Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết ba ngôi của người của nguyễn việt hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 92 trang )

MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
1.1.Giễu nhại với tư cách là một thủ pháp nghệ thuật đặc hiệu đã xuất hiện từ lâu và
sớm được các nhà nghiên cứu quan tâm nhưng tập trung nhất trong công trình của
các nhà Hình thức luận Nga như Bakhtin, Genette, Linda Hucheon.v.v. Theo hầu
hết giới nghiên cứu, dù nhìn từ phương diện nào thì giễu nhại cũng có hai đặc điểm
chính: Nhại và giễu, tức bắt chước và châm biếm. M.Bakhtin đã xem giễu nhại là
“nói bằng giọng của kẻ khác” nhưng đưa vào đó một khuynh hướng đối lập hẳn với
khuynh hướng nghĩa của lời người đó. Giọng thứ hai, sau khi chuyển vào trong lời
nói của kẻ khác thì xung đột thù địch với chủ nhân của nó và “buộc nó phải phục vụ
cho mục đích đối lập của mình”[11,tr187]. Bằng lời văn giễu nhại, các tác giả đã
làm đảo lộn những cái gì gọi là nghiêm túc, lột bỏcái hào nhoáng để trơ ra cái giả
dối, cái lố bịch, cái đáng cười. Đó là cách giải thiêng trong văn học. Giễu nhại vừa
lột tả được một phần bản chất của đối tượng, vừa dung hợp được cái bác học của
suy tư với cái suồng sã của văn hóa bình dân. Và với lối tự nhại, văn chương chẳng
những là sự hoài nghi về các trật tự đời sống mà còn là sự nghi ngờ chính những
khả năng, sứ mệnh mà người ta thường đặt ra cho nó. Giễu nhại chôn sâu cái cũ để
gieo hạt mầm cho cái mới đâm chồi, đó cũng là điều tất yếu của lịch sử và văn học.
1.2.Tiểu thuyết là thể loại có sức dung chứa lớn, là thể loại chủ đạo của văn học. Nó
thể hiện nhiều ưu thế trong việc chiếm lĩnh đời sống cũng như tâm hồn con người.
Vì vậy, các nhà văn, các nhà lý luận, phê bình đã nhận ra rằng “không thể khuôn
tiểu thuyết vào một số nguyên tắc cứng nhắc, bất biến, mà chính là phải mở ra
những khả năng tiềm tàng vốn có của thể loại này”. Có như vậy, văn học mới có
thể phản ánh được cả chiều rộng lẫn bề sâu phức tạp và phong phú của cuộc sống
đương đại. Vào những thập niên cuối thế kỉ XX, một thế hệ nhà văn đã nỗ lực cách
tân tiểu thuyết và có những đóng góp quan trọng vào quá trình hiện đại hóa văn
xuôi Việt Nam vốn đã được khởi động từ những năm đầu thế kỉ XX. Cùng với Bảo
Ninh, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Nguyễn Việt
Hà là người luôn trăn trở tìm kiếm những hình thức biểu đạt nghệ thuật mới mang

1




đậm cảm quan hiện đại và hậu hiện đại. Với khát vọng theo đuổi nghệ thuật một
cách say mê và với sức viết mạnh mẽ dồi dào, vốn liếng giàu có phong phú, trải qua
hành trình sáng tạo gần hai mươi năm, Nguyễn Việt Hà đã tạo nên một sự nghiệp
vững chải, tạo được dấu ấn riêng trong giới nghệ sĩ cũng như nhiều thế hệ độc giả.
Anh xứng đáng là gương mặt tiêu biểu của văn xuôi đương đại Việt Nam.
1.3. Các tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà từ Cơ hội của chúa, Khải huyền muộn đến
Ba ngôi của ngườiđã thu hút được sự quan tâm chú ý của giới nghiên cứu, phê bình
và những người yêu văn chương. Nó đã tạo ra làn sóng phê bình tương đối sôi động,
tạo nên những“hiện tượng đời sống” trong văn học Việt Nam. Đây là những tác
phẩm nghệ thuật độc đáo, thể hiện ý thức đổi mới về cảm quan hiện thực và về cách
viết, đó là lối ưa trào tiếu, giễu nhại, mở ra một hướng tiếp cận mới cho người đọc.
Những năm gần đây, tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà đã trở thành đối tượng của nhiều
công trình nghiên cứu khoa học,chúng được khám phám theo nhiều góc nhìn khác
nhau như góc nhìn văn hóa, liên văn bản, tự sự học và thi pháp học.v.v. Đặc biệt với
thủ pháp giễu nhại, nhà văn đã tạo nên một phong cách rất riêng, một lối viết rất lạ
so với các nhà văn cùng thời. Không giống với giọng nhại của các nhà tiên phong
buổi đầu đổi mới thường xót xa, bi đát hay cay độc mà nhại trong tiểu thuyết của
Nguyễn Việt Hà với cảm hứng cười cợt, châm biếm, hài hước nhằm phê phán, tố
cáo đả kích về sự nhốn nháo, dung tục, pha tạp của đời sống thị dân nói chung và
Hà Nội nói riêng. Ở đây, giễu nhại được nhà văn Nguyễn Việt Hà sử dụng không
chỉ là một thủ pháp nghệ thuật đơn thuần mà còn trở thành một ý niệm chi phối đến
cả quá trình sáng tác, đặc biệt là trong việc tổ chức thế giới hình tượng nghệ thuật.
Điều đó được thể hiện rõ nhất trong tiểu thuyết Ba ngôi của người. Tiếp cận tiểu
thuyết Ba ngôi của ngườicủa Nguyễn Việt Hà từ phương diện nghệ thuật giễu nhại,
theo người viết là một hướng đi có hiệu năng. Qua đó, giúp chúng ta có được cái
nhìn toàn diện, sâu sắc về thế giới nghệ thuật của Nguyễn Việt Hà để từ đó làm cơ
sở cho việc hiểu đúng về nhà văn cũng như những giá trị nội dung và nghệ thuật
trong các tác phẩm của ông. Hơn thế nữa, cũng từ đây thấy được vị trí và đóng góp

của ông đối với tiến trình văn học hiện đại Việt Nam trên một phương diện cụ thể là
nghệ thuật giễu nhại.

2


2. Lịch sử vấn đề
Trong phạm vi tư liệu khảo sát được, người viết tạm phân thành hai loại:
Những công trình có liên quan trực tiếp và gián tiếpđến đề tài sau:
-

Những công trình liên quan gián tiếp đến đề tài

Đây là các công trình bàn về nghệ thuật giễu nhại nói chung và cách tân tiểu
thuyết của Nguyễn Việt Hà, nhưng đã truyền cho chúng tôi nhiệt hứng say mê, tìm
tòi và những gợi ý quý báu để tiến hành nghiên cứu đề tài. Cụ thể là những bài viết
sau đây:
*Những công trình, bài báo bàn về giễu nhại
Aristotle có câu nói nổi tiếng “người là sinh vật duy nhất biết cười”. Tiếng
cười trong văn học được biểu hiện dưới nhiều hình thức: hài hước, giễu nhại, trào
lộng, trào phúng, trào tiếu nhằm mỉa mai, châm biếm. Nhiều công trình nghiên cứu
văn học Việt Nam sau 1975 đã đề cập đến cái hài trong tác phẩm với cảm quan trào
lộng, trào tiếu, giải thiêng những giá trị cũ đã từng ăn sâu, bám rễ trong đời sống
văn học và tâm thức dân tộc.
Nhà nghiên cứu Lã Nguyên trong bài “Nhìn lại những bước đi, lắng nghe
những tiếng nói”đã khẳng định đặc điểm nổi bật của văn học Việt Nam sau 1975
với: “Giọng lu ló sừng sộ, tiếng gầm gào cuộn réo trong văn học thời kì đổi mới
không thể cất lên thành tiếng hát. Cái vô lí, cái phi lí, chất văn xuôi và vẻ đẹp của
đời sống phồn tạp chỉ có thể hóa thân vào tiếng cười trào tiếu, giễu nhại để văn học
thế sự biến thành tiếng nói nghệ thuật”. Hình như giễu nhại đã trở thành kiểu quan

hệ đời sống mang phong cách thời đại.Thời xa vắng của Lê Lựu là một tiểu thuyết
giễu nhại độc đáo. Nó không cần sử dụng những thủ pháp lạ hoá quen thuộc như
phóng đại, hay vật hoá hình ảnh con người để làm nổ ra tiếng cười. Nó chỉ đơn giản
thuật lại những chuyện “thật như đùa” mà đã có thể tạo ra được hình tượng giễu
nhại. Chưa mấy ai quên tiếng cười giễu nhại trong tiểu thuyết Ly thân của Trần
Mạnh Hảo. Có thể nghe thấy tiếng cười giễu nhại thấm đẫm cảm hứng trào lộng
trong nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, Nguyễn Quang Thân,
Nguyễn Khắc Trường… Nhưng hấp dẫn nhất vẫn là tiếng cười trào tiếu, giễu nhại
trong sáng tác của Phạm Thị Hoài và Nguyễn Huy Thiệp. Trong sáng tác của Phạm

3


Thị Hoài, người kể chuyện thường xuất hiện ở ngôi thứ nhất, xưng “tôi”. Ở vị thế
của cái “tôi”, người kể chuyện của Phạm Thị Hoài là nhà dân chủ vĩ đại của ngôn
từ. Phạm Thị Hoài trao gửi cho người kể chuyện một cách tài tình, tinh tế thứ ngôn
ngữ bỗ bã, suồng sã. Nhiều nhà văn cũng gửi vào cửa miệng nhân vật lời nói suồng
sã như thế. Nó giễu nhại tất cả các lời nói chính thống, quan phương, thứ lời nói có
vẻ nghiêm túc, nhưng chứa đựng bên trong rất nhiều sự giả dối. Các nhà nghiên
cứu, phê bình đã nói rất nhiều về hiện tượng giễu nhại trong sáng tác của Nguyễn
Huy Thiệp. Nhiều truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp là hình tượng giễu nhại của
các thể loại ngôn từ đã bị biến thành lời nói phong cách hóa (www.talawas.org).
Trong bài viết Sự đa dạng về bút pháp nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam
thời kỳ đổi mới,Mai Hải Oanh đề cập đến bút pháp trào lộng, giễu nhại trong tiểu
thuyết Việt Nam thời kì đổi mới. Mai Hải Oanh cho rằng, sự xuất hiện của bút pháp
trào lộng ngày càng nhiều trong tiểu thuyết đương đại xuất phát từ ba nguyên nhân cơ
bản. Thứ nhất, có ý nghĩa cân bằng sinh thái văn học sau một thời gian dài văn học ta
quá nghiêm trang; thứ hai, là một nhu cầu giải tỏa áp lực của đời sống hiện đại; thứ
ba, thể hiện tinh thần dân chủ hóa trong văn học. Sau đó, tác giả bài viết đã đề cập
đến các tác phẩm đã sử dụng bút pháp này thành công như Thời xa vắng (Lê Lựu),

Thiên sứ (Phạm Thị Hoài), Cõi người rung chuông tận thế và Mười lẻ một đêm (Hồ
Anh Thái), Thượng đế thì cười (Nguyễn Khải), T. mất tích (Thuận)…
( />Trong bài viết Giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại,
Thái Phan Vàng Anh đã đề cập đến giọng điệu giễu nhại, trào phúng trong tiểu
thuyết giai đoạn này. Tác giả cho rằng: “tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 ngày càng
nhạt dần về sử thi, tiếp xúc thô bạo đến suồng sã về hiện thực, cái bi không còn dè
dặt, tinh thần hài hước gia tăng. Cái nhìn phi thành kính, suồng sã, giễu nhại của
chất tiểu thuyết đã quy định một giọng điệu riêng của tiểu thuyết đương đại. Thái
Phan Vàng Anh chỉ ra giọng điệu hài hước trong tiểu thuyết đương đại có nhiều cấp
độ khác nhau, có giọng châm biếm nhẹ nhàng nhưng sâu cay, có giọng trào lộng,
châm chích, có giọng tự trào, có giọng giễu nhại. Nhiều tác phẩm đã để lại ấn tượng
sâu sắc nhờ người kể chuyện “biết đùa”. Theo tác giả giọng điệu trào phúng, hài

4


hước đã trở thành một giọng chủ, đem lại sắc thái mới cho văn học nói chung và
tiểu thuyết đương đại nói riêng” ().
Với bài viết Hài hước, trào tiếu, sân khấu hóa trong tiểu thuyết gần đây,
Nguyễn Văn Tùng đã đề cập hai tiểu thuyết được viết theo lối hài hước, trào tiếu và
sân khấu hóa, đó là cuốn SBC là Săn bắt chuột ( Hồ Anh Thái) và 3339[Những
mảnh hồn trần] (Đặng Thân). Tác giả đã chỉ ra:“yếu tố trào tiếu, hài hước thể hiện
trong hai tác phẩm này từ bình diện nội dung phản ánh và nghệ thuật biểu hiện. Cụ
thể SCB là Săn bắtchuột, đối tượng giễu nhại của Hồ Anh Thái là rất nhiều loại
người trong xã hội: từ nhà thơ, nhà báo, đến đại gia, chân dài…Cả một thế giới
nhân vật hiện lên với sự lố lăng kệch cỡm. Ở Những mảnh hồn trần, tính giễu nhại
thể hiện đậm nét trong việc Đặng Thân tái hiện những vấn đề nóng của đời sống,
khai thác ở nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau” ().
*Những công trình, bài báo liên quan đến tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
Ở bài viết Nghệ thuật tổ chức điểm nhìn trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi

mới tác giả Mai Hải Oanh đề cập đến việc cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết
Nguyễn Việt Hà là hiện tượng “gấp bội điểm nhìn” ở đó một nhân vật được nhìn
cùng lúc với nhiều điểm nhìn khác nhau và kĩ thuật lồng tiểu thuyết với kết cấu độc
đáo () .
Cùng vấn đề này trong bài viếtKhuynh hướng lạ hóa trong tiểu thuyết, truyện
ngắn Việt Nam đương đại- một số bình diện tiêu biểucủa Nguyễn Thành, tác giả đã
đề cập đến kết cấu tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà theo lối truyện lồng truyện và có sự
tổng hợp thể loại ().
Đỗ Ngọc Thạch trong tiểu luận Vài đặc điểm văn xuôi hiện đạilại xem tiểu
thuyết của Nguyễn Việt Hà là cái nhìn về một đời sống hỗn loạn, đổvỡ với sự thay
đổi điểm nhìn và ngôi kể liên tục, tính phân mảnh của thể loại, biến tiểu thuyết
thành trò chơi ngôn ngữ ().
Đại Lãi, trong bàiTiểu thuyết Nguyễn Việt Hà và thi pháp tác giả nhận xét
rằng: “Nghịch dị và giễu nhại không phải cái mới hoàn toàn của văn chương hậu
hiện đại. Vốn, nó đã xuất hiện từ lâu trong truyền thống. Tuy nhiên, để thể hiện
“thái độ hậu hiện đại”, chúng thường xuyên được sử dụng, không chỉ như những thủ

5


pháp, mà quan trọng hơn, là một yếu tính: trở thành hình thức của thế giới quan,
một “nguyên tắc” tổ chức văn bản. Như thế, điều mà nền văn chương đậm tính “sử
thi” trước đó chưa cho phép nghệ sĩ tự do khai thác, thì ở đây, lại được nhiều nghệ
sĩ tô đậm. Đặc biệt không giống với giọng nhại ở các nhà tiên phong buổi đầu đổi
mới, thường xót xa bi đát, cay độc (như Nguyễn Huy Thiệp chẳng hạn), quãng cách
về thời thế khiến nhại trong văn Nguyễn Việt Hà gắn nhiều hơn với bỡn cợt, với cái
giễu. Chống lại sự đơn điệu, nhại trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà vừa “lột tả”
được một phần bản chất (có thật) của đối tượng, vừa dung hợp được cái bác học của
suy tư với cái suồng sã của văn hoá bình dân và sức mạnh vô địch của trào tiếu dân
gian”().

Các bài báo, tiểu luận và công trình nghiên cứu trên đây đã góp thêm những
cái nhìn mới về sự cách tân nghệ thuật trong các sáng tác của Nguyễn Việt Hà.
Đây cũng là nguồn tài liệu để chúng tôi có thể tham khảo, vận dụng trong quá
trìnhtriển khai đề tài.
-

Những công trình liên quan trực tiếp đến đề tài
Nguyễn Việt Hà là một trong những cây bút đương đại mà sáng tác của ông đã

tạo được tiếng vang nhất định trên văn đàn thế giới trong nước và thế giới. Ngay từ
khi xuất hiện với cuốn tiểu thuyết đầu tiên Cơ hội của chúa, Nguyễn Việt Hà đã
được coi là một hiện tượng văn học. Tiếp theo, tác giả đã cho ra đời cuốn tiểu
thuyết thứ hai Khải huyền muộn cũng nằm trong sự đón đợi của độc giả. Và gần đây
nhất, cuốn tiểu thuyết Ba ngôi của người khi mới phát hiện cũng đã tạo nên một cơn
sốt kiếm tìm của người yêu văn học. Xung quanh hiện tượng Nguyễn Việt Hà đã
cho thấy có nhiều ý kiến phê bình gắn liền với những cách nhìn và sự đánh giá khác
nhau, thậm chí là đối lập nhau. Nhưng, nhìn chung giới phê bình nghiên cứu và cả
giới sáng tác đều đã đánh giá cao những nỗ lực cách tân tiểu thuyết của Nguyễn
Việt Hà, từ những cảm quan, ngôn ngữ, đến tư duy nghệ thuật và điểm nhìn trần
thuật trong tác phẩm.Nhưng nổi bật lên tất cả trong sáng tác của ông là nghệ thuật
trào tiếu, giễu nhại.
Lam Thu (2014),trong bài Hà Nội xấu xí và nhốn nháo trong tiểu thuyết
Nguyễn Việt Hà cho rằng, nhà văn: “nhại lại những nhân vật lịch sử, nhân vật cách

6


mạng, các đoạn văn bình luận về phố, về tôn giáo, triết học và nghệ thuật”.Trong
bài Dương Trung Quốc giật thọt khi đọc tiểu thuyết Nguyễn Việt Hàcũng chính Lam
Thu đã cho rằng, Nguyễn Việt Hàđã đề cập đến những vấn đề về Hà Nội trên nhiều

phương diện của cuộc sống:“Trong Ba ngôi của người, Nguyễn Việt Hà đã dựng lại
chân dung Hà Nội đương đại. Đó là một đô thị với đủ thứ nhốn nháo, xấu xí, đủ
gương mặt đại diện cho những tầng lớp thị dân”. Cùng viết vềthành phố nghìn năm
văn hiến, nhưng đây là một cách viết độc đáo, mới mẻ của tác giả, cho chúng ta
hình dung được bức tranh đời sống từ xưa đến nay, từ đó thấy được sự đau lòng của
tác giả trước sự xô bồ, sự lai tạp và sự tha hóa đạo đức của thị dân Hà
Nội(xpress).
Hoài Nam trong bài viết Hà Nội trong hai cái nhìnnhận xét về tiểu thuyết Ba
ngôi của người:“Dựng lên một Hà Nội trai lơ tinh nghịch, khác hẳn một Hà Nội
đăm chiêu khắc khổ như trong hình dung chung của nhiều người về Hà Nội thời ấy.
Họ khắc tạc chân dung của một Hà Nội bấn loạn. Làm ăn buôn bán, sáng tạo nghệ
thuật hay đơn giản như yêu đương, ở đâu cũng thấy bấn loạn!Hơn thế nữa, còn là
một Hà Nội của chủ nghĩa tiêu dùng phì đại, một tinh thần bái vật giáo hàng hóa
đến mức điên khùng. (Ở phương diện này, Ba ngôi của người có thể xem như một
“tập đại thành” của các nhãn mác thời trang hàng hiệu, rượu ngoại, xe hơi, điện
thoại cao cấp).Nhìn Hà Nội qua một tấm gương lồi, Nguyễn Việt Hà thường xuyên
phát hiện được những hình ảnh, những chi tiết, những hiện tượng cực kỳ nghịch dị,
và anh cũng dùng một hệ thống ngôn từ cực kỳ nghịch dị để diễn đạt những phát
hiện ấy. (Nhạc chế, ca dao tân thời, những câu nói đầu miệng của vỉa hè Hà Nội,
thậm chí cả những câu chửi rất tục, xuất hiện dày đặc trong Ba ngôi của người, tạo
nên một đối trọng với lớp ngôn từ thành kính trang nghiêm khi nhà văn viết về
những tiểu truyện Thiên Chúa giáo)”().
Viết về những phương diện nghệ thuật đặc sắc trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
trong bài Mộtgiọng điệu tiểu thuyết, Nguyễn Thụy Kha nhận định: “Nói đến sự thay
đổi điểm nhìn, mạch độc thoại, đối thoại của các nhân vật, thời gian trong tiểu thuyết đi
từ hiện đại đến quá khứ, từ dương thế đến âm ty, cấu trúc của tiểu thuyết vừa đóng vừa
mở gây sự tò mò cho các độc giả và đặc biệt đó là một giọng điệu rất riêng của Nguyễn

7



Việt Hà. Ba ngôi của người lôi cuốn vì giọng điệu tưng tửng kiểu thị dân không bị cảm
xúc chi phối, vì những con chữ nhặt từ đời thường lần đầu tiên xuất hiện làm mới mẻ
giai điệu văn xuôi. Để lôi cuốn theo cách của mình, Nguyễn Việt Hà thường xuyên
dùng thủ pháp đảo ngữ của thơ, làm tăng ấn tượng” ().
Trúc Anh, trong bài Ký ức quẩn quanh của những kiếp ngườinhận xét rằng,
nhà văn sẽ : “Dẫn dắt người đọc xuôi ngược vật vã với những tuyến thời gian, khi là
thời Lê Trung Hưng, khi là thời Trần, lúc lại là chuyện của Ký Con, Nguyễn Thái
Học thủ lĩnh của Việt Nam Quốc dân Đảng. Những nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử
được nhà văn tóm ra như bất chợt, rồi nhồi vào câu chuyện của mình, thông qua
kiếp luân sinh của nhân vật trung niên, cùng hồi ức của Kun và Quang Anh.
Nguyễn Việt Hà đã dựng nên một sân khấu đời, để trên đó các nhân vật của anh tha
hồ mà diễn, tha hồ mà sống, tha hồ mà làm tình, tha hồ mà nhạt nhẽo, tha hồ mà dối
gạt lừa lọc, tha hồ mà thương xót nhau”().
Trong bài Văn chương ấy mà,Nhị Linh tiếp tục chỉ ra những điểm mới trong
tác phẩm Ba ngôi của người: “Với một cách viết văn xuôi mông lung hời hợt trộn
lẫn với vờ vịt nhưng sâu sắc, sử dụng ngôn ngữ phong phú, nhắc đến các nhà văn,
các chi tiết lịch sử lên án đạo đức giả và những cái giả dối đó là “một kiểu giả dối
Hà Nội rất mới, đã âm thầm kết tinh trong những nhộn nhạo năm tháng vừa qua,
những láo nháo tình tiền và những thum thủm quán rượu quán bia ven bờ sông hay
lấp nhấp phố phường”(gsport).
Lạc Thành trong bài Người mang tên vợ Nguyễn Việt Hà, Nhà văn phải điêu
toađã cảm nhận một cách sâu sắc về các sáng tác của Nguyễn Việt Hà, người: “có lối
dẫn dắt người đọc xuôi ngược với những tuyến thời gian có nhiều góc nhìn mới, tạo ra
sức hút đặc biệt, nhất là trong tiểu thuyết mới Ba ngôi của người, Nguyễn Việt Hà
được xem như một cây bút đô thị khá đặc sắc. Trong văn của anh, chất phố phường
trào

lộng


cay

đắng

vẫn

không

giấu

những

trang

trữ

tình

rất



Nội”(www.doisongphapluat.com).
Tác giả Nam Phú trong bàiNăm của tiểu thuyết Việtđã nhận định: “Cho dù Ba
ngôi của người có thể gây thất vọng so với Cơ hội của Chúa và Khải huyền muộn
nhưng vẫn là Nguyễn Việt Hà ưa lối giễu nhại, trào tiếu những gì đang hiện

8



hữu”.Đó là một nhận định thể hiện được nghệ thuật đặc trưng của nhà văn được sử
dụng trong sáng tác của mình và đặc biệt là trong tiểu thuyết Ba ngôi của người
().
Các bài báo và công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đề tài
nghiên cứu của các tác giảtrên đây là cơ sở và nguồn tài liệu quan trọng,giúptôi
tham khảo, tiếp thu và vận dụng trong việc nghiên cứu đề tài Nghệ thuật giễu nhại
trong tiểu thuyết Ba ngôi của người của Nguyễn Việt Hà.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba
ngôi của người của Nguyễn Việt Hà, được tập trung thể hiện chủ yếu trên các bình
diện đề tài, chủ đề, tư tưởng, nhân vật, biểu tượng, trần thuật, ngôn ngữ và thể loại.
Phạm vi nghiên cứu
Để triển khai nghiên cứu đối tượng như trên đã xác định, người viết tập trung
khảo sát tiểu thuyết Ba ngôi của người của Nguyễn Việt Hà; ngoài ra, còn khảo sát
các tác phẩm khác trong sáng tác của ông, các tác phẩm trong nước và ngoài nước
để soi chiếu và đối sánh nhằm chỉ ra chỗ tương đồng và dị biệt về nghệ thuật giễu
nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của ngườinói riêng và sáng tác nói chung của
Nguyễn Việt Hà.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu, người viết vận dụng những phương pháp và thủ pháp
chủ yếu sau:
Phân tích- tổng hợp
Phân tích cả về phương diện nội dung và hình thức, trên cơ sở đó tổng hợp và
khái quát theo những vấn đề cơ bản của đề tài nghiên cứu.
So sánh- đối chiếu:So sánh đối chiếu trên hai bình diện đồng đại và lịch đại
- Về đồng đại: So sánh tiểu thuyết Ba ngôi của ngườicủa Nguyễn Việt Hà với
tác phẩm của các nhà văn cùng thời để chỉ ra chỗ tương đồng và dị biệt trong nghệ
thuật giễu nhại của ông.


9


-Về lịch đại: So sánh các tác phẩm được Nguyễn Việt Hà sáng tác trong các
giai đoạn khác nhau để làm rõ sự tiếp biến trong nghệ thuật giễu nhại của ông, cũng
như so sánh tiểu thuyết Ba ngôi của ngườivới các tiểu thuyết khác trong văn học
Việt Nam ra đời trước đó để phát hiện những đặc sắc trong nghệ thuật giễu nhại của
Nguyễn Việt Hà.
Thống kê- phân loại
Thống kê các yếu tố thuộc về nội dung và hình thức của tác phẩm từ đó có
thêm cơ sở để đi đến nhận định, khái quát và đánh giá về vấn đề nghiên cứu.
Cấu trúc- hệ thống
Nghiên cứu nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người của
Nguyễn Việt Hà trong mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố, các bình diện khác
nhau như một chỉnh thể, một hệ thống.
Liên ngành
Luận văn còn sử dụng những kiến thức liên ngành như Thi pháp học, Văn hóa
học, Phân tâm học, Mỹ học tiếp nhận, nhữngkiến thức lịch sử, để lý giải nghệ thuật
giễu nhại trên một số cấp độ của tiểu thuyết.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu về nghệ thuật giễu nhại trong tiểu
thuyết của Nguyễn Việt Hà, đặc biệt là cuốn tiểu thuyết Ba ngôi của người trên các
phương diện đề tài-chủ đề-tư tưởng, nhân vật- biểu tượng và trần thuật-ngôn ngữthể loại. Trên cơ sở đóthấy được nét đặc sắc và tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Việt
Hà so với các nhà văn giai đoạn trước và sau đó, ghi nhận những đóng góp của nhà
văn Nguyễn Việt Hà trong nền văn học Việt Nam sau đổi mới.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, phần Nội dung
luận văn được triển khai thành 3 chương sau:
Chương 1:Đề tài, chủ đề trong tiểu thuyết Ba Ngôi của người từ cái nhìn giễu
nhại của Nguyễn Việt Hà

Chương 2: Giễu nhại nhân vật và biểu tượng trong tiểu thuyết Ba ngôi của
người của Nguyễn Việt Hà

10


Chương 3: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người qua
phương diện trần thuật, ngôn ngữ, thể loại

11


NỘI DUNG
*Giới thuyết về khái niệm giễu nhại
Từ điển tiếng Việt định nghĩa về “giễu” và “nhại”: “Giễu là nêu ra để đùa bỡn,
chế nhạo hoặc đả kích; Bị giễu là hèn nhát; Tự giễu mình”, “Nhại” là bắt chước
tiếng nói, điệu bộ của người khác để trêu chọc, giễu cợt. Như vậy, thuật ngữ giễu
nhại có hai yếu tố: bắt chước và châm biếm.
Trong văn học, nhại là một thủ pháp quen thuộc, nó đi kèm với giễu tạo nên
chất giễu nhại.“Nhại” (Parody) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp paroidia, có nghĩa là
một bài hát được hát được hát cùng bài hát khác. Theo Từ điển thuật ngữ văn học:
“Nhại là một thể văn châm biếm dùng sự bắt chước để chế giễu một tác phẩm hoặc
cả một trào lưu nghệ thuật. Phương tiện chủ yếu của nhại là bắt chước phong cách.
Hai kiểu nhại chủ yếu (đôi khi tách thành những thể tài riêng) là kiểu khôi hài trong
đó đối tượng thấp được trình bày bằng một phong cách cao; và kiểu chế nhạo trong
đó đối tượng cao được trình bày bằng phong cách thấp. Sự chế nhạo có thể nhằm
vào phong cách, có thể nhằm vào đề tài, có thể cười nhạo những thủ pháp thi ca đã
trở thành khuôn sáo, lỗi thời hoặc những hiện tượng đời sống vốn dung tục không
xứng với thi ca. Có thể có lối nhại một thi pháp, một tác giả, một thể loại, một thế
giới quan” [35- tr225-226].

Giễu nhại, với tư cách là một thủ pháp bắt chước quá lố một văn bản khác đã
xuất hiện từ lâu, ngay trong văn học cổ đại Hy Lạp, sau đó vẫn thường xuyên được
sử dụng trong vô số loại hình nghệ thuật khác nhau. Là một thủ pháp được sử dụng
lâu đời và rộng rãi, giễu nhại được xem như là một phong cách, hơn nữa còn tồn tại
như một chủ đề phụ (sub-theme) trong một tác phẩm cụ thể và như một thể loại phụ
(sub-genre) trong văn học (chủ yếu là văn học trào phúng). Tính chất đa tư cách này
làm cho bất cứ nỗ lực định nghĩa nào cũng điều gặp khó khăn. Có điều, theo hầu hết
giới nghiên cứu dù nhìn từ góc cạnh nào thì giễu nhại cũng có hai đặc điểm chính là
bắt chước và châm biếm. Giễu nhại ra đời như một thủ pháp phê phán trực tiếp đi
liền với cái hài hước. Giấc mộng đêm hè (W.Shakespeare), Đôn Kihôtê (M. De
Cervantes), Gargantuar (F. Rabelais)… là những tác phẩm vĩ đại đầu tiên mở đường
thành công cho cái hài hước đi liền với thủ pháp giễu nhại.

12


Trong văn học hôm nay, thuật ngữ giễu nhại được sử dụng trở lại để nói đến
một cảm hứng xuất hiện trở lại của văn học Việt Nam sau một thời gian chìm lắng
nay phục sinh trở lại. Như đã nói giễu nhại chủ yếu quan tâm đến việc vạch ra cái
xấu, cái lố bịch, khiếm khuyết để giúp người ta nhận biết, sửa chữa và hoàn thiện.
Cũng có khi giễu nhại như một thủ pháp gây cười, tạo ra sự hài hước cho tác phẩm.
Quan niệm về chất giễu nhại trong văn học là rất phong phú. Nhưng chung qui lại,
các nhà nghiên cứu đều thống nhất ở điểm: Coi giễu nhại là một thủ pháp nghệ
thuật dựa trên sự nhại lại một tư tưởng, quan điểm, cách viết cũ nhằm tạo nên tiếng
cười giễu cợt với nhiều cấp độ khác nhau. Đó “là quan niệm về kiểu giễu nhại giữa
tác phẩm này (bao gốm hình tượng, nhân vật, chi tiết, ngôn từ,..) với tác phẩm khác.
Thực tế, còn có kiểu nhại khác, nhại ngay chính những thói hư tật xấu của con
người ngoài đời. Các cấp độ nhại có thể được triển khai đến mức độ chi tiết. Thậm
chí, ngay trong chính tác phẩm, nhại vẫn có thể được thực hiện giữa nhân vật này và
nhân vật khác, hay giữa người kể chuyện với các nhân vật” [12- tr82].

Giễu nhại là một thủ pháp tiêu biểu của văn học hậu hiện đại. Ở Việt Nam,
thật khó để khẳng định một nền văn học hậu hiện đại đang hiện diện một cách rõ
ràng. Nhưng chắc chắn cảm quan hậu hiện đại đã và đang thâm ngấm vào sáng tác
của nhiều nhà văn. Đối với những sáng tác của các nhà văn hải ngoại, chất giễu nhại
mang cảm quan hậu hiện đại thường nghiêng về cảm thức chính trị, những cái nhìn
mang màu sắc giai cấp, dân tộc. Các nhà văn thường rơi vào những ám ảnh chính
trị, ám ảnh của sự lưu vong, hủy diệt (giới nghiên cứu gọi là cảm quan thế giới
Kafka).
Cũng dựa trên sự cảm nhận cuộc sống với cảm quan hậu hiện đại, nhưng từ vị
thế của những người đang trực tiếp sống, suy nghĩ và sáng tác ngay chính trên quê
hương của mình, văn học trong nước cũng bộc lộ những nét khác biệt so với bộ
phận văn học hải ngoại. Cũng có tiếng cười mang vị mặn đắng của nước mắt, chua
xót, thậm chí phẫn nộ chửi bới nhưng đọng lại vẫn là lối tư duy duy cảm tồn tại bên
cạch tư duy duy lý “ngoại nhập”. Ta có thể nghe thấy tiếng cười thấm đẫm cảm
hứng trào lộng trong nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, Nguyễn
Quang Thân, Nguyễn Khắc Trường… nhưng hấp dẫn và tập trung hơn cả là tiếng

13


cười trào tiếu, giễu nhại trong sáng tác của Phạm Thị Hoài và Nguyễn Huy Thiệp.
Sau đó, hàng loạt cây bút trẻ mà sáng tác và tên tuổi của họ luôn ẩn chứa cái nhìn
mang tính giễu nhại: Hòa Vang, Bảo Ninh, Nguyễn Bình Phương, Hồ Anh Thái, Tạ
Duy Anh .v.v. Sự xuất hiện và phát triển của dòng văn học giễu nhại ở Việt Nam
cho thấy sự tiếp cận và bắt kịp của nền văn học Việt Nam hòa vào dòng chảy của
dòng văn học thế giới. Bởi giễu nhại là một trong những đặc trưng tiêu biểu của
phong cách sáng tác hậu hiện đại. Nằm trong ảnh hưởng chung đó, Nguyễn Việt Hà
đã cảm nhận được những đổ vỡ, mặt trái của xã hội thời kì đổi mới nhà văn đã dùng
tiếng cười để giải thiêng những giá trị tồn tại lâu đời và hướng con người đến những
điều tốt đẹp hơn.


14


CHƢƠNG 1
ĐỀ TÀI, CHỦ ĐỀ TRONG TIỂU THUYẾT
BA NGÔI CỦA NGƯỜI TỪ CÁI NHÌN GIỄU NHẠI CỦA
NGUYỄN VIỆT HÀ
1.1. Đề tài đô thị Hà Nội “loay hoay tha hóa” trong tiểu thuyết Ba ngôi của
người
Đề tài đô thị là một trong những đề tài phổ biến trong văn học và đã có nhiều
tácgiảthành công trong việc thể hiện đề tài này như Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh
Thái, Phạm Thị Hoài.v.v. Sáng tác của họ đã chạm đến những “mảng tối” của đời
sống đô thị với những lai tạp, bát nháo, những ngổn ngang và bộn bề. Cuộc sống đô
thị là biểu tượng của cái hiện đại, của văn minh công nghiệp đầy cám dỗ nhưng lại
ẩn chứa sự tha hóa đang ăn dần ăn mòn đời sống con người.
Nguyễn Việt Hà sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, tuổi thơ của ông gắn bó với Phố
cổ, Hồ Gươm, được hưởng thụ đầy đủ không gian văn hóa nguyên sơ Hà Nội. Là
một người Hà Nội gốc nên nhà văn mang những ký ức đô thị với nhiều mảng màu
phong phú, sống động mà không một người Hà Nội nhập cư nào có thể có được;
mỗi đổi thay, dịch chuyển đời sống đô thị đều để lại ấn tượng trong tình cảm của
nhà văn.
Là một người nặng lòng với thủ đô nên những trang viết của nhà văn đều đề
cập đến vấn đề đô thị, cụ thể đó là đô thị Hà Nội. Một đô thị đang biến đổi từng
ngày, trong một vỏ bọc hào nhoáng hơn nhưng cũng có thể nói là nhộn nhạo hơn, ở
đó rất nhiều giá trị đã bị mất đi, vùi lấp và khó có thể tìm lại được. Đó còn là một đô
thị đã bị xáo trộn, một xã hội ngụy tạo, phi lý và đang vỡ ra rệu rạo. Bằng cách giễu
nhạicuộc sống đô thị, nhà văn đã vẽ nên bức tranh đô thị Hà Nội đang loay hoay tha
hóa, nó trở nên xấu xí, dị mọ trong tiểu thuyết của ông.
1.1.1. Tính đô thị trong cảm quan nghệ thuật Nguyễn Việt Hà

Tính đô thị rất quan trọng, làm nên phẩm chất của văn học đô thị. Tính đô thị
là tính hiện đại, dân chủ, dân sự trong đề tài và cách thức tiếp cận với đề tài ấy. Bởi
vậy, trong sự biến động của đời sống đô thị hiện đại, cụ thể đây là quá trình đô thị
hóa hay hiện đại hóa, bên cạnh những mặt tích cực của nó, thì có không ít những cái

15


tiêu cực, những vấn đề nảy sinh và những hệ lụy kèm theo.Đô thị hóa là quá trình
tất yếu đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, đặc biệt là các nước Châu Á, trong đó có
Việt Nam. Nền kinh tế càng phát triển thì quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ
ngày càng nhanh; góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội của khu vực, nâng
cao đời sống nhân dân và cũng phát sinh nhiều vấn đề cần giải quyết.
Trong văn học đương đại đã có nhiều tác giả thành công khi viết về đô thịvới
nhữngcái nhìn riêngvề cuộc sống và con người ở đó như Nguyễn Huy Thiệp, Đỗ
Phấn, Nguyễn Danh Lam, Hồ Anh Thái, Phạm Thị Hoài.v.v. Trong Tướng về hưu
của Nguyễn Huy Thiệp, nhà văn nhìn đời sống và con người đô thị bằng thái độ
lạnh lùng, sắc lẹm; con người biến dạng với những giành giật, toan tính, vụ lợi ích
kỉ. Đó còn là cuộc sống xô bồ, tạp nham trong truyện ngắnKhông có vua, nhà văn
đã khắc họa được một đô thị thiếu vắng tình người với sự hoài nghi về lối sống,
tương lai của tầng lớp thị dân. Một tác giả khác cũng quan tâm sâu sắc đến cuộc
sống của con người nơi phố thị là Hồ Anh Thái trong tiểu thuyết SBC là săn bắt
chuột, ông viết về một thành phố lớn đang nhộn lên chiến dịch tiêu diệt chuột.
Cuộc chiến giữa Chuột và Người thể hiện sự thô lỗ, xấu xa hiện hữu với giọng văn
hài hước, sâu cay nhưng đầy lôi cuốn. Phạm Thị Hoài viết về đô thị mới tái xuất
với tư cách là nơi chốn của các yếu tố thị trường và nhân cách, có khả năng phá vỡ
các giá trị mặc định và đối kháng với nông thôn.Còn Nguyễn Việt Hà đã đưa vào
trang viết của mình nhiều trăn trở về cuộc sống trong thời buổi kinh tế thị trường
với cái nhìn về thế giới, con người trong sự phi lý, hỗn loạn và hoài nghi. Ông
cũng là một trong những cây bút viết sắc sảo khi viết về đô thị và tầng lớp tri thức

công chức. Nhà văn quan niệm: “Đô thị, tuổi trẻ, tri thức luôn là những vấn đề tôi
quan tâm”.Nhà văn viết những cái gì nó rất gần mình, những thói tật trong đời
sống. Bởi vậy, trong sáng tác của nhà văn, chất phố phường trào lộng cay đắng với
một đời sống đô thị xô bồ, tạp nham.
Đọc văn chương của Nguyễn Việt Hà người đọc có cảm giác nhà văn thích
tọc mạch vào mọi chuyện, phơi bày hết những hiện thực của đời sống dưới cái nhìn
ở nhiều chiều kích khác nhau. Trong tiểu thuyếtCơ hội của Chúa và Khải Huyền
muộnnhà văn viết về thời kì đổi mới với những biến động và thay đổi đến chóng

16


mặt. Trong tiểu thuyết Cơ hội của Chúanhà văn mở ra một hiện thực đất nước
những năm 89, 90 khi mà cơ chế thị trường đã làm đảo lộn cuộc sống cũng như nếp
sống của con người. Bối cảnh chính của câu chuyện là mảnh đất Hà thành. Đây là
nơi đầu tiên tiếp thu ngọn gió ngoại quốc vào Việt Nam, là nơi chứng kiến sự thay
đổi đến chóng mặt: “Tháp Rùa ngơ ngác nhìn Hà Nội đang quen dần buôn lậu và
tập tọng nghiện ngập. Đàn ông biết bật nắp Heineken và đàn bà cũng quen dần với
vị Coca” [32, tr11]. Và trong Khải huyền muộnnhà văn cũng đã viết: “Người dân thì
thắt lưng buộc bụng, hy sinh cả sự tăng trưởng của mình để làm giàu, làm sang cho
những đám cưới mà hai ông thông gia kia lúc họp dự án chắc được ngồi bàn đầu”
[33, tr180].
Trong Ba ngôi của người khi nói về cuộc sống ở đô thị tức là nhà văn nói về
sức hấp dẫn của nóvà của các vùng đã được đô thị hóa là nguyên nhân chính lôi
cuốn một số lượng khổng lồ cư dân nông thôn đi tìm miền đất hứa. Những thành
phố lớn ngày càng hấp dẫn và lôi cuốn dân cư từ các đô thị nhỏ hơn làm cho đô thị
ngày một thêm phức tạp, tác giả đã vẽ nên một bức tranh đại diện đầy đủ mọi khuôn
mặt trong xã hội với cuộc sống xô bồ và hỗn tạp bởi lối sống đua đòi: “Hôm nọ có
mấy người khách Sài Gòn nói giọng Bắc vào ăn tiết canh nhưng cứ đòi rau diếp cá.
Thảo nào Hà Nội dạo này có cháo chửi phở quát” [34, tr24].“Có lẽ cái nhập nhoạng

của vùng quê lưỡng lự đua đòi khao khát muốn thành đô thị đã làm ra toàn một bọn
như thế” và “Những cặp thanh niên Tây du lịch ba lô lông lá có mặt khắp nẻo
đường” [34, tr150].
Đô thị, theo tác giả đó còn là sự xâm thực tham lam, cuồng khấu, sự nuốt
chửng không thương tiếc của những khối bê tông, sắt thépđối với những bãi bồi,
những dòng sông, những triền đê mượt cỏ: “Xung quanh quán là hoang vu những
hồ nhỏ những ao tù mà hôm nay đã nhan nhản thành những cao ốc ngô nghê những
nhà nghỉ dâm đãng” [34,tr303]. “Nhưng tởm nhất là đám nhờn nhợt nồng nặc mùi
tiền ở Hà Nội đang đầu tư vào mấy khu chế xuất” [34, tr54].Hay “Nghĩa là cũng
giống bọn nông dân bây giờ, muốn thoát kiếp chăn trâu, cắm đầu vào đi làm ở các
khu chế xuất rồi họ sẽ chết vì ngộ độc thực phẩm do tọng đầy những bữa ăn trưa
thiu thối rẻ”.

17


Trong cảm quan nghệ thuật của nhà văn, đô thị còn được nhìn ở khía cạnh lịch
sử, thế tục, nó luôn khía vào nỗi cô đơn, lạc lõng, sự phân rã của con người; tạo nên
cám dỗ của cuộc sống đô thị và lối sống thiếu lành mạnh của con người. Giễu nhại
một cách đầy thâm thúy, đó là một đặc điểm riêng tạo nên cá tính trong văn phong
của tác giả, nhà văn giễu nhại đời sống nhưng không phải để cười, đó là sự đau đớn,
xót xa trước hiện thực: “Thiếu nữ Việt chỉ e lệ khi mặc quần áo. Và cũng chính vì
sinh hoạt không được ăn nói hở hang, bị ẩn ức đè, nên vô số phụ nữ nhà quê mắc
bệnh nói nhịu… Phải đến cuối thế kỷ Hai Mươi sang đầu Hai Mốt, nhờ có trụy lạc
trắng trợn internet… Công cuộc đô thị hóa là nguyên nhân chính chữa khỏi bệnh
nói nhịu ở các vùng quê. Bởi trăm phần trăm cave ở các thành phố lớn, tuyệt đối
đều xuất thân từ thôn nữ” [34, tr77].
Sống trong công cuộc đô thị hóa, theo nhà văn nó thúc đẩy nền kinh tế phát
triển mạnh mẽ nhưng cũng làm mất đi những giá trị truyền thống và cách sống của
con người đô thị.Con người dần bị tha hóa đó là sự tha hóa về nhân cách đã dẫn đến

hàng loạt các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, buôn người: “Nhập nhoạng tối,
đôi lúc có vài cô gái ăn sương mới ra nghề, liều lĩnh lấp ló đứng…bị công an Tây
Hồ bắt về tội bán dâm” [34, tr34]... Song song đó, những vấn nạn trong đời sống đô
thị cũng được tác giả đặt ra như quan liêu, hối lộ, tham nhũng: “Lãnh đạo huyện về
trụy lạc ở nhà chủ quán bao giờ lương tâm cũng tự nhiên an ủi. Rượu chè, bồ bịch,
đĩ đỡm, đương nhiên đấy là cung cách sinh hoạt phóng túng của người nghệ sĩ” [34,
tr111]. Còn ở trường học cái gì cũng bằng tiền và trường tư kém chất lượng ngày
càng nhiều: “Cái trường Mộc Miên đang học là cái loại vớ vẩn nhất mà dăm ba năm
nay ở mấy đô thị lớn đang nhan nhản mọc lên như nấm. Đầu vào thi bằng tiền. Đầu
ra, chẳng hiểu có thi không, cũng bằng tiền. Bằng tốt nghiệp có in màu mè sang
trọng kiểu nào thì khuôn khổ vẫn cứ nhếch nhác giống hệt như tờ giấy bạc. Sinh
viên trốn tiết nghỉ dài dài” [34, tr 65-66]. Theo nhà văn bình luận: “Thành phố
nghìn năm tuổi mất đi cái duyên ngầm từ ngàn đời, thay vào đó là sự nhốn nháo, lai
căng, xô bồ. Quan hệ giữa xã hội, giữa con người với con người trở nên rệu rã và
rời rạc với lối sống buông thả và bạc bẽo của con người, họ vô cảm trước mọi việc.

18


Thấy dễ dãi thì buông thả làm ẩu rồi xót xa ân hận. Nếu được tha thứ thì lại làm
tiếp. Phải chăng đó là cái thói vừa bạc bẽo vừa đạo đức của đô thị phố phường”.
Bằng cái nhìn đầy trách nhiệm, Nguyễn Việt Hà không che giấu cho những
cái xấu, những “ung nhọt” đang dần lớn lên trong lòng Hà Nội của hiện tại thông
qua lời nói của nhân vật Kun:“Tôi yêu Hà Nội của tôi và thậm chí ghét những cái
nhộn nhạo làm ra vẻ rộng lớn đại lộ tỉnh lẻ. Hà Nội càng ngày càng đông người
ngoại tỉnh và không hiểu sao họ cho rằng đã là phố thì phải thật lớn”[34, tr33].Là
một người con gốc Hà thành, Hà Nội với Nguyễn Việt Hà không chỉ là quê hương,
đó còn là một mảnh đất để thương, để nhớ, để tiếc nuối và hoài niệmvà gìn giữ vẻ
đẹp của Hà Nội mà bản thân mình đã sống qua một thời tuổi trẻ.
Ba ngôi của người của Nguyễn Việt Hà là thế giới hỗn mang của hiện thực đô

thị với những phi lý, trái khuấy. Trước hiện thực ấy, Nguyễn Việt Hà góp nhặt
những chuyện vặt vãnh về phố phường. Vừa kể, vừa cười. Tiếng cười hài hước, dí
dỏm nhưng cũng không kém phần sâu sắc, chua cay. Bằng cách giễu nhại về tính đô
thị trong cảm quan nghệ thuật của nhà văn, cho chúng ta thấy được các ngõ ngách
của đời sống, các lĩnh vực văn hóa, đạo đức, chính trị, kinh tế, giáo dục, ngoại
giao… đang dần dần có sự thay đổi. Nhà văn còngiúp người đọc hình dung và suy
nghĩ những vấn đề về thực trạng của xã hộivà những gì thực sự đang diễn ra trong
xã hội thời kỳ Đổi Mới nói chung và đô thị Hà Nội nói riêng.
1.1.2. Hà Nội hiện đại xấu xí dị mọ trong tiểu thuyết Ba ngôi của ngƣời
Ở mỗi tác giả, với sự trải nghiệm và cảm nhận về một Hà Nội của xưa và nay,
không phải ai cũng giống ai. Hà Nội trong cảm xúc, trong tâm trí của mỗi người
mỗi khác. Đó có thể là niềm hân hoan trước sự phát triển, hội nhập vượt bậc của
một Thủ Đô nghìn năm văn hiến, nhưng cũng có thể là sự đau buồn, tiếc nuối trước
sự ra đi của một nền văn hóa, của những kỷ niệm bị bủa vây bởi một tầng lớp xã hội
thị thành vô học, nhố nhăng.
Hà Nội đẹp đẽ trong cảm quan lãng mạn của người xưa:“Chẳng thơm cũng
thể hoa nhài/Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”. Nói rằng“chẳng thơm”,
nói rằng“không thanh lịch” chỉ là cách nói phủ định để khẳng định một nét đẹp của
người Thủ đô Thăng Long-Hà Nội: nét thanh lịch…Người kinh đô Thăng Long có

19


lối sống rất tao nhã, thanh cao, cử chỉ rất văn minh, lịch sự. Lối sống đó đã trở thành
bản sắc; dù có đi xuôi về ngược, vào Nam ra Bắc, bản sắc đó cũng không thay đổi.
Dù ở đâu người ta vẫn có thể nhận ra người Hà Nội.
Trong Hai đứa trẻThạch Lamviết về những cái dung dị đời thường, những
kiếp người cực khổ nơi phố huyện nghèo. Đó là những nét văn hóa rất gần gũi, là
những tiếng rao đêm của những gánh hàng rong, là cảnh chờ tàu của hai chị em An
và Liên để đón nhận ánh sáng nơi phố huyện nghèo.v.v. Họ luôn hướng về những

cái tốt đẹp đó là cuộc sống ở Hà Nội. Trong những trang văn của Thạch Lam, Hà
Nội hiện ra cũng vô cùng thanh lịch và đẹp đẽ. Nét sang trọng, quý phái, tinh tế là
ba phẩm chất được coi là những điểm nhấn mà nhà văn tôn vinh.
Trong Cát bụi chân aiTô Hoài đem lại những chứng từ sống động về địa dư,
lịch sử, phong tục, tiếng nói của thủ đô Hà Nội. Còn trong Nỗi buồn chiến tranh
Bảo Ninh làm nổi bật về Hà Nội thời hậu chiến, Hà Nội gần gần mà xa, thỉnh
thoảng vẫn được nhắc lại đâu đó trong một bài hát, một triển lãm ảnh, một đoạn
phim .v.v.
Cái nhìn về Hà Nội của Nguyễn Việt Hà tỏ ra gần gũi với Vũ Trọng Phụng,
Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài. Đó là cái nhìn về cuộc sống đa chiều đa diện
với những phi lý diễn ra trong cuộc sống hiện đại, nó không còn đẹp đẽ và lãng mạn
như trong tâm trí mỗi người. Vũ Trọng Phụng với tiểu thuyết Số đỏ thể hiện được
cái nhố nhăng của đời sống được nhà văn phác hoạ theo lối châm biếm. Nói như
Lưu Trọng Lư, ngòi bút Vũ Trọng Phụng đã chế nhạo tất cả những cái rởm cái xấu
cái bần tiện cái đồi bại của một hạng người một thời đại. Trong con mắt của ông, xã
hội đương thời là hoàn cảnh lý tưởng cho những kẻ tầm thường nhưng lại đầy tham
vọng. Cái phần luân thường đạo lý mà các thế hệ đi trước dày công vun đắp đã phai
lạt hẳn, người nào người nấy xoay xoả kiếm sống và khao khát hưởng thụ. Cả kẻ vô
học như Xuân lẫn bọn có học như Văn Minh đều sống bằng lừa bịp, ai giỏi lừa
người đó thắng. Và cuộc sống của xã hội hiện đại đồng nghĩa với sự tàn phá nhân
cách, làm hỏng con người. Nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định, bức tranh mà Vũ
Trọng Phụng vẽ nên đó là sự phản ánh trung thực xã hội đương thời đồng thời có
tính cách khái quát một phần bản chất cuộc sống. Thời nào, hay nói cho đầy đủ hơn,

20


ở bất cứ xã hội nào, thì trong tấn kịch nhân gian cuộc đời hiện ra như một thứ hội
hoá trang mà tác giả đã miêu tả.
Trong Ba ngôi của người, Nguyễn Việt Hà đã dựng lại chân dung Hà Nội

đương đại với đủ thứ nhốn nháo: “Hồi đó Hà Nội tuy có nhiều cái khác, nhưng về
đại thể cũng giông giống như bây giờ thôi. Cũng có thanh sạch cao thượng, cũng có
nhếch nhác bẩn thỉu. Đó là một đô thị với đủ thứ nhốn nháo, xấu xí, đủ gương mặt
đại diện cho những tầng lớp thị dân. Hà Nội bây giờ thì buồn quá, nó không quá
nghèo nhưng vô đạo và ít học. Thành phố đang ngày càng loay hoay tha hóa” [34,
tr123]. Nhà văn viết về Hà Nội của bảy năm gần đây, với ít nhiều biến đổi thô lỗ và
nhốn nháo đạo đức. Chẳng còn nét bàng bạc cổ kính thơ mộng hoài niệm của phong
rêu hay nâu trầm ngói đổ, không còn sự dịu dàng đoan chính tinh tế nét người Hà
Nội gốc xưa. Tác giả đã bộc lộ được cá tính và cái nhìn của mình vào từng nhân vật
để người đọc cảm nhận Hà Nội hiện lên trong Ba ngôi của người thô lỗ, bụi bẩn đến
xót lòng, bởi Hà Nội không của riêng ai, nhưng mỗi người ở đây đều có ấn tượng,
tình cảm và cách nhìn riêng của mình về mảnh đất này. Hà Nội trong văn của
Nguyễn Việt Hà là vậy, còn trong đời thực, mảnh đất này không chỉ là nơi gắn bó
về mặt địa lý, mà còn là nơi gắn chặt tâm hồn của tác giả.
Ba ngôi của người dựng lên một Hà Nội trai lơ tinh nghịch, khác hẳn một Hà
Nội đăm chiêu khắc khổ như trong hình dung chung của nhiều người về Hà Nội
thời ấy. Nhà văn khắc tạc chân dung của một Hà Nội bấn loạn:“Những cặp thanh
niên Tây du lịch balô lông lá, những bọn trẻ con phổ thông cuối cấp trường ngoại ô,
mới tí tuổi đầu đã thành thạo giường chiếu, lọc lõi trốn học. Những cụ ông cụ bà về
hưu vẻ ngoài nhầu nhĩ buồn bã giống như ngày mai sẽ bị con cháu đưa đi trại dưỡng
lão, tất cả đều lộn xộn trong cái nắng hanh sóng sánh vàng như bia”[34, tr29]. Làm
ăn buôn bán, hay đơn giản như yêu đương và hôn nhân ở đâu cũng thấy bấn
loạn:“Ba lần, ông ta lấy vợ thì đều chọn mấy con nhóc mới lớn, nửa ngây, nửa ngô,
hoặc viết báo hoặc làm thơ. Chiều dài mỗi lần hôn nhân đều khoảng chừng một
gang, đại loại bằng đúng độ dài của váy mấy đứa người mẫu vi phạm quy định của
Sở Văn hóa” [34, tr37]! Và theo nhận xét của tác giả “Hà Nội rồi đây đến thế kỷ hai
mốt vẫn cứ như vậy, bầy hầy và ở đâu cũng thấy bấn loạn”.

21



Trong Ba ngôi của ngườinhà văn đã dựng nên một Hà Nội với chủ nghĩa tiêu
dùng phì đại, một tinh thần bái vật giáo hàng hóa đến mức điên khùng. Trong tiểu
thuyết Ba ngôi của ngườicó thể xem như một “tập đại thành” của các nhãn mác
thời trang hàng hiệu, rượu ngoại, xe hơi, điện thoại cao cấp.Bởi vậy, Hà Nội theo
như tác giả cảm nhận đã không còn ngây thơ vì chứng kiến quá nhiều lần thay đổi:
“Hà Nội thì vẫn còn chỗ hay, nhưng nói chung nó đang tha hóa vụn ra… Hà Nội
đẹp nhất là hồi nó còn biết đi xe đạp. Người thưa, phố thưa. Nhưng cây thì nhiều và
cột đèn cũng nhiều” [34, tr333].
Nguyễn Việt Hà đã vẽ nên một bức chân dung Hà Nội với cuộc sống dung tục,
xô bồ. Hà Nội trong tiểu thuyết hiện lên hiện đại xấu xí, dị mọ, nhốn nháo, nhiều
biến đổi thô lỗ và nhộn nhạo đạo đức với những thói đạo đức giả của con người.v.v.
đã tạo nên cảm giác bề bộn của đời sống thực tại. Họ bắt đầu chao chát, thực tế tiền
tài địa vị danh lợi dục tình đếm đo, đến cục cằn thô lỗ độc ác chà đạp phẩm giá
lương tri dẫn tới sự suy hoại của từng góc đường con phố.
1.2. Các chủ đề nghiêm trang đƣợc nhìn từ góc độ cái hài trong tiểu thuyết Ba
ngôi của người
Trong cuộc sống hiện đại, con người bị xâm lấn, bị bỏ rơi và cảm thấy vô
phương chống đỡ trước sự tha hóa. Con người luôn cảm thấy bơ vơ, lạc lõng và cô
đơn ngay chính trên quê hương mảnh đất thân thuộc của mình. Bởi vậy, đầy rẫy
những sự đổ vỡ và hoài nghi, những thay đổi đến chóng mặt của các chuẩn mực và
các giá trị sống, nó khiến con người khó có thể tin chắc vào điều gì một cách tuyệt
đối. Tưởng chừng như những tư tưởng về văn hóa, tôn giáo-tín ngưỡng; tình yêuhôn nhân- gia đình; nghệ thuật là những giá trị thường hằng bất biến, nhưng những
tư tưởng đó cũng luôn thay đổi với sự lẫn lộn giữa các giá trị.
Lý giải chủ đề văn hóa- tôn giáo và tín ngưỡng, tình yêu- hôn nhân- gia đình
và vấn đề nghệ thuật trong tiểu thuyết từ một cái nhìn gần gũi, nhà văn giúp chúng
ta thấy được những vấn đề trần tục và sự tha hóa của đời sống thị dân.
1.2.1. Chủ đề văn hóa, tôn giáo – tín ngƣỡng
Văn hóa, tôn giáo- tín ngưỡng là một vấn đề thuộc lĩnh vực nhận thức, tình
cảm và niềm tin, là điểm tựa tinh thần để con người tồn tại trong đời sống. Trong


22


quá trình phát triển và vận động của lịch sử nhân loại, con người đã hướng đến
những điểm tựa tinh thần và nâng nó lên thành những hiện tượng cao cả và thiêng
liêng. Vì vậy, khi nói đến vấn đề về văn hóa, tín ngưỡng- tôn giáo là phải nói một
cách nghiêm trang, với thái độ thành kính. Nhưng trong thời đại ngày nay, con
người đang chứng kiến sự khủng hoảng và đổ vỡ niềm tin về những vấn đề thiêng
liêng huyền bí. Với cảm quan hậu hiện đại, các nhà văn đương đại trong đó có
Nguyễn Việt Hà đã dùng tiếng cười giễu nhại nhằm giải thiêng vấn đề này.
Mỗi trang viết của nhà văn là một trữ lượng lớn kiến thức về văn hóa ứng xử,
văn hóa tâm linh tôn giáo và các lối sống sinh hoạt của người Việt nói chung và
của mảnh đất Hà Nội nói riêng. Trong văn hóa ứng xử nhà văn phản ánh mối quan
hệ của con người với môi trường tự nhiên có tính chất văn hóa như Hồ Gươm, Hồ
Tây… và môi trường xã hội như ứng xử giữa người với người trong công việc làm
ăn kinh doanh, văn hóa công sở, tri thức, công nhân, viên chức, môi trường gia
đình giữa vợ chồng và con cái. Ngoài ra trong tiểu thuyết này nhà văn còn nhắc
đến văn hóa ẩm thực, văn hóa trong hôn nhân, tình yêu, tình dục. Đó còn là dấu ấn
văn hóa về tâm linh như sự hoài nghi về đức tin, các diễn ngôn tôn giáo và tập tục
đi lễ nhà thờ.
Văn hóa ẩm thực của người Việt trong tiểu thuyết được tác giả nhắc đến làviệc
uống rượu Tây và ăn thịt chó.Việc ăn thịt chó là một nét văn hóa đặc trưngtrong ẩm
thực người Việt vì thịt chó là một món ăn ngon, bổ dưỡng; có truyền thống lịch sử
Việt Nam lâu đời, thịt chó đi vào nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng của Việt Nam
như truyện Trẻ con không được ăn thịt chó của Nam Cao. Trong tiểu thuyết Ba ngôi
của người các nhân vật ai cũng biết đến món thịt chó, mở đầu cuốn tiểu thuyết nhà
văn đã nhắc đến quán thịt chó và theo lời tác giả: “rất nhiều người Việt thích ăn thịt
chó”[34, tr44], trong “thực đơn duy nhất chỉ là gái tơ đồi và chó quê” [34, tr54]. Bởi
vậy, theo lời nhận xét của trung niên: “Theo những nhà khảo cổ học hình như càng

ngày càng trở nên mê tín thì người Việt có thói quen ăn thịt chó đã dư nghìn năm”
[34, tr48]. Không chỉ vậy, các nhân vật trong tiểu thuyếtai cũng biết uống rượu và
sành sỏi mọi loại rượu. Theo sự mô tả của tác giả đó là đám quan chức, hay đến cả
những người nông dân bình thường họ đều biết uống rượu:“Cậu cười khẩy, đám

23


quan chức bây giờ phấn đấu bầy đàn sành điệu, nhờ nhỡ là Giôn vàng, sang trọng là
phải Giôn xanh” [34, tr130]. Là “Đám quan chức có những tay nhậu xuất sắc, uống
hết chai Chivas 21 tuổi mặt vẫn lạnh như bệ toalét. Tôi ấn tượng nhất là cách uống
của một tay tỉnh nói giọng Quảng. Ông ta uống liên miên linh tinh đủ loại, cứ mỗi
lần cụng ly là một trăm phần trăm”[34, tr135]. Khi nhân vật buồn chán, cô đơn họ
cũng tìm đến rượu để giải khuây. Họ chìm đắm trong men rượu: “Có một lần cậu
chủ động đi tìm tôi khi tôi đang cố uống thât say. Và để dễ say, thường người ta hay
uống một mình với đồ mồi tanh. Tôi ngồi độc ẩm ở quán Vọng Ba Lâu bên bờ hồ
Tây” [34, tr144].
Không chỉ nhắc đến văn hóa ẩm thực mà tác giả còn nhại lại văn hóa tâm linh.
Từ xưa đến nay, tôn giáo- tín ngưỡng đã trở thành điểm tựa cho con người với
những biểu tượng linh thiêng của tôn giáo như Đức Chúa, Đức Mẹ (Thiên Chúa
giáo), Bụt và Phật (Phật Giáo).v.v. đã ăn sâu vào tâm thức con người. Những giá trị
đó đã bị lung lay không ít, nhà văn đã giải thiêng giá trị đó bằng cái cười dưới nhiều
sắc thái với những hình ảnh, những chi tiết, những hiện tượng và hệ thống ngôn ngữ
cực kỳ nghịch dị. Nhạc chế, ca dao tân thời, những câu nói đầu miệng của vỉa hè Hà
Nội, thậm chí cả những câu chửi rất tục, tạo nên một đối trọng với lớp ngôn từ
thành kính trang nghiêm khi nhà văn viết về những tiểu truyện Thiên Chúa
giáo.Ngay cả nhan đề trong các tiểu thuyết như Cơ hội của Chúa, Khải huyền muộn
hay như tiểu thuyết “Ba ngôi của người” cũng đã cho chúng ta hình dung được, nhà
văn đang nhại lại những vấn đề của Thiên Chúa giáo.
Với Nguyễn Việt Hà, một nhà văn theo đạo Thiên Chúa, nói về đức tin và hoài

nghi, ông đã thể hiện những hiểu biết sâu rộng về tôn giáo và triết học, khi gắn nó
với quá trình khủng hoảng tình yêu, hạnh phúc, niềm tin của các nhân vật. Bằng
cách nói khi thì trang trọng thiêng liêng gắn với miền tâm linh sâu thẳm của con
người, khi thì dung dị, gần gũi thậm chí suồng sã, bỗ bã, tác giả mô tả tinh tế, tài
tình và logic quá trình dao động, sụp đổ niềm tin của nhận vật, đồng thời tạo nên
chiều sâu triết lí và ý vị sâu xa. Các nhân vật đều đang cố bám víu vào một đức tin
mong manh nào đó để mong cứu chuộc linh hồn khỏi những mặc cảm sai lầm và ám
ảnh tội lỗi. Nguyễn Việt Hà đã để nhân vật của mình tìm đến với tôn giáo như là nơi

24


để trú ngụ và cứu rỗi cho linh hồn mình, đồng thời giải tỏa những áp lực, những bức
xúc và bế tắc trong cuộc sống. Thế nhưng hiện thực nhiễu loạn, bế tắc mất phương
hướng đã làm cho một số nhân vật mất niềm tin tôn giáo và mất niềm tin cả vào
chính mình, đó là số phận hầu hết các nhân vật của Nguyễn Việt Hà.Nhà văn đã xây
dựng nhân vật với niềm tin tôn giáo, nhưng đó không phải là tin một cách mù
quáng, mê muội, mà nhân vật luôn trăn trở, hoài nghi về nó. Bởi vậy, điều day dứt
tâm tư các nhân vật trong tiểu thuyết “Ba ngôi của người” là liệu đức tin có đem lại
cuộc sống tốt đẹp cho con người không: “Tôn giáo là phải như vậy, là phải mang
đến sự an hòa thanh bình cho mỗi người...Liệu những niềm tin phảng phất như tôn
giáo có giúp bọn họ bớt tăm tối khốn khổ” [34, tr123]. Tình yêu tôn giáo thì sao? Ở
đây cậu chỉ nói tới chuyện khỉ gió đạo đức thôi. Còn nói cho cùng đám tu hành đâu
có tình yêu. Ở họ chỉ có tình thương. Một tình thương bao la. Bla…bla… [34,
tr332]. Đó là câu hỏi muôn đời của những ai chưa thực sự có đức tin. Con người
càng đặt nhiều niềm tin, sống trọn vẹn với cái tâm trong sạch của mình thì họ lại
càng bị đổ vỡ, họ tan hoang vì những nỗi thất vọng ê chề, trở thành những con
người “đầy hoài nghi”:“Tôi kiệt sức vẫn chưa có nổi Đức Tin” [34, tr307]. Nhân
vật trung niên đến chết vẫn không có nổi Đức tin, nhân vật Quang Anh thì không
bao giờ tin vào tôn giáo, nhân vật Kun luôn thắc mắc hỏi bố mình:“Bố có tin là có

Chúa không”.
Con người có tri thức, hiểu biết đầy mình nhưng vì thiếu một đức tin đích thực
nên tri thức, hiểu biết về tín ngưỡng, tôn giáo chỉ còn là thứ trang sức sặc sỡ hời hợt
bề ngoài, trở nên vô nghĩa lý. Biết mà không sám hối, theo mà không tin là thực
trạng của con người hiện đại:“Lạy Chúa, xin người đoái thương tới cái linh hồn tội
lỗi của con...Thậm chí nếu cứ cứng nhắc sai cũng chẳng sao, vì sai là cái động lực
sắp xếp tạo nên cuộc sống. Đức Phật bảo đó là vô minh” [34, tr 88]. Nhà vănnhại lại
diễn ngôn “vô minh” của Đức Phật nói đến sự u mê của con người,dẫn đến những
hành động sai lầm và mang lại những cảm xúc bấn loạn trong tâm thức của các
nhân vật. Với cuộc sống hiện đại cái ác xen lẫn cái tốt, con người thì muốn giải
thích cả Thượng Đế, muốn sống như chính Thượng Đế. Bây giờ liệu có ai còn tin,
chỉ bằng đến với Chúa, không làm gì cả, con người sẽ đạt được hạnh phúc không?

25


×