Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN PHƯƠNG ĐÔNG ICA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.58 KB, 13 trang )

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KIỂM TOÁN TẠI
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN PHƯƠNG ĐÔNG ICA (PCA)
3.1. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY
QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN PHƯƠNG ĐÔNG ICA
(PCA)
Kiểm toán là loại hình hoạt động gia nhập vào Việt Nam chưa lâu,
còn khá mới mẻ cả về lý luận lẫn thực tiễn. PCA lại mới chỉ có kinh
nghiệm làm việc hơn 6 năm. Vì vậy trong thời gian qua, Công ty đang
từng bước hoàn thiện mọi mặt không chỉ về công tác chuyên môn mà cả
về mặt tổ chức quản lý nhằm mang lại cho khách hàng dịch vụ chất
lượng tốt nhất.
3.1.1. Ưu điểm
Thứ nhất, Bộ máy tổ chức gọn nhẹ, vừa tập trung vừa phân tán
phù hợp với mạng lưới khách hàng khắp cả nước. Trách nhiệm được
phân tách một cách cụ thể giữa các bộ phận nhưng vẫn được kiểm tra
giám sát của ban giám đốc. Sự liên lạc trao đổi giữa văn phòng chính và
2 chi nhánh vẫn diễn ra liên tục, đều đặn, vượt qua sự giới hạn về địa lý.
Thứ hai, Môi trường làm việc năng động, tích cực, tạo động lực
làm việc cho các nhân viên. Đội ngũ nhân viên của Công ty nhiều giới
trẻ, hòa đồng, thân thiện. Giữa các nhân viên trong một nhóm hay giữa
các nhóm với nhau hoặc giữa các phòng ban thường xuyên có sự trao
đổi, học hỏi kinh nghiệm. Công ty cũng thường tổ chức các buổi giao
lưu, hội thi cho các nhân viên. Ban giám đốc khuyến khích nhân viên
đưa ra ý kiến từ hoạt động chuyên môn đến công tác quản lý. Điều này
giúp cho nhân viên phát huy năng lực đồng thời người quản lý từ đó có
cách đánh giá năng lực của từng người được sát thực hơn, từ đó có
cách phân công công việc một cách hợp lý nhất.
Thứ ba, Công ty luôn có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và phát triển
chuyên môn cho các nhân viên. Là doanh nghiệp mới sát nhập lại, khi
đối tượng khách hàng tăng lên thì việc tuyển chọn đội ngũ nhân viên là
điều được ban lãnh đạo của PCA dự kiến trước. Chính sách tuyển chọn


nhân sự của Công ty khá chi tiết. Để xem xét tuyển vào làm việc tại
Công ty, mỗi ứng viên phải được kiểm tra năng lực, tính cách và khả
năng của cá nhân đó. Các nhân viên được tuyển dụng đều được đào
tạo thông qua các buổi giảng bài, hội thảo trong nội bộ cũng như các
khóa đào tạo tổ chức bên ngoài công ty, qua các tài liệu Công ty cung
cấp và thông qua làm việc trực tiếp với khách hàng. Chương trình chính
thức các bài giảng và các hội thảo được trình bày tại các văn bản được
ban hành thay đổi hàng năm cho phù hợp với tình hình thực tế của công
ty. Bên cạnh đó, Công ty cũng khuyến khích và giúp đỡ các nhân viên
đạt được các bằng cấp nghiệp vụ chuyên môn. Ban giám đốc Công ty
nhận đinh một trình độ chuyên môn tốt sẽ có giá trị rất lớn trong việc
phát triển nghề nghiệp cho nhân viên và là một trong những điều kiện
tiên quyết để được nâng bậc thành kiểm toán viên chính. Đông thời với
bằng cấp chuyên môn như vậy sẽ đem lại rất nhiều thuận lợi, khách
hàng của Công ty đều mong muốn các KTV chính của một cuộc kiểm
toán đạt tới trình độ chuyên môn cao.
3.1.2. Nhược điểm và kiến nghị khắc phục
Bên cạnh những mặt đã đạt được ở trên, vì thời gian hoạt động còn chưa
nhiều nên công tác tổ chức quản lý của PCA cũng đang tồn tại một số nhược điểm
mà Công ty cần chú ý khắc phục.
Điều nổi cộm nhất trong công tác tổ chức quản lý của PCA là vấn
đề về nguồn nhân lực. Số lượng nhân viên còn chưa nhiều nên trong
mùa kiểm toán, Công ty còn gặp khó khăn trong việc bố trí nhân viên
cho các khách hàng. Nếu tình trạng này không được giải quyết, sẽ dẫn
đến mất đi khách hàng cũ hoặc không có khách hàng tiềm năng vì phải
từ chối kiểm toán do thiếu người. Trong mùa kiểm toán, công việc của
các KTV tương đối nặng nề, các nhân viên ở bộ phận tư vấn, định giá
cũng phải hỗ trợ. Số lượng nhân viên nữ trong Công ty chiếm đại đa số,
do đó việc bố trí công tác xa là khó khăn. Khối lượng luân chuyển nhân
viên trong Công ty là tương đối lớn, vì vậy lượng nhân viên mới trong

Công ty là tương đối cao. Công ty lại phải thường xuyên bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp cho các nhân viên mới, dẫn đến chi phí hoạt động
sẽ tăng thêm. Tuy nhiên, những nhân viên này cũng sẽ gặp nhiều khó
khăn khi đi vào thực tế tại khách hàng vì lượng nhân viên có kinh
nghiệm là không nhiều và không hướng dẫn được thường xuyên. Điều
này đòi hỏi sự chủ động học tập và quan sát lớn của các nhân viên mới.
Để khắc phục tình trạng này, trong khâu tuyển dụng nhân sự của
Công ty cần chú ý một số điểm như: Cân đối tỷ lệ ứng viên nam và nữ,
việc tuyển dụng bên cạnh kiểm tra trình độ năng lực chuyên môn cũng
cần phải xem xét đến tư cách đạo đức của ứng viên. Ban lãnh đạo của
Công ty nên quan tâm hơn nữa đến đời sống của nhân viên, đưa ra
chính sách đãi ngộ hợp lý thì số lượng nhân viên luân chuyển sang đơn
vị khác sẽ hạn chế.
3.2. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TẠI
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN PHƯƠNG ĐÔNG ICA (PCA)
Tổ chức công tác kiểm toán là vấn đề trọng tâm của một doanh
nghiệp cung cấp các dịch vụ kiểm toán. Chính vì chú trọng xây dựng, bổ
sung và hoàn thiện quy trình kiểm toán mà PCA đã không ngừng mở
rộng lĩnh vực hoạt động, duy trì được khách hàng cũ, chủ động tiếp cận
được khách hàng mới, các dịch vụ cung cấp vì thế cũng phong phú hơn
để đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng. Với hơn 6 năm
hoạt động, những ưu nhược điểm của Công ty cần được ghi nhận để
tiếp tục phát huy hoặc sửa đổi, cải thiện.
Với việc áp dụng quy trình kiểm toán chung của hãng kiểm toán
PKF, quy trình kiểm toán của PCA là chưa tương xứng tuyệt đối với các
giai đoạn của một cuộc kiểm toán BCTC theo quy định của CMKT Việt
Nam. Thực chất, PKF đã chia nhỏ các giai đoạn lớn theo chuẩn mực
thành các bước nhỏ (chi tiết xem ở bảng dưới đây). Sự khác biệt này là
không lớn vì vẫn đảm bảo được những công việc cần thực hiện trong
một cuộc kiểm toán. Đây có thể được xem là một sự sáng tạo linh hoạt

việc ứng dụng các quy định của chuẩn mực vào thực tế kiểm toán để
các công việc thực hiện được rõ ràng và cụ thể hơn. Do đó, những phân
tích về ưu nhược điểm về quy trình kiểm toán của PCA dưới đây sẽ quy
về theo đúng cách phân chia quy trình kiểm toán theo chuẩn mực.
Bảng 3.1: Sự tương ứng giữa quy trình kiểm toán của PCA và CMKT
Quy trình kiểm toán theo CMKT Quy trình kiểm toán của PCA
 Giai đoạn I: Lập kế hoạch và thiết
kế phương pháp kiểm toán. Bao
gồm:
• Bước 1: Chấp nhận khách hàng mới hoặc tiếp tục
khách hàng cũ
• Bước 2: Kế hoạch kiểm toán sơ bộ
• Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán
• Thu thập thông tin cơ sở
• Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý
của khách hàng
• Bước 3: Hiểu biết về khách hàng

×