Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

DỰ ÁN MÔ HÌNH TRỒNG RAU THỦY CANH KẾT HỢP NUÔI CÁ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.45 KB, 5 trang )

DỰ ÁN: MÔ HÌNH TRỒNG RAU THỦY CANH KẾT HỢP NUÔI CÁ
A. Tóm tắt, mục đích và mô tả dự án
Rau xanh là loại thực phẩm thiết yếu cho con người cung cấp phần lớn khoáng chất và
vitamin góp phần cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày. Nhu cầu sử dụng rau
sạch ngày càng tăng, tuy nhiên diện tích đất trồng canh tác lại ngày càng bị thu hẹp do
công nghiệp hóa, nên các mô hình trồng rau sạch ngày càng được áp dụng nhiều hơn, có
thể kể đến các phương pháp sản xuất rau sạch như: phương pháp hữu cơ, phương pháp
thủy canh,....Mới đây một phương pháp mới đang được nhiều hộ dân và trang trại áp
dụng đó là phương pháp thủy canh.
Trong số các mô hình trồng rau thủy canh tại nhà thì đây là mô hình khá hay kết hợp tự
động giữa trồng rau và nuôi cá. Mô hình này được thực hiện theo phương pháp 3 không:
không dùng đất, không phân bón, không cần chăm bón và không cần kiến thức nuôi
trồng. Mô hình Aquaponics sử dụng nước tuần hoàn từ bể cá để cung cấp chất dinh
dưỡng cho cây trồng. Vi khuẩn nitrite/nitrite hóa sẽ chuyển chất thải từ trên bể cá thành
dạng dinh dưỡng phù hợp cho cây trồng. Ngược lại, nước trong bể cá sẽ được cây trồng
lọc sạch và cung cấp lại cho cá.
Ý tưởng khởi nghiệp từ mô hình trồng rau thủy canh kết hợp nuôi cá Aquaponics xuất
phát từ thực trạng người tiêu dùng bị ngộ độc thực phẩm bởi rau phun thuốc nhiễm hóa
chất ngày càng tăng. Nhận thấy hiện nay nhu cầu người tiêu dùng sử dụng thực phẩm
sạch cho bữa ăn hằng ngày trong gia đình ngày càng nhiều. Vì vậy, nhóm đã đề xuất ý
tưởng áp dụng sản xuất hệ thống hợp canh, vừa trồng rau thủy canh, vừa nuôi cá theo
hướng hữu cơ trên mảnh đất quê hương”
Sự tích hợp đồng thời cả hai hệ thống: nuôi trồng thủy sản và thủy canh mang lại lợi ích
thiết thực và tính độc đáo của mô hình Aquaponics. Thay vì bổ sung phân bón và các hóa
chất để trồng cây, mô hình này sử dụng chất thải từ cá nhờ sự chuyển hóa từ các loài vi
sinh vật thành chất dinh dưỡng cần thiết và đầy đủ cho sự phát triển của cây. Ngược lại,
thay vì phải xử lý rồi xả nước từ nuôi cá ra môi trường, Aquaponics sử dụng cây trồng để
làm sạch nước và trả lại cho bể cá. Nước này có thể được tái sử dụng vô thời hạn và chỉ
cần thay thế khi nó bị mất do bay hơi.
Bên cạnh đó, mô hình trồng rau thủy canh kết hợp nuôi cá hữu cơ là giải pháp lý tưởng
cho việc xử lý chất thải giàu dinh dưỡng từ một hồ cá và tái sử dụng nó để cung cấp cho


đời sống thực vật với các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển một cách bền vững.
Thức ăn cho cá là các đầu vào chính của một hệ thống Aquaponics, cá ăn các thức ăn và
sau đó bài tiết các chất thải. Trong quá trình dị dưỡng vi khuẩn này tiêu thụ chất thải của
cá, các vật chất thực vật và thực phẩm vẫn còn và chuyển đổi chúng thành các hợp chất
amoniac và khác.

1

1


Mô hình nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn thực phẩm sạch an toàn, tiết kiệm chi phí và
nguyên liệu hơn. Thay vào đó có thể tận dụng diện tích sẵn có.Mô hình tạo nên một bước
tiến mới so với các mô hình thủy canh trước đó. Mô hình có thể trồng được nhiều loại
thực phẩm, rau củ quả đa dạng hơn như: cà chua, ớt, đu đủ,... và đặc biệt là cá sạch. Hệ
thống kết hợp và phát triển cả nuôi cá, trồng rau cùng một lúc không sử dụng thuốc trừ
sâu và chất gây hại. Đặc biệt phù hợp xu hướng Phát triển nông nghiệp đô thị tại các
thành phố lớn. Sản phẩm sau khi thu hoạch sẽ được phân phối cung cấp cho cửa hàng bán
lẻ thực phẩm và các nhà hàng.
Dự án: KẾT HỢP TRỒNG RAU THỦY CANH VÀ NUÔI CÁ THEO MÔ HÌNH
AQUAPONICS
Mô hình Aquaponics sử dụng nước tuần hoàn từ bể cá để cung cấp chất dinh dưỡng cho
cây trồng. Vi khuẩn nitrite/nitrite hóa sẽ chuyển chất thải từ trên bể cá thành dạng dinh
dưỡng phù hợp cho cây trồng. Ngược lại, nước trong bể cá sẽ được cây trồng lọc sạch và
cung cấp lại cho cá.

2

2



Yêu cầu:
Yêu cầu ñối với khu vực sản xuất: Khu vực sản xuất hữu cơ phải có ranh giới rõ
ràng và phải ñáp ứng quy ñịnh pháp luật về ñiều kiện sản xuất hữu cơ.
Không sử dụng các công nghệ chưa ñược kiểm chứng và không có lợi cho hệ
thống hữu cơ.
Phải có biện pháp xử lý các nguy cơ gây ô nhiễm. Nếu nghi ngờ có sự ô nhiễm,
phải nhận diện và giải quyết nguồn gây ô nhiễm.
Hạn chế: Mô hình trồng rau nuôi cá dựa vào hệ sinh thái cân bằng liên tục của cá, rau
trồng, vi khuẩn và sâu. Duy trì sự cân bằng này có thể phức tạp. Chi phí thiết lập và sử
dụng năng lượng cũng là một vấn đề khi nó thay đổi tùy theo khí hậu và các loài cá
Giả định:
Tuyên bố phạm vi sơ bộ: Dự án cung cấp thực phẩm sạch cho các quán ăn khu vực Cầu
Giấy
B. Những rủi ro có thể gặp thể gặp phải và biện pháp khắc phục:
1, Vốn đầu tư cao: Khi xây dựng hệ thống trồng rau thủy canh kết hợp với nuôi cá, phải xây
dựng mô hình gồm hệ thống cửa ống trụ, hệ thống làm mát rất cao hệ thống bể chứa, bơm
dinh dưỡng, hệ thống khung giàn, bộ hẹn giờ tự động,.. Vì vậy, chi phí đầu tư cho hệ thống
này khá lớn so với mô hình thông thường, khiến giá thành cao hơn so với các sản phẩm rau
thường ở trên thị trường làm cho sản phẩm gặp những bất lợi cạnh tranh trong thị trường
tiêu thụ.
Biện pháp khắc phục:
 Tạo riêng cho bản thân một thương hiệu và có chứng nhận rau sạch để từ đó tách biệt

khỏi những nguồn rau của quả không đảm bảo đang trôi nổi trên thị trường, tự tạo cho
mình một lợi thế cạnh tranh riêng về mặt chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm so với cạnh tranh về giá. Vì hiện nay xu hướng tiêu dùng đang quan tâm về chất
lượng của sản phẩm hơn là so về giá cả.
2, Sự đa dạng của sản phẩm: Bị hạn chế về chủng loại nên sản phẩm cung cấp vẫn chưa đủ
độ đa dạng: Hệ thống trồng thủy canh thường chỉ được sử dụng để trồng các loại rau ăn lá,

một số loại rau gia vị và rau ăn quả ngắn ngày như cà chua, dưa chuột, ớt chuông,… Và hệ
thống khó để sử dụng trồng các loai cây có bộ rễ lớn như cây ăn quả lâu năm..
Biện pháp khắc phục:
-Thay vì tập chung những loại rau củ quả khó trồng bằng phương pháp thủy canh thì tập
chung vào phát triển nguồn thực phẩm cộng sinh như các loại cá để tăng thêm năng suất, tối
đa hóa hiệu quả của mô hình
3

3


- Đi kèm với đó là đầu tư nghiên cứu, lai tạo các sản phẩm rau củ quả mới, phù hợp với mô
hình, lợi ích kinh tế cao.
 Tập trung chuyên sâu sản phẩm rau ngắn hạn, các loại rau ăn lá, rau gia vị,…để phân

phối cho các siêu thị, cửa hàng, thực phẩm, cung cấp cho nhu cầu tiêu dung hàng ngày.
3, Chất lượng sản phẩm: Rau thủy canh do phương pháp trồng nên ăn khá nhạt và dai, ít mùi
vị. Bên cạnh đó, rau thủy canh sống trong nước nên khi thu hoạch, nếu không bảo quản đúng
cách sẽ nhanh héo vì lượng nước giảm mạnh, làm cho khả năng cạnh tranh với các sản phẩm
rau trồng trên đất nhiều bất lợi khi trái với thị hiếu của khách hàng.
Biện pháp khắc phục:
-Thì hiện tại đang có 2 quan điểm cho rằng rau thủy canh k ngon, nhạt và một quan điểm lại
cho rằng nó có vị tươi mát, không thua kém bất kỳ hương vị loại rau trồng theo phương pháp
truyền thống nào.
-Thực tế cho rằng hương vị của rau củ quả ảnh hưởng rất nhiều từ công nghệ của mô hình,
cách trồng, nguồn dinh dưỡng nuôi cây. Cho nên hương vị của rau có thể cải thiện thậm chí
ngon hơn nhiều so với phương pháp truyền thống nhờ vào các công thức riêng của từng mô
hình trang trại.
 Một trong những lý do khác khiến rau trồng thủy canh bị đánh giá có hương vị nhạt là do


người trồng lựa chọn giống cây và loại cây trồng không tối ưu. Một trong những nhược
điểm khá lớn của công nghệ trồng thủy canh hiện đại là chưa tối ưu được với một số loại
cây trồng đặc trưng. Sẽ có một số loại cây đặc thù khó trồng được bằng phương pháp
thủy canh do để đảm bảo hương vị chúng cần một số loại vi khuẩn từ đất. Với công nghệ
trồng thủy canh tại Việt Nam, thì một số loại rau gia vị có thể chỉ đạt mức hương vị 80%
so với khi trồng đất. Tuy nhiên, hầu hết các loại rau ăn lá, rau ăn quả,… nếu sử dụng
công thức dinh dưỡng thích hợp đều sẽ đảm bảo được chất lượng, hương vị của rau.
Ngoài ra, nếu muốn tăng năng suất và chất lượng cho những cây rau trồng theo phương
pháp thủy canh, người trồng có thể tìm hiểu một số loại hạt giống chuyên dụng cho thủy
canh đã được nghiên cứu,sản xuất bởi các công ty giống hàng đầu Thế giới. Những hạt
giống này sẽ đảm bảo năng suất và chất lượng cây trồng tốt hơn và khả năng chống chịu
sâu bệnh của cây cũng mạnh mẽ hơn. Ngoài những yếu tố chính kể trên sẽ còn rất nhiều
yếu tố khác làm ảnh hưởng đến hương vị của rau như điều kiện khí hậu, các vấn đề sâu
bệnh,….Kỹ thuật trồng thủy canh không quá phức tạp nhưng cũng đòi hỏi người trồng
phải có nền tảng rất chắc về nông nghiệp và phân tích được tỉ lệ các chất mà cây cần
trong từng giai đoạn thì mới có thể đảm bảo được hương vị của rau thủy canh. .
4, Sâu bệnh phát sinh sẽ lây lan nhanh chóng: Mặc dù cây lớn lên trong môi trường thủy
canh nhờ dung dịch dinh dưỡng, kiểm soát yếu tố dinh dưỡng đồng nghĩa với kiểm soát được
hàm lượng chất trừ sâu hay bảo vệ thực vật tuy nhiên do trồng trong 1 hệ thống khép kín
bằng nước nên khi 1 cây bị bệnh có thể lây sang cây khác nhanh chóng trong cùng 1 hồ chứa

4

4


dinh dưỡng. Điều đó đồng nghĩa với việc khi cây bị bệnh phải thu hoạch ngay 1 loạt hoặc thu
hoạch đúng thời gian để tránh dịch bệnh có thể lây lan sang cây khác và gây hại cho cá.
Biện pháp khắc phục:
- Để ngăn chặn và phòng ngừa thì mỗi trang trại hằng ngày đều kiểm tra rất kỹ lưỡng màu

sắc, hình thái của cây trồng để đưa ra những phương án hiệu quả nhất. Xong thì nguy cơ này
thường xảy ra rất ít hầu như là không có nếu quy trình được khép kín , không có yếu tố từ
bên ngoài tác động vào.
- Chỉ sửa dụng các nguồn nước sạch và các nguyên liệu đang phát kiểm tra các hệ thống định
kì và tham khảo các phương pháp phòng chống bệnh ngay từ khi xây dựng hệ thống. nếu sâu
bệnh xảy ra sẽ khử trùng nước bị nhiễm bệnh, chất dinh dưỡng và toàn bộ hệ thống một cách
nhanh chóng.
5, Yêu cầu về mặt kĩ thuật: khi sử dụng kỹ thuật thủy canh yêu cầu người trồng phải có kiến
thức tốt về sinh lí cây trồng ,về hóa học và kỹ thuật trồng trọt cao hơn cũng như phải trau dồi
thêm nhiều kiến thức để có thể giúp mô hình hoạt động hiệu quả nhất vì tính đệm hóa trong
dung dịch dinh dưỡng thấp hơn trong đất nên việc sử dụng quá liều một chất dinh dưỡng nào
đó có thể gây hại cho cây, thậm chí dẫn đến chết.
Người nuôi cần có kĩ thuật, có kiến thức hiểu biết, đặc biệt trong việc quản lí chất lượng
nước, thay nước, và chú ý cường độ sáng trong bể cá, vấn đề nước cần được quan tâm bởi
đây là nguồn dễ gây ra các mầm bệnh khi nguồn nước không thật sự được đảm bảo có thể
gây dịch bệnh trên diện rộng hay gây chết hàng loạt, tổn thất lớn cho dự án. Người làm mô
hình cũng phải biết cân đối lượng cá nuôi để cung cấp đủ dưỡng chất cho cây rau: do chất
dinh dưỡng cho cây được lấy chủ yếu từ chất thải của cá bên cạnh đó nước để nuôi cá lại
được lấy ngược lại từ rau nên không thể dùng thuốc hóa học bón cho cây, điều đó sẽ làm cho
cá bị bệnh và chết.
Biện pháp khắc phục:
- Tham ra các lớp tập huấn nông nghiệp để nâng cao hiểu biết về kỹ thuật,..
- Lựa chọn nguồn giống tốt, sức chống chịu cao
- Thuê những người có hiểu biết về mô hình thủy canh, có tay nghề cao,...

5

5




×