Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG Ở CÔNG TY CP DƯỢC TRUNG ƯƠNG MEDIPLANTEX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.93 KB, 41 trang )

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG Ở
CÔNG TY CP DƯỢC TRUNG ƯƠNG MEDIPLANTEX
I. Đặc điểm Kinh tế - Kỹ thuật của công ty
SV. Nguyễn Thanh Tuấn 1 Lớp QLKT – K37
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty CP Dược trung ương
Mediplantex
Công ty CP Dược Trung ương Mediplantex (Tên giao dịch quốc tế
là Mediplantex National Pharmaceutical Join-Stock company) tiền thân
là Công ty thuốc Nam – thuốc Bắc Trung ương được thành lập theo
quyết định số 170/BYT-QĐ của Bộ trưởng Bộ y tế ngày 1/4/1971 dưới
sự chỉ đạo của Bộ y tế, Tổng công ty Dược Việt Nam, sự giúp đỡ của
các ngành, sự cổ vũ động viên của công đoàn ngành y tế Việt Nam,
sự lãnh đạo của quận uỷ Thanh Xuân, thành uỷ Hà Nội nhằm thực
hiện những nhiệm vụ quan trọng mà Đảng và Nhà nước giao cho.
1.1.Thời kỳ bao cấp (từ 1971 – 1990)
Trong thời kỳ này Công ty có tên là Công ty Dược liệu cấp I, là
đơn vị kinh tế trực thuộc khối trung ương có nhiệm vụ hướng dẫn
trồng trọt, thu mua, chế biến dược liệu, phân phối thuốc Nam – thuốc
Bắc để cung cấp nguyên liệu, dược liệu cho các Công ty, xí nghiệp,
bệnh viện… trên toàn quốc theo kế hoạch của Nhà nước.
Được cấp vốn để thực hiện các nhiệm vụ trên, có con dấu riêng
và được mở tài khoản ở ngân hàng, được trích lập và sử dụng quỹ
của công ty theo chế độ hiện hành.
Đặc trưng chung nhất của thời kỳ này là kế hoạch hoá tập trung
thống nhất.
1.2.Thời kỳ kinh tế thị trường (Từ năm 1990 đến nay)
SV. Nguyễn Thanh Tuấn 2 Lớp QLKT – K37
Vào năm 1990 theo xu hướng chung của nền kế toán đất nước
Công ty cũng bước vào thực hiện cơ chế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước.
Từ năm 1993, theo quyết định số 406/BYT-QĐ ngày 22-04-1993


của Bộ y tế Công ty chuyển thành một doanh nghiệp Nhà nước, là
đơn vị thành viên của Tổng công ty dược Việt Nam, thuộc Bộ y tế.
Công ty được Bộ y tế xếp là doanh nghiệp loại 1 với nhiệm vụ: Sản
xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu nguyên phụ liệu, thành phẩm Đông
Nam dược, thành phẩm Tân dược, dụng cụ y tế, hương liệu. Từ một
đơn vị hoạt động theo cơ chế bao cấp chuyển sang cơ chế kinh doanh
tự hạch toán nên Công ty đã hết sức lúng túng trên con đường phát
triển của mình, việc kinh doanh theo phương pháp cũ không còn phù
hợp. Một đòi hỏi cấp bách là phải tìm ra hướng đi mới cho Công ty để
thoát khỏi tình trạng khó khăn. Đứng trước thực tế đó, ban lãnh đạo
Công ty bằng sự đoàn kết nhất trí, nhanh chóng tìm ra những giải
pháp để đưa Công ty vượt qua những khó khăn, tiếp tục phát triển.
SV. Nguyễn Thanh Tuấn 3 Lớp QLKT – K37
Trong Tổng Công ty Dược Việt Nam, Công ty CP Dược Trung
ương Mediplantex là Công ty duy nhất đa dạng hoá chức năng nhiệm
vụ vừa sản xuất vừa kinh doanh. Để phát huy sức mạnh tổng hợp
giữa sản xuất và kinh doanh được phép của Bộ y tế Công ty đã tiến
hành sản xuất và kinh doanh thuốc tân dược. Trong điều kiện cơ chế
thị trường thuốc tân dược đòi hỏi phải có chất lượng và mẫu mã phù
hợp. Vì vậy, Công ty đã mạnh dạn xây dựng xưởng sản xuất thuốc
viên đạt tiêu chuẩn GMP – WHO và là đơn vị đầu tiên ở miền Bắc có
xưởng sản đạt tiêu chuẩn này. Như vậy, đến nay Công ty đã hoàn
thành ba phân xưởng sản xuất là: Phân xưởng sản xuất thuốc Đông
Dược, Phân xưởng chiết xuất dược liệu bán tổng hợp hoá dược và
Phân xưởng sản xuất thuốc viên các loại.
SV. Nguyễn Thanh Tuấn 4 Lớp QLKT – K37
Ngoài việc đầu tư mở rộng sản xuất Công ty luôn chú trọng mở
rộng thị trường kinh doanh, coi đó là thành tố thứ hai của quá trình
sản xuất, không những mở rộng thị trường trong nước mà còn mở
rộng ra thị trường quốc tế. Công ty đã tổ chức mạng lưới kinh doanh

trong khu vực Hà Nội ( 12 cửa hàng), thành lập chi nhánh Công ty tại
nhiều địa phương trong nước như chi nhánh ở thành phố Hồ Chí
Minh, thành phố Thái Bình, tỉnh Đắc Lắc, tỉnh Bắc Giang, tỉnh Lạng
Sơn và có nhiều quan hệ chặt chẽ với nhiều Công ty, xí nghiệp Dược
ở các tỉnh trong cả nước, các bệnh viện trung ương, địa phương, các
nhà thuốc ở vùng xâu, vùng xa, lực lượng quân đội và công an vũ
trang. Bên cạnh việc mở rộng thị trường trong nước Công ty đã dùng
nhiều biện pháp tìm kiếm thị trường và đã có chuyển biến mạnh mẽ
trong việc tổ chức chỉ đạo sản xuất hàng xuất khẩu. Nghiên cứu sản
phẩm xuất khẩu truyền thống là các dược liệu thô như: quế, hồi, hoa
hoè,… Công ty đã quan tâm sâu sắc tới công tác đối ngoại, mở rộng
thị trường quốc tế tới nhiều nước châu á, châu Âu….
Ngày 25/04/2005 căn cứ vào quyết định số 4410/QĐ-BYT ngày
7/12/2004 của bộ y tế công ty chuyển đổi hình thức sở hữu từ DNNN
thành công ty cổ phần và thay đổi tên gọi từ Công ty dược liệu trung
ương 1 thành Công ty cổ phần dược trung ương Mediplantex, với
28% vốn nhà nước. Công ty chính thức hoạt động sang mô hình công
ty cổ phần từ tháng 4/2005.
SV. Nguyễn Thanh Tuấn 5 Lớp QLKT – K37
Qua gần 40 năm xây dựng và trưởng thành, cùng với nhiều thành
tích đã đạt được, công ty đã thực hiện tốt công tác đào tạo huấn luyện
nâng cao nghiệp vụ tay nghề cho cán bộ công viên. Trải qua nhiều
gian nan, thử thách từ ngày thành lập đến nay, Công ty Cổ phần Dược
trung ương Mediplantex đã phấn đấu liên tục để từng bước trưởng
thành và lớn mạnh hơn. Công ty đã thực sự trở thành đầu mối sản
xuất và phân phối thuốc khá lớn của nước ta.
2. Đặc điểm Kinh tế - Kỹ thuật của ngành dược.
Cũng như tất cả các hàng hoá khác, các mặt hàng dược được sản xuất,
kinh doanh trên thị trường và chịu sự tác động của các quy luật thị trường,
trong đó có sự cạnh tranh gay gắt. Thị trường thuốc cũng bắt đầu phát triển

mạnh khi có sự đổi mới từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị
trường. Khi chuyển sang cơ chế thị trường, trên thị trường dược xuất hiện
nhiều chủ thể cùng tham gia buôn bán kinh doanh làm cho sự cạnh tranh ngày
càng mạnh mẽ và gay gắt.
Tuy nhiên, ngành dược là một ngành đặc biệt, nó có những đặc điểm
riêng đặc trưng của ngành khác xa với những hàng hoá khác.
* Có liên quan trực tiếp sức khoẻ và thể lực của người dân.
Đây là sự khác biệt cơ bản nhất của các mặt hàng Dược so với các loại
hàng hoá khác. Thuốc đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của con
người. Cùng với sự phát triển của con người là sự gia tăng bệnh tật và nhu cầu
chăm sóc bảo vệ sức khỏe cũng gia tăng. Thuốc ra đời nhằm bảo vệ sức khoẻ
cho con người, đẩy lùi và chiến thắng các loại bệnh. Trên thực tế trong nước
và thế giới tuổi thọ con người ngày một gia tăng, tỷ lệ tử vong sơ sinh ngày
một giảm, số người chết vì bệnh tật giảm nhiều, trí tuệ con người, năng suất
lao động tăng nhanh ... đó chính là nhờ vào vai trò của thuốc. Chính vì vậy
mà việc đảm bảo cho hoạt động kinh doanh các mặt hàng này có ý nghĩa quan
trọng hơn hết. Chỉ những đơn vị đạt các tiêu chuẩn quy định mới được phép
SV. Nguyễn Thanh Tuấn 6 Lớp QLKT – K37
sản xuất kinh doanh. Nếu như các hàng hoá khác việc làm hàng giả không đáp
ứng được nhu cầu của người tiêu dùng thì đối với các mặt hàng dược nó có
thể để lại những hậu quả nghiêm trọng đối vớí người tiêu dùng. Thuốc không
chữa khỏi bệnh làm hại đến sức khoẻ và thậm chí dẫn tới tử vong. Vì tính chất
đặc trưng này mà việc kinh doanh ngành hàng dược đòi hỏi phải tuân thủ
những quy định ngặt nghèo và chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước.
* Sản phẩm ngành dược được sử dụng một cách đặc biệt theo sự chỉ
định của bác sĩ và phân phối thuốc của Dược sĩ nhằm bảo vệ sự tin tưởng của
người tiêu dùng đối với các loại thuốc. Vì vậy, trong quá trình hoạch định
marketing tiếp thị, quảng cáo để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thì vai trò tiếp
cận người tiêu dùng của những người có chuyên môn về thuốc đóng vai trò
quan trọng.

* Sản phẩm ngành dược có quy định chặt chẽ về thời gian sử dụng, số
lượng sử dụng nên trong quá trình sản xuất các mặt hàng Dược cần phải đảm
bảo tính thời hạn sử dụng của từng loại thuốc. Trong khoảng thời gian đó
thuốc sẽ phát huy tác dụng tốt nhất, nếu quá thời hạn đó thuốc không còn tác
dụng và dễ gây nên các phản ứng phụ.
* Nhu cầu rộng lớn và tiềm năng.
Nhu cầu đối với các mặt hàng Dược là rất lớn và nó có khả năng có mặt
khắp mọi nơi có dân cư sinh sống vì người dân luôn cần và mong muốn có
thuốc để chăm sóc bảo vệ sức khoẻ dù nhiều hay ít. Với nhu cầu rộng rãi như
thế cho nên việc sản xuất buôn bán kinh doanh các mặt hàng thuốc cũng mở
rộng len lỏi đến tất cả mọi nơi. Thị trường thuốc phát triển khắp mọi nơi tuỳ
từng sự phát triển mà thị trường ở đó có các đại lý, chi nhánh, cửa hàng lớn
hay nhỏ. Nhu cầu thuốc tăng lên cùng với mức thu nhập và dân trí người dân.
Tuỳ từng điều kiện kinh tế và nhận thức của người dân mà họ có nhu
cầu thuốc khác nhau. Những người có mức thu nhập cao thường mua các loại
thuốc đắt tiền hơn và họ có nhu cầu và điều kiện đi khám bệnh cao hơn.
Ngoài các mặt hàng thiết yếu, những người nghèo có thu nhập thấp không thể
SV. Nguyễn Thanh Tuấn 7 Lớp QLKT – K37
mua được các loại thuốc đắt tiền và họ có thể bỏ mặc một số căn bệnh không
chữa vì quá khả năng mặc dù họ rất cần cho sức khoẻ của mình. Nhưng khi có
điều kiện khá hơn họ sẽ sẵn sàng chi tiền mua thuốc và chữa bệnh, năng đi
khám bệnh hơn. Không chỉ đúng với người nghèo mà nó đúng với mọi người
dân. Họ luôn có nhu cầu tiêu dùng các loại thuốc tốt hơn trong khả năng của
mình, điều này cho thấy là nhu cầu về các mặt hàng thuốc là rất lớn và không
ngừng tăng lên.
Trình độ dân trí của người dân cũng ảnh hưởng đến nhu cầu về thuốc men
của họ, nó xuất phát từ sự nhận thức về sức khoẻ và bảo vệ sức khoẻ. Có người
có điều kiện nhưng không quan tâm và coi trọng căn bệnh nên không có nhu cầu
mua thuốc chữa trị. Ngược lại, cũng có những người khó khăn nhưng ý thức
được căn bệnh của mình và họ bằng nhiều cách cố gắng để chữa bệnh. Trình độ

dân trí ngày càng được nâng lên thì nhu cầu về thuốc sẽ ngày càng cao.
Tóm lại là cùng với sự phát triển của đất nước, xã hội, điều kiện sống
của người dân được nâng lên, thu nhập cao hơn, dân trí cao hơn và như thế
nhu cầu bảo vệ sức khoẻ cao hơn làm cho nhu cầu về các mặt hàng Dược
ngày càng tăng.
* Tỷ suất lợi nhuận cao
Tỷ suất lợi nhuận cao là một đặc điểm rất quan trọng, nó ảnh hưởng
trực tiếp đến thu nhập của những người tham gia sản xuất, buôn bán, kinh
doanh ngành hàng này. So với nhiều hàng hoá khác, các sản phẩm của ngành
dược có tỷ suất lợi nhuận cao hơn và tuỳ từng loại thuốc mà tỷ suất lợi nhuận
khác nhau, càng có các loại thuốc đắt tiền thì tỷ lệ lợi nhuận càng lớn. Không
như những hàng hoá khác, mặt hàng dược được sản xuất với một công nghệ
kỹ thuật cực kỳ hiện đại và tinh vi. Quá trình nghiên cứu sản xuất là một quá
trình đòi hỏi nhiều công sức nghiên cứu và tìm tòi. Để một sản phẩm dược ra
đời và bán trên thị trường đòi hỏi một chi phí rất lớn cho sự ra đời đó. Chính
vì điều này mà kinh doanh mặt hàng thuốc thường đem lại lợi nhuận cao cho
SV. Nguyễn Thanh Tuấn 8 Lớp QLKT – K37
người kinh doanh. Một khía cạnh khác, như trên đã nói, thuốc là một loại
hàng hoá đặc biệt, chính sự đặc biệt của nó mà tỷ suất lợi nhuận kinh doanh
của nó là cao. Chẳng hạn, nhu cầu thuốc con người là vô hạn, khi có bệnh tật
là con người phải cần đến thuốc, bệnh nhân đi mua thuốc trên thị trường sẽ
“sẵn sàng mua bằng mọi giá để chữa khỏi bệnh” do đó chi tiền mua hàng của
họ là rất nhiều. Mặt khác, đây là loại hàng hoá do nhà nước sản xuất kinh
doanh (chỉ có các doanh nghiệp nhà nước) nên tính độc quyền trong kinh
doanh cũng tương đối cao. Một mức giá bán là hoàn toàn không phụ thuộc
nhiều vào chi phí sản xuất có thể áp đặt một mức giá tối ưu nhằm đạt lợi
nhuận tối đa nếu là mặt hàng được xếp vào loại quan trọng. Tỷ suất lợi nhuận
này cũng phụ thuộc không nhỏ vào các thị trường khác nhau và lương tâm của
người bán hàng khi họ bán hàng cho khách.
Tóm lại, ngành hàng dược là ngành đem lại tỷ suất lợi nhuận cao do

tính chất đặc biệt của nó. Có thể vì điều này mà ngày nay thị trường thuốc
phát triển đến chóng mặt và ngày càng có nhiều chủ thể tham gia vào sản xuất
kinh doanh và buôn bán thuốc.
* Vốn kinh doanh lớn
Là ngành kinh doanh có tốc độ tăng trưởng vào loại cao nhất trên thị
trường, tốc dộ tiêu thụ ngày càng cao song ngành hàng dược là ngành đòi hỏi
có vốn lớn trong kinh doanh. Đối với các công ty sản xuất kinh doanh ngành
hàng Dược, vốn luôn là yếu tố quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của
công ty. Thuốc là sản phẩm sản xuất và tiêu dùng luôn không phù hợp với
nhau. Bệnh tật xuất hiện bất thường và xuất hiện mọi lúc, mọi nơi. Chỉ khi
nào nhu cầu để chữa bệnh thì người sử dụng mới tiêu thụ thuốc. Nhưng các
công ty sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực này lại khác, công ty luôn sản xuất
và không ngừng sản xuất để cung ứng thuốc ra thị trường. Khối lượng thuốc
cung cấp là liên tục và rất lớn nhưng không thể tiêu thụ một lúc mà là cả thời
gian dài, do vậy khi sản phẩm chưa tiêu thụ được, công ty chưa thu hồi được
SV. Nguyễn Thanh Tuấn 9 Lớp QLKT – K37
vốn mà hoạt động sản xuất kinh doanh cũng phải tiếp tục diễn ra. Như vậy để
đảm bảo cho sản xuất kinh doanh, công ty phải cần một khối lượng vốn rất
lớn mới đảm bảo hoạt động kinh doanh không bị đứt quãng. Đối với các công
ty kinh doanh thuốc đặc biệt là những công ty có xuất nhập khẩu thuốc với
nước ngoài. Khối lượng thuốc nhập khẩu ngày càng lớn và giá trị của nó rất
cao. Để có thể đáp ứng được quá trinh kinh doanh của mình, công ty cũng cần
phải có một số vốn rất lớn để có thể nhập đủ hàng từ nước ngoài. Mặt khác,
như ở trên ta thấy ngành hàng dược là ngành có tỷ suất lợi nhuận cao và có
nhu cầu tiềm năng, thị trường rộng lớn. Điều này cũng quyết định tới nhu cầu
vốn của hoạt động kinh doanh ngành này. Nói tóm lại, điều kiện đầu tiên để
cho doanh nghiệp có thể hoạt động trên thị trường Dược đó là vốn kinh doanh
lớn, hay kinh doanh ngành hàng dược đòi hỏi một số vốn lớn.
3. Nguồn lực của công ty
3.1.Lao động

Tính đến ngày 31/12/2008 tổng số cán bộ công nhân viên của
công ty là 628 người, trong đó 166 người trình độ đại học và trên đại
học. Tuy còn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh
nhưng công ty cũng đã có nhiều cố gắng để giải quyết tốt các mối
quan hệ nhất là trong lao động. Công ty thực hiện tốt các chế độ chính
sách về công đoàn, bảo hiểm xã hội, chế độ khen thưởng cho các cán
bộ công nhân viên xuất sắc, hỗ trợ gia đình gặp khó khăn. Đặc biệt
trong những năm qua đời sống cán bộ công nhân viên của công ty
không ngừng được nâng cao với mức lương trung bình hiện nay là
2.800.000 VND/người/ tháng, đây là một mức lương tương đối cao
trong nghành y tế nói chung và các nghành nghề kinh doanh khác.
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp tổng số lao động của công ty
Năm Tổng cộng Trên Đại học Đại học Trung cấp Sơ cấp
2004 350 1 70 200 79
SV. Nguyễn Thanh Tuấn 10 Lớp QLKT – K37
2005 395 3 77 220 95
2006 456 8 90 250 108
2007 544 11 120 290 123
2008 628 18 148 335 127
(Nguồn: Báo cáo tình hình sử dụng lao động của Công ty Cổ phần Dược trung ương Mediplantex giai đoạn
2004-2008 )
Bộ máy tổ chức của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
SV. Nguyễn Thanh Tuấn 11 Lớp QLKT – K37
Chuyên đề cuối khoa Khoa Khoa học quản lý
Sơ đồ 01: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Dược Trung ương Mediplantex.
Tổng Giám đốc
P.Tổng giám đốc phụ trách KD dodoanh
P.Tổng giám đốc phụ trách sản xuất
Chi nhánh
Phòng kho vận

Phòng kinh doanh nhập khẩu
Phòng Kế toán - Tài vụ
Phòng Tổ chức – Hành chính
Phòng xuất khẩu
Xưởng Hoá dược
Phòng đảm bảo chất lượng
Xưởng thuốc viên
Xưởng Đông dược
Văn phòng
Các cửa hàng
Tổ chức LĐTL
SV Nguyễn Thanh Tuấn 12 Lớp QLKT – K37
Chuyên đề cuối khoa Khoa Khoa học quản lý
Hành chính quản trị
Xây dựng cơ bản
Bảo vệ
Kỹ thuật
Kiểm nghiệm
Hội đồng quản trị
SV Nguyễn Thanh Tuấn 13 Lớp QLKT – K37
Chuyên đề cuối khoa Khoa Khoa học quản lý
Nguồn: Phòng tổ chức – Hành chính
SV Nguyễn Thanh Tuấn 14 Lớp QLKT – K37
Chuyên đề cuối khoa Khoa Khoa học quản lý
Qua sơ đồ ta nhận thấy, Công ty tổ chức bộ máy theo kiểu trực
tuyến chức năng, thực hiện chế độ 1 thủ trưởng quản lý điều hành chính
trong sản xuất kinh doanh trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ một tập
thể cán bộ công nhân viên trong Công ty. Người lãnh đạo cấp cao nhất
vẫn chịu trách nhiệm về mọi công việc và toàn quyền quyết định trong
phạm vi tổ chức. Có thể nói, bộ máy tổ chức quản lý của Công ty được

bố trí tương đối đơn giản phù hợp với các hoạt động sản xuất kinh
doanh. Điều này sẽ được làm rõ hơn khi ta xem xét chức năng nhiệm vụ
của từng bộ phận phòng ban.
* Hội đồng quản trị: Gồm có 7 người do đại hội đồng cổ đông bầu
ra: một chủ tịch, một phó chủ tịch và các thành viên hội đồng. Chủ tịch
hội đồng quản trị là người được nhà nước uỷ quyền 28% vốn nhà nước
và cũng là người có số cổ phần lớn nhất. Các thành viên của hội đồng
đều là những người có số cổ phần lớn, là những người đứng đầu Công
ty có trách nhiệm lớn đưa ra các phương án kinh doanh, sản xuất phù
hợp cho Công ty.
*Ban Tổng giám đốc : Gồm có giám đốc và hai phó giám đốc.
- Tổng Giám đốc: Chính là Chủ tịch hội đồng quản trị, là người
đứng đầu Công ty, đại diện pháp nhân của Công ty điều hành mọi hoạt
động và chịu trách nhiệm về tổ chức quản lý, hoạt động quản lý kinh
doanh theo đúng pháp luật của Nhà nước. Giám đốc quản lý và điều tra
mọi thành phần thông qua sự trợ giúp của hai phó giám đốc và các
trưởng phòng.
- Phó Tổng giám đốc phụ trách kinh doanh: Phụ trách các phòng
ban và chịu trách nhiệm trước giám đốc về những hoạt động liên quan đến
lĩnh vực của mình như nghiên cứu thị trường đầu vào, đầu ra, quan hệ với
các đối tác,….
SV Nguyễn Thanh Tuấn 15 Lớp
QLKT – K37
Chuyên đề cuối khoa Khoa Khoa học quản lý
- Phó Tổng giám đốc phụ trách sản xuất: là người phụ trách bộ
phận kỹ thuật và phân xưởng, kiểm định, kiểm kê chất lượng, hướng
dẫn lắp đặt, sử dụng các mặt hàng kỹ thuật công nghệ mới.
*Phòng tổ chức – hành chính: Trực thuộc ban Tổng giám đốc,
giúp giám đốc quản lý, chỉ đạo thực hiện các mặt tổ chức cán bộ, quy
hoạch cán bộ, quản lý lao động, chế độ chính sách, tiền lương, tiền

thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
*Phòng đảm bảo chất lượng: Trực thuộc ban Tổng giám đốc, giúp
giám đốc chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác quản lý chất lượng. Tổ
chức kiểm nghiệm, kiểm tra, kiểm soát và theo dõi tuổi thọ của thuốc
nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo tiêu chuẩn đã quy định.
*Phòng tài chính – kế toán: Trực thuộc ban Tổng giám đốc, giúp
giám đốc quản lý kế toán. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện hạch toán kế
toán trong toàn Công ty. Tham mưu cho giám đốc về các biện pháp
quản lý tài chính theo chế độ hiện hành để phục vụ sản xuất-kinh doanh.
*Phòng kinh doanh – nhập khẩu: Trực thuộc ban giám đốc, giúp
giám đốc xây dựng kế hoạch sản xuất, kế hoạch lưu thông, phân phối,
kế hoạch vật tư thiết bị ngắn và dài hạn, kế hoạch trồng trọt dược liệu.
Tổ chức cung ứng nguyên, phụ liệu, bao bì, nhãn thuốc cho các xưởng
sản xuất. Thực hiện công tác nhập khẩu và bán hàng trong nội địa dựa
trên kế hoạch của Công ty.
* Các chi nhánh: Trực thuộc ban giám đốc, có con dấu riêng, tài
khoản riêng, làm nhiệm vụ tìm kiếm thị trường và phân phối hàng hoá
cho Công ty. Hàng tháng nộp báo cáo doanh thu, chi phí về Công ty. Để
phòng kế toán tập hợp báo cáo toàn Công ty.
SV Nguyễn Thanh Tuấn 16 Lớp
QLKT – K37

×