TIÊU CHUẨN VIỆT NAM VÀ QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG :
I) ISO 14000 :
Theo đề xuất của Nhóm tư vấn chiến lược về môi trường trong quá trình
chuẩn bị cho Hội nghị về phát triển môi trường thế giới họp tại Rio de Janeiro
(Braxin) năm 1992, Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) đã thành lập Ban kỹ
thuật mang kí hiệu TC 207 để xây dựng hệ thống tiêu chuẩn nhằm thống nhất
các tiêu chuẩn về quản lý môi trường .
TC 207 có các tiểu ban : hệ thống quản lý môi trường; nhãn hiệu môi
trường; đánh giá kết quả thực hiện môi trường; đánh giá tác động môi trường
của một vòng đời một sản phẩm và tiểu ban về thuật ngữ và định nghĩa . Đến
nay ISO 14001, ISO 14004 về hệ thống quản lý môi trường; ISO 14010, 14011,
14012 về thanh tra môi trường do Ban kỹ thuật này soạn thảo đã được thông
qua và công bố trong thời gian gần đây.
Trước đó, đã có nhiều Hội nghị , Công ước quốc tế về bảo vệ môi trường
trái đất nhưng hiệu quả còn rất hạn chế. Các biện pháp “Ra lệnh-Kiểm tra” lâu
nay vẫn làm không mang lại hiệu quả trên thực tế . Bất chấp sự kiểm tra, nhắc
nhở theo qui định thậm chí xử phạt hành chính ở một số nước, các nhà sản
xuất vẫn tiếp tục xả nhiều chất độc hại, huỷ hoại môi trường trái đất. Ngập lụt
ở châu Âu, cháy rừng ở Indonesia ... là một phần của hậu quả ấy. Trong khi đó
môi trường là tài sản chung vô cùng quí giá, quyết định sự tồn tại của sinh vật
trên toàn thế giới .
ISO 14000 ra đời là để khắc phục tình trạng đó. Nó là một bộ tiêu chuẩn
quốc tế hướng dẫn chi tiết việc bảo vệ môi trường nội bộ trong suốt quá trình
sản xuất ở bất cứ qui mô nào.
Mặc dù là một hệ thống tiêu chuẩn hướng dẫn và việc tham gia hệ thống
này là tự nguyện đối với tổ chức, doanh nghiệp, nhưng thực chất là bắt buộc
nếu doanh nghiệp đó muốn sản phẩm của mình lưu thông trên thị trường khu
vực và thị trường thế giới.
ISO14000 đưa ra hướng dẫn về xây dựng và thực hiện các hệ thống và
nguyên tắc quản lý môi trường và phối hợp chúng với các hệ thống quản lý
khác. Những hướng dẫn trong tiêu chuẩn có thể áp dụng được cho mọi tổ chức
với bất kể qui mô loại hình hoặc mức độ thuần thục, có quan tâm đến việc xây
dựng, thực hiện và/hoặc cải tiến hệ thống quản lý môi trường.
Khái niệm môi trường được đề cập đến trong tiêu chuẩn là : “ những thứ
bao quanh nơi hoạt động của một tổ chức bao gồm không khí, nước, đất,
nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thực vật, hệ động vật, con người và các mối
quan hệ qua lại của chúng (những thứ bao quanh nói đến ở đây mở rộng từ
nội bộ một tổ chức tới hệ thống toàn cầu)”
Hệ thống quản lý môi trường là một phần của hệ thống quản lý chung bao
gồm cơ cấu tổ chức, các hoạt động lập kế hoạch, trách nhiệm, phương pháp
thực hành, thủ tục, quá trình và nguồn lực để xây dựng, thực hiện, đạt được,
xem xét lại và duy trì chính sách môi trường.
Ngăn ngừa ô nhiễm là sử dụng các quá trình, các phương pháp thực hành,
vật liệu hoặc sản phẩm để tránh, giảm bớt hay kiểm soát ô nhiễm; hoạt động
này có thể bao gồm tái chế, xử lý, thay đổi quá trình, cơ chế kiểm soát, sử dụng
có hiệu quả nguồn tài nguyên và thay thế vật liệu.
ISO 14004 đưa ra 5 nguyên tắc của Hệ Thống Quản Lý Môi Trường :
Nguyên tắc 1 -Cam kết và chính sách : Tổ chức cần phải định ra
chính sách môi trường và đảm bảo sự cam kết về hệ thống môi trường của
mình.
Nguyên tắc 2 -Lập kế hoạch : Tổ chức phải đề ra kế hoạch để
thực hiện chính sách môi trường của mình.
Nguyên tắc 3 -Thực hiện : Để thực hiện có hiệu quả, tổ chức phải
phát triển khả năng và cơ chế hỗ trợ cần thiết để đạt được chính sách mục tiêu
và chỉ tiêu môi trường của mình.
Nguyên tắc 4 -Đo và đánh giá : Tổ chức phải đo, giám sát và
đánh giá kết quả hoạt động môi trường của mình.
Nguyên tắc 5 -Xem xét và cải tiến : Tổ chức phải xem xét lại và cải
tiến liên tục hệ thống quản lý môi trường, nhằm cải thiện kết quả hoạt động
tổng thể về môi trường của mình. Với nguyên tắc này, nên coi hệ thống quản lý
môi trường là cơ cấu tổ chức cần được giám sát liên tục và xem xét định kỳ để
có được một phương hướng có hiệu quả cho các hoạt động môi trường của tổ
chức, đáp ứng những yếu tố thay đổi bên trong và bên ngoài. Mỗi cá nhân
trong tổ chức phải có trách nhiệm cải thiện môi trường.
Bộ Tiêu chuẩn ISO 14000 còn đưa ra hướng dẫn về các chuẩn cứ trình độ
đối với các chuyên gia đánh giá môi trường để giúp cho việc áp dụng Hệ thống
quản lý và đánh giá môi trường. Các chuyên gia đánh giá nội bộ cũng phải có
các năng lực như chuyên gia đánh giá bên ngoài nhưng không nhất thiết phải
đáp ứng tất cả các chuẩn cứ nêu chi tiết trong tiêu chuẩn này dựa trên các yếu
tố sau :
* Quy mô , bản chất, mức độ phức tạp và các tác động
môi trường của tổ chức.
* Tốc độ phát triển của các kỹ năng và kinh nghiệm có
liên quan trong nội bộ tổ chức.
Nội dung của tiêu chuẩn 14012 quy định “chuyên gia đánh giá môi trường
là người có đủ trình độ để thực hiện việc đánh giá môi trường.”. Chuyên gia
đánh giá phải có kinh nghiệm công tác cho phép có đủ kĩ năng và hiểu biết
trong một vài hay tất cả các lĩnh vực dưới đây:
* Khoa học công nghệ và môi trường
* Các khía cạnh về kĩ thuật và môi trường của việc vận
hành các phương tiện.
* Các yêu cầu về luật pháp, quy chế và các tài liệu liên
quan đến môi trường.
* Hệ thống quản lý môi trường và các tiêu chuẩn dùng
làm căn cứ đánh giá.
* Thủ tục, quy trình và kỹ thuật đánh giá.
Các chuyên gia đánh giá phải có tư chất và kỹ năng dưới đây (nhưng
không chỉ giới hạn có vậy) :
* Năng lực trình bày một cách rõ ràng các khái niệm và
ý tưởng khi nói và viết.
* Các kỹ năng giao tiếp có lợi cho việc thực hiện đánh
giá một cách có hiệu quả, như khả năng ngoại giao, khả năng xử trí và khả
năng lắng nghe.
* Khả năng giữ tính độc lập và khách quan đủ để hoàn
thành các trách nhiệm đánh giá.
* Khả năng đưa ra các kết luận có cơ sở dựa trên các
chứng cứ khách quan.
* Khả năng xử thế nhạy cảm đối với các tục lệ và văn
hoá của nước hoặc vùng nơi đang thực hiện đánh giá.
Các chuyên gia đánh giá phải duy trì năng lực của mình bằng cách cập
nhật các kiến thức về :
* Các khía cạnh của công nghệ và khoa học môi
trường tương ứng.
* Các khía cạnh về kỹ thuật và môi trường của việc vận
hành các phương tiện.
* Luật môi trường, quy định và các tài liệu liên quan
đến môi trường.
* Hệ thống quản lý môi trường và các tiêu chuẩn liên
quan dùng làm căn cứ đánh giá.
* Thủ tục, quy trình và kỹ thuật đánh giá .
Các chuyên gia đánh giá phải trau dồi sự cẩn trọng nghề nghiệp cần có
theo quy định trong ISO 14010 và kết hợp với quy phạm thích hợp về các quy
tắc xử thế. Những chuyên gia đánh giá không có khả năng giao tiếp tốt bằng
ngôn ngữ cần để thực hiện trách nhiệm của mình sẽ không thể tham gia đánh
giá nếu không có sự giúp đỡ. Khi cần, có thể nhờ người có kỹ năng ngôn ngữ
cần thiết giúp đỡ, người trợ giúp đó phải là người không bị gây áp lực có thể
làm ảnh hưởng đến việc đánh giá.
Tuy mới ra đời nhưng Bộ Tiêu chuẩn ISO 14000 đã được nhiều doanh
nghiệp với các quốc tịch khác nhau áp dụng. Sở dĩ có điều này là vì các nhà sản
xuất nhận thức được rằng, sản phẩm nào có giấy chứng nhận ISO 14000 thì
sản phẩm đó có khả năng thâm nhập bất cứ thị trường nào mà không bị rắc
rối về vấn đề môi trường. Sản phẩm của họ đương nhiên có sức cạnh tranh
trên thị trường xuất nhập khẩu. Đây cũng là điều mà các doanh nghiệp Việt
Nam cần phải nắm bắt được. Đồng thời, đối với các doanh nghiệp làm đầu mối
XNK xăng dầu ở Việt Nam nói riêng, việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14000 có một
tác dụng rất to lớn trong việc bảo vệ môi trường ở các bến cảng, tránh thất
thoát, nâng cao uy tín của doanh nghiệp, giữ gìn được môi trường sinh thái
biển ở nước ta.
II) TCVN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG :
Bảo vệ môi trường vừa là hoạt động quan trọng đối với từng quốc gia, vừa
là hoạt động có ý nghĩa khu vực và toàn cầu. Thiết lập các tiêu chuẩn môi
trường thích hợp và áp dụng chúng có hiệu quả trong quản lý môi trường và
kiểm soát ô nhiễm là góp phần cho sự phát triển kinh tế xã hội bền vững, cho
sự hoà nhập của nước ta với cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực này. Cho nên, Cơ
quan tiêu chuẩn hoá quốc gia, Cơ quan quản lý môi trường của Chính phủ đã
có sự quan tâm và ưu tiên cho việc lập kế hoạch và cung cấp tài chính cho hoạt
động tiêu chuẩn hoá môi trường. Tính đến nay đã có khoảng 220 TCVN hiện