Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

CHƯƠNG 2 DNTN và HKD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (792.38 KB, 7 trang )

Mã tài liệu: 20-CTKD

Đặng Văn Bắc

0368345396

BÀI 2. DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VÀ HỘ KINH DOANH
I. DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
1. Khái niệm và đặc điểm
a. Khái niệm: Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) là doanh nghiệp do một cá nhân làm
chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh
nghiệp (Khoản 1 Điều 188 LDN 2020)
b. Đặc điểm:
 DNTN là một loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có
tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm
mục đích kinh doanh. (Khoản 10 Điều 4 LDN 2020)
 Chế độ trách nhiệm: Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm
chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh
nghiệp. (Khoản 1 Điều 188 LDN 2020). Vì chủ DNTN không chuyển quyền sở hữu đối
với tài sản đầu tư sang doanh nghiệp (Khoản 4 Điều 35 LDN 2020)
 Chủ sở hữu của DNTN: Là chủ sở hữu vừa là người sở hữu tài sản doanh nghiệp
vừa là người quản lý doanh nghiệp, vừa là người đại diện theo pháp luật…(Khoản 3 Điều
190 LDN 2020):
 Đối tượng: Cá nhân (Việt Nam, nước ngoài); Không thuộc Khoản 2 Điều 17 LDN
2020.
 Số lượng: Chỉ 01 người. Vì (1) Tư cách của chủ DNTN gắn liền với DNTN và (2)
Một khối tài sản duy nhất không thể bảo đảm thanh toán hai nguồn trách nhiệm vô hạn.
 DNTN không có tư cách pháp nhân
 Không có tài sản độc lập.
 Không nhân danh chính mình tham gia vào quan hệ pháp luật (Khoản 3 Điều 190
LDN 2020).


 Khả năng huy động vốn: Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ
loại chứng khoán nào (Khoản 2 Điều 188 LDN 2020). Vì:
 DNTN chỉ là hình thức cá nhân kinh doanh nhân danh doanh nghiệp.
 Bản chất lệ thuộc của doanh nghiệp vào chủ doanh nghiệp: kém công khai, minh
bạch.
 Điều kiện tài chính trong phát hành Chứng khoán.
c. Lưu ý:
 Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần,
phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
(Khoản 4 Điều 188 LDN 2014).  Chủ DNTN vẫn được là thành viên của công ty trách
nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
 Một cá nhân chỉ được làm chủ một doanh nghiệp tư nhân.
 Chủ hộ kinh doanh không được làm chủ DNTN và ngược lại;
 Thành viên hợp danh trong Công ty hợp danh không được làm chủ DNTN và
ngược lại (Khoản 3 Điều 188 và Khoản 1 Điều 180 LDN 2020).
1


Mã tài liệu: 20-CTKD

Đặng Văn Bắc

0368345396

2. Tổ chức và quản lý (Điều 190 LDN 2020)
 Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện
các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. (Khoản 1 Điều 190 LDN 2014).
 Chủ DNTN có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động
kinh doanh. (Khoản 2 Điều 190 LDN 2020)

 Dù trực tiếp quản lý hay thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì
Chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
(Khoản 2 Điều 190 LDN 2020)
 Chủ DNTN là người đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu
giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước
Trọng tài, Tòa án, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác
theo quy định của pháp luật. (Khoản 3 Điều 190 LDN 2020)
 Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân
(Khoản 3 Điều 190 LDN 2020)
3.

2020.





Quyền và nghĩa vụ của DNTN
Quyền và nghĩa vụ chung dành cho doanh nghiệp quy định tại Điều 7, 8 LDN
Không có quyền:
Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp
Tham gia tố tụng
Quyết định số lượng, hình thức, nội dung mẫu dấu.

Quyền và nghĩa vụ của chủ DNTN
Lĩnh vực tài chính (Điều 189 LDN 2020)
Tự đăng ký vốn đầu tư, đăng ký chính xác.
Toàn bộ tài sản sử dụng vào hoạt động kinh doanh phải ghi chép đầy đủ
Tăng, giảm vốn đầu tư  ghi chép vào sổ kế toán
Lưu ý:

+ Lợi nhuận: Khoản 1 Điều 190 LDN 2020.
+ Vốn đầu tư chỉ được giảm thấp hơn vốn đăng ký sau đăng ký lại với cơ quan
đăng ký kinh doanh (Khoản 3 Điều 189 LDN 2020)
4.
a.





b. Cho thuê doanh nghiệp (Điều 191 LDN 2020)
 Khái niệm: Cho thuê DNTN là việc chủ doanh nghiệp chuyển giao quyền chiếm
hữu và sử dụng toàn bộ doanh nghiệp cho người khác trong một khoảng thời gian nhất
định để thu về một khoản tiền gọi là tiền thuê.
 Chuyển giao quyền chiếm hữu và sử dụng  Không làm thay đổi chủ DNTN.
2


Mã tài liệu: 20-CTKD

Đặng Văn Bắc

0368345396

 Toàn bộ tài sản: tài sản hữu hình + tài sản vô hình (không bao gồm uy tín, năng
lực, trí tuệ của chủ DNTN).
 Đối tượng có quyền thuê DNTN: Cá nhân, tổ chức có nhu cầu không thuộc Khoản
2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020.
 Quyền và nghĩa vụ của các bên: Chủ DNTN và bên thuê sẽ thỏa thuận (thời hạn
thuê, giá cả, vi phạm hợp đồng,...)

 Trách nhiệm của chủ DNTN: Trong thời hạn cho thuê, vẫn phải chịu trách
nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp.
c. Bán, tặng cho doanh nghiệp (Điều 192 LDN 2020)
 Khái niệm: Bán doanh nghiệp là việc chuyển quyền sở hữu toàn bộ doanh nghiệp
cho người khác.
 Quyền sở hữu: quyền chiếm hữu, định đoạt và sử dụng  Thay đổi chủ DNTN.
 Toàn bộ tài sản: toàn bộ tài sản còn lại trong doanh nghiệp
 Quyền, nghĩa vụ của các bên: các bên thỏa thuận.
 Trách nhiệm của chủ DNTN: vẫn chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa
vụ tài sản khác phát sinh trước thời điểm chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp
người mua, người bán, và chủ nợ của doanh nghiệp có thỏa thuận khác.
 Thủ tục: Người mua phải tiến hành thủ tục đăng ký thay đổi chủ sở hữu doanh
nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh.
 Thời hạn đăng ký thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân  LDN 2020 không
quy định.
d. Thực hiện quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân trong một số trường hợp đặc
biệt (Điều 193 LDN 2020)
 Chủ DNTN bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp
xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc  Phải ủy quyền
cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
 Chủ DNTN chết thì người thừa kế hoặc một trong những người thừa kế theo di
chúc hoặc theo pháp luật là chủ doanh nghiệp tư nhân theo thỏa thuận giữa những người
thừa kế. Nếu những người thừa kế không thỏa thuận được thì đăng ký chuyển đổi thành
công ty hoặc giải thể doanh nghiệp tư nhân đó.
 Chủ DNTN chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế
hoặc bị truất quyền thừa kế thì tài sản của chủ DNTN được xử lý theo quy định của pháp
luật về dân sự.
 Chủ DNTN bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi  Quyền và nghĩa vụ của chủ DNTN được thực hiện thông qua
người đại diện.

 Chủ DNTN bị Tòa án cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thuộc phạm vi
ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp thì chủ DNTN tạm ngừng, chấm dứt kinh
3


Mã tài liệu: 20-CTKD

Đặng Văn Bắc

0368345396

doanh ngành, nghề có liên quan theo quyết định của Tòa án hoặc chuyển nhượng doanh
nghiệp tư nhân cho cá nhân, tổ chức khác.
e. Chuyển đổi DNTN sang Công ty TNHH, Công ty Cổ phần, Công ty hợp danh
 Lý do chuyển đổi:
 Chuyển sang kinh doanh ngành nghề khác mang tính rủi ro cao.
 Mở rộng quy mô kinh doanh và kêu gọi thêm vốn đầu tư từ người khác.
 Cho phép chuyển đổi: (Điều 205 LDN 2020)
 DNTN  Công ty TNHH một thành viên
 DNTN  Công ty TNHH hai thành viên trở lên
 DNTN  Công ty Cổ phần.
 DNTN  Công ty hợp danh.
 Trách nhiệm của chủ DNTN
 Chịu trách nhiệm đối với tất cả các khoản nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp
khi chuyển đổi, và phải thanh toán đủ số nợ khi đến hạn.
 Đảm bảo việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của DNTN trong doanh
nghiệp chuyển đổi.
 Đảm bảo công ty được chuyển đổi tiếp nhận và thực hiện các hợp đồng chưa thanh
lý của DNTN.
 Thời hạn: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng

ký kinh doanh xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu có đủ điều
kiện chuyển đổi theo quy định và cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ
sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
II. HỘ KINH DOANH
1. Khái niệm và đặc điểm
a. Khái niệm: Hộ kinh doanh (HKD) do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm
các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc
một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới
mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh
doanh (Khoản 1 Điều 66 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP)
b. Đặc điểm
 HKD là chủ thể kinh doanh nhưng không phải 1 loại hình doanh nghiệp. Vì
 Quy mô nhỏ: ít hơn 10 lao động (Khoản 3 Điều 66 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP)
 Cơ cấu tổ chức không rõ ràng.
 Lệ thuộc vào chủ sở hữu .
 Tên riêng được bảo hộ trong phạm vi quận huyện (Khoản 4 Điều 73 Nghị định số
78/2015/NĐ-CP).
 Chủ sở hữu: Khoản 1 Điều 66 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP
 1 cá nhân  HKD một chủ sở hữu.
4


Mã tài liệu: 20-CTKD

Đặng Văn Bắc

0368345396

 Nhóm cá nhân  HKD nhiều chủ sở hữu.
 Hộ gia đình  HKD một chủ sở hữu.

2. Các lưu ý: Điều 67 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP
 1 cá nhân/1 hộ gia đình = 1 hộ kinh doanh.
 Cá nhân thành lập/góp vốn thành lập HKD không được đồng thời là chủ DNTN,
thành viên hợp danh công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên
hợp danh còn lại.
 Cá nhân là thành viên hộ kinh doanh vẫn được góp vốn, mua cổ phần trong doanh
nghiệp khác.
 Chế độ trách nhiệm: Khoản 1 Điều 66 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP
+ Cá nhân: chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình
+ Nhóm cá nhân: liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình
+ Hộ gia đình: Chịu trách nhiệm bằng tài sản chung của hộ, tài sản chung không
đủ thì thành viên liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình (Điều 103
BLDS).
 Tư cách pháp lý:
+ Không có tài sản độc lập, không có sự tách bạch về quyền sở hữu;
+ Không nhân danh chính mình khi tham gia vào các quan hệ pháp luật;
 HKD không có tư cách pháp nhân
 HKD không thể thành lập, góp vốn, mua cổ phần doanh nghiệp khác.
 Khả năng huy động vốn: Hạn chế
+ Không có quyền phát hành các công cụ huy động vốn rộng rãi (cổ phần, trái
phiếu, chứng khoán khác,...)
+ Vốn kinh doanh của hộ kinh doanh chủ yếu do chủ hộ đầu tư hoặc vay tín dụng.
 Quy mô kinh doanh
+ Địa điểm kinh doanh: 1 địa điểm, không chi nhánh, không văn phòng đại diện.
+ Số lượng lao động: ít hơn 10 lao động
+ Nếu ≥ 10 lao động thì chuyển sang hình thức doanh nghiệp (Khoản 3 Điều 66
Nghị định số 78/2015/NĐ-CP + Khoản 4 Điều 217 LDN 2020).
……………………………………………………………………………………………………….

LUYỆN TẬP

Câu 1. Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?
1. Ông An là chủ DNTN An Bình, ông An có thể thành lập thêm Công ty khác với
tên “Công ty TNHH Anh Bình”.
2. Chủ doanh nghiệp tư nhân được đầu tư vốn thành lập công ty TNHH một thành
viên.
5


Mã tài liệu: 20-CTKD

Đặng Văn Bắc

0368345396

3. Chủ sở hữu DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp
sau khi bán doanh nghiệp.
4. Chủ sở hữu doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân thì không thể đồng thời làm
thành viên hợp danh công ty hợp danh.
5. Doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần.
6. Khi chủ doanh nghiệp tư nhân chết thì doanh nghiệp tư nhân bắt buộc phải giải
thể.
7. Các doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ sở hữu không được nhân danh chính
mình tham gia vào các quan hệ pháp luật.
8. Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân có thể góp vốn vào công ty TNHH và CTCP.
9. Chủ sở hữu hộ kinh doanh phải là cá nhân.
10. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể là thành viên của công ty hợp danh trong một số
trường hợp nhất định.
Câu 2. Bài tập tình huống
Bài tập 1. Anh (chị) hãy cho biết dự định của bà Phương Minh có phù hợp với qui
định của pháp luật hiện hành không? Vì sao?

Đầu năm 2015, bà Phương Minh có hộ khẩu thường trú tại TP. Hồ Chí Minh (bà
Minh không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp) dự định đầu tư
cùng một lúc dưới các hình thức sau để kinh doanh:
1. Mở một cửa hàng bán tạp hóa tại nhà dưới hình thức HKD.
2. Thành lập doanh nghiệp tư nhân kinh doanh quần áo may sẵn do bà làm chủ sở
hữu, dự định đặt trụ sở tại tỉnh Bình Dương.
3. Đầu tư vốn để thành lập công ty TNHH 1 thành viên do bà làm chủ sở hữu, cũng
dự định đặt trụ sở tại tỉnh Bình Dương.
4. Làm thành viên của công ty hợp danh X có trụ sở tại tình Bình Dương.
Bài tập 2. Anh (chị) hãy cho biết theo quy định của LDN 2020, các dự định của ông
An liệu có hợp pháp không?
DNTN An Bình do ông An làm chủ có trụ sở tại TP.HCM chuyên kinh doanh thiết
bị điện. Ông A muốn tăng thêm quy mô và mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh của
mình sang ngành tổ chức, giới thiệu và xúc tiến thương mại nên ông có những dự định
sau:
1. Mở thêm chi nhánh của DNTN An Bình tại Hà Nội và thành lập thêm 1 công ty
TNHH khác do ông làm chủ chuyên kinh doanh ngành tổ chức, giới thiệu và xúc tiến
thương mại.
2. DNTN An Bình góp vốn cùng bà Hạnh, ông Phúc, và ông Lộc để thành lập
một công ty cổ phần kinh doanh ngành tổ chức, giới thiệu và xúc tiến thương mại.

6


Mã tài liệu: 20-CTKD

Đặng Văn Bắc

0368345396


3. Ông An góp vốn cùng ông James (quốc tịch Hoa Kỳ), bà Susan Nguyễn (quốc
tịch Canada) và bà Mai (chủ hộ kinh doanh Mai Hoa) để thành lập công ty hợp danh An
và Cộng sự kinh doanh ngành tổ chức, giới thiệu và xúc tiến thương mại.
Bài tập 3
Hộ gia đình ông M do ông M làm chủ hộ gồm có ông M, vợ của ông M (quốc tịch
Canada) và một người con (25 tuổi, đã đi làm và có thu nhập). Hỏi:
1. Hộ gia đình ông M có được đăng ký thành lập một hộ kinh doanh do hộ gia
đình làm chủ được không?
2. Giả sử, hộ gia đình ông M đã thành lập một hộ kinh doanh. Con của ông M
thành lập thành lập thêm 1 DNTN (hoặc 1 hộ kinh doanh) do mình làm chủ. Hành vi con
của ông M có phù hợp với quy định của pháp luật không? Vì sao?
3. Ông M muốn mở rộng quy mô kinh doanh của hộ kinh doanh bằng cách mở
thêm chi nhánh tại tỉnh P và thuê thêm lao động. Những kế hoạch mà ông M đưa ra có
phù hợp với quy định của pháp luật không? Vì sao?

7



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×