CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ĐẢM BẢO SỰ HOẠT
ĐỘNG AN TOÀN VÀ ỔN ĐỊNH CỦA CẢNG DẦU B12:
I. CÁC BIỆN PHÁP GIỮ GÌN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG KHU VỰC KHO A.
Công ty xăng dầu B12 và cảng dầu B12 rất quan tâm đến công tác bảo vệ
môi trường, đảm bảo cho cảng hoạt động an toàn, ổn định và có hiệu quả.
Công ty đã tổ chức quy hoạch lại mặt bằng kho dầu, trồng cây xanh bằng cây
chống cháy trong kho xăng dầu, bê tông hóa các khu vực có thể có vết dầu xăng
rơi vãi, tổ chức cải tạo lại hệ thống thoát nước, xử lý nước thải ... ban hành và
hướng dẫn thực hiện các quy định đảm bảo vệ sinh môi trường kho cảng
...Cảng dầu B12 được thiết kế theo các tiêu chuẩn của Liên Xô cũ, được đảm
bảo ngăn ngừa và xử lý kịp thời các sự cố kỹ thuật xảy ra trong quá trình sản
xuất. Khoảng cách giữa các công trình trong kho xăng dầu đảm bảo giảm tác
động xấu khi có sự cố xảy ra. Kho A nằm ngay trong khu vực cảng là kho chứa
các loại dầu mazut, FO, DO ... với tổng sức chứa 22.000 m3. Thực hiện chủ
trương biến kho xăng dầu thành công viên, công ty B12 đã quy hoạch lại mặt
bằng, tổ chức hợp lý các khu vực sản xuất, sửa chữa, bê tông hóa lại đường đi
lại và sân bãi, trông cây xanh chống cháy. Diện tích cây xanh trồng xung quanh
chiếm trên 20% diện tích mặt bằng khu vực kho.
Công ty cũng đã cải tạo lại hệ thống thoát nước. Nước thải tách dầu từ các
hố ga được xử lý làm sạch dầu trước khi xả vào cống thoát nước mưa. Các
giếng thăm trên hệ thống thoát nước mưa đều có hố lắng cặn cát hoặc tấm
chắn tách dầu. Công ty cũng đã cải tạo lại hệ thống đê bao chống tràn dầu từ
bể chứa ra hệ thống thoát nước thải công nghiệp.
Do quy hoạch, cải tạo lại mặt bằng và hệ thống thoát nước, dầu rơi vãi
được quản lý chặt chẽ hơn. Việc trông cây xanh hạn chế được sự khuyếch tan
hơi xăng dầu và các chất độc hại khác ra môi trường xung quanh. Bờ biển dọc
theo công ty và cảng B12 được kè đá, đảm bảo vệ sinh môi trường và cảnh
quan khu vực.
Công ty xăng dầu B12 đã chú trọng công tác quản lý kỹ thuật, đầu tư trang
thiết bị, giảm lượng dầu hao hụt. Các máy bơm, đường ống, van khóa luôn
được kiểm tra bảo dưỡng. Trên hệ thống đường ống công nghệ đều có bố trí
các van thở để hạn chế sự bay hơi xăng dầu. Mỗi loại van trên đều có bình
ngăn tia lửa để khống chế phát sinh lửa. Các thiết bị dự phòng luôn trong
trạng thái chuẩn bị làm việc. Các bể chứa dầu trong khu vực kho luôn được
tưới mát, đảm bảo nhiệt độ thấp (thường dưới 25
0
C), hạn chế tối đa lượng
dầu bay hơi trong quá trình thở của bể và đường ống, Hệ thống báo phẩm chất
xăng dầu và điều khiển quá trình xuất hàng được trang bị tự động.
Trong quá trình thay bể, đuổi dầu, vệ sinh sàn kho bể, trạm bơm ... một lượng
dầu lớn lẫn nước tập trung về hố thu nước dung tích 12 m3, sau đó bơm lên bể
lắng có dung tích 300 m3. Tại đây, dầu được tách khỏi nước, chảy về các bể
nhỏ sau đó được bơm lại các bể chứa dầu. Nước thải sau khi tách dầu, có hàm
lượng dầu dưới 1,0 mg/l, đáp ứng yêu cầu xả vào nguồn nước mặt loại B theo
TCVN 5945-1995.
Do diện tích mặt bằng có hạn, tại kho A cảng B12 không có điều kiện xây
dựng hồ tiêu độc làm việc theo nguyên tắc hồ ổn định sinh học. Tuy nhiên, do
việc tách dầu hai cấp, sau quá trình xử lý có nước thải hàm lượng dầu là 0,9
mg/l. Bùn cặn lắng bao gồm cặn nhũ dầu bám vào bồn bể, hầm tàu ... khoảng
10,0 đến 12,0 m3/năm, được thu gom, vận chuyển về xí nghiệp chế biến dầu
thứ cấp của công ty đặt tại Hà Khẩu để sử dụng lại
II.. TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO VỀ VỆ SINH
MÔI TRƯỜNG:
Cảng xăng dầu B12 thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ
an toàn PCCC và vệ sinh công nghiệp, với tiêu chuẩn mỗi cán bộ công nhân viên
phải qua lớp bồi dưỡng một năm. Công ty còn đưa các chương trình an toàn
phòng cháy chữa cháy và vệ sinh công nghiệp vào môn thi trong các chương
trình nâng bậc công nhân.
Công ty cũng đã hoàn thiện lại quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải,
bảo đảm việc thu gom nước thải trong kho xăng dầu và phương tiện thủy của
cảng để xử lý an toàn, hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn quốc tế và trong nước. Công
ty cũng đã ban hành “Quy trình xử lý hư hỏng các công trình xăng dầu”, làm cơ
sở cho các công tác sửa chữa, duy tu công trình và thiết bị, đảm bảo an toàn
cho các kho và bến cảng xăng dầu.
III. QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM TẠI CÁC PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI
THỦY XĂNG DẦU:
Các tàu chở dầu khi cập cảng phải tuân thủ các quy định môi trường
chung. Tàu có cấu tạo đáy đôi hoặc mạn kép. Trên tàu phải có các hầm chứa
chất thải. Các loại phế thải phải được thu gom và xử lý. Tất cả các loại chất
thải đều không được xả vào môi trường trong khu vực cảng. Các dịch vụ phục
vụ cho tàu nước ngoài phải được kiểm soát chặt chẽ, không gây mất vệ sinh
khu vực.
Trước năm 1992, tàu khở dầu vào cảng B12 phần lớn là tàu Liên Xô, trang
thiết bị cũ, thời gian nhập dầu kéo dài đến 2-3 ngày. Hiện nay Tổng Công Ty
Xăng Dầu thuê các tàu có sức tải lớn, trọng tải từ 20.000 đến 30.000 DWT,
trang bị hiện đại hơn, mạn kép, thời gian nhập dầu ngắn (thường là trong một
ngày đêm) của Singapore và các nước khác. Việc thay đổi loại tàu chở dầu làm
giảm đáng kể tải lượng ô nhiễm khu vực cảng. Tính an toàn của các tàu này
cao hơn các tàu của Liên Xô cũ rất nhiều.
Các sà lan, tàu chở dầu nội địa phải được trang bị đầy đủ các phương tiện
phòng chống tràn dầu, PCCC và được kiểm soát chặt chẽ. Cảng chỉ cung cấp
dầu cho các tàu, sà lan đủ điều kiện kỹ thuật, vệ sinh môi trường, an toàn PCCC
... sau khi đã được kiểm định tại trạm kiểm định sà lan. Hệ thống xuất dầu cho
sà lan đã được tự động hóa.
Các đường ống mềm nối ống đẩy bơm dầu từ tàu tới đường ống dẫn dầu
được trang bị mới, loại ống YOKOHAMA của Nhật Bản. Ống được thử áp lực 16
amt, tần suất 2 tháng một lần. Để chống rò rỉ dầu ra ngoài, khi nối ống bơm
dầu, mọi thao tác đều được thực hiện trên khoang, sau đó được xử lý trên tàu.
Các thiết bị lắp ghép, nối ống đều phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật như kín,
chịu áp lực ... Công ty có một đội thợ lặn kiểm tra tình trạng ống cao su trước
khi tàu vào.
IV. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO
CẢNG DẦU B12.
Cảng dầu B12 có đội ngũ công nhân làm công tác bảo vệ và PCCC rất lớn :
53/133 người, thường trực tác chiến 24/24h và được trang bị các thiết bị hiện
đại phục vụ chữa cháy.
Đội chữa cháy chuyên nghiệp của cảng thường xuyên luyện tập dưới sự
hướng dẫn của cán bộ có kinh nghiệm và được sự kiểm tra góp ý của PC-23
công an tỉnh Quảng Ninh. Đội phòng cháy chữa cháy đạt nhiều giải thưởng
trong các hội thao PCCC toàn tỉnh và khu vực. Mặc dù chưa có cháy nổ xảy ra
trong khu vực kho xăng dầu B12, nhưng công ty thường xuyên xây dựng và bổ
sung các phương án xử lý sự cố tràn dầu, chữa cháy để luyện tập và đề phòng
các tình huống xảy ra.
Hệ thống chữa cháy cố định nội bộ trong kho, kéo dài ra khu vực bến tàu
3500 DWT và khu bến xuất 300 T. Hệ thống chữa cháy di động gồm hai xe ZIL
131 và các bình chữa cháy phù hợp với TCVN. Hệ thống thông tin liên lạc hiện
đại với tất cả các khu vực trong cảng bằng điện thoại và bộ đàm vô tuyến.
Trong khu vực kho cảng có nguồn điện dự phòng (máy phát điện) và hệ thống
điện động lực riêng cho hệ thống chữa cháy cố định. Nguồn nước chữa cháy
luôn luôn được dự trữ. Hệ thống đường chữa cháy bằng bê tông đảm bảo việc
ứng cứu kịp thời khi có sự cố, cháy nổ xảy ra.
Các biện pháp sẽ được thực hiện khi có sự cố cháy nổ như sau :
*Nếu phát hiện đám cháy nhỏ, người phát hiện lập tức ngừng hoặc thông báo
để ngừng vận hành các thiết bị khu vực có cháy, đồng thời thông báo cho đội
bảo vệ trực chữa cháy và sử dụng các dụng cụ chữa cháy cầm tay tại chỗ để xử
lý.
*Khi cháy nhỏ lan thành cháy lớn, cảng dầu báo ngay cho công ty và PC-23
Công An Quảng Ninh để phối hợp chỉ đạo, đồng thời ra lệnh ngừng vận hành
toàn kho và cắt điện toàn kho và khu vực có sự cố, tùy theo mức độ ảnh hưởng
của đám cháy. Đội phòng cháy chữa cháy tiến hành làm mát các công trình
xung quanh có ảnh hưởng của đám cháy và dập tắt đám cháy bằng hệ thống
cố định và xe chữa cháy di động, đồng thời huy động lực lượng chữa cháy của
xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh (gồm hai xe chữa cháy) và lực lượng chữa
cháy của phòng PC-23 và các cơ quan khác phối hợp để xử lý. Khi có cháy, hệ
thống cấp nước được liên kết, bổ sung cho nhau. Việc chỉ huy chữa cháy sẽ do
PC-23 Công An Quảng Ninh đảm nhận theo các kế hoạch đã lập và tập luyện
thường xuyên.
*Tại bến phao neo tàu 30.000 DWT khi tràn dầu xảy ra cháy, dùng phương tiện
chữa cháy của tàu như thuốc bọt PQ1 (có thể dập tắt các cháy cách tàu dưới
20 m) và các biện pháp xử lý kịp thời khác. Các xe chữa cháy trực theo dõi đám
cháy và xử lý chúng khi có nguy cơ lan lên bờ. Các phương tiện thủy dùng
phương tiện của mình dập các đám cháy lan đến. Cảng B12 dùng tàu 1800 CV
có trang bị hệ thống chữa cháy phối hợp cứu trợ các phương tiện thủy gặp
nguy hiểm cháy nổ.
V. PHÒNG CHỐNG VÀ ỨNG CỨU TRÀN DẦU :
Các biện pháp phòng chống và ứng cứu tràn dầu của Công Ty Xăng Dầu
B12 được xây dựng dựa theo công văn số 389 –MTg ngày 17/6/1994 của Bộ
Khoa Học, Công Nghệ và Môi Trường hướng dẫn tạm thời về việc xử lý sự cố
tràn dầu và các văn bản khác của Tổng Công Ty Xăng Dầu Việt Nam về bảo vệ
môi trường.
Phòng ngừa là biện pháp cơ bản để bảo vệ môi trường, ngăn ngừa hỏa
hoạn. Công ty xăng dầu B12 thường xuyên kiểm tra các thiết bị, phương tiện
tham gia bơm chuyển hàng hóa (hệ thống ống mềm dưới biển, hệ thống công
nghệ xuất nhập, công nghệ chữa cháy ...) đúng quy trình, đảm bảo các yêu cầu
kỹ thuật an toàn ... Mọi người có liên quan trong công việc phải thực hiện tốt
các nội quy, quy trình vận hành, tuyên truyền giáo dục, phổ biến cho cán bộ
công nhân viên ý thức bảo vệ môi trường, hiểu rõ sự nguy hiểm khi xảy ra sự
cố dầu tràn.
Ban chỉ huy ứng cứu tràn dầu tại cảng dầu B12 được thành lập bao gồm
đại diện UBND tỉnh, Sở Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường, Sở Công An, Cảng
Vụ Tỉnh Quảng Ninh, Ban Giám Đốc Công Ty Xăng Dầu B12, Giám Đốc Cảng
Dầu B12.
Lực lượng tham gia ứng cứu tràn dầu bao gồm :
*Lực lượng dưới biển : Toàn bộ thuyền trưởng, thuyền viên các tàu BC-01, BC-
02, VS-405, tàu lai PETROLIMEX, xuồng máy P30. Tổng số 31 người.
*Lực lượng trên bờ : Lực lượng bảo vệ PCCC của cảng gồm 50 người, trong đó
kíp trực thường xuyên là 12 người (kể cả lái xe chữa cháy).
*Lực lượng khác tham gia phối hợp (ngoài ngành xăng dầu) là UBND tỉnh
Quảng Ninh, UBND thành phố Hạ Long, lực lượng cảnh sát giao thông thủy, bộ,
PC23 Công An Quảng Ninh, Xí Nghiệp Phà Bãi Cháy, các phương tiện khác đang
lấy hàng tại kho cảng, khu vực Cửa Luc trong thời điểm xảy ra sự cố ...
VI. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT (MONITORING) MÔI TRƯỜNG KHU VỰC
CẢNG DẦU B12:
Để kiểm soát, kịp thời phát hiện và xử lý được ô nhiễm, cần thiết phải có
chương trình quan trắc môi trường hợp lý. Việc thực hiện chương trình quan
trắc phải thường xuyên, đều đặn. Các số liệu quan trắc phải được lưu giữ đánh
giá và báo cáo với cơ quan quản lý môi trường địa phương.
Trong những năm qua, công ty xăng dầu B12 đã chú trọng đến vấn đề kiểm
soát ô nhiễm. Do trình độ trang thiết bị hạn chế và cán bộ chuyên môn thiếu,
công tác này thực hiện chưa thường xuyên và đầy đủ. Tuy nhiên, Công ty đã
phối hợp với các cơ quan chuyên môn, tư vấn về môi trường như CEETIA,
Trung tâm Công nghệ môi trường (ĐHBK) ...đo đạc, đánh giá tình trạng ô
nhiễm môi trường khu vực các kho, cảng, cửa hàng, xí nghiệp xăng dầu thuộc
Công ty.
Để kiểm soát chặt chẽ vấn đề ô nhiễm môi trường, kịp thời phát hiện các sự
cố kỹ thuật có thể dẫn đến nguy cơ tràn dầu, cháy nổ ... chương trình giám sát
ô nhiễm môi trường như sau :
*Giám sát chất lượng không khí :
+Thông số kiểm tra : Tổng hydrocacbon, hơi chì, SO
2
, H
2
S, bụi tổng số ...
+Vị trí giám sát : 4 điểm tại trạm bơm xăng dầu, bến xuất dầu cho sà lan,
khu vực hành chính của công ty, khu dân phía cuối hướng gió cách hàng rào
kho cảng 500 m. Đo đạc hai thời điểm mỗi đợt : khi không có tàu nhập dầu và
có tàu nhập dầu.
+Tần số thu mẫu và phân tích : 2 lần một năm
+Thiết bị thu mẫu : các thiết bị tiêu chuẩn
+Tiêu chuẩn so sánh đánh giá : Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam TCVN
5937-1995, TCVN 5938-1995, TCVN 5939-1995.
*Giám sát chất lượng nước:
+Thông số giám sát : pH, hàm lượng cặn lơ lửng, DO, COD, BOD
5
, tổng chất
rắn hòa tan, hàm lượng dầu, Pb, Zn, coliphom .
+Địa điểm khảo sát và lấy mẫu : 5 điểm bể xử lý nước thải, nước biển tại
bến xuất, tại phao neo tàu phía đầu, phao neo tàu phía cuối và tại bến phà Bãi
Cháy. Nước biển được đo đạc vào 2 thời điểm : khi có và không có tàu nhập
dầu.
+Tần số khảo sát : 2 lần/năm.
+Phương pháp lấy mẫu và phân tích : theo các quy trình hiện hành. Mẫu
được lấy ở 3 tầng nước khác nhau. Một số chỉ tiêu được phân tích trong mẫu
trộn.
+Tiêu chuẩn so sánh đánh giá : Các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam như
TCVN 5942-1995, TCVN 5943-1995 và TCVN 5945-1995.
* Giám sát chất lượng bùn đáy :
Chất lượng bùn đáy phải được đo dạc kiểm tra trước và sau khi cải tạo bến
cảng, nạo vét luồng lạch ... Ngoài ra hàng năm còn kiểm tra chất lượng bùn tại
điểm xả công thoát nước, tại bến xuất và tại bến phao cảng tàu nhập dầu.
Các chỉ tiêu kiểm tra, do dạc là : pH (theo KCL), độ tro, hàm lượng dầu mỡ, hàm
lượng chì, kẽm ... Tiêu chuẩn đánh giá, so sánh là các tiêu chuẩn Việt Nam hiện
hành.
VII. VỀ VẤN ĐỀ KINH PHÍ CHO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG :
Để đảm bảo cho cảng B12 hoạt động an toàn và ổn định, ngăn ngừa các sự
cố môi trường, hỏa hoạn có thể xảy ra, Công ty xăng dầu B12 luôn có nguồn
kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường.
Kinh phí cho công tác monitoring môi trường hàng năm tại cảng B12 trước
đây khoảng 20 đến 30 triệu đồng. Trong thời gian tới, kinh phí này sẽ tăng lên
50 đến 60 triệu đồng một năm.
Ngoài công tác monitoring, Tổng Công Ty Xăng Dầu Việt Nam và Công Ty
Xăng Dầu B12 còn đầu tư một nguồn kinh phí để sửa chữa, bảo dưỡng hệ