Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Màu sắc văn hóa trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (812.09 KB, 99 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

PHẠM NGỌC HÀ

MÀU SẮC VĂN HÓA
TRONG TRUYỆN NGẮN ĐỖ BÍCH THÚY

NGÔN NGỮ
VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

PHẠM NGỌC HÀ

MÀU SẮC VĂN HÓA
TRONG TRUYỆN NGẮN ĐỖ BÍCH THÚY
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21

VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. MAI THỊ NHUNG


THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn khoa học "Màu sắc văn hóa trong
truyện ngắn Đỗ Bích Thúy" là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
cứ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Phạm Ngọc Hà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

i

/>

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập khóa học Thạc sĩ Văn học Việt Nam tại trường
ĐHSP Thái Nguyên, tôi luôn nhận được sự quan tâm, chỉ bảo tận tình của các
thầy, cô giáo. Hoàn thành luận văn thạc sĩ khóa học này, tôi xin chân thành cảm
ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo đã tận tâm giảng dạy, hướng dẫn và giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Đặc biệt xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc đến TS. Mai Thị Nhung người đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong
suốt quá trình xây dựng đề cương, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các đồng chí lãnh đạo, đồng
nghiệp và gia đình đã giúp đỡ, động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi

trong việc trao đổi, chuẩn bị tư liệu, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Thái Nguyên, ngày 08 tháng 11 năm 2015
Tác giả

Phạm Ngọc Hà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

ii

/>

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC............................................................................................................iii
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1

1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu và đóng góp mới của luận văn ..................................... 6
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 7
6. Kết cấu của luận văn ........................................................................................ 7
NỘI DUNG .......................................................................................................... 8
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ VĂN HÓA VÀ SÁNG TÁC
CỦA NHÀ VĂN ĐỖ BÍCH THÚY ...................................................................... 8

1.1. Khái niệm văn hóa và màu sắc văn hóa ....................................................... 8
1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học ........................................................ 11

1.2.1. Văn học truyền tải và lưu giữ văn hóa .................................................... 12
1.2.2. Văn học điều chỉnh văn hóa .................................................................... 15
1.2.3. Văn học dự báo văn hóa .......................................................................... 16
1.3. Một số lý thuyết nghiên cứu văn hóa ........................................................ 17
1.3.1. Duy vật luận (Materialism) ..................................................................... 17
1.3.2. Đặc thù văn hoá luận (Cultural Particularism) ........................................ 17
1.3.3. Chức năng luận (Functionalism) ............................................................. 18
1.3.4. Cấu trúc luận (Structuralism) .................................................................. 18
1.3.5. Tương đối văn hoá luận (Cultural relativism) ......................................... 19
1.4. Vài nét về nhà văn Đỗ Bích Thúy và các phương diện văn hóa trong
truyện ngắn Đỗ Bích Thúy ........................................................................ 20
1.4.1. Vài nét về nhà văn Đỗ Bích Thúy ........................................................... 20
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

iii

/>

1.4.2. Khái lược về màu sắc văn hóa trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy ........... 22
Chƣơng 2: DẤU ẤN VĂN HÓA TRONG TRUYỆN NGẮN ĐỖ BÍCH THÚY...... 27

2.1. Văn hóa gia đình ......................................................................................... 27
2.2. Văn hóa sinh hoạt cộng đồng ..................................................................... 40
2.3. Văn hóa nghệ thuật truyền thống................................................................ 47
2.4. Biểu tượng văn hóa ..................................................................................... 53
Tiểu kết .............................................................................................................. 61
Chƣơng 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN MÀU SẮC VĂN HÓA TRONG
TRUYỆN NGẮN ĐỖ BÍCH THÚY ................................................................... 62

3.1. Nghệ thuật mô tả không gian...................................................................... 62

3.2. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ.................................................................... 69
3.3. Nghệ thuật mô tả tâm lí nhân vật................................................................ 76
3.4. Chi tiết nghệ thuật....................................................................................... 82
Tiểu kết .............................................................................................................. 86
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 90

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

iv

/>

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Đỗ Bích Thúy là một trong những cây bút tiểu biểu của nền văn học
đương đại Việt Nam viết về đề tài miền núi. Các sáng tác của chị đã nhận được
những đánh giá cao với văn phong giản dị, trong sáng và khả năng đi sâu vào
nội tâm nhân vật. Nhà thơ Trần Đăng Khoa cũng từng đánh giá: “Và tôi không
ngại khi khẳng định rằng, Đỗ Bích Thúy là một trong những nhà văn nữ xuất
sắc nhất hiện nay”.[40;8]
Tiếp nối bước chân của các thế hệ nhà văn đi trước như Tô Hoài,
Nguyên Ngọc, Ma Văn Kháng…, Đỗ Bích Thúy đã đem đến cho văn học Việt
Nam một cái nhìn mới về văn hóa miền núi. Càng đặc biệt hơn đây là một nhà
văn nữ, cái nhìn của chị cũng mang những sắc thái độc đáo hơn so với các nhà
văn thuộc phái mạnh. Miền núi trong các sáng tác của Đỗ Bích Thúy rất nhẹ
nhàng và tinh tế nhưng lại vô cùng sâu sắc. Một loạt các tập truyện ngắn như
Sau những mùa trăng, Những buổi chiều ngang cuộc đời, Tiếng đàn môi sau bờ
rào đá… đã tái hiện được cuộc sống của đồng bào vùng cao. Đặt các sáng tác
đó trong dòng văn học cùng đề tài, chúng ta thấy những nỗ lực trong hành trình

sáng tạo, thấy được những đóng góp của nhà văn cho văn học nước nhà. Mặc
dù tuổi đời còn khá trẻ những không thể không thừa nhận Đỗ Bích Thúy là một
cây bút tài năng và độc đáo trong các nhà văn cùng thế hệ.
1.2. Một đặc điểm tạo nên cái hay trong các sáng tác miền núi nói chung
là những nét riêng về văn hóa. Các sáng tác của Đỗ Bích Thúy cũng không năm
ngoài quy luật đó. Chị đã từng tâm sự: “Trong những tác phẩm của mình, tôi đã
từng đề cập đến sự xâm lấn của văn minh đô thị đối với miền núi, và tôi cho
rằng đây vẫn là một đề tài “nóng” đối với văn chương, báo chí. Lấy một ví dụ,
lâu nay người ta vẫn cưỡi ngựa đi chợ…Thế là chả mấy chốc mất cả bao nhiêu
câu chuyện lãng mạn nảy sinh từ con ngựa thồ (có người còn gọi là “văn hóa
ngựa thồ” ấy), mất cả kiến trúc truyền thống. Sự mất dần từng ít một đó chính
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

1

/>

là sự xâm lấn của văn minh đô thị. Nó không phải chỉ ảnh hưởng tới một cá
nhân nào, nó sẽ làm biến đổi cả một vùng đất.” [20] Tuy nhiên, chúng ta có thể
thấy, tác giả rất chủ động trong việc tái hiện các không gian văn hóa đang “rạn
vỡ” đó. Làm nên sự đặc sắc trong các sáng tác của Đỗ Bích Thúy không chỉ là
văn phong, bút pháp độc đáo mà còn là tình yêu đối với các giá trị văn hóa, với
cái đẹp đang cần được lưu giữ của miền núi nói riêng và quê hương đất nước
nói chung.
1.3. Hướng tiếp cận tác phẩm văn học dưới góc nhìn văn hóa trong thời
gian gần đây đã được vận dụng ngày càng nhiều trong nghiên cứu văn học và
đạt được hiệu quả rõ rệt. Đặc biệt với các sáng tác mạng đậm dấu ấn vùng miền
như trường hợp Đỗ Bích Thúy thì hướng tiếp cận này sẽ chỉ ra được vị trí và
đóng góp của nhà văn trong dòng chảy các sáng tác về dân tộc miền núi. Đây
chính là cơ sở để chúng tôi thực hiện đề tài "Màu sắc văn hóa trong truyện

ngắn Đỗ Bích Thúy".
2. Lịch sử vấn đề
Tuy mới xuất hiện trên văn đàn văn học trong một thời gian không dài
nhưng những tác phẩm của Đỗ Bích Thúy đã được bạn đọc và giới nghiên cứu
phê bình đánh giá cao. Các tác phẩm của chị đã trở thành đối tượng khảo sát
nghiên cứu của một loạt các luận văn trong thời gian gần đây.
Tác giả Nguyễn Thị Thu với đề tài: Truyện ngắn Đỗ Bích Thúy nhìn từ
góc độ thể loại (2012) đã tìm hiểu khá kĩ lưỡng nghệ thuật kết cấu, tạo tình
huống, ngôn ngữ cũng như giọng điệu trong tập truyện Tiếng đàn môi sau bờ
rào đá của nhà văn Đỗ Bích Thúy.
Trong quá trình quan sát “truyện ngắn hôm nay”, Bùi Việt Thắng nhận
thấy: “văn học đương đại Việt Nam mang gương mặt nữ” [29]. Thực tế sáng
tác và từ các cuộc thi trên Tuần báo, Tạp chí Văn nghệ Quân đội đã cho thấy
điều đó. Sau một số nhà văn như Phạm Thị Minh Thư, Nguyễn Thị Thu Huệ,
Trần Thanh Hà là Đỗ Bích Thúy liên tục giành giải thưởng cao quý nhất cuộc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

2

/>

thi truyện ngắn trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Nhà văn Chu Lai đánh giá cao
về Đỗ Bích Thúy. Theo ông, thành công của Đỗ Bích Thúy là mang đến cho
người đọc một “món ăn lạ”, khiến họ được sống trong một mảnh đất lạ mà “tất
cả được miêu tả dịu nhẹ, chênh vênh, chấm phá, không dài dòng, không đa
ngôn”. Ông cũng cho rằng: “chất bình dị, xôn xao, chân thật không chỉ là tiêu
chí trong các cuộc thi văn của Tạp chí mà còn là đặc trưng của nền văn
học”[18]. Cũng chính yếu tố đó làm nên cái duyên và sức gợi của nhà văn trẻ
Đỗ Bích Thúy. Chu Lai cũng chỉ ra những nhược điểm của tập truyện Sau
những mùa trăng là sự thử nghiệm sang mảng đề tài khác còn vụng về, gượng

gạo (Sông còn chảy mãi, Phía sau kí ức). Những tìm tòi trong cách thể hiện của
Đỗ Bích Thúy (cảm hứng giọng điệu, cốt truyện…) được Chu Lai ghi nhận
bước đầu. Trong lời giới thiệu tập truyện ngắn Những buổi chiều ngang qua
cuộc đời, Nguyễn Hòa khẳng định “trong vài năm trở lại đây, số các cây bút trẻ
viết về đề tài dân tộc và miền núi không nhiều và Đỗ Bích Thúy là một người
thành công trong số ít đó”.
Tác giả Ngô Thị Yên lại đi sâu vào nghệ thuật trần thuật trong sáng tác
Đỗ Bích Thúy với cách khai thác về điểm nhìn, lời văn, cốt truyện, người trần
thuật. Luận văn Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy cũng đã
đánh giá khá cụ thể về cách tân nghệ thuật của nhà văn này. Đặc biệt luận văn
đã khảo sát kĩ các kiểu trần thuật trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy và khẳng
định chị là cây bút có vị trí quan trong trên văn đàn văn học Việt Nam hiện nay.
Trong đề đài “Đặc điểm truyện ngắn Đỗ Bích Thúy” tác giả Phan Thị
Yến cũng đưa ra những kết luận về nghệ thuật sáng tác của nhà văn này: “Đỗ
Bích Thúy đã biết nắm bắt, sử dụng có hiệu quả các yếu tố nghệ thuật như trữ
tình ngoại đề, hồi ức, chi tiết nghệ thuật… như một phương tiện hữu dụng làm
nổi bật lên thế giới tinh thần con người, nhất là người phụ nữ miền núi và từ đó
nhân vật trở nên sống động, tạo được dấu ấn riêng trong thế giới nhân vật của
văn xuôi đương đại Việt Nam”. [55,113]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

3

/>

Cũng khái thác theo hướng này là đề tài Tìm hiểu một số cách tân nghệ
thuật trong truyện ngắn của một số cây bút nữ thời kỳ 1986 - 2006(Nguyễn Thu
Huệ, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy) của tác giả Nguyễn Thanh Hồng. [14].
Luận văn đã khảo sát những đóng góp của các nhà văn nữ trong quá trình đổi
mới nghệ thuật tự sự.

Nhìn nhận sáng tác của Đỗ Bích Thúy trong mỗi liên hệ với các sáng tác
về đề tài miền núi, tác giả Nguyễn Quốc Toán trong luận văn Miền núi trong
sáng tác của Đỗ Bích Thúy lại đi sâu vào quan niệm nghệ thuật về con người
với các kiểu: Con người tha hóa; con người tâm linh; con người cô đơn; con
người bi kịch.
Khai thác sáng tác Đỗ Bích Thúy trong trường nhìn các sáng tác về miền
núi còn có Đề tài dân tộc và miền núi trong sáng tác của Đỗ Bích Thúy và
Phạm Duy Nghĩa của tác giả Mai Thị Kim Oanh; Truyện ngắn về đề tài miền
núi phía Bắc (Cao Duy Sơn; Đỗ Bích Thúy; Nguyễn Huy Thiệp) của tác giả
Nguyễn Minh Trường.[51] Các luận văn này cũng trên cơ sở so sánh với các
nhà văn viết về đề tài miền núi khác để triển khai các nghiên cứu của mình.
Một đề tài nữa cũng hết sức thú vị về truyện ngắn Đỗ Bích Thúy là Tiếp
cận sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Bích Thúy từ phương diện giá trị văn
học - văn hóa. Ở đề tài này các sáng tác của Đỗ Bích Thúy được triển khai ở
mục 2.2. Mảng đề tài miền núi và dân tộc thiểu số. Luận văn đi sâu vào khả
năng tái hiện không gian hiện thực miền núi phía Bắc với những trang văn
miêu tả phong cảnh giàu chất thơ, phác họa sinh động cuộc sống, sinh hoạt của
dân miền núi; ở mục 3.2. tác giả luận văn lại đi sâu vào hình ảnh và thân phận
người phụ nữ dân tộc thiểu số; Đặc biệt ở mục 4.2, luận văn triển khai ngôn
ngữ như một biểu hiện của bản sắc văn hóa dân tộc.[31]. Trong bài Đọc truyện
ngắn Đỗ Bích Thúy, đăng trên báo VN số 5, (3/2/2007), nhà văn Trung Trung
Đỉnh viết: "...Đỗ Bích Thúy có khả năng viết truyện về cảnh sinh hoạt truyền
thống của người miền cao một cách tài tình. Không truyện nào là không kể về
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

4

/>

cách sống, lối sinh hoạt, nết ăn, nết ở và cả cảnh sinh hoạt lễ hội, phong tục tập

quán. Truyện nào cũng hay cũng mới, cũng lạ mặc dù tác giả không hề cố ý
đưa vào những chi tiết lạ. thế mà đọc đến đâu ta cũng sững sờ bởi những chi
tiết rất đặc sắc chỉ người miền cao mới có". Nhà văn khẳng định: " Tôi có cảm
giác Đỗ Bích Thúy còn quá nhiều điều để viết về miền rẻo cao xa xôi nhưng
gần gũi, tuyệt vời đẹp ấy của đất nước ta. Tôi cũng là người mê viết truyện
ngắn và mê cao nguyên đá kỳ vĩ Hà Giang, nhưng đọc truyện ngắn của Đỗ
Bích Thúy, tôi thực sự ngả mũ...chào thua! Dẫu đây mới chỉ là mở đầu. Một
mở đầu mơ ước của một nhà văn" [7]. Vậy là ngay từ những tác phẩm đầu tiên,
Đỗ Bích Thúy đã "buộc" người ta phải nhớ tới chị qua một văn phong riêng
đậm chất văn hóa miền núi.
Còn ở đề tài “Truyện ngắn Đỗ Bích Thúy nhìn từ góc độ văn hóa”, tác
giả Nguyễn Thị Hải Hà cũng đã khảo sát 26 truyện ngắn và khẳng định:
“Thông qua ngòi bút miêu tả tinh tế của nhà văn, thiên nhiên, con người, văn
hóa miền núi phía Bắc hiện lên sinh động, phong phú và gần gũi. Truyện ngắn
Đỗ Bích Thúy đã, đang và sẽ giúp người đọc hiểu được nhiều hơn về những nét
văn hóa đặc sắc của những người con nơi núi rừng nhiều hơn nữa”. [11,2]. Ở đề
tài này, tác giả chủ yếu khái thác các giá trị văn hóa trong thiên nhiên và con
người cùng các biểu tượng, ngôn ngữ.
Qua khảo sát một loạt các luận văn nghiên cứu về truyện ngắn Đỗ Bích
Thúy, người viết nhận thấy các đề tài mới tiếp cận ở những góc độ nghệ thuật,
tự sự, thi pháp thể loại và một vài vấn đề về góc độ văn hóa. Để có một cái nhìn
toàn diện, đa chiều về dấu ấn văn hóa trong sáng tác của nhà văn này thực sự
vẫn còn nhiều phương diện cần khai thác. Chúng tôi mong muốn có những
đóng góp để làm sáng tỏ giá trị văn hóa trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy vì vậy
chúng tôi chọn vấn đề “Màu sắc văn hóa trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy” làm
đề tài nghiên cứu của mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

5


/>

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu: các màu sắc văn hóa trong truyện ngắn
Đỗ Bích Thúy như văn hóa gia đình, văn hóa sinh hoạt cộng đồng, văn hóa
nghệ thuật; các biểu tượng và các nghệ thuật thể hiện các phương diện mang
màu sắc văn hóa ấy.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi khảo sát của luận văn là các tập truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy
và một số tác phẩm của một số tác giả khác để đối chiếu so sánh khi triển khai
vấn đề. Tuy nhiên do thời gian có hạn nên chúng tôi tập trung nhiều hơn vào
các tác phẩm tiêu biểu của Đỗ Bích Thúy.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu và đóng góp mới của luận văn
4.1. Nhiệm vụ
- Tổng hợp các quan niệm về văn hóa, mối liên hệ giữa văn học và văn
hóa, đưa ra các hướng nghiên cứu văn học từ góc độ văn hóa.
- Khai thác, phân tích, đánh giá các dấu ấn màu sắc văn hóa trong truyện
ngắn Đỗ Bích Thúy, vai trò của các dấu ân văn hóa trong thể hiện tư tưởng nghệ
thuật của tác giả và giá trị của dấu ấn văn hóa ấy với tiếp nhận văn học.
- Tìm hiểu nghệ thuật thể hiện màu sắc văn hóa trong truyện ngắn Đỗ
Bích Thúy
4.2. Đóng góp mới của luận văn
Tiếp tục hướng nghiên cứu về văn học dưới góc độ văn hóa để lý giải
một hiện tượng văn học mới như Đỗ Bích Thúy; Từ góc độ đó, đề tài sẽ khẳng
định thêm giá trị của nhà văn này trên văn đàn văn học, đồng thời cũng muốn
chỉ ra xu thế chung của văn học sau Đổi mới là tìm về bản sắc văn hóa, là cảm
hứng trước những biến động thời đại đang làm mai một các giá trị văn hóa
truyền thống của dân tộc.
Tìm hiểu nghệ thuật biểu hiện sắc màu văn hóa trong truyện ngắn Đỗ

Bích Thúy.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

6

/>

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài, chúng tôi vận dụng đồng bộ các phương pháp sau:
- Phương pháp tiếp cận văn hóa học: Văn hoá học hình thành trên vùng
tiếp giáp của các tri thức xã hội và nhân văn về con người và xã hội, nghiên
cứu văn hoá như một chỉnh thể toàn vẹn với một phạm vi rộng khắp, trong đó
văn hóa học văn học nghệ thuật như một tiểu hệ thống. Từ cái nhìn văn hóa,
chúng tôi sẽ tìm thấy những mối quan hệ tương hỗ, biện chứng giữa văn hóa và
văn học.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Để thực hiện đề tài này, luận văn
cần kết hợp phương pháp nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu văn hóa,... Cái nhìn
liên ngành sẽ giúp luận văn giải quyết thỏa đáng vấn đề cần nghiên cứu.
Ngoài ra chúng tôi sử dụng các thao tác nghiên cứu khác như khảo sát,
thống kê, phân tích, tổng hợp so sánh…
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và thư mục Tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý thuyết và sáng tác của nhà văn Đỗ Bích Thúy
Chương 2: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy
Chương 3: Nghệ thuật thể hiện màu sắc văn hóa trong truyện ngắn Đỗ
Bích Thúy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN


7

/>

NỘI DUNG
Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ VĂN HÓA VÀ SÁNG TÁC
CỦA NHÀ VĂN ĐỖ BÍCH THÚY
1.1. Khái niệm văn hóa và màu sắc văn hóa
“Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát mọi mặt của cuộc
sống (mỗi cá nhân và cả cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang
diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỉ, nó đã cấu thành một hệ thống các
giá trị, truyền thống thẩm mĩ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng
định bản sắc riêng của mình”. [4]
Văn hóa là một khái niệm có nội hàm rộng và được nhìn nhận ở nhiều
góc độ. Nghĩa ban đầu của văn hóa trong tiếng Hán là những nét xăm mình qua
đó người khác nhìn vào để nhận biết và phân biệt mình với người khác, biểu thị
sự quy nhập vào thần linh và các lực lượng bí ẩn của thiên nhiên , chiếm lĩnh
quyền lực siêu nhiên. Theo bộ Từ Hải (1989), văn hóa vốn là một cách biểu thị
chung của hai khái niệm văn trị và giáo hóa.
Ở phương Tây cổ đại, khái niệm văn hóa gốc Hy Lạp, La Mã (cuture) có
nghĩa đen là vun xới, trồng trọt. Mở rộng ra, nó ám chỉ sự rèn rùa, giáo dục và
đào luyện.
Sang thời kì Phục Hưng ở Châu Âu, phá bỏ các quan niệm của “Đêm
trường trung cổ” với tính chất giáo điều, kinh viện mà nhà thờ phong kiến xây
dựng, văn hóa thường được đồng nghĩa với văn chương nghệ thuật. “Đó là thời
kì mà lý trí con người được tôn sùng đến cao độ, người có văn hóa là người có
lý trí phát triển cao, nhờ đó mà thành tựu được lý tưởng nhân bản. Các học giả
nổi tiếng của kỷ nguyên ánh sáng như Vôn - te, Con đóc xê, Tuốc gô… đều cho
rằng lịch sử phát triển văn hóa của loài người đồng thời cũng tức là lịch sử phát

triển của lý trí. Một dân tộc có văn hóa khác với những bộ tộc dã man nguyên
thủy dã man ở chỗ mọi thiết chế xã hội và chính trị của nó đều thấm nhuần lý
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

8

/>

trí, biểu hiện lý trí, cũng như trong những thành tựu khác của văn chương, nghệ
thuật” [4]
Sáng thế ki XIX, các nhà nhân chủng học và nhân loại học đã đề xuất
một hướng nghiên cứu mới về văn hóa dựa trên sự mô tả chi tiết, tỉ mỉ sinh hoạt
vật chất và tinh thần của nhiều bộ tộc người nguyên thủy. Họ cho rằng văn hóa
là tổng thể kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật và phong
tục… Thậm chí nhà nhân loại học người Mỹ C.Wissher trong cuốn “Con người
và văn hóa” đã xếp thành mục chi tiết:
1. Ngôn ngữ: tiếng nói, chữ viết.
2. Của cải vật chất:
a. Tập quán, ăn uống.
b. Nhà ở.
c. Vận tải và du lịch.
d. Quần áo mặc.
e. Công cụ, dụng cụ, thiết bị sản xuất và sinh hoạt.
f. Vũ khí.
g. Kinh doanh, công nghiệp.
3. Nghệ thuật: kiến trúc, điêu khắc, hội họa, âm nhạc...
4. Huyền thoại và kiến thức khoa học:
5. Tôn giáo:
a. Nghi lễ.
b. Tập tục săn sóc người bệnh

c. Tập tục chôn cất, thờ phụng, tưởng niệm người chết.
6. Gia đình và xã hội:
a. Các hình thức cưới xin.
b. Phương pháp nhận họ hàng
c. Thừa tự gia sản
d. Áp lực xã hội (Những phương pháp của xã hội nhằm ngăn chặn những
hành vi cá nhân có hại và tán dương những hành vi cá nhân có lợi cho xã hội).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

9

/>

e. Thể thao, giải trí.
7. Quyền sở hữu:
8. Nhà nước, chính phủ:
a. Thể chế chính trị.
b. Thủ tục tố tụng, thủ tục quản lý.
9. Chiến tranh
Trải qua nhiều quan niệm, cho đến này về cơ bản văn hóa được hiểu
như sau: Tất cả những cái ta đã biết liên quan đến con người thuộc về văn
hóa, tất cả những gì chúng ta còn chưa biết liên quan đến con người cũng
thuộc về văn hóa. Chính là theo nghĩa đó, Édouard Herriot (1872-1957) - nhà
khoa học và chính khách, viện sĩ Viện hàn lâm Pháp - đã nói câu bất hủ:
“Văn hóa là cái còn lại khi ta quên tất cả, là cái còn thiếu khi ta đã học tất
cả” (La culture, c’est ce qui reste quand on a tout oubliộ, c’est ce qui manque
quand on a tout appris)..[32]
Ở nước ta, nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm trong lời ngỏ của trang Web
về văn hoá vanhoahoc.com cũng định nghĩa tương tự: “Con người tồn tại trong
môi trường văn hoá. Môi trường ấy thể hiện trong không gian và qua thời gian.

Cuộc sống trong ta và quanh ta thấm đẫm chất men của không gian văn hoá.
Cha ông ta, bản thân ta, rồi con cháu ta, sinh ra trong văn hoá, sống trong văn
hoá và chết đi trong thời gian văn hoá. Tất cả những cái ta đã biết liên quan đến
con người thuộc về văn hoá, tất cả những gì chúng ta còn chưa biết liên quan
đến con người cũng thuộc về văn hoá. Chính là theo nghĩa đó. Edouard Herriot
(1872 - 1957) - nhà khoa học và chính khách, Viện sĩ Viện hàn lâm Pháp - đã
nói câu bất hủ: “Văn hoá là cái còn lại khi ta đã quên tất cả, là cái còn thiếu khi
ta đã học tất cả”. [32]
Từ định nghĩa trên, ta có thể thấy: Văn hoá là một hiện tượng khách
quan, là tổng hoà của tất cả các khía cạnh của đời sống bao quanh con người,
tồn tại hữu thức và cả vô thức trong mỗi chúng ta.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

10

/>

Với đề tài Màu sắc văn hóa trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy thì khái
niệm màu sắc văn hóa chưa từng có trong bất cứ từ điển văn học hay từ điển
thuật ngữ văn học nào. Bởi vậy, chúng tôi mạnh dạn đưa ra cách hiểu về màu
sắc văn hóa đó là: những sắc thái văn hóa miền núi của đồng bào các dân tộc
thiểu số ở vùng cao được phản ánh trong sáng tác của một nhà văn người Kinh
nên vừa quen vừa lạ: quen vì đó là những nét văn hóa truyền thống của đồng
bào các dân tộc thiểu số đã được phản ánh bằng những phương thức nghệ thuật
khác nhau trong nhiều sáng tác văn học, lạ vì được miêu tả bằng thủ pháp "lạ
hóa" và qua cái nhìn nghệ thuật từ bên ngoài vào của Đỗ Bích Thúy.
1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học
Nói về mối quan hệ giữa văn hóa và văn học, trong những năm gần đây,
nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định: “Văn học ở thời kì nào cũng phải đặt
trong cấu trúc tổng thể của văn hóa, nhưng ở ta xem xét văn học và tiếp cận văn

học từ góc độ văn hóa hiện nay vẫn là vấn đề hết sức mới mẻ. Trước đây, văn
học và văn hóa bị xem xét một cách biệt lập do người ta quan niệm văn học có
những đặc trưng loại biệt. Bây giờ đặc trưng loại biệt không phải là không còn,
nhưng trong nhiều cách tiếp cận thì cách tiếp cận văn học từ góc độ văn hóa
đang cho thấy là một hướng tiếp cận có hiệu quả. Cách tiếp cận này xem văn
học như một thành tố trong cấu trúc của tổng thể văn hóa. Nó truyền tải lưu giữ
được những giá trị văn hóa” [41].
Trong lịch sử văn học của bất cứ quốc gia nào cũng tồn tại mối quan hệ
giữa văn hoá và văn học. Đó là một mối quan hệ hai chiều khăng khít không
thể tách rời. ở đây, chúng tôi muốn khẳng định thêm một lần nữa mối quan hệ
đó để có thể thấy hướng tiếp cận tác phẩm văn học từ góc nhìn văn hoá là vô
cùng cần thiết.
Văn hoá chính là chất liệu để văn học sáng tạo nên thế giới nghệ thuật
của mình, là “sân khấu” để văn học có thể thể hiện nổi bật các giá trị của mình,
đồng thời văn hoá cũng là “chìa khoá” để “giải mã” các “ẩn số” nghệ thuật.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

11

/>

Mặt khác, văn học lại phản ánh văn hoá, tái tạo mô hình văn hoá qua thế giới
nghệ thuật, và chúng ta cũng không thể phủ nhận vai trò của văn học trong việc
định hướng cho sự phát triển văn hoá.
Ta có thể ví văn hoá như một dòng sông lớn, còn văn học là nhánh sông
nhỏ. Sông lớn có đầy nước thì nhánh sông nhỏ mới đầy, và nhánh sông nhỏ lại
góp phần điều tiết nước cho sông mẹ. Lịch sử văn học đã chứng minh rõ điều này.
1.2.1. Văn học truyền tải và lưu giữ văn hóa
Theo như nhận định trên của tác giả Đỗ Lai Thúy thì văn học không tách
rời văn hóa mà nó là nơi bảo lưu và gìn giữ các giá trị tốt đẹp. Lịch sử loài

người nói chung và Việt Nam nói riêng đã minh chứng rõ nét cho điều này.
Như chúng ta đã biết, văn học phản ánh cuộc sống con người, lấy con
người là trung tâm. Con người lại là chủ thể của văn hóa. Trong quá trình
phản ánh sinh hoạt của con người, tất yếu văn học sẽ chứa đựng các giá trị
văn hóa. Chẳng hạn như phong tục tập quán của các dân tộc đa phần đều được
mô tả lại trong văn học hay những thú chơi của người xưa được Nguyễn Tuân
lưu lại trong những trang viết “Vang bóng một thời”. Đó thực sự là mảnh đất
tuyệt với để các giá trị văn hóa được lưu giữ. Tác giả Huỳnh Như Phương
cũng khẳng định:
“Văn học biểu hiện văn hoá, cho nên văn học là tấm gương của văn hoá.
Trong tác phẩm văn học, ta tìm thấy hình ảnh của văn hoá qua sự tiếp nhận và
tái hiện của nhà văn. Đó là bức tranh văn hoá dân gian trong thơ Hồ Xuân
Hương (tục ngữ, câu đố tục giảng thanh, trò chơi…), là những vẻ đẹp của văn
hoá truyền thống trong truyện ngắn và tuỳ bút Nguyễn Tuân (hoa thuỷ tiên,
nghệ thuật pha trà, thư pháp…), là những tín ngưỡng, phong tục trong tiểu
thuyết Mẫu Thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh (đạo Mẫu và tín ngưỡng
phồn thực, tục thờ Thần Chó đá, Thần Cây đa, Thần Thành hoàng, cách lên
đồng, hát chầu văn, tục kết chạ, ma chay, cưới hỏi…). Tác phẩm văn học còn
dẫn ta đi đến những nguồn mạch sâu xa của văn hoá qua việc lý giải tấn bi kịch
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

12

/>

lịch sử trong kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng hay cốt cách người nông
dân được đào luyện qua những biến thiên cách mạng trong các truyện ngắn
Khách ở quê ra và Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu.”[27]
Có thể nói, văn học dân gian chính là nơi bảo lưu văn hoá đầy đủ nhất.
Nếu như sân khấu dân gian đang dần bị lấn át bởi các loại hình nghệ thuật hiện

đại, nếu các làng nghề tranh dân gian đang dần lụi tàn, nếu các giai điệu dân
gian ngày càng ít người biết đến thì văn học dân gian vẫn ghi dấu đậm nét trong
tâm thức người Việt. ở đó, người Việt tìm được cội nguồn của mình, tìm được
đầy đủ những nét văn hoá đẹp đẽ của dân tộc. Không biết từ bao giờ văn hoá đã
trở thành “nguồn sữa”, chất liệu cho văn học “lớn lên”. Ta có thể bắt gặp tục ăn
trầu qua truyện cổ tích Trầu cau hay tục làm bánh trưng, bánh dầy ngày tết qua
Sự tích bánh trưng bánh dầy. Như vậy, các phong tục tập quán, các yếu tố văn
hoá được đưa vào văn học, làm đề tài cho văn học. Mặt khác, văn học lại lý giải
các giá trị văn hoá, đồng thời bảo lưu chúng trong trường kỳ lịch sử. Và có lẽ
nhờ vậy mà nhiều giá trị văn hoá đã chiến thắng được thời gian đến tận bây giờ.
Văn hoá thời kỳ phong kiến cũng được phản ánh sâu sắc qua các sáng
tác văn học. Chúng ta có thể thấy được hào quang của các triều đại phong kiến
qua các tác phẩm văn học, thấy được lịch sử qua các trang sách, thấy được cha
ông ta đã sống ra sao, chiến đấu thế nào… trong hàng nghìn năm dựng nước và
giữ nước. Qua văn học, chúng ta có thể thấy được bức tranh văn hoá của dân
tộc qua từng thời kỳ lịch sử. Tuy nhiên, văn học không thể phản ánh trực tiếp
được văn hoá, “mà chỉ có thể phản ánh thông qua “lăng kính” văn hoá, thông
qua “bộ lọc” của các giá trị văn hoá. Nhờ thế mà tránh được sự phản ánh
“gương”, phản ánh một cách trần trụi. Và, có lẽ, cũng nhờ thế mà tạo cho văn
học một lối phản ánh đặc trưng, phản ánh, như người ta nói, có nghệ
thuật”[51, 3].
Có người cho rằng, chúng ta có thể tìm thấy văn hoá qua sử sách, thậm
chí còn rõ hơn văn học. Chúng ta có thể biết người xưa ăn gì, mặc gì, sinh hoạt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

13

/>

ra sao một cách cụ thể. Đó là điều không cần bàn cãi nhưng đó cũng chỉ là một

phần, bởi khái niệm văn hoá có nội hàm rất rộng. Sử học có thể tái hiện được
những giá trị văn hoá cụ thể nhưng còn những giá trị phi vật chất. Đó là điều
khó có thể dựng lại được nếu chỉ qua một mảnh gốm, một lưỡi cày hay lưỡi
cuốc. Chẳng hạn như tinh thần yêu nước, tư tưởng nhân đạo. Đó là những
truyền thống văn hoá quý giá mà chỉ có thể thấy được rõ nhất qua hình tượng
nghệ thuật văn học. Đó là khả năng phản ánh tuyệt vời của văn học mà nếu chỉ
miêu tả bằng ngôn ngữ thông thường khó có thể thuyết phục được. Mặt khác,
có những yếu tố văn hoá từ lâu đã không còn nữa, thời gian đã xoá nhoà nó đi
mà sử học cũng không sao tạo dựng lại được, và lúc đó họ phải tìm đến các tác
phẩm văn thơ. Đó không phải là điều ngẫu nhiên bởi từng có thời kỳ văn sử bất
phân. Nhờ các sáng tác đó mà các “ẩn số” lịch sử văn hoá được giải mã.
Văn hoá của thời kỳ nào cũng có những chuẩn mực riêng, là thước đo cái
đẹp của thời kỳ đó. Ví dụ như thời trung đại coi áo the, khăn xếp là đẹp, còn
người hiện đại lại coi quần jeans, áo phông… là hợp mốt. Như vậy, nếu không
hiểu văn hoá ăn mặc của mỗi thời kỳ mà đem cái chuẩn này đánh giá cái chuẩn
kia sẽ là sai lầm. Như vậy, khi thưởng thức một tác phẩm văn học, người đọc
cũng phải hiểu môi trường văn hoá mà tác phẩm ấy hình thành thì mới có thể
thấy được cái hay, cái đẹp của nó. Bởi vậy mới nói văn hoá là “chìa khoá” để
đi vào thế giới văn học nói riêng và nghệ thuật nói chung. Chỉ đơn cử như việc
tìm hiểu văn học nước ngoài, nếu chúng ta không hiểu văn hoá của họ (tôn
giáo, tín ngưỡng, phong tục, thẩm mĩ…) chúng ta sẽ không hiểu được văn học
của họ. Ví dụ như việc tìm hiểu văn học Nhật Bản, chí ít chúng ta cũng phải
biết đến văn hoá trà đạo, kiếm đạo hay tinh thần samurai của họ. Để cho nhân
vật ngồi uống tách trà ngắm hoa anh đào nở phải hiểu là nhân vật đang thư thái,
tâm tĩnh như mặt nước mùa thu. Hay một võ sĩ nếu thua cuộc tại sao phải mổ
bụng tự sát. Đó là quan niệm về danh dự của người võ sĩ, mà nếu không biết
văn hoá đó của họ có thể đánh giá sai lầm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

14


/>

Văn học phản ánh văn hóa chính là khía cạnh thứ nhất chúng tôi muốn
khẳng định ở mối liên hệ phức tạp này. Bởi vậy nghiên cứu văn học mà bỏ qua
giá trị¸ văn hóa sẽ là một thiếu xót vô cùng lớn.
1.2.2. Văn học điều chỉnh văn hóa
Tuy văn học là một thành tố nằm trong văn hóa, phản ánh văn hóa nhưng
văn học mang tính chất “động”. Nó có khả năng quay ngược chở lại để điều
chỉnh văn hóa: Nếu văn hoá chi phối hoạt động và sự phát triển của văn học, thì
ngược lại, văn học cũng tác động đến văn hóa, hoặc trên toàn thể cấu trúc, hoặc
thông qua những bộ phận hợp thành khác của nó. Những nhà văn tiên phong
của dân tộc bao giờ cũng là những nhà văn hoá lớn. Bằng nghệ thuật ngôn từ,
họ đấu tranh, phê phán những biểu hiện phản văn hoá, đồng thời khẳng định
những giá trị văn hoá dân tộc, nhân bản và khai phóng.
Có thể nói, văn hoá phát triển theo từng thời kỳ lịch sử. ở đó, có những
giá trị vẫn trường tồn, có những giá trị đã mất đi hay gần bị mất đi. Đó là sự
“thanh lọc” của thời gian. Thời gian lưu lại những gì đẹp đẽ và “phủ bụi” lên
những gì không còn phù hợp. Sự “thanh lọc” ấy một phần nhờ vào vai trò của
văn học. Chẳng hạn như tác phẩm Vang bóng một thời của tác giả Nguyễn
Tuân. Trước những cách sống đẹp, tao nhã như uống trà, thưởng hoa, thả thơ…
đang dần mất đi cùng sự suy tàn của triều đại phong kiến, nhà văn đã dùng văn
học để bảo lưu nó. Và như vậy những nét văn hoá đó sống cùng tác phẩm của
ông để nhắc nhở với chúng ta về một thời quá khứ vàng son, sống mãi cùng
tâm thức người Việt. Hay như một tác phẩm được đánh giá là kỳ thư như
Tôtem sói (Khương Nhung) cũng thể hiện rất rõ điều này. Có lẽ với nhiều nước
trên thế giới thì văn hoá du mục và loài sói thảo nguyên vẫn còn rất xa lạ.
Chúng ta không biết rằng nền văn hoá đó đang dần bị biến mất bởi sự phát triển
của đô thị, của khoa học hiện đại. Tác giả Khương Nhung, bằng tác phẩm của
mình, đã giới thiệu cho bạn đọc thế giới về điều đó. Nó như một tiếng chuông

cảnh tỉnh chúng ta về sự lụi tàn của văn hoá du mục và sự biến mất của loài sói
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

15

/>

thảo nguyên. Nói cách khác, tác phẩm văn học qua việc phản ánh văn hoá đã
tác động vào tình cảm con người để qua đó điều chỉnh cách sống, cách ứng xử
với văn hoá. Tác phẩm để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc, nhiều tri
thức. Và tiếng sói tru dưới ánh trăng ám ảnh mỗi người. Bàn về điều này, tác
giả Đỗ Lai Thuý cũng khẳng định: “Văn học không thể có ảnh hưởng tức thời,
trực tiếp đến hành động của con người mà chỉ có thể tác động đến con người
với tư cách là chủ/khách thể của văn hoá, làm cho con người biến chuyển rồi
mới phát sinh hành động cụ thể”[41, 3].
Ở đây, chúng ta cũng cần nhấn mạnh rằng, các nhà văn, nhà thơ chân
chính khi sáng tác luôn hướng tới những giá trị văn hóa tốt đẹp và cố gắng loại
bỏ những văn hóa “rác” nên có thể nói sự tác động của nó là tích cực. Bằng
việc cảm nhận, báo động với các hiện tượng văn hóa, nhà văn luôn là người
tiên phong “rung chuông” cảnh tỉnh con người trong ứng xử văn hóa.
1.2.3. Văn học dự báo văn hóa
“Dù là phản ứng trước những làn sóng văn hoá tiêu cực hay cổ vũ cho sự
tiếp biến văn hoá, giới trí thức sáng tác tinh hoa bao giờ cũng là những người
tiên phong mở ra hướng nhìn về vận hội mới của văn hoá dân tộc.”[27]
Văn học không chỉ phản ánh mà còn có khả năng dự báo văn hóa. Như
chúng ta đã biết các nhà văn đều nó năng lực nhìn nhận cuộc sống sâu sắc.
Trong các tác phẩm của họ, có thể ý thức hay vô thức, đã đưa ra những dự báo
về văn hóa cho những giai đoạn sau. Văn học còn có tác dụng gợi mở những
giá trị văn hóa mới. Nhờ văn học, con người có thể dự báo được tương lai. Tác
phẩm "Người mẹ" và "Bài ca chim báo bão" của M.Gooc-ky được coi là những

tín hiệu mở đường cho nền văn hóa Xã hội chủ nghĩa. Nhiều phát minh khoa
học hiện đại được bắt nguồn từ những ý tưởng trong tiểu thuyết khoa học viễn
tưởng của J.Véc-nơ... Nhiệm vụ của các nhà văn là hướng tới xây dựng một mô
hình văn hóa tốt đẹp hơn trong tương lai.
Lí giải khả năng dự báo này của văn học có khá nhiều ý kiến: Ở khía
cạnh tâm linh, các nhà văn được cho là những con người có linh cảm đặc biệt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

16

/>

Họ được cho là có khả năng tiên tri bằng trí tưởng tượng vượt thời đại. Ở mặt
khác, họ lại được xem là những người nắm bắt được quy luật vận động của lịch
sử và của loài người nên tiên đoán được tương lai. Để có thể có một kết luận
chính xác cho vấn đề này là vô cùng phức tạp nhưng thực tế đã chứng minh quả
thực ở một số trường hợp đặc biệt, văn học đã trở thành cánh cửa để loài người
đi vào những kỷ nguyên văn hóa mới.
1.3. Một số lý thuyết nghiên cứu văn hóa
1.3.1. Duy vật luận (Materialism)
Đây là một quan niệm triết học và xã hội học, về căn bản, thuyết duy vật
coi mọi sự vật đều có cấu tạo từ vật chất và mọi hiện tượng đều là kết quả của
sự tương tác vật chất. Duy vật luận được Marx và Engels hoàn thiện và phổ
biến thành một trong những học thuyết vĩ đại nhất trong kinh tế, chính trị, xã
hội… của các quốc gia đi theo hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ
nghĩa. Trên cơ sở thuyết duy vật của Marx và Engels, Marvin Harris (19272001) đã xây dựng nên một học thuyết mới, sử dụng trong khoa học xã hội và
nhân văn có ảnh hưởng khá mạnh trong thế kỷ XX. Từ góc nhìn tiến hoá luận,
Leslie White và Julian Steward đã tạo dựng nên các lý thuyết tân tiến hoá luận
và sinh thái văn hoá...
1.3.2. Đặc thù văn hoá luận (Cultural Particularism)

Đây là một trong những hệ lý thuyết nhân học hiện đại đầu tiên được
Frank Boas xây nền và một số học trò của ông như Alfred Kroeber, Ruth
Benedict, Margaret Mead… hoàn thiện. Về cơ bản, học thuyết này nhấn mạnh
đến tính đặc thù của mỗi nền văn hoá không phân biệt giữa phương Đông và
phương Tây, giữa hiện đại và bản địa… Học thuyết này giúp tránh được những
định kiến về sự “chậm tiến” của các bộ tộc/bộ lạc lạc hậu bởi nó đề cao tới vấn
đề bản sắc văn hoá (culture in itself) của mỗi nền văn hoá. Đây cũng chính là
cách mà Frank Boas và những người theo trường phái của ông phản ứng lại tiến
hoá văn hoá luận vốn ảnh hưởng đến hầu khắp giới khoa học xã hội và nhân
văn trước đó. Theo lý thuyết này, bản sắc văn hoá của mỗi tộc người hay mỗi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

17

/>

nền văn hoá có giá trị “tự thân” của nó nên không thể áp đặt bằng một khung
văn hoá của bất cứ một xã hội nào khác cho dù “cái khung” đó được coi là văn
minh hay tiến bộ hơn. Và như vậy, quá trình phát triển văn hoá (chứ không phải
là tiến hoá văn hoá - ĐHH) của các nền văn hoá với nền tảng xã hội khác nhau
sẽ đi lên bằng những cách thức khác nhau chứ không thể là những bước tiến
hoá chung giống như sự phát triển của sinh vật trong thế giới tự nhiên.
1.3.3. Chức năng luận (Functionalism)
Đây là một trong những lý thuyết khoa học ra đời từ rất sớm được ứng
dụng trong triết học, xã hội học trước khi đến với nhân học hiện đại. Người
được coi như cha đẻ của học thuyết này là Emile Durkheim, nhưng trước đó
Herbert Spencer (1820-1903) đã sử dụng nó trong các nghiên cứu của ông về
khoa học xã hội. Có thể tóm tắt tư tưởng cơ bản của chức năng luận như sau:
Bất kỳ một hệ thống ổn định nào cũng bao gồm những bộ phận khác nhau
nhưng liên hệ với nhau, chúng cùng nhau vận hành để tạo nên cái toàn bộ, tạo

nên sự ổn định hệ thống. Có thể xem là hiểu được một bộ phận trong hệ thống
khi hiểu được cái cách mà nó đóng góp vào sự vận hành của hệ thống. Sự đóng
góp vào việc vận hành ổn định của hệ thống được gọi là chức năng. Các bộ
phận có tầm quan trọng chức năng khác nhau đối với hệ thống”. Các lý thuyết
về chức năng luận của Durkheim được tiếp nối bởi Alfred Radcliffe-Brown
(1881-1955) và Bronislaw Malinowski (1884-1942), Robert Merton (19102003) và Talcott Parsons (1902-1979).
Malinowski cho rằng mỗi cá thể có sinh lý cần thiết (tái sản xuất, thức
phẩm, chỗ ở…) và sự thành lập xã hội để tìm những gì cần thiết. Đó cũng là
nguồn gốc văn hóa cần thiết và là 4 phương tiện cần thiết cơ bản (kinh tế, quản
lý xã hội, giáo dục và tổ chức chính trị).
1.3.4. Cấu trúc luận (Structuralism)
Đây là một trong những lý thuyết có ảnh hưởng lớn, được xem như một
trong những cuộc cách mạng về phương pháp luận trong khoa học xã hội và
nhân văn thế kỷ XX. Người sáng lập Ferdinand de Saussure (1857-1913) đã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

18

/>

chủ trương một phương pháp luận tập trung vào tính hệ thống của ngôn ngữ
được biểu thị bằng những ký hiệu gồm cái biểu đạt (signifier) và cái được biểu
đạt (signified). Phương pháp này đã được ông sử dụng trong ngôn ngữ học và
sau đó là ký hiệu học. Dựa vào cấu trúc luận (trên cơ sở ký hiệu học của F. de
Saussure), Lévi-Strauss đã cho ra đời nhân học cấu trúc (structural
anthropology) từ những tương quan giữa các thành tố văn hoá khác nhau thông
qua cấu trúc của chúng. Theo ông, những hình mẫu phổ quát của văn hoá là
những sản phẩm của những cấu trúc không đổi trong ý nghĩ của con người.
Chẳng hạn như trong các tác phẩm thơ ca, nhà ngôn ngữ học nhận ra các cấu
trúc rất giống với các cấu trúc trong các huyền thoại mà các nhà dân tộc học đã

từng bắt gặp trong quá trình phân tích của họ. Có thể nói, cấu trúc luận chính là
một công cụ quan trọng để chúng ta tiếp cận thế giới biểu tượng của văn hoá.
1.3.5. Tương đối văn hoá luận (Cultural relativism)
Đây là một học thuyết ra đời tại Mỹ với quan điểm cho rằng không có
những nền văn hoá bậc cao và nền văn hoá hạ đẳng, mọi nền văn hoá đều bình
đẳng (tương đương) tuỳ theo môi trường của chúng. Mọi thành tố của văn hoá
có mối quan hệ chặt chẽ với chính bản chất đặc trưng của văn hoá. Giữa hai
cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ I và lần thứ II, lý thuyết tương đối văn hoá đã
trở thành công cụ quan trọng để các nhà nhân học Mỹ chống lại sự “thống nhất
văn hoá” và cải biến các nền văn hoá phi phương Tây. Đóng góp này của
thuyết tương đối văn hoá là một công cụ phục vụ đắc lực cho sự ra đời của
Tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hợp Quốc ngày 10/12/1948. Có thể nói,
tương đối văn hoá luận cùng với đặc thù văn hoá luận của Frank Boas đã ghi
một dấu ấn hết sức quan trọng trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa vị chủng
(racism) và chủ nghĩa phát xít (facism) đem lại quyền tự do, bình đẳng của con
người không phân biệt đẳng cấp, chủng tộc, màu da...
Ý tưởng cơ bản của tương đối luận là không có tiêu chuẩn cuối cùng nào
của tốt đẹp hay xấu xa trong văn hóa nên mọi phán xét về sai hoặc đúng là sản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

19

/>

×