Chủ đề 1: YÊU THƯƠNG GIA ĐÌNH
Bài 1: MÁI ẤM GIA ĐÌNH
Thời lượng: 2 tiết
1. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài học “MÁI ẤM GIA ĐÌNH”, học sinh có:
1.1. Phẩm chất chủ yếu
Yêu nước: Yêu thương ông bà, ba mẹ, anh chị em trong gia đình.
1.2. Năng lực chung
Giao tiếp và hợp tác: HS biết cách sử dụng lời nói, hành động để thể hiện
tình yêu thương đối với những thành viên trong gia đình.
1.3. Năng lực đặc thù
Năng lực điều chỉnh hành vi:
- Nhận thức chuẩn mực hành vi: Học sinh nêu được những biểu hiện của
tình yêu thương gia đình; Nhận biết được sự cần thiết của tình yêu thương gia đình.
- Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Đồng tình với thái độ,
hành vi thể hiện tình yêu thương gia đình; không đồng tình với thái độ, hành vi
không thể hiện tình yêu thương gia đình.
- Điều chỉnh hành vi: Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu
thương người thân trong gia đình.
2. CHUẨN BỊ
2.1.Chuẩn bị của giáo viên:
- Bài hát Ba ngọn nến lung linh (Nhạc và lời: Ngọc Lễ)
- Phương tiện: tranh ảnh minh họa, tranh để thể hiện đồng tình, tranh tình
huống, Nhận xét ở lớp của giáo viên, Phiếu tự nhận xét của học sinh, Phiếu nhận xét
của CMHS.
- Video Câu chuyện “Một gia đình nhỏ, một hạnh phúc to”
- Clip video quay một số hoạt động thường ngày trong gia đình học sinh (GV
trao đổi với cha mẹ học sinh).
- Bảng tương tác, máy chiếu, ti vi
2.2. Chuẩn bị của học sinh:
- Học sinh chuẩn bị tranh vẽ, hình ảnh về những người thân trong gia đình
mình.
- Cha mẹ học sinh hỗ trợ gửi clip quay về hoạt động thường ngày trong gia
đình đã chuẩn bị tiết học.
3. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động dạy của giáo viên
1.Hoạt động Khởi động: “Hát bài hát Ba
ngọn nến lung linh” ( 6 phút)
Hoạt động học của học sinh
- HS nghe, hát theo bài hát Ba ngọn
nến lung linh (Nhạc và lời: Ngọc Lễ).
a. Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế cho
HS vào bài học mới.
b. Cách thực hiện:
- GV hỏi HS: Trong bài hát vừa rồi có nhắc
đến những ai?
- HS trả lời câu hỏi GV mở rộng: Vậy trong
gia đình em có những ai?
- HS lắng nghe GV nhận xét
c. Dự kiến sản phẩm học tập: Bài hát và
câu trả lời của HS
d. Dự kiến tiêu chí đánh giá:
-GV đánh giá HS
e. Kết luận: Gia đình thường có ông, bà, ba
mẹ và con cái và đó là “Mái ấm gia đình”
Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kĩ về gia
đình qua bài “Mái ấm gia đình”.
- Ba, mẹ, con.
-Ba, mẹ, con/ mẹ và con/ ba và con/
ông bà, ba mẹ, con, anh chị em…
- HS nhận xét, đánh giá, bổ sung cho
bạn.
-Tất cả HS vỗ tay theo giai điệu bài
hát
- HS trả lời thành câu hoàn chỉnh:
Gia đình em gồm có ông bà, ba mẹ,
em và anh hai; Gia đình em gồm có
ba mẹ và em…
-HS đánh giá HS
2. Hoạt động Khám phá
2.1. Khám phá 1: Xem hình và trả lời câu
hỏi (10 phút)
a. Mục tiêu: Học sinh nêu được những biểu
hiện của tình yêu thương gia đình;
b. Cách thực hiện:
- HS quan sát 4 hình ảnh:
- GV đặt câu hỏi, HS trả lời cá nhân: Tranh
vẽ gì? Những hành động ấy thể hiện điều
gì?
+ Hình 1: Cháu tặng quà cho ông bà.
+ Hình 2: Mẹ quàng khăn cho con
+ Hình 3: Con rót nước cho bố
+ Hình 4: Con vẽ tranh tặng mẹ.
- HS trả lời, nhận xét
c. Dự kiến sản phẩm học tập:
d. Dự kiến tiêu chí đánh giá:
-GV đánh giá HS
e. Kết luận: Một mái ấm gia đình là nơi có
ông bà, bố mẹ quan tâm, chăm sóc con cái
hằng ngày, là nơi con cái vâng lời, lễ phép
và quan tâm đến ông bà, ba mẹ bằng hành
động, lời nói, là nơi luôn ngập tràn tiếng
cười hạnh phúc.
- HS lắng nghe GV tổng kết
-Câu trả lời của HS (cá nhân)
-HS trả lời được câu hỏi hoàn chỉnh,
trả lời được những biểu hiện thể
hiện tình yêu thương gia đình.
-HS đánh giá HS.
*Nghỉ giữa tiết (3 phút): Giáo viên cho HS
xem một câu chuyện về tình cảm gia đình.
2.3. Khám phá 2: “Chia sẻ” (12phút)
a. Mục tiêu: Hs nêu được một số việc làm
thể hiện tình yêu thương gia đình. Đồng
tình với thái độ, hành vi thể hiện tình yêu
thương gia đình; không đồng tình với thái
độ, hành vi không thể hiện tình yêu thương
gia đình. Kể được những việc làm để thể
hiện tình yêu thương.
- Phương pháp: Thảo luận nhóm, vấn đáp
- Năng lưc: Giao tiếp, hợp tác, giải quyết
vấn đề.
b. Cách thực hiện:
- HS thảo luận nhóm đôi: xem 4
tranh và chọn những hình ảnh đồng
tình/không đồng tình vào bảng
nhóm và trả lời câu hỏi:
-Em đồng tình hay không đồng tình với việc
- HS thảo luận nhóm đôi trong thời
làm nào? Vì sao?
gian 5 phút để cài bảng nhóm và trả
lời câu hỏi trong nhóm.
- HS trả lời trước lớp nhận xét, bổ
sung.
- HS lắng nghe GV tổng kết.
- Hoạt động mở rộng: Sau khi nhóm trình
bày, giáo viên hỏi thêm cá nhân (cá thể
hóa)
- Hs trả lời cá nhân, Hs nhận xét bổ
sung
+ Hãy kể một số việc làm thể hiện tình yêu
thương gia đình?
+ Vì sao trong gia đình mọi người phải yêu
thương nhau?
- HS lắng nghe GV tổng kết, giáo dục bằng
đoạn video: “Đoạn video nói về một đứa bé
sống trong một gia đình rất nghèo. Ba mẹ là
công nhân vệ sinh. Mỗi ngày ba mẹ đều đi
làm vất vả, mâm cơm cả nhà quây quần bên
nhau chỉ có một đĩa rau luộc và một ít thịt.
Thế nhưng, ba mẹ luôn nhường cho bé con
ăn phần nhiều thịt, còn mình chỉ ăn rau với
nước tương. Vậy mà bữa cơm nào cũng
tràn ngập tiếng cười. Một buổi tối, khi cả
nhà cùng dọn cơm ra để ăn như mọi ngày.
Đứa bé chạy vào cặp, lấy một cái bánh bao
nóng hổi ra mời ba mẹ. Ba mẹ hỏi vì sao
con có tiền để mua bánh bao cho ba mẹ.
Đứa bé trả lời: Dạ, con đã để dành những
cái chai, những tờ báo cũ để bán lấy tiền,
hôm nay đủ tiền nên con mua bánh bao
cho ba mẹ. Con yêu ba mẹ.”
c. Dự kiến sản phẩm học tập: Bảng nhóm
đã chọn đồng tình/ không đồng tính và Câu
trả lời của HS
d. Dự kiến tiêu chí đánh giá:
-GV đánh giá HS
-HS chọn được hình đồng
tình/không đồng tình phù hợp và trả
lời thành câu hoàn chỉnh, nêu được
lý do vì sao đồng tình/không đồng
tình
-HS đánh giá HS
-Nhóm đánh giá HS
e. Kết luận: Gia đình phải yêu thương,
quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. Có rất nhiều
cách để thể hiện tình yêu thương với nhau
và đôi khi, chỉ cần một câu nói: “Mẹ yêu
con. Con yêu ba mẹ” cũng đủ để thể hiện
tình yêu của mình rồi đó các con.
*Hoạt động nối tiếp: Giao việc cho các
con về nhà “Các con về nhà thực hành biểu
hiện tình yêu thương đối với các thành viên
trong gia đình và chia sẻ cho các bạn biết
nhé” (2 phút)
TIẾT 2
Hoạt động dạy của giáo viên
3. Hoạt động Luyện tập
3.1. Luyện tập 1: Câu chuyện “Một gia đình
nhỏ, một hạnh phúc to (8phút)
a. Mục tiêu: HS nêu được nhưng biểu hiện
(cử chỉ, lời nói) thể hiện tình yêu thương
gia đình.
Hoạt động học của học sinh
- HS lắng nghe GV kể chuyện (GV có
thể chuẩn bị đoạn video có hình
ảnh, nhạc, và âm thanh lời kể của
giáo viên)
- HS trả lời cá nhân.
b. Cách thực hiện:
- GV đặt câu hỏi khai thác nội dung chuyện:
+ Mẹ và Quân có những cử chỉ, lời nói nào
thể hiện tình yêu thương gia đình?
- HS lắng nghe GV tổng kết: Câu chuyện cô
vừa kể chính là minh chứng cho tình cảm
gia đình. Những người thân trong gia đình
đều luôn quan tâm và lo lắng cho nhau. Đó
chính là tình cảm thiêng liêng không thể
đong đếm được.
c. Dự kiến sản phẩm học tập:
d.Dự kiến tiêu chí đánh giá:
- HS nhận xét, bổ sung.
-Câu trả lời của HS
-HS trả lời thành câu hoàn chỉnh
-GV đánh giá HS
-HS đánh giá HS
3.2. Luyện tập 2: Chia sẻ (6phút)
a. Mục tiêu: Đồng tình với thái độ, hành vi
thể hiện tình yêu thương gia đình; không
đồng tình với thái độ, hành vi không thể
hiện tình yêu thương gia đình.
b. Cách thực hiện:
- HS trả lời
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV cho HS xem tranh, hỏi: Em có đồng
tình với việc làm của bạn Hải không? Vì
sao?
- HS lắng nghe GV tổng kết: “Làm anh thật
khó, nhưng mà thật vui. Ai yêu em bé, thì
làm được thôi”. Các em ơi, là anh em phải
luônyêu thương và chia sẻ với nhau, đừng
như bạn Hải trong bức hìnhcác em nhé.
c. Dự kiến sản phẩm học tập:
d.Dự kiến tiêu chí đánh giá:
-GV đánh giá HS
*Nghỉ giữa tiết (3 phút): Giáo viên cho HS
xem đoạn video những em học sinh có
hoàn cảnh đặc biệt (em nhỏ mồ côi, em
nhỏ không cha mẹ) để HS biết xung quanh
mình còn nhiều bạn không may mắn có một
mái ấm gia đình đầy đủ. Các em hãy trân
trọng gia đình của mình đang có và yêu
thương gia đình mình.=> Dẫn qua hoạt
động 3 điều yêu thương
3.3. Luyện tập 3: 3 điều yêu thương
(5phút)
a. Mục tiêu:
-Câu trả lời của HS
-Ý kiến đồng tình/không đồng tình,
câu giải thích của học sinh
-HS đánh giá HS
-Nhóm đánh giá nhóm và HS
- Yêu thương, quan tâm, chăm sóc ông bà,
cha mẹ.
- Nhận biết được những việc làm thể hiện
tình yêu thương gia đình
- HS thể hiện trước lớp
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe GV tổng kết.
b. Cách thực hiện:
- HS lắng nghe GV phổ biến nêu yêu câu:
“Bạn hãy kể 3 việc làm hoặc lời nói thể hiện
tình yêu thương với ôngbà, cha mẹ, anh chị
em của mình?”
c. Dự kiến sản phẩm học tập: Những việc
làm mà HS kể
-Mỗi HS kể được 03 việc làm.
- HS sắm vai các tình huống theo
d.Dự kiến tiêu chí đánh giá:
nhóm.
e. Kết luận: Tình yêu thương gia đình thể - HS nhận xét, góp ý.
hiện qua cử chỉ (ôm hôn ông bà, ba mẹ, anh
chị), lời nói (con yêu ba/mẹ/ông bà/anh -HS đóng vai tình huống
chị), hành động (rót nước, bóp vai…). -HS nói thành câu hoàn chỉnh, biết
Hãyquan tâm, chăm sóc và thể hiện tình yêu dùng lời nói, cử chỉ nét mặt và giọng
điệu thể hiện tình yêu thương với
thương gia đình mỗi ngày.
ông bà, bố mẹ.
4. Hoạt động Thực hành – “Thông điệp
-HS đánh giá HS
yêu thương” (13 phút)
-Nhóm đánh giá HS
a. Mục tiêu: HS biết sử dụng được ngôn
ngữ lời nói, cử chỉ thể hiện tình yêu thương
đối với những người thân trong gia đình.
b. Cách thực hiện:
- Gv tổ chức cho lớp sắm vai thể hiện tình
cảm, lời nói, việc làm trong các tình huống
sau:
+ Khi bố, mẹ đi làm về
+ Khi ông bà ở quê lên thăm.
HS cùng nghe và đọc theo bài thơ:
- HS lắng nghe GV tổng kết.
“Em yêu gia đình nhỏ
c. Dự kiến sản phẩm học tập:
Có ông bà, mẹ cha
d.Dự kiến tiêu chí đánh giá:
Anh chị em ruột thịt
Tình thương mến chan hoà”
-GV đánh giá HS
e. Kết luận: Gia đình là nơi bắt đầu của
mọi yêu thương. Các em hãy thể hiện tình
yêu thương của mình đối với ông bà, ba mẹ
bằng lời nói “Con yêu ba mẹ.”; “Cháu yêu
ông bà, ông bà hãy giữ sức khỏe”…hoặc
bằng hành động “Rót nước mời ôngbà, ba
mẹ.”, “Đấm lưng, bópvai cho ba mẹ,
ôngbà”.
* Hoạt động nối tiếp sau bài học:
Mái ấm gia đình cũng như một cái cây. Nếu
chúng ta chăm sóc, vun trồng, tưới nước thì
cây sẽ phát triển. Gia đình nếu được vun
đắp tình yêu thương bằng sự quan tâm,
chăm sóc lẫn nhau thì gia đình đó sẽ mãi
mãi hạnh phúc.Các em về nhà, hãy vẽ một
bức tranh để tặng ôngbà, ba mẹ hoặc chăm
sóc ông bà, ba mẹ. Tiết học sau chia sẻ với
lớp nhé.