Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.52 KB, 13 trang )

BÀI TẬP HỌC KỲ
MÔN: TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ BÀI: 16

“Vai trò của di truyền trong sự hình thành và phát
triển của nhân cách. Liên hệ thực tiễn”

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ...................................................................................2
1. Vai trò của di truyền trong sự hình thành và phát triển của nhân
cách:..............................................................................................................2
1.1.

Nhân cách......................................................................................2

1.2.

Di truyền:.......................................................................................3

1.3.

Sự hình thành và phát triển của nhân cách:...............................4

1.4. Vai trò của di truyền trong sự hình thành và phát triển của
nhân cách.................................................................................................4
2.

Liên hệ thực tiễn:................................................................................6


KẾT LUẬN....................................................................................................10

1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhân cách là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng mối quan hệ giữa
con người với con người trong mọi mặt của đời sống. “Sự hiểu biết về nhân
cách con người là tiền đề để điều khiển hoạt động của họ một cách có hiệu
quả, đặc biệt trong điều kiện hiện nay khi cuộc cách mạng khoa học công
nghệ đang thâm nhập vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội và điều kiện “Nhân tố
con người” trở nên cấp bách”1 Có nhiều yếu tố tác động đến sự hình thành và
phát triển nhân cách, trong đó có yếu tố di truyền – bẩm sinh, yếu tố này đóng
vai trò là cái đầu tiền, cái tiền đề cho nhân cách ở mỗi người. Bởi vậy, em xin
chọn đề tài “Vai trò của di truyền trong sự hình thành và phát triển của
nhân cách. Liên hệ thực tiễn” để phân tích.

1 Đào Thị Oanh, Vấn đề Nhân cách trong Tâm lí học ngày nay, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2007

2


GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Vai trò của di truyền trong sự hình thành và phát triển của nhân
cách
1.1.

Nhân cách

Nhân cách là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau,

như triết học, xã hội học, kinh tế - chính trị học, luật học, tâm lý học, y học,
giáo dục học, v.v.. Ngay cả trong khoa học tâm lý thì hiện nay cũng vẫn còn
rất nhiều những định nghĩa, quan niệm khác nhau về nhân cách.
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX thì hai nhà tâm lý học người Đức - Dilthey
và Spranger mới đưa ra khái niệm nhân cách. Theo các ông, nhân cách là cái
mặt nạ có tính chất xã hội của cái tôi bên trong. Khi nào cái mặt nạ đó trùng
với cái tôi thì nhân cách phát triển chín muồi.2
Trường phải phân tâm học, đại diện là Sigmud Freud cho rằng, bản chất
của nhân cách phát sinh từ các quá trình tâm lý nội tại. Với quan điểm này
nhân cách được coi như một yếu tố bẩm sinh di truyền.
Triết học Mác - Lênin xem nhân cách là “những cá nhân con người với tính
cách là sản phẩm của sự phát triển xã hội, chủ thể của lao động, của sự giao

2 Lương Quỳnh Khuê. Văn hóa thẩm mỹ và nhân cách, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.42.

3


tiếp, của nhận thức, bị quy định bởi những điều kiện lịch sử – cụ thể của đời
sống xã hội”.3
A.N.Lêonchev cọi nhân cách như một cấu tạo tâm lý mới hình thành trong
các quan hệ sống của người đó. Theo ông, nhân cách là sản phẩm của quá
trình tiến hóa, hình thành theo một quá trình từ nhỏ đến lớn.
Có nhiều quan niệm khác nhau về nhân cách như vậy là không khó hiểu,
bởi lẽ, “Các luận điểm xuất phát về bản chất con người của các nhà lý luận
là khác nhau và do đó quan điểm của họ khác nhau… Các luận điểm xuất
phát ảnh hưởng một cách sâu sắc và cơ bản đến quan điểm của nhà nghiên
cứu về bản chất nhân cách”4. Tuy nhiên, nhìn chung, có thể định nghĩa “nhân
cách là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của một cá nhân biểu hiện ở bản sắc
và giá trị xã hội của người ấy”.5

Nhân cách có tính ổn định, tính thống nhất, tính tích cực và tính giao tiếp.
Nhân cách có cấu trúc bao gồm bốn thuộc tính: xu hướng, năng lực, tính cách
và khí chất.
1.2.

Di truyền

Ngay từ lúc trẻ em ra đời, mỗi đứa trẻ đã có những đặc điểm hình thái –
sinh lý của một con người bao gồm các đặc điểm bẩm sinh và di truyền.
Những thuộc tính sinh học có ngay từ lúc đứa trẻ ra đời được gọi là những
thuộc tính bẩm sinh. Những đặc điểm, những thuộc tính sinh học của cha, của
mẹ được ghi lại trong hệ thống gen truyền lại cho con cái và được gọi là di
truyền.
Theo sinh vật học hiện đại, di truyền là mối liên hệ kế thừa của cơ thể sống
đảm bảo sự tái tạo ở thế hệ mới những nét giống nhau về mặt sinh vật đối với

3 Từ điển bách khoa triết học, t.3. Mátxcơva, 1964, tr.196.
4 Lê Quang Sơn (2010), “Những vấn đề của tâm lý học nhân cách”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại
học Đà Nẵng, số 4(39), 2010
5 Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Tâm lý học đại cương, Nxb. Công an nhân dân

4


thế hệ trước và đảm bảo năng lực đáp ứng những đòi hỏi của hoàn cảnh theo
một cơ chế đã định sẵn.
Những đặc điểm giải phẫu sinh lý của cá thể được tạo nên bởi cả những
yếu tố di truyền và những yếu tố riêng tự tạo do sự vận động và phát triển của
cá thể, những yếu tố này có ngay từ trong môi trường khi con người còn ở
trong bào thai của mẹ. Bởi vậy, một cá thể vừa mang một số đặc điểm giải

phẫu sinh lý của cha mẹ, vừa có những đặc điểm riêng biệt.
Bẩm sinh – di truyền là những đặc điểm giải phẫu sinh lý của hệ thần kinh
và các cơ quan cảm giác, vận động. Mỗi cá thể từ khi ra đời đã nhận được một
số đặc điểm về cấu tạo và chức năng của cơ thể từ các thế hệ trước theo con
đường di truyền, trong đó có những đặc điểm về cấu tạo và các chức năng của
các giác quan và não.
1.3.

Sự hình thành và phát triển của nhân cách

Sự phát triển nhân cách của con người bao gồm sự phát triển về mặt thể
chất (thể hiện ở sự tăng trưởng về chiều cao, cân nặng, sự hoàn thiện các giác
quan...), sự phát triển về mặt tâm lý (thể hiện ở những biến đổi cơ bản trong
quá trình nhận thức, tình cảm, ý chí, nhu cầu...sự hình thành các thuộc tính
tâm lý...) và sự phát triển về mặt xã hội (biểu hiện ở sự tích cực tham gia vào
các hoạt động xã hội, các mối quan hệ giao tiếp, kỹ năng thích ứng...).
Như vậy sự phát triển nhân cách được hiểu là một quá trình biến đổi tổng
thể, cải biến toàn vẹn sức mạnh về thể chất, tinh thần cũng như các năng lực
của con người có tính đến lứa tuổi. Sự phát triển nhân cách người không phải
là sự tăng trưởng về lượng mà trước hết đó là sự biến đổi về chất.
1.4.

Vai trò của di truyền trong sự hình thành và phát triển của nhân
cách

5


Từ xa xưa, ông cha ta đã cho rằng mỗi người sinh ra đều thừa hưởng những
tố chất về thể chất cũng như nhân cách của cha mẹ, nhìn ra được vai trò của

yếu tố bẩm sinh – di truyền trong sự phát triển nhân cách của con người thể
hiện qua nhiều câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ quen thuộc như: “Con nhà tông
không giống lông cũng giống cánh”, “Hổ phụ sinh hổ tử”, “Trứng rồng lại
nở ra rồng liu điu lại nở ra dòng liu điu”,… Ngày nay, điều đó đã được khoa
học chứng minh là hoàn toàn chính xác.
C. Mác đã từng khẳng định: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất của
con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội”6. Khác với động vật, con
người luôn tồn tại trong một xã hội nên tồn tại mặt xã hội, nhưng ta không thể
phủ nhận vai trò của các yếu tố sinh học tác động đến mình. Thiếu yếu tố xã
hội, con người sẽ không khác gì các loại động vật khác, thiếu yếu tố sinh học,
con người không thể tồn tại như một thực thể sống.
Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng bẩm sinh – di tryền là yếu tố
nền tảng, cơ sở trong quá trình hình thành nhân cách. Con người là một bộ
phận của tự nhiên, khi sinh ra đã tiếp nhận vốn sinh học nhất định được ghi lại
dưới hình thức chương trình di truyền những sức mạnh bên trong cơ thể, tồn
tại dưới dạng những tư chất và những năng lực. Chính yếu tố bẩm sinh – di
truyền tham gia vào sự tạo thành cơ sở vật chất của các hiện tượng tâm lý –
những đặc điểm giải phẫu và sinh lý của cơ thể, trong đó có hệ thần kinh. Nó
tạo ra sự khác biệt ở mỗi cá thể người, trước hết ở các loại hình khí chất, các
kiểu hoạt động thần kinh, sau cùng với các yếu tố khác tạo nên những đặc
điểm riêng không chỉ về mặt sinh học mà cả về tính cách, năng lực của mỗi cá
nhân.
Điều này có thể được thấy qua sự so sánh giữa những cặp sinh đôi giống
hệt nhau và sinh đôi không giống hệt nhau được nuôi dưỡng trong cùng một
môi trường sống. Mục đích của nghiên cứu này là để thấy được ảnh hưởng
6 C.Mác và Ph. Ăng - ghen, Toàn tập, Tập 3 (1995), Nxb. Chính trị quốc gia

6



của bẩm sinh – di truyền tới nhân cách như thế nào. Nghiên cứu cho thấy rằng
cặp sinh đôi giống hệt nhau có nhiều điểm giống nhau hơn trên thang đo nhân
cách, chứng minh được ảnh hưởng của di truyền – bẩm sinh. Nếu như chỉ
hoàn cảnh sống, giáo dục có ảnh hưởng tới nhân cách, thì những cặp song
sinh lớn lên cùng nhau nên có nhiều điểm chung về nhân cách hơn những cặp
lớn lên không cùng nhau. Nhưng trên thực tế, điều này là không hề chính
xác.7
Bẩm sinh – di truyền làm cho quá trình hình thành nhân cách nhanh chóng
hay chậm chạp, thuận lợi hay khó khăn mà không quyết định chiều hướng và
nội dung của sự phát triển nhân cách. Ví dụ, nếu như một đứa trẻ khi sinh ra
có năng khiếu bẩm sinh về diễn xuất thì sau đó việc đào tạo cho đứa trẻ này sẽ
dễ dàng hơn và khả năng thành công của nó trong lĩnh vực điện ảnh cũng cao
hơn so với những đứa trẻ không có năng khiếu bẩm sinh đó. Tuy nhiên, nếu
không có sự tác động của những yếu tố khác như giáo dục, môi trường và
hoạt động tích cực của cá nhân thì nhân tố bẩm sinh đó cũng sẽ không thể
phát triển. Vì vậy, chúng ta không thể đánh giá quá cao vai trò của yếu tố di
truyền mà phủ nhận vai trò của giáo dục, hoàn cảnh sống tới nhân cách.
2. Liên hệ thực tiễn:
Trong cuộc sống hiện nay, không khó để ta có thể tìm được những ví dụ
chứng minh sự ảnh hưởng của yếu tố di truyền – bẩm sinh đến sự phát triển
của nhân cách. Nhắc tới Bill Gates, ít ai không biết về sự thành công của ông
chủ tập đoàn Microsoft và khối tài sản khổng lồ thuộc những người đứng đầu
thế giới và những hoạt động từ thiện đầy tính nhân văn của ông. Thế nhưng
không nhiều người biết đến William Henry Gates II, cha của ông. Ông có một
sự nghiệp thành công trên cương vị luật sư nổi tiếng, nhà từ thiện đáng kính
và doanh nhân đáng tin cậy. Từ khởi nghiệp bằng việc đồng sáng lập công ty
7 Claire M. A. Haworth (2012), “Twins Early Development Study: A Genetically Sensitive Investigation of
Cognitive and Behavioral Development From Childhood to Young Adulthood”, Twin Research and Human
Genetics, (16): 117-125


7


luật, sau đó trở thành Chủ tịch của Hiệp hội luật sư bang Washington, William
Henry Gates II còn là thành viên cốt cán trong hội đồng quản trị của nhiều tổ
chức kinh tế tại Mỹ, như Phòng Thương mại và Công nghiệp Metropolitan tại
Seattle, tổ chức United Way of King County, là giám đốc tập đoàn bán lẻ số
lượng lớn Costco Wholesale... Ông cũng là người thành lập Liên minh Công
nghệ với nhiệm vụ là mở rộng việc làm dựa trên công nghệ tại Washington.
Cha của Bill Gates từng nhận Huân chương Washington năm 2009 vì những
thành tựu và đóng góp to lớn của ông cho cộng đồng. Không thể phủ nhận
rằng sự thành công hiện nay của Bill Gates đến từ cả sự giáo dục, hoàn cảnh
sống của ông, nhưng năng lực thiên bẩm của ông với khoa học công nghệ,
kinh doanh, những tính cách như sự kiên trì, tích cực, lòng cảm thông, nhân
đạo, yêu thương con người được thừa hưởng phần nào từ William Henry
Gates II cũng đóng góp rất nhiều.
Tương tự như vậy là trường hợp của gia đình Marie Curie. Marie Curie là
nữ khoa học gia đầu tiên đạt giải Nobel, đồng thời cũng là người đầu tiên đạt
giải 2 giải Nobel trên 2 lĩnh vực khác nhau. Irène Curie, người con đầu của
Marie Curie, ngay từ bé đã thể hiện khả năng phát triển về tư duy và nuôi
dưỡng niềm đam mê hóa học. Sau khi tốt nghiệp trung học, bà xin vào phụ tá
cho mẹ mình ở Viện nghiện cứu Radium ở Paris. Năm 1935, bà cùng chồng
mình đạt giải Nobel Hóa học cho những công trình về phát xạ nhân tạo - sự
tiếp nối công trình của mẹ mình về các nguyên tố phóng xạ tự nhiên.
Ngay tại Việt Nam cũng có rất nhiều ví dụ cụ thể để chứng minh cho điều
này, như gia đình của Diva Thanh Lam, người được coi là nữ hoàng nhạc nhẹ
của Việt Nam. Sinh ra trong một gia đình con nhà nòi, bố là nhạc sĩ Thuận
Yến, mẹ là NSƯT Thanh Hương, Thanh Lam thừa hưởng cả khiếu âm nhạc
trời phú, và sớm đi theo con đường nghệ thuật. Thanh Lam đã đi biểu diễn từ
khi còn nhỏ, khi cô đứng trên sân khấu, giọng hát đầy truyền cảm và nội lực

của cô đã giúp tất cả những khán thính giả cũng như những người làm chuyên

8


môn dễ dàng nhận ra rằng đó là khả năng bẩm sinh không phải ai cũng có
được. Hai người con của Thanh Lam là Thiện Thanh và Đăng Quang đều
được thừa hưởng năng khiếu nghệ thuật từ gia đình nên sớm bộc lộ khả năng
nghệ thuật cua mình. Đây là gia đình cho thấy rõ sự tác động của yếu tố di
truyền – bẩm sinh đến sự phát triển của cá nhân.
Theo một nghiên cứu của Mỹ, cách đây 2 thế kỷ có một nhà bác học đã tài
tên Jonathan Edwards. Ông đã đỗ trường Đại học Yale ở tuổi 13, trở thành
một nhà thần học, triết học, nhà thuyết giáo nổi tiếng trong đạo tin lành. Khi
nghiên cứu, người ta tính được con cháu của ông hiện nay đã đến đời thứ 7, 8,
trong số đó có 1 người là phó tổng thống, 13 người là hiệu trưởng trường đại
học, bác sĩ có hơn 60 người, mục sư hàng trăm người, nhà văn hơn 80 người, ,
thượng hạ viện hơn 20 người… Ngược lại, đối với một người đàn ông nghiện
rượu tên là Marks Juke thì hiện nay con cháu ông cũng đến đời thứ 7, thứ 8
tuy nhiên số người nghèo khổ, thiếu ăn hơn 300 người, phạm tội và tử hình 7
người, trộm cắp 63 người, tàn phế và nghiện rượu hơn 400 người…8
Trong y học, người ta biết áp dụng yếu tố bẩm sinh – di truyền vào việc
nuôi cấy thai nhi cho những cặp đôi có vợ vô sinh hoặc chồng vô sinh, vợ
không có khả năng sinh đẻ… Người ta cho nuôi cấy trong ống nghiệm với sự
kết hợp của các cặp tinh trùng – trứng mà không phải là của bố mẹ. Việc lựa
chọn tinh trùng - trứng là của các ông bố, bà mẹ muốn có con cái với nhiều sự
chọn lựa khác nhau. Ở một số nơi, người ta có những ngân hàng tinh trùng –
trứng đã được mua hay được hiến tặng để kinh doanh do ứng dụng vai trò của
yếu tố bẩm sinh – di truyền. Việc lựa chọn tinh trùng – trứng từ những ngân
hàng đó phải mất phí, họ có đầy đủ thông tin về người hiến tặng tinh trùng –
trứng để làm chỉ tiêu cho việc xác định giá cả.

Thực tế đã cho thấy rằng ở nước ta hiện nay vẫn còn khá khó khăn, sự
phân hóa giàu nghèo theo các vùng miền còn lớn. Ở những vùng núi, có rất
8 A. E. Winshop (2009), Jukes-Edwards: A Study in Education and Heredity (Dodo Press)

9


nhiều trẻ em, ngay từ nhỏ sinh ra đã có những tư chất, năng khiếu bẩm sinh về
âm nhạc, hội họa, thể thao, toán học… nhưng do điều kiện, hoàn cảnh sống
những đứa trẻ đó không có đủ điều kiện, cơ hội để phát huy tài năng của
mình, do vậy những năng khiếu đó bị thui chột dần. Nếu như được giáo dục
từ sớm, được sống trong môi trường thuận lợi, chắc chắn các em sẽ phát huy
được tiềm năng của mình.
Chính vì vậy, các nhà giáo dục cần quan tâm đúng mức đến sức sống vốn
có trong bản chất tự nhiên của con người; cần sớm xác định tính chất và
phương hướng của những sức sống đó dưới dạng những tư chất để chăm sóc,
khai thác, phát huy kịp thời nhằm phát triển tài năng của trẻ.
Những nhân tố bẩm sinh di truyền mặc dù có vai trò quan trọng trong sự
phát triển nhân cách, nhưng những tính chất được di truyền chỉ đặc trưng cho
những lĩnh vực hoạt động hết sức rộng rãi, bao quát, chúng không định hướng
vào một lĩnh vực hoạt động hay sáng tạo cụ thể nào. Việc định hướng này do
những điều kiện lịch sử – xã hội cụ thể và do trình độ phát triển của loại hình
hoạt động lao động, nghệ thuật, khoa học nhất định quyết định, đặc biệt do
tính tích cực hoạt động của cá nhân.
Bởi vậy, phải nhận thức rõ điều đó để không nên tuyệt đối hoá hoặc đánh
giá quá cao nhân tố sinh học trong sự phát triển nhân cách. Nếu đánh giá quá
cao yếu tố bẩm sinh - di truyền sẽ dẫn tới sai lầm về mặt nhận thức, phủ nhận
vai trò quan trọng không kém của giáo dục, hoàn cảnh sống tới sự hình thành
và phát triển nhân cách. Đồng thời cũng tránh việc quá xem nhẹ ảnh hưởng
của nhân tố sinh học trong công tác giáo dục nhằm phát triển toàn diện nhân

cách của trẻ. Nếu xem nhẹ yếu tố bẩm sinh – di truyền thì ta sẽ bỏ qua một
tiền đề quan trọng cho sự hình thành và phát triển tâm lý.

10


KẾT LUẬN
Có thể thấy rằng, nhân cách con người không tự nhiên sinh ra mà được
hình thành, phát triển trong suốt cuộc đời của mỗi người, trong đó các yếu tố
giáo dục, hoạt động, hoàn cảnh sống giữ vai trò vô cùng quan trọng, nhưng
yếu tố bẩm sinh có vai trò là tiền đề vật chất để hình thành nhân cách. Bởi
vậy, phải có nhận thức đúng đắn về ảnh hưởng của những yếu tố này để xây
dựng theo một hướng nhất định giúp hình thành và phát triển nhân cách của
mỗi người một cách tốt nhất.

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. A. E. Winshop (2009), Jukes-Edwards: A Study in Education and
Heredity (Dodo Press)
2. C.Mác và Ph. Ăng - ghen, Toàn tập, Tập 3 (1995), Nxb. Chính trị quốc
gia
3. Claire M. A. Haworth (2012), “Twins Early Development Study: A
Genetically Sensitive Investigation of Cognitive and Behavioral
Development From Childhood to Young Adulthood”, Twin Research
and Human Genetics, (16): 117-125
4. Đào Thị Oanh, Vấn đề Nhân cách trong Tâm lí học ngày nay, Nxb.
Giáo dục, Hà Nội, 2007

5. Lê Quang Sơn (2010), “Những vấn đề của tâm lý học nhân cách”, Tạp
chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, (39), tr.25-31
6. Lương Quỳnh Khuê, Văn hóa thẩm mỹ và nhân cách, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.42.
7. Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Tâm lý học đại cương,
Nxb. Công an nhân dân
8. Từ điển bách khoa triết học, Tập 3. Mátxcơva, 1964, tr.196.
12


13



×