Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Luận văn Giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản tại xã Kim Đông, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1020.23 KB, 70 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG
THỦY SẢN..............................................................................................................3
I. Khái niệm, đặc điểm, vị trí của ngành kinh tế thủy sản....................................3
1. Một số khái niệm chung về thủy sản.....................................................................3
1.1.Khái niệm thủy sản..............................................................................................3
1.2. Khái niện ngành thủy sản...................................................................................3
1.3. Khái niệm về nuôi trồng thủy sản.......................................................................4
2. Những đặc điểm chủ yếu của sản xuất kinh doanh thủy sản..................................4
2.1.Đối tượng sản xuất là các sinh vật sống trong nước............................................4
2.2. Thủy vực là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế....................................5
2.3. Ngành thủy sản là ngành sản xuất vật chất có tính hỗn hợp, liên ngành cao......6
2.4. Sản xuất kinh doanh thủy sản đòi hỏi đầu tư ban đầu lớn, độ rủi ro cao.............7
2.5. Những đặc điểm riêng ngành thủy sản Việt Nam...............................................8
2.5.1. Thủy vực là nguồn lợi thủy sản Việt Nam đa dạng và khá phong phú.............8
2.5.2 Ngành thủy sản Việt Nam hiện nay đang ở trình độ thấp, có mặt còn lạc hậu,
đang trong quá trình đổi mới phát triển và hội nhập..................................................9
3. Vị trí của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân............................................9
II. Vai trò phát triển kinh tế thủy sản....................................................................9
1. Cung cấp thực phẩm đáp ứng nhu cầu của xã hội..................................................9
2. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế...............................................................................10
3. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế..................................................................10
4. Giải quyết việc làm và tăng thu nhập...................................................................10
5. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thủy sản...................................11
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế thủy sản..............................11
1. Nhân tố tự nhiên..................................................................................................11
1.1. Diện tích mặt nước...........................................................................................11
1.2. Khí hậu, nguồn nước........................................................................................12


1.2.1. Khí hậu..........................................................................................................12
1.2.2. Nguồn nước...................................................................................................12


2. Nhân tố thị trường...............................................................................................13
3. Nhân tố khoa học- kỹ thuật..................................................................................13
4. Nhân tố xã hội.....................................................................................................14
IV. Các chỉ tiêu đánh giá về nuôi trông thủy sản.................................................14
1. Chỉ tiêu về mặt lượng..........................................................................................14
2. Những chỉ tiêu đánh giá về kết quả và hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất
thủy sản...................................................................................................................14
3. Một số rào cản kỹ thuật đối với một số mặt hàng thủy sản Việt Nam..................15
V. Bài học kinh nghiệm về phát triển thủy sản....................................................17
1. Bài học kinh nghiệm của một số nước trên thế giới ............................................17
1.1.Bài học kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng của Thái Lan..............................17
1.2. Bài học kinh nghiệm nuôi trông thủy sản của Trung Quốc..............................19
2. Bài học kinh nghiệm của một số địa phương khác ở Việt Nam...........................20
2.1. Bài học kinh nghiệm của tỉnh Thừa Thiên - Huế..............................................20
2.2. Bài học kinh nghiệm của tỉnh Bình Định..........................................................20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI
XÃ KIM ĐÔNG.....................................................................................................22
I. Vị trí địa lý và các điều kiện ảnh hưởng đến phát triển nuôi trồng
thủy sản..................................................................................................................22
1. Vị trí địa lý, khí hậu.............................................................................................22
2. Kinh tế.................................................................................................................23
2.1. Về tăng trưởng kinh tế......................................................................................23
2.2. Về số hộ tham gia vào các nhóm ngành kinh tế................................................25
3. Chính sách đất đai...............................................................................................27
4. Cơ sở hạ tầng- giao thông và môi trường............................................................28
5. Dân số và lực lượng lao động..............................................................................31

6. Giáo dục..............................................................................................................33
7. Công tác khuyến ngư và chính sách đầu tư phát triển thủy sản...........................34
II. Thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tại xã Kim Đông........................36
2.1. Về diện tích nuôi trồng thủy sản.......................................................................36
2.2. Về sản lượng nuôi trồng thủy sản.....................................................................40
III. Đánh giá hạn chế, khó khăn, thuận lợi..........................................................43
1. Những hạn chế, khó khăn trong nuôi trồng thủy sản...........................................43
2. Những thuận lợi của xã Kim Đông......................................................................44


3. Nguyên nhân của các hạn chế, khó khăn của xã Kim Đông................................44
3.1. Nguyên nhân khách quan..................................................................................44
3.2. Nguyên nhân chủ quan.....................................................................................44
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI XÃ
KIM ĐÔNG...........................................................................................................46
I. Định hướng quan điểm của địa phương...........................................................46
1. Định hướng về phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã Kim Đông...........46
2. Định hướng quy hoạch đất đai của xã Kim Đông đến năm 2016- 2020..............46
3. Nhiệm vụ của xã trong thời gian tới....................................................................48
II. Giải pháp về phát triển nuôi trồng thủy sản tại xã Kim Đông , huyện Kim
Sơn, tỉnh Ninh Bình...............................................................................................49
1. Nhóm giải pháp kinh tế- kỹ thuật........................................................................49
1.1. Giải pháp về quy hoạch....................................................................................49
1.2. Thị trường.........................................................................................................50
1.3. Giải pháp về giống............................................................................................52
1.4. Giải pháp về thức ăn và các loại chế phẩm sinh học.........................................54
1.5. Giải pháp về khoa học kỹ thuật........................................................................54
1.6. Giải pháp khuyến ngư và các chính sách tín dụng............................................57
1.7. Giải pháp phòng chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản............................57
2. Nhóm giải pháp về môi trường - xã hội...............................................................58

2.1. Giải pháp về môi trường...................................................................................58
2.2. Giải pháp về nguồn nhân lực............................................................................60
3. Nhóm giải pháp về quản lý..................................................................................60
4. Nhóm gải pháp về công tác nuôi trồng thủy sản..................................................61
5. Giải pháp về ứng dụng công nghệ vi sinh trong nuôi trồng thủy sản...................62
III. Đề xuất và kiến nghị.......................................................................................63
KẾT LUẬN............................................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................65


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
KTTS
NTTS
KT-XH
NN và PTNT
VSTP
UBND
BVMT

Chữ viết đầy đủ
Kinh tế thủy sản
Nuôi trồng thủy sản
Kinh tế - xã hội
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Vệ sinh thực phẩm
Ủy ban nhân dân
Bảo vệ môi trường



DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Bảng 1.1. Bảng các ngành chuyên môn hóa hẹp trong cơ cấu ngành thủy sản Việt
Nam...........................................................................................................7
Bảng 2.1: Bảng tổng giá trị sản phẩm xã Kim Đông năm 2014- 2016 theo giá so
sánh năm 2010.........................................................................................24
Bảng 2.2: Bảng cơ cấu kinh tế xã Kim Đông giai đoạn 2014 – 2016......................25
Bảng 2.3: Bảng thể hiện cơ cấu số hộ gia đình tham gia vào các nhóm ngành kinh tế
của xã Kim Đông.....................................................................................25
Bảng 2.4: Tổng hợp cân đối đất đai 2010 -2016......................................................27
Bảng 2.5: Bảng các tuyến đò trong huyện Kim Sơn................................................29
Bảng 2.6: Tình hình dịch bệnh Tôm trong giai đoạn 2014 - 2016...........................31
Bảng 2.7: Dân số và cân đối lao động xã Kim Đông...............................................32
Bảng 2.8: Kết quả năm học 2015 - 2016 của xã Kim Đông.....................................34
Bảng 2.9: Thực hiện công tác khuyến ngư tại xã Kim Đông...................................35
Bảng 2.10: Vốn đầu tư phát triển thủy sản xã Kim Đông........................................36
Bảng 2.11: Diện tích nuôi trồng thủy sản tỉnh Ninh Bình năm 2016.......................37
Bảng 2.12 : Diện tích nuôi trông thủy sản huyện Kim Sơn năm 2016.....................37
Bảng 2.13: Diện tích nuôi trồng thủy sản xã Kim Đông giai đoạn 2014 - 2016......38
Bảng 2.14: Bảng sản lượng thủy sản của xã Kim Đông giai đoạn 2014- 2016........40
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp cân đối đất đai đến năm 2020..........................................47
Biểu 2.1: Biểu đồ thể hiện tổng giá trị sản phẩm phân theo các nhóm ngành kinh tế
của xã Kim Đông.....................................................................................24
Biểu 2.2 : Biểu số hộ gia đình tham gia vào các nhóm ngành kinh tế......................26
Biểu 2.3: Độ mặn cao nhất trong tháng tại xã Kim Đông trong giai đoạn 2014 2016.........................................................................................................30
Biểu 2.4: Biểu đồ về sản lượng nuôi trồng thủy sản xã Kim Đông..........................40

Hình 3.1. Mô hình của hệ thống sản xuất nông nghiệp tổng hợp.............................51


1


LỜI MỞ ĐẦU
I. Đề tài.
1.1. Tên gọi của đề tài: Giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản tại xã Kim
Đông, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
1.2. Cơ sở thực tập: Phòng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn huyện
Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
II. Tính cấp thiết của đề tài.
Huyện Kim Sơn là một huyện ven biển của tỉnh Ninh Bình nằm ở cực nam
của miền Bắc với 7 xã bãi ngang ven biển với nhiều loại thủy sản phong phú. Tổng
diện tích nuôi trồng thủy sản đạt khoảng gần 431,8 ha và cồn nổi 210 ha, có 18 km
bờ biển nằm giữa hai cửa sông lớn là sông Đáy và sông Càn.
Ngoài ra, trên địa bàn huyện có khoảng 20 bến đò 9 tuyến đê đảm bảo thuận
lợi giao thông trong huyện và liên tỉnh (Thanh Hóa, Nam Định).
Điều kiện khí hậu: Xã Kim Đông có khí hậu nhiệt đới gió mùa rõ rệt có mùa
đông thích hợp cho phát triển nông nghiệp cả hoa mầu và thủy sản.
Với những điều kiện thuận lợi cả về địa hình và khí hậu thì xã Kim Đông là
một nơi rất có tiềm năng phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản.
Trên toàn địa bàn huyện, xã Kim Đông là địa phương phát triển thủy sản
mạnh mẽ nhất. Với diện tích 5,2 km2 và 2.056 nhân khẩu với địa hình, giáp với biển
Đông về phía Tây thì kinh tế chủ yếu của xã là làm nông nghiệp đặc biệt là nuôi
trồng và đánh bắt thủy hải sản (các sản phẩm chủ yếu như: Tôm, cua, ngao, ...).
Nhờ lợi thế cả về địa hình và khí hậu nên ngành thủy sản phát triển mạnh mẽ
và đóng một phần quan trọng trong thu nhập của người dân nơi đây. Trong những
năm gần đây số hộ nuôi trồng thủy sản kha cao, có khoảng 798 hộ NTTS năm 2014
chủ yếu nuôi trồng bằng ao đầm.
Do quá trình công nghiệp hóa đất nước nên tình hình ô nhiễm môi trường,
biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng đến việc nuôi trồng của địa phương. Mặt khác,
trong những năm gần đây tình hình kinh tế- xã hội nói chung và ngành thủy sản nói
riêng đang gặp nhiều biến động cho nên việc làm thủy sản của xã cũng gặp không ít

những khó khăn.
Đặc biệt với hình thức kinh doanh nhỏ lẻ, manh mún chủ yếu sản xuất hộ
bằng đầm ao tự đào lên, hình thức sản xuất còn nhiều bất cập, việc tiếp xúc với con
giống và kỹ thuật nuôi trồng còn hạn chế nên kết quả đạt được cũng đầy biến động


2
không ổn định và bền vững.
Trước tình hình thực tế hiện nay. Việc phát huy lợi thế của xã cần được trú
trọng đặc biệt là cần phải có những giải pháp và định hướng đúng đắn để phát triển ,
phát huy các tiềm năng có sẵn của địa phương một cách có hiệu quả nhất để góp
phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, phát triển nông nghiệp nông thôn.
III. Mục tiêu.
Phát huy lợi thế của xã về nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã theo hướng bền
vững và ổn định.
Đưa ra các phương pháp, giải pháp, dự báo trên những phân tích, sự đánh giá
của các yếu tố tác động đến ngành thủy sản và các giải pháp khả thi để thực hiện
phát triển kinh tế thủy sản, phát huy tối đa những điều kiện thuận lợi của địa
phương và khắc phục những hạn chế đang vướng mắc.
IV. Phạm vi nghiên cứu.
- Không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn xã Kim Đông, huyện
Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

- Thời gian thực hiện: Từ ngày 1/9/2017 đến ngày 30/11/2017.
V. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng tổng hợp các phương pháp như:
Phương pháp thống kê, thu thập số liệu, khảo sát, điều tra.

- Kỹ thuật sử dụng: Sử dụng các phần mềm : Excel, Word, …
VI. Kết cấu chuyên đề.

Kết cấu bài chuyên đề của em gồm ba chương:
 Chương 1: Cơ sở lý thuyết về phát triển nuôi trồng thủy sản.
 Chương 2: Thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tại xã Kim Đông.
 Chương 3: Giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản tại xã Kim Đông.
Mặc dù, đã có sự cố gắng nhưng chắc chắn bài chuyên đề này không tránh
khỏi những thiếu sót, em mong được sự quan tâm và đóng góp.


3

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN NUÔI
TRỒNG THỦY SẢN
I. Khái niệm, đặc điểm, vị trí của ngành kinh tế thủy sản.
1. Một số khái niệm chung về thủy sản.
1.1.Khái niệm thủy sản.
Thủy sản là một thuật ngữ chỉ chung về những nguồn lợi, sản vật đem lại cho
con người từ môi trường nước và được con người khai thác, nuôi trồng thu hoạch sử
dụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc bày bán trên thị trường. Trong các loại thủy
sản, thông dụng nhất là hoạt động đánh bắt, nuôi trồng và khai thác các loại cá. Một
số loài là cá trích, cá tuyết, cá cơm, cá ngừ, cá bơn, cá đối, tôm, cá hồi, hàu và sò
điệp có năng suất khai thác cao.
Trong đó ngành thủy sản có liên quan đến việc đánh bắt cá tự nhiên hoặc cá
nuôi thông qua việc nuôi cá. Nuôi trồng thủy sản đã trực tiếp hoặc gián tiếp tác
động lớn đến đời sống của hơn 500 triệu người ở các nước đang phát triển phụ
thuộc vào nghề cá và nuôi trồng thủy sản. Những hoạt động sản xuất kinh doanh
của ngành thủy sản xuất phát điểm là đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
Sau này khi quy mô sản xuất tăng, nhu cầu tiêu dùng của xã hội đa dạng và
phức tạp đòi hỏi chuyên môn hóa hẹp kéo theo sự xuất hiện của nhiều ngành nhỏ
tạo nên một nhóm ngành.
Ở Việt Nam, ngành thủy sản có cơ cấu các ngành hẹp như sau:

- Ngành nuôi trồng thủy sản: Bao gồm nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước
lợ và hải sản.
- Ngành công nghiệp thủy sản:
 Ngành khai thác: Bao gồm khai thác các sản phẩm nuôi trồng, đánh bắt hải sản
 Ngành chế biến: Bao gồm chế biến đông lạnh, chế biến đồ hộp, chế biến
hàng khô và chế biến nước mắm.
 Các ngành phụ trợ và phục vụ: Bao gồm đóng sửa tàu thuyền, sản xuất ngư
cụ, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ cảng , dịch vụ kho, sản xuất nước đá, sản xuất bao
bì, sản xuất thức ăn nuôi trồng.
1.2. Khái niện ngành thủy sản.
Theo giáo trình kinh tế thủy sản: “Nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm các
ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản. Như vậy, khi nói đến ngành


4
thủy sản, người ta nói đến ba khía cạnh sau:
Một là, ngành thủy sản là một bộ phận hay còn gọi là một bộ phận của ngành
nông nghiệp, bởi vì ngành thủy sản có những đặc điểm cơ bản của ngành nông
nghiệp.
Hai là, những hoạt động xuất phát điểm của ngành thủy sản gồm nuôi trồng
và đánh bắt thủy sản. Tùy điều kiện cụ thể của mỗi vùng và địa phương về mặt
nước và nguồn lợi thủy sản mà địa phương đó coi trọng hoạt động nuôi trồng, đánh
bắt hoặc kết hợp phát triển một cách hài hòa các hoạt động nói trên.
Ba là, lực lượng sản xuất xã hội phát triển, phân công lao động xã hội diễn ra
ngày càng sâu sắc. Diễn biến của sự phân công lao động xã hội trong nội bộ ngành
nông nghiệp đã hình thành ngành thủy sản ngày càng phát triển. Là một phân ngành
của nông nghiệp, nhưng ngành thủy sản có tính độc lập tương đối về lao động, hệ
thống cơ cở vật chất với phương pháp công nghệ riêng và cho sản phẩm thu hoạch
là động thực vật từ môi trường nước. Hoạt động xuất phát điểm của ngành thủy sản
là nuôi trồng và đánh bắt, nhưng gắn liền với các hoạt động sau thu hoạch như bảo

quản, chế biến tiêu thụ và các dịch vụ hậu cần nên ngành thủy sản có tính liên
ngành cao."
1.3. Khái niệm về nuôi trồng thủy sản.
Nuôi trồng thủy sản là một bộ phận của ngành thủy sản. Nuôi trồng thủy sản
ra đời cũng bắt nguồn từ nhu cầu của cuộc sống khi mà sản lượng khai thác thủy
sản ngày càng có nguy cơ can kiệt. Nước ta một tiềm năng to lớn để phát triển hoạt
động nuôi trồng thủy sản.
Theo FAO (2008) thì: “Nuôi trồng thủy sản là nuôi các con vật trong môi
trường nước ngọt, nước lợ hoặc nước mặn, bao gồm áp dụng các kỹ thuật vào quy
trình chăn nuôi nhằm nâng cao năng suất; thuộc sở hữu cá nhân hay tập thể.”
Hoạt động nuôi trồng thủy sản góp phần vào giải quyết việc làm cho thanh
niên, lao động nông thôn, tạo được những mô hình kinh tế thủy sản ở các tỉnh đem
lại hiệu quả kinh tế cao... Bên cạnh đó hoạt động nuôi trồng thủy sản là một bộ phận
sản xuất có tính nông nghiệp nhằm duy trì bổ sung, tái tạo và phát triển nguồn lợi
thủy sản.
2. Những đặc điểm chủ yếu của sản xuất kinh doanh thủy sản.
2.1.Đối tượng sản xuất là các sinh vật sống trong nước.
Về trữ lượng, khó xác định một cách chính xác trữ lượng thủy sản có trong
một ao hồ hay ngư trường. Đặc biệt ở các vùng mặt nước rộng lớn, các sinh vật có


5
thể di chuyển tự do trong ngư trường hoặc di cư từ vùng này sang vùng khác không
phụ thuộc vào ranh giới hành chính. Đối với từng địa phương hay từng quốc gia,
nếu không ngăn chặn có hiệu quả các phương pháp khai thác lạc hậu làm hủy diệt
các sinh vật trong nước có thể dẫn đến cạn kiệt nguồn thức ăn tự nhiên.
Các loài sinh vật trong nước sinh trưởng và phát triển chịu sự tác động nhiều
của điều kiện tự nhiên, khí hậu, thủy văn...
- Trong nuôi trồng thủy sản, cần tạo dòng chảy bằng máy bơm , tạo oxy
bằng quạt sục nước.

- Trong hoạt động khai thác, đánh bắt hải sản, tính mùa vụ của từng loại
thủy sản như sinh sản theo mùa, di cư theo mùa phụ thuộc vào cả không gian và
thời gian.
- Các sản phầm thủy sản sau khi thu hoạch hoặc đánh bắt đều rất dễ ươn thối,
hư hỏng vì chúng đều là những sản phẩm sinh vật đã bị tách ra khỏi môi trường
sống. Để tránh tổn thất trong sản xuất và nâng cao chất lượng sản phầm đòi hỏi phải
có sự liên kết chặt chẽ giữa các khâu từ khai thác, nuôi trồng đến chế biến và kinh
doanh tiêu thụ sản phẩm; từ khai thácđến đầu tư tái tạo nguồn lợi đầu tư cơ sở hạ
tầng dịch vụ một cách đồng bộ.
- Cần có những nghiên cứu cơ bản đế nắm vững những quy luật sinh trưởng
và phát triển của từng giống, loài thủy sản như quy luật sinh sản, sinh trưởng, di cư
quy luật cạnh tranh tranh đoàn, các tập tính ăn hay tự vệ.
2.2. Thủy vực là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế.
Các loại mặt nước như ao, hồ, cửa sông, biển suối, mặt nước ruộng…gọi
chung là thủy vực được sử dụng vào nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.
Nước là yếu tố quan trọng nhất đối với mọi ngành kinh tế, thậm chí là điều
kiện của sự sống. Để sử dụng có hiệu quả và bảo vệ thủy vực trong ngành thủy vực
cần phải lưu ý những điều sau:
- Thực hiện quy hoạch các loại hình thủy vực và xác định hướng sử dụng
thủy vực cho ngành thủy sản. Trong quy định cần chú ý những thủy vực có mục
đích sử dụng chính vào nuôi trồng thủy sản kết hợp với hướng sản xuất kinh doanh
khác; còn những thủy vực được quy hoạch sử dụng cho mục đích phát triển giao
thông, thủy điện,… là chính thì cần kết hợp hợp lý với việc phát triển thủy sản để
nâng cao hiệu quả sử dụng thủy vực.
- Chú trọng việc bảo vệ môi trường nước, kể cả môi trường biển. Thực hiện
các biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn mọi nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường.


6
Đồng thời thường xuyên cải tạo thủy vực, tăng nguồn dinh dưỡng cho các thủy sinh

vật nhằm nâng cao năng suất các sinh vật nuôi trồng, điều kiện sử dụng thủy vực
trong ngành thủy sản theo hướng thâm canh.
- Sử dụng nguồn lực thủy vực một cách tiết kệm, đặc biệt cần hạn chế
chuyển đổi mục đích sử dụng là các ao hồ…sang xây dựng cơ bản hay mục đích
khác.
2.3. Ngành thủy sản là ngành sản xuất vật chất có tính hỗn hợp, liên ngành cao.
Với tính chất là một ngành sản xuất vật chất, ngành thủy sản bao gồm nhiều
hoạt động sản xuất cụ thể mang tính chất tương đối khác nhau nhưng có mối liên
quan chặt chẽ với nhau như: khai thác, nuôi trồng, chế biến và các dịch vụ sản xuất.
Khi trình độ, lực lượng sản xuất thấp kém, các hoạt động sản xuất cụ thể nói trên
chưa có sự tách biệt rõ ràng, thậm chí còn lồng vào nhau.
Các hoạt động chuyên môn hóa khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ
thủy sản có trình độ và quy mô phát triển tùy thuộc vào nhu cầu thị trường và mỗi
hoạt động lại dựa trên nền tảng nhất định về cơ sở vật chất kỹ thuật và phương pháp
công nghệ, tạo nên những ngành chuyên môn hóa hẹp, có tính chất độc lập tương
đối. Tuy nhiên do đặc điểm của sản xuất và tiêu dùng của các sản phẩm thủy sản,
tính liên kết vốn có của các hoạt động khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ
thủy sản lại đòi hỏi phải gắn bó các ngành chuyên môn hóa hẹp trên trong một thể
thống nhất định, ở trình độ cao hơn mang tính liên ngành.
Tính hỗn hợp và liên tục ngành cao của những hoạt động tạo sản xuất có
những tích chất khác nhau như nói ở trên tạo thành cơ cấu sản xuất của ngành thủy
sản. Cơ cấu ngành thủy sản là tập hơp các bộ phận những hoạt động sản xuất thủy
sản tương tự nhau và mối tương tác giữa các bộ phận hợp thành hệ thống sản xuất
kinh doanh thủy sản.
- Nuôi trồng thủy sản: Bộ phận sản xuất có tính chất nông nghiệp, thường
được gọi là ngành nuôi trồng thủy sản, có chức năng duy trì, bổ sung tái tạo và phát
triển nguồn lợi thủy sản để cung cấp sản phẩm trực tiếp cho tiêu dùng, xuất khẩu và
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và các ngành khác
- Công nghiệp thủy sản: Bộ phận sản xuất có tính chất công nghiệp bao gồm
khai thác và chế biến thủy sản. Những hoạt động này có nhiệm vụ khai thác nguồn

lợi thủy sản và chế biến chúng thành các sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của
xã hội và xuất khẩu.
- Ngoài ra để phục vụ cho sản xuất kinh doanh còn có các hoạt động sản


7
xuất phụ trợ và phục vụ khác như: đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, sản xuất nước
đá, …. Tất cả các hoạt động sản xuất phụ trợ và phục vụ nói trên cùng với nuôi
trồng và công nghiệp thủy sản có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành cơ cấu
ngành thủy sản.

Bảng 1.1. Bảng các ngành chuyên môn hóa hẹp trong cơ cấu ngành thủy sản
Việt Nam
Ngành nuôi
trồng
Ngành khai
thủy sản
thác
Nước ngọt Khai thác các
sản phẩm
nuôi trồng
Nước lợ
Tư nước
mặn

Đánh bắt hải
sản

Ngành công nghiệp thủy sản
Ngành chế biến

Chế biến đông lạnh

Các ngành phụ trợ và phục
vụ
- Đóng sửa tàu thuyền
- Sản xuất sửa chữa ngư cụ

Chế biến đồ hộp
- Chế biến hàng khô
- Chế biến nước mắm

- Dịch vụ vận chuyển
- Dịch vụ cảng, kho lạnh
- Sản xuất nước đá
- Sản xuất bao bì

- Sản xuất thức ăn cho nuôi
trồng
Nguồn: Giáo trình kinh tế thủy sản trường Đai học kinh tế Quốc Dân.
Từ Bảng 1.1 ta có thể thấy rằng: Ngành thủy sản phát triển kéo theo một số
ngành khác phát triển như: các doanh nghiệp chế biến thủy, hải sản, ngành công
nghiệp đóng tàu, các ngành phụ trợ và phụ vụ cho việc nuôi trồng và đánh bắt, các
doanh nghiệp sản xuất thức ăn cho thủy sản, các trung tâm nghiên cứu phòng ngừa
dịch bệnh cho thủy sản,…
2.4. Sản xuất kinh doanh thủy sản đòi hỏi đầu tư ban đầu lớn, độ rủi ro cao.
Hầu hết các hoạt động nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản đều đòi hỏi
đầu tư ban đầu tương đối lớn. Trong hoạt động nuôi trồng, nếu không kể những hoạt
động nuôi cá trên các ao hồ có sẵn, nuôi cá ruộng, nuôi lồng ở các sông suối thì hầu
hết các hoạt động đầu tư nuôi thủy sản đều cần vốn lớn: như đào ao cá trên đất canh
tác hiệu quả thấp được chuyển đổi mục đích sử dụng; đầu tư trên đất canh tác hiệu

quả thấp được chuyển đổi mục đích sử dụng; đầu tư cải tạo đàm nuôi thủy sản ở ven
biển, của sông. Trong hoạt động đánh bắt, nhất là đánh bắt xa bờ đòi hỏi vốn đầu tư
đóng mới thuyền lên đến hàng tỷ đồng. Nhu cầu đầu tư vốn ban đầu tương đối lớn
cho phát triển của các hoạt động kinh tế là vượt qua khả năng tự tích lũy và đầu tư


8
của từng chủ thể kinh tế trong ngành thủy sản đặc biệt là khả năng của các hộ.
Sản xuất nuôi trồng và đánh bắt thủy sản phụ thuộc nhiều vào những điều
kiện tự nhiên nhất là điều kiện thủy văn, bão, lũ. Đối với những nước như nước ta
có bờ biển dài, diễn biến bão lũ hết sức phức tạp, nhiều trận bão lũ lớn đã gây thiệt
hại nặng cho nghề nuôi trông thủy sản của cả một vùng hay một địa phương, cần có
những biện pháp:

- Đầu tư các phương tiện thực hiện dự báo khí tượng thủy văn phát hiện và
cảnh báo sớm các thiên tai như bão biển, lũ lụt cho ngư dân.

- Ban hành và thực thi những chính sách ưu đãi cho các vùng hoạt động
kinh doanh nuôi trồng, khai thác hay chế biến của chủ thể kinh doanh để khắc phục
rủi ro hay thiên tai nhằm nhanh chóng ổn định đời sống và phát triển sản xuất.

- Từng bước nghiên cứu xây dựng và thực hiện chính sách bảo hiểm đối với
cá hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành thủy sản.
2.5. Những đặc điểm riêng ngành thủy sản Việt Nam.
2.5.1. Thủy vực là nguồn lợi thủy sản Việt Nam đa dạng và khá phong phú.
Không những có tiềm năng mặt nước và nguồn lợi thủy vực nội địa, ta còn
có tiềm năng về biển cho phát triển thủy sản.
Biển Đông của Việt Nam có diện tích 3477 ngàn km 2, độ sâu trung bình 1140
km và bờ biển dài trên 3260 km, khá dồi dào về nguồn lợi sinh vật biển. Nguồn lợi
sinh vật có khoảng 11000 loài động vật và thực vật biển. Trong đó có động vật nổi

468 loài; tôm biển có 225 loài; rong biển có 667 loài. Ngoài ra còn nhiều loài động
thực vật biển phong phú và có gía trị khác như chim biển thúc biển thực vật nổi và
thực vật ngập mặn…
- Chủng loại thủy sản nuôi trồng khá phong phú với nhiều giống từ nhiệt đới
đến ôn đới như cá trê phi, cá chi trắng, tôm thẻ chân trắng, bống tượng, đến trắm cỏ,
chéo lai..

- Khả năng nuôi trồng và đánh bắt có thể diễn ra quanh năm.
- Giống loài động thực vật nước đa dạng, đặc biệt có nhiều loài có giá trị
kinh tế và xuất khẩu cao.
Tuy nhiên do điều kiện địa hình và thủy vực phức tạp, lại nằm trong vùng
có nhiều mưa, bão lũ, rét hay bị hạn vào mùa đông nên gây ra khó khăn, thậm chí
những tổn thất trong phát triển nuôi trồng và đánh bắt ở Việt Nam.


9
2.5.2 Ngành thủy sản Việt Nam hiện nay đang ở trình độ thấp, có mặt còn lạc
hậu, đang trong quá trình đổi mới phát triển và hội nhập.
Việc phát triển nuôi trồng thủy sản vẫn thiếu ổn định do còn nhiều hạn chế
giống và thủy lợi, chưa thực hiện tốt chương trình quản lí chất lượng HACCP và
quản lý dư lượng một số chất độc hại.
Từ đó cần chú ý những vấn đề chủ yếu sau:
- Xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển ngành thủy vực theo hướng
tăng trưởng ổn định và bền vững đối với tất cả các khâu từ nuôi trồng, khai thác,
đến chế biến và tiêu thụ, kể cả tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
- Từng bước xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cho ngành thủy sản,
tập trung cho việc xây dựng cho vùng nuôi trồng đủ tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật, đầu
tư cho chế biến và các cơ sở hạ tầng phục vụ khác.
- Nhanh chóng áp dụng các thành tựu mới về khoa học và quản lý trong phát
triển ngành. Tăng cường năng lực của mạng lưới khuyến ngư từ Trung ương đến địa

phương để hỗ trợ kỹ thuật và kiến thức cho người sản xuất.
- Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ đồng bộ để đáp ứng yêu cầu phát triền
ngành thủy sản.
3. Vị trí của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân.
Ngành thủy sản có vị trí to lớn trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt đối với
những nước có tiềm năng về thủy vực và nguồn lợi như nước ta. Vị trí to lớn của
ngành thủy sản Việt Nam được thể hiện rõ trên các mặt như: Cung cấp những sản
phẩm thực phẩm quý cho tiêu dùng của dân cư; Cung cấp nguyên liệu cho phát triển
một số ngành khác; Đóng góp quan trọng trong tăng trưởng của toàn ngành nông,
lâm, ngư nghiệp nói chung; Tham gia vào xuất khẩu thu ngoại tệ cho đất nước và
góp phần vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
II. Vai trò phát triển kinh tế thủy sản
1. Cung cấp thực phẩm đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cung cấp các sản phẩm thiết yếu cho
nhu cầu của con người đó là lương thực, thực phẩm, đó là loại sản phẩm có vai trò
đầu tiên quyết định mọi hoạt động của con người. Nếu không có sản phẩm này thì
con người không thể tồn tại và phát triển được. Nuôi trồng thủy sản cũng là ngành
sản xuất vật chất và cung cấp sản phẩm cho con người như: Cá, tôm, cua, ghẹ,...
Những sản phẩm này cung cấp chất dinh dưỡng cho con người giúp con người tạo
ra các hoạt động trong xã hội. Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày


10
càng nâng cao, thì nhu cầu của con người cũng ngày càng cao, người ta hướng đến
những loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, bổ dưỡng và thủy sản là một trong
những sản phẩm như thế.
2. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Nuôi trồng thủy sản góp một phần quan trọng trong tăng trưởng chung của
ngành thủy sản nói riêng và toàn ngành kinh tế nói chung. Đối tượng của nuôi trồng
thủy sản là những sinh vật thông qua hoạt động chế biến chúng tạo thành những sản

phẩm có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Việc tiêu thụ những sản phẩm này
trong nội địa hay xuất khẩu sang thế giới đều giúp cho nước ta thu được lợi nhuận,
góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng của toàn ngành kinh tế nói chung. Ngành
thủy sản phát triển mở ra một cơ hội mới cho nền kinh tế của đất nước.
3. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Trong xu thế đất nước đang hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế Việt Nam
ngày càng có sự phát triển để hội nhập với thế giới. Theo nguồn tổng cục thống kê:
“ Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2016 đạt 6,21%, trong đó khu vực nông, lâm
nghiệp và thủy sản tăng 1,36%, đóng góp 0,22 điểm phần trăm vào mức tăng chung;
khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,57%, thấp hơn mức tăng 9,64% của năm
trước, đóng góp 2,59 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,98%, đóng góp 2,67
điểm phần trăm. Ngành thủy sản phát triển cũng đóng góp một vai trò quan trọng
trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta và đóng góp vào sự phát triển kinh
tế nói chung. Bên cạnh đó phát triển nuôi trồng thủy sản cũng đã thu hút sự tham
gia của nhiều thành phần kinh tế như: các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp
liên doanh, doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn và quan trọng hơn cả là sự tham gia
của hộ gia đình nông thôn, thúc đẩy sự phát triển kinh tế tư nhân. Nuôi trồng thủy
sản phát triển cũng kéo theo sự phát triển của các ngành dịch vụ và công nghiệp như
các cơ sở chế biến thủy hải sản, các cơ sở sản xuất thức ăn sản xuất, các cơ sở công
ty phòng dịch bệnh thủy sản.”
4. Giải quyết việc làm và tăng thu nhập.
Ngành thủy sản với sự phát triển nhanh của mình đã tạo ra hàng loạt việc
làm và thu hút lực lượng đông đảo tham gia vào tất cả các công đoạn sản xuất, làm
giảm sức ép nạn thiếu việc làm trên phạm vi cả nước. Nuôi trồng thủy sản góp phần
giải quyết việc làm cho mọi bộ phận dân cư, giúp họ tạo thêm thu nhập nuôi sống
bản thân và gia đình Gia đình là tế bào của xã hội, một khi bản thân các tế bào có sự
phát triển thì xã hội mới tốt đẹp được. Do vậy, chúng ta đang hướng tới một xã hội


11

công bằng, văn minh, ở đó mọi người đều được bình đẳng như nhau. Nuôi trồng
thủy sản cũng góp phần giảm bớt sự chênh lệch giữa nông thôn với thành thị. Ngày
nay nền kinh tế đã có sự phát triển trông thấy thì mức sống của người dân cũng
ngày càng được nâng cao hơn. Điều đó được thể hiện ở chỗ người ta chuyển từ nhu
cầu hàng hóa cấp thấp sang thành hàng hóa cấp cao như: Thịt, trứng, sữa, thủy
sản,...Và các sản phẩm này cũng đáp ứng một cách đa dạng nhu cầu của nhân dân từ
những sản phẩm bình dân như: tôm, cá đến những mặt hàng sa sỉ như: cua, ghẹ, tôm
hùm,...Nó sẽ làm thỏa mãn nhu cầu đa dạng trong tầng lớp dân cư.
5. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thủy sản.
Các sản phẩm thủy sản ngoài phục vụ nhu cầu tiêu thụ trực tiếp của dân cư
thì một phần lớn được cung cấp cho các nhà máy chế biến làm nguyên liệu cho
công nghiệp chế biến. Có một số đặc điểm dễ dàng nhận thấy là thông qua hoạt
động chế biến thì giá trị các sản phẩm thủy sản được nâng tầm giá trị. Việc chế biến
các sản phẩm thủy sản dùng công nghệ bao gói chủ yếu nhằm mục đích xuất khẩu
sang thị trường thế giới. Để các sản phẩm này thực hiện sự hải lòng người tiêu dùng
ngoại quốc thì chất lượng chất lượng sản phẩm phải đặt lên hàng đầu. Do đó, vấn đề
đặt ra là phải đảm bảo chất lượng thủy sản từ khâu nuôi trồng, chúng ta chỉ có đầu
ra khi có sản phẩm sạch.
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế thủy sản.
1. Nhân tố tự nhiên.
Mọi sự sống đều chịu sự phụ thuộc của một hoặc một số yếu tố nhất định
của điều kiện tự nhiên và thủy sản cũng như thế. Những nhân tố này quyết định đến
quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của thủy sản trong các hoạt động nhằm
phát triển kinh tế thủy sản. Các điều kiện tự nhiên quan trọng hàng đầu như là đất
đai, nước, khí hậu, thời tiết, độ ẩm, thiên tai... Chúng quyết định đến khả năng nuôi
trồng thủy sản trên từng lãnh thổ, khả năng áp dụng các quy trình sản xuất, đồng
thời có ảnh hưởng lớn đến năng suất và sản lượng nuôi trồng thủy sản.
1.1. Diện tích mặt nước.
Do thủy sản là các sinh vật sống trong môi trường nước nên đất đai để
NTTS quyết định đến sự phát triển và tồn tại của thủy sản vì nếu tách thủy sản ra

khỏi môi trường nước thì chúng sẽ không sống được. Mặt khác, diện tích mặt nước
còn quyết định đến quy mô phát triển nuôi trồng thủy sản chúng biểu hiện ở chỗ nếu
diện tích mặt nước lớn thì quy mô phát triển cũng như nuôi trồng thủy sản cũng lớn.
Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản hay còn gọi là diện tích mặt nước là đất


12
có mặt nước nội địa bao gồm: Ao, sông ngòi, hồ, đầm, phá, kênh rạch, vũng, vịnh,
đất có mặt nước ven biển, đất phi nông nghiệp có mặt nước được giao, đất sử dụng
cho kinh tế trang trại, đất cho thuê để NTTS,...
1.2. Khí hậu, nguồn nước.
1.2.1. Khí hậu.
Việt Nam là một nước nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên khí hậu ảnh
hưởng sâu sắc đến ngành nuôi trồng thủy sản. Những tác động tích cực đến nuôi
trồng thủy sản như: Các loài sinh vật biển phong phú, đa dạng, có thể tiến hành nuôi
trồng thủy sản quanh năm thông thường có hai vụ một năm, khả năng mang lại lợi
nhuận cao, có giá trị kinh tế góp phần vào tăng trưởng kinh tế của xã nói chung và
trên địa bàn huyện Kim Sơn nói chung.
Những tác động tiêu cực đến hoạt động nuôi trồng thủy sản như: Thiên tai, lũ
lụt, hạn hán, độ mặn thay đổi,... gây ảnh hưởng đến hoạt động NTTS của nhân dân.
Ngoài ra, còn làm tăng nguy cơ vỡ đê, đầm phá ngập úng không chỉ ảnh hưởng đến
thủy sản mà còn ảnh hưởng đến chính người dân làm ăn sinh sống trên địa bàn xã.
Mặt khác, các nhân tố như: Độ mặn, môi trường, nhiệt độ, gió, không khí, độ
ẩm, chế độ mưa, thủy triều,... cũng ảnh hưởng đến khả năng cư trú, sinh sản, di cư
của một số sinh vật sống.
Tác động của thời tiết cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến môi trường đầm thủy
sản. Nếu môi trường quá nóng tạo điều kiện cho quá trình phân hủy yếm khí các
chất hữu cơ trong ao nuôi, đặc biệt là ở đáy ao, tạo điều kiện tích tụ đáy, gây ô
nhiễm tạo điều kiện cho các sinh vật có hại phát triển làm ảnh hưởng đến quá trình
sinh trưởng và phát triển của thủy sản.

Đồng thời nếu lượng mưa quá lớn làm độ mặn giảm đột ngột hoặc các đợt
mưa chuyển mùa làm nồng độ axit cao vượt khỏi khả năng chịu đựng của tôm, cua,
cá,... là cho chúng bị sốc, chậm lớn, thậm chí là chết.
Hoặc nhiệt độ thay đổi đột ngột làm điều kiện gia tăng một số dịch bệnh của
thủy sản, có khả năng làm giảm sự miễm dịch, gây bệnh hàng loạt cho thủy sản, gây
thiệt hại lớn cho người nuôi trồng thủy sản.
Tóm lại, khí hậu có ảnh hưởng sâu sắc đến sự sinh trưởng và phát triển của
thủy sản, nó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát sinh và lan tràn dịch bệnh cho
thủy sản.
1.2.2. Nguồn nước.
Nguồn nước là một trong những nhân tố quan trọng nhất đối với thủy sản.
Vì mỗi loài thủy sản có một đặc điểm sinh thái riêng loài sống nước ngọt, loài sống


13
nước mặn, loài sống nước lợ. Mặt khác, nguồn nước yêu cầu về chất lượng khá
nghiêm ngặt như đủ độ mặn, độ pH vừa phải,... Để sử dụng tối đa và hiệu quả
nguồn nước cần phải có biện pháp, giải pháp giúp nguồn nước luôn đảm bảo như:
Bảo vệ môi trường nước, các giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý đê điều,...
2. Nhân tố thị trường.
Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay thì việc canh tranh ngày càng
khốc liệt. Do nhu cầu ngày càng tăng cao và việc vệ sinh an toàn thực phẩm ngày
càng trú trọng do đó các sản phẩm thủy sản cũng ngày càng khắt khe về chất lượng.
Muốn có được thị trường tiêu thụ cho sản phẩm của mình thì không hề dễ dàng một
chút nào cả.
Trong khi, nuôi trồng thủy sản cũng là một ngành sản xuất vật chất mà sản
phẩm tạo ra là các sản phẩm thủy sản. Khi tạo ra sản phẩm từ hoạt động nuôi trồng
thì các hộ sản xuất phải tìm cho mình nơi tiêu thụ sản phẩm đó là thị trường. Thị
trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản có vai trò quyết định đến việc chuyển dich cơ cấu
sản xuất hàng hóa, tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn thúc đẩy ngành

công nghiệp chế biến phát triển, đồng thời do tính chất đa dạng của thị trường tác
động làm cho hoạt động NTTS biến đổi về mặt cơ cấu sản phẩm nhằm phục vụ cho
nhu cầu của thị trường. Mặt khác, thông qua việc trao đổi mua bán hàng hóa trên thị
trường góp phần làm cho vùng chuyên môn hóa ngày càng phát triển và liên kết với
nhau để khai thác tốt lợi thế của từng vùng, từng địa phương, từ đó sản xuất ra
lượng hàng hóa lớn đáp ứng nhu cầu thị trường.
Thị trường định lượng cung - cầu các loại thủy sản thông qua đó người dân
sẽ biết được nên nuôi loại gì? Giống như thế nào? Số lượng bao nhiêu? Để thu được
lợi nhuận từ hoạt động nuôi trồng thủy sản.
3. Nhân tố khoa học- kỹ thuật.
Xã hội ngày càng phát triển theo đó những tiến bộ khoa học - kỹ thuật ngày
càng được cải tiến làm thay đổi cuộc sống hiện nay. Nhờ áp dụng những tiến bộ của
khoa học - kỹ thuật mà người ta có thể lai tạo, tạo ra các giống thủy sản mới có chất
lượng, năng suất và khả năng chống chịu, thích nghi với thời tiết cao. Đồng thời,
cũng nhờ nghiên cứu sự phát triển của thủy sản mà người ta có thể phát hiện ra các
loại dịch bệnh để phòng ngừa và chữa trị kịp thời. Từ đó, làm giảm sự thiệt hại của
thủy sản do dịch bệnh gây nên. Mặt khác, nhờ những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã
tạo nên sự đa dạng trong nuôi trồng thủy sản với các hình thức, mô hình khác nhau
thích hợp với các điều kiện khí hậu để thu được năng suất và chất lượng tốt nhất.


14
4. Nhân tố xã hội.
Dân cư và nguồn lao động ảnh hưởng đến hoạt động NTTS ở cả hai mặt vừa
là lực lượng sản xuất vừa là người tiêu thụ nông sản. Bất kì một ngành sản xuất vật
chất nào cũng nhằm mục đích hướng tới mục đích tạo ra sản phẩm phục vụ cho nhu
cầu của thị trường. Và ngành thủy sản cũng thế, lực lượng sản xuất ở đây là các cá
nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp làm việc trong lĩnh vực thủy sản. Chỉ có lao
động của con người mới tạo ra được hoạt động nuôi trồng thủy sản.
Con người tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển của vật nuôi

thông qua chăn sóc, nuôi dưỡng. Nếu lao động có trình độ kỹ thuật cao thì sẽ thúc
đẩy NTTS phát triển.
Dân số là lực lượng lao động cho mọi ngành kinh tế nói chung và ngành thủy
sản nói riêng. Do đó, lực lượng lao động càng có chất lượng thì việc nuôi trồng thủy
sản cũng phát triển. Ngoài ra họ còn là lực lượng tiêu thụ sản phẩm thủy sản trên thị
trường nông sản nước ta.
IV. Các chỉ tiêu đánh giá về nuôi trông thủy sản.
1. Chỉ tiêu về mặt lượng.
* Chỉ tiêu diện tích nuôi trồng thủy sản
Để xác định được tiềm năng phát triển sản xuất thủy sản ở địa phương trước
hết phải xác định được chỉ tiêu về diện tích thủy sản (bao gồm tổng diện tích, diện
tích kinh doanh, diện tích trồng mới). Từ đó biết được thực tế diện tích hiện có và
diện tích còn khả năng mở rộng sản xuất.
*Chỉ tiêu về năng suất nuôi trồng thủy sản.
Đây là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu, bởi muốn đánh giá được thực trạng sản
xuất của một địa phương hay một cơ sở sản xuất kinh doanh thì người ta xem xét
đến năng suất nuôi trồng thủy sản. Như vậy, tìm hiểu được năng suất thực tế của cây
chè ở địa phương, thông qua đó có biện pháp đầu tư thích hợp tăng năng suất.
* Chỉ tiêu về sản lượng
Sản lượng luôn là chỉ tiêu để xem xét, nó có vai trò khá quan trọng trong việc
phản ánh về mặt lượng của quá trình phát triển sản xuất thủy sản.
2. Những chỉ tiêu đánh giá về kết quả và hiệu quả kinh tế trong quá trình sản
xuất thủy sản.
- Giá trị sản xuất (GO) được xác định là giá trị bằng tiền của toàn bộ sản
phẩm thủy sản được sản xuất ra (thường là một năm) trên một đơn vị diện tích.


15

Trong đó: GO: Tổng giá trị sản xuất

Qi: Khối lượng sản phẩm loại i
Pi : Đơn giá sản phẩm loại i
- Chi phí trung gian (IC) là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên
và dịch vụ sản xuất. Trong quá trình sản xuất thủy sản chi phí trung gian bao gồm
các khoản chi phí như: Giống, thức ăn, hóa chất,...
- Giá trị tăng thêm (gia tăng) (VA) là phần giá trị tăng thêm của người lao
động khi sản xuất ra một đơn vị diện tích (thường là một năm)
VA = GO - IC
- Giá trị gia tăng/công lao động (VA/công lao động) là giá trị tăng thêm chia
cho tổng ngày công lao động của nông hộ.
- Giá trị gia tăng/chi phí trung gian(VA/IC) được tính bằng phần giá trị tăng
thêm của một đồng chi phí trung gian đầu tư cho sản xuất thủy sản.
* Thu nhập hỗn hợp (MI) là thu nhập thuần tuý của người sản xuất, bao gồm
thu nhập của công lao động và lợi nhuận mà họ có thể nhận được khi sản xuất một
đơn vị diện tích (thủy sản thường tính cho 1 năm). Thu nhập hỗn hợp được tính theo
công thức sau:
MI = VA – (A + T)
Trong đó: A là phần giá trị khấu hao tài sản cố định và chi phí phân bổ
T là thuế sản xuất
- Thu nhập hỗn hợp/ngày công lao động
Chỉ tiêu này cho biết giá trị thu nhập của một ngày công lao động được hạch
toán trong nuôi trồng thủy sản của nông hộ.
- Thu nhập hỗn hợp/ chi phí vật chất
Chỉ tiêu này cho biết khả năng thu nhập của một đồng vốn đầu tư cho sản
xuất thủy sản.
- Lợi nhuận (TPr) = GO – TC
Trong đó: GO: Giá trị sản xuất
TC: Tổng chi phí
3. Một số rào cản kỹ thuật đối với một số mặt hàng thủy sản Việt Nam.
“ Ngoài các hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam đang gặp phải các rào cản kỹ thuật



16
đối với mặt hàng thủy sản mà các doanh nghiệp đang gặp phải:
- Tiêu chuẩn HACCP: Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn
(HACCP) là một tiêu chuẩn quốc tế xác định yêu cầu của một hệ thống quản lý thực
phẩm an toàn. Hệ thống HACCP giúp tổ chức tập trung vào các nguy cơ có ảnh
hưởng đến an toàn vệ sinh thực phẩm và xác định một cách có hệ thống, thiết lập và
thực hiện các giới hạn kiểm soát quan trọng tại các điểm kiểm soát tới hạn trong
suốt qúa trình chế biến thực phẩm. Tiêu chuẩn này đã được thị trường Mỹ và EU áp
dụng đối với thủy sản nhập khẩu.
- Tiêu chuẩn Golbal GAP là một bộ tiêu chuẩn xuất phát từ Châu Âu được
sử dụng để áp dụng tự nguyện cho sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và
thủy sản) trên toàn cầu. Mục tiêu của Golbal GAP là thiết lập một chuẩn mực trong
sản xuất nông nghiệp như một thông hành cho ngành thủy sản Việt Nam thâm nhập
vào thị trường các nước phát triển đặc biệt là Châu Âu.
- Tiêu chuẩn JAS: Đối với thị trường Nhật Bản (Japan Agricultural
Standards - Tiêu chuẩn các mặt hàng nông, lâm sản) do Bộ Kinh Tế Thương mại và
Công nghiệp Nhật Bản (METI) cấp, sẽ được người tiêu dùng rất tín nhiệm. Do đó
việc nghiên cứu tiêu chuẩn này khi thâm nhập vào thị trường Nhật Bản cũng là cần
thiết đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
- Luật vệ sinh an toàn thực phẩm: Ngoài các luật, bộ luật về vệ sinh an toàn
thực phẩm của các nước phát triển cũng quy định khắt khe với các mặt hàng thủy
sản tiêu thụ trên các nước này. Điển hình như: Luật Bảo vệ người tiêu dùng thủy sản
thương mại của Mỹ, Luật vệ sinh thực phẩm của Nhật Bản. Cụ thể, Luật vệ sinh
thực phẩm của Nhật Bản có quy định một danh sách các mức dư lượng tối đa một
số chất có hại và hàng hóa sống nhập khẩu vào Nhật Bản nếu chứa đựng dư lượng
vượt quá mức tối đa đó.
- Luật ghi nhãn xuất xứ đối với hàng thủy sản: Luật này quy định các nhà
bán lẻ thực phẩm phải ghi rõ nguồn gốc xuất xứ ( nước sản xuất ) đối với các sản

phẩm thủy sản, thịt tươi và vác sản phẩm tiêu dùng khác. Luật ghi nhãn này gây khó
khăn đối với những nhà sản xuất nhỏ vì thủ tục giấy tờ là một vấn đề phức tạp, tốn
nhiều thời gian với các doanh nghiệp này. Tuy nhiên luật này có tác dụng hữu hiệu
với người tiêu dùng, có thể lựa chọn được sản phẩm với những thông tin xuất xứ và
nguồn gốc rõ ràng.
- Quy định về bảo vệ môi trường và nguồn lợi: Đây là quy định của một số


17
luật chủ yếu của các nước phát triển nhằm bảo vệ môi trường, có sử dụng các biện
pháp hạn chế nhập khẩu nhằm buộc Chính phủ các nước xuất khẩu thủy sản áp
dụng những thông lệ bảo vệ các loài động vật quý hiếm, có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Đặc biệt từ ngày 01/ 01/2010 các quy định của Ủy Ban Châu Âu (EC) về
thiết lập hệ thống kiểm soát nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và xóa bỏ hoạt động khai
thác, đánh bắt thủy sản hợp pháp cũng bắt đầu có hiệu lực. Theo đó, tất cả các lô
hàng hải sản khai thác phải có chứng nhận về tính hợp pháp sản phẩm, phải có
chứng nhận tên tàu khai thác, vùng biển khai thác mới được phép xuất khẩu vào thị
trường EU.” ( Theo nguồn Cục Thú Y và Bộ NN và PTNT ).
V. Bài học kinh nghiệm về phát triển thủy sản
1. Bài học kinh nghiệm của một số nước trên thế giới .
1.1.Bài học kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng của Thái Lan.
Bài học kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng của Thái Lan như sau:

“Bài học 1: Sử dụng vôi và bã trà (saponin). Vôi và bã trà (saponin) được sử
dụng ở tất cả các trang trại nuôi tôm. Bã trà có tác dụng diệt tất cả các loại cá tạp có
trong ao. Vôi được sử dụng để điều chỉnh pH đất và pH nước bởi vì độ pH nước
trong ao là tương đối thấp so với nhu cầu của tôm thẻ chân trắng (7,6-7,8).
Bài học 2: Mật độ tôm thả nuôi. Qua nhiều năm thất bại do tôm nuôi ở mật
độ cao. Hiện nay người nuôi tôm ở Thái Lan đã giảm mật độ tôm nuôi. Mật độ tôm
chân trắng thả nuôi được giảm xuống còn 60.000-100.000 con/rai.

(Trong đó, rai là đơn vị đo diện tích ở Thái Lan, 1 rai = 1.600 m 2, tức là
khoảng 37,5- 62,5 con/m2).
Bài học 3: Phòng chống bệnh đầu vàng. Năm 1993 là năm mà bệnh đầu vàng
bắt đầu bùng phát mạnh gây thiệt hại nghiêm trọng cho nghề nuôi tôm thẻ chân
trắng tại Thái Lan. Các nhà khoa học Thái Lan đã tập trung nghiên cứu để tìm cách
phòng chống bệnh đầu vàng trên tôm có hiệu quả. Đáng chú ý là năm 1995 Satapon
Direkbusarakon đã nghiên cứu sử dụng dịch chiết xuất từ cây chó đẻ răng cưa để
chặn lại sự nhiễm virus gây bệnh đầu vàng. Kết quả này đã mở ra một khả năng có
thể sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc từ thực vật để ngăn chặn sự bùng nổ của
các bệnh do virus ở tôm cá.
Bài học 4: Áp dụng hệ thống nuôi tôm khép kín. Năm 1994 tiến sĩ Kun
Bunserm đã đề xuất nuôi tôm thẻ chân trắng bằng hệ thống nuôi tôm khép kín nhằm
cách ly sự bùng phát dịch bệnh trong nuôi tôm.


18
Bài học 5: Kiểm tra bệnh trên tôm giống thả nuôi bằng phương pháp PCR.
Việc kiểm tra bệnh trên tôm giống bằng phương pháp PCR được đề xuất từ năm
1995 tại Thái Lan và được duy trì cho đến ngày nay. Việc kiểm tra bệnh trên tôm
giống bằng phương pháp PCR để loại trừ được các lô tôm giống mang mầm bệnh
virus nguy hiểm mà có thể phát sinh thành dịch.
Bài học 6: Kiểm tra định kỳ tôm nuôi bằng phương pháp PCR. Trong quá
trình nuôi tôm, các trang trại nuôi tôm nếu quan tâm trong công tác xét nghiệm tôm
nuôi bằng phương pháp xét nghiệm PCR thì sẽ thành công. Những trang trại nuôi
tôm tại Thái Lan không quan tâm đến vấn đề này đã phải trả giá trong giai đoạn từ
năm 1996-2002.
Bài học 7: Nguồn gốc tôm giống. Giai đoạn năm 2002-2003 là giai đoạn
thành công của nghề nuôi tôm chân trắng tại Thái Lan. Trong giai đoạn này, Thái
Lan đã di nhập và phát triển tôm thẻ chân trắng có nguồn gốc từ Hawaii thông qua
công ty Charoen Pokphand Foods Plc. Tỷ lệ sống của tôm nuôi đạt hơn 90% và kích

cỡ tôm thương phẩm đạt 50-60 con/kg.
Bài học 8: Công tác di truyền và chọn giống được quan tâm. Các nhà nghiên
cứu về di truyền và chọn giống đã tiếp cận vấn đề này và tham gia nghiên cứu phát
triển giống tôm ở Thái Lan. Điều này mở ra một tương lai tươi sáng cho ngành công
nghiệp nuôi tôm tại những nước này.
Bài học 9: Quản lý chất lượng toàn diện. Vấn đề này được đặt ra từ năm
2004 cho ngành công nghiệp nuôi tôm tại Thái Lan. Việc quản lý chất lượng được
quan tâm kiểm soát chặt chẽ từ khâu đầu tiên: tôm bố mẹ, sinh sản…đến khâu cuối
cùng: thu hoạch tôm, bảo quản, xuất khẩu… để đảm bảo được chất lượng tôm xuất
khẩu an toàn vệ sinh thực phẩm, mẫu mã bắt mắt… được thế giới ưa chuộng.”
Nguồn: Bài học nuôi tôm thẻ của Công ty cổ phần Trường Sơn ngày 20/03/2012.


19
1.2. Bài học kinh nghiệm nuôi trông thủy sản của Trung Quốc.
Bài học kinh nghiệm nuôi trông thủy sản của Trung Quốc.
“ Thứ nhất, Trung Quốc rất coi trọng phát triển nuôi trồng thủy sản. Ngay từ
năm 1990, họ đạt được sản lượng nuôi trồng cao hơn sản lượng khai thác thủy sản.
Với tiềm năng phát triển ngành nuôi trồng và lợi thế về chi phí, Trung Quốc không
ngừng thu hút các nhà đầu tư. Ngành nuôi trồng thủy sản Trung Quốc ngoài việc
chú trọng đến con tôm, còn liên tục bổ sung thêm các loài nuôi quan trọng khác như
cá (Rôphi, Vược, Song,...), nhuyễn thể (Vẹm, Điệp, Bào ngư,…) và các loài khác
đang được nuôi trong nước.
Thứ hai, Chính phủ nước này tăng cường hợp tác quốc tế nhằm đẩy mạnh
khai thác hải sản ngoài khơi để bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ. Trung Quốc đã
thực hiện các biện pháp quản lý số lượng tàu khai thác thủy sản gần bờ, đóng cửa
ngư trường vào mùa sinh sản của các loài thủy sản từ năm 1991 và đặt mục tiêu
tăng trưởng sản lượng khai thác thủy sản là 0% để bảo vệ nguồn lợi thủy sản đang
bị cạn kiệt.
Thứ ba, Trung Quốc tăng cường kiểm tra, giám sát về chất lượng và an toàn thực

phẩm đối với sản phẩm thủy sản. Tăng cường xử lý mạnh mẽ, đưa ra một loạt quy định
mới và thực hiện các chương trình truy quét hàng kém chất lượng nhằm khôi phục lòng
tin đối với nhãn hiệu sản phẩm thủy sản được “sản xuất tại Trung Quốc”.
Thứ tư, Trung Quốc chú trọng phát triển mạnh ngành chế biến thủy sản xuất
khẩu. Chính phủ đã có chủ trương rất rõ ràng về việc ưu tiên mở rộng ngành chế
biến để tạo việc làm cho người lao động, đồng thời có chính sách giảm thuế đối với
các sản phẩm thủy sản nhập khẩu để chế biến và tái xuất (thuế nhập khẩu thành
phẩm để tiêu thụ cao hơn rất nhiều).Chế biến thủy sản để tái xuất đang nhanh chóng
trở thành một thế mạnh của Trung Quốc trong kinh doanh thủy sản toàn cầu. Ngày
càng nhiều loại sản phẩm thủy sản được nhập vào Trung Quốc để chế biến, sau đó
được xuất đi các nước khác.
Thứ năm, Chính phủ khuyến khích các nhà đâu tư lớn để phát triển ngành
thủy sản. Chi phí sản xuất và lao động giá rẻ là động lực thu hút các công ty nước
ngoài đầu tư vào lĩnh vực chế biến thủy sản tại Trung Quốc.
Thứ sáu, Trung Quốc đã có những tiến bộ đáng kể về cải thiện khả năng truy
xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản để đáp ứng các yêu cầu của Liên minh châu Âu
(EU) quy định về việc kiểm soát khai thác thủy sản bất hợp pháp.
Thứ bảy, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm thủy sản giá trị gia tăng như
philê cá, giáp xác chế biến sẵn hoặc đóng túi và nhuyễn thể, cá và trứng cá chế biến
sẵn hoặc đóng gói. Các mặt hàng này chiếm 79% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của
Trung Quốc. Giá trị xuất khẩu các sản phẩm cá và trứng cá chế biến sẵn hoặc đóng
túi tăng 23%, cao hơn mức tăng 7% của xuất khẩu các sản phẩm philê, điều đó phản
ánh rõ xu hướng tăng thêm giá trị cho các sản phẩm của ngành chế biến thuỷ sản
thông qua cải tiến công nghệ và phương thức quản lý.”
Nguồn: Trang tin xúc tiến thương mại - Bộ NN và PTNT.


20
2. Bài học kinh nghiệm của một số địa phương khác ở Việt Nam.
2.1. Bài học kinh nghiệm của tỉnh Thừa Thiên - Huế.

“Những năm qua, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế năm 2017 vừa qua
không xảy ra lũ lớn nên đa phần người dân chủ quan trong thả nuôi và thu hoạch cá
trước mùa lũ. Việc nuôi cá lồng, bè không theo quy hoạch đã dẫn đến thiệt hại nặng
khi môi trường nước đột ngột thay đổi. Trong đợt lũ lớn vừa qua, cá nuôi lồng, bè
của cả tỉnh Thừa Thiên Huế thiệt hại ước tính lên đến 30 tỷ đồng.”
Bài học kinh nghiệm rút ra ở đây là: "Nuôi cá lồng là một trong những hình
thức nuôi phụ thuộc hoàn toàn vào môi trường nước tự nhiên, đồng thời cũng không
có giải pháp để kiểm soát chất lượng nước trong quá trình nuôi. Vì vậy, khuyến cáo
vào mùa mưa lũ, bà con chú ý di dời đến những nơi an toàn, neo buộc cẩn thận,
giảm mật độ nuôi. Đối với chính vụ thì giảm mật độ nuôi xuống còn 50% để đảm
bảo cho cá sống tốt."
Nguồn: Tạp chí thủy sản Việt Nam.
2.2. Bài học kinh nghiệm của tỉnh Bình Định.

“Theo Chi cục Thủy sản Bình Định, trong năm 2017 toàn tỉnh có 2.181ha
mặt nước được đưa vào nuôi tôm tại các huyện ven biển gồm Hoài Nhơn, Phù Mỹ,
Phù Cát, Tuy Phước và TP Quy Nhơn. Chi cục Thủy sản Bình Định đã chủ động
điều chỉnh lịch thời vụ thả tôm nhằm tránh thời tiết bất lợi; khuyến khích nuôi 1 vụ
tôm ăn chắc, nuôi 2 vụ chỉ áp dụng đối với các vùng nuôi tôm trên cát và những nơi
chủ động nguồn nước.
Nghề nuôi tôm đang được người dân chăm chút, diện tích nuôi thâm canh và
bán thâm canh trong năm nay cũng tăng cao. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có
1.439ha diện tích nuôi tôm được bà con thu hoạch xong, sản lượng đạt 4.700 tấn,
tăng hơn 1.000 tấn so với cùng kỳ năm 2016. Sản lượng tôm thẻ chân trắng năm nay
đạt 4.422 tấn, tôm sú đạt 278 tấn. Đáng ghi nhận là năng suất bình quân tôm thẻ
chân trắng ở các vùng ven biển năm nay đạt đến 12,6 tấn/ha, cao hơn vụ nuôi tôm
năm 2016 đến 4,2 tấn/ha. Mặc dù rải rác tại các địa phương còn khoảng 600 ha chưa
thu hoạch xong, nhưng có thể khẳng định vụ nuôi năm nay người nuôi tôm trúng
lớn.



×