử lý nguồn nước trước khi đưa vào ao...
• Kìm hãm sự phát triển của tác nhân gây bệnh: Quản lý môi trường ao
nuôi ổn định; Dùng chế phẩm sinh học để phân hủy hợp chất hữu cơ, làm sạch
đáy ao và tạo dòng vi khuẩn có lợi ức chế mầm bệnh; Tăng sức đề kháng cho

tôm nuôi bằng cách thuần tôm kỹ trước khi thả, tránh gây sốc cho tôm ngay từ
khi thả vào ao nuôi. Cho tôm ăn thức ăn chất lượng cao, hạn chế dùng hóa chất
và không sử dụng thuốc kháng sinh.
- Sử dụng men tiêu hóa: Biowish 3PS (1g/kg thức ăn), Bio Bacilus (35g/kg thức ăn), Lactosac (5g/kg thức ăn) hỗ trợ, giúp cho đường ruột tôm nở to,
hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, ngăn ngừa các bệnh đường ruột, đặc biệt là bệnh
phân trắng.
- Apex Aqua: phòng và điều trị các bệnh về đường ruột, sử dụng với liều
lượng 3-5g/kg thức ăn.
- Sanacore: Phòng và trị bệnh gan tụy, sử dụng với liều lượng 5g/kg thức
ăn.
Bảng 7: Liệu trình sử dụng thuốc phụ gia cho 1 ao ương
Ngày nuôi

Tên thuốc sử dụng

1

Apex Aqua

4

Bio Bacilus + Lactosac

7

Sanacore
14

Ghi chú



10

Biowish 3PS

13

Apex Aqua

16

Bio Bacilus + Lactosac

19

Sanacore

22

Biowish 3PS

25

Apex Aqua

29

Bio Bacilus + Lactosac

4.5. Si phon - Thay nước

4.5.1. Si phon
- Tiến hành siphon khi tôm ương được 5 ngày, các chất thải đã tích tụ
nhiều tại đáy ao. Siphon 1 lần/ngày.
+ Thời điểm si phon: Sáng 8h-9h.
+ Phương pháp si phon đáy: Sử dụng ống hút ở đáy ao loại đường kính 60
mm, hút sạch thức ăn dư thừa, chất thải của tôm, rong tảo chết. Chất thải si phon
hàng ngày theo đường ống thải ra khu vực chứa nước thải.
4.5.2. Thay nước
- Hàng ngày sau khi si phon thì tiến hành cấp bù lượng nước thải ra. Hoặc
định kì cấp nước bù vào ao, giữ cho mực nước trong ao không xuống dưới 1,2
m.
- Quan sát độ trong của nước, chất lơ lửng trong nước nếu thấy chất lơ
lửng trong nước quá nhiều hoặc độ trong thấp (< 20cm), tiến hành xả nước 1020% và tiến hành cấp nước mới.
- Nước thải được xử lý bởi các hình thức: lắng lọc cơ học, sinh học và hóa
học đảm bảo chất lượng nước theo thông tư 45/2010/TT-BNN&PTNT trước khi
thải ra ngoài môi trường.
5. Sang tôm (đưa tôm từ ao ương sang ao nuôi thương phẩm).
- Thời gian ương 25–30 ngày.
- Kích cỡ tôm ương: 5–6 cm.
- Trọng lượng tôm ương: 1–1,5 g/con.
- Trước khi sang tôm, lấy mẫu tôm và nước ao ương kiểm tra sạch bệnh,
xác định kích thước, trọng lượng, độ phân đàn.
- Kiểm tra môi trường nước ao nuôi để điều chỉnh cho tương thích với
môi trường nước ao ương, tránh cho tôm bị sốc khi các thông số môi trường bị
chênh lệch.

15


- Thời điểm sang tôm vào sáng sớm hoặc chiều mát, lúc nhiệt độ môi

trường nước ao nuôi không quá cao tránh gây sốc nhiệt cho tôm.
- Hạ thấp mực nước trong ao ương xuống còn 0,5 mét, tháo van cống sang
tôm, theo nguyên lý 2 bình thông nhau, nước chảy từ cao trình xuống thấp trình,
tôm sẽ theo nước di chuyển từ ao ương qua ao nuôi thông qua đường ống dẫn.
Sơ đồ 2: Sơ đồ mô tả kỹ thuật sang tôm
Sơ đồ mô tả kỹ thuật sang tôm

Đường

ao nuôi

ống dẫn

cao độ
ao ương: +10

Cống
sang tôm
cao độ
ao nuôi: +7

16



×