Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Mô hình tổ Dân phòng liên kết ở huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.75 KB, 3 trang )

BÁI VIẾT
MÔ HÌNH TỔ DÂN PHÒNG LIÊN KẾT LÀ NGUỒN LỰC QUAN TRỌNG
CHO VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌAT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM
HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG
-------------------------------
Những năm qua, công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập
đã có những bước phát triển mạnh mẽ, thu hút được sự quan tâm của toàn xã
hội; cùng với những nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị, Hội
Khuyến học đã được thành lập ở tất cả 64 tỉnh, thành phố trong cả nước và đã có
những đóng góp tích cực. Các phong trào thi đua xây dựng ''gia đình hiếu học'',
''dòng họ khuyến học'' ở thôn, làng, phường, xã, được khơi dậy và đẩy mạnh,
phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc, theo tinh thần học tập thường
xuyên, học tập suốt đời. Các Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm học
tập cộng đồng được thành lập và hoạt động tích cực ở các địa phương, tạo điều
kiện để mọi người dân đều có thêm cơ hội được học tập nâng cao hiểu biết, năng
lực sản xuất và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Đối với huyện Cao Lãnh, sau nhiều năm tổ chức thực hiện xây dựng Tổ
Văn hóa, Tổ Khuyến học, Tổ Hội Nông dân trên nền tảng Tổ Dân phòng đã phát
huy được tác dụng tích cực trong công tác vận động quần chúng xây dựng phát
triển các mô hình phong trào hành động cách mạng ở địa phương. Để nâng cao
chất lượng họat động Tổ Dân phòng, Tổ Văn hóa, Tổ Khuyến học và Tổ Hội
Nông dân thông qua mô hình liên kết lấy tên gọi là: “ Tổ Dân phòng liên kết”,
đây là mô hình phối hợp thống nhất hành động giữa 4 ngành ở địa bàn dân cư
nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền vận động các từng lớp nhân dân
chấp hành pháp luật, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội; xây dựng gia đình
Văn hóa; gia đình hiếu học; nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng cuộc sống
ở cộng đồng dân cư.
Thống nhất nội dung sinh hoạt Tổ Dân phòng liên kết lồng ghép nhiều nội
dung nhằm giảm bớt các cuộc họp dân, tiết kiệm thời gian, giảm bớt áp lực về
cán bộ, nội dung sinh hoạt phong phú hơn, tạo điều kiện để nhân dân phát huy
quyền làm chủ trên mọi lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng,


xây dựng ý thức cộng đồng tự quản và thế trận an ninh vững chắc ở địa bàn.
Quán triệt trong nội bộ 4 ngành từ huyện đến cơ sở nhận thức sâu sắc ý
nghĩa và tầm quan trọng của công tác phối hợp tổ chức và thống nhất hoạt động
của Tổ Dân phòng liên kết ở địa bàn dân cư, nhằm phát huy sức mạnh” cộng
hưởng” cùng chia sẻ, hợp tác, cùng thúc đẩy lẫn nhau để thực hiện tốt chức
năng, nhiệm vụ của từng ngành, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị
ở địa phương.
Tổ Dân phòng liên kết do Ủy ban nhân dân xã (thị trấn) ra quyết định thành
lập, 4 ngành trực thuộc ở cơ sở làm tham mưu cho Cấp ủy, Ủy ban nhân dân xã
(thị trấn) chỉ đạo hợp nhất tổ chức theo mô hình Tổ Dân phòng liên kết với cơ
cấu thành phần gồm: tổ trưởng quản lý chung, trực tiếp công tác xây dựng tổ an
toàn về an ninh trật tự; 01 tổ phó phụ trách xây dựng tổ văn hóa; 01 tổ phó phụ
1
trách xây dựng Khuyến học và 01 tổ phó phụ trách xây dựng tổ hội nông dân.
Tuy nhiên tùy theo đặc điểm từng địa bàn dân cư mà cơ cấu cho phù hợp bảo
đảm hoạt động có hiệu quả các phần việc của mô hình.
Mô hình Tổ Dân phòng liên kết gồm 4 nội dung chính là: xây dựng tổ an
toàn, tổ văn hóa, tổ khuyến học và tổ hội nông dân, mỗi nội dung gắn với một
danh hiệu và được cấp có thẩm quyền xét công nhận hằng năm theo tiêu chí của
từng ngành quy định. Trong đó ngành công an xét công nhận Tổ An toàn về an
ninh trật tự; Mặt trận tổ quốc xét tổ văn hóa; Hội khuyến học xét công nhận tổ
khuyến học; hội Nông dân xét công nhận tổ hội nông dân.
Lấy Tổ Dân phòng làm pháp nhân theo quyết định số: 475/QĐ.UBND của
UBND tỉnh Đồng Tháp ban hành, là tổ cơ bản được pháp luật nhà nước công
nhận. Vì vậy sự liên kết phối hợp 4 ngành lấy tên gọi chung là “Tổ Dân phòng
liên kết”. Tổ vừa đảm bảo được nhiệm vụ hợp tác chung vừa giữ được tính độc
lập của ngành mình.
Trách nhiệm của các ngành: ngành Công an chịu trách nhiệm xây dựng hệ
thống tổ dân phòng, thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc với
mô hình “An toàn về an ninh trật tự” hướng dẫn chuyên môn về công tác phòng

chống tội phạm, quản lý nhân hộ khẩu, phòng chống cháy nổ, phòng ngừa tai
nạn giao thông…trực tiếp thẩm định và công nhận tiêu chuẩn tổ ấp an toàn về an
ninh trật tự, đề xuất khen thưởng trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ
quốc.
Mặt trận tổ quốc chịu trách nhiệm chọn cử người phụ trách công tác vận
động xây dựng gia đình văn hóa, tổ văn hóa hướng dẫn chuyên môn thực hiện
các tiêu chuẩn gia đình văn hóa, tổ văn hóa, trực tiếp thẩm định và đề xuất công
nhận đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, tổ văn hóa.
Hội khuyến học chịu trách nhiệm chọn cử người phụ trách công tác khuyến
học, hướng dẫn chuyên môn trong công tác khuyến học trực tiếp thẩm định và
đề xuất công nhận gia đình hiếu học tổ khuyến học.
Hội Nông dân chịu trách nhiệm chọn cử người phụ trách công tác hội
hướng dẫn chuyên môn về công tác hội, chăm lo sản xuất và đời sống trực tiếp
thẩm định và đề xuất công nhận tổ hội nông dân.
Tổ Dân phòng liên kết chịu sự quản lý trực tiếp của trưởng ban nhân dân
ấp, khóm và chịu sự hướng dẫn chuyên môn của 4 ngành ở cấp xã. Cấp huyện 4
ngành phối hợp tổ chức tập huấn chuyên môn cho tổ Dân phòng liên kết, nội
dung do 4 ngành biên soạn, thời gian tập huấn mỗi lần 1 ngày, kinh phí tập huấn
từ ngân sách nhà nước cấp huyện do Ủy ban Mặt trận tổ quốc chù trì xây dựng
kế hoạch, dự trù kinh phí và quy chế mẫu.
Công an huyện chủ trì biên soạn mẫu sổ công tác “Tổ Dân phòng liên kết”
trong đó có biểu mẫu thống kê tình hình, số liệu về kinh tế, văn hóa - xã hội, an
ninh trật tự; chương trình sinh hoạt mẫu, mẫu biên bản và báo cáo kết quả hàng
tháng. Kinh phí in ấn đề xuất từ ngân sách huyện cấp cho Tổ Dân phòng liên kết
mỗi năm 01 sổ công tác.
2
Với kết quả hoạt động của tổ chức hội, chúng ta thấy rằng Hội Khuyến học,
các tổ chức hội ở cơ sở là mạng lưới, là nguồn lực quan trọng sẽ hỗ trợ đắt lực,
hiệu quả cho việc nâng chất lượng hoạt động của các TTHTCĐ tại các địa
phương hiện nay.

Hội Khuyến học huyện đã tham gia xây dựng và thành lập được 1.825 tổ
“Dân phòng liên kết. Đây là mô hình mới được các cấp lãnh đạo ghi nhận và
đánh giá rất cao trong việc thực hiện phong trào “cả nước trở thành một xã hội
học tập”, tổ “Dân phòng liên kết” gồm 4 thành viên cơ bản: Tổ trưởng An ninh
nhân dân, Hội Khuyến học, Hội Nông dân, Văn hóa thông tin (tổ có từ 25 – 30
hộ gia đình). Tổ “Dân phòng liên kết” khuyến khích đẩy mạnh các hoạt động
khuyến học, khuyến tài nhằm huy động, thu hút mọi người, mọi gia đình trong
tổ tham gia xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cần thiết cho việc
học tập, xây dựng ý thức thường xuyên tự học, tự nâng cao trình độ cho mọi
người và ý thức trách nhiệm của mỗi gia đình, dòng họ, làng xóm, nhân rộng và
phát huy tính hiệu quả của các mô hình “Gia đình hiếu học”, “Dòng họ Khuyến
học”, tổ “Dân phòng liên kết với những nội dung, tiêu chí xác định cụ thể, thiết
thực, hiệu quả, kịp thời.
Chúng ta biết rằng, khi tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, nghị
quyết của Đảng là có sự tham gia của cả hệ thống chính trị, từ cấp ủy Đảng,
chính quyền, UBMTTQ, các thành viên và đến tất cả cán bộ Đảng viên, cả quần
chúng nhân dân. Ở đây, đối với việc nâng cao chất lượng hoạt động của
TTHTCĐ với sự tham gia của cả hệ thống chính trị thì cần chú ý vai trò của Hội
Khuyến học nói chung hay tổ “Dân phòng liên kết ” nói riêng được thể hiện rõ
qua các các hoạt động của mình như:
- Tổ Dân phòng liên kết cung cấp thông tin về nhu cầu học tập trong cộng
đồng, là căn cứ để Trung tâm xây dựng các kế hoạch hoạt động của mình. Đồng
thời là kênh phản hồi về tính hiệu quả hoạt động của các trung tâm.
- Tổ Dân phòng liên kết cung cấp nguồn nhân lực, người học lẫn người
dạy, là báo cáo viên, hướng dẫn viên, cộng tác viên có tại cộng đồng tham gia
trong các hoạt động của trung tâm.
- Đóng góp tài lực cho các hoạt động của trung tâm.
- Ủng hộ các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị….
Tổ Dân phòng liên kết nắm chắc, xác định rõ, biết cách khai thác, sử dụng
một cách hợp lý và có hiệu quả các nguồn lực, đặc biệt nguồn lực có ngay tại

cộng đồng, tại mỗi gia đình, dòng họ, trong tổ là cần thiết và quan trọng. Đây
cũng là mạng lưới liên kết, là nguồn lực quan trọng giúp TTHTCĐ nắm bắt
được nhu cầu của cộng đồng, là căn cứ quan trọng để xây dựng kế hoạch hoạt
động của Trung tâm phù hợp với nhu cầu của người dân; tổ chức các hoạt động
của Trung tâm có hiệu quả, tránh được tư tưởng chờ đợi, ỷ lại, chủ động tìm ra
được những nguồn lực cần thiết để nuôi dưỡng bền vững lâu dài các hoạt động
của mình.
3

×