Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Châu Á của công ty cổ phần thương mại Việt Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.19 KB, 52 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI
VIỆT Á..................................................................................................................... 3
1.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần thương mại Việt Á.............................3
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty...........................................3
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động của công ty...............................4
1.2 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty.............................................................4
1.2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty............................................................4
1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban..............................................5
1.3 Đặc điểm các nguồn lực của công ty..............................................................7
1.3.1 Nguồn lực tài chính của Công ty..............................................................7
1.3.2 Nguồn lao động........................................................................................8
1.3.3 Nguồn lực thông tin và cơ sở vật chất kỹ thuật.......................................10
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VIỆT Á......................................................................11
2.1 Thực trạng xuất khẩu gỗ của Việt Nam......................................................11
2.1.1 Thực trang xuất khẩu gỗ việt Nam sang thị trường nước ngoài...............11
2.1.2 Ảnh hưởng của Châu Á đối với hoạt động xuất khẩu gỗ của công ty cổ
phần thương mại Việt Á..........................................................................12
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gỗ của công ty cổ phần
thương mại Việt Á..............................................................................................15
2.2.1 Các yếu tố khách quan.............................................................................15
2.2.2 Yếu tố chủ quan.......................................................................................17
2.3 Tình hình xuất khẩu gỗ của công ty cổ phần thương mại Việt Á đến thị
trường Châu Á...................................................................................................19
2.3.1 Quy trình xuất khẩu gỗ của công ty cổ phần thương mại Việt Á............19
2.3.2 Hình thức thanh toán..............................................................................24
2.3.3 Kim ngạch xuất khẩu gỗ của công ty cổ phần thương mại Việt Á..........26



2.4 Đánh giá thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ của Công ty cổ phần
Thương mại Việt Á sang thị trường Châu Á....................................................29
2.4.1 Những kết quả đạt được..........................................................................29
2.4.2 Những tồn tại..........................................................................................30
2.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại..............................................................32
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH
XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI
VIỆT Á SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU Á............................................................33
3.1 Phương hướng đối với hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ của công ty cổ
phần Thương mại Việt Á đến năm 2020...........................................................33
3.1.1 Dự báo thị trường gỗ Châu Á đến năm 2020..........................................33
3.1.2 Phương hướng chung đối với hoạt động xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ của
Việt Nam................................................................................................34
3.1.3 Phương hướng đối với hoạt động xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ của công ty
cổ phần Thương mại Việt Á sang thị trường Châu Á..............................35
3.2 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ của công ty cổ phần Thương
mại Việt Á sang thị trường Châu Á..................................................................36
3.2.1 Chủ động sáng tạo trong trong thiêt kế mẫu mã, chất lượng sản phẩm...........36
3.2.2 Tăng cường công tác xúc tiến xuất khẩu......................................................37
3.2.3 Đào tạo nguồn nhân lực..............................................................................38
3.2.4 Ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào............................................................39
3.3 Kiến nghị với nhà nước và hiệp hội ngành hàng........................................40
3.3.1 một số kiến nghị đối với nhà nước..............................................................40
3.3.2 Một số kiến nghị đối với hiệp hội................................................................43
KÊT LUẬN............................................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................46
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 1.1: Cơ cấu lao động của công ty trong năm 2014................................................8
Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của công ty cổ phần thương mại Việt Á.. .25
Bảng 2.2 Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty cổ phần thương mại Việt Á..............26

Hình 1.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty cổ phần thương mại Việt Á.......................5
Hình 2.1 Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2015...12


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

APEC:

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.

CT CPTM: Công ty cổ phần thương mại.
EU:

Liên minh các nước châu Âu.

FTA:

Hiệp định thương mại tự do.

L/C:

Letter of credit.

WTO:


Tổ chức Thương mại thế giới.

XNK:

Xuất nhập khẩu.

XK:

Xuất khẩu.

TT:
TDT:

Telegraphic transfer.
Tín dụng thư


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Hiện nay xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa đang diễn ra mạnh mẽ vì
vậy hoạt động ngoại thương chiếm vị trí quan trọng và có tính quyết định đến
toàn bộ quá trình phát triển kinh tế xã hội và quá trình hội nhập vào nền kinh tế
khu vực và thế giới. Đặc biệt là sau khi gia nhập APEC cuối năm 1998 và hiệp
định thương mại song phương với Mỹ được ký kết năm 2000, rồi trở thành
thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO đã tạo điều kiện
cho hoạt động ngoại thương của Việt Nam diễn ra thuận lợi. Do đó, hoạt động
xuất khẩu càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta hiện nay.
Trong đó, đồ gỗ là một trong những lĩnh vực được nhà nước chú trọng phát
triển, là một ngành có tiềm năng và đã trở thành lợi thế xuất khẩu của Việt
Nam. Nếu không kể năm 2009 do khủng hoảng tài chính, ngành gỗ chế biến

luôn có tốc độ tăng trưởng ngoạn mục. Năm 2010 tăng 28% so với năm 2009
(vượt ngưỡng 3,2 tỷ USD), năm 2011 tăng 30%, năm 2012 là 15,3%, kim
ngạch xuất khẩu đồ gỗ năm 2013 có thể chạm mức 4,67 tỷ USD... Mục tiêu
đến năm 2020 là 7 tỷ USD, con số này có thể đạt nếu ngành gỗ tiếp tục có tăng
trưởng 35%/năm. Sản phẩm gỗ chế biến trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực
có kim ngạch thứ 5 sau dệt may, dầu thô, giày dép và thủy sản. Mặc dù đã đạt
được những kết quả lớn nhưng vẫn chưa xứng với tiềm năng của mình.
Trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần thương mại Việt Á, thị
trường xuất khẩu chủ yếu là những nước Châu Á đạt những tốc độ tằng
trưởng cao. Nhưng bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động kinh doanh
xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường này vẫn có những tồn tại ảnh hưởng đến kế
hoạch xuất khẩu của công ty vào thị trường đầy tiềm năng này.
Với lý do trên, và trong thời gian của quá trình nghiên cứu thực tế tại
Công ty cổ phần thương mại Việt Á, em đã quyết định chọn đề tài “Giải pháp
đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Châu Á của công ty cổ
phần thương mại Việt Á” để làm chuyên đề thực tập cuối khóa.
1


2. Mục đích chọn đề tài.
Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị
trường Châu Á của công ty cổ phần thương mại Việt Á.
Phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ của công ty cổ
phần thương mại Việt Á sang thị trường Châu Á.
Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ của công
ty cổ phần thương mại Việt Á.
3. Đối tượng và phạm vi nghiện cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu gỗ của công ty cổ phần
thương mại Việt Á.
Phạm vi nghiên cứu: hoạt động xuất khẩu gỗ của công ty cổ phần

thương mại Việt Á từ năm 2010 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Chuyên đề sử dụng phương pháp nghiên cứu phổ biến trong kinh tế
như phương pháp thống kê, phân tích, so sánh và tổng hợp để làm nổi bật nội
dung và nhiệm vụ nghiên cứu.
5. Kết cấu chuyên đề.
Ngoài phần mở đầu và kết luận thì nội dung chính của chuyên đề được
chia thành 3 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về công ty cổ phần thương mại Việt Á.
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ của công ty cổ phần
thương mại Việt Á sang thị trường Châu Á.
Chương 3: Phương hướng mục tiêu và biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu
sản phẩm gỗ của công ty cổ phần thương mại Việt Á sang thị trường Châu Á.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
THƯƠNG MẠI VIỆT Á
1.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần thương mại Việt Á.
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Tên công ty: Công ty cổ phần thương mại Việt Á.
Tên tiếng anh – tên giao dịch: Viet A trading joint stock company.
Tên viết tắt: Viet A trading jsc.
Địa chỉ công ty: 4/44 Hào Nam, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội.
Địa chỉ nhà máy: Xã Việt Hùng, Đông Anh, Hà Nội.
Điện thoại: 04. 462922297.
Fax: 0437325589.
Email:
Website:

Giám đốc công ty: Nguyễn Thị Phương Lan.
Công ty cổ phần thương mại Việt Á được thành lập từ năm 2006 và trải
qua nhiều năm kinh nghiệm xuất khẩu, đến nay công ty đã có được vị thế rất
quan trọng trên thị trường gỗ trong nước và quốc tế. Đồng thời được chọn lựa
là nhà cung cấp chất lượng tốt nhất trong hai năm 2012 – 2013.
Năm 2008: Là năm xây dựng thị trường thành công. Với nố lực không
ngừng, công ty đã phát triển được thị trường gỗ dán vững chắc tại Việt Nam
và nước ngoài như Malaysia, Singapore, Indonesia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn
Độ, vv…
Năm 2009: Giải thưởng doanh nhân tiêu biểu 1000 năm Thăng Long
Hà Nội - Cup vàng dành cho công ty thương mại hiệu quả nhất 2010: Giai
thưởng cá nhân cho Bà Nguyen Phương Lan: nữ doanh nhân thành đạt - 2011:
Chứng nhận sản phẩm gỗ chất lượng cao - 2011: Giai thương cho Top 500
doanh nghiệp/ công ty ở Việt Nam có sản phẩm chất lượng cao.
Năm 2014: Nhà máy sản xuất quy mô lớn tại miền Bắc của Việt Á với
dây chuyền sản xuất hiện đại và tiên tiến nhất cùng với 10 năm kinh nghiệm,
công ty luôn am hiểu tường tận quá trình sản xuất để có thể đáp ứng bất cứ
yêu cầu nào của khách hàng.
1.1.2Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động của công ty.
1.1.2.1 Chức năng, lĩnh vực kinh doanh.

3


Kinh doanh xuất khẩu là lĩnh vực hoạt động chính của công ty với
nhiều mặt hàng sản phẩm gỗ khác nhau như: Gỗ dầu, gỗ okume, gỗ trong
nước, gỗ dán loại BC, gỗ phủ phim, gỗ ván bóc bạch đàn…
1.1.2.2 Nhiệm vụ.
- Thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước: Nộp đủ thuế và các
khoản đã được quy định đối với doanh nghiệp.

- Xây dựng và tổ chức có hiệu qua các kế hoạch sản xuất kinh doanh.
- Bảo tồn và phát triển vốn của công ty, chăm lo phát triển nhân lực.
thực hiện tốt công tác cán bộ, quản lý lao động hợp lý để đảm bảo thực hiện
chiến lược phát triển và nhiệm vụ kinh doanh của công ty
- Nâng chất lượng sản phẩm.
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảm bảo chất lượng.
1.2 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
Bộ máy quản lý của Công ty là một hệ thống bao gồm các cấp quản trị
và các bộ phận quản trị có mối quan hệ hữu cơ và có nhiệm vụ ban hành các
quyết định quản lý, chỉ đạo các đối tượng quản lý thực hiện tốt các quyết định
đó, đồng thời kiểm tra việc thực hiện các quyết định quản lý nhằm điều hành
hoạt động của công ty đạt hiệu quả cao nhất.
1.2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty.
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình Công ty cổ
phần. Đứng đầu là hội đồng quản trị, sau đó là ban tổng giám đốc, giám đốc,
dưới nữa là các phòng ban kiêm nhiệm chịu trách nhiệm trước giám đốc, phó
giám đốc và luật pháp chủ quản. Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty như sau:
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT

TỔNG GIÁM ĐỐC

Hình
1.1:TổSơchức
đồ bộ máy Phòng
quảnKế
lýhoạch

của công tyPhòng
cổ phần
thương mại
Á.
Phòng
Ban Việt
quản lý
Tài chính
hành chính

đầu tư

kế toán

4

dự án


(nguồn: Phòng hành chính công ty cổ phần thương mại Việt Á)
1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban.
- Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định
cao nhất của công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết. Đại hội
đồng cổ đông họp ít nhất một lần một năm và được tổ chức trong vòng 90
ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
- Hội đồng quản trị: Hồi đồng quản trị là cơ quan quản trị cao nhất của
Công ty, có toàn quyên nhân danh Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan
đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của
Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị gồm 5 thành viên. Các thành viên
của hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu, miễm nhiệm, bãi nhiệm

với đa số phiếu biểu quyết chấp thuận theo thể thức bỏ phiếu kín.
- Ban kiểm soát: Ban kiểm soát là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm
soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty.
- Tổng giám đốc: Tổng giám đốc là người điều hành cao nhất mọi hoạt
động của Công ty và là người đại diện theo pháp luật của Công ty
- Phó tổng giám đốc: Phó tổng giám đốc là người giúp việc cho Tổng
giám đốc, thực hiện các nhiệm vụ và công việc do Tổng giám đốc giao. Có 2
phó tổng giám đốc thực hiện các công việc cụ thể do Tổng giám đốc giao.
- Phòng Tổ chức hành chính: tổ chức quản lý lao động của công ty theo
nhiệm vụ của công ty, yêu cầu điều động, sắp xếp bố trí lao động của giám
đốc trên cơ sở nắm vững các quy định về tổ chức, lao động tiền lương quy
định của bộ luật lao động.Có trách nhiệm đề xuất mua sắm phương tiện làm
việc và các nhu cầu sinh hoạt của công ty, sửa chữa nhà cửa nhằm phục vụ
họat động kinh doanh, quản lý văn thư lưu trữ, tài liệu, hồ sơ chung. Cất giữ,
bảo quản và giữ gìn những tài liệu hiện có không để hư hỏng mất mát, xuống
cấp hoặc để ra cháy nổ. Tổ chức tốt đời sống cho cán bộ công nhân viên.
- Phòng kế hoạch đầu tư: Phòng tổng hợp có chức năng xây dựng, tổng
hợp cân đối các chỉ tiêu kế hoạch XNK, tài vụ, lao động, tiền lương, vật tư

5


bao bì vận tải ...bao gồm cả về số lượng ,chất lượng. Đồng thời tổng hợp các
vấn đề đối nội, đối ngoại của công ty , tiến hành thu thập nắm bắt thông tin
mới nhất trong và ngoài nước có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty.
- Phòng Tài chính- kế toán: có trách nhiệm tổng hợp và hạch toán chi
tiết các nghiệp vụ phát sinh và lập báo cáo kết quả kinh doanh, phân tích hoạt
động kinh tế và kiểm tra công tác kế toán toàn công ty.
- Phòng kinh doanh và các chi nhánh: Giao dịch với các khách hàng

trong và ngoài nước trong giới hạn ngành nghề kinh doanh Công ty được cấp
phép với mục đích tiến tới các hợp đồng kinh doanh có hiệu quả cho Công ty.
Được Tổng Giám đốc ủy quyền ký kết các hợp đồng mua bán, xuất khẩu,
nhập khẩu, hợp đồng ủy thác, giao nhận vận chuyển, đại lý, dịch vụ…Thực
hiện các phương án và hợp đồng đã được phê duyệt theo đúng nội dung đã
được phê duyệt và luật phát Việt Nam, thông lệ quốc tế.
- Phòng xuất nhập khẩu: Tham mưu cho ban giám đốc định hướng
chiến lược hoạt động kinh doanh XNK của công ty. Tổ chức và quản lý công
tác thị trường, tìm thị trường xuất khẩu cho công ty. Chỉ đạo và theo dõi, quản
lý công tác XNK và thực hiện công tác nghiệp vụ ngoại thương và chỉ đạo các
chương trình sản xuất theo hợp đồng lớn của Công ty.
1.3 Đặc điểm các nguồn lực của công ty.
1.3.1 Nguồn lực tài chính của Công ty.
Bao gồm nguồn vốn tự có, vốn vay, mức độ sử dụng các loại vốn…
Phân tích tính chủ động, tính hiệu quả mà Công ty đạt được sẽ đánh giá được
điểm mạnh, điểm yếu về nguồn vốn kinh doanh và lợi thế kinh doanh.
Tổng số vốn đầu tư của Công ty là: 200 tỷ đồng.
Trong đó: Vốn cố định 140 tỷ đồng, gồm vốn xây dựng cơ bản 72 tỷ
đồng, máy móc thiết bị 48 tỷ đồng, chi phí đầu tư 20 tỷ đồng. Vốn lưu động
60 tỷ đồng. kkkljfhg
- Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản cố định của
Công ty, chủ yếu là các máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, nhà xưởng…

6


phục vụ cho quá trình sản xuất và chế biến gỗ. Hàng năm, máy móc được
mua mới hoặc sửa chữa đều được ban giám đốc và phòng kế toán kiểm tra
tính toán và ra quyết định. Dây chuyền công nghiệp chế biến gỗ chủ yếu được
nhập từ Nhật Bản với quy trang thiết bị hiện đại, chất lượng cùng với quy

trình sản xuất hiệu quả luôn được cải tiến. Việc đầu tư này nhằm tăng tính
cạnh tranh cho chất lượng sản phẩm đồ gỗ tiến đến mở rộng thị trường ra
quốc tế đặc biệt là thị trường Malaysia, Singapo, Hàn Quốc, Thailand... Tuy
nhiên với tình hình kinh tế đang trên đà suy thoái như hiện nay dẫn tới biến
động mạnh về tỷ giá và các chi phí đầu vào không ngừng gia tăng, thì việc
mua sắm và sửa chữa trang thiết bị máy gặp không ít khó khăn. Điều này ảnh
hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu sản phẩm
của Công ty.

,

- Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động của
Công ty. Những thành tố quan trọng trong vốn lưu động cảu công ty đó là lượng
hàng tồn kho, khoản phải thu từ phía khách hàng, khoản phải trả... Với tình hình
kinh tế thế giới nhiều biến động như hiện nay khiến cho thị trường ngoại tệ cũng
không ổn định làm cho việc chuyển vốn từ khách hàng đến Công ty gặp nhiều
khó khăn, làm giảm hiệu quả kinh tế của Công ty. Điều này ảnh hưởng tới hoạt
động xúc tiến xuất khẩu của Công ty. Do vậy sản phẩm của Công ty khó tiếp cận
với thị trường nước ngoài hơn, gây bất lợi cho hoạt động mở rộng thị trường
xuất khẩu của Công ty ra thị trường quốc tế nói chung và thị trường Malaysia,
Singapo, Hàn Quốc, Thailand nói riêng.
1.3.2 Nguồn lao động.
Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến hoạt
động kinh doanh của công ty. Muốn sản xuất kinh doanh phát triển và đạt hiệu
quả cao thì Công ty cần nâng cao năng lực cạnh tranh trên cơ sở tăng cường đầu
tư trang thiết bị công nghệ hiện đại, nâng cao năng suất lao động và chất lượng
sản phẩm. Đi kèm với điều này phải là một đội ngũ lao động có tay nghề cao, có
thể sử dụng được các thiết bị hiện đại.
7



Bảng 1.1: Cơ cấu lao động của công ty trong năm 2014
Nội dung

Tổng số người
Tỷ trọng
Số lao động
(%)
98
100
10
10.2
88
89.2

Lao động nam
Số lao
Tỷ trọng (%)
động
86
87.75
7
7.14
79
80.61

Tổng số lao động
Lao động gián tiếp
Lao động trực tiếp
Trình độ lao động

Đại học, cao đẳng trở lên
13
13.26
9
9.18
Tung cấp và
22
22.45
14
14.28
tương đương
Công nhân kĩ thuật
20
20.4
20
20.4
Lao động phổ thông
43
43.89
43
43.89
(nguồn: báo cáo tổng quan của công ty năm 2014)

Qua Bảng 1.1 có thể thấy Công ty tuyển dụng số lượng lao động lớn và
chủ yếu là nam. Cụ thể tỷ lệ lao động nam chiếm khoảng 87.75% trên tổng số
lao động của công ty. Đặc điểm của công việc yêu cầu sự khéo léo, sáng tạo
và đòi hỏi sức khỏe nên tỷ lệ nam chiếm đa phần, lao động nữ thường làm tại
các bộ phận hành chính, kế toán, kinh doanh... Công ty có đội ngũ lao động
trực tiếp là chính với 88 người, chiếm 89.2% trong tổng số lao động và tỷ lệ
này cũng chủ yếu là nam với 79 người, chiếm tỷ trọng 80.61% trong tổng số

lao động. Từ đây cho thấy công ty chủ yếu tuyển dụng công nhân trực tiếp tạo
ra sản phẩm cho công ty, lao động tại các phòng ban chiến tỷ lệ nhỏ. Chính vì
vậy mà trình độ lao động của công ty còn hạn chế và chủ yếu là lao động phổ
thông và lao động kỹ thuật. Điều này được thể hiện qua số liệu là số công
nhân kỹ thuật chiếm 20 công nhân chiếm tỷ trọng là 20.4%, lao động phổ
thông chiếm 43 công nhân chiếm tỷ trọng 43.89% , còn lao động trình độ đại
học và cao đẳng trở lên chỉ là 13 lao động chỉ chiếm 13.26% trong tổng số lao
động. Đặc điểm này ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất sản phẩm cũng như
làm giảm hiệu quả của các hoạt động marketing, hoạt động xúc tiến xuất khẩu
nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Công ty. Đây là một hạn chế mà
Công ty cần khắc phục để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. …..

8


Đồ gỗ xuất khẩu đòi hỏi phải có đội ngũ công nhân kỹ thuật giỏi,
nhưng hiện tại công nhân của công ty chủ yếu mới chỉ được đào tạo chế biến
gỗ phổ thông, đa phần do doanh nghiệp tự đào tạo, trình độ hiểu biết khoa học
kỹ thuật của lao động thấp, tác phong còn kém điều này có ảnh hưởng không
nhỏ đến hiệu suất sản xuất của Công ty.
Tuy nhiên, Công ty cũng có lợi thế với một nguồn lao động dồi dào,
giá rẻ, trung bình chỉ 0.5USD/người/giờ so với mức 1.1 USD của Trung
Quốc. Hơn nữa công việc trong ngành sản xuất đồ gỗ cũng rất phù hợp với tố
chất người Việt Nam do lao động Việt Nam có truyền thống cần cù, khéo tay,
tiếp thu nhanh… Với thế mạnh về nguồn nhân lực khéo léo, sáng tạo, giá
công nhân rẻ là một lợi thế cho công ty trong việc giảm chi phí cho hoạt động
tuyển dụng cũng như chi phí trả lương cho lao động trong Công ty. Nhờ vậy
mà giá thành sản phẩm cũng được giảm, Công ty có thể tăng lợi thế cạnh
tranh về giá so với các đối thủ khác trên thị trường. Điều đó tạo điều kiện cho
hoạt động xuất khẩu của Công ty được thuận lợi hơn.


9


1.3.3 Nguồn lực thông tin và cơ sở vật chất kỹ thuật.
Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng, chứa đựng nhiều cơ hội và
đe dọa cho Công ty. Những áp lực và đe dọa đến từ yếu tố công nghệ của máy
móc trang thiết bị có thể là sự ra đời của công nghệ mới làm xuất hiện và tăng
cường ưu thế cạnh tranh của các sản phẩm thay thế, hơn nữa sự bùng nổ của
công nghệ mới làm cho công nghệ hiện có bị lỗi thời và tạo áp lực đòi hỏi Công
ty phải đổi mới công nghệ để tăng cường khả năng cạnh tranh.
Nhìn chung, để cung cấp cho thị trường các sản phẩm đồ gỗ nội ngoại
thất, Công ty cổ phần thương mại Việt Á đã tổ chức hoạt động sản xuất theo
phương pháp quản lý dây chuyền khép kín một cách khoa học và hợp lý từ khi
đưa nguyên liệu vào sản xuất đến khi hoàn thành sản phẩm, trải qua toàn bộ các
công đoạn bằng những máy móc, thiết bị hiện đại, tiên tiến nhập từ các quốc gia
có trình độ kỹ thuật về chế tạo máy chế biến gỗ. Với các chủng loại máy như:
Máy chà nhám, máy đánh bóng tự động, may xã ván, máy đánh verneer, máy
lam mộng, và còn nhiều loại máy khác.

10


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VIỆT Á SANG THỊ
TRƯỜNG CHÂU Á.
2.1 Thực trạng xuất khẩu gỗ của Việt Nam.
2.1.1 Thực trạng xuất khẩu gỗ việt Nam sang thị trường nước ngoài.
Gỗ là mặt hàng nguyên liệu có quy mô buôn bán lớn thứ 3 thế giới chỉ
sau dầu lửa và than đá. Có khoảng 12 000 dạng sản phẩm gỗ được trao đổi,

buôn bán trên thị trường thế giới. sản phẩm gỗ được dùng nhiều trong lĩnh
vực khác nhau của đời sống xã hội. Những năm gần đây, nhu cầu về gỗ trên
thế giới rất lớn do. thương mại đồ nội thất trên thế giới và nhu cầu xây dựng
tăng mạnh.
Năm 2010 những điều kiện thuận lợi về giá cả, nguồn cung, đơn hàng
hàng xuất khẩu, cùng với khoảng thời gian cuối năm, khi xuất khẩu đồ gỗ
ngoài trời bước vào mùa vụ, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam
có triển vọng tiếp tục tăng cao. Theo ước tính của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản
Việt Nam, xuất khẩu gỗ cả năm 2010 có thể vượt kế hoạch và đạt 3,2 tỷ USD,
tăng 28% so với cùng kỳ năm 2009.
Năm. 2011 kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam đạt 4 tỷ USD, vượt
xa năm 2010 vươn lên đứng đầu khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 10 thế
giới.
Năm.2012, xuất khẩu đồ gỗ, lâm sản của Việt Nam đạt kim ngạch 4,67
tỷ USD tăng 15,3% so với cùng kỳ và tăng gần 200% so với năm 2007, là một
trong những. lĩnh vực có tỷ lệ xuất siêu cao so với cả nước (khoảng 3 tỷ USD,
tương ứng 65%). Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 6 trên thế giới và thứ
2 châu Á và đứng đầu Đông Nam Á về xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ
năm 2012.
Xuất khẩu gỗ đạt 5,37 tỷ USD trong năm 2013, tăng 15,2% so với năm
2012. Các thị trường xuất khẩu gỗ chính của Việt Nam là Hoa Kỳ, Trung
11


Quốc và Hàn Quốc,theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Việt Nam và Thông Tấn Xã Việt Nam công bố.
Tính từ đầu năm 2014 đến cuối tháng 11/2014, tổng kim ngạch XK
gỗ đã đạt 5,7 tỷ USD. Như vậy, dự báo năm 2014 sẽ là năm thắng lợi lớn của
ngành gỗ với con số đạt được rất ấn tượng, dự kiến hết năm 2014, tổng kim
ngạch xuất khẩu ngành gỗ sẽ đạt khoảng từ 6,23 tỷ USD.

Giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam trong hai tháng đầu năm
2015 đạt 1,049 tỉ đô la Mỹ, và dự báo cả năm nay có thể đạt 7,2 tỉ đô la Mỹ,
tăng khoảng 15% so với năm 2014.
Hình 2.1 Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam từ năm 2010 đến
năm 2015

(Nguồn: tổng cục thống kê)
2.1.2 Ảnh hưởng của Châu Á đối với hoạt động xuất khẩu gỗ của công ty
cổ phần thương mại Việt Á.
Châu Á – thị trường đông dân với tiềm năng xây dựng lớn.
Châu Á được biết đến là một thị trường rộng và đông dân nhất thế giới
với diện tích khoảng 45,6 triệu km2 và 4,9 tỷ người do đó nhu cầu về xây
dựng là rất lớn. Châu Á với trung tâm là Đông Á bao gồm Đông Á, Bắc Mỹ,
12


và Liên minh Châu Âu sẽ trở thành tam giác vàng phát triển. Theo Báo cáo
Đầu tư Thế giới năm 1995, Châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là Đông và
Đông Nam Á, đã nổi lên như khu vực năng động nhất trên toàn thế giới. có
thể thấy, trong. tương lai gần thì thì trường Châu Á sẽ là một thị trường năng
động và phát triển hàng đầu thế giới. Ngay từ bây giờ, nhiều doanh nghiệp nói
chung và công ty cổ phần thương mại Việt Á nói riêng đang dần hình thành
các mối quan hệ, mở rộng quy mô sản xuất để đáp ứng đủ nhu cầu của thị
trường trong .tương lai. Cần phát triển tốt các thị trường gần rồi sẽ tiến xa hơn
sang các thị trường lớn. Việt Nam hiện là nước xuất khẩu gỗ ghép lớn nhất
ASEAN



thứ


10

trên

thế

giới.

Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt
Nam, năm 2013, kim. ngạch xuất khẩu gỗ đạt mức cao nhất từ trước tới nay,
5,7 tỷ USD và nếu cộng cả các đồ lâm sản ngoài gỗ như đồ gỗ mỹ nghệ, đồ
gỗ song, mây, tre… thì kim ngạch xuất khẩu đạt gần 6 tỷ USD.
Riêng đối với Singapore, Việt Nam xuất khẩu 20 triệu USD, tăng khoảng 50%
so với năm 2012.
Châu Á – Thị trường có những đối thủ cạnh tranh mạnh.
Châu Á nổi lên là thị trường tiêu thụ sàn gỗ chính của thế giới do nhu
cầu xây dựng bùng nổ tại Trung Quốc. Ngành sản xuất sàn gỗ tại một số nước
châu Á, như Trung Quốc, đã vươn lên mạnh mẽ để trở thành ngành hướng về
xuất khẩu.
*Châu á: Thị trường sàn gỗ có xu hướng tăng trưởng mạnh
Theo Nhóm Nghiên cứu Đồ gỗ Quốc tế (IFGR), ngành sản xuất sàn gỗ
châu Á có tốc độ tăng trưởng bình quân 5%/năm, với sản lượng ước đạt 280
triệu m2/năm. Châu Á nổi lên là thị trường tiêu thụ sàn gỗ chính của thế giới
do nhu cầu xây dựng bùng nổ tại Trung Quốc. Ngành sản xuất sàn gỗ tại một
số nước châu Á, như Trung Quốc,đã vươn lên mạnh mẽ để trở thành ngành
hướng về xuất khẩu.

13



Năm 2006, xuất khẩu gàn gỗ của Châu á ước đạt 16,6 triệu m2, chiếm
47% sản lượng. Châu Âu là thị trường tiêu thụ chính về mặt hàng này, trong
đó riêng Đức đạt gần 25 triệu m2. Mặt hàng sàn gỗ đa lớp ước chiếm tới gần
87% tổng lượng xuất khẩu. của châu Á. Giá xuất khẩu gàn gỗ cứng bình quân
đạt 16 USD/m2, cao hơn so với gàn gỗ đa lớp (12 USD/m2) và sàn gỗ khảm
(10 USD/m2). Về chi phí sản xuất, châu Á có lợi thế về giá gỗ nguyên liệu và
giá nhân công thấp hơn lần lượt 20% và 85% so với thị trường châu Âu.
*Nhật Bản: Giá gỗ súc nhiệt đới vẫn vững ở mức cao
Giá gỗ súc nhiệt đới hiện nay tại Nhật Bản gẫn đứng ở mức cao.
Nguyên nhân chính là do mùa mưa tiếp tục diễn tại những vùng sản xuất quan
trọng của khu vực Đông Nam Á, chẳng hạn như bángabah và Sarawak thuộc
Malaysia. Sau kỳ nghỉ Tết âm lịch, công nhân khai thác gỗ đã trở lại làm việc
song năng suất được ghi nhận chỉ bằng. một nửa so với mức bình thường.
*Trung Quốc: Sản xuất cửa gỗ tiếp tục đà phát triển mạnh
Trung Quốc hiện có khoảng 3.000 công ty chuyên sản xuất cửa gỗ.
Theo đánh giá của giới phân tích, ngành sản xuất cửa gỗ tại nước này đang
tăng trưởng với tốc độ chóng mặt. Giá trị sản lượng của ngành này đã tăng từ
12 tỷ NDT năm 2003, lên đạt 24 tỷ NDT năm 2005. Tính riêng giai đoạn
tháng 1-6/2006, giá trị sản lượng của ngành sản xuất cửa gỗ Trung Quốc đã
đạt tới 30 tỷ NDT. Nếu tiếp tục giữ được đà phát triển như vậy, tăng trưởng
của ngành này dự báo sẽ đạt bình quân 41%/năm. Kim ngạch xuất khẩu cửa
gỗ Trung Quốc năm 2005 và 2006 ước đạt lần lượt 349 triệu USD và 500
triệu USD.
*Ngành ván sàn tre của Trung Quốc.vẫn đứng đầu thế giới
Công nghiệp chế biến các sản phẩm ván sàn làm bằng tre của Trung
Quốc vẫn đứng vị trí hàng đầu thế giới cả về quy mô và công nghệ. Nước này
hiện có 5,2 triệu ha rừng trồng tre và 35 triệu nông dân làm việc trong các đồn
điền và cơ sở sản xuất sản phẩm từ tre. Năm 2006, sản lượng ván sàn tre của


14


Trung Quốc ước đạt 30 triệu m2, trong đó 60% được xuất khẩu sang thị
trường châu Âu và Bắc Mỹ.
*Indonesia: Xuất khẩu đồ gỗ trên đà tăng trưởng vững
Xuất khẩu đồ gỗ của Indonesia - nước xuất khẩu đồ gỗ lớn thứ 2 thế
giới, sau Malaysia - tiếp tục đà tăng trưởng đáng khích lệ trong thời gian qua.
Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của nước này đã tăng từ 1,58 tỷ USD năm 2004,
lên đạt 1,65 tỷ USD năm 2005. Năm 2006, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu
đồ gỗ của Indonesia ước đạt 3,5% và đạt.bình quân khoảng 4% trong giai
đoạn5 năm qua. Trong những năm tới, tăng trưởng kin ngạch xuất khẩu đồ gỗ
của nước này dự báo đạt bình quân 5-7%/năm. Thị trường tiêu thụ đồ gỗ
chính của Indonesia là Mỹ (chiếm 24% thị phần), Nhật Bản (7%), Hà Lan và
Pháp (đều đạt 5%).
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gỗ của công ty cổ
phần thương mại Việt Á.
2.2.1 Các yếu tố khách quan.
2.2.1.1 Thuế quan.
Thuế quan xuất khẩu là một loại thuế đánh vào mỗt đơn vị hàng hoá
xuất khẩu. Đây là phương thức tăng thu ngân sách cho nhà nước. Với một
chính sách thuế hợp lý sẽ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp,
nếu chính sách thuế không hợp lý sẽ hạn.chế khả năng xuất khẩu và ảnh
hưởng đến công tác thực hiện hợp đồng xuất. khẩu của doanh nghiệp. Dưới
tác động tiêu cực của thuế quan làm giá cả. hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam
lại cao hơn so với hàng hoá tương đương trên thị trường, khiến cho các doanh
nghiệp mất đi khả năng cạnh tranh. ….
Đối với đa số mặt hàng gỗ xuất khẩu hiện nay nhà nước đang có
khuyến khích và thuế xuất khẩu đối với mặt hàng này là 0%
- Tác động của tỷ giá hối đoái với hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ

Tỷ giá hối đoái là đơn vị tiền tệ của quốc gia này so với quốc gia khác,
phản ánh tương quan giá trị của các đồng tiền khác nhau, nó có vai trò nhất
15


định với quá trình trao đổi ngang gias, cùng với các nhân tố khác nó tác động
tới giá cả hàng hoá xuất khẩu
Khi tỷ giá đồng tiền giảm xuống, có nghĩa là đồng tiền bản tệ tăng giá
so với đồng ngoại tệ, nếu như các yếu tố khác không ảnh hưởng lớn thì nó sẽ
khuyến khích nhập khẩu vì hàng nhập khẩu sẽ rẻ hơn hàng hoá trong nước.
Các hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ của các doanh nghiệp đều thu ngoại tệ
thường là đồng USD nên khi đồng tiền này có rủi ro thì hoạt động của các
doanh nghiệp cũng gặp nhiều rủi ro. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu
sản phẩm gỗ lại thường xuyên phải nhập khẩu nguyên liệu và mày móc, thiết
bị… nên doanh nghiệp xuất khẩu gỗ lại càng phụ thuộc vào ngoại tệ.
2.2.1.2 Cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc.
Đây là yếu tố tác động không nhỏ đến quy trình xuất khẩu của doanh
nghiệp. Một quốc gia có cơ sở hạ tầng phát triển và hoàn thiện như giao thông
vận tải thuận lợi, hệ thống thông tin liên lạc nhanh, kịp thời, khoa học công
nghệ phát triển… sẽ thúc đẩy xuất khẩu và làm tăng hiệu quả của công tác
xuất khẩu vì giao thông vận tải thuận lợi, phương tiện vận tải nhiều… giảm
chi phí trong quá trình vận chuyển, giảm thời gian lưu kho hàng hoá, hệ thống
thông tin giúp nhà xuất khẩu nắm bắwt kịp thời chính xác các thông tin về thị
trường, đối thủ cạnh tranh … làm giảm chi phí và thời gian trong quá trình
tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, giúp doanh nghiệp nhận biết được hoạt động
kinh tế đang diễn ra như thế nào để có những quyết định chính xác.
2.2.1.3 . Môi trường chính trị văn hoá.
Mức độ ổn định chính trị của một quốc gia rất được các doanh nghiệp
kinh doanh xuất nhập khẩu quan tâm vì chúng có tác động đến hoạt động xuất
khẩu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn đạt hiệu quả cao trong hoạt động

xuất khẩu của mình thì phải nắm được chính trị, luật pháp, phong tục tập
quán, ngôn ngữ, thói quen tiêu dùng, những điều ưu chuộng, những điều cấm
kỵ … của từng quốc gia, từng khu vực thị trường mà doanh nghiệp sẽ xuất
khẩu đến. Như chúng ta đã biết điểm thuận lợi làm đối với xuất khẩu sản
16


phẩm gỗ nói riêng và các ngành xuất khẩu nói chung làm tình hình chính trị,
văn hoá của Việt Nam ổn định.
Như những xích mích của Việt Nam và Trung Quốc trong việc tranh
chấp quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa khiến cho tình hình xuất khẩu gỗ của
công ty CPTM Việt Á sang thị trường này sụt giảm bảng 2.1 ta thấy:
Đvt: triệu VND

Năm
2010
Kim nghạch 21 594

2011
18 368

2012
12 898

2013
10 576

XK sang thị
trường Trung
Quốc

(nguồn: báo cáo tổng quan của công ty năm 2013)
Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc
2.2.1.4 Các quan hệ kinh tế.
Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu của các
doanh nghiệp.Việt Nam hiện nay đang mở rộng môi quan hệ vơi các nứơc tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp có khả năng tiếp cận với thị trường xuất khẩu.
Việt Nam là thành viên của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và
diễn đàn hợp tác châu Á Thái Bình Dương (APEC) và thành viên của tổ chức
thương mại thế giới (WTO). Chính những quan hệj trên tạo điều kiện cho nền
kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới mà hoạt động xuất khẩu là
điểu đáng nói hơn cả. Các FTA mà Việt Nam đã và đang tham gia hôm nay
cũng góp phần cho Việt Nam hội nhập xâu với các thị trường thế giới.
Bên cạnh những mặt tích cực thị xu thế khu vực hoá và toàn cầu hoá
cũng đưa ra những thách thức đòi hỏi các doanh nghiệp nỗ lực khắc phục.
2.2.2 Yếu tố chủ quan.
2.2.2.1 Nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
Con người là chủ thể của mọi hoạt động của doanh nghiệp chính vì con
người tiến hành vạch ra mọi kế hoạch và thực hiện mọi kế hoạch đó

17


- Nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm: sức lao động của công nhân và
trình độ lãnh đạo của doanh nghiệp.
Trong hoạt động sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu tay nghề của công
nhân ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm vì sản phẩm gỗ xuất khẩu là
những mặt hàng mang tính thẩm mỹ cao. Công nhân không những phải có tay
nghề khéo léo để có thể đục đẽo hoa văn mà còn cần có kiến thức để vận hành
công nghệ hiện đại.
- Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu chất lượng đội

ngũ cán bộ được xét trên góc độ chuyên môn nghiệp vụ ngoại thương, mối
quan hệ, kinh nghiệm tích luỹ được.
Ở tại công ty CPTM Việt Á với số lượng công nhân là lao động phổ
thông có 43 người chiếm 43,89%, trong đó số lượng lao động trình độ đại học
và cao đẳng trở lên chỉ là 13 lao động chiếm 13,26% và có ảnh hưởng tới các
hoạt động marketing, xúc tiến thương mại của công ty.
2.2.2.2 Chủng loại và chất lượng sản phẩm.
Sản phẩm gỗ là mặt hàng tiêu dùng do đó chủng loại luôn luôn phải đa
dạng và phù hợp với người tiêu dùng. Khác với thị trường trong nước, nơi giá
cả thường ổn định và quyết định rất lớn đến khả năng tiêu thụ sản phẩm thị
trường xuất khẩu đòi hỏi chất lượng sản phẩm đảm bảo tuyệt đối và mẫu mã
sản phẩm đẹp, đa dạng. Để đáp ứng được nhu cầu và chất lượng sản phẩm thì
các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ cần phải tìm hiều rõ từng nhu cầu
của từng thị trường.
2.2.2.3 Công tác tạo nguồn hàng.
Xuất khẩu hàng hoá là việc vận chuyển hàng hoá từ nước này sang
nước khác, có thể đi tự châu lục này sang châu lục khác. Do đó việc vận
chuyển sẽ tốn rất nhiều chi phí và nhiều rủi ro, chịu ảnh hưởng của nhiều
nhân tố. Tham gia vào xuất khẩu hàng hoá các doanh nghiệp cần giao hàng
đúng số lượng và chất lượng, đúng thời gian. Đặc biệt là đối với sản phẩm gỗ,

18


chi phí vận chuyển tương đối lớn do hàng hoá loại này thường cồng kềnh và
nặng.
2.2.2.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp muốn tham gia vào hoạt động xuất khẩu hàng hoá thì
điểu kiện cơ sở vật chất kỹ thuật là điều kiện không thể thiếu. Cỏ sở vật chất
tốt mới đảm bảo cho doanh nghiệp tạo nguồn hàng tốt, giao hàng đúng hạn,

và có chất lượng…
2.2.2.5 Nguồn lực tài chính.
Vốn là yếu tố cơ bản nhất cho doanh nghiệp thực hiện các hoạt động
kinh doanh của mình. Doanh nghiệp có nguồn vốn lớn thuộc quyền sở hữu
của mình thì doanh nghiệp có khả năng tự chủ cao và chủ động trong hoạt
động xuất khẩu của mình, có thể đảm nhận được những hợp đồng lớn, có thể
đầu tư cải tiến trang thiết bị có thể tăng các khoản chi phí cho hoạt động mở
rộng thị trường… ngược lại doanh nghiệp có vốn nhỏ, phải đi vay thường khó
chủ động trong các. hoạt động của mình, phải mất chi phí cho lãi vay phụ
thuộc rất nhiều vào các điều kiện khách quan.
2.2.2.6 Cơ chế quản lý của doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp có môi trường làm việc thoải mái, cơ chế quản lý
thông thoán, chính sách đãi ngộ lương thưởng cho ngưòi lao động phù hợp sẽ
tạo niềm tin cho người lao động. Khi đó những quyết định của nhà quản trị
đưa ra sẽ được cấp dưới và người lao động nhiệt tình hửng ứng, họ sẽ đem
toàn bộ công sức, khả năng của minh phục vụ. Vì chỉ khi nào người lao động
thực sự có tâm huyết với doanh nghiệp họ làm việc chăm chỉ hơnm tăng năng
suất lao động, chất lượng sản phẩm được bảo đảm.
2.2.2.7 Mục tiêu của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp thực hiện hợp đồng xuất khẩu với mục tiêu gì, đó là mục
tiêu lợi nhuận, tạo uy tín của doanh nghiệp trên thương trường hay là mục tiêu
xã hội, đảm bảo việc làm cho người lao động hoặc mục tiêu xuất khẩu theo sự

19


chỉ đạo của nhà nứơc… Với những mục tiêu khác nhau thì doanh nghiệp sẽ có
những biện pháp thực hiện khác nhau
2.2.2.8 Các nhân tố khác.
Mối quan hệ của doanh nghiệp với bạn hàng, cơ quan quản lý, hải

quan… nếu doanh. nghiệp có mối quan hệ tốt họ sẽ tạo điều kiện thuận lợi
cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.
2.3 Tình hình xuất khẩu gỗ của công ty cổ phần thương mại Việt Á đến
thị trường Châu Á.
2.3.1

Quy trình xuất khẩu gỗ của công ty cổ phần thương mại Việt Á.
Sau khi ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng hóa với khách hàng, Công ty sẽ

xác định rõ trách nhiệm, nội dung và trình tự công việc phải làm để thực hiện
hợp đồng. Đây là một công việc rất phức tạp, nó đòi hỏi phải tuân thủ luật quốc
gia và quốc tế, đồng thời bảo đảm được quyền lợi quốc gia và đảm bảo uy tín
kinh doanh của đơn vị. Về mặt kinh doanh, trong quá trình thực hiện các khâu
công việc để thực hiện hợp đồng, Công ty luôn cố gắng tiết kiệm chi phí lưu
thông, nâng cao tính doanh lợi và hiệu quả của toàn bộ nghiệp vụ giao dịch .
- Kiểm tra thư tín dụng: Hiện nay, trong các hợp đồng mua bán với đối tác của
Công ty việc sử dụng thư tín dụng ngày càng phổ biến. Sau khi nhà nhập khẩu
mở thư tín dụng. Với tư cách là nhà xuất khẩu, cán bộ phòng kế toán phụ trách
thanh toán quốc tê và cán bộ kinh doanh phòng xuất nhập khẩu của Công ty phải
kiểm tra lại cẩn thận, tỷ mỉ và chi tiết trong L/C có phù hợp với các điều
kiện trong hợp đồng không. Nếu k h ô n g p h ù h ợ p h o ặ c s a i s ó t t h ì
t h ô n g b á o c h o n h à n h ậ p k h ẩ u đ ể s ử a c h ữ a k ị p thời. Bởi vì khi
người mua (nhà nhập khẩu) đã mở L/C thì nó đã trở thành một trái vụ và
các bên sẽ thực hiện theo các điều kiện ghi trong L/C.
- Xin giấy phép xuất khẩu: Muốn thực hiện hợp đồng xuất khẩu, Công ty
phải có giấy phép xuất khẩu hàng hoá. Giấy phép xuất khẩu hàng hoá là
một công cụ quản lý của Nhà nước về hoạt động xuất khẩu của doanh
nghiệp. Trước đây khi. muốn xuất khẩu một lô hàng Công ty phải có giấy phép
XNK và xin giấy phép xuất khẩu từng chuyến để giảm gánh nặng về thủ
20



tục hành chính khi tham gia xuất khẩu. Thủ Tướng Chính phủ ban hành
nghị định57/NĐ-CP, theo đó tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành
phần kinh tế đều được quyền xuất nhập khẩu ra bên ngoài phù hợp với
nội dung đăng ký kinhdoanh, không cần xin giấy phép kinh doanh XNK tại
bộ thương mại
- Chuẩn bị hàng xuất khẩu và kiểm tra hàng hóa: Công việc này hết sức
quan trọng trong quy trình xuất khẩu nói chung và đồ gỗ nói riêng. Khi có đơn
đặt hàng, Phòng kinh doanh sẽ tập hợp và xử lý rồi gửi xuống cho các phân
xưởng sản xuất chuẩn bị vật tư, thiết bị và lao động, lập kế hoạch sản xuất sản
phẩm, nhập kho sản phẩm theo đúng như hợp đồng quy định. Thị trường nước
ngoài là một thị trường tương đối khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng của sản
phẩm. Vì vậy, trong sản xuất, bước đầu khâu kiểm tra nguồn nguyên liệu thì
khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm gỗ và các thông số kỹ thuật của sản phẩm gỗ
cũng hết sức. quan trọng: từ khâu tẩm hóa chất, sấy gỗ, ra phôi, định hình, chà
nhám, sơn sấy, bán thành phẩm chi tiết, lắp ráp, đóng gói bao bì và cuối cùng là
thành phẩm. Ngoài ra các vấn đề mà công ty cần chú ý về chất lượng như độ ẩm
của sản phẩm, độ đồngg màu của sản phẩm, các số liệu kỹ thuật của sản phẩm,
chất lượng thành phần phụ…Ví dụ theo quy định chung của Singgapore, độ ẩm
của sản phẩm gỗ thành phẩm an toàn là nhỏ hơn 15% cho sản phẩm nội thất và
nhỏ hơn 17-119% cho sản phẩm ngoài trời. Do đó việc kiểm tra trong suốt quá
trình sản xuất là rất quan trọng để đảm bảo chất lượng sản phẩm và hạ giá thành
sản phẩm.
- Thuê tàu và mua bảo hiểm: Đồ gỗ xuất khẩu của Công ty thường bán
theo điều kiện FOB nên việc thuê tàu và mua bảo hiểm thuộc về trách nhiệm của
nhà nhập khẩu.
- Thông quan hàng hóa và giao hàng cho người mua: Khi hàng hóa được
kiểm tra đảm bảo yêu cầu, Phòng xuất nhập khẩu của Công ty sẽ tiến hành hoàn
tất các thủ tục cần thiết như giấy phép xuất khẩu, hóa đơwn, bảng kê chi tiết, hợp

đồng xuất khẩu, giấy chứng nhận số lượng và chất lượng… để thông quan hàng

21


×