Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Giải pháp nâng cao quản lý rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.68 KB, 17 trang )

Giải pháp nâng cao quản lý rủi ro trong hoạt động cho
thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
3.1.Mục tiêu, định hướng phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại Công
ty cho thuê tài chính-BIDV 2009-2010
3.1.1. Mục tiêu chung
- Đảm bảo tăng trưởng an toàn bền vững với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận,
củng cố và phát triển thương hiệu; thực hiện thắng lợi Nghị quyết chiến lược
phát triển giai đoạn 2007-2010 của Công ty; nâng cao năng lực tài chính, các
chỉ số hoạt động (CAR, ROA, ROE) đạt theo chuẩn mực và hướng tới thông lệ
quốc tế
- Thực hiện thành công cổ phần hóa Công ty, trở thành Công ty cho thuê
tài chính quản lý rủi ro tốt nhất Việt Nam.
3.1.2. Chỉ tiêu cụ thể năm 2009-2010
a, Nhóm chỉ tiêu về quy mô:
- Tổng tài sản: Năm 2009 là 1921 tỷ đồng, tăng trưởng 14% so với năm
2008, năm 2010 là 2401 tỷ đồng tăng trưởng 19,5% so với năm 2009.
- Hệ số nguồn vốn tự cân đối: 25%/tổng nguồn cho các năm.
- Dư nợ cuối kỳ cho thuê ngoại ngành: Năm 2009 là 1.635 tỷ đồng, năm
2010 là 2.055 tỷ đồng.
- Dư nợ cuối kỳ cho thuê nội ngành: Năm 2009 là 353 tỷ đồng và năm
2010 là 363 tỷ đồng
- Thị phần về cho thuê tài chính chiếm 10%
- Tỷ trọng dư nợ cho thuê doanh nghiệp ngoài quốc doanh/dư nợ cho thuê
ngoại ngành đạt 90%.
b, Nhóm chỉ tiêu về chất lượng.
+ Tỷ lệ nợ xấu / Dư nợ ngoại ngành nhỏ hơn 5%;
+ Tỷ lệ lãi treo/ Dư nợ ngoại ngành nhỏ hơn 2%;
+ Nợ nhóm II nhỏ hơn 18%.
c, Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả:
Bảng 3.1 Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả 2009-2010


Đơn vị: tỷ đồng
TT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010
1 Chênh lệch thu chi trước trích DPRR 59,5 78,3
2 Trích Dự phòng rủi ro 15 20
3 Lợi nhuận trước thuế 44,5 58,3
Thu nợ hạch toán ngoại bảng 10,5 7
4 Lợi nhuận sau thuế bình quân đầu người 354trđ/người 394trđ/người
5 ROE 12,8% 12%
6 ROA 1,6% 1,74%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2008 Công ty cho thuê tài chính –BIDV
Công ty dự kiến năm 2009 vốn điều lệ công ty được cấp tăng lên 300 tỷ
đồng, vốn bình quân là 250 tỷ đồng. Năm 2010 dự kiến vốn điều lệ được cấp bổ
sung là 500 tỷ đồng, vốn bình quân là 350 tỷ đồng (dự kiến cấp vốn vào cuối
năm). Do vốn điều lệ năm 2010 là 500 tỷ đồng nên chỉ số ROE năm 2010 giảm
nhẹ so với năm 2009.
3.1.3. Định hướng phát triển 2009-2010
- Công tác nguồn vốn: Chủ động trong cân đối nguồn vốn hoạt động, đáp
ứng đủ vốn cho tăng trưởng kinh doanh, tạo nền móng ổn định
- Cho thuê mới: Năm 2009 Công ty xác định sẽ là năm khó khăn cho hoạt
động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài
chính thế giới. Do đó mức tăng trưởng tín dụng năm 2009-2010 Công ty dự
kiến chỉ tăng trưởng khoảng 24-26%.
- Thu hồi, xử lý nợ xấu: Thực hiện phân loại nợ chính xác, trung thực, phản
ánh đúng bản chất khoản vay để có biện pháp chủ động phòng ngừa, xử lý. Xây
dựng phương án, kế hoạch xử lý thu hồi nợ quyết liệt, về nguyên tắc đối với các
khoản nợ từ nhóm 3 trở xuống sẽ tiến hành thông báo chấm Hợp đồng cho thuê
tài chính và thu hồi tài sản thuê để xử lý nợ. Quyết liệt đối với những doanh
nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, đạo đức kém, khởi kiện những doanh nghiệp
chây ỳ, trốn tránh trả nợ, tận thu lãi treo.
- Phát triển nguồn nhân lực.

+ Theo lộ trình năm 2010 thì lĩnh vực cho thuê tài chinh sẽ được mở cửa
hoàn toàn, do đó để có thể hội nhập và phát triển, công ty xác định công tác đào
tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực sẽ là yêu cầu quan trọng, bố trí đúng người,
đúng việc, phát huy thế mạnh bản thân. Công tác tuyển dụng cán bộ thực hiện
đúng quy trình, quy định.
+ Vận hành tốt mô hình TA2 đề ra vào năm 2008, mạnh dạn quy hoạch,
bổ nhiệm cán bộ trẻ có năng lực, tâm huyết. Xây dựng cơ chế phấn đấu nhưng
có đào thải để tránh sức ỳ trong cán bộ.
- Phát triển thương hiệu doanh nghiệp: Tăng cường quảng bá, xây dựng
hình ảnh Công ty như xây dựng website, phục vụ tư vấn, cung cấp thông tin cho
khách hàng qua mạng internet, quảng cáo, tiếp thị...
3.2.Giải pháp nâng cao quản lý rủi ro hoạt động cho thuê tài chính tại Công
ty cho thuê tài chính-BIDV
Trong hoạt động cho thuê tài chính, rủi ro là một phạm trù luôn song hành
cùng, việc “xóa sạch rủi ro” là rất khó. Rủi ro có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên
nhân khách nhau, và để lại nhiều thiệt hại lớn. Do đó việc quản lý rủi ro và nâng
cao quản lý rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính là rất cần thiết và hết sức
quan trọng. Tuy nhiên mỗi Công ty cho thuê tài chính phải tự tìm ra giải pháp
quản lý rủi ro phù hợp nhất và có hiệu quả nhất. Xuất phát từ những rủi ro gặp
phải cũng như những định hướng và mục tiêu mà đã đề ra, Công ty cho thuê tài
chính-BIDV cần phải đưa ra những giải pháp sau nâng cao khả năng quản lý rủi
ro như sau:
3.2.1. Thực hiện phân tán rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính
Việc thực hiện phân tán rủi ro đòi hỏi Công ty cho thuê tài chính-BIDV
phải không ngừng đổi mới trên nhiều phương diện và nhiều mặt hoạt động, bao
gồm:
- Thực hiện nhiều hình thức cho thuê tài chính
Cho đến nay hình thức cho thuê tài chính chủ yếu của Công ty cho thuê tài
chính-BIDV là cho thuê ba bên, Công ty cần tăng cường cho thuê theo các hình
thức khác như mua và cho thuê lại, cho thuê ủy thác (các hình thức này đã thực

hiện nhưng rất ít). Công ty cho thuê tài chính-BIDV cũng cần phối hợp với các
công ty cho thuê tài chính khác thực hiện các hợp đồng cho thuê tài chính hợp
vốn, mạn dạn thực hiện hình thức cho thuê giáp lưng nhằm nâng cao hiệu lực và
hiệu quả trong hoạt động cho thuê tài chính, giúp Cong ty phân tán được rủi ro
mà vẫn không bị mất nguồn thu từ phương án kinh doanh khả thi.
- Đa dạng hóa ngành nghề cho thuê, khách hàng cho thuê, tài sản cho thuê.
Thực tế phân tích nợ quá hạn của Công ty cho thấy, nợ quá hạn chủ yếu tập
trung chủ yếu vào các doanh nghiệp đang thi công và xây lắp (khai thác mỏ, xây
dựng) do không thu được tiền công trình và doanh nghiệp kinh doanh các ngành
nghề sử dụng tài sản khó chuyển nhượng hoặc dự án đầu tư không hiệu quả
(điển hình là Công ty PG Rồng Biển- cho thuê thiết bị trò chơi. Vì vậy Công ty
không nên tập trung cấp nhiều tín dụng cho một ngành nghề mà cần phải mở
rộng cho thuê trên nhiều lĩnh vực, đồng thời lựa chọn những dự án kinh doanh
không sử dụng các tài sản đặc chủng, khó thanh lý, thu hồi.
Cũng với mục đích như trên là phân tán rủi ro, việc cho vay cũng không
nên tập trung vào một doanh nghiệp. Có một số doanh nghiệp là bạn hàng lâu
năm của Công ty và làm ăn hiệu quả, nhưng việc đa dạng hóa khách hàng là
việc nên làm vì nếu doanh nghiệp cho thuê gặp khó khăn đột xuất xảy ra thì
công ty cho thuê tài chính vẫn phải chịu tổn thất lớn.
3.2.2. Thiết lập các quy trình liên quan đến hoạt động cho thuê tài chính và
thực hiện tốt các quy trình này
Với quy trình cho thuê tài chính, cần phải làm rõ công việc cụ thể của từng
bộ phận, từng giai đoạn. Trách nhiệm cụ thể của từng phòng, từng cán bộ thực
hiện các công đoạn của cho thuê. Hiện nay Công ty đã ban hành quy trình cho
thuê tài chính nội ngành và cho thuê tài chính ngoại ngành, tuy nhiên vẫn chưa
cụ thể hóa trách nhiệm của từng phòng trong quy trình.
Quy trình thẩm định phải được quy định chặt chẽ, được phân theo từng đối
tượng khách hàng, từng ngành nghề. Quy trình thẩm định của Công ty được áp
dụng cho tất cả các đối tượng sẽ không cho một kết quả thực sự sát sao và
không phát hiện được những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro của từng ngành nghề. Tuy

nhiên việc xây dựng các quy trình (từ quy trình cho thuê, quy trình thẩm định
đến quy trình cơ cấu lại thời hạn trả nợ, quy trình bán nợ...) có mối liên hệ chặt
chẽ, Công ty phải đảm bảo được tính thống nhất, đồng bộ trong tất cả các quy
trình, kịp thời phát hiện ra các kẽ hở, kịp thời chỉnh sửa để tạo sự thuận lợi
trong quá trình tác nghiệp và đảm bảo an toàn.
Cho đến nay, Công ty đã xây dựng được Quy trình cho thuê tài chính, quy
trình thẩm định, quy trình xử lý nợ xấu nhưng vẫn chưa có quy trình quản lý rủi
ro. Vì vậy việc thiết lập quy trình quản lý rủi ro là rất cấp thiết. Quy trình quản
lý rủi ro đòi hỏi phải được thực hiện trước, trong và sau khi cho thuê tài chính.
3.2.3. Nâng cao chất lượng thẩm định
Có thể nói thẩm định là nhiệm vụ quan trọng nhất trong quá trình quản lý
tín dụng cũng như trong quá trình thực hiện cho thuê tài chính. Nội dung thẩm
định phải bao gồm được hết các nội dung
- Thẩm định năng lực pháp lý:
Khách hàng được chia thành tư nhân và pháp nhân, đối với pháp nhân lại
được chia theo: Công ty CP, Cty TNHH, Cty tư nhân. Cán bộ QHKH kiểm tra
tính hợp pháp, hợp lệ và đầy đủ các văn bản pháp lý do doanh nghiệp gửi đến.
Mỗi loại hình doanh nghiệp có những yêu cầu pháp lý khác nhau.
- Thẩm định về năng lực và uy tín của bên thuê
Cán bộ QHKH phải kiểm tra tính phù hợp của ngành nghề kinh doanh ghi
trong đăng kí kinh doanh với ngành nghề kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp
và phù hợp với dự án dự kiến đầu tư. Phải tìm hiểu xem mô hình tổ chức, bố trí
lao động của bên thuê có hợp lý không, trình độ tay nghề có đảm bảo không?
Tìm hiểu về năng lực chuyên môn của ban quản trị điều hành, quan hệ của bên
thuê với các tổ chức tín dụng. Dư nợ đối với các chi nhánh trong BIDV là bao
nhiêu? Với các tổ chức tín dụng khác là bao nhiêu?
- Thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của bên thuê
Nguyên tắc để đánh giá bên thuê cần đặt ra là: Việc tính toán các chỉ số để
đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của, tài chính của bên thuê cần phải
được thực hiện qua nhiều năm. Khi đánh giá, nhận xét, cán bộ tín dụng phải

nhìn một cách tổng thể về các chỉ tiêu khi đánh giá và có so sánh với thực tế,
đặc điểm kinh doanh của bên thuê để việc đánh giá được chính xác và toàn
diện.
Để xác định những điểm mạnh, điểm yếu hiện tại của một doanh nghiệp
qua việc tính toán và phân tích những tỷ số khác nhau sử dụng những số liệu từ
các báo cáo tài chính. Cán bộ tín dụng cần phải tìm ra được các mối liên hệ giữa
các tỷ số tính toán được để có thể đưa ra những kết luận chính xác về bên thuê.
Hoàn toàn không có một chuẩn mực nào cho phần phân tích theo từng tỷ số.
Một hoặc một số chỉ số là tốt cũng chưa thể kết luận là doanh nghiệp đang trong
tình trạng tốt. Do vậy các mối quan hệ giữa các tỷ số là mục đích cuối cùng của
phân tích tài chính của doanh nghiệp.
- Thẩm định dự án thuê tài chính
Không có một chuẩn mực chung nào về dự án thuê tài chính, trong quá
trình thẩm định dự án, tùy theo quy mô, tính chất đặc điểm của từng dự án, đề
nghị thuê tài chính, tùy từng khách hàng và điều kiện thực tế, cán bộ phòng
QHKH/QLRR sử dụng linh hoạt các nội dung theo mức độ hợp lý để đảm bảo
hiệu quả thực hiện. Tùy theo từng dự án đầu tư cụ thể, có thể xem xét bỏ qua

×