Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Dạy đọc hiểu các văn bản văn học trung đại việt nam ở ngữ văn 10 theo đặc trưng thể loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 117 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

PHAN THỊ THÙY

DẠY ĐỌC – HIỂU
CÁC VĂN BẢN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
Ở NGỮ VĂN 10 THEO ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thừa Thiên Huế, năm 2016


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

PHAN THỊ THÙY

DẠY ĐỌC – HIỂU
CÁC VĂN BẢN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
Ở NGỮ VĂN 10 THEO ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Chuyên ngành: Lý luận và Phƣơng pháp dạy học bộ môn Văn - Tiếng Việt
Mã số: 60140111

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. TRẦN HỮU PHONG


Thừa Thiên Huế, năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và
kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, đƣợc các đồng tác giả cho
phép sử dụng và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.

Tác giả

Phan Thị Thùy


Lời Cảm Ơn
Với tình cảm chân thành và lòng quý
trọng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến:
- Lãnh đạo Đại học Huế, Ban Giám
hiệu Phòng Đào tạo sau Đại học, Trường
Đại học Sư phạm Huế.
- Quý thầy cô giáo đã trực tiếp
giảng dạy giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận
văn. Đặc biệt tôi xin chân thành bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trần
Hữu Phong, người trực tiếp hướng dẫn
khoa học đã tận tình chỉ dẫn tôi hoàn
thành luận văn này.
Đồng thời, tôi xin chân thành cảm
ơn:

- Quý thầy cô giáo lãnh đạo quản lý
và giáo viên của các trường THPT
Nguyễn Sinh Cung, THPT Phan Đăng Lưu,
THPT Vinh Xuân – huyện Phú Vang, Thừa
Thiên Huế.
- Các bạn bè đồng nghiệp đã động
viên, khuyến khích, góp ý và tạo mọi
điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn
thành luận văn.
Mặc dù bản thân đã cố gắng hết sức,
nhưng chắc chắn luận văn sẽ không
tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong


quý thầy cô giáo và các bạn bè đồng
nghiệp chỉ dẫn, góp ý thêm giúp tôi để
luận văn được hoàn thiện.
Xin được cảm ơn tất cả!
Huế, tháng 9 năm
2016
Tác giả
Phan Thị Thùy


MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................. 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... 5
DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG .......................................................................... 6
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 7
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ........................................................................................ 7

2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ ............................................................................................. 8
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .................................................. 11
3.1. Mục đích nghiên cứu...................................................................................... 11
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 11
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................... 12
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................... 12
4.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................ 12
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................... 12
5.1. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp................................................................... 12
5.2. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát ...................................................................... 13
5.3. Phƣơng pháp thống kê ................................................................................... 13
5.4. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm ............................................................... 13
6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC ............................................................................. 13
7. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN ....................................................................... 13
7.1. Về lý luận ....................................................................................................... 13
7.2. Về thực tiễn.................................................................................................... 13
8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN ................................................................................. 14
NỘI DUNG .......................................................................................................... 15
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .................... 15
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ........................................................................................... 15
1.1.1. Khái niệm thể loại văn học và sự phân chia thể loại văn học ...................... 15
1.1.1.1. Khái niệm thể loại của tác phẩm văn học ................................................ 15
1.1.1.2. Sự phân chia thể loại văn học .................................................................. 16
1.1.2. Đặc trƣng thi pháp của văn học trung đại Việt Nam ................................... 17

1


1.1.2.1. Văn học trung đại Việt Nam với hệ hống ước lệ thẩm mĩ cổ điển – nét nổi
bật của hình thức biểu hiện ................................................................................... 17

1.1.2.2. Văn học trung đại chịu sự chi phối mạnh mẽ của văn học dân gian ........ 21
1.1.2.3. Thiên nhiên trong văn học trung đại ........................................................ 23
1.1.3. Đặc trƣng thi pháp của một số thể loại tiêu biểu của VHTĐ VN ở Ngữ văn
10 .......................................................................................................................... 24
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ...................................................................................... 29
1.2.1. Khảo sát chƣơng trình, sách giáo khoa Ngữ văn 10 ở nhà trƣờng THPT –
phần văn học trung đại Việt Nam ......................................................................... 29
1.2.2. Tình hình dạy học đọc – hiểu các văn bản văn học trung đại ở nhà trƣờng
THPT .................................................................................................................... 32
1.2.2.1. Thuận lợi .................................................................................................. 32
1.2.2.2. Những khó khăn khi dạy đọc – hiểu văn vản VHTĐ ở nhà trường phổ
thông ..................................................................................................................... 33
1.2.3. Thực trạng năng lực tiếp nhận tác phẩm văn học trung đại Việt Nam của học
sinh THPT ............................................................................................................. 34
1.2.3.1. Mục đích và nội dung khảo sát................................................................. 34
1.2.3.2. Kết quả khảo sát....................................................................................... 35
CHƢƠNG 2. TỔ CHỨC ĐỌC - HIỂU CÁC VĂN BẢN VĂN HỌC TRUNG
ĐẠI VIỆT NAM Ở NGỮ VĂN 10 THEO ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI ............ 38
2.1. MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG CHUNG TRONG VIỆC DẠY HỌC ĐỌC - HIỂU
VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM THEO ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI ........... 38
2.1.1. Dạy học đọc – hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 theo
đặc trƣng thể loại cần hƣớng vào mục tiêu, nội dung và chƣơng trình dạy học .... 38
2.1.2. Dạy đọc – hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam theo đặc trƣng thể loại
cần phù hợp với trình độ nhận thức và đặc điểm tâm lí học sinh. ......................... 39
2.1.3. Dạy đọc – hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam theo đặc trƣng thể loại
cần gắn với quan điểm mĩ học trung đại ............................................................... 42
2.1.4. Dạy đọc – hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam theo đặc trƣng thể loại
phải gắn với các hoạt động dạy học của một bài dạy tác phẩm văn học ............... 44

2



2.2. CÁCH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC
TRUNG ĐẠI VIỆT NAM Ở NGỮ VĂN 10 THEO ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI .. 47
2.2.1. Cách hƣớng dẫn học sinh nhận thức về đặc trƣng thể loại qua việc tìm hiểu
văn bản trƣớc ở nhà............................................................................................... 47
2.2.1.1. Tìm hiểu phần Tiểu dẫn, Chú thích .......................................................... 48
2.2.1.2. Tìm hiểu phần Tri thức đọc - hiểu ............................................................ 51
2.2.1.3. Tìm hiểu phần Hướng dẫn học bài ........................................................... 52
2.2.2. Cách thức hƣớng dẫn học sinh khai thác đặc trƣng thể loại vào quá trình đọc
– hiểu .................................................................................................................... 53
2.2.2.1. Định hướng hoạt động cảm thụ ban đầu chuẩn bị cho quá trình đọc –
hiểu ....................................................................................................................... 53
2.2.2.2. Sử dụng hình thức các câu hỏi gợi mở, dẫn dắt học sinh cảm nhận sự vận
động của hình tượng nghệ thuật ........................................................................... 57
2.2.2.3. Sử dụng phối hợp các phương pháp đi sâu vào quá trình đọc – hiểu để
khái quát tư tưởng chủ đề văn bản văn học trung đại Việt Nam ........................... 59
2.2.2.4. Tổng kết bài học phải so sánh các thể loại để khắc sâu kiến thức nhằm
nâng cao năng lực đọc – hiểu cho học sinh .......................................................... 61
2.2.2.5. Sử dụng kết hợp các hình thức kiểm tra, đánh giá để xác định đúng kết
quả học tập của học sinh ...................................................................................... 63
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ....................................................... 67
3.1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU THỰC NGHIỆM .................................................... 67
3.1.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................ 67
3.1.2. Yêu cầu thực nghiệm .................................................................................. 67
3.2. ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA BÀN VÀ THỜI GIAN THỰC NGHIỆM ....................... 67
3.2.1. Đối tƣợng và địa bàn thực nghiệm .............................................................. 67
3.2.2. Thời gian thực nghiệm: ............................................................................... 68
3.3. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM ....................................................................... 69
3.4. TIẾN TRÌNH THỰC NGHIỆM ..................................................................... 69

3.4.1. Thiết kế giáo án dạy cho lớp thực nghiệm .................................................. 69
3.4.2. Tổ chức dạy học ở các lớp thực nghiệm...................................................... 77
3.4.3. Dự giờ, quan sát giờ dạy học ở các lớp đối chiếu ....................................... 77
3


3.4.4. Kiểm tra kết quả thực nghiệm ..................................................................... 78
3.5. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ....................................................... 78
3.5.1. Nhận xét hoạt động của giáo viên và học sinh ............................................ 78
3.5.2. Kiểm tra, đánh giá kết quả thực nghiệm...................................................... 79
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 87
PHỤ LỤC

4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt
ĐC

:

Đối chứng

GV

:


Giáo viên

HS

:

Học sinh

PPDH

:

Phƣơng pháp dạy học

SGK

:

Sách giáo khoa

TPVH

:

Tác phẩm văn học

TNKQ

:


Trắc nghiệm khách quan

THPT

:

Trung học phổ thông

TN

:

Thực nghiệm

TNSP

:

Thực nghiệm sƣ phạm

VHTĐ

:

Văn học trung đại

5



DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng 1.1. Thống kê thực trạng và mức độ vận dụng tri thức thể loại trong dạy học
các văn bản VHTĐ VN lớp 10 của giáo viên ...........................................................35
Bảng 1.2. Thống kê thực trạng học tập các văn bản văn học trung đại Việt Nam của
HS THPT ...................................................................................................................36
Bảng 3.1. Danh sách các lớp, các GV tham gia dạy TN và ĐC ...............................68
Bảng 3.2. Bảng thống kê các điểm số của bài kiểm tra ...........................................79
Bảng 3.3. Bảng phân phối tần suất của hai nhóm .....................................................79
Bảng 3.4. Bảng phân loại theo học lực .....................................................................80
Bảng 3.5. Tần số mẫu nhóm TN ...............................................................................81
Bảng 3.6. Bảng tần số mẫu nhóm ĐC .......................................................................81
Bảng 3.7. Bảng tổng hợp các đặc trƣng mẫu ............................................................82

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ phân phối tần suất của hai nhóm .............................................80
Biểu đồ 3.2 Biểu đồ phân loại theo học lực của hai nhóm .......................................80

6


MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật với sự phát
triển vƣợt bậc và những đổi thay kì diệu đã có những tác động mạnh mẽ đến cuộc
sống con ngƣời. Để làm đƣợc điều này, trí tuệ con ngƣời đƣợc xem là nguồn lực của
sự phát triển khoa học công nghệ. Do vậy, vấn đề trình độ nhân lực là một thách
thức đối với mỗi quốc gia và điều này đƣợc bắt đầu từ giáo dục.
Nền giáo dục của nƣớc ta gánh trên vai một trọng trách không nhỏ là đào tạo
đƣợc những con ngƣời phát triển toàn diện, có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực và
trình độ để đƣa đất nƣớc lên một tầm cao mới. Trong xu thế hội nhập ngày nay, việc

đào tạo một thế hệ trẻ tƣơng lai đáp ứng đƣợc yêu cầu thời đại đƣợc chú trọng và
quan tâm, thể hiện rõ trong chiến lƣợc và nghị quyết của Đảng. Đó cũng là yêu cầu
cấp bách trong thời đại toàn cầu hóa. Chính những yêu cầu đó, cuộc cách mạng về
phƣơng pháp dạy học đã đi vào thực tế nhà trƣờng từ lâu và ngày càng đƣợc quan
tâm. Môn Ngữ văn trong nhà trƣờng trung học phổ thông (THPT) có một vị trí quan
trọng góp phần thực hiện đƣợc mục tiêu giáo dục của đất nƣớc, chuẩn bị hành trang
trí tuệ, tâm hồn và phát triển năng lực để bƣớc vào cuộc sống tƣơng lai.
Với yêu cầu đổi mới trong nhận thức và hành động, phƣơng pháp giáo dục
đã đánh giá lại vai trò của học sinh (HS), coi học sinh là chủ thể tiếp nhận, trung
tâm của quá trình tiếp nhận và là bạn đọc sáng tạo trong quá trình dạy học văn. Phải
giúp ngƣời học có đƣợc sự chuyển hóa bên trong bản thân, biến hoạt động học tập
của học sinh thực sự là những hoạt động cảm thụ, chuyển mã và tiến hành giải mã
tác phẩm, sáng tạo thông qua hệ thống hoạt động dƣới sự tổ chức, định hƣớng của
giáo viên (GV). Chính sự thay đổi này đặt ra cho giáo viên sự nỗ lực hơn nữa,
không chỉ đòi hỏi kiến thức mà còn cả tài năng nghệ thuật sƣ phạm của ngƣời dạy,
vận dụng các phƣơng pháp dạy học phù hợp với từng đối tƣợng học sinh , từng môn
học và bài học cụ thể. Đứng trƣớc một tác phẩm văn chƣơng, giáo viên thật khó
định ra một cách dạy chung bởi mỗi bài, mỗi tác phẩm có những nét đặc thù riêng
của loại thể. Chính vì vậy, nó càng đòi hỏi ngƣời thầy phải xác định đƣợc loại thể
của từng tác phẩm, từ đó xác định cho mình một phƣơng pháp, biện pháp dạy học
phù hợp.
7


Nhìn vào thực tế dạy phần văn bản văn học trung đại (VHTĐ) Việt Nam,
chúng tôi nhận thấy còn một số hạn chế. Tình trạng nhiều giáo viên còn mơ hồ, dạy
theo cảm tính và diễn nôm văn bản là khá phổ biến. Là một giai đoạn văn học lớn với
những đặc thù riêng, đặc biệt là sự phong phú về thể loại khác nhau, nên khi dạy học
đọc – hiểu các văn bản VHTĐ giáo viên phải hiểu rõ tầng sâu tác phẩm và trƣớc tiên
phải hiểu đƣợc đặc trƣng từng thể loại để tiến hành giờ dạy đúng hƣớng. Nhƣ vậy, vẻ

đẹp riêng của mỗi văn bản đƣợc HS đọc hiểu, kích thích hứng thú, sáng tạo và phát
triển năng lực cho ngƣời học nhƣng vẫn không xa rời tầng sâu tác phẩm.
Trong cấu trúc chƣơng trình và sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn hiện nay,
VHTĐ có vị trí khá cao, đƣợc biên soạn theo trục thể loại. Vì vậy vấn đề dạy đọc
hiểu văn bản văn học trung đại theo đặc trƣng thể loại là hƣớng nghiên cứu góp
phần nâng cao chất lƣợng, hiệu quả dạy đọc văn. Thế nhƣng, sự phong phú về thể
loại, khoảng cách thời đại, đặc trƣng ngôn ngữ, mã văn hóa khác nhau nên quá trình
tiếp nhận bộ phận văn học này đã gây một số trở ngại. Do đó, đề tài “Dạy đọc hiểu
văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT theo đặc trƣng thể loại” là
hƣớng tiếp cận góp phần khắc phục phần nào hạn chế những cách tiếp cận tùy tiện,
thiếu cơ sở khoa học ở nhà trƣờng phổ thông hiện nay.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Trong lịch sử khoa học của bộ môn, vấn đề tiếp cận tác phẩm văn học từ góc
nhìn thể loại đã đƣợc đề cập từ trƣớc, đặc biệt là ở các nƣớc Liên Xô, nƣớc Anh,
Mỹ, Pháp, Đức,… phƣơng pháp dạy học văn với tƣ cách là một môn khoa học theo
đặc trƣng thể loại đã có bề dày lịch sử. Ở nƣớc ta, nhờ tiếp thu thành tựu lý luận tiên
tiến của các nƣớc phát triển trên thế giới và thực tiễn dạy học tác phẩm văn học
trong nƣớc nên hoạt động dạy học đọc hiểu đã có sự thay đổi tích cực. Trên cơ sở
đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng tích cực, phát huy vai trò chủ thể của học
sinh trong quá trình tiếp nhận, phát triển phẩm chất, năng lực ngƣời học, đã có rất
nhiều công trình nghiên cứu lý luận về phƣơng pháp dạy học văn nói chung và
phƣơng pháp dạy đọc hiểu theo đặc trƣng thể loại nói riêng ra đời.
Vấn đề dạy đọc hiểu tác phẩm văn học (TPVH) theo đặc trƣng thể loại đã
đƣợc đề cập trong một số chuyên luận nghiên cứu phƣơng pháp dạy học của các nhà
giáo dục có uy tín nhƣ Đặng Thai Mai, Phan Trọng Luận, Trần Thanh Đạm,
8


Nguyễn Thanh Hùng, Trƣơng Dĩnh, Trần Đình Sử, Lã Nhâm Thìn, Nguyễn Quang
Ninh, Trần Thế Phiệt, …

Chuyên luận “Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể” của nhóm
tác giả Trần Thanh Đạm, Huỳnh Lí, Hoàng Nhƣ Mai, Phan Sĩ Tấn và Đàm Gia Cẩn
đã đề cập trực tiếp và xác định vấn đề loại thể trong phƣơng pháp dạy học văn ở nhà
trƣờng phổ thông, cụ thể là làm rõ nhiều vấn đề trong mối quan hệ giữa loại thể và
phƣơng pháp dạy học văn. Ở công trình này, các tác giả đi sâu vào ba loại thể lớn:
tự sự, trữ tình và kịch, đồng thời chỉ ra những đặc điểm riêng của từng thể loại gắn
với một phƣơng pháp dạy học (PPDH) phù hợp. Theo các tác giả, giáo viên dạy tác
phẩm văn chƣơng phải nắm rõ đặc trƣng của thể loại: “Nhà văn sáng tác theo loại
thể thì ngƣời đọc cũng cảm thụ theo loại thể và ngƣời dạy cũng giảng dạy theo loại
thể” [13, tr.30], “Loại thể văn học là một thành phần quan trọng của hình thức nghệ
thuật tác phẩm. Giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể chính là một phƣơng diện
lớn của việc giảng dạy tác phẩm văn học trong sự thống nhất giữa hình thức và nội
dung, một sự giảng dạy đi đúng với quy luật và bản chất của văn học, đồng thời
đảm bảo hiệu quả giáo dục cao nhất” [13, tr.40]. Đây là công trình đã tạo điều kiện
thuận lợi cho chúng tôi khi tiếp cận các loại thể một cách hiệu quả.
Trong cuốn giáo trình “Phƣơng pháp dạy học văn” GS. Phan Trọng Luận (chủ
biên) đã trình bày những vấn đề cơ bản và cụ thể trong quá trình tiếp cận tác phẩm
văn học trong nhà trƣờng phổ thông, trong đó có vấn đề dạy học văn bản văn học
phải chú ý đến đặc trƣng thể loại. Trong đó quan điểm chính của tác giả là chú trọng
việc đặt TPVH trong mối quan hệ với bạn đọc. Đồng thời tác giả đã tập hợp một số
bài viết của những nhà nghiên cứu khác về dạy học TPVH dân gian theo thể loại.
Trong tài liệu “phƣơng pháp dạy học tác phẩm văn chƣơng (theo loại thể)”
(2001) tác giả Nguyễn Viết Chữ đã khẳng định vấn đề xác định thể loại là vấn đề
quan trọng trong hoạt động dạy học, làm rõ mối quan hệ giữa loại thể và phƣơng
pháp dạy học văn”. Ở công trình này, tác giả đã giúp ngƣời đọc thấy đƣợc tình hình
dạy học tác phẩm văn học theo loại thể trong nhà trƣờng phổ thông, từ đó đã đề xuất
một số phƣơng pháp dạy học đọc hiểu nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả dạy
học. Tuy nhiên tài liệu này chƣa đƣa ra những biện pháp trực tiếp về các thể loại

9



trong văn học trung đại Việt Nam, mặc dù đã có đề cập đến nhiều tác phẩm của văn
học Việt Nam và thế giới.
Năm 2002, Nguyễn Thanh Hùng trong “Hiểu văn, dạy văn” đã bàn đến việc
tiếp nhận văn học trong bối cảnh lí luận dạy học hiện đại, đƣa ra những kết luận về
phƣơng pháp dạy thể loại trữ tình. Thế nhƣng, công trình này chƣa khái quát vấn đề
cơ bản của phƣơng pháp tiếp cận đối với từng thể loại của thành tựu văn học trung
đại Việt Nam.
Năm 2007, trong cuốn “Phƣơng pháp dạy học Ngữ văn THPT những vấn đề
cập nhật”, Nguyễn Thanh Hùng và Lê Diệu Hoa đã nhấn mạnh tính cấp thiết của
dạy học tác phẩm văn học theo đặc trƣng thể loại trong xu thế đổi mới: “Định
hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học Ngữ văn trong nhà trƣờng THPT hiện nay vẫn
đảm bảo nguyên vẹn đặc trƣng bộ môn của môn học mang tính khoa học nhân văn”.
[15, tr.19]
Bên cạnh các giáo trình, chuyên luận kể trên, liên quan đến đề tài mà luận văn
nghiên cứu còn có những công trình nghiên cứu về tiếp cận thể loại với phần văn học
trung đại Việt Nam theo từng mức độ khác nhau. Có thể kể đến là “Mấy vấn đề thi
pháp văn học trung đại Việt Nam” (1999) của Trần Đình Sử, “Văn học Việt Nam từ
thế kỉ X – XIX, những vấn đề lí luận và lịch sử” (2008) do Trần Ngọc Vƣợng chủ
biên, “Tài liệu bồi dƣỡng thay sách lớp 10, 11, 12” của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ
năm 2006 đến nay đã nhấn mạnh kết cấu biên soạn theo thể loại các tác phẩm văn
học, … Đây là những tiền đề cơ sở lí luận giúp chúng tôi tiếp cận, đánh giá các văn
bản văn học trung đại một cách khoa học và thuyết phục. Bên cạnh đó, một số luận
văn thạc sĩ của các tác giả cũng đã chú ý đến vấn đề thể loại. Cụ thể tác giả Võ Quốc
Hồng đề cập đến vấn đề dạy học thơ trung đại Việt Nam theo đặc trƣng thể loại cho
học sinh lớp 10 THPT với định hƣớng các quan điểm tiếp cận khác nhau. Tác giả
Trần Thị Thanh Thuyên chú trọng đến vấn đề dạy đọc – hiểu văn bản thơ trữ tình
hiện đại ở Ngữ văn 12 trong chƣơng trình THPT theo đặc trƣng thể loại. Nhìn chung,
vấn đề dạy học tác phẩm theo đặc trƣng thể loại đƣợc chú ý trong quá trình nghiên

cứu và giảng dạy nhƣng chỉ giới hạn ở các mảng thơ trung đại, văn xuôi trung đại,
thơ trữ tình hiện đại với những vấn đề nhƣ còn bao quát về các văn bản trung đại
trong chƣơng trình Ngữ văn 10 ở THPT thì vẫn chƣa đƣợc đề cập.
10


Tóm lại, qua một số công trình nghiên cứu về vấn đề nghiên cứu và giảng
dạy tác phẩm VHTĐ trong nhà trƣờng từ góc nhìn thể loại, chúng tôi nhận thấy rằng
số lƣợng công trình nghiên cứu, tìm hiểu về phƣơng pháp dạy học đọc hiểu ngày
càng nhiều nhƣng vấn đề dạy học đọc hiểu theo đặc trƣng thể loại còn sơ lƣợc.
Chính vì vậy, chúng tôi nhận thấy vấn đề “dạy học đọc hiểu các văn bản văn học
trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 theo đặc trƣng thể loại” là rất cần thiết cho giáo
viên và học sinh THPT.
Đề tài chúng tôi dựa trên cơ sở kế thừa thành tựu, sự gợi mở của những
ngƣời đi trƣớc, học hỏi thầy cô, bạn bè, chúng tôi tiếp tục đề xuất những biện pháp
tiếp cận phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học các văn bản văn học trung
đại trong chƣơng trình Ngữ văn 10 THPT.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài “Dạy đọc hiểu các văn bản văn học trung đại Việt Nam ở
Ngữ văn 10 theo đặc trƣng thể loại”, chúng tôi nhằm mục đích nghiên cứu đề xuất
hƣớng tiếp nhận, các biện pháp, cách thức dạy học đọc hiểu các văn bản văn học
trung đại theo đặc trƣng thể loại. Thông qua họat động tổ chức đọc hiểu theo hƣớng
tiếp cận này, học sinh hình thành và phát triển khả năng cảm thụ, chuyển mã và giải
mã tác phẩm văn học trung đại, qua đó góp phần phát triển năng lực, nhân cách
ngƣời học.
Những biện pháp, cách thức này nhằm mục đích nâng cao chất lƣợng và hiệu
quả dạy học đọc hiểu các văn bản văn học trung đại trong chƣơng trình, SGK Ngữ
văn 10 bậc THPT lên một bƣớc.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt đƣợc mục đích đề ra, đề tài tiến hành nghiên cứu lí thuyết, vận dụng lí
luận để xây dựng tiền đề, luận giải cơ sở lí luận của vấn đề dạy học các văn bản văn
học trung đại trong chƣơng trình Ngữ văn 10 theo đặc trƣng thể loại.
Luận văn tiến hành điều tra, khảo sát thực tế, chƣơng trình, SGK Ngữ văn 10
ở THPT và thực trạng dạy học văn bản văn học trung đại ở THPT để xây dựng tiền
đề cơ sở thực tiễn của đề tài; phân tích, hệ thống để xác lập phƣơng hƣớng tiếp cận,

11


hƣớng dẫn, tổ chức hoạt động đọc hiểu văn bản văn học trung đại 10 theo đặc trƣng
thể loại.
Đề tài nghiên cứu, đề xuất các hƣớng tiếp cận, các biện pháp tổ chức dạy học
văn bản văn học trung đại theo đặc trƣng thể loại; thiết kế giáo án và tổ chức thực
nghiệm sƣ phạm (TNSP) phù hợp, đối chứng với một số tác phẩm làm nền tảng cho
hoạt động đọc hiểu. Cuối cùng, luận văn tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả thực
nghiệm để nhận định mức độ khả thi của đề tài.
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài chúng tôi hƣớng vào hoạt động tổ chức dạy học đọc hiểu các văn bản
văn học trung đại Việt Nam ở lớp 10 THPT theo đặc trƣng thể loại làm đối tƣợng
nghiên cứu, trong đó tập trung đề xuất các cách thức, biện pháp tổ chức dạy học đọc
hiểu các văn bản văn học trung đại theo đặc trƣng thể loại.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các văn bản, đoạn trích thuộc văn học trung đại Việt Nam
đƣợc giảng dạy trong chƣơng trình, SGK Ngữ văn 10 (chƣơng trình cơ bản và
chƣơng trình nâng cao) ở nhà trƣờng THPT theo hƣớng tiếp cận đặc trƣng thể loại.
Luận văn sẽ tiến hành khảo sát chƣơng trình, sách giáo khoa Ngữ văn 10
trong tiếp cận văn bản và hƣớng dẫn đọc hiểu các tác phẩm văn học trung đại.
Đề tài hƣớng đến việc điều tra thực nghiệm, dạy học thực nghiệm, kiểm tra

đối chứng trong một số lớp 10 ở trƣờng THPT Nguyễn Sinh Cung, trƣờng THPT
Phan Đăng Lƣu và trƣờng THPT Vinh Xuân, thuộc huyện Phú Vang, tỉnh Thừa
Thiên Huế.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện luận văn với đối tƣợng nghiên cứu đã đƣợc xác định, chúng tôi
sử dụng một số phƣơng pháp chủ yếu để nghiên cứu:
5.1. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp.
Chúng tôi vận dụng phƣơng pháp phân tích, tổng hợp để phân tích, khái quát
hóa để xác lập lịch sử vấn đề, các cơ sở lí luận và những vẫn đề liên quan. Từ đó
chúng tôi vận dụng hình thành một số biện pháp tổ chức dạy đọc hiểu các văn bản
văn học trung đại theo đặc trƣng thể loại.
12


5.2. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát
Luận văn tiến hành điều tra, khảo sát thực tiễn dạy học văn bản văn học
trung đại ở lớp 10 để thu thập thông tin và đánh giá thực trạng dạy học đọc hiểu vấn
đề này, từ đó xác lập cơ sở thực tiễn khách quan, khoa học mang lại hiệu quả hữu
ích cho hoạt động đổi mới tổ chức dạy học văn bản trung đại.
5.3. Phƣơng pháp thống kê
Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp thống kê để tính toán số liệu kết quả khảo
sát thực tiễn và số liệu kết quả thực nghiệm, đối chứng để làm cơ sở cho việc đánh
giá thực trạng và kết quả thực nghiệm, từ đó khẳng định tính khả thi của đề tài.
5.4. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm
Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm nhằm kiểm nghiệm để
chứng minh cho tính hiệu quả, khả thi của phƣơng hƣớng đề xuất.
6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu nghiên cứu, đề xuất phƣơng hƣớng chúng tôi nêu ra hợp lí, đúng đắn,
phù hợp với đặc trƣng thể loại của các văn bản văn học trung đại Việt Nam thì sẽ
góp phần khắc phục phần nào bất cập, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả trong hoạt

động tổ chức dạy học đọc hiểu văn bản văn học trung đại cho học sinh lớp 10 ở nhà
trƣờng THPT.
7. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
7.1. Về lý luận
Với kết quả nghiên cứu, đề tài góp phần luận giải cơ sở lý luận của việc dạy
học đọc hiểu văn bản văn học trung đại theo đặc trƣng thể loại nhằm nâng cao hiệu
quả của hoạt động dạy học.
Luận văn xác định một số hƣớng tiếp cận và quan điểm định hƣớng lý luận
cho quá trình tiếp nhận các tác phẩm trung đại theo đặc trƣng thể loại, góp phần
khẳng định tính khoa học, đúng đắn của vấn đề dạy học tác phẩm văn học theo đặc
trƣng của văn học trung đại.
7.2. Về thực tiễn
Luận văn góp phần gợi mở thêm cho giáo viên THPT một phƣơng hƣớng
tiếp cận và dạy học các tác phẩm trung đại với từng thể loại khác nhau. Đề tài này
tìm kiếm và đề xuất một số biện pháp tổ chức dạy học các văn bản văn học trung
13


đại Việt Nam hiệu quả hơn, góp phần khắc phục phần nào những hạn chế trong dạy
học các văn bản văn học trung đại ở nhà trƣờng THPT. Chúng tôi mong muốn đề tài
này cũng đóng góp cho quá trình tiếp nhận văn bản văn học trung đại của học sinh,
đọc hiểu theo đặc trƣng thể loại để vận dụng vào quá trình tự học và giải mã các tác
phẩm cùng loại thể hiệu quả hơn.
Qua kết quả thực nghiệm sƣ phạm, luận văn đóng góp mô hình thiết kế giáo
án đọc hiểu một số văn bản văn học trung đại Việt Nam trong chƣơng trình Ngữ văn
10 THPT theo đặc trƣng thể loại.
8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính
của luận văn đƣợc chia làm ba chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc dạy học đọc hiểu các văn bản

văn học trung đại Việt Nam theo hƣớng đặc trƣng thể loại
Chƣơng 2: Tổ chức đọc hiểu văn bản văn học trung đại trong chƣơng trình
Ngữ văn 10 THPT theo đặc trƣng thể loại
Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm

14


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1. Khái niệm thể loại văn học và sự phân chia thể loại văn học
1.1.1.1. Khái niệm thể loại của tác phẩm văn học
Tác phẩm văn học là chỉnh thể của sự thống nhất trọn vẹn nhiều yếu tố nhƣ
đề tài, chủ đề, cốt truyện, kết cấu, lời văn, … Sự thống nhất này đƣợc thực hiện theo
những quy luật nhất định. Nhà triết học Đức Hegel (1770 – 1831) đã coi tác phẩm
văn học trong mối quan hệ chỉnh thể - bộ phận, đó là “sản phẩm của trí tưởng
tượng phóng túng tự do, được biểu hiện dưới hình thức một tổng thể hữu cơ khép
kín, hữu hạn mà mỗi bộ phận của nó đều trọn vẹn” [1, tr.29]. Nhìn chung chúng ta
có thể nhận thấy đƣợc sự “giãn nở” của tác phẩm văn học so với văn bản, nó đƣợc
hình thành trên cơ sở quá trình tƣơng tác giữa nhà văn - bạn đọc và truyền thống
văn hóa – văn học trong chính quá trình vận động liên tục không ngừng của tác
phẩm. Thể loại chính là hình thức chỉnh thể của tác phẩm văn học.
Theo “Từ điển thuật ngữ văn học”, nhóm tác giả do Lê Ba Hán chủ biên có
đƣa ra khái niệm: thể loại văn học là “dạng thức của TPVH, được hình thành và tồn
tại tương đối ổn định trong quá trình phát triển lịch sử của văn học, thể hiện ở sự
giống nhau về cách thức tổ chức tác phẩm, về đặc điểm của các loại hiện tượng đời
sống được miêu tả và về tính chất của mối quan hệ của nhà văn đối với các hiện
tượng đời sống ấy” [25, tr.252].

Nhóm tác giả cuốn Lí luận văn học cho rằng: “Thể loại tác phẩm văn học là
một hiện tượng loại hình của sáng tác và giao tiếp văn học, hình thành trên cơ sở
sự lặp lại có quy luật của các yếu tố tác phẩm”.
Từ những khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu thể loại TPVH chính là một
hiện tƣợng loại hình của sáng tác văn học, nó chi phối đến quá trình giao tiếp văn
học. Nói cách khác, khi sáng tác văn chƣơng theo một thể loại nào đó thì tác giả đã
xác lập một kênh giao tiếp nhằm hƣớng đến ngƣời đọc và nó mang tính tƣơng đối

15


ổn định. Do đó ngƣời đọc muốn giải mã tác phẩm văn chƣơng không thể bỏ qua yếu
tố quan trọng tạo nên tính chỉnh thể trọn vẹn đó là thể loại tác phẩm văn học.
1.1.1.2. Sự phân chia thể loại văn học
* Các tiêu chí và cách phân chia thể loại văn học
Sự phân loại tác phẩm văn học là bƣớc đầu tiên trong quá trình nhận thức các
quy luật thể loại. Sự phân chia thể loại TPVH thực chất là phân loại nội dung và
hình thức thể loại.
Thực tế văn học cho thấy, dù cùng một “loại” văn học nhƣng có những thể
loại văn học rất khác nhau. Do vậy còn có rất nhiều tiêu chí khác để phân chia.
Xét về dung lƣợng tác phẩm có thể phân biệt thơ và trƣờng ca, khúc ngâm;
phân biệt truyện dài, truyện vừa và truyện ngắn; phân biệt tiểu thuyết và kí,…
Xét về cảm hứng chủ đạo có thể phân biệt bi kịch và hài kịch, phân biệt thơ
ca ngợi và thơ trào phúng, châm biếm,… Ngoài các tiêu chí phân loại trên, ngƣời ta
còn đề xuất tiêu chí phân loại theo nội dung thể loại. Có nhiều tiêu chí để phân chia
các thể loại văn học, nhƣng phƣơng diện quan trọng nhất để phân loại tác phẩm phổ
biến, rộng rãi nhất đó chính là phƣơng thức tái hiện đời sống và cấu tạo tác phẩm.
Từ thời cổ đại, Aristote dựa vào cách phân này đã chia văn học thành ba loại
là tự sự, trữ tình và kịch.
Ở Việt Nam, một số học giả lại có những cách chia khác nhau. Theo Dƣơng

Quảng Hàm trong “Việt Nam văn học sử yếu” đã có cách chia ba nhƣng hoàn toàn
khác cách chia ba nhƣ trên, đó là: vận văn (là loại có văn vần, gồm thơ, phú, lục bát,
song thất lục bát, hát nói,…), biền văn (là loại văn không có vần mà có đối, gồm
câu đối, kinh nghĩa, văn sách), tản văn hoặc văn xuôi (loại văn không vần, không
đối, gồm mọi dạng còn lại). Tác giả Nguyễn Lƣơng Ngọc trong “Mấy vấn đề về
nguyên lí văn học” thì có cách chia bốn nhƣ sau: thơ, tiểu thuyết, kịch và một số
loại thể văn xuôi khác nhƣ tùy bút, tạp văn,… Trần Đình Sử lại chia ba theo cách
cổ điển: tự sự, trữ tình và kịch. Lê Ngọc Trà thì cho rằng thể loại văn học đƣợc chia
theo truyện, thơ và kịch.
Qua đây, chúng ta thấy viêc phân chia tác TPVH vẫn còn một số điểm chƣa
thống nhất nhƣng tựu trung đã có ý chia thể loại đi từ cái chung (loại thể) đến cái riêng,
cái cụ thể hơn (thể loại) và từ cái riêng đó để hình thành khái quát nên cái chung.
16


* Các thể loại chủ yếu của văn học trung đại Việt Nam.
Dựa vào cấu trúc hình thức câu văn và cấu trúc giữa các câu với nhau, có thể
chia văn học trung đại thành hai loại lớn là văn xuôi và thơ.
- Các thể loại thơ (văn vần) trung đại: Thơ chữ Hán, thơ chữ Nôm, diễn ca
lịch sử, ngâm khúc, truyện thơ Nôm, hát nói…
- Các thể loại văn xuôi trung đại: hịch, cáo, chiếu, biểu, thƣ, tựa, ký, tùy bút,
truyện truyền kì, tiểu thuyết chƣơng hồi, phú cổ thể, tế,…
Dựa vào các tiêu chí ngôn ngữ, nghệ thuật lập luận, cảm hứng nghệ thuật,
hình tƣợng trung tâm trong tác phẩm, kết cấu, lời văn, … mà các thể loại văn xuôi
trung đại đƣợc chia ra thành các nhóm thể loại:
Nhóm thể loại văn xuôi chính luận: hịch, cáo, chiếu, biểu, tựa, thƣ.
Nhóm thể loại văn xuôi giàu chất tự sự: truyện truyền kì, ký, tiểu thuyết
chƣơng hồi.
Nhóm thể loại văn xuôi giàu chất trữ tình: phú, tế, tùy bút.
Tuy vậy, sự phân chia này chỉ mang tính chất tƣơng đối bởi vì không có một

tác phẩm nào thuần túy một thể loại nhất định. Bởi trong các tác phẩm thuộc văn
xuôi chính luận nhƣ Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc
Tuấn) có yếu tố trữ tình, hoặc các bài văn tế tuy giàu chất trữ tình nhƣng có trƣờng
hợp cũng mang tính tự sự.
1.1.2. Đặc trƣng thi pháp của văn học trung đại Việt Nam
Văn học viết Việt Nam luôn gắn với lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân
tộc. Cùng với sự phát triển toàn diện về chính trị, tôn giáo và các loại hình nghệ thuật
khác nhau nhƣ kiến trúc, điêu khắc,…, bộ phận văn học viết cũng ra đời và phát triển
lớn mạnh. Trong đó, văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX tồn tại và phát triển trong
xã hội phong kiến đƣợc gọi là văn học trung đại. Do nằm trong một hệ thống thẩm mĩ
riêng do quan niệm mĩ học phong kiến quy định, điều đó tạo nên những đặc điểm
riêng của giai đoạn văn học trung đại trong tổng quan văn học Việt Nam.
1.1.2.1. Văn học trung đại Việt Nam với hệ hống ước lệ thẩm mĩ cổ điển –
nét nổi bật của hình thức biểu hiện
Trong đời sống xã hội, ƣớc lệ là một qui ƣớc có tính cộng đồng. Ƣớc lệ là
một tín hiệu riêng của một cộng đồng khi cảm nhận thực tại, làm cho sự vật và hiện
17


tƣợng hiện lên đúng với chiều kích qui ƣớc và đúng với cách hiểu của cả cộng
đồng. Trong văn học trung đại Việt Nam, ƣớc lệ đƣợc nhà văn sử dụng triệt để,
nghiêm túc và phổ biến. Đây là đặc điểm nổi bật của văn học trung đại. Khi sáng
tác, các tác giả thƣờng vay mƣợn văn liệu, thi liệu, điển cố, điển tích lấy từ sách vở
thánh hiền và kinh sách của các tôn giáo. Sự vay mƣợn này đƣợc lặp lại nhiều đến
nỗi thành những môtip quen thuộc tạo nên tính ước lệ, tượng trưng trong văn học.
Lúc bấy giờ, những sáng tác văn chƣơng có nhƣ thế thì mới đƣợc coi là bác học,
cao quý. Ƣớc lệ đã trở thành một đặc trƣng thi pháp của văn học. Đặc trƣng thi pháp
này hình thành từ chính bối cảnh lịch sử xã hội phong kiến và cảm quan thẩm mỹ
của tầng lớp văn nghệ sĩ Hán học.
Chẳng hạn, nói đến cây và hoa thì tùng, cúc, trúc mai, sen…bởi chúng là

những biểu tƣợng để chỉ những phẩm chất, cốt cách, khí tiết của ngƣời quân tử, của
bậc trƣợng phu; nói đến con vật thì phải là long, ly, quy, phụng; nói đến ngƣời
thì ngư, tiều, canh, mục; nói đến hoa bốn mùa phải là xuân lan, thu cúc, hạ sen,
đông mai; tả cảnh mùa thu thì mây đùn cửa ải, lá ngô đồng vàng rơi, rừng phong lá
rụng, sen tàn giếng ngọc; nói đến thời gian phải là đêm năm canh, ngày sáu khắc; tả
mỹ nhân thì làn thu thuỷ, nét xuân sơn, sóng thu ba, tóc như mây, da như tuyết…
Ba tính chất đặc trƣng của hệ thống ƣớc lệ đó là: tính uyên bác và cách điệu
hóa cao độ, tính sùng cổ, tính phi ngã.
* Tính uyên bác và cách điệu hóa:
Văn học chính thống thời phong kiến đƣợc mệnh danh là văn chƣơng bác
học (Văn học dân gian gọi là văn học bình dân) bởi ngƣời sáng tác phải bác học và
ngƣời tiếp nhận cũng phải có tầm hiểu biết sâu rộng.
Văn học trung đại Việt Nam với khởi đầu của nó đƣợc viết bằng chữ Hán, đó
là ngôn ngữ của trí thức cao cấp, của tầng lớp có học vấn cao.Về lực lƣợng sáng tác,
tác giả chủ yếu là những thiền sƣ, nho sĩ, quan lại, quý tộc. Ngay cả về sau, khi văn
học đƣợc viết bằng chữ Nôm cũng vậy. Tác giả của bộ phận văn học này cũng là
những trí thức, những ngƣời học rộng hoặc nho sĩ bình dân. Họ sáng tác văn học là
để chở đạo (văn dĩ tải đạo), để truyền đạt dạy đời. Về nội dung văn học, tác phẩm
văn học thể hiện những tri thức sách vở, sử dụng thi văn liệu, điển cố điển tích lấy
từ Thánh kinh hiền truyện của Nho gia, của Bách gia chƣ tử, từ các bộ kinh Phật, từ
18


sách vở của Lão Trang. Tất cả đều thể hiện tính uyên bác về tri thức. Văn chƣơng
nhƣ thế mới đƣợc coi là bác học, cao quý.
Về bản chất xã hội và đề tài, tính bác học, cao quý này còn xuất phát từ quan
niệm coi văn học là lời nói của thánh hiền. Lời nói ấy gắn với Đạo. Đạo có nguồn
gốc từ Trời. Do thế, đề tài văn học ít nói đến cái tầm thƣờng, cái mộc mạc hay sự
vật sự việc tầm thƣờng của cuộc sống đời thƣờng; ít phản ánh, miêu tả chi tiết thực
của cuộc sống thực. Nếu có viết về cuộc sống đời thƣờng, con ngƣời đời thƣờng

nhƣ thằng mõ, con cóc, tát nƣớc, dệt vải… chẳng qua là nhằm mục đích nói về
những sự việc, con ngƣời cao quý thông qua phƣơng thức ngụ ý, ám chỉ, tƣợng
trƣng.
Văn chƣơng chính thống thời phong kiến mang tính qui phạm từ góc độ sáng
tác đến thƣởng thức. Giới văn học hẹp, chỉ quanh quẩn trong tầng lớp trí thức Hán
học tài hoa, tao nhân mặc khách.
Chẳng hạn, trƣờng hợp Nguyễn Khuyến và Dƣơng Khuê là một thí dụ tiêu
biểu. Độc giả của Nguyễn Khuyến là Dƣơng Khuê, nên khi bạn văn mất, nhà thơ
nhƣ muốn gác bút:
“Thơ muốn viết đắn đo chẳng viết
Viết đưa ai, ai biết mà đưa ?”
(Khóc Dƣơng Khuê)
Do đặc trƣng nhƣ vậy, cho nên ngƣời sáng tác cũng nhƣ ngƣời tiếp nhận đều
phải thông thuộc điển cố, điển tích; phải có vốn thi liệu, văn liệu phong phú học tập
đƣợc từ những áng văn bất hủ của ngƣời xƣa. Văn chƣơng càng uyên bác càng có
sức hấp dẫn lớn, có tính nghệ thuật cao.
“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương.”
(Nguyễn Trãi)
Thế giới nghệ thuật của các trang văn thời này luôn đƣợc các nhà văn cách
điệu hóa cao độ. Hình tƣợng nghệ thuật càng cách điệu hóa càng đẹp.
Chẳng hạn, các nhà nghiên cứu phê bình thƣờng hết lời ngợi ca tài năng của
Nguyễn Du khi miêu tả Thuý Kiều lúc tắm:

19


“Rõ ràng trong ngọc trắng ngà
Dày dày sẵn đúc một toà thiên nhiên”.
Và cũng hết lời tán dƣơng “bà chúa thơ Nôm” khi miêu tả cái hớ hênh rất

ngây thơ của cô gái ngủ ngày bằng một ngôn ngữ tổng hợp của văn chƣơng, hội
hoạ, điêu khắc (tả, vẽ, chạm khắc) để khắc hoạ một cơ thể đầy sức sống của độ xuân
thì. Tất cả đƣợc thể hiện bằng những ngôn từ rất đẹp và trang nhã.
Từ những quan niệm này đã dẫn đến xu hƣớng trọng thi, xem thƣờng văn
xuôi ở nền văn học cổ.
* Tính sùng cổ:
Do quan niệm thời gian phi tuyến tính, nên trong văn chƣơng cổ của dân tộc
ta, các nhà văn luôn có xu hƣớng tìm về quá khứ. Họ lấy quá khứ làm chuẩn mực
cho cái đẹp, lẽ phải, đạo đức, văn học vì vậy mà sử dụng nhiều điển tích, điển cố.
Điều đó giúp ngƣời đọc hôm nay không lấy làm lạ là một kiệt tác nhƣ Dụ chư tỳ
tướng hịch văn của Trần Quốc Tuấn khi vị chủ tƣớng muốn khích lệ lòng yêu nƣớc,
lòng tận trung với chủ của các tƣớng sĩ dƣới quyền để họ quyết tâm giết kẻ thù
Nguyên Mông xâm lƣợc, gìn giữ xã tắc thì tác giả lại nêu những tấm gƣơng trung
thần nghĩa sĩ đƣợc chép ở sử sách Trung Quốc nhƣ Kỷ Tín, Do Vu, Dự Nhƣợng,
Vƣơng Công Kiên… Đó là tinh thần sùng cổ, sùng ngoại, suy tôn Thánh hiền, do
vậy đã tạo nên tính quy phạm trong văn học. Việc sử dụng những điển tích trên còn
nhằm mục đích ôn cố tri tân, lấy xƣa để nói nay, dùng việc cũ, ngƣời cũ để nói việc
mới, chuyện nay. Khi sáng tác, các tác giả còn vay mƣợn đề tài, cốt truyện, môtip,
có khi cải biên cốt truyện để tạo nên một tác phẩm mới. Đây là sự tuân theo những
kiểu mẫu, khuôn mẫu sẵn có đã thành công thức. Một loạt truyện Nôm Việt Nam
nhƣ Nhị độ mai, Hoa tiên truyện, Phù dung tân truyện, ... là những ví dụ tiêu biểu.
Ngay cả Lục Vân Tiên có thể xem là tự truyện cùng ƣớc mơ một thời của cụ Đồ
Chiểu, vậy mà mở đầu truyện, cụ lại viết: “Trước đèn xem truyện Tây Minh; Ngẫm
cười hai chữ nhân tình éo le…” nhƣ là lời tuyên ngôn nghệ thuật của tác phẩm
nhằm ca ngợi nghĩa dũng trung hiếu tiết hạnh.
*Tính phi ngã:
Thời phong kiến, ý thức cá nhân chƣa có điều kiện phát triển. Con ngƣời đƣợc
nhìn nhận, đánh giá trên cơ sở của tầng lớp, giai cấp, dòng tộc, địa vị xã hội.
20



×