Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN PHƯƠNG ĐÔNG ICA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.49 KB, 39 trang )

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH
KIỂM TOÁN PHƯƠNG ĐÔNG ICA (PCA)
2.1. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN
PHƯƠNG ĐÔNG ICA (PCA)
Như trên đã trình bày, hiện nay, PCA là đại diện duy nhất của Tập đoàn
Kiểm toán quốc tế PKF international tại Việt Nam. Tập đoàn Kiểm toán quốc tế
PKF International là một trong 10 tập đoàn kiểm toán và tư vấn lớn nhất trên thế
giới với tổng số trên 400 văn phòng, trên 14.500 thành viên và nhân viên chuyên
nghiệp tại trên 120 nước. Tổng doanh số của toàn tập đoàn trong năm 2007 là
khoảng 2 tỷ USD.
Chính vì là thành viên của PKF nên mọi quy trình kiểm toán, các tệp lưu trữ
hồ sơ của PCA đều phải tuân theo mẫu chuẩn của PKF. Quy trình kiểm toán của
PCA hiện nay đang tiếp cận theo quy trình kiểm toán của PKF. Tuy nhiên chúng
vẫn đảm bảo tuân theo các quy định của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.
Tùy theo yêu cầu thực tế của khách hàng mà thời điểm tiến hành kiểm toán
của PCA gồm 3 thời điểm là:
- Sau khi BCTC năm của khách hàng đã lập xong.
- Sau khi BCTC theo kỳ 6 tháng hoặc 9 tháng của khách hàng đã được
lập.
- Khi khách hàng có yêu cầu có thể là định kỳ hàng quý.
Tuân thủ theo đúng quy định của tập đoàn, hiện nay quy trình kiểm
toán của PCA đang tiếp cận theo quy trình kiểm toán của PKF gồm 08 bước
như sau:
 Bước 1: Tiếp tục khách hàng cũ hoặc chấp nhận khách hàng mới
Quy trình kiểm toán bắt đầu khi PCA thu nhận một khách hàng. Thu nhận
một khách hàng là một quá trình gồm 2 bước: Thứ nhất, đối với khách hàng cũ thì
quyết định xem có tiếp tục kiểm toán hay không? Thứ hai, đối với khách hàng mới,
PCA đã có sự liên lạc với khách hàng này và khi khách hàng yêu cầu được kiểm
toán, PCA sẽ có sự đánh giá xem có chấp nhận yêu cầu này được hay không? Để
trả lời 2 câu hỏi này KTV cần: Xác định những thay đổi so với năm trước (khách
hàng hiện tại) hoặc tìm hiểu thông tin để nhận dạng khách hàng (khách hàng tiềm


năng); đánh giá sự xung đột về lợi ích; đánh giá tính độc lập; từ đó xác định rủi ro
có thể xảy ra và cách đối phó.
Đối với khách hàng cũ, để tìm ra những thay đổi so với năm trước KTV cần
phải làm những công việc sau:
• Nhằm đảm bảo rằng những công việc lặp đi lặp lại đối với khách hàng
không chứa đựng những rủi ro không thể chấp nhận, KTV thực hiện:
o Xem xét về khả năng tin cậy vào tính chính trực của ban lãnh
đạo công ty khách hàng và xem xét xem việc tiếp tục kiểm
toán khách hàng này có làm ảnh hưởng đến uy tín của công
ty hay không. Cần xem xét các yếu tố sau:
- Kinh nghiệm từ các năm trước
- Những hiểu biết thu thập được từ các bộ phận khác trong công ty
kiểm toán
- Các phương tiện thông tin đại chúng
- Mối quan hệ của khách hàng và các cơ quan quản lý
- Quan điểm của khách hàng về tính trung thực hợp lý của các báo
cáo tài chính
o Nếu nghi ngờ về kết quả đánh giá ở trên, cần xem xét xem
các rủi ro có thể được giảm thiểu bằng cách thực hiện các thủ
tục ngăn ngừa không, ví dụ:
- Các thủ tục bổ sung, đặc biệt là sự xác nhận của bên thứ ba
- Các thủ tục soát xét bổ sung, ví dụ soát xét đảm bảo
• Nhằm đảm bảo rằng PCA có khả năng để thực hiện các dịch vụ chuyên
môn:
o Xem xét xem KTV có đủ khả năng để thực hiện dịch vụ hay
không. Xem xét xem công việc có yêu cầu gì đặc biệt hay
không.
o Đảm bảo rằng công ty kiểm toán có đủ nguồn lực để thực
hiện công việc một cách hiệu quả và đúng hạn.
• Nhằm đảm bảo rằng PCA và khách hàng đã thống nhất về phạm vi, điều

khoản của hợp đồng; và không có sự kiện nào phát sinh làm ảnh hưởng xấu
đến mối quan hệ giữa hai bên.
o Xem xét các sự kiện có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ với
khách hàng, ví dụ:
- Sự thay đổi quan trọng về đội ngũ lãnh đạo hoặc hình thức sở
hữu của khách hàng;
- Khách hàng thay đổi các chuyên gia tư vấn pháp luật
- Sự thay đổi bất lợi về tình hình tài chính của khách hàng
- Những vụ kiện tụng quan trọng giữa khách hàng và bên thứ ba.
- Khách hàng thay đổi cơ bản hoạt động kinh doanh
-Thay đổi về phạm vi công việc của kiểm toán viên
- Thay đổi về trách nhiệm, nghĩa vụ pháp lý
o Đảm bảo đã thực hiện các thủ tục phù hợp để đối phó với các
vấn đề nêu trên, bao gồm cả việc đánh giá lại về tính độc lập
và tính chính trực của ban lãnh đạo (nếu cần)
o Xem xét xem có cần thiết phải điều chỉnh hợp đồng không.
Đảm bảo rằng khách hàng đã thống nhất với các điều khoản
mới của hợp đồng trước khi kiểm toán viên bắt đầu công việc.
Đối với khách hàng mới, việc tìm hiểu thông tin để nhận dạng
khách hàng mới này cần phải thực hiện các công việc:
• Để đảm bảo rằng công việc kiểm toán đối với khách hàng này không chứa
đựng những rủi ro lớn (rủi ro không thể chấp nhận), KTV cần:
o Quyết định xem có thể tin tưởng vào tính chính trực của Ban
lãnh đạo của Công ty khách hàng và việc tiếp tục giữ mối
quan hệ với khách hàng này có làm ảnh hưởng đến uy tín của
PCA hay không. Thông tin để có thể đưa ra quyết định trên có
thể thu thập được bằng cách:
- Thảo luận với bên giới thiệu khách hàng
- Trao đổi với Công ty kiểm toán trước đây của khách hàng và trao
đổi với bên thứ 3

- Thu thập thông tin từ kinh nghiệm của KTV và của bên thứ 3 như
ngân hàng, tư vấn pháp luật và các đồng nghiệp trong ngành.
- Thông tin cơ bản trên cơ sở dữ liệu.
o Nếu KTV còn có sự hoài nghi về những thông tin vừa thu thập
ở trên, KTV cần thực hiện các phương án bổ sung để giảm
thiểu rủi ro như xác nhận của bên thứ 3 hoặc soát xét đảm
bảo kiểm toán.
• Để đảm bảo PCA có thể thực hiện một cuộc kiểm toán chuyên nghiệp thì
KTV và lãnh đạo Công ty cần xem xét các yếu tố như:
o Nhân sự có hiểu biết về ngành nghề hoặc các vấn đề có liên
quan đến khách hàng
o Nhân sự có kinh nghiệm, khả năng hoặc hiểu biết phù hợp về
yêu cầu của báo cáo kiểm toán hoặc các yêu cầu pháp lý
o Công ty có đủ nhân sự có năng lực để thực hiện hợp đồng
o Sự tham gia của các chuyên gia nếu cần thiết
o Các cá nhân có đủ điều kiện để thực hiện soát xét chất
lượng kiểm toán
o Công ty có khả năng hoàn tất hợp đồng kiểm toán đúng hẹn
• Để đảm bảo rằng việc được bổ nhiệm làm kiểm toán viên của PCA là hợp
lý và khách hàng hiểu được phạm vi công việc PCA là gì. KTV cần thực hiện
các thủ tục như:
o Gửi, và thu thập thư trả lời từ phía kiểm toán viên năm trước
về các câu hỏi chuyên môn/kế toán tổng hợp (nếu có)
o Xem xét nguyên nhân các kiểm toán viên trước đó không tiếp
tục thực hiện kiểm toán tại khách hàng (nếu có thể)
o Thu thập bản sao của biên bản bổ nhiệm đơn vị thành viên
của PCA làm kiểm toán viên ( nếu có thể)
o Thống nhất với khách hàng về các điều khoản của hợp đồng
trước khi bắt đầu công việc
o Tiến hành các kiểm tra cần thiết khác để đạt được mục đích

chính và ghi nhận lại như một bằng chứng kiểm toán
• Để đảm bảo rằng doanh nghiệp hoạt động đúng theo pháp luật
o Thu thập và lưu lại các tài liệu vể cơ cấu tổ chức và giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp
o Lưu hồ sơ những tài liệu liên quan tới các nhà chức trách có
thẩm quyền và xem các tài liệu nà có hỗ trợ cho việc thu thâp
thông tin từ các báo cáo của khách hàng ko
o Tiến hành các kiểm tra cần thiết khác để đạt được mục đích
này
Sau khi đã thu thập được các thông tin trên đối với cả khách hàng mới và
khách hàng cũ, KTV phải đánh giá sự xung đột về lợi ích.
Đánh giá sự xung đột về lợi ích, KTV xem xét các yếu tố như: kế
toán cho khách hàng, nhận quà biếu của khách hàng, kiểm toán khách
hàng lâu năm, có quan hệ họ hàng hoặc thân nhân với khách hàng, có
kiện tụng hoặc liên quan tài chính với khách hàng hoặc cung cấp các
dịch vụ khác cho khách hàng ví dụ dịch vụ lương, thuế và các dịch vụ tư
vấn khác.
Đánh giá tính độc lập, đây là một bước công việc rất quan trọng,
ảnh hưởng đến tính trung thực khách quan theo yêu cầu của chẩn mực
đạo đức nghề nghiệp và làm cho người đọc báo cáo kiểm toán tin
tưởng. Để đảm bảo tính độc lập được tuân thủ, KTV cần:
• Liệt kê danh sách những yếu tố có ảnh hưởng đến tính độc lập
của PCA
• Biện pháp sử dụng để loại trừ hoặc giảm nhẹ những nguy cơ này.
• Mức phí kiểm toán có phù hợp với công việc của KTV hay không?
Xem xét khả năng thanh toán về phí kiểm toán của khách hàng.
• KTV có hài lòng với việc BGĐ hoặc những người có liên quan
không gây ra những áp lực cho công việc kiểm toán khiến cho việc
đưa ra ý kiến gặp khó khăn?
Trên cơ sở những nội dung đã thực hiện ở trên, KTV xác định các

rủi ro có thể xảy ra và cách đối phó nếu thu nhận khách hàng. Sau khi
đã dự tính được các khả năng có thể xảy ra, thì KTV căn cứ vào đó để
đưa ra quyết đinh có chấp nhận khách hàng mới hoặc tiếp tục khách
hàng cũ hay không?
 Bước 02: Kế hoạch kiểm toán sơ bộ
Sau khi đã quyết định chấp nhận kiểm toán cho khách hàng, PCA sẽ đạt tới một
hợp đồng kiểm toán. Đây là sự thỏa thuận chính thức giữa công ty kiểm toán và
khách hàng về việc thực hiện kiểm toán và các dịch vụ liên quan khác.
Một kế hoạch kiểm toán sơ bộ bao gồm có: phạm vi và các điều khoản của cuộc
kiểm toán, các công việc hành chính và chiến lược kiểm toán.
• Phạm vi và các điều khoản của cuộc kiểm toán: Để xác định được
nội dung của hợp đồng kiểm toán, PCA phải thỏa thuận với khách
hàng để thu thập các thông tin:
o Đơn vị có phải là một doanh nghiệp (hay tổ chức phi lợi
nhuận), trụ sở đặt tại ở đâu và chịu sự điều chỉnh của cơ quan
chức năng nào?
o Công ty có phải là một công ty đa quốc gia, công ty niêm yết,
công ty đại chúng hay không
o Các hoạt động kinh doanh chính của công ty?
o Công ty có là đơn vị thuộc sự điều chỉnh của cơ quan Nhà
nước không và cơ quan nào điều chỉnh?
o Vai trò của KTV là gì (ví dụ: thực hiện cuộc kiểm toán báo cáo
tài chính hay cung cấp dịch vụ bảo đảm về hợp nhất Báo cáo
tài chính của Công ty Mẹ).
o Các chuẩn mực được áp dụng trong cuộc kiểm toán?
o KTV có phải là người lập báo cáo tài chính không? (xem xét
liệu có vi phạm về tính độc lập hay không)
o BCTC được lập theo chế độ kế toán nào?
o Công ty có áp dụng các quy định cho các ngành nghề đặc thù
hay ko? Nếu có thì là những quy định nào?

o BCTC được lập theo nguyên tắc/luật nào?
o KTV có quyền hay trách nhiệm phải báo cáo với cơ quan
quản lý trong những trường hợp cụ thể?
o Các công việc hành chính bao gồm: lịch trình công việc, xác
định nhóm kiểm toán và các nguồn lực, kế hoạch về thời gian
và chi phí cho cuộc kiểm toán, dự thảo kế hoạch gửi khách
hàng.
o Nhóm kiểm toán bao gồm: chủ nhiệm kiểm toán, soát xét đảm
bảo, trưởng nhóm, kiểm toán viên và các trợ lý (lưu ý các
bằng cấp hoặc kinh nghiệm chuyên môn cần thiết và các nhân
viên đáp ứng được các yêu cầu).
o Lịch trình của cuộc kiểm toán bao gồm các ngày quan trọng
trong kế hoạch (đã thỏa thuận với khách hàng) suốt cuộc kiểm
toán như thời gian chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho, chuẩn bị
bản phân tích báo cáo và các kế hoạch làm việc, kế hoạch
thảo luận nhóm vào thời gian nào, ngày họp nhóm nội bộ,
ngày trao đổi kết quả kiểm toán với khách hàng, thời hạn đối
với BCTC và các báo cáo khác nếu có yêu cầu, thời điểm dự
kiến hoàn thành cuộc kiểm toán …
o PCA cũng cần thiết phải gửi cho khách hàng dự thảo kế
hoạch bao gồm: kế hoạch kiểm toán (nhân sự và thời gian),
bảng danh sách đầy đủ của tất cả các kế hoạch yêu cầu cho
cuộc kiểm toán.
• Chiến lược kiểm toán trong kế hoạch kiểm toán sơ bộ bao gồm:
phạm vi, thời gian và định hướng của cuộc kiểm toán; kế hoạch
giám sát và soát xét, kế hoạch về các thủ tục cần áp dụng để đạt
được những hiểu biết về khách hàng.
 Bước 03: Hiểu biết về khách hàng
Sau khi chiến lược kiểm toán được thiết lập KTV tiến hành thực
hiện để thu thập được các thông tin về khách hàng. Trong bước này, khi

đã có được những hiểu biết ban đầu về khách hàng, KTV đánh giá các
khả năng có những sai sót trọng yếu, đưa ra đánh giá ban đầu về mức
trọng yếu và thực hiện các thủ tục phân tích để xác định thời gian cần
thiết để thực hiện kiểm toán và việc mở rộng các thủ tục kiểm toán khác.
Khi tìm hiểu về khách hàng, KTV cần thu thập các hiểu biết về môi
trường bên trong và bên ngoài của đơn vi (như bản chất của khách
hàng, mục tiêu, đặc điểm về ngành nghề), hiểu biết về các bên có liên
quan, sau đó hiểu biết và đánh giá về hệ thống KSNB (môi trường kiểm
soát, hệ thống các hoạt động kiểm soát, giám sát quá trình kiểm soát,
quy trình tự đánh giá rủi ro)
KTV có được các thông tin cơ bản về khách hàng bằng nhiều cách
khác nhau nhưng phổ biến là trao đổi với KTV tiền nhiệm, những KTV
khác đã từng kiểm toán cho khách hàng trong cùng ngành nghề kinh
doanh hoặc trao đổi trực tiếp với ban giám đốc, nhân viên của khách
hàng.
Để đánh giá về hệ thống KSNB, KTV tiến hành lập bảng đánh giá
về mức độ của các tiêu chí như: triết lý kinh doanh và phong cách điều
hành, sơ đồ tổ chức, quyền hạn và phân nhiệm, chính sách nhân sự và
thực hiện chính sách, BCTC ra bên ngoài, báo cáo quản trị nội bộ, tuân
thủ các yêu cầu từ các tổ chức bên ngoài …
Sau khi đã có được hiểu biết về khách hàng, KTV chuyển sang
thực hiện các thủ tục phân tích: xác định mức trọng yếu. PCA hướng
dẫn cách thức xác đinh mức trọng yếu như sau:
- Đối với DN hoạt động kinh doanh thông thường thì mức trọng yếu
bằng 0,5% - 1% / Doanh thu.
- Đối với dự án, tổ chức phi lợi nhuận thì mức trọng yếu bằng 0,5%
- 1% / tổng chi phí
- Đối với DN mới hoạt động chưa có doanh thu thì mức trọng yếu
bằng 0,5% - 1% / tổng tài sản.
Công việc cuối cùng trong giai đoạn này, PCA tiến hành họp nhóm

kiểm toán để thảo luận về những vấn đề liên quan đến cuộc kiểm toán
và những vùng có khả năng xảy ra sai sót trọng yếu. Khi họp nhóm, các
nội dung chính cần thảo luận bao gồm: hoạt động chính của khách
hàng, quá trình phát triển kinh doanh trong kỳ, những vấn đề lưu ý từ
năm trước (khách hàng cũ), hoạt động kinh doanh hiện tại, những vấn
đề có tính chất thường xuyên, báo cáo năm trước của khách hàng và
mẫu biểu báo cáo dự thảo của năm nay, các vị trí chủ chốt của khách
hàng, phong cách lãnh đạo, áp dụng các chính sách kế toán mới. Từ đó
nhận diện các vùng rủi ro thường là những rủi ro quan trọng từ kinh
nghiệm kiểm toán trước đó.
 Bước 04: Đánh giá rủi ro
Kết thúc giai đoạn trước, KTV đã xác định được các nhân tố rủi ro.
KTV dựa vào đó để xem xét từng cơ sở dẫn liệu có liên quan, xác định
xem các nhân tố rủi ro liên quan đến toàn thể BCTC hay chỉ một vài cơ
sở dẫn liệu bị ảnh hưởng.
Nếu rủi ro có liên quan đến toàn thể BCTC, KTV ghi chép lại các rủi
ro và xem xét các thủ tục sẽ áp dụng để chỉ ra những rủi ro ở mức độ
tổng thể BCTC. Đối với các rủi ro do gian lận, KTV cần xem xét: về sự
phân công nhiệm vụ và sự giám sát về nhân sự, các chính sách kế toán
được khách hàng áp dụng, việc lựa chọn các thủ tục kiểm toán bổ sung
đối với các nhân tố bất thường. Một số biện pháp ngăn ngừa khác có
thể bao gồm như: nhấn mạnh sự cần thiết của thái độ hoài nghi mang
tính nghề nghiệp; thay đổi về nội dung, thời gian và phạm vi của các thủ
tục; thực hiện riêng thử nghiệm cơ bản hoặc kết hợp thử nghiệm kiểm
soát với thử nghiệm cơ bản; mở rộng phạm vi soát xét của thành viên
Ban điều hành hoặc áp dụng soát xét đảm bảo.
Nếu rủi ro liên quan đến cơ sở dẫn liệu, KTV phải bắt đầu từ việc
nghiên cứu báo cáo kết quả kinh doanh và Bảng cân đối kế toán, ghi
chép lại và xác định những rủi ro ở mức độ cơ sở dẫn liệu thuộc rủi ro
trọng yếu hoặc rủi ro mà nếu chỉ áp dụng riêng các thủ tục chi tiết là

không đủ hoặc không thuộc cả hai loại trên. Đối với các loại rủi ro trên
KTV đều phải đánh giá hệ thống kiểm soát. Việc đánh giá này cần được
thực hiện trước khi KTV tiến hành các thủ tục kiểm toán tiếp theo. KTV
có thể giảm bớt các thủ tục cơ bản bằng cách tiến hành thử nghiệm
kiểm soát. Thử nghiệm kiểm soát có thể được tiến hành ở giai đoạn này
và được bổ sung trong suốt quá trình kiểm toán.
 Bước 05: Thiết kế các thủ tục kiểm toán
Kết quả của các bước trên là cơ sở để KTV thiết kế các thủ tục
kiểm toán. Đây còn được gọi như là thiết kế chương trình kiểm toán mà
trọng tâm là các thủ tục kiểm toán cần thực hiện đối với từng khoản mục
hay bộ phận kiểm toán.
Kết thúc bước 4, KTV đã có được những hoạt động kiểm soát để
tiến hành thử nghiệm kiểm soát, từ đó hoàn thiện việc đánh giá về mặt
thiết kế của hệ thống kiểm soát. Nếu như thử nghiệm kiểm soát là hiệu
quả, KTV sẽ thiết kế để làm giảm bớt các thủ tục kiểm toán cơ bản. Mức
độ và phạm vi của các thủ tục cơ bản cần phải được thiết kế cho phù
hợp với từng loại nghiệp vụ, số dư tài khoản và những thuyết minh quan
trọng. Trong quá trình thiết kế, KTV cũng cần xem xét đến khả năng cần
thiết phải điều chỉnh chiến lược kiểm toán và đánh giá lại rủi ro.
 Bước 06: Thực hiện các thủ tục kiểm toán

×