Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Các biện pháp bảo vệ môi trường, đảm bảo sự hoạt động an toàn và ổn định của cảng dầu B12.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.11 KB, 52 trang )

Lời nói Đầu
Dầu khí và các sản phẩm chế biến của chúng là những nguyên nhiên liệu
chiến lợc phục vụ cho đời sống xà hội và phát triển kinh tế, chúng đợc ví nh
máu cần cho sự sống của con ngêi. Tïy theo sù ph¸t triĨn cđa nỊn kinh tÕ mà
nhu cầu sử dụng xăng dầu của các quốc gia nhiều ít khác nhau với nhiều
chủng loại khác nhau. Khi tiến trình công nghiệp hóa ở Việt Nam đợc đẩy
mạnh và tiến hành một cách đồng bộ, máy móc kỹ thuật vào Việt Nam ngày
càng nhiều thì nhu cầu sử dụng xăng dầu ở Việt Nam tăng lên không ngừng.
Tuy nhiên, đến nay ta vẫn cha lọc đợc dầu, lợng nhập khẩu hàng năm là
100%. Có thể đơn cử một số số liệu về nhập khẩu xăng dầu vào nớc ta qua
một số năm gần đây:
*1990: 2.643.124 (tấn)
*1992: 3.195.529 (tấn)
*1994: 2.825.537 (tấn)
*1999: 7.244.000 (tấn)
Lợng xăng dầu đợc nhập vào nớc ta chủ yếu thông qua các cảng biển.
Trong số 5 cảng biển đợc công nhận là cảng xăng dầu cấp quốc gia, Cảng
B12 (nằm tại vịnh Hạ Long tỉnh Quảng Ninh) đóng một vai trò rất quan trọng.
Xăng dầu nhập vào qua cảng B12 đáp ứng hầu hết nhu cầu xăng dầu cho các
ngành công nghiệp chủ chốt cũng nh cho các phơng tiện giao thông vận tải ở
miền Bắc và một số tỉnh miền Trung của nớc ta.
Song vị trí của cảng B12 lại là nơi du lịch, nghỉ ngơi, gần khu vực dân c
sinh sống và đặc biệt là nằm trong khu vực vịnh Hạ Long-một di sản văn hóa
thế giới đà đợc UNESCO công nhận, nên hoạt động nhập khẩu xăng dầu của
cảng đà và đang gây sức ép lớn lên môi trờng ở đây.
Chính vì thế, ngời viết muốn tìm hiểu về Thực trạng môi trờng tại cảng
dầu B12, đồng thời trên cơ sở những Tiêu Chuẩn Việt Nam và Quốc Tế
về bảo vệ môi trờng, đa ra một số ý kiến nhằm bảo vệ môi trờng và bảo
đảm sự hoạt động an toàn và ổn định của cảng. Ngoài phần Mở Đầu, Kết
Luận, Phụ Lục và Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo, bố cục của bài tiểu luận
chia làm ba phần chính:


* Phần I: Tiêu Chuẩn Việt Nam và Quốc Tế về
bảo vệ môi trờng.
* Phần II: Thực trạng môi trờng tại cảng dầu
B12.
* Phần III: Các biện pháp bảo vệ môi trờng,
đảm bảo sự hoạt động an toàn và ổn định của cảng dầu B12.

1


Do trình độ có hạn, em mong nhận đợc sự chỉ bảo của thầy giáo để nội
dung và bố cục bài tiểu luận đợc hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn

Phần I :Tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế về bảo vệ
môi trờng :
I) ISO 14000 :
Theo đề xuất của Nhóm t vấn chiến lợc về môi trờng trong quá trình
chuẩn bị cho Hội nghị về phát triển môi trờng thế giới họp tại Rio de Janeiro
(Braxin) năm 1992, Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) đà thành lập Ban kỹ
thuật mang kí hiệu TC 207 để xây dựng hệ thống tiêu chuẩn nhằm thống nhất
các tiêu chuẩn về quản lý môi trờng .
TC 207 có các tiểu ban : hệ thống quản lý môi trờng; nhÃn hiệu môi trờng; đánh giá kết quả thực hiện môi trờng; đánh giá tác động môi trờng của
một vòng đời một sản phẩm và tiểu ban về thuật ngữ và định nghĩa . Đến nay
ISO 14001, ISO 14004 về hệ thống quản lý môi trờng; ISO 14010, 14011,
14012 về thanh tra môi trờng do Ban kỹ thuật này soạn thảo đà đợc thông qua
và công bố trong thời gian gần ®©y.

2



Trớc đó, đà có nhiều Hội nghị , Công ớc quốc tế về bảo vệ môi trờng trái
đất nhng hiệu quả còn rất hạn chế. Các biện pháp Ra lệnh-Kiểm tra lâu nay
vẫn làm không mang lại hiệu quả trên thùc tÕ . BÊt chÊp sù kiĨm tra, nh¾c nhë
theo qui định thậm chí xử phạt hành chính ở một số nớc, các nhà sản xuất vẫn
tiếp tục xả nhiều chất độc hại, huỷ hoại môi trờng trái đất. Ngập lụt ở châu
Âu, cháy rừng ở Indonesia ... là một phần của hậu quả ấy. Trong khi đó môi
trờng là tài sản chung vô cùng quí giá, quyết định sự tồn tại của sinh vật trên
toàn thế giới .
ISO 14000 ra đời là để khắc phục tình trạng đó. Nó là một bộ tiêu chuẩn
quốc tế hớng dẫn chi tiết việc bảo vệ môi trờng nội bộ trong suốt quá trình sản
xuất ở bất cứ qui mô nào.
Mặc dù là một hệ thống tiêu chuẩn hớng dẫn và việc tham gia hệ thống
này là tự nguyện đối với tổ chức, doanh nghiệp, nhng thực chất là bắt buộc
nếu doanh nghiệp đó muốn sản phẩm của mình lu thông trên thị trờng khu vực
và thị trờng thế giới.
ISO14000 đa ra hớng dẫn về xây dựng và thực hiện các hệ thống và
nguyên tắc quản lý môi trờng và phối hợp chúng với các hệ thống quản lý
khác. Những hớng dẫn trong tiêu chuẩn có thể áp dụng đợc cho mọi tổ chức
với bất kể qui mô loại hình hoặc mức độ thuần thục, có quan tâm đến việc xây
dựng, thực hiện và/hoặc cải tiến hệ thống quản lý môi trờng.
Khái niệm môi trờng đợc đề cập đến trong tiêu chuẩn là : những thứ bao
quanh nơi hoạt động của một tổ chức bao gồm không khí, nớc, đất, nguồn tài
nguyên thiên nhiên, hệ thực vật, hệ động vật, con ngời và các mối quan hệ qua
lại của chúng (những thứ bao quanh nói đến ở đây mở rộng từ nội bộ một tổ
chức tới hệ thống toàn cầu)
Hệ thống quản lý môi trờng là một phần của hệ thống quản lý chung bao
gồm cơ cấu tổ chức, các hoạt động lập kế hoạch, trách nhiệm, phơng pháp
thực hành, thủ tục, quá trình và nguồn lực để xây dựng, thực hiện, đạt đợc,
xem xét lại và duy trì chính sách môi trờng.
Ngăn ngừa ô nhiễm là sử dụng các quá trình, các phơng pháp thực hành,

vật liệu hoặc sản phẩm để tránh, giảm bớt hay kiểm soát ô nhiễm; hoạt động
này có thể bao gồm tái chế, xử lý, thay đổi quá trình, cơ chế kiểm soát, sử
dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên và thay thế vật liệu.

3


ISO 14004 đa ra 5 nguyên tắc của Hệ Thống Quản Lý Môi Trờng :
Nguyên tắc 1 -Cam kết và chính sách : Tổ chức cần phải định
ra chính sách môi trờng và đảm bảo sự cam kết về hệ thống môi trờng của
mình.
Nguyên tắc 2 -Lập kế hoạch : Tổ chức phải đề ra kế hoạch để
thực hiện chính sách môi trờng của mình.
Nguyên tắc 3 -Thực hiện : Để thực hiện có hiệu quả, tổ chức
phải phát triển khả năng và cơ chế hỗ trợ cần thiết để đạt đợc chính sách mục
tiêu và chỉ tiêu môi trờng của mình.
Nguyên tắc 4 -Đo và đánh giá : Tổ chức phải đo, giám sát và
đánh giá kết quả hoạt động môi trờng của mình.
Nguyên tắc 5 -Xem xét và cải tiến : Tổ chức phải xem xét lại
và cải tiến liên tục hệ thống quản lý môi trờng, nhằm cải thiện kết quả hoạt
động tổng thể về môi trờng của mình. Với nguyên tắc này, nên coi hệ thống
quản lý môi trờng là cơ cấu tổ chức cần đợc giám sát liên tục và xem xét định
kỳ để có đợc một phơng hớng có hiệu quả cho các hoạt động môi trờng của tổ
chức, đáp ứng những yếu tố thay đổi bên trong và bên ngoài. Mỗi cá nhân
trong tổ chức phải có trách nhiệm cải thiện môi trờng.
Bộ Tiêu chuẩn ISO 14000 còn đa ra hớng dẫn về các chuẩn cứ trình độ
đối với các chuyên gia đánh giá môi trờng để giúp cho việc áp dụng Hệ thống
quản lý và đánh giá môi trờng. Các chuyên gia đánh giá nội bộ cũng phải có
các năng lực nh chuyên gia đánh giá bên ngoài nhng không nhất thiết phải đáp
ứng tất cả các chuẩn cứ nêu chi tiết trong tiêu chuẩn này dựa trên các yếu tố

sau :
* Quy mô , bản chất, mức độ phức tạp và các tác
động môi trờng của tổ chức.
* Tốc độ phát triển của các kỹ năng và kinh
nghiệm có liên quan trong néi bé tỉ chøc.
Néi dung cđa tiªu chn 14012 quy định chuyên gia đánh giá môi trờng
là ngời có đủ trình độ để thực hiện việc đánh giá môi trờng.. Chuyên gia
đánh giá phải có kinh nghiệm công tác cho phép có đủ kĩ năng và hiểu biết
trong một vài hay tất cả các lĩnh vực dới đây:
4


* Khoa học công nghệ và môi trờng
* Các khía cạnh về kĩ thuật và môi trờng của việc
vận hành các phơng tiện.
* Các yêu cầu về luật pháp, quy chế và các tài liệu
liên quan đến môi trờng.
* Hệ thống quản lý môi trờng và các tiêu chuẩn
dùng làm căn cứ đánh giá.
* Thủ tục, quy trình và kỹ thuật đánh giá.
Các chuyên gia đánh giá phải có t chất và kỹ năng dới đây (nhng không
chỉ giới hạn có vậy) :
* Năng lực trình bày một cách rõ ràng các khái
niệm và ý tởng khi nói và viết.
* Các kỹ năng giao tiếp có lợi cho việc thực hiện
đánh giá một cách có hiệu quả, nh khả năng ngoại giao, khả năng xử trí và
khả năng lắng nghe.
* Khả năng giữ tính độc lập và khách quan đủ để
hoàn thành các trách nhiệm đánh giá.
* Khả năng đa ra các kết luận có cơ sở dựa trên

các chứng cứ khách quan.
* Khả năng xử thế nhạy cảm đối với các tục lệ và
văn hoá của nớc hoặc vùng nơi đang thực hiện đánh giá.
Các chuyên gia đánh giá phải duy trì năng lực của mình bằng cách cập
nhật các kiến thức về :
* Các khía cạnh của công nghệ và khoa học môi
trờng tơng ứng.
* Các khía cạnh về kỹ thuật và môi trờng của việc
vận hành các phơng tiện.
* Luật môi trờng, quy định và các tài liệu liên
quan đến môi trờng.
* Hệ thống quản lý môi trờng và các tiêu chuẩn
liên quan dùng làm căn cứ đánh giá.
* Thủ tục, quy trình và kỹ thuật đánh giá .
Các chuyên gia đánh giá phải trau dồi sự cẩn trọng nghề nghiệp cần có
theo quy định trong ISO 14010 và kết hợp với quy phạm thích hợp về các quy
tắc xử thế. Những chuyên gia đánh giá không có khả năng giao tiếp tốt bằng
ngôn ngữ cần để thực hiện trách nhiệm của mình sẽ không thể tham gia đánh
5


giá nếu không có sự giúp đỡ. Khi cần, có thể nhờ ngời có kỹ năng ngôn ngữ
cần thiết giúp đỡ, ngời trợ giúp đó phải là ngời không bị gây áp lực có thể làm
ảnh hởng đến việc đánh giá.
Tuy mới ra đời nhng Bộ Tiêu chuẩn ISO 14000 đà đợc nhiều doanh
nghiệp với các quốc tịch khác nhau áp dụng. Sở dĩ có điều này là vì các nhà
sản xuất nhận thức đợc rằng, sản phẩm nào có giấy chứng nhận ISO 14000 thì
sản phẩm đó có khả năng thâm nhập bất cứ thị trờng nào mà không bị rắc rối
về vấn đề môi trờng. Sản phẩm của họ đơng nhiên có sức cạnh tranh trên thị
trờng xuất nhập khẩu. Đây cũng là điều mà các doanh nghiệp Việt Nam cần

phải nắm bắt đợc. Đồng thời, đối với các doanh nghiệp làm đầu mối XNK
xăng dầu ở Việt Nam nói riêng, việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14000 có một tác
dụng rất to lớn trong việc bảo vệ môi trờng ở các bến cảng, tránh thất thoát,
nâng cao uy tín của doanh nghiệp, giữ gìn đợc môi trờng sinh thái biển ở nớc
ta.
II) TCVN về bảo vệ môi trờng :
Bảo vệ môi trờng vừa là hoạt động quan trọng đối với từng quốc gia, vừa
là hoạt động có ý nghĩa khu vực và toàn cầu. Thiết lập các tiêu chuẩn môi trờng thích hợp và áp dụng chúng có hiệu quả trong quản lý môi trờng và kiểm
soát ô nhiễm là góp phần cho sự phát triển kinh tế xà hội bền vững, cho sự hoà
nhập của nớc ta với cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực này. Cho nên, Cơ quan
tiêu chuẩn hoá quốc gia, Cơ quan quản lý môi trờng của Chính phủ đà có sự
quan tâm và u tiên cho việc lập kế hoạch và cung cấp tài chính cho hoạt động
tiêu chuẩn hoá môi trờng. Tính đến nay đà có khoảng 220 TCVN hiện hành về
môi trờng và bảo vệ môi trờng, trong số đó có 73 TCVN đợc xây dựng trên cơ
sở chấp nhận Tiêu chuẩn quốc tế ISO và 7 TCVN trên cơ sở chấp nhận STSEV (Tiêu chuẩn của Hội Đồng Tơng Trợ Kinh Tế cũ). Đặc biệt năm 1997, ba
TCVN đầu tiên về hệ thống quản lý môi trờng đợc ban hành trên cơ sở chấp
nhận các tiêu chuẩn ISO tơng ứng của bộ ISO 14000.
Trong công tác bảo vệ môi trờng sinh thái tại các cảng biển XNK xăng
dầu, cần chú ý đến TCVN 4044-85 về QUY PHạM NGĂN NGừA Ô
NHIễM BIểN DO TàU GÂY RA (Rules for the Prevention of Maritime
Pollution from Ships Construction and Equipment of Ships) do Tổng Cục Tiêu
Chuẩn-Đo Lờng-Chất Lợng thuộc ủy ban Khoa Học và Kỹ Thuật Nhà Nớc
ban hành ngày 30 tháng 9 năm 1985 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm

6


1986. Tiêu chuẩn ngăn ngừa ô nhiễm biển do tàu gây ra đợc áp dụng cho các
đối tợng sau:
* Tàu bất kỳ chạy tuyến quốc tế

* Tàu chuyên dùng để chở dầu, sản phẩm dầu,
chất độc lỏng có công suất máy chính từ 55 KW trở lên, đối với tàu tự hành.
* Tổng dung tích từ 80t đăng ký trở lên, đối
với tàu không tự hành.
Tiêu chuẩn đề ra một cách chi tiết các yêu cầu đối với kết cấu và trang
thiết bị của tàu để ngăn ngừa ô nhiễm do chuyên chở dầu thô và các chế
phẩm dầu thô gây nên. Tiêu chuẩn quy định:
* Phải trang bị cho các tầu dầu hiện có dùng để
chở dầu thô trọng tải từ 40.000 tấn trở lên các hầm nớc dằn cách ly. Các tàu
dầu hiện có dài từ 150 m trở xuống có thể đợc công nhận là tàu có hầm nớc
dằn cách ly nếu với mọi phơng án dằn (kể cả trờng hợp tàu rỗng chỉ có nớc
dằn cách ly) thì chiều chìm và độ chúi của nó phải đảm bảo đầy đủ tính năng
hàng hải.
* Phải trang bị hầm lắng hoặc hệ thống các
hầm lắng cho tàu dầu hiện có tổng dung tích từ 150 tấn đăng ký trở lên. Trên
tàu dầu hiện có bất kỳ hầm hàng nào cũng có thể đợc dùng làm hầm lắng.
* Về hệ thống rửa hầm tàu bằng dầu thô, có thể
trang bị cho tàu dầu hiện có chở dầu thô hệ thống rửa hầm bằng dầu thô thay
cho các hầm nớc dằn cách ly. Số lợng cơ cấu dẫn động phải có khả năng rửa
đợc hầm với điều kiện không di chuyển một trong những cơ cấu dẫn động đó
quá hai lần so với vị trí ban đầu trong quá trình rửa. Đối với các hầm có kết
cấu phức tạp có thể tăng các trị số diện tích bị che khuất, với điều kiện tổng
diện tích bị che khuất không quá 10% tổng diện tích bề mặt ngang và 15%
tổng diện tích bề mặt đứng của tất cả các hầm hàng.
* Đối với các tàu dầu có trang thiết bị đặc biệt
phải đợc ghi vào Giấy Chứng Nhận Quốc Tế về ngăn ngừa ô nhiễm do dầu.
Phải có các tài liệu ®Ĩ chøng minh r»ng ChÝnh Phđ níc Céng Hßa X· Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam đà thỏa thuận với các nớc thành viên Công ớc cho phép dùng
các thiết bị đặc biệt hiện có.
III) Các văn bản pháp lý khác có liên quan:

*Luật môi trờng :

7


Luật môi trờng ở nớc ta đợc công bố theo pháp lệnh số 29-L/CTN
ngày10/1/1994 của Chủ tịch nớc. Luật môi trờng ra đời đánh dấu một bớc
phát triển mới trong công tác bảo vệ môi trờng ở nớc ta, nhằm nâng cao hiệu
lực quản lý của Nhà nớc và trách nhiệm của chính quyền các cấp, các cơ quan
Nhà nớc, tổ chức kinh tế, tổ chức xà hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá
nhân trong việc bảo vệ môi trờng nhằm bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bảo đảm
quyền con ngời đợc sống trong môi trờng trong lành, phục vụ sự nghiệp phát
triển lâu bền của đất nớc, góp phần bảo vệ môi trờng khu vực và toàn cầu.
Điều 21 Luật môi trờng của nớc CHXHCN Việt Nam quy định: Tổ
chức, cá nhân khi tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tàng
trữ dầu khí phải áp dụng công nghệ phù hợp, phải thực hiện các biện pháp bảo
vệ môi trờng, có phơng án phòng tránh rò rỉ dầu, sự cố tràn dầu, cháy nổ dầu
và phơng tiện để xử lý kịp thời sự cố đó.
*Nghị định số 175-CP ngày 18-10-1994 của chính phủ :
Nghị định này ra đời nhằm chi tiết hoá và hớng dẫn thi hành Luật bảo vệ
môi trờng. Nội dung của Nghị định nêu rõ về vấn đề phân công trách nhiệm
quản lý Nhà nớc về bảo vệ môi trờng, trách nhiệm của tổ chức và cá nhân đối
với việc bảo vệ môi trờng. Ngoài ra, Nghị định còn quy định về các đối tợng
phải đánh giá tác động môi trờng, đề ra các biện pháp nhằm phòng, chống,
khắc phục suy thoái môi trờng, ô nhiễm môi trờng và sự cố môi trờng, thanh
tra về bảo vệ môi trờng. Cuối cùng, Nghị định quy định về các nguồn tài
chính cho nhiệm vụ bảo vệ môi trờng ở nớc ta.
*Thông t số 3370-TT/MT ngày 22/12/1995 của Bộ Khoa Học Công Nghệ và
Môi trờng.
Thông t này đợc ban hành nhằm hớng dẫn tạm thời về khắc phục sự cố

môi trờng do cháy nổ xăng dầu. Nội dung của Thông t nhận định hậu quả
của sự cố môi trờng do cháy nổ xăng dầu thờng là nghiêm trọng, không những
gây thiệt hại về mặt kinh tế mà còn làm ô nhiễm các thành phần môi trờng nh
đất, nớc, không khí, mất cân bằng hệ sinh thái vùng, đình trệ sản xuất, ảnh hởng đến sức khoẻ của nhiều ngời trong thời gian nhất định hoặc kéo dài.. Vì
vậy, Thông t quy định những công việc cần làm trong quá trình khắc phục sự
cố môi trờng do cháy nổ xăng dầu gây ra và tiến trình xây dựng hồ sơ pháp lý
xác định trách nhiệm bồi thờng của các bên có liên quan.

8


*Thông t số 2262-TT/MT ngày29/12/1995 của Bộ Trởng Bộ Khoa Học
Công Nghệ và Môi Trờng.
Thông t này đợc ban hành để hớng dẫn việc khắc phục và xử lý sự cố
tràn dầu liên quan đến các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận
chuyển, chế biến, phân phối và tàng trữ dầu khí và sản phẩm của dầu khí.
Tràn dầu thờng xảy ra trong các hoạt động vận chuyển, chế biến, phân phối
và tàng trữ dầu khí và các sản phẩm của chúng. Ví dụ, các hiện tợng rò rỉ,
phụt dầu, tai nạn đâm va khi thủng tầu, đắm tàu .v.v... làm cho dầu và sản
phẩm dầu thoát ra ngoài gây ô nhiễm môi trờng, ảnh hởng xấu đến sinh thái
và thiệt hại đến các hoạt động kinh tế, đặc biệt là các hoạt động có liên quan
đến khai thác và sử dụng các dạng tài nguyên thuỷ sản.Thông t quy định số lợng dầu tràn ra ngoài tự nhiên khoảng vài trăm lít trở lên có thể đợc coi là sự
cố tràn dầu. . Tuỳ thuộc vào điều kiện môi trờng và thời tiết ở từng địa bàn,
từng thời gian cụ thể, ảnh hởng của dầu đối với môi trờng có những tác hại
khác nhau. Các khu vực cần đợc bảo vệ trớc nhất là các bÃi biển nằm trong
khu du lịch, vùng nuôi trồng thuỷ sản, bÃi rong biển, rặng san hô, các khu
dân c và điểm di tích lịch sử .v.v...
Nội dung của Thông t quy định rõ về những công việc cần làm khi sự cố
tràn dầu xảy ra. Công việc đầu tiên cần đợc nhanh chóng thực hiện là công tác
thông báo. Tổ chức cá nhân khi phát hiện dấu hiệu xảy ra sự cố tràn dầu, cần

thông báo khẩn cấp cho chính quyền địa phơng, Sở Khoa học, Công nghệ và
môi trờng. Khi sự cố tràn dầu xảy ra ngoài khơi, lợng dầu thất thoát ra trên 2
tấn, ngoài việc thông báo cho các nơi nh trên nhất thiết phải báo cáo cho Bộ
Khoa học, Công nghệ và Môi trờng. Công việc thứ hai là phải áp dụng trong
một thời gian ngắn nhất các biện pháp xử lý thích hợp, đạt hiệu quả cao nhất.
Nội dung của Thông t cũng đề cập những nguyên tắc chung của bồi thờng
thiệt hại về môi trờng, nội dung cơ bản của thủ tục và hồ sơ pháp lý đòi bồi thờng cũng nh các biện pháp trợ cấp ban đầu cho đối tợng là nhân dân sống và
hoạt động trong vùng bị gây hại trực tiếp do sự cố tràn dầu gây nên.

Phần II: Thực trạng môi trờng tại cảng dầu B12Quảng ninh :

9


I. ý nghĩa kinh tế xà hội của cảng dầu B12 :
Tên cơ sở : Công ty xăng dầu B12, Tổng công ty xăng dầu Việt Nam
Địa điểm cơ quan: Đờng Cái Lân, BÃi Cháy, Thành phố Hạ Long, Tỉnh
Quảng Ninh.
Nằm ở vị trí thuận lợi cho việc tiếp nhận và vận chuyển hàng, cảng dầu
B12 xây dựng từ năm 1968 và đa vào khai thác từ năm 1972 là đầu mối tiếp
nhận hầu hết các loại xăng dầu nhập ngoại (hoặc từ nhà máy lọc dầu Dung
Quất trong tơng lai ) bằng các tầu trọng tải 10.000-30.000 DWT và thông qua
hệ thống chuyển tiếp nội địa bằng đờng ống, các loại tàu vận tải dới 3000
DWT, đờng sắt ... để cung cấp toàn bộ các loại xăng dầu cho vùng từ Thanh
Hoá trở ra. Riêng dầu mazut (FO), xăng ZA1 thì cung cấp cho cả Nghệ An và
Hà Tĩnh. Hệ thống vận chuyển xăng dầu bằng đờng ống dài 260 km, chạy
xuyên từ cảng B12 (Quảng Ninh) đến Hải Phòng, Hải Dơng, Hà Nội, Hà Nam
với tổng số hơn 500 km đờng ống đờng kính D150 250 mm và hệ thống kho
chứa 200.000 m3, bơm tăng áp đến 64
kg/cm2.Khối lợng chuyển tiếp nội địa bằng đờng ống chiếm trên 60% tổng

hàng nhập qua cảng B12.
Công suất thiết kế ban đầu của cảng là 1 triệu tấn/năm. Sau các đợt nâng
cấp cải tạo, hiện tại cảng có đủ khả năng tiếp nhận tàu trọng tải 20.000
30.000 DWT và công suất tính toán của bến là 1,3 triệu tấn/năm. Cảng B12
gắn liền với hệ thống phía sau khá lớn, chất lợng các công trình và thiết bị sau
các đợt cải tạo và nâng cấp còn khá tốt.
Trong những năm qua, cảng dầu B12 đà tiếp nhận lợng hàng hoá 0,6
0,8 triệu tấn/năm. Năm 1996, cảng tiếp nhận gần 1 triệu tấn xăng dầu đạt 80%
công suất thiết kế. Tuy cha khai thác hết năng lực, hàng năm việc khai thác
kinh doanh cảng vẫn mang lại hiệu quả kinh tế lớn, đạt các chỉ tiêu giao nộp
ngân sách Nhà nớc từ các nguồn thuế, các phí hàng hải với mức cao.
Với nhịp độ tăng trởng kinh tế nh hiện nay, nhu cầu xăng dầu cho các
tỉnh phía Bắc hàng năm cũng sẽ tăng 12%. Năm 2000, lợng xăng dầu bốc rót
qua cảng B12 ớc tính đạt 1,8 triệu tấn/năm và năm 2005 là 2 triệu tấn/năm.
Đến năm 2010, lợng dầu tiêu thụ thông qua cảng ổn định ở mức 3,1 triệu
tấn/năm. Mặt khác, phần lớn các đội tàu chở dầu trên thế giới và trong khu
vực có trọng tải từ 18.000 đến 30.000 DWT và lớn hơn. Vì vậy, để tiÕp nhËn

10


tàu chở dầu trọng tải 30.000 DWT an toàn, bến phao cảng cần phải đợc cải tạo
sửa chữa và nâng cấp.
II. Thực trạng môi trờng tại cảng dầu B12:
II.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xà hội khu vực :
II.1.1) Điều kiện tự nhiên :
Cảng dầu B12 (Quảng Ninh) nằm cách phà BÃi Cháy 500 m, ở vào vị trí
kín gió, trên vịnh Hạ Long. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,5 độ C ; nhiệt
độ trung bình năm là 26,4 độ C vào tháng 7 và thấp nhất là 15 độ C vào tháng
1.

Lợng bức xạ lý tởng trong năm lớn hơn 200Kcal/cm2 ; tháng ít nhất cũng
là 10 Kcal/cm2. Một năm ở khu vực BÃi Cháy có 1.600 đến 1.800 giờ nắng.
Biến trình trong năm có hai đỉnh : lớn nhất vào tháng 7, ít nhất vào tháng 2 và
trung bình vào tháng 9.
Khu vực BÃi Cháy chịu ảnh hởng của gió mùa ; hớng Bắc 17,23% ; hớng
Đông Bắc 11,21% và hớng Đông Nam 16,84%. Tốc độ gió lớn nhất khi có
bÃo là 45m/s ; khi có gió mùa Đông Bắc là 28m/s. Hớng gió Bắc và Đông Bắc
thịnh hành từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Hớng gió Đông Nam xuất hiện
từ tháng 4 đến tháng 8.
Theo số liệu thống kê bÃo và ¸p thÊp nhiƯt ®íi däc bê biĨn ViƯt Nam
trong 29 năm (1964 -1982), tần suất đổ bộ trực tiếp vào Quảng Ninh và thành
phố Hạ Long là 28% số cơn bÃo đổ bộ vào toàn quốc. Số các cơn bÃo đổ bộ
vào các nơi khác nhng ảnh hởng đến Quảng Ninh là 5-6 trận/năm. Thời gian
có bÃo đổ bộ từ tháng 6 đến tháng 10. Tốc độ gió lớn nhất đạt 20m/s. BÃo thờng gây ma kéo dài 3-4 ngày. Lợng ma thờng trên 200 mm.
Mùa ma trung bình từ tháng 5 đến tháng 9. Lợng ma trung bình năm là
2274 mm ; trong đó lợng ma lớn nhất trong tháng là 463,7 mm vào tháng 8 và
nhỏ nhất trong tháng là 18,2 mm vào tháng 1.
Khu vực cảng có chế độ nhật triều thuần nhất.Trong những năm triều yếu,
mực níc lín nhÊt lµ +3,92 m, mùc níc nhá nhÊt là +0,40 m. Trong những năm
triều mạnh, mực nớc lớn nhÊt lµ +4,46 m, mùc níc nhá nhÊt lµ -0,11 m. Biên
độ dao động thuỷ triều trung bình là 3,10 m. Ngoài ra mực nớc triều còn phụ

11


thuộc vào các yếu tố tự nhiên nh gió, bÃo .v.v... Sãng cao nhÊt trong khu vùc
nµy lµ 0,52 m, theo hớng Bắc . Phần lớn sóng lặng, chiếm tần suất 94,4%.
Trong toàn bộ khu vực dòng chảy diễn biến khá phức tạp, phụ thuộc địa
hình từng điểm.Tại vị trí tàu chở dầu đậu, tốc độ dòng chảy lên tới 1,34m/s.
Trong lúc đó, tại vịnh Hạ Long dòng chảy trung bình đạt 0,10 đến 0,15 m/s.

Vùng nớc cảng dầu B12 khai thác nằm trong vùng cảng đờng kính 600 m,
có độ sâu trên 14 m, luồng dẫn tàu độ sâu trên 7,5 m. Nh vậy, điều kiện tự
nhiên khu vực cảng B12 thuận lợi cho việc xây dựng phát triển bến tiếp nhận
và bơm dầu từ các tầu 20.000 DWT ®Õn 30.000 DWT.
II.1.2) §iỊu kiƯn kinh tÕ -x· héi khu vực cảng dầu B12:
*Một số đặc điểm quy hoạch và định hớng phát triển kinh tế-xà hội khu
vực :
Thành phố Hạ Long mà trung tâm là BÃi Cháy và Hòn Gai là đô thị loại 3
mới đợc nâng cấp từ năm 1994. Do có sẵn tiềm năng về kinh tế và vị trí nên
thành phố Hạ Long trở thành một trong 3 thành phố trung tâm tam giác tăng
trởng kinh tế : Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Thành phố Hạ Long có
nhiều chức năng quan trọng nh : Trung tâm văn hoá chính trị kinh tế của tỉnh
Quảng Ninh, Trung tâm du lịch với vịnh Hạ Long đợc UNESCO công nhận là
di sản văn hoá thế giới, đầu mối giao thông và thơng mại vùng Đông Bắc ...
Thành phố Hạ Long còn có vị trí quan trọng về quốc phòng và an ninh quốc
gia.
Thành phố Hạ Long bao gåm bèn khu vùc chÝnh trong ®ã khu vùc BÃi
Cháy mở rộng chủ yếu dành cho du lịch và khu dân c mới. Ngoài ra trong khu
vực còn một số công trình giao thông quan trọng nh sân bay Minh Thành, ga
Hạ Long, hồ Yên Lập ... Phía biển bao gồm cả vịnh Hạ Long và đảo Tuần
Châu. Khu vịnh phía Cửa Lục gồm cảng Cái Lân và khu vực hậu cần cho cảng
với diện tích 150-300 ha, khu chế xuất Cái Lân với cảng thép, tổng diện tích
chiếm 150 ha. Khu công nghiệp tập trung và kỹ thuật cao tại Hoành Bồ ; khu
công nghiệp vật liệu xây dựng tại khu vực Giếng Đáy. Hòn Gai là Trung tâm
chính trị của tỉnh, tập trung các cơ sở thơng mại, dịch vụ, công trình công
cộng và dân c. Khu Cẩm Phả là nơi khai thác, sàng, tuyển và xuất khÈu than.

12



* Đặc điểm kinh tế-xà hội khu vực cảng dầu B12 :
Các cảng tổng hợp Cái Lân, cảng tổng hợp nhà máy thép, cảng dầu B12 ...
nằm trong phạm vi vịnh Hạ Long có vùng nớc sâu , đợc che chắn tốt. Cảng
Cái Lân mới chỉ có một bến cho tàu 10.000 DWT. Hiện tại, tổng sản lợng cụm
cảng Quảng Ninh 5,5 triệu tấn/năm, chủ yếu là vận chuyển than, dầu. Theo
Dự án quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2010
của Bộ giao thông vận tải năm 1995, trong giai đoạn đến năm 2000, tại cảng
Cái Lân sẽ xây dựng thêm 1571 m bến cập tàu cho công suất bốc dỡ lên 4
triệu tấn/năm. Đến năm 2010, phát triển hoàn chỉnh bến cảng Cái Lân, mở
thêm khu mới Sa Tô và khu đối diện hòn Ghềnh Táu để tàu 40.000 DWT cập
bến và nâng sản lợng bốc, xếp lên 20,1 triệu tấn/năm. Trong khu vực sẽ xây
dựng nhà máy thép và cảng của nó với 1070 m bến tàu. Cảng dầu sẽ di chuyển
về phía hòn ác, công suất xấp xỉ 4 triệu tấn/năm, hoặc về Hòn Vều (phía Nam
vịnh Hạ Long).
Luồng tàu Cửa Lục -Hòn Một nằm trong vịnh Hạ Long, trên một đoạn dài
khoảng 11 km. Độ sâu trung bình 7,5 đến 8,0 m, rộng 60 m. Đây là tuyến duy
nhất của các tàu lớn ra vào các cảng khu vực Hòn Gai - BÃi Cháy. Do ít chịu
ảnh hởng của phù sa sông nên mức độ bồi lắng ở đây thấp, hệ số bồi lắng từ
0,05 đến 0,1. Nhng từ trớc tới nay luồng này chỉ phục vụ cho tàu 4000 đến
5000 DWT ra vào cảng Hòn Gai và 10.000 DWT ra vào cảng Cái Lân, cho
nên tàu dầu có trọng tải lớn hơn đều phải chờ nớc triều lên cao mới ra vào đợc
đoạn luồng này. Trong tơng lai, luồng Hòn Một-Cửa Lục cần nạo vét đến đáy
10,6 m để tàu 30.000 DWT ra vào, luồng Cửa Lục-Cái Lân nạo vét đáy từ 7,7
m đến 8,0 m để tàu 15.000-20.000 DWT vào cảng.
Phà BÃi Cháy là đầu mối giao thông chính của Quảng Ninh, nối khu vực BÃi
Cháy với Hòn Gai. Tại đây có 4 phà tự hành hoạt động liên tục suốt ngày đêm
với sức tải trung bình 500-600 lợt xe ô tô/ngày đêm.
Khu vực BÃi Cháy hiện nay là trung tâm du lịch và các dịch vụ thơng mại
với hàng chục khách sạn. Hàng ngày tại đây đón nhận hàng nghìn lợt khách
đến tham quan vịnh Hạ Long và tắm biển.

Bến tàu du lịch có hàng chục chiếc hoạt động liên tục để đa khách du lịch
tham quan vịnh. Ngoài ra trong khu vực Cửa Lục và vịnh Hạ Long có hàng
trăm tàu, thuyền máy, sà lan hoạt động vận chuyển than, dầu, hàng hoá, buôn
bán, đánh bắt hải s¶n .v.v...
13


II.2. Thực trạng môi trờng tại cảng dầu B12 Quảng Ninh:
II.2.1. Chất lợng môi trờng nớc khu vực vịnh Hạ Long-Cửa Lục :
Hiện nay ven bờ vịnh Hạ Long đang hình thành chuỗi các điểm dân c tập
trung có chức năng đô thị khác nhau, nhng đang đều tiến dần đến việc hình
thành đô thị lớn là thành phố Hạ Long. BÃi Cháy là nơi có chức năng du lịch,
thơng mại, công nghiệp cản xuất vật liệu xây dựng và dịch vụ . Trong tơng
lai, ở đây sẽ xuất hiện thêm các khu công nghiệp chất lợng cao, khu chế xuất
Hoành Bồ.
Các nguồn gây ô nhiễm môi trờng nớc hiện nay đối với khu vực vịnh Hạ
Long là nớc thải sinh hoạt khu vực Hòn Gai, Cẩm Phả, nớc thải sinh hoạt khu
vực BÃi Cháy, phế thải từ các tàu bè đi lại trong vịnh và đặc biệt là các hoạt
động vận chuyển, bốc dỡ xăng dầu và các chế phẩm xăng dầu, các tàu bán
xăng dầu di động trong khu vực vịnh .v.v... Tải lợng các nguồn thải này hiện
nay đang ở mức thấp nhng do quá trình tự làm sạch và lan truyền chất bẩn
trong vịnh bị hạn chế nên các chất bẩn này có xu thế tích tụ, làm cho nồng độ
của chúng trong nớc có chiều hớng tăng lên.
Các số liệu quan trắc môi trờng của Trung Tâm Kỹ Thuật Môi Trờng Đô
Thị và Công Nghiệp (CEETIA), Trờng Đại Học Xây Dựng Hà Nội tại Hạ
Long năm 1996 và các số liệu nghiên cứu trớc đây của Trung Tâm Quản Lý
và Kiểm Soát Môi Trờng Tổng Cục Khí Tợng và Thuỷ Văn cho thấy nhìn
chung nớc biển Hạ Long trong hơn các vùng khác, độ đục từ 5 đến 15 NTU.
Các chỉ tiêu đặc trng cho mức độ ô nhiễm chất hữu cơ nh DO, COD, BOD ...
đều nằm trong giới hạn cho phép. Trong vùng Cửa Lục, giá trị trung bình của

DO là 6,0 mg/l, cđa COD lµ 32 mg/l, cđa BOD lµ 5,0 mg/l. ở một số điểm
chịu ảnh hởng trực tiếp nớc thải bẩn thì giá trị nồng độ chất bẩn có tăng lên.
Tuy nhiên về mùa lũ, do hiện tợng rừng đầu nguồn bị phá, nớc chảy về làm
cho độ đục vùng Cửa Lục tăng lên. Mặt khác, trong giai đoạn hiện nay bÃi tắm
BÃi Cháy đang đợc thi công san lấp. Đất đổ đà gây cho nớc vùng bờ đục lên.
Trong vùng vịnh, DO có xu thế tăng đến 8,0 mg/l; COD dao ®éng tõ 1,0 ®Õn
7,0 mg/l; BOD tõ 0,5 đến 4,0 mg/l. Nh vậy, vùng biển vịnh Hạ Long có biểu
hiện bị ô nhiễm chất hữu cơ nhng ở mức độ thấp và phạm vi hẹp.

14


Các hoạt động sản xuất, đi lại của tàu bè làm cho hàm lợng một số kim
loại nặng trong nớc tăng lên. Đồng(Cu) trong nớc biển khu vực Cửa Lục ở
mức báo động, xấp xỉ nồng độ giới hạn cho phép. Theo số liệu quan trắc môi
trờng khu vực thành phố Hạ Long của trạm quan trắc môi trờng CEETIA năm
1996 và đầu năm 1997, tại một số thời điểm hàm lợng chì (Pb) tăng hơn nồng
độ giới hạn cho phép đối với nớc biển ven bờ dùng làm bÃi tắm theo quy định
của TCVN 5943-1995. Hàm lợng kẽm (Zn) nhỏ hơn nồng độ giới hạn cho
phép. Trong vịnh, nồng độ kim loại nặng lại thấp hơn nồng độ giới hạn cho
phép nhiều lần. Theo các số liệu của Phân Viện Hải Dơng Học Hải Phòng
thuộc Trung Tâm Khoa Học Tự Nhiên và Công Nghệ Quốc Gia, trong mùa ma năm 1994, hàm lợng Cu là 0,011 mg/l, Pb là 0,021 mg/l, Hg <0,00001 mg/l,
Cd là 0,0002 mg/l.
Các hoạt động của bến cảng, tàu bè ... làm cho hàm lợng dầu trong nớc
biển tăng, vợt tiêu chuẩn hàm lợng dầu cho phép đối với nớc biển nuôi trồng
thuỷ sản (0,05 mg/l). Nớc trong vịnh đang bị ô nhiễm dầu ở mức độ khác
nhau. Theo báo cáo của Trung Tâm Quản Lý và Kiểm soát Môi Trờng (Tổng
Cục Khí Tợng Thủy Văn), do không kiểm soát chặt chẽ việc xả các chất thải
có dầu xuống biển, 14% diện tích mặt nớc vịnh có hàm lợng dầu từ 0,3 đến1,0
mg/l, 86% diện tích có hàm lợng dầu dới 0,3 mg/l. Các số liệu phân tích của

Phân Viện Hải Dơng Học Hải Phòng cho thấy vào mùa ma năm 1994, trên
tầng mặt hàm lợng dầu là 0,170 mg/l còn ở tầng đáy là 0,150mg/l.
Rừng ngập mặn là một trong những hệ sinh thái đặc biệt ven biển Việt
Nam. Tại khu vực Hạ Long, rừng ngập mặn chiếm diện tích không đáng kể,
chúng phân bố ở khu vực ven cảng Cái Lân. BÃi triều ở đây khá bằng phẳng,
kéo dài, vịnh lại kín nên động lực của sóng bị giảm, khi vào bờ trở nên rất
yếu. Nền đáy ở đây dạng phù sa bồi tụ, cấu trúc hạt mịn, khá giàu chất dinh dỡng. Lớp trầm tích có màu xám, xám đen, PH dao động từ 7 đến 8, hàm l ợng
cacbon hữu cơ tơng đối cao từ 1,5 đến 2,0% ; đôi chỗ tích tụ sun phua, có mùi
lu huỳnh. Môi trờng trầm tích nhìn chung yếm khí. Hệ thực vật ở đây phong
phú, tạo thành rừng một tầng. Thực vật trong rừng ngập mặn thờng là cây bụi,
cây thân gỗ.
Trong vịnh Hạ Long có nhiều san hô. Các kết quả bớc đầu nghiên cứu Hệ
sinh thái san hô cho thấy, có khoảng 100 loài , trong đó 80 loài thuộc dạng
Seleractinians và 20 loài thuộc dạng Alcyonarians đà đợc ghi nhận. Ngoài san
hô, hợp phần cơ bản tạo nên hệ sinh thái, các sinh vật khác trong hệ sinh thái
san hô cũng rất phong phú. Các quần thể san hô biển có ý nghÜa v« cïng quan
15


trọng đối với môi trờng sinh thái của các loài cá biển. Hệ sinh thái san hô rất
nhạy cảm đối với tác động của các yếu tố tự nhiên nh bÃo, gió, nớc lũ, nhiệt
độ ... hoặc của con ngời nh gây ô nhiễm, nổ mìn ...
Trên cơ sở tìm hiểu hiện trạng môi trờng và hệ sinh thái khu vực vịnh Hạ
Long-Cửa Lục, cho thấy điều kiện tự nhiên trong vịnh không cho phép thải
vào vịnh một lợng chất thải lớn. Hiện nay nớc biển ven bờ đang có dấu
hiệu bị ô nhiễm bởi dầu và một số kim loại nặng do hoạt động của các
cảng, bến tàu, tàu thuyền đi lại ...Trong trờng hợp xảy ra sự cố, hậu quả về
môi trờng sẽ tồn tại trong một thời gian dài. Do vậy, song song với việc khai
thác tiềm năng của khu vực cần phải có biện pháp hữu hiệu bảo vệ môi trờng.
II.2.2. Thực trạng môi trờng tại cảng dầu B12 Quảng Ninh:

II.2.2.1. Ô nhiễm không khí trong quá trình bơm xuất, nhập xăng dầu:
Theo các định mức tạm thời số 758/VT-QD năm 1986 của Bộ Vật T (nay
là Bộ Thơng Mại) trong quá trình bơm nhập xăng dầu tại cảng, lợng xăng bay
hơi cho phép là 0,6%. Tuy nhiên để tiết kiệm, các trang thiết bị xuất nhập
xăng dầu đà đợc cải tiến và hiên đại hóa, thực tế lợng hao hụt xăng dầu trong
quá trình xuất nhập tại các kho cảng trong cả nớc nói chung và tại cảng dầu
B12 nói riêng nằm ở mức 0,2-0,4%. Hơi xăng khuếch tán vào môi trờng
không khí sẽ tăng lên ở nhiệt độ cao. Khi lan truyền trong môi trờng không
khí, hơi xăng chứa các loại hydrocacbon nhẹ nh metan, butan, sunfua
hydro ...sẽ gây ô nhiễm môi trờng.Giới hạn nhiễm độc của các khí này nh sau:
+Metan: 60-90%
+Propan:10%
+Butan:30%
+Sunfua hydro:10ppm
Nồng độ hơi xăng dầu 45% gây ngạt thở do thiếu oxy. Ngoài ra đối với
một số ngời nhạy cảm, xăng dầu còn gây tác động trực tiếp lên da, gây ra các
bệnh ngoài da.
Trong hơi xăng dầu còn có sự hiện diện của chì. Khi vào cơ thể, 30-40%
chì sẽ đi vào máu. Chì bắt đầu gây nguy hiểm khi nồng độ của nó trong máu
vợt quá 200-250mg/l.

16


Khu vực cảng và kho xăng dầu B12 nằm cao hơn mực nớc biển 40 m. Kho
đặt ở bìa núi, ®é cao ngän nói cao nhÊt trong khu vùc ë phía Tây Bắc kho cảng
là 141,2 m. Trong khu vực cảng và kho hoàn toàn trống trải, cây xanh thấp và
ít. Cảng nằm dọc theo hớng Bắc-Nam và Đông Bắc-Tây Nam. Phía Đông và
Đông nam là biển. Phía cuối cảng hớng Đông Bắc là đồi thấp, trên đồi có
nhiều nhà dân. Địa hình có ảnh hởng lớn đến sự phân bố nồng độ các chất độc

hại trong không khí. Nguồn thải chính gây ô nhiễm không khí trong khu vực
là xăng bay hơi trong quá trình xuất nhập xăng dầu từ trạm bơm chính và trạm
bơm hố van . Ngoài ra lợng dầu rơi vÃi trong khu vực kho khi làm vệ sinh các
bể chứa, lợng dầu tồn đọng trong các hố ga ... khi bốc hơi cũng có thể làm
tăng nồng độ hơi xăng dầu trong khu vực. Thành phần chủ yếu của các nhiên
liệu lỏng vận chuyển qua cảng là hydrocacbon, ngoài ra còn có lu huỳnh(S),
chì(Pb). Ngoài ra nguồn phụ gây ô nhiễm còn là sản phẩm đốt cháy nhiên liệu
của các tàu và sà lan.
Trung Tâm Kỹ Thuật Môi Trờng Đô Thị và Khu Công Nghiệp (CEETIA),
Trờng Đại Học Xây Dựng Hà Nội đà tiến hành hai đợt khảo sát môi trờng
không khí tại khu vực cảng dầu B12. Đợt 1 vào các ngày 24 và 25/5/1995. Đợt
2 tiến hành vào các ngày 16 và 17/4/1997.
Vị trí lấy mẫu khí, phụ thuộc vào điều kiện địa hình và thời tiết đợc chọn
nh sau:
*Đợt 1:Trạm bơm chính, Khu bể chứa, Hố van và đồi thấp cuối kho.
*Đợt 2:Trạm bơm chính, Khu bể chứa và Khu dân c cuối kho.
Các chỉ tiêu phân tích đợc xác định theo c¸c híng dÉn cđa Tỉ chøc Y TÕ
ThÕ Giíi (WHO), Ngân Hàng Thế Giới (WB) và của Tổng Công Ty Xăng Dầu
Việt Nam là CxHy, H2S, hơi Pb, CO và SO2. Các phơng pháp lấy mẫu và phân
tích khí dựa theo các tiêu chuẩn quốc tế (ISO) và tiêu chuẩn Việt Nam
(TCVN).
Các thiết bị phân tích bao gồm:
*Thiết bị đo vi khÝ hËu hiƯn sè, lo¹i Thermohydrometer Type 4510 cđa hÃng
TESTO (Cộng Hòa Liên Bang Đức.)
*Khí áp kế xách tay của Nga
*Máy so màu quang phổ UV-VIS HP 8453 hÃng Hewlett Packard (Mỹ)
*Máy đo nhanh GX-86 hÃng RIKEN (Nhật Bản)
*Máy đo nhanh H2S hÃng RIKEN (Nhật Bản)
*Máy đo độ đục 2100-P h·ng Hach(Mü)
17



Kết quả phân tích đợc trình bày trong các bảng sau:

Chất lợng môi trờng không khí theo các chỉ tiêu ô nhiễm xăng dầu tại khu
vực cảng B12 đợt khảo sát ngày 24 tháng 5 năm 1995 (Bến phao cảng cha
sửa chữa , cải tạo) :

Giờ
đo

Địa
điểm
Trạm
bơm
chính

SO2
mg/
m3
vết
vết
vết

CxHy
mg/
m3
425,8
227,0
192,1


9.00
11.00
16.45
9.00
11.00
16.45

H2S
mg/
m3
0,56
0,34
0,15

Khu
bể
chứa

0,17
vết
vết

223,5 0,25
117,3 0,16
132,8 0,18

Hơi Pb
mg/m3


Ghi chú

0,013
0,007
0,011

Buổi sáng trạm bơm xuất
dầu xuống sà lan, buổi
chiều nghỉ.

0,017
0,015
0,007

Buổi sáng trạm bơm xuất
dầu xuống sà lan, buổi
chiều nghỉ.

Chất lợng môi trờng không khí theo các chỉ tiêu ô nhiễm xăng dầu tại khu
vực cảng B12 đợt khảo sát ngày 25 tháng 5 năm 1995 (Bến phao cảng cha
sửa chữa , cải tạo):

Giờ
đo
8.00
11.00
14.30
16.30
8.00
11.00


Địa
điểm

SO2
mg/
m3
Hố van vết
vết
0,1
vết
Đồi
vết
cuối
vết

CxHy
mg/
m3
59,8
133,3
99,1
207,0
289,3
125,1

H2S
mg/
m3
0,15

0,26
0,26
0,07
0,25
0,24

Hơi Pb
mg/m3
0,015
0,017
0,010
0,013
0,028
0,015
18

Ghi chú
Tàu dầu nhập dầu vào
kho. Trạm bơm chính cấp
dầu cho sà lan.
Tàu dầu nhập dầu vào
kho. Trạm bơm chính cấp


14.30
16.30

khu
cảng


0,1
vết

640,8 0,21
675,8 0,23

0,023
0,018

dầu cho sà lan

Chất lợng môi trờng không khí theo các chỉ tiêu ô nhiễm xăng dầu tại khu
vực cảng B12 đợt khảo sát ngày 16 và 17 tháng 4 năm 1997 (Bến phao
cảng đà sửa chữa , cải tạo)

Ngày
đo

Địa điểm

16/4

Tr. bơm chính
Khu bể chứa
Khu dân c

17/4

Khu bể chứa


SO2m CxHy H2S
g/m3 mg/
mg/
m3
m3

Hơi
Ghi chú
Pb
mg/
m3
0,892 125,8 0,252 0,035
Trạm bơm chính
vết
71,95 0,127 0,002 cấp dầu cho sà lan
vết
5,553 0
vết
0,17
vết
vết

223,5 0,25
117,3 0,16
132,8 0,18

0,001
Tàu nhập dầu vào
0,002 kho.Trạmbơmchính
vết

cấp dầu cho sà lan

Kết quả phân tích cho thấy:
*Nồng độ SO2 trong khu vực cảng dầu B12 rất nhỏ
(chủ yếu là vết) do ở đây không có đốt nhiên liệu và phơng tiện giao thông sử
dụng nhiên liệu hóa thạch ít hoạt động.
*Nồng độ H2S trong khu vực kho xăng dầu tơng
đối lớn (từ 0,15 đến 0,378 mg/m3 qua các lần đo) nhng vẫn dới mức nồng độ
giới hạn cho phép đối với không khí khu vực sản xuất theo quy định số 505
BYT/QĐ của Bộ Y Tế (10 mg/m3). Khí H 2S tạo thành do phân hủy các chất
hữu cơ rơi vÃi ngoài không khí, ở khu cảng chủ yếu do dầu nặng rơi vÃi phân
hủy nên. Tại khu vực dân c không phát hiện có H2S.
Hố van nằm ở đầu gió nên nồng độ H 2S là nhỏ nhất, ở trạm bơm chính lợng dầu rơi vÃi nhiều hơn nên nồng độ lớn nhất. Khi trạm làm việc, xuất dầu
xuống sà lan, nồng độ H2S ở đây cũng tăng lên. Tại khu bể và cuối kho, nồng
độ H2S xấp xỉ nhau do khuyếch t¸n tõ nhiỊu ngn tíi.

19


*Tại thời điểm kho cảng không vận hành (chiều
24/5/1995) hoặc chỉ nhập dầu diezel và FO (ngày 25/5/1995), nồng độ xăng
dầu trong không khí khu vực kho chính đều nằm dới nồng độ giới hạn cho
phép theo quy định số 505 BYT/QĐ của Bộ Y Tế (100 mg/m3). Nồng độ hơi
xăng dầu khu vực kho chứa trong các đợt khảo sát năm 1995 và 1997 đều thấp
hơn nồng độ giới hạn cho phép. Khi trạm bơm chính hoạt động hoặc tàu nhập
dầu kho cảng, hơi xăng dầu trong không khí tại khu vực trạm bơm chính, hố
van, khu bể chứa ... đều tăng lên, vợt nồng độ giới hạn cho phép theo quy định
số 505 BYT/QĐ của Bộ Y Tế. Tại vị trí cuối hớng gió, đồi cao tập trung khí
quẩn. Phía cuối kho, khi tàu dầu và các trạm bơm cùng hoạt động (chiều ngày
25/5/1995), nồng độ hơi xăng dầu trong không khí tới 678 mg/m3. Khi các

thiết bị, máy bơm khu vực kho và cảng hoạt động, tàu tiến hành nhập xăng
dầu ... nồng độ hơi xăng dầu trong khu dân c, cuối hớng gió gần kho B12 vợt
nồng độ cho phép theo quy định của TCVN 5938-1995 đối với không khí
xung quanh là 2 lần (ngày 17/4/1997). Trong các ngày bình thờng khác, nồng
độ hơi xăng dầu ở đây nằm xấp xỉ nồng độ giới hạn cho phép. Khi có tàu chở
dầu nhập hàng, nồng độ hơi xăng dầu ở đây nằm xấp xỉ nồng độ giới hạn cho
phép. Khi có tàu chở dầu nhập hàng, nồng độ hơi xăng dầu trong không khí
khuvực tăng không đáng kể. Nh vậy trong một năm có 90-100 ngày tàu dầu
cập bến phao cảng nhập hàng, làm nồng độ xăng dầu trong môi trờng không
khí ở đây vợt nồng độ giới hạn cho phép.
*Trong môi trờng không khí, chì tồn tại dới dạng
sol khí. Tại thời điểm kho không vận hành xuất nhập xăng dầu, hàm lợng chì
trong khu vực kho cảng nằm ở mức xấp xỉ hoặc lớn hơn nồng độ giới hạn cho
phép theo quy định số 505 BYT/QĐ của Bộ Y Tế (0,010 mg/m3). Hàm lợng
chì trong khu vực không khí khu vực hố van khi bơm nhập xăng về kho A (Hà
Khẩu) đều vợt nồng độ giới hạn cho phép. Đặc biệt tại đồi cao cuối khu cảng,
khi tàu chở dầu nhập hàng và trạm bơm chính hoạt động xuất hàng xuống sà
lan, hàm lợng chì tăng lên đến 2-3 lần. Nồng độ chì ở đây tơng đơng với nồng
độ chì tại các trục đờng giao thông. Các kết quả tơng tự cũng thu đợc trong
đợt khảo sát tháng 4 năm 1997. Trong khu vực dân c gần kho cảng, lợng chì ở
mức có vết, đảm bảo quy định của TCVN 5938-1995 đối với không khí xung
quanh.
Nguồn gây ô nhiễm chì do xăng và nớc biển có chì (0,20 mg/l) bay hơi. Một
số nguyên nhân làm nớc biển ô nhiễm chì hiện nay vẫn cha xác định đợc.
II.2.2.2. Ô nhiễm do nớc thải chứa dầu, do dầu rò rỉ và rơi vÃi:
20




×