Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

HIỆU QUẢ CỦA FDI TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.33 KB, 32 trang )

HIỆU QUẢ CỦA FDI TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
2.1. CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN QUA
2.1.1. Mục tiêu tổng quát của các chính sách thu hút FDI trong lĩnh vực nông
nghiệp và phát triển nông thôn
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001 – 2010 đã nêu rõ mục
tiêu tổng quát là “duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, tạo chuyển
biến mạnh mẽ về chất lượng phát triển, thu nhập thấp; đẩy mạnh chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH; nâng cao chất lượng, hiệu
quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, khai
thác có hiệu quả quan hệ kinh tế đối ngoại”.
Để cụ thể hóa chiến lược nói trên đối với lĩnh vực nông, lâm ngư nghiệp và
phát triển nông thôn, Quyết định số 150/2005/QĐ-TTG ngày 20/06/2005 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất
nông, lâm, thủy sản của cả nước đến năm 2000 đã xác định mục tiêu cụ thể là “
xây dựng một nền nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản) hàng hóa
mạnh, đa dạng và bền vững dựa trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh; áp dụng
khoa học, công nghệ, làm ra sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu đa
dạng trong nước và tăng khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường quốc tế;
nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, lao động và nguồn vốn; tăng nhanh thu nhập
và đời sống của nông dân, ngư dân, diêm dân và người làm nghề rừng.
Để thực hiện mục tiêu nói trên đồi hỏi phải huy động tối đa mọi nguồn lực,
trong đó có nguồn vốn FDI để góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông
nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa nông sản có chất
lượng và hiệu quả, gắn sản xuất với thị trường trong nước và thị trường quốc tế
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên (đất đai, lao động và nguồn vốn),
nâng cao thu nhập trên một đơn vị ha đất canh tác, cải thiện đời sống của nông
dân. Nhu cầu đó ngày càng trở nên bức xúc trong bối cảnh việc huy động nguồn
vốn ngân sách Nhà nước còn hạn chế, nguồn vốn ODA có xu hướng giảm sút
trong những năm gần đây; việc huy động nguồn vốn từ các doanh nghiệp, hợp


tác xã, hộ gia đình gặp nhiều khó khăn….
Trên tinh thần đó, Kế hoạch nông nghiệp và nông thôn thời kỳ 2006 -2010
đã xác định kế hoạch huy động vốn đầu tư phát triển của toàn ngành là 144790
tỷ đồng; trong đó:
Bảng 3: Kế hoạch huy động vốn đầu tư phát triển cho nông lâm ngư
nghiệp thời kỳ 2006 - 2010
TT Hình thức vốn Cơ cấu (%)
TT Vốn ngân sách Nhà nước 26,0
1 Vốn tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước 2,0
2 Vốn ODA 9,0
3 Vốn của các doanh nghiệp và KTTT 34,0
4 Vốn của hộ gia đình 18,0
5 Vốn ĐTNN 11,0
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2006
Nguồn vốn dự kiến huy động chiếm 7% tổng giá trị vốn thực hiện.
Như vậy, so với kế hoạch huy động vốn ĐTNN vào tất cả các lĩnh vực
nông, lâm ngư nghiệp thời kỳ 2006 – 2010 (vốn thực hiện đạt 19 -20 tỷ USD,
vốn đăng ký mới đạt khoảng 22 tỷ USD), nguồn vốn dự kiến huy động cho lĩnh
vực này chiếm 7% tổng giá trị vốn thực hiện.
Việc xác định chủ trương thu hút ĐTNN trong lĩnh vực nông nghiệp và
phát triển nông thôn dựa trên những quan điểm và tiêu chí sau:
- Phù hợp với quy hoạch và cơ cấu kinh tế ngành, vùng, lãnh thổ, quy hoạch
vùng nguyên liệu, bảo vệ môi trường.
- Tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng đất theo hướng: tạo ra nhiều giá trị
kinh tế cho xã hội nói chung; đáp ứng cao nhất lợi ích riêng cho người sử dụng;
không làm suy thoái, cạn kiệt các chất dinh dưỡng cần thiết đã có trong đất.
- Sử dụng nguyên vật liệu địa phương và tạo thêm công ăn việc làm cho nông
dân, ngư dân.
- Có tính khả thi cao về địa điểm, thị trường tiêu thụ sản phẩm,nguồn nguyên
liệu…; theo đó, việc quy hoạch và phát triển các vùng nguyên liệu phải gắn liền

với việc xây dựng các cơ sở sản xuất chế biến và tiêu thụ có quy mô lớn và công
nghệ cao, đảm bảo khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
- Kết hợp các dự án quy mô lớn , có tác động quan trọng đến nền kinh tế nói
chung và với ngành nông nghiệp nói riêng với các dự án có quy mô vừa ở các
địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn để đảm bảo cơ cấu kinh tế vùng,
ngành.
Mặt khác, cần xác định rõ vai trò và vị trí của nguồn vốn ĐTNN trong
tổng thể chính sách huy động các nguồn lực cho phát triển nông nghiệp và nông
thôn, trong đó, Nhà nước cần giữ vai trò chủ lực trong đầu tư cho nông nghiệp,
nông thôn và hướng dẫn các nguồn vốn của khu vực tư nhân, kể cả tư nhân
nước ngoài đầu tư về nông thôn.
Theo nguyên tắc đó, cùng với tăng nguồn vốn ngân sách trong nước vào
mục tiêu đầu tư cho nông thôn, Nhà nước cần điều chỉnh tăng thêm vốn vay
ODA vào nông thôn, trước hết là các vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập
trung, các làng nghề truyền thống và các làng nghề mới đã và đang hình thành,
phát triển trong những năm vừa qua. Nhà nước cần chủ động tính toán nâng tỷ
trọng đầu tư ngân sách vào nông thôn, ít nhất là hình thành cho được hệ thống
kết cấu hạ tầng cơ bản như đường giao thông, hệ thống thông tin, cung cấp cho
đủ điện và nước cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp và các hoạt động dịch
vụ kinh tế khác ở nông thôn. Cụ thể, Nhà nước tập trung đầu tư chủ yếu vào các
lĩnh vực công cộng, làm những việc mà khu vực tư nhân không thể làm như:
+ Xây dựng và thực thi các chính sách khuyến khích nông dân, ngư dân và
các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh nông, lâm ngư nghiệp đạt
hiệu quả, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh.
+ Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, gồm công trình thủy lợi đầu mối phục
vụ phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, kênh trục chính, đường giao
thông đến xã, đường dây điện đến trạm hạ thế xã, công trình cung cấp nước sinh
hoạt đâu mối, hỗ trợ dân xây dựng kênh mương nội đồng, trường học, bệnh xá,
tùy theo điều kiện từng vùng.
+ Bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng ngập mặn, các

công trình phòng chống thiên tai bảo vệ môi trường, giảm nhẹ thiệt hại do thiên
tai.
+ Phát triển y tế, giáo dục, văn hóa, tổ chức các dịch vụ công cộng như
khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, bảo vệ thực vật, thú y, thủy nông với sự
tham gia của nhân dân.
+ Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, quản lý chất lượng hàng
hóa, bảo trợ xã hội, xóa đói giảm nghèo.
Đồng thời, Nhà nước cần hỗ trợ các địa phương có cơ sở hạ tầng thấp kém
bằng các nguồn vốn ngân sách hoặc vay ưu đãi đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng;
cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới kết cấu hạ tầng cơ sở trong nông nghiệp và
nông thôn, trong đó ưu tiên các vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn; tập trung
đầu tư dứt điểm một số công trình trọng điểm để tăng khả năng thu hút vốn
ĐTNN.
2.1.2. Nội dung cụ thể của các chính sách thu hút FDI trong nông nghiệp và
phát triển nông thôn
2.1.2.1. Ngành nghề khuyến khích đầu tư
Theo quy định tại Nghị định 108/2006/NĐ - CP ngày 22/06/2006 quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, các dự án thuộc
diện đặc biệt ưu đãi đầu tư gồm: trồng, chăm sóc rừng; nuôi trồng nông, lâm,
thủy sản trên đất hoang hóa, vùng nước chưa được khai thác; đánh bắt hái sản ở
vùng biển xa bờ; sản xuất giống nhân tạo, giống cây trồng, vật nuôi mới và có
hiệu quả kinh tế cao; sản xuất, khai thác và tinh chế muối.
Nghị định này cũng quy định các dự án thuộc diện ưu đãi đầu tư gồm:
trồng cây dược liệu; bảo quản nông sản sau thu hoạch, bảo quản nông, thủy sản
và thực phẩm; sản xuất nước hoa quả đóng chai, đóng hộp; sản xuất, tinh chế
thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản; dịch vụ kỹ thuật trồng cây công nghiệp
và cây lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản, bảo vệ cây trồng, vật nuôi; sản xuất,
nhân và lai tạo giống cây trồng và vật nuôi.
2.1.2.2. Chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư
a. Thuế thu nhập doanh nghiệp

Theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, các dự án
thuộc ngành nghề ưu đãi đầu tư nêu trên được áp dụng thuế suất thuế ưu đãi
20% trong 10 năm, được miễn thuế trong 2 năm và giảm 50% trong 3 năm tiếp
theo.
Ngoài ra, mức thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi hơn (15% trong 12 năm,
miễn 2 năm và giảm 50% trong 7 năm tiếp theo) được áp dụng đối với dự án nói
trên nếu thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn; dự án đầu tư
tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng ưu đãi cao
nhất (10% trong 15 năm, miễn 4 năm và giảm 50% trong 8 năm tiếp theo)
Tuy nhiên, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) vừa được Quốc hội
thông qua (và có hiệu lực thi hành từ 1/1/2009) đã thu hẹp đáng kể diện các dự
án được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trong lĩnh vực nuôi, trồng,
chế biến các sản phẩm nông, lâm, thủy sản. Theo đó ưu đãi về thuế thu nhâp
doanh nghiệp chỉ áp dụng đối với:
+ Các dự án trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của tổ chức được
thành lập theo Luật Hợp tác xã
+ Các dự án cung cấp dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp
+ Các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và quỹ tín dụng nhân dân.
b. Thuế nhập khẩu
- Miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để thực hiện dự án
sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, nông dược đặc chủng được phép nhập khẩu
để thực hiện dự án nông, lâm, ngư nghiệp.
- Miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu sản xuất trong 5 năm kể từ khi bắt đầu
sản xuất đối với một số dự án nông, lâm, ngư nghiệp thuộc Danh mục dự án đặc
biệt khuyến khích đầu tư hoặc đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội
đặc biệt khó khăn.
- Miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, bộ phận rời, phụ tùng và vật tư nhập
khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.
c. Thuế giá trị gia tăng
Theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng, một số sản phẩm nông, lâm,

thủy sản và dịch vụ phục vụ nông nghiệp được miễn thuế giá trị gia tăng gồm:
+ Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế
biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá
nhân tự sản xuất, đánh bắt bản ra và ở khâu nhập khẩu.
+ Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con
giống, cây giống, hạt giống, tinh dịch, phôi, vật liệu, di truyền.
+ Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản
xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp
+ Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối
tinh, muối i-ốt.
d. Ưu đãi về tín dụng
Theo Nghi định số 151/2006/NĐ-CP vào ngày 20/12/2006 về tín dụng đầu
tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và Nghị định 106/2008/NĐ-CP ngày
19/9/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định này, các dự án thuộc lĩnh
vực nông nghiệp, nông thôn (không phân biệt địa bàn đầu tư), gồm dự án xây
dựng mới và mở rộng cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm tập trung; dự án
phát triển giống thủy, hải sản; dự án phát triển giống cây trồng, giống vật nuôi,
giống cây lâm nghiệp được hưởng ưu đãi về tín dụng đầu tư (cho vay đầu tủ,
bảo lãnh tín dụng đầu tư, hỗ trợ sau đầu tư) và ưu đãi về tín dụng xuất khẩu
dưới các hình thức: cho vay xuất khẩu (cho nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu
vay), bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp
đồng.
Đối với tín dụng đầu tư của Nhà nước, mức vốn cho vay đối với mỗi dự án
tối đa bằng 70% tổng mức vốn đầu tư của dự án đó do Ngân hàng Phát triển
Việt Nam quyết định. Đồng thời Ngân hàng Phát triển Việt Nam cũng quyết
định thời hạn cho vay của dự án dựa trên khả năng thu hồi vốn của dự án và khả
năng trả nợ của chủ đầu tư với mức tối đa là 12 năm; với một số dự án đặc thù
(dự án nhóm A, trồng cây thông, cây cao su) thời hạn cho vay tối đa là 15
năm…
Lãi suất cho vay được xác định tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng lần đầu

tiên và không thay đổi cho cả thời hạn vay vốn. Lãi suất cho vay bằng đồng Việt
Nam được tính bằng lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm cộng
0,5%/năm, lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất vay trong hạn. Các dự án xây
dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn
và dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn…
được hưởng lãi suất cho vay bằng lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm và
được hỗ trợ sau đầu tư…
Đối với tín dụng xuất khẩu, mức vốn cho vay tối đa bằng 85% giá trị hợp
đồng xuất khẩu, nhập khẩu đã ký, thời hạn cho vay không quá 12 tháng và lãi
suất do Bộ Tài chính quyết định theo nguyên tắc phù hợp với lãi suất thị trường.
e. Ưu đãi về sử dụng đất đai
Các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp thuộc danh mục
khuyến khích đầu tư được miễn, giảm tiền thuê đất. Ví dụ: dựa án đầu tư thuộc
lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư thực hiện tại địa bàn kinh tế - xã hội đặc
biệt khó khăn được miễn tiền thuê đất; dự án thuộc danh mục lĩnh vực khuyến
khích đầu tư được miễn tiền thuê đất đến 3 năm…
Ngoài ra, việc giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước còn được áp dụng hợp tác
xã thuê đất để làm mặt bằng sản xuất kinh doanh (được giảm 50%); trường hợp
thuê đất, thuê mặt nước để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối mà bị thiên tai, hỏa hoạn gây thiệt hại
dưới 40% sản lượng thì được xét giảm tiền thuê tương ứng, và nếu thiệt hại từ
40% trở lên thì được miễn tiền thuê đối với năm bị thiệt hại.
f. Các ưu đãi và hỗ trợ đầu tư khác
Các văn bản pháp luật, chính sách chung có liên quan đến lĩnh vực phát
triển nông nghiệp và nông thôn cũng tạo môi trường thuận lợi để khuyến khích
đầu tư trong lĩnh vực quan trọng này. Ví dụ Quyết định số 80/2002/QĐ – TTg
của Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp
đồng. Quyết định này đã mở ra hướng đi tích cực giúp cho sản xuất nông nghiệp
gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm, thu hút được nhiều doanh nghiệp và nông
dân tham gia và nhờ vậy tăng cường quan hệ giữa các doanh nghiệp với người

sản xuất, tạo điều kiện để nông dân tiếp nhận hỗ trợ về đầu tư, các biện pháp kỹ
thuật với giá cả hợp lý, đồng thời giúp doanh nghiệp chủ động được nguyên liệu
mở rộng quy mô sản xuát, tăng cường năng lực cạnh tranh.
2.1.2.3. Cam kết quốc tế trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp
a. Cam kết gia nhập WTO
Thực hiện cắt giảm thuế quan và bãi bỏ các hàng rào phi quan thuế.
- Về mở cửa thị trường nông nghiệp:
Mức thuế bình quân đối với hàng nông sản được cam kết cắt giảm từ mức
hiện hành 23,5% xuống còn 20,9%, thực hiện trong khoảng 5 năm. Những mặt
hàng có mức giảm nhiều nhất là: cá và sản phẩm cá, gỗ, giấy.
Việt Nam được áp dụng cơ chế hạn ngạch thuế quan đối với 4 mặt
hàng:trứng, đường, thuốc lá lá, muối. Đối với 4 mặt hàng này, mức thuế trong
hạn ngạch được áp dụng tương đương mức thuế MFN hiện hành (trứng 40%,
đường thô 25%, đường tinh 50-60%, thuốc lá lá 30%, muối ăn 30%), thấp hơn
nhiều so với mức thuế ngoài hạn ngạch.
- Về chính sách hỗ trợ trong nước đối với nông nghiệp:
Đối với “hộp xanh” và “ chương trình phát triển”, Việt Nam tiếp tục được
hỗ trợ không giới hạn, đồng thời được quyền duy trì các loại hỗ trợ “ hộp hổ
phách” ở mức không quá 10% giá trị sản lượng nông nghiệp.
- Về trợ cấp xuất khẩu nông sản:
Việt Nam cam kết không áp dụng trợ cấp xuất khẩu đối với nông sản từ
thời điểm gia nhập WTO
- Cam kết theo Hiệp định về các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm
dịch động thực vật (Hiệp định SPS):
Việt Nam cam kết tuân thủ toàn bộ Hiệp định SPS kể từ khi gia nhập WTO
- Cam kết theo Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại
(TRIMs):
Việt Nam đã cam kết xóa bỏ hoàn toàn yêu cầu bắt buộc phát triển nguồn
nguyên liệu trong nước đối với dự án sản xuất mía đường, dầu thực vật, sữa, gỗ
nói trên, đồng thời không áp dụng ngay tại thời điểm gia nhập các trợ cấp bị

cấm dưới hình thức ưu đãi đầu tư nhằm khuyến khích xuất khẩu và sử dụng
hàng nội địa.
b. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)
Theo thảo thuận trong khuôn khổ AFTA, Việt Nam đã đưa 96,2% số dòng
thuế hàng nông sản vào cắt giảm thuế để đến năm 2006 hoàn thành việc giảm
thuế xuống 0 - 5%.
2.2. TÌNH HÌNH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI TRONG LĨNH VỰC
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
2.2.1. Về quy mô và nhịp độ
ĐTNN đã trở thành một bộ phận của nền kinh tế, góp phần bổ sung nguồn
vốn đầu tư phát triển, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Tính đến tháng 11/2008, trên địa bàn cả nước đã có trên 9700 dự án ĐTNN
còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký trên 145 tỷ USD. Trong 3 năm vừa qua, tốc
độ tăng vốn đăng ký liên tiếp phá vỡ những kỷ lục của 20 năm trước đó. Năm
2008, chỉ trong 11 tháng đầu năm, đã có trên 60 tỷ USD đăng ký đầu tư vào Việt
Nam, chiếm tới 41% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực.
Trong những năm qua, khu vực đầu tư nước ngoài đã tạo ra 17,66% GDP,
trên 44% giá trị sản xuất công nghiệp, đóng góp 57% giá trị kim ngạch xuất
khẩu của cả nước (kể cả dầu thô). Với những thành tựu dó, khu vực ĐTNN thực
sự đã trở thành một bộ phận của nền kinh tế Việt Nam, góp phần bổ sung nguồn
vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng CNH, HĐH, tăng nguồn thu ngân sách, giải quyết việc làm cho
người lao động, đồng thời đóng góp tích cực vào công cuộc đổi mới cũng như
tiến trình hội nhập của nước ta với khu vực và thế giới.
Tính đến tháng 11/2008, lĩnh vực nông, lâm ngư nghiệp đã thu hút 965 dự
án ĐTNN còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 4,7 tỷ USD, chiếm
10% số dự án và 3,3% vốn đầu tư đăng ký của khu vực ĐTNN cả nước. Từ năm
1988 đến nay, toàn ngành thu hút bình quân mỗi năm khoảng 49 dự án và 238
triệu USD, trong đó vốn đăng ký đạt cao nhất vào năm 1995 ở mức gần 570
triệu USD. Biểu đò dưới đây cho thấy, dòng vốn ĐTNN biến động qua các năm

và có xu hướng biến động cùng chiều với sự biến động của dòng vốn ĐTNN
vào Việt Nam ở giai đoạn trước năm 2001.
Trong giai đoạn 2001 – 2005, trong khi vốn thực hiện của khu vực ĐTNN
nhìn chung có xu hướng ổn định và tăng lên thì vốn thực hiện trong lĩnh vực
nông, lâm ngư nghiệp lại có xu hướng giảm. Hơn nữa trong 3 năm gần đây,
dòng vốn đăng ký và thực hiện có tốc độ tăng rất lớn nhưng vốn đăng ký và
thực hiện trong lĩnh vực nông, lâm ngư nghiệp không tăng so với các năm
trước. Do vậy, tỷ trọng ĐTNN của khu vực nông, lâm ngư nghiệp trong tổng
vốn ĐTNN có xu hướng giảm, cả tỷ trọng vốn đăng ký và thực hiện.
Đồ thị 1: ĐTNN vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp giai đoạn 1988 - 2008
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư,1988-2008
Tuy tỉ trọng vốn ĐTNN vào lĩnh vực NLN có chiều hướng suy giảm nhưng
nếu phân tích sâu hơn dòng vốn đăng ký qua biểu đồ dưới đây, có thể nhận thấy
những biến chuyển tích cực trong hoạt động thu hút vốn ĐTNN trong ngành nông,
lâm ngư nghiệp thời gian qua. Về cơ cấu vốn đăng ký, đến thời kỳ 1991 - 1995,
vốn tăng thêm đã chiếm gần 3% tổng vốn đăng ký, đến thời ký 1996 – 2000, vốn
tăng thêm đã chiếm 32% và đến thời kỳ 2001 - 2005 đã chiếm gần 40% tổng vốn
đăng ký.
Vốn đăng ký mới trong giai đoạn 1996 - 2000, do tác động của khủng
hoảng tài chính khu vực, giảm 28% so với giai đoạn 1991 - 1995, nhưng do vốn
tăng thêm của các dự án đang hoạt động tăng mạnh (tăng trên 11 lần) nên nhìn
chung, vốn đăng ký trong lĩnh vực nông, lâm ngư nghiệp trong giai đoạn này
vẫn tăng chút ít (tăng 2%) so với giai đoạn trước. Trong giai đoạn 2001 -2005,
vốn đăng ký vào lĩnh vực nông, lâm ngư nghiệp tăng 19% so với giai đoạn 1996
– 2000, trong đó, riêng vốn đăng ký tăng thêm đã tăng 40%, trong khi vốn đăng
ký mới chỉ tăng 4%.
2.2.2. FDI theo ngành
Trong những năm đầu mở cửa thu hút ngồn vốn bên ngoài, FDI vào ngành
nông, lâm ngư nghiệp tập trung chủ yếu vào các dự án trong lĩnh vực trồng rừng
và chế biến gỗ, nuôi trồng thủy sản, sản xuất thức ăn nuôi tôm cá. Đầu tư vào

lĩnh vực này chiếm hơn 78% tổng vốn FDI vào ngành nông, lâm ngư nghiệp.
Đến nay, FDI trong ngành nông, lâm ngư nghiệp tập trung vào lĩnh vực
trồng trọt và chế biến nông sản, chiếm 37% vốn đăng ký và 51% vốn thực hiện;
đây cũng là lĩnh vực có tỷ lệ vốn thực hiện so với vốn đăng ký cao nhất trong
ngành. Lĩnh vực chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi và chế biến các sản phẩm liên
quan chiếm 21% vốn đăng ký và 23% vốn thực hiện. Lĩnh vực trồng rừng và
chế biến gỗ có tỷ lệ thực hiện so với đăng ký thấp nhất, do vậy lĩnh vực này
chiếm 35% vốn đăng ký nhưng chỉ chiểm 17% vốn thực hiện toàn ngành.
Đồ thị 2 : Tỷ trọng vồn đăng ký trong nông nghiệp
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và đầu tư,2008
Đồ thị 3: Tỷ trọng vốn thực hiện trong nông nghiệp
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và đầu tư,2008
2.2.2.1. Ngành trồng trọt và chế biến nông sản thực phẩm

ĐTNN trong ngành này chủ yếu là từ các nước, vùng lãnh thổ như Đài
Loan, Mỹ, Pháp.
+ Giai đoạn 1991 -1995, ĐTNN vào lĩnh vực trồng trọt và chế biến nông
sản với một số dự án lớn như Công ty TNHH mía đường Việt Nam – Đài Loan
(66 triệu USD), Công ty TNHH mía đường Bourbon – Tây Ninh (97 triệu USD)
đã gia tăng đáng kể và chiếm 61% tổng vốn đăng ký trong lĩnh vực nông, lâm
thời kỳ này.
+ Giai đoạn 1996 -2000, lĩnh vực trồng trọt và chế biến nông sản vẫn tiếp
tục thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư: mía đường Nghệ An Tate & Lyte
(vốn đăng ký ban đầu 71,5 triệu USD), Công ty chế biến thực phẩm quốc tế
(vốn đăng ký ban đầu 37 triệu USD…) và chiếm 53% tổng vốn đăng ký mới,
tuy nhiên, tổng vốn đăng ký mới vào lĩnh vực này đã giảm 37% so với giai đoạn
trước.

×