Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn quế hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1023.22 KB, 95 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
--------------

VÕ THỊ NGỌC LAN

DẤU ẤN VĂN HÓA
TRONG TRUYỆN NGẮN QUẾ HƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Thừa Thiên Huế, năm 2016


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
--------------

VÕ THỊ NGỌC LAN

DẤU ẤN VĂN HÓA
TRONG TRUYỆN NGẮN QUẾ HƢƠNG

Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. HOÀNG THỊ HUẾ


Thừa Thiên Huế, năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung
thực, được các đồng tác giả cho phép và chưa từng được công bố
trong bất kỳ một công trình nào khác.
Phú Lộc, ngày 09 tháng 09 năm 2016.
Tác giả luận văn

Võ Thị Ngọc Lan


Lời cảm ơn
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn và
Phòng Đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Sư phạm Huế đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt khóa học.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các Giáo sư, Tiến sĩ đã nhiệt tình giảng dạy
và gợi mở cho tôi nhiều ý kiến quý báu trong quá trình học tập và thực hiện
luận văn.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô giáo – TS. Hoàng
Thị Huế, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Xin cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã giúp đỡ, chia sẻ cùng
tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn này.
Phú Lộc, ngày 09 tháng 09 năm 2016.
Võ Thị Ngọc Lan


MỤC LỤC

MỤC LỤC ..................................................................................................................1
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................3
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ...................................................................................5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................9
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................10
5. Đóng góp của luận văn ......................................................................................10
6. Cấu trúc của luận văn ........................................................................................10
NỘI DUNG ..............................................................................................................11
Chƣơng 1. Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hƣơng nhìn từ quan niệm
nghệ thuật về con ngƣời và thế giới nhân vật .......................................................11
1.1. Quan niệm nghệ thuật về con người ...............................................................11
1.1.1. Hành trình sống và sáng tạo .....................................................................11
1.1.2. Quan niệm nghệ thuật...............................................................................14
1.2. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Quế Hương ...........................................18
1.2.1. Nhân vật an phận ......................................................................................19
1.2.2. Nhân vật suy tưởng, mơ mộng .................................................................29
1.2.3. Nhân vật “khuyết thiếu” ...........................................................................32
Tiểu kết chƣơng 1 ....................................................................................................36
Chƣơng 2. Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hƣơng nhìn từ ngôn ngữ và
các hệ biểu tƣợng .....................................................................................................37
2.1 Ngôn ngữ .........................................................................................................37
2.1.1 Ngôn ngữ mang màu sắc văn hóa Huế ......................................................37
2.1.2 Ngôn ngữ đối thoại, độc thoại ...................................................................43
2.2 Hệ biểu tượng ..................................................................................................48
2.2.1 Những biểu tượng thiên tính nữ ................................................................49
2.2.2 Biểu tượng tâm linh ...................................................................................56
2.2.3 Biểu tượng dung hợp văn hóa ...................................................................59
Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................................63
1



Chƣơng 3. Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hƣơng nhìn từ không, thời
gian, kết cấu và giọng điệu nghệ thuật ..................................................................64
3.1. Không gian và thời gian nghệ thuật ................................................................64
3.1.1. Không gian khép kín ................................................................................64
3.1.2. Thời gian hoài niệm..................................................................................71
3.2. Kết cấu lồng ghép ...........................................................................................73
3.3. Giọng điệu.......................................................................................................77
3.3.1. Giọng điệu trữ tình đằm thắm ..................................................................78
3.3.2. Giọng điệu khắc khoải xót xa ...................................................................80
3.3.3. Giọng triết lý ............................................................................................83
Tiểu kết chƣơng 3 ....................................................................................................85
KẾT LUẬN ..............................................................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................88

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Văn hóa – văn học có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Văn học là
thành tố của văn hóa nên chịu tác động từ văn hóa và ngược lại văn học phản ánh
văn hóa. Khi nói đến mối quan hệ này, M.Bakhtin cũng cho rằng: “Văn học là một
bộ phận không thể tách rời khỏi văn hóa, không thể hiểu nó ngoài cái mạch nguyên
vẹn của toàn bộ văn hóa một thời nó tồn tại. Không được tách nó khỏi các bộ phận
khác của văn hóa, cũng như không được như người ta vẫn làm, là trực tiếp gắn nó
với các nhân tố xã hội, kinh tế vượt qua đầu văn hóa. Những nhân tố xã hội kinh tế
tác động tới toàn bộ văn hóa nói chung, và chỉ thông qua văn hóa, cùng văn hóa mới
tác động được tới văn học”. [30, tr.118]

Quan hệ văn hóa – văn học vẫn luôn nhận được sự quan tâm của nhiều nhà
nghiên cứu. Dù vậy, soi chiếu vào tác phẩm văn học cụ thể, sự nghiệp sáng tác của
một nhà văn hiện nay vẫn còn tương đối ít. Khảo sát văn học từ quan hệ văn hóa
vừa giúp chúng ta tìm hiểu về bản chất, chức năng của văn học, vừa khảo sát văn
học để tìm về cội nguồn văn hóa của thời đại mà tác phẩm và tác giả tồn tại. Việc
khảo sát những truyện ngắn của nhà văn Quế Hương trong mối tương quan văn hóa
– văn học sẽ góp phần thúc đẩy mối quan hệ này phát triển.
1.2 Truyện ngắn Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Đến nay, thể
loại này đã đạt đỉnh cao đặc sắc cả về nội dung, nghệ thuật, số lượng tác phẩm và
đội ngũ sáng tác ngày càng đông đảo, đặc biệt là đội ngũ nhà văn nữ. Cùng với các
nhà văn Việt Nam hiện đại như Lê Minh Khuê, Lý Lan, Dạ Ngân, Nguyễn Thị Thu
Huệ, Hà Khánh Linh, Phạm Thị Hoài, Võ Thị Hảo, Trần Thùy Mai, Võ Thị Xuân
Hà… Nhà văn Quế Hương tuy lặng lẽ âm thầm nhưng đã có những đóng góp không
nhỏ cho sự phát triển của truyện ngắn Việt Nam đương đại.
1.3 Sinh ra và lớn lên ở Huế, dù sau này chuyển vào Hội An và bây giờ sinh
sống ở Đà Nẵng nhưng trong những sáng tác của mình, Quế Hương đã mang đến
cho người đọc những câu chuyện, những bức tranh về Huế thấm đẫm nhất, tinh tế
nhất. Đọc văn Quế Hương ta nhận ra những nét riêng của Huế không lẫn vào đâu
được. Chất Huế thấm vào từng trang văn của chị, Huế của những ngày xưa, Huế từ
3


trong vô thức vẫn luôn ẩn trong sâu thẳm để khi có cơ hội lại bộc phát. Những
người con của Huế được sinh ra và lớn lên ở đây, dù có đi xa đến nơi nào thì những
ấn tượng, những bản sắc vẫn luôn đọng lại, luôn thôi thúc họ nhớ về quê hương và
Quế Hương cũng vậy. Với Quế Hương, Huế là sự thổn thức tìm về những ngày xưa,
sự ám ảnh với những con người từ trong quá khứ đến hiện tại. Không chỉ thế, truyện
ngắn của Quế Hương còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Quảng Nam – Đà
Nẵng nơi bà đang sinh sống, và một vài nét văn hóa khác của đất Việt.
Bằng tất cả vốn sống phong phú, nhẹ nhàng, đằm thắm, tinh tế như chính

tâm hồn của mình, Quế Hương gõ đều đều từng giọt nhớ thương, giọt day dứt, ám
ảnh, suy ngẫm, yêu thương vào lòng độc giả. Quế Hương viết văn để sống, để giao
hòa tâm hồn với thế giới bên ngoài. Ngược với xu hướng trần tục hóa cuộc sống,
giải phóng tâm hồn và thân thể, Quế Hương – vốn thích sự lặng lẽ, không thích bon
chen với đời đã tìm hướng đi khác cho mình ““lạ hóa” không phải là yêu cầu tiên
quyết. Văn chương cần hay và mới, nhưng quan trọng hơn cả là sự cảm thông, đồng
điệu. Quế Hương viết văn như một sự sẻ chia, một nhu cầu tự thú. Văn của chị, theo
đó, không dung nạp những gì to tát, xa xôi, chỉ toàn những điều bé mọn. Vậy mà
thế giới ấy vẫn lột hiện biết bao hỉ nộ ái ố của cuộc đời; nỗi da diết với các thân
phận nhỏ bé vẫn là nỗi day dứt chung cho kiếp người” [12, tr.6]. Bởi “Dù lạc lõng
tôi vẫn thích tạo ra thứ văn chương sâu thẳm, đầy ánh sáng nhân văn hơn trần trụi,
thực dụng, dâm ác. Cuộc đời vẫn vậy, chỉ có nhà văn là có thể thay đổi nó theo tâm
cảnh, tâm thế của mình, gợi lương tri hay thú tính” [6, tr.123]. Chính những nét
riêng như thế mà mặc dù với số lượng tác phẩm không hẳn là nhiều, 1 tập thơ và
không quá 100 truyện ngắn, nhưng Quế Hương đã có chổ đứng nhất định trong văn
học Việt Nam và lan ra cả bộ phận văn học hải ngoại.
1.4 Tuy nhiên, truyện ngắn của chị vẫn chưa được nhiều người tìm hiểu, khai
thác, đặc biệt là về dấu ấn văn hóa trong truyện của Quế Hương. Từ chính những
điều ý nghĩa như trên tôi chọn đề tài “Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế
Hương” để nghiên cứu nhằm giúp người đọc thấy được nhiều điều thú vị, mới mẻ
trong truyện ngắn của nhà văn này.

4


2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Hơn 20 năm cầm bút với một tài sản văn chương có thể nói không quá đồ sộ
cũng không hề nhỏ chút nào tính đến hiện nay với 9 tập truyện và 1 tập thơ, cùng
với một số giải thưởng lớn nhỏ khác nhau, nhưng chúng tôi nhận thấy vẫn còn rất ít
những công trình nghiên cứu về tác phẩm văn học của Quế Hương. Đặc biệt mảng

nghiên cứu văn hóa và sự dung hợp văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương chưa có
công trình nào chuyên nghiên cứu về vấn đề này. Nghiên cứu văn chương của Quế
Hương mới chủ yếu dừng lại ở các bài viết nhỏ trong các công trình có tính tổng
hợp hay các bài viết nhỏ trên các báo, tạp chí, trang web điện tử,… Để phục vụ cho
việc nghiên cứu đề tài, chúng tôi tìm hiểu tài liệu theo hai khía cạnh sau:
2.1. Những bài nghiên cứu chung về truyện ngắn của Quế Hƣơng
Những bài nghiên cứu theo hướng này thường đề cập chung đến đặc điểm
truyện ngắn Quế Hương hay chất văn của chị.
Tìm hiểu những bài nghiên cứu về truyện ngắn Quế Hương, có thể nhận thấy
luận văn Đặc điểm truyện ngắn Quế Hương – Trương Ngọc Lợi (Đại học Sư phạm
Huế, 2011) đã đề cập chủ yếu đến các đặc điểm thi pháp trong truyện ngắn Quế
Hương từ góc nhìn tự sự qua thế giới hình tượng và phương thức trần thuật của
truyện ngắn như nhân vật, không – thời gian, ngôn từ, giọng điệu, kết cấu…
Với bài viết Nhà văn Quế Hương: Để con người hiểu nhau khó lắm!,
Nguyễn Minh Sơn đã nhận xét: “Ở mỗi truyện, người đọc được cảnh tỉnh một cách
nhẹ nhàng nhưng sâu sắc trước sự tha hóa và biến chất của tình cảm con người. Đọc
xong, người lớn chợt day dứt, chen lẫn cả sự chua xót và sám hối. Đôi khi người ta
thấy truyện ngắn của chị xoáy sâu vào bi kịch của con người trong đời sống hiện đại
vì: “Thế giới càng ngày càng rộng lớn nhưng để con người hiểu nhau thật khó!” (Quế
Hương)” [49]. Tác giả đã khái quát được nét đẹp thẳm sâu trong truyện ngắn Quế
Hương. Bằng giọng văn nhẹ nhàng nhưng sâu sắc, Quế Hương đã đưa đến người đọc
những bài học về sự tha hóa, biến chất và cả những bi kịch của con người.
Thanh Tân cũng đã đưa ra những quan niệm của Quế Hương trong bài viết
Nhà văn Quế Hương: Chưng cất nỗi buồn ấm áp “Quế Hương nói đó là cái tạng
của chị rồi, hoa nào tỏa hương ấy, chị không viết “ác” được bởi muốn viết “ác”, nhà

5


văn phải thật bản lĩnh, phải thấu thị được bản chất cái ác, để có thể viết nên những

tác phẩm có sức tác động mạnh mẽ, để rồi sau những rùng mình, tâm hồn người đọc
có thể được thanh lọc tận đáy sâu nhất” [51]. Thanh Tân đã khẳng định, văn chương
Quế Hương là những điều thiện lương như chính tâm hồn chị, bởi chị không viết ác
được. Tác phẩm văn chương thực thụ, lay động tâm hồn con người, phải là những
tác phẩm có tác dụng thanh lọc sâu nhất tâm hồn, để lẩy ra những điều trong trẻo,
lương thiện, cao đẹp. Hay quan niệm về cái đẹp trong văn chương của Quế Hương:
“Cái đẹp trong văn chương hay trong hiện thực thường gắn với nỗi buồn. Truyện
của Quế Hương vì thế là những giọt sương tinh khiết được chưng cất từ nỗi buồn.”
[51] Cái đẹp phải gắn với nỗi buồn, nỗi buồn ấy phải thật tinh khiết, từ sự rung
động với con người, với cuộc đời.
Nguyễn Thị Yến trong bài viết Quế Hương – Khắc khoải và đằm thắm đã
có những nhận định rất cụ thể về đặc điểm văn phong của Quế Hương, đặc biệt là
qua tập 27 truyện ngắn của Quế Hương, vẻ đẹp của ngôn từ, lối diễn đạt chân
thiết, gọn, kín đáo mà sâu đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của cả những độc giả khó
tính nhất. Điều này không dễ gì chúng ta bắt gặp ở những tác giả khác. Bài viết còn
cho thấy nét đặc trưng trong cách kể chuyện “Lối viết của Quế Hương, ngoại trừ
“Một Cuộc Đua”, từ mười mấy năm qua, dẫu mỗi bài có những thay đổi trong giọng
văn qua mỗi mẩu chuyện khác nhau, cái cung cách kể chuyện vẫn bàng bạc một
cách thể như nhau. Kể chuyện duyên dáng và ý tứ. Trước khi viết tác giả biết mình
sẽ viết gì. Cách nào đi nữa, cốt truyện phải thể hiện cái thế giới mà tác giả đang
sống.” [57] Và cách xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Quế Hương thường
đan kết hai tuyến nhân vật với nhau chặt chẽ. Chính diện và phản diện nằm kề, đối
nhau, hòa quyện lấy nhau, hỗ trợ cho cái đẹp bật lên.
Đến với bài viết Truyện ngắn Quế Hương – thế giới của những “nỗi buồn
ấm áp”, tác giả Lê Thị Hường đã cho ta thấy một thế giới nghệ thuật riêng của Quế
Hương, đó là thế giới của những mảnh đời không hoàn hảo, lẽ tử sinh và khát vọng
thoát xác – tái sinh, thế giới của cái đẹp, sự tương giao, của thăng hoa vô thức và
thế giới liên văn bản. Tác giả khẳng định “Triệt tiêu vai trò phát ngôn của nhân vật,
dạng ngôn ngữ chủ yếu trong truyện ngắn Quế Hương là lời độc thoại nội tâm. Ở


6


một số truyện của nhà văn, yếu tố thúc đẩy câu chuyện phát triển là lời vô thứcmạch trữ tình trội lên ở bình diện thứ nhất, mạch tự sự chìm khuất sau những ngổn
ngang hoài niệm.” [45] và “Tác phẩm của Quế Hương hàm chứa những mạch ngầm
văn bản. Truyện ngắn Quế Hương không dài. Những truyện dài nhất cũng độ 5, 7
trang. Tính chất liên văn bản mở rộng độ hàm súc của một thể loại vốn ngắn về câu
chữ. Trong nhiều truyện ngắn của Quế Hương, các diễn ngôn văn hoá, các văn bản
văn học, diễn ngôn hội họa, lịch sử, âm nhạc… đan dệt vào nhau. Nhà văn không
giễu nhại (dẫu để thăng hoa hay hạ bệ) mà liên văn bản trong truyện Quế Hương
nhằm mở rộng thêm biên độ tâm hồn.” [45]. Thấp thoáng đằng sau bóng dáng của
các nhân vật chính là bóng dáng của nhà văn. Việc phân loại những thế giới nghệ
thuật trong truyện ngắn Quế Hương là những gợi ý đáng quý cho chúng tôi trong
quá trình khảo sát dấu ấn văn hóa về con người trong truyện ngắn Quế Hương.
Nguyễn Phúc Vĩnh Ba đã có những nhận định rất sâu sắc về các tác phẩm
của Quế Hương khi Đọc 27 truyện ngắn của Quế Hương “Đọc truyện chị ta sẽ làm
giàu tâm hồn mình vì học hỏi được nhiều điều cao quí: biết trắc ẩn, biết quan tâm
đến kẻ khác, biết buồn đau. Vâng, cuộc sống hôm nay có nhiều điều đáng ca tụng
nhưng cũng không thiếu chuyện đau lòng. Không ca tụng thì chưa chắc đã làm hại
ai nhưng thiếu phẫn nộ xót xa trước những chuyện đau lòng thì quả là đáng trách.
Hãy theo chị mà chiêm nghiệm những bi kịch của kiếp người, để làm giàu mơ mộng
một cõi người tốt đẹp hơn, cho “gió phù vân của cõi người đỡ buốt thấu xương.”
[37]. Đến với truyện ngắn Quế Hương, lòng người sẽ được tẩy rửa bằng sự đồng
cảm, sẻ chia với mọi nỗi bất hạnh trong cuộc đời.
Nhìn chung những bài nghiên cứu theo hướng này đều có những đánh giá,
ghi nhận khá nghiêm túc về các tác phẩm cũng như sự đóng góp của Quế Hương,
thể hiện được dấu ấn của chị trên văn đàn Việt Nam.
2.2. Những bài nghiên cứu có đề cập đến dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn
Quế Hƣơng
Những bài nghiên cứu có đề cập đến dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế

Hương đều chỉ mới bàn đến bằng những nhận xét ngắn và khái quát.

7


Mặc dù đứng trên góc nhìn trần thuật nhưng luận văn Đặc điểm truyện ngắn
Quế Hương – Trương Ngọc Lợi cũng đã giúp chúng ta nhìn thấy được hệ thống
ngôn từ đậm sắc thái địa phương trong truyện ngắn Quế Hương với sự xuất hiện
dày đặc của ngôn ngữ miền Trung và giọng điệu kể chuyện khi kể về những địa
danh, món ăn đặc trưng xứ Huế.
Nguyễn Minh Sơn trong bài viết Nhà văn Quế Hương: Để con người hiểu
nhau khó lắm!, đã khẳng định: “Truyện của chị không kịch tính nhưng có sức
mạnh dữ dội của nội tâm. Là một người Huế, giọng văn của Quế Hương lôi cuốn
người đọc bằng sự dịu dàng nhưng sâu sắc, cộng thêm với tư duy chặt chẽ của một
nhà giáo viết văn. Hơn nữa tuổi đời và tuổi cầm bút hiện nay của chị đã đủ độ chín
chắn khi nhìn về con người và cuộc sống.” [49] Tác giả cho rằng sức cuốn hút trong
truyện ngắn Quế Hương ở giọng văn dịu dàng, sâu sắc là đặc trưng của tính cách
Huế chứ không phải ở những tình tiết kịch tính.
Lê Thị Hường trong bài viết Truyện ngắn Quế Hương – thế giới của những
“nỗi buồn ấm áp”, cũng đã đề cập đến đôi nét về sự xuống cấp của những dấu ấn
văn hóa dân tộc như văn hóa Chăm, phố cổ Hội An, lăng tẩm Huế và những cảnh
rêu phong điêu tàn, đổ nát. Ngoài ra tác giả còn nói đến những biểu tượng, cổ mẫu
văn hóa “Những cổ mẫu (archétipe) Đất-Nước (và những biến thể như biển, dòng
sông, hồ, mưa…) xuất hiện đậm đặc với nhiều ý nghĩa trong thế giới nghệ thuật của
Quế Hương. “Nước là yếu tố gây ra những tưởng tượng sâu xa nhất trong con người
về sự sống và sự chết. Nước huỷ diệt, nước tẩy rửa và nước làm tái sinh, trong trẻo,
tinh khiết”; “Biển là hình tượng vừa của sự sống, vừa của sự chết”. Nước là sự cứu
rỗi. Nước thanh lọc, tẩy rửa tội lỗi, còn lại nước-vĩnh-cửu. Đất là biểu tượng cho sự
phồn thực, sinh sôi nảy nở. Đất dồn chứa và cung cấp nguồn năng lượng dồi dào.
Đất sinh nở và tiêu diệt. Trong Đất, trong Nước con người sống đúng bản năng,

sống lại thuở ban sơ người.” [45] Bài viết đã chỉ ra những cổ mẫu Đất-Nước và biến
thể của nó, đây là gợi ý quan trọng cho chúng tôi khảo sát cảm quan văn hóa từ góc
nhìn biểu tượng văn hóa.
Lê Thị Minh Hiền trong bài viết Tình yêu và hoài niệm xứ Huế trong
truyện ngắn Quế Hương đã khái quát hóa những đặc điểm trong truyện ngắn Quế

8


Hương như “Con người trong truyện ngắn của chị mang đầy đủ tính cách, tâm hồn
xứ Huế”, không gian quen thuộc của Huế “Không gian vườn nhà gắn bó với cuộc
đời các nhân vật, đó là nơi họ sống và bộc lộ những nét tính cách, tâm lý của mình.
Kiểu không gian này vừa có tính chất gợi mở vừa lại như thu hẹp bó buộc nhân vật
trong những giới hạn cụ thể, khoanh vùng hoạt động của những cuộc đời, những số
phận” [6, tr.128], và điều làm nên sức quyến rũ của truyện ngắn Quế Hương chính
là “Cho dù sống xa Huế nhưng những hoài niệm tình yêu về một xứ Huế mộng mơ
dường như vẫn luôn thấm đẫm trong mỗi trang văn của Quế Hương. Chính sự am
hiểu, gắn bó máu thịt với văn hóa Huế từ nếp sống, nếp nghĩ, thói quen về con
người nơi đây đã tạo dấu ấn riêng biệt đầy sức sống cho truyện ngắn của Quế
Hương” [6, tr.128].
Từ thực tiễn trên, chúng tôi nhận thấy chưa có công trình nào chuyên đề cập
đến những dấu ấn văn hóa Huế và sự dung hợp văn hóa trong truyện ngắn Quế
Hương, và hướng nghiên cứu này là một việc làm cần thiết, mới mẻ và hấp dẫn cho
những ai yêu thích văn Quế Hương nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Các
bài nghiên cứu nói trên là tiền đề, sự gợi ý và tài liệu tham khảo bổ ích cho tôi trong
quá trình thực hiện đề tài này.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài khảo sát các truyện ngắn của tác giả Quế Hương, qua các tập truyện
ngắn như sau:

+ 27 truyện ngắn của Quế Hương – 2004, Nxb Phụ nữ.
+ Đóa hoa không gai và con cừu không rọ mõm – 2010, Nxb Phụ nữ.
+ Truyện ngắn ba cây bút nữ: Ngân Hoa – Quế Hương – Đỗ Bích Thúy –
2007, Nxb Phụ nữ.
Ngoài ra còn có các truyện ngắn: Màu biển lặng, Ngày đi lạc, Một, Bay về
ngày đói ngọt, Hai người đàn bà và một nhành mai, Gió đi đâu?.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu mà đề tài hướng đến là dấu ấn văn hóa trong truyện
ngắn của Quế Hương nhìn từ bình diện nội dung biểu hiện và hình thức nghệ thuật.

9


4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, người viết đã sử dụng một số phương pháp
chính như sau:
- Phương pháp cấu trúc – hệ thống: hệ thống lại những truyện ngắn của bà để
khảo sát một cách có chọn lọc nhằm tìm ra những đặc sắc, dấu ấn văn hóa đặc trưng.
- Phương pháp so sánh: tìm ra những nét tương đồng, dị biệt về nhân vật,
phương thức nghệ thuật, đặc sắc văn hóa Huế và sự dung hợp với văn hóa vùng
miền khác, ... trong truyện ngắn Quế Hương.
- Phương pháp vận dụng lý thuyết văn hóa học: từ những lý thuyết về văn
hóa – văn học, có cơ sở để đi sâu phân tích, bình luận, chọn lọc những vấn đề có
liên quan.
5. Đóng góp của luận văn
Nghiên cứu đề tài này, luận văn đã góp phần:
1. Khẳng định vị trí, phong cách và sự đóng góp của nhà văn đối với nền văn
học Việt Nam đương đại.
2. Tìm hiểu dấu ấn văn hóa Huế và sự dung hợp văn hóa vùng miền khác
trong truyện ngắn Quế Hương, để khẳng định sự tương tác hai chiều giữa văn hóa

với văn học, một vấn đề đang rất được quan tâm nghiên cứu.
3. Đây là công trình nghiên cứu tương đối có hệ thống về truyện ngắn Quế
Hương và là tài liệu bổ ích cho những ai quan tâm, yêu thích truyện ngắn của nhà
văn này.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn bao
gồm 3 chương:
Chương 1: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương nhìn từ quan niệm
nghệ thuật về con người và thế giới nhân vật
Chương 2: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương nhìn từ ngôn ngữ
và các hệ biểu tượng
Chương 3: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương nhìn từ không, thời
gian, kết cấu và giọng điệu nghệ thuật

10


NỘI DUNG
Chƣơng 1
Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hƣơng nhìn từ
quan niệm nghệ thuật về con ngƣời và thế giới nhân vật
1.1. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời
1.1.1. Hành trình sống và sáng tạo
Quế Hương tên thật là Hoàng Thị Thương sinh năm 1950 tại Huế. Chữ Quế
trong bút danh xuất phát từ tên gọi ở nhà: Quế. Tốt nghiệp Đại học Văn khoa và về
giảng dạy ở Hội An, sau chuyển về sinh sống tại Đà Nẵng. Chính vì đi nhiều nơi
nên trong truyện ngắn của chị chứa đựng dấu ấn văn hóa của nhiều vùng đất khác
nhau, tuy nhiên văn hóa Huế - nơi chị được sinh ra và sống suốt thời niên thiếu vẫn
rõ nét nhất. Trong lời đề từ về tập Huế Mình của Ng. Ph. Vĩnh Quyền, Trần Kiêm
Đoàn đã viết: “Huế, nguyên thủy chỉ là một cái tên, nhưng là một cái tên định

mệnh. Huế, dẫu cho khơi nguồn từ ngữ âm gốc là Hóa, là Huê, là Quê, là Quế là gì
đi nữa – theo các nhà Huế học – thì vẫn mang trong mình “chủng tử” của sự ra đi vì
tên ngắn mà tình dài.” [20, tr.5] Chính điều này đã gợi cho tôi suy nghĩ về từ Quế
trong bút danh của chị, phải chăng ngay cách đặt bút danh cũng đã thể hiện được
nỗi niềm tình cảm kín đáo mà chị dành cho cố đô.
“Cái bóng nhỏ, gầy guộc, ánh mắt sâu, lặng lẽ nhìn lung qua khung cửa. Tôi
phác thảo về Thương như thế. Tuổi áo trắng không sôi nổi. Thương không có một
thuở “con yêu bánh nậm”của Huế. Sâu mà hiền. Kín đáo. Thật thà mà khôn
ngoan. Tuổi trẻ, Thương mảnh mai, ít át, nhỏ nhẹ mà tự tin.” [57] Cô nữ sinh văn
khoa với “dáng buồn như liễu, điệu gầy như mai” ấy vì đau ốm triền miên đến mức
phải nghỉ dạy, phải từ bỏ một nghề duy nhất mà mình biết. Nhưng bằng sự tha thiết
với cuộc sống và như chị nói viết giúp chị bước ra khỏi khung cửa hẹp của đời
mình, chị khởi nghiệp viết văn từ năm 1990 với truyện ngắn đầu tay Đôi chân biết
khóc. “Đôi chân biết khóc” là ấn tượng sâu sắc về bàn chân vất vả, lặn lội khắp nơi,
tảo tần nuôi con của người mẹ mà chị vô cùng kính yêu, cũng là đôi chân in dấu số
phận của mẹ và cả của chị.

11


Quế Hương lớn lên bằng tình thương và sự che chở của mẹ, bởi bố chị - một
cầu thủ bóng đá mất sớm. Chị sống trọn thời con gái trong cái nghèo âm ỉ như bao
gia đình ở Huế cùng mẹ, kế phụ và em gái. Hình ảnh của Quế Hương được lặp đi
lặp lại rất nhiều trong văn chương của chị “quyết liệt dữ dằn trộn với đa cảm. gầy
gò xanh xao nhưng rất dễ thương” [12, tr.338]. Lớn lên, chị lấy chồng, một thầy
giáo dạy toán cũng nhỏ nhắn như chị, rồi sinh đôi hai thằng, mười mấy năm sau
sinh thêm một thằng nữa, thế là nhà toàn đàn ông, mình chị cô đơn.
Sống trong một căn nhà chỉ toàn đàn ông, cho nên những công việc không
tên đã ngốn hết phần lớn thời gian của chị, chỉ còn lại chút ít dành cho sự thổn thức
lòng mình, tuy nhiên, thời gian ít ỏi đó chính là thời gian mà chị cảm thấy được

sống đúng nghĩa, với những khát khao, hòa điệu tâm hồn gửi gắm vào từng con chữ.
Như Quế Hương từng tâm sự “Viết đối với tôi là sống, chân thành, da diết, vật vã.
Mà cũng như tất cả mọi người, tôi cần đồng tiền chính đáng để sống. Đồng tiền viết
văn khổ nhọc, lương thiện và vinh dự” [46]. Một người phụ nữ phải bó hẹp đời
mình trong bốn vách tường, thì quả thật viết giúp Quế Hương sãi cánh bay vào bầu
trời rộng lớn của văn học, là sống một cách chân thành da diết, là kiếm sống một
cách khó nhọc nhưng vinh dự, là cách chị hái quả ngọt của đời mình.
Người phụ nữ ấy vẫn lặng lẽ sống, lặng lẽ viết như thế, như vốn tâm hồn tĩnh
lặng của mình, không muốn bon chen với đời. Bằng tất cả sự tận tụy với nghề văn,
chị cống hiến cho văn học Việt Nam đương đại những bông hoa thầm lặng tỏa
hương như chính con người chị.
Mỗi nhà văn khi bước vào làng văn đều xuất phát từ một hoàn cảnh khác
nhau, riêng Quế Hương bước vào làng văn với hoàn cảnh thật đặc biệt: “Rời bỏ một
nghề duy nhất mình biết, đeo đuổi tới 18 năm thì còn biết làm gì? Thế giới bỗng
hẹp lại trong bốn bức tường, việc nhà, đau ốm, khó khăn… Có lần tôi buồn bã ngắm
chân mẹ, chân mình, thế là Đôi chân biết khóc ra đời” [46]. Chị viết khá đều tay, lần
lượt cho ra đời các tác phẩm:
- Đôi chân biết khóc, Tập truyện, 1994
- Quán Búp Bê, tập truyện, 1996
- Có Miu trong nhà, truyện vừa, 1997

12


- Thư gửi thời gian, tập truyện, 1998
- Bí Đỏ và…, truyện vừa, 2001
- Đám cưới cỏ, tập truyện, 2004
- 27 truyện ngắn của Quế Hương, tập truyện 2004
- Chiếc vé vào cổng Thiên đường xanh, tập truyện, 2009
- Ngồi chơi với bụi, thơ, 2009

- Đóa hoa không gai và con cừu không rọ mõm, tập truyện, 2010
Bằng tất cả những nỗ lực miệt mài, đáng trân trọng, Quế Hương đã xác lập vị
trí của mình trên văn đàn Việt Nam một cách thuyết phục nhất giữa bao nhà văn.
Trong hai mươi mấy năm cầm bút, với hành trình sáng tạo miệt mài không
ngừng của mình, Quế Hương đạt rất nhiều giải thưởng khác nhau như là động lực,
là sự ủng hộ tinh thần và cũng là sự khẳng định được thừa nhận đối với đời văn của
chị. Các giải thưởng như: Tặng thưởng của Hội Nhà Văn Việt Nam năm 1997, Giải
thưởng truyện ngắn tạp chí Sông Hương năm 1993, báo Tiền Phong năm 1995, Tạp
chí Kiến Thức ngày nay năm 1999, Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội năm 1996, 2006.
Giải nhất và giải nhì sáng tác văn học cho trẻ em năm 1996-1997, 2000-2001, Giải
nhất cuộc thi viết truyện ngắn cho thanh niên, học sinh, sinh viên 2004 …
Không chỉ là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam mà Quế Hương còn là hội viên
Hội Điện ảnh Việt Nam khi có một số kịch bản phim truyện được chuyển thể từ các
truyện ngắn như Bức tranh thiếu nữ áo lục, Thư gửi thời gian, Câu hát tìm nhau,
Một cuộc đua, Phố Hoài; trong đó trong đó Thư gửi thời gian là kịch bản đoạt giải
nhì, không có giải nhất của cuộc thi sáng tác kịch bản và truyện phim toàn quốc
năm 1996; kịch bản Câu hát tìm nhau, chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của chị,
đoạt giải nhì, không có giải nhất cuộc thi sáng tác kịch bản sân khấu và phim truyện
truyền hình của Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội năm 1998. Và Quế Hương
cũng sẽ không viết kịch bản nữa để trở lại với truyện ngắn bởi theo chị: “Điện ảnh
khai thác nhà văn ở khía cạnh biên kịch chứ không cần văn chương. Với tôi, văn
học và điện ảnh cần nhau nhưng khó đồng hành. Nhà văn đem đến cho điện ảnh
chiều sâu và sự mênh mông của ý tưởng, sự phong phú của những chi tiết đắt giá,
lời thoại hay… nhưng với yêu cầu phải cụ thể hóa tất cả. Cụ thể mãi e rằng không

13


tốt với người viết văn. Tôi không nghĩ rằng nhà văn trẻ bây giờ không viết văn được
nữa mới quay sang viết kịch bản phim, kịch bản sân khấu. Với tôi, viết cũng vô

thường như con người hay cuộc đời, khi hay khi dở, khi được khi không. Khi mệt
mỏi, bế tắc người ta có thể chuyển hướng để thử sức ở một lĩnh vực sáng tác mới
hoặc dừng lại… rồi bước tiếp” [36].
Sự sáng tạo miệt mài, không ngừng nghỉ, vượt lên nỗi cô đơn, bệnh tật của
Quế Hương với một gia tài tác phẩm và giải thưởng như thế, quả là niềm mơ ước và
động lực cho những ai yêu văn chương và muốn bước vào nghề văn. Điều đó quả
đáng quý, và đáng quý hơn nữa là vẻ đẹp đến từ bút pháp văn chương của chị. Văn
Quế Hương cũng giống như con người của chị, tinh tế, giản dị, sắc sảo và dịu dàng.
Một tâm hồn được nuôi dưỡng bằng vẻ sáng đẹp của văn chương ấy thật khó để tìm
ra sự gay gắt, quyết liệt trong giọng văn của chị. Chỉ riêng truyện ngắn Một cuộc
đua là giọng văn của chị khác hẳn, dịu dàng nhưng với tinh thần bọc thép, đốp chát,
quyết liệt. Nhưng đó là một “thế giới hài hòa, hài hòa ngay cả từ sự đổ vỡ. Không
có bất hạnh nào không có lối thoát. Không có nỗi buồn nào không thể cảm thông.
Như dòng Hương, như nhà vườn, như điệu Nam ai Nam bình, như tiếng dạ thưa của
người con gái Huế… bảng lảng trong rất nhiều sáng tác của chị.” [12, tr.6] thế giới
truyện ngắn Quế Hương là một thế giới hài hòa và thấm đượm màu sắc Huế.
Từ truyện ngắn đầu tay Đôi chân biết khóc đến tập truyện Đóa hoa không
gai và con cừu không rọ mõm là một hành trình tâm tình. Một hành trình trĩu nặng
nỗi buồn nhưng chất chứa nhiều hy vọng. Giữa xô bồ cuộc sống hôm nay, nỗi buồn
có khi trở thành xa xỉ hay mất giá, thế giới văn chương của nỗi buồn có thể thảng
hoặc giúp ta lấy lại thăng bằng? Quế Hương là nhà văn đồng hành cùng nỗi buồn,
truyền dẫn cái đẹp nhân văn của cuộc sống, khiến mỗi trang sách lấp lánh sắc màu
ấm áp của sự đồng cảm, của tình người.
1.1.2. Quan niệm nghệ thuật
Mỗi nhà văn khi bước vào làng văn trước điều kiện, hoàn cảnh sống, những
ảnh hưởng khác nhau từ thời thơ ấu, cái nhìn khác nhau về cuộc đời, con người,…
đã hình thành nên ở mỗi nhà văn một quan niệm nghệ thuật khác nhau.

14



Con người là trung tâm của văn học, là đối tượng chủ yếu mà các nhà văn,
nhà thơ khao khát hướng đến. Quan niệm nghệ thuật về con người là khái niệm cơ
bản nhằm thể hiện khả năng khám phá, sáng tạo trong lĩnh vực miêu tả, thể hiện con
người của người nghệ sĩ nói riêng và thời đại văn học nói chung. Giáo sư Trần Đình
Sử cho rằng: “Quan niệm nghệ thuật về con người là một cách cắt nghĩa, lí giải tầm
hiểu biết, tầm đánh giá, tầm trí tuệ, tầm nhìn, tầm cảm của nhà văn về con người
được thể hiện trong tác phẩm của mình”. Nghĩa là, quan niệm nghệ thuật về con
người sẽ đi vào phân tích, mổ xẻ đối tượng con người được thể hiện thành các
nguyên tắc, phương tiện, biện pháp trong các tác phẩm văn học, từ đó, thấy được
giá trị và chiều sâu triết lí của tác phẩm. Từ điển Thuật ngữ văn học định nghĩa
quan niệm nghệ thuật về con người “thể hiện ở điểm nhìn nghệ thuật, ở chủ đề cảm
nhận đời sống được hiểu như những hằng số tâm lí của chủ thể, ở kiểu nhân vật và
biến cố mà tác phẩm cung cấp, ở cách xử lí các biến cố và quan hệ nhân vật.” [5,
tr.274] Nhìn chung, tuy khác nhau về cách diễn đạt nhưng những khái niệm trên đều
nói lên được cái cốt lõi của vấn đề quan niệm nghệ thuật về con người.
Với nghề văn, Quế Hương quan niệm: “Viết đối với tôi là sống, chân thành,
da diết, vật vã. Mà cũng như tất cả mọi người, tôi cần đồng tiền chính đáng để sống.
Đồng tiền viết văn khổ nhọc, lương thiện và vinh dự” [46]. Với Quế Hương viết là
sống, bởi chỉ khi viết cuộc sống mới có ý nghĩ. Đó là cuộc sống hiện ra từ tâm hồn
biết thương cảm với mọi nỗi đời và tâm trí tưởng tượng, là cuộc sống da diết, chân
thành trong từng trang viết của chị. Bởi viết văn đã đưa chị ra khỏi khung cửa hẹp
của đời mình, viết chính là nhu cầu để sẻ chia, để tự thú, nên điều quan trọng vượt
lên cả cái hay và mới hơn cả trong văn Quế Hương chính là sự cảm thông, đồng
điệu, lấp lánh tình yêu thương cho cuộc sống này. Chính vì thế mà văn của chị dẫu
không dung nạp những gì to tát, xa xôi mà chỉ toàn những điều gần gũi, bé mọn vẫn
“lột hiện biết bao hỉ nộ ái ố của cuộc đời; nỗi da diết với các thân phận nhỏ bé vẫn
là nỗi day dứt chung cho số kiếp làm người” [12, tr.6]. Chị hoàn toàn xa lạ với lối
văn “Văn giờ không cần đẹp. Truyện không cần cốt. Ninh nhừ cái ta, nêm nếm chút
tâm trạng và đừng quên sex. Phân mảnh tung tóe thế là xong.” [44] Quế Hương viết

nhiều về nỗi buồn, nỗi buồn chảy tràn lênh láng trong văn chị, có lẽ bởi đời chị

15


cũng là chuỗi ngày buồn. Trên trang bìa cuốn sách Chưa phải ngày buồn nhất, Dạ
Ngân đã nhận định “văn chương không nói chuyện vui, vì nỗi buồn bao giờ cũng
hiện hữu và có ích với những ai muốn những điều tốt đẹp hơn cho con người”, có lẽ
Quế Hương cũng đồng ý kiến với chị. Với quan niệm như thế về văn chương, con
người trong văn Quế Hương cũng mang tính quan niệm rất riêng của chị.
Giữa vô vàn các gương mặt nhà văn, đặc biệt là các nhà văn nữ cùng thời để
thấy rõ hơn đóng góp cũng như là nét riêng không lẫn vào đâu được của nhà văn
Quế Hương, chúng ta không thể không so sánh với quan niệm nghệ thuật về con
người của các nhà văn nữ khác, đặc biệt là nhà văn Trần Thùy Mai. Trần Thùy Mai
là nhà văn sinh ra ở Quảng Nam nhưng lại có quê gốc và lớn lên, làm việc tại Huế.
Tốt nghiệp ĐHSP Huế và từng giảng dạy tại đây, sau chuyển qua làm ở NXB
Thuận Hóa thì chị chính thức chọn nghiệp viết cho mình. Với lối viết khỏe, đều tay,
chị đã cho ra đời rất nhiều tác phẩm có giá trị. Trần Thùy Mai đã nhìn thấy bản chất
của con người, đó là con người không bao giờ trùng khít với bản thân mình. Qua thế
giới nội tâm của nhân vật, chị thấy được điều đó. Nguyệt trong Quỷ trong trăng,
người đàn bà với khuôn mặt bình thường, bước đi khập khiển cứ ngỡ sẽ sống an
phận bên chồng và hai con đã vượt rào bay xa. Lúc ấy, đời sống nội tâm mãnh liệt
bên trong tâm hồn Nguyệt mới lộ rõ làm sao. Hay Quyên trong Cánh cổng thứ chín
không thỏa mãn với cuộc sống đầy đủ và bình yên mà chấp nhận sống trong sự đan
xen của những giấc mơ, suy tưởng, ảo ảnh của một mối tình. Con người trong
truyện ngắn Trần Thùy Mai còn là con người của dằn vặt, đau đớn với hồi ức tội lỗi,
là người phụ nữ cuồng yêu và dám chết vì yêu. Dù cùng viết về Huế, nhưng con
người trong truyện ngắn Trần Thùy Mai mạnh mẽ, quyết liệt hơn hẳn con người
trong truyện ngắn Quế Hương.
“Quế Hương quan niệm, văn chương dù thế nào vẫn là cõi ảo, muốn đến sự

thật phải băng qua hư cấu, tưởng tượng. Văn chương là cõi tái tạo, chứ không chỉ tái
hiện cuộc đời. Vì thế, truyện của chị “là những giấc mơ cuộc đời trên giấy” - những
khát khao về người, về đời.
Với Quế Hương, cuộc đời vẫn vậy: thiện ác song hành, xấu tốt ngổn ngang.
Chỉ có nhà văn mới có quyền thay đổi thực tại ấy theo tâm thế, tâm cảnh của mình.

16


Và, với trái tim lương thiện, đa cảm, tài nữ gốc Huế cần mẫn dệt nên những giấc mơ
cuộc đời tuyệt đẹp trên những trang văn bay bổng. Có điều, cái đẹp trong văn
chương hay trong hiện thực thường gắn với nỗi buồn. Truyện của Quế Hương vì thế
là những giọt sương tinh khiết được chưng cất từ nỗi buồn. Dù đó là nỗi buồn của
chị Thời - thánh nữ cùng bản tình ca buồn đến day dứt, ám ảnh trong Chiếc lá hình
giọt lệ, hay cuộc đời cù bất cù bơ của thằng Tí bụi trong truyện ngắn cùng tên của
chị, thì đến sau cùng, điều còn lại với người đọc vẫn là vẻ đẹp lung linh, ấm áp của
tình yêu thánh thiện, thủy chung, của tình người, tình đời. Chị viết như khát khao
lưu giữ những thứ đang biến mất, đang lụi tàn trong thế giới thực dụng - vẻ đẹp của
những nỗi buồn, lãng mạn, từ tâm...” [51]
Con người trong các sáng tác của Quế Hương là những con người được nhìn
từ góc độ vĩnh cữu. Ở mọi khía cạnh, con người trong truyện ngắn Quế Hương đều
sống ngay cả khi chết, vĩnh cửu với tình yêu, vĩnh cửu với cuộc đời. Quế Hương
chẳng bao giờ để nhân vật của mình tự chơi vơi, vô định mà dường như luôn có sẵn
con đường để người ta tự giải thoát cho chính mình, không có con đường nào là
đường cùng.
Quế Hương tin rằng, chết chưa phải là hết, mà chết rồi còn để lại những điều
gì mới được gọi là đáng quý, chẳng hạn như phút thức tỉnh lương tri của một vị quan
tham khi đã sắp tới bờ bên kia. Hay thằng Chuột dù đã chết vẫn luôn bên chị Ái,
không để chị cô đơn một mình. Người đàn bà trong Ga xép nhìn cái chết một cách
điềm tĩnh nhất: “Mọi người sinh ra là để biết nỗi kinh hoàng khốc liệt này. Hãy chịu

khó một chút rồi sẽ xong thôi mà!” [10, tr.41] Và quan điểm này được lặp lại trong
Thư gửi thời gian, đồng nhất với suy nghĩ của một cô gái bị AIDS giai đoạn cuối.
Từ quan niệm nghệ thuật về con người như vậy nên những nhân vật trong
truyện ngắn của Quế Hương đều chất chứa một tình thương, tình người cao cả trên
hết thảy mọi thứ. Chính tình thương biến những khiếm khuyết của cuộc đời trở nên
hoàn hảo hơn. Là những con người luôn cần tình yêu, tình yêu thương dẫu cho tình
yêu đó không hoàn hảo, khiếm khuyết, thì nó vẫn luôn là cứu cánh, là điều mà con
người luôn tìm về. Đứng trước cái chết, tình yêu thương mới là thứ quý giá nhất,
đáng trân trọng nhất. Gã chồng trong Siêu nhân bé bỏng đã nhận ra điều đó trước

17


khi quá muộn, qua hình ảnh người cựu quân nhân chăm bà vợ liệt nửa người “Khoa
học kỹ thuật dù có thành tựu mấy cũng bất lực trước cái chết. Đứng trước nó tình
yêu hiệu quả nhất. Có tui bà ấy ít đớn đau, ngủ được…”. [12, tr.197] Gã cũng nhận
ra trái tim bé bỏng đẹp như ngọc không tì vết của con gã, nhận ra vợ mình không
hoàn hảo nhưng nguyên vẹn. Hay chị Ái trong Nhìn từ vĩnh cửu gầy rộc, hốc hác
nhưng ánh mắt vẫn toát lên ánh lửa dữ dội của kẻ đang chiến đấu với tử thần để
giành lại chồng mình suốt ba tháng mặc dù cuối cùng là thất bại. Hay vị quan tham
trong Đáo bỉ ngạn lúc cận kề cái chết mới “hiểu tấm lòng của một con chó. Hất hủi,
quát tháo mà vẫn lăn xả vào thương. Gần chết mới biết dịu dàng với người vợ hiền
tận tụy” [12, tr.232]. Tình yêu thương, sự chăm sóc chu đáo của thằng Cọt đã chắp
cánh cho Cò gà bay lượn trên nền trời cao rộng mênh mông. Ngược lại, Cò gà đã
chữa lành vết thương lòng của thằng Cọt. Đêm đến khi ngủ, nó không còn mơ bị
dìm trong nước lụt nữa, và trên cánh cò là bóng dáng em nó.
Như Quế Hương đã từng nói “Tôi là một “đứa trẻ” thích chuyện cổ tích hơn
chơi game hay bắn súng, một người mơ mộng lạc loài trong thế giới đang khô kiệt
dần lãng mạn – mộng tưởng về tình người, tình yêu, cái chết, nỗi cô đơn… Dường
như có nó, gió phù vân của cõi người đỡ buốt thấu xương.” [10] Chính bởi sự mơ

mộng ấy về tình người, tình yêu nên văn chị trở nên ấm áp hơn bao giờ, sưởi ấm
cho những tâm hồn lạnh giá, tưới tắm cho cuộc đời đang dần khô kiệt, làm cho cái
chết không cô đơn nữa và chết không phải là hết mà chết để trở nên bất tử. Thế giới
của trẻ em là thế giới của những tình cảm trong sáng, thánh thiện. Và dẫu thế nào đi
chăng nữa, thì họ vẫn luôn là những con người mang trái tim ấm áp nỗi buồn, tình
yêu thương là cứu cánh cho mọi khổ đau. Từ góc độ vĩnh cửu, cuộc đời con người
trở nên lấp lánh hơn bởi tình người, tình đời.
1.2. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Quế Hƣơng
“Chức năng chủ yếu của nhân vật là xác lập mô hình của hiện thực và thể
hiện định hướng về giá trị đối với cuộc sống. Nhà văn sáng tạo nhân vật là để thể
hiện những cá nhân xã hội nhất định và quan niệm về các cá nhân đó. Nói cách
khác, nhân vật là phương tiện thể hiện các tính cách, số phận con người và các quan
niệm về chúng”. [23, tr.118]. Con người vừa là chủ thể sáng tạo ra văn hóa, đồng

18


thời cũng là sản phẩm của văn hóa, văn hóa nuôi dưỡng, xây đắp và góp phần phát
triển con người, với tư cách là sản phẩm của văn hóa thì con người là biểu hiện của
văn hóa, là sự thể hiện rõ nét nhất cho văn hóa. Mỗi vùng miền, mỗi quốc gia khác
nhau đều tạo ra những con người đặc trưng cho nét văn hóa của vùng miền, quốc
gia ấy. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Quế Hương cũng không nằm ngoài quy
luật ấy.
1.2.1. Nhân vật an phận
An phận là một trong những nét tính cách của người phụ nữ, tạo nên tính
chịu đựng, hi sinh, coi trọng bổn phận của người phụ nữ trong gia đình của người
Huế. Chịu tác động bởi chế độ phong kiến với 13 triều nhà Nguyễn, với vô số tục
lệ, quy định bó buột con người trong xã hội. Họ cam chịu với một sự tự nguyện,
như một lẽ tự nhiên phải như thế. Tính gia trưởng của đàn ông, đã tạo nên tính cách
an phận, cam chịu của người phụ nữ “Phán truyền và răm rắp nghe đã trở thành nếp

thâm căn cố đế trong họ nội. Cụ cố là một ông quan, quen truyền lệnh. Chống là bất
trung, cãi bất hiếu. Tinh thần gia trưởng thật nặng nề.” [2 tr.165] Những người phụ
nữ Huế xưa từ thời niên thiếu đã được dạy dỗ theo chuẩn mực của công dung ngôn
hạnh, chịu thua nhường và xem hy sinh như là bổn phận đương nhiên, đã hình thành
nên tính cách an phận như là một trong số những đặc tính của người phụ nữ Huế.
Người phụ nữ Huế trong sáng tác của Quế Hương luôn an phận, mà trước hết
là an phận trong cuộc sống. Đôi chân biết khóc là tác phẩm đầu tiên, đưa Quế
Hương bước vào làng văn Việt Nam, thể hiện ấn tượng đầu tiên và sâu sắc về bàn
chân của người mẹ. Quế Hương thừa hưởng đôi bàn chân này từ mẹ “người đàn bà
cực suốt một đời. Ba tuổi, mồ côi. Bảy tuổi, đi ở. Mười bảy tuổi, lấy chồng. Bảy
mươi vẫn nắng sớm mưa chiều chưa được nghỉ ngơi … Mẹ hơ lên đó đôi tay tím
tái, đôi chân gầy giơ xương, ướt vì nước, lấm tấm dấu vết lầm than.” [12, tr.122].
Cũng hình ảnh đó trong Nhìn từ vĩnh cửu: “Tuổi trăng tròn phải lưu lạc. Chồng
con không ra chi… Đôi chân bà là đôi chân biết khóc, luôn dầm trong nước, “ướt”
suốt đời. Đưa hắn ra đây! Mẹ tôi líu ríu chìa chân ra. Đôi chân in dấu số phận. Chỗ
chai, chỗ sần, chỗ lõm, chỗ nhô xương, móng hư, móng trụi… Dấu vết lầm than
lấm tấm như lệ ứa.” [12, tr.149]. Nó được lặp lại trong Đóa hoa không gai và con

19


cừu không rọ mõm: “Rửa chân xong, chị lau khô bằng cái áo rách rồi ngâm chân
mạ trong nước muối ấm. Và đôi chân khóc! Tôi thấy lũ nấm, sần, loét, lở rùng rùng
ứa lệ.” [12, tr.20] Hình ảnh đôi bàn chân biết khóc ấy ám ảnh cả tuổi thơ của nhà
văn và nó lặp đi lặp lại rất nhiều lần trong sáng tác của Quế Hương. Đó không chỉ là
hình ảnh thể hiện tất cả nỗi khổ cực, tần tảo, bươn chải sớm hôm vì gánh trên vai
bổn phận nặng nề của người phụ nữ mà còn thể hiện sự an phận, chấp nhận hi sinh
của người mẹ, người vợ như chị Ái đã từng lẩm bẩm “Chân vợ ổng cũng rứa thôi.
Đàn bà mà” [10, tr.6] như là một sự chấp nhận cho số phận của người phụ nữ là
phải như thế. Biết khổ mà không hề phản kháng, vẫn cam chịu bởi đó là số phận mà

một người phụ nữ phải chấp thuận.
Sự an phận, cam chịu của người phụ nữ để lại những dấu vết trên ngoại hình
của họ, “Trên cần cổ mảnh dẻ, gương mặt chỉ còn là những nét dịu dàng cam chịu”
[12, tr.122], trên cả đôi bàn chân lặn lội vì chồng con, trên đôi bàn tay vất vả. Người
phụ nữ trong Đôi chân biết khóc vẫn nhẫn nhịn tìm về, im lặng ngay cả khi nhìn
thấy chồng ngoại tình bởi “Có lẽ anh tin tôi chẳng bao giờ qua thấu đó. Anh yên
tâm rào kín tôi trong chằng chịt bổn phận, công việc và yên tâm đi với người đàn bà
duyên dáng không hề lo ngại.” [12, tr.125] Không hề phản kháng, đấu tranh để
chống lại việc chồng ngoại tình, người phụ nữ nhẫn nhịn đến mức cô đơn trong
chính ngôi nhà của mình, chịu bủa vây bởi trách nhiệm và bổn phận, với những
công việc lặt vặt không bao giờ làm hết, dẫu có sáu tay, ba mắt. Bằng sự nhạy cảm,
người phụ nữ nhận ra sự phản bội, nhưng bằng sự nhẫn nhịn, an phận họ đổ lỗi cho
số phận đàn bà mấy ai mà không khổ.
Họ an phận trong nếp sống, nếp nghĩ như người thiếu phụ trong Bức tranh
thiếu phụ áo lục “Em chẳng được làm chi theo ý em” [12, tr.287]. Cô là hình ảnh
của người phi tần thời xưa, chịu sự hờ hững, đến lúc chết vẫn còn là một trinh nữ,
bởi chế độ phong kiến như một hàng rào vây quanh cuộc đời họ, muốn thoát cũng
không thể nào thoát ra được. Người phụ nữ trong Đáo bỉ ngạn cũng an phận trong
bổn phận làm vợ, mặc dù người chồng “độc đoán của bà, người mà mỗi cái liếc
mắt, quát tháo, ra lệnh đều thể hiện quyền lực tối thượng của một ông chủ. Người
đã chê bà già, không đầu ấp tay gối, không đi cùng, không chia sẻ” [12, tr.232]. Đến

20


lúc, người đàn ông mạnh mẽ quyền uy ấy bất lực, yếu ớt, bà cũng không rời xa, vẫn
tận tụy chăm sóc, vẫn cảm động trước sự dịu dàng bất ngờ của người chồng, sẵn
sàng bỏ qua mọi lỗi lầm của ông.
Sự cam chịu của người đàn bà trong Nỗi buồn rực rỡ “Người đàn bà lặng lẽ
khóc. Bà đã quen lối khóc không trào lệ cả thời thơ ấu tối tăm” [12, tr.218]. Một

người cam chịu đến mức cất giấu cả những giọt nước mắt vào trong lòng, không để
nó trào ra ngoài, thành nỗi buồn mênh mang. Nỗi buồn ấy là bởi người lưu giữ cả
tuổi niên thiếu của bà, mà chính bà cũng chưa từng nhìn thấy, chỉ âm vang qua
giọng nói còn đến tận bây giờ vẫn ngân nga trong lòng bà.
Trong cuộc đời đã thế, và trong tình yêu, người phụ nữ Huế cũng rất an
phận, như Trần Thùy Mai đã từng nhận xét: “Nhưng Huế thời chúng tôi thì “tội
lắm”! Những người phụ nữ từ khi niên thiếu đã được dạy đi nhẹ nói khẽ, chịu thua
nhường và xem hy sinh là bổn phận đương nhiên. Người đàn bà Huế chịu cực chịu
khổ thì đại tài nhưng giành lấy hạnh phúc cho mình thì dường như hơi kém!” [21,
tr.7]. Thật khó để tìm thấy trong truyện ngắn Quế Hương một người phụ nữ giành
giật mạnh mẽ để đem về hạnh phúc cho chính mình.
Chị Thời trong Chiếc lá hình giọt lệ, tình yêu thời niên thiếu theo chị đến
bây giờ, vẫn không hề nguôi ngoai, chị vẫn lặng lẽ yêu, nuôi dưỡng tình yêu ấy lớn
lên từng ngày trong tim chị. Chị yêu và chấp nhận lắng nghe nỗi thất tình của người
mình yêu, “lắng nghe ngàn lẻ một lần chuyện tình của chú mà không trêu chọc đó là
chị Thời” [12, tr.138]. Yêu âm thầm và cũng thật mãnh liệt, cắt phăng mái tóc dài
đẹp nhất xứ Huế rồi lẩm bẩm “Tôi là người vô hình. Không ai thấy tôi. Tôi là người
vô hình. Không ai thấy tôi…” [12, tr.139] Mãnh liệt thế mà không dám thổ lộ để
giành lấy hạnh phúc cho chính mình và mãi đợi chờ để lỡ mất hạnh phúc, cam chịu
đến mức tất bật ngay cả trong đám cưới của người mình thương. Tình yêu của chị
cứ lớn dần lên, mà không dám thổ lộ với chú Tâm để rồi chỉ bắt gặp một chị Thời
lặng lẽ khép kín không thể thấm qua. Chị Thời là hình ảnh của người thiếu nữ Huế
đảm đang, dịu dàng và rụt rè, e thẹn trong tình yêu.
Cũng như chị Thời, Rêu trong Phố Hoài là một cô gái lặng lẽ yêu và không
dám bộc lộ tình yêu ấy. Chị yêu giòn tan say đắm như cách chị ăn bánh tráng. Chị

21



×