Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Phân tích và đánh giá chất lượng nước giếng khu vực phía đông vùng kinh tế dung quất, huyện bình sơn, tỉnh quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 65 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN QUANG VIÊN

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG NƢỚC GIẾNG
KHU VỰC PHÍA ĐÔNG VÙNG KINH TẾ DUNG QUẤT,
HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI

Chuyên ngành: HOÁ HỌC PHÂN TÍCH
Mã số: 60 44 01 18

LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC
THEO ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. NGUYỄN ĐÌNH LUYỆN

Huế, năm 2018

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu
trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả
cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.
Huế, tháng 9 năm 2018
Tác giả luận văn



Nguyễn Quang Viên

ii


Lôøi Caûm Ôn
Để hoàn thành Luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến thầy giáo PGS.TS Nguyễn Đình Luyện, Trường Đại học Sư phạm,
Đại học Huế đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện tốt
nhất để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cám ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học
Sư phạm, phòng Đào tạo Sau Đại học, quý thầy cô giáo khoa Hóa học,
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế đã giảng dạy và hướng dẫn tôi
trong thời gian học cao học.
Cảm ơn Ban giám đốc và các cán bộ Trung tâm Quan trắc Môi
trường Dung Quất, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã hổ trợ và tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian làm việc tại Trung tâm
để thực hiện đề tài. Lãnh đạo cơ quan và đồng nghiệp của phòng Giáo
dục và Đào tạo Tây Trà đã giúp đỡ và tạo thời gian thuận lợi để tôi
hoàn thành công việc, tham gia học tập và thực hiện đề tài.
Sau cùng, tôi xin gởi lời cám ơn chân thành nhất đến gia đình, bạn
bè, người thân đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập
và hoàn thành luận văn.
Do hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm và thời gian nên trong quá
trình thực hiện đề tài không tránh khỏi sai sót. Vì vậy, rất mong được
sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn.
Huế, tháng 9 năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Quang Viên


iii


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA……………………………………………………………i
LỜI CAM ĐOAN…………………………………………………………….ii
LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………..iii
MỤC LỤC ................................................................................................................ 1
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................... 3
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... 4
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... 5
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………6
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT............................................................ 8

1.1. Chất lượng nước và nguồn ô nhiễm nước .......................................... 8
1.1.1. Chất lượng nước và nhu cầu đánh giá chất lượng nước ................. 8
1.1.2. Nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước ............................................... 10
1.2. Khái quát về khu vực phía đông vùng kinh tế Dung Quất ............... 12
1.2.1. Vị trí địa lý và tình hình dân cư .................................................... 12
1.2.2 Tình hình sử dụng nước giếng và chất lượng nước ....................... 15
1.3. Thông số chất lượng nước và các phương pháp phân tích ................. 16
1.3.1. Giới thiệu chung về một số thông số chất lượng nước ................. 16
1.3.2. Một số phương pháp xác định thông số chất lượng nước ............ 17
CHƢƠNG II. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................... 29

2.1. Nội dung nghiên cứu .......................................................................... 29
2.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................... 30
2.2.1. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 30
2.2.2. Chuẩn bị mẫu ................................................................................ 30

2.2.3. Phương pháp đo, phân tích các thông số chất lượng nước ........... 32
2.3. Đánh giá độ tin cậy của phương pháp .............................................. 33
2.3.1. Xây dựng đường chuẩn ................................................................ 33
2.3.2. Xác định giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng .................... 33
1


2.3.3. Độ lặp lại ...................................................................................... 34
2.3.4. Độ đúng ........................................................................................ 35
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu thực nghiệm ....................................... 35
2.3.6. Phương pháp đánh giá chất lượng nước ....................................... 35
CHƢƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................... 36

3.1. Thẩm định các phương pháp phân tích ............................................ 36
3.1.1. Xây dựng đường chuẩn ................................................................ 36
3.1.2. Khảo sát giới hạn phát hiện, giới hạn định lượng của phép đo .... 40
3.1.3. Đánh giá độ đúng của phép đo ........................................................ 41
3.1.4. Đánh giá độ lặp của phép đo ........................................................ 41
3.2. Kết quả đo, phân tích một số thông số chất lượng nước giếng ...... 42
3.3. Đánh giá các thông số chất lượng nước giếng ................................. 45
3.3.1. Đánh giá các thông số vật lý......................................................... 45
3.3.2. Đánh giá các thông số hóa học ..................................................... 46
3.3.3. Đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh, độ cứng .................................. 49
3.3.4. Đánh giá hàm lượng kim loại nặng Fe, Mn, As, Cd ..................... 51
3.4. Đề xuất giải pháp kiểm soát chất lượng nước giếng ........................ 53
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 558
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 59

2



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT

Tên tiếng Việt

Tên tiếng Anh

Kí hiệu,
Viết tắt

1

Biên giới tin cậy

Confidence limit



2

Chất lượng nước

Water Quality

CLN

3

Độ hấp thụ quang


Absorbance

A

4

Độ dẫn điện

Electrical Conductivity

EC

5

Độ đục

Turbidity

TUR

6

Độ lệch chuẩn tương đối

Ralative Standard Deviation

RSD

7


Độ thu hồi

Recovery

Rev

8

Giới hạn định lượng

Limit of Quantitation

LOQ

9

Giới hạn phát hiện

Limit of Detection

LOD

10

Hiệp hội các nhà hóa phân
tích chính thống

Association of Official
Analytical Chemits


AOAC

11

Kim loại

Metal

Me

12

Nhu cầu oxi sinh hóa

5-day Biochemical Oxygen
Demand

BOD5

13

Nhu cầu oxi hóa học

Chemical Oxygen Demand

COD

14


Oxi hòa tan

Dissolved Oxygen

DO

15

Phần triệu

Part per million

ppm

16

Phần tỷ

Part per billion

ppb

17

Phân tích phương sai

Analysis of Variance

ANOVA


18

Quang phổ hấp thụ
nguyên tử

Atomic Absorption
Spectrometry

AAS

19

Tổng chất rắn hòa tan

Total Dissolved Solids

TDS

20

Tổng chất rắn lơ lửng

Total Suspended Solids

TSS

21

Tổng coliform


Total Coliform

TC

22

Tiêu chuẩn Việt Nam

Viet Nam Standard

TCVN

23

Quy chuẩn Việt Nam

Viet Nam Regulation

QCVN

3


DANH MỤC CÁC BẢNG
TT

Tên bảng

Trang


1

Bảng 2.1. Vị trí lẫy mẫu nước giếng khu vực nghiên cứu

30

2

Bảng 2.2. Các phương pháp đo, phân tích chất lượng nước

32

3

Bảng 3.1. Sự phụ thuộc giữa độ hấp thụ quang vào hàm lượng

37

chất phân tích
4

Bảng 3.2. Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng các

40

thông số CLN
5

Bảng 3.3. Kết quả đánh giá độ đúng của các phương pháp


41

phân tích các thông số CLN
6

Bảng 3.4. Kết quả đánh giá độ lặp lại của các phương pháp

42

phân tích các thông số CLN
7

Bảng 3.5. Kết quả phân tích các thông số chất lượng nước giếng

43

đo tại hiện trường
8

Bảng 3.6. Kết quả phân tích các thông số chất lượng nước giếng
trong phòng thí nghiệm

4

44


DANH MỤC CÁC HÌNH
TT


Tên HÌNH

Trang

1

Hình 1. 1. Bản đồ quy hoạch Khu kinh tế Dung Quất

14

2

Hình 1.2. Sơ đồ cấu tạo máy đo phổ hấp thụ nguyên tử

24

3

Hình 2.1. Bản đồ vị trí lấy mẫu nước giếng khu vực nghiên cứu

31

4

Hình 3.1. Đường chuẩn xác định hàm lượng NH4+

38

5


Hình 3.2. Đường chuẩn xác định hàm lượng NO3-

38

6

Hình 3.3. Đường chuẩn xác định hàm lượng PO43-

38

7

Hình 3.4. Đường chuẩn xác định hàm lượng Fe

39

8

Hình 3.5. Đường chuẩn xác định hàm lượng Mn

39

9

Hình 3.6. Đường chuẩn xác định hàm lượng As

39

10


Hình 3.7. Đường chuẩn xác định hàm lượng Cd

40

11

Hình 3.8. Diễn biến hàm lượng DO

45

12

Hình 3.9. Diễn biến tổng chất rắn tan TDS

46

13

Hình 3.10. Diễn biến pH

47

14

Hình 3.11. Diễn biến hàm lượng N-NH4

48

15


Hình 3.12. Diễn biến hàm lượng N-NO3

48

16

Hình 3.13. Diễn biến hàm lượng P-PO4

49

17

Hình 3.14. Diễn biến hàm lượng Coliform

50

18

Hình 3.15. Diễn biến độ cứng

50

19

Hình 3.16. Diễn biến hàm lượng Fe

51

20


Hình 3.17. Diễn biến hàm lượng Mn

51

21

Hình 3.18. Diễn biến hàm lượng As

52

22

Hình 3.19. Diễn biến hàm lượng Cd

52

5


MỞ ĐẦU
Sự bùng nổ dân số cùng với đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa
quá nhanh đã tạo ra một sức ép lớn tới môi trường sống ở Việt nam. Đi kèm
với sự phát triển đó là vấn đề ô nhiễm môi trường do các nguồn rác thải,
nước thải, khí thải gây ra. Tất cả các nguồn thải nói trên đều chứa đựng
biết bao nhiêu loại chất độc hại [3], [4].
Các nguồn thải trong đó có kim loại nặng và các chất hữu cơ độc tính
cao được đưa vào môi trường hầu hết đều chưa được xử lý đúng mức
nên đã tác động mạnh mẽ đến môi trường sinh thái. Đặc biệt là với nguồn
nước sinh hoạt ngày càng trở nên thiếu hụt và ô nhiễm. Ô nhiễm môi trường
nước đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Theo đánh giá

của tổ chức y tế thế giới (WHO), khoảng 24% bệnh tật và số ca tử vong trên
thế giới có căn nguyên từ môi trường. Trong số 102 bệnh thường gặp được
thống kê ở báo “Sức khỏe toàn cầu” thì có đến 85 bệnh có căn nguyên từ môi
trường nước gây ra [36]. Cho đến nay có hàng trăm công trình khoa học trên
thế giới đã công bố các kết quả nghiên cứu về chức năng và ảnh hưởng của
một số kim loại nặng và chất độc hữu cơ đối với sức khỏe con người. Các
kim loại nặng nói chung và sắt (Fe), asen (As), cadimi (Cd), mangan (Mn)
nói riêng trong môi trường nước mặc dù tồn tại ở dạng vết và siêu vết nhưng
lại tác động rất lớn đến cơ thể người và vi sinh vật [33]. Việc phân tích các
thông số chất lượng nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong
những nghiên cứu liên quan đến độc học và sinh thái ở bất kỳ quốc gia nào
[31], [32].
Tỉnh Quảng Ngãi là một trong các tỉnh tiêu biểu về sự chuyển đổi cơ cấu
kinh tế trong những năm gần đây, đặc biệt là việc hình thành Khu công nghiệp
Dung Quất với nhà máy lọc dầu số 1. Khu công nghiệp đã có ảnh hưởng rất nhiều
đến đời sống người dân khu vực phía Đông vùng kinh tế Dung Quất [12], [25].
Những chất thải công nghiệp cùng các hoạt động khai thác nước ngầm quá mức của
6


người dân khiến cho nguồn nước ngầm trong lòng đất ngày càng có nguy cơ ô
nhiễm. Một số nguồn nước ngầm hiện nay đang phải đối mặt với vấn đề xâm nhập
mặn trên diện rộng, ô nhiễm vi sinh, ô nhiễm kim loại nặng, ô nhiễm amoni, nitrit,
nước nhiễm mặn, nước lợ… Sự ô nhiễm nguồn nước ngầm làm cho chất lượng
nước giếng ngày càng kém đi và có nguy cơ bị ô nhiễm cao, ảnh hưởng đến đời
sống sinh hoạt của người dân trong khu [21], [25].
Trong nhiều năm qua, việc đánh giá CLN mặt và nước ngầm ở Việt Nam và
trên thế giới đã được tập trung nghiên cứu và áp dụng các phương pháp đo, phân
tích hiện đại. Nhà nước ta cũng rất quan tâm đến vấn đề nước sạch, nước sinh hoạt
cho người dân, nhưng một số nơi như khu vực phía Đông vùng kinh tế Dung Quất,

huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi vẫn còn rất hạn chế, nên thiếu thông tin để định
hướng cho các giải pháp cung cấp nước an toàn cho cộng đồng trong khu vực.
Trên cơ sở những vấn đề trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Phân tích và
đánh giá chất lƣợng nƣớc giếng khu vực phía Đông vùng kinh tế Dung Quất,
huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi” để nghiên cứu, tạo cơ sở dữ liệu cho việc
đánh giá mức độ ô nhiễm nguồn nước. Trong đề tài này, chúng tôi nghiên cứu
những nội dung chính sau:
- Xác định các thông số chất lượng nước giếng góp phần xây dựng cơ sở dữ
liệu CLN giếng ở khu vực phía Đông vùng kinh tế Dung Quất, huyện Bình Sơn,
tỉnh Quảng Ngãi.
- So sánh các thông số chất lượng nước giếng khu vực phía Đông vùng kinh
tế Dung Quất với các quy định chuẩn hiện hành và đề xuất một số giải pháp cải
thiện chất lượng nước.

7


CHƢƠNG I
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
1.1. CHẤT LƢỢNG NƢỚC VÀ NGUỒN Ô NHIỄM NƢỚC
1.1.1. Chất lƣợng nƣớc và nhu cầu đánh giá chất lƣợng nƣớc
Nước là tài nguyên vô cùng quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống,
quyết định đến sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Ba phần tư diện tích bề mặt
Trái Đất là nước, nhưng nước ngọt chiếm tỉ lệ rất nhỏ (97% nước trên Trái Đất là
nước muối, chỉ 3% còn lại là nước ngọt nhưng gần hơn 2/3 lượng nước này tồn tại ở
dạng sông băng và các mũ băng ở các cực). Mặc dù vậy nó lại đóng một vai trò
quan trọng trong đời sống của con người. Các nguồn nước ngọt chủ yếu là nước
mặt, nước chảy ngầm và nước ngầm [1], [18], [28]:
- Nước mặt: Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất
ngập nước. Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất

đi khi chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất.
- Nước chảy ngầm: Dòng chảy ngầm là dòng chảy trong các đá bị nứt nẻ (không
phải nước ngầm) dưới các con sông. Dòng chảy ngầm thường hình thành một bề
mặt động lực học giữa nước mặt và nước ngầm thật sự. Nó nhận nước từ nguồn
nước ngầm khi tầng ngậm nước đã được bổ cấp đầy đủ và bổ sung nước vào tầng
nước ngầm khi nước ngầm cạn kiệt. Dạng dòng chảy này phổ biến ở các khu vực
karst do ở đây có rất nhiều hố sụt và dòng chảy ngầm.
- Nước ngầm: Nước ngầm hay còn gọi là nước dưới đất, là nước ngọt được chứa
trong các lỗ rỗng của đất hoặc đá. Nó cũng có thể là nước chứa trong các tầng ngậm
nước bên dưới mực nước ngầm. Đôi khi người ta còn phân biệt nước ngầm nông,
nước ngầm sâu và nước chôn vùi.
Hiện nay, dân số Việt Nam sống ở nông thôn có trên 92,7 triệu người, chiếm gần
65,4% số dân của cả nước. Vì vậy, việc cấp nước cho nhu cầu ăn uống, sinh hoạt ở
nông thôn đang là một vấn đề cấp thiết. Trên thực tế vùng nông thôn đã thiếu nước
về số lượng nhưng chất lượng nước (CLN) cũng chưa đảm bảo. Nguồn nước cung
cấp sinh hoạt chủ yếu là nước giếng, ao hồ, nước mưa,… chưa qua xử lý. Tại nhiều
8


nơi, người dân địa phương áp dụng các biện pháp như lọc thô, giàn mưa và lọc để
loại bỏ phèn… để có nguồn nước sạch cho sinh hoạt gia đình. Nhưng trước tình
hình ô nhiễm nguồn nước ngày càng tăng, những biện pháp trên trở nên kém hiệu
quả. Nói chung, CLN sinh hoạt hiện nay là điều đáng lo ngại [3], [4].
Nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm và quan trọng này đang phải đối mặt với
nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt. Do đó con người cần phải nhanh chóng có các biện
pháp bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước đặc biệt trong khung cảnh
biến đổi khí hậu. Để đánh giá chất lượng nước cũng như mức độ gây ô nhiễm nước,
có thể dựa vào một số chỉ tiêu cơ bản và quy định giới hạn của từng chỉ tiêu đó theo
Luật bảo vệ môi trường của một số quốc gia hay tiêu chuẩn quốc tế quy định cho
từng loại nước sử dụng theo mục đích khác nhau.

Để phân tích chất lượng nước ta cần phải phân tích các thông số CLN. Dựa vào
bản chất các thông số CLN, người ta chia các thông số CLN thành các nhóm: thông
số vật lý, thông số hóa học, các thông số vi sinh [9], [23]:
* Các thông số vật lý: màu sắc, mùi, nhiệt độ (Tem), tổng chất rắn (TS), tổng
chất rắn hòa tam (TDS), độ đục (TUR), độ dẫn điện (EC),...
* Các thông số hóa học: các thông số hóa học có thể chia thành các thông số
đặc trung cho chất hữu cơ và các thông số đặc trung cho chất vô cơ:
- Các thông số đặc trưng cho chất hữu cơ: Nhu cầu oxi sinh hóa (BOD), nhu cầu
oxi hóa học (COD), tổng cacbon hữu cơ (TOC), các hợp chất phenol, các hóa chất
bảo vệ thực vật...
- Các thông số đặc trưng cho chất vô cơ: độ cứng, độ muối, pH, nitrat (NO3-),
nitrit (NO2-), amoni (NH3/ NH4+), photphat (PO43-), sunfat (SO42-), các kim loại độc
(CdII, CuII, PbII, HgII,...),...
* Các thông số vi sinh: tổng coliform (TC), coliform phân (FC) hoặc
Escherichia coli (E.coli)... là những thông số cho biết sự ô nhiễm vi khuẩn có nguồn
gốc phân.
Ngoài cách phân chia trên, người ta cũng có thể dựa vào khoảng nồng độ của
các chất có mặt trong nước để chia các thông số CLN thành các nhóm như sau:

9


* Các cấu tử chính (nồng độ cỡ 10

100 ppm): BOD, COD, DO, TOC, độ

cứng, độ kiềm, TDS, SS, độ mặn,...
* Các ion thường gặp (nồng độ cỡ 1

10 ppm): NO3-, NO2-, NH4+, PO43-


, F-, SO42-,...
* Các cấu tử lượng vết (nồng độ cỡ ppb

1ppm): các kim loại độc (CdII,

CuII, PbII, NiII, AsIII...), các hóa chất bảo vệ thực vật (nhóm DDT, nhóm HCH,
aldrine,...)
* Các cấu tử siêu vết (nồng độ nhỏ hơn ppb) HgII, PCBs, đioxins, furans,...
Số lượng các thông số chất lượng nước là rất lớn nên nếu phân tích tất cả các
thông số thì sẽ gặp khó khăn về nhiều mặt: kinh tế, thời gian, nhân lực,.... Do đó tùy
thuộc vào nguồn nước và mục đích phân tích mà người ta thường lựa chọn số lượng
thông số CLN cần thiết để phân tích.
1.1.2. Nguyên nhân ô nhiễm nguồn nƣớc
Một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay là
tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của
con người gây ra. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển
kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai.
Hiện nay, môi trường nước từ đô thị đến nông thôn ngày càng bị ô nhiễm nghiêm
trọng bởi nước thải, khí thải, chất thải rắn, . . . Với tốc độ công nghiệp hóa, đô thị
hoá khá nhanh cùng sự gia tăng dân số là nguyên nhân chính gây áp lực ngày càng
nặng nề đối với tài nguyên nước. Các hoạt động gây ô nhiễm nước bao gồm các
hoạt động tự nhiên và các hoạt động nhân tạo [12], [21], [32].
1.1.2.1. Ô nhiễm nước do tự nhiên
Ô nhiễm nước do tự nhiên là do mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão… hoặc do các
hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi, bị
vi sinh vật phân hủy thành các chất hữu cơ rồi mới bị rửa trôi vào các lưu vực [32].
Các hoạt động Lý – Hóa có thể bào mòn các mỏ khoáng hình thành tự nhiên
do kiến tạo địa tầng. Chúng có thể đưa các chất ô nhiễm ngấm vào lòng đất, sau đó
đi vào tầng nước ngầm gây ô nhiễm, hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn.

10


Lụt lội có thể cuốn theo nhiều chất ô nhiễm khác nhau từ vùng đô thị, nông
thôn, khu canh tác nông nghiệp… vào các sông, hồ, ao… và do vậy, gây ô nhiễm
các lưu vực nước ngọt.
Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt,...) có thể rất
nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên và không phải là nguyên nhân chính gây
suy thoái chất lượng nước toàn cầu. Sự suy giảm chất lượng nước có thể do đặc tính
địa chất của nguồn nước ví dụ như: nước trên đất phèn thường chứa nhiều sắt,
nhôm. Nước lấy từ lòng đất thường chứa nhiều canxi… Hầu hết các nguồn gây ô
nhiễm nước do tự nhiên đều là các nguồn không điểm (non –point soutces) là các
nguồn khó hoặc không xác định được vị trí và đặc điểm của chúng [12], [21], [32].
1.1.2.2. Ô nhiễm nước do nhân tạo
Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ
yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao
thông vào môi trường nước [12], [23], [32].
* Nước thải sinh hoạt (domestic wastewater)
Nước thải sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ
quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con
người. Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy
sinh học (cacbonhydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), chất rắn
và vi trùng. Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng như tải lượng
các chất có trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau. Nhìn chung
mức sống càng cao thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao [12], [23].
* Nước thải đô thị (municipal wastewater)
Nước thải đô thị là nước thải tạo thành do sự gộp chung nước thải sinh hoạt,
nước thải vệ sinh và nước thải của các cơ sở thương mại, dịch vụ (khách sạn, nhà
hàng, bệnh viện...), cơ sở sản xuất nhỏ trên địa bàn. Nước thải đô thị thường thu
gom vào hệ thống cống thải thành phố, đô thị để xử lý chung. Thông thường các đô

thị lớn có các hệ thống cống thải và khoảng 70% đến 90% tổng lượng nước sử dụng
sẽ trở thành nước thải đô thị chảy vào đường cống. Nhìn chung thành phần của
nước thải đô thị cũng tương tự nước thải sinh hoạt [12], [32].
11


* Nước thải công nghiệp (industrial wastewater)
Nước thải công nghiệp phát sinh từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, giao thông vận tải. Khác với nước thải sinh hoạt hay nước thải đô thị,
nước thải công nghiệp không có thành phần cơ bản giống nhau, mà phụ thuộc vào
ngành sản xuất công nghiệp cụ thể. Ví dụ: nước thải của các xí nghiệp chế biến thực
phẩm thường chứa lượng lớn các chất hữu cơ. Ngoài các nguồn gây ô nhiễm chính
như trên thì còn có các nguồn gây ô nhiễm nước khác như từ y tế hay từ các hoạt
động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của con người…[12], [32].
* Sử dụng hóa chất trong nông nghiệp, hoạt động chăn nuôi gia súc
Phân, nước tiểu gia súc, thức ăn thừa không qua xử lý đưa vào môi trường và
các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác: thuốc trừ sâu, phân bón từ các ruộng lúa,
dưa, vườn cây, rau chứa các chất hóa học độc hại có thể gây ô nhiễm nguồn nước
ngầm và nước mặt. Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, đa số nông dân đều sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật gấp ba lần liều khuyến cáo. Chẳng những thế, nông dân
còn sử dụng cả các loại thuốc trừ sâu đã bị cấm như Aldrin, Thiodol, Monitor...[32].
1.2. KHÁI QUÁT VỀ KHU VỰC PHÍA ĐÔNG VÙNG KINH TẾ DUNG
QUẤT
1.2.1. Vị trí địa lý và tình hình dân cƣ
Khu kinh tế Dung Quất có vị trí địa lý được xác định trong khoảng tọa độ
15010’-15025’ độ vĩ Bắc và 108032’ – 108050’ độ kinh Đông với tổng diện tích
khoảng 45.332 ha, bao gồm phần diện tích KKT hiện hữu 10.300 ha, phần diện tích
mở rộng khoảng 24.280 ha và khoảng 10.725 ha diện tích mặt biển liền kề [25].
Ranh giới quy hoạch được giới hạn như sau:
- Phía Đông giáp biển Đông;

- Phía Tây giáp đường sắt Bắc – Nam;
- Phía Nam giáp thành phố Quảng Ngãi;
- Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam.
Khu kinh tế Dung Quất nằm trong vùng địa hình đồng bằng của tỉnh Quảng
Ngãi, xen kẽ đồi núi thấp và có cả cồn cát ven biển. Phân theo 2 vùng địa hình:
12


- Vùng núi thấp: nằm rải rác khắp khu kinh tế, các đồi này có sườn thoải và
đỉnh bằng phẳng. Cao độ cao nhất là đỉnh núi Nam Châm cao 135m, độ dốc trung
bình các sườn đồi từ 5 đến 35%;
- Vùng đồng bằng: nằm về phía hạ lưu của sông Trà Bồng, sông Cà Ninh và
phần hạ lưu bên bờ trái sông Trà Khúc là những dải đồng bằng hẹp xen kẽ các quả
đồi hình bát úp.
Địa hình được chia thành 2 lưu vực chính theo 2 lưu vực sông Trà Bồng và
sông Trà Khúc. Lưu vực phía Bắc thuộc lưu vực sông Trà Bồng, có hướng dốc
chính từ Nam về phía Bắc, độ dốc địa hình trung bình khoảng 0,4 - 8%. Lưu vực
phía Nam thuộc lưu vực sông Trà Khúc, có hướng dốc chính từ Tây Bắc về Đông
Nam, với độ dốc trung bình từ 0,4  6%.
Đặc điểm địa hình vịnh Dung Quất, nơi xây dựng cảng biển: Vịnh nằm trong
khu vực nhiệt đới gió mùa, quanh năm chịu tác động của 2 trường gió chính: gió
mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam. Toàn bộ vịnh Dung Quất có thể chia thành 2
vịnh: vịnh lớn và vịnh nhỏ. Khu vực từ bờ vịnh Dung Quất tới QL1A có mặt đất
bằng phẳng với diện tích khoảng 70 km2, trong đó bờ bên phải của sông Trà Bồng
có diện tích 46 km2 và bờ bên trái 25 km2. Đây cũng là vùng cát có nền đất phù hợp
với việc xây dựng các kho tàng và khu công nghiệp cũng như khu dân cư.
Tổng dân số khu kinh tế Dung Quất hiện nay khoảng 174.240 người, chiếm
14% dân số toàn tỉnh Quảng Ngãi. Dân số phân bố không đều có xã dân số chưa đạt
200 người/km2 (xã Bình Thanh Đông 172 người/km2, Bình Phú 196 người/km2) có
nơi lên đến trên 3.000 người/km2 (thị trấn Châu Ổ 3.243 người/km2). Mật độ dân số

trung bình toàn khu kinh tế là 428 người/km2, cao hơn so với mật độ dân số toàn
tỉnh (241 người/km2).
Nhìn chung, cơ cấu lao động khu vực khu kinh tế Dung Quất bắt đầu có sự
chuyển dịch: Lao động ngành nông – lâm – ngư nghiệp chiếm chủ yếu và đang có
xu hướng giảm dần; Lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ
chiếm một phần rất nhỏ và đang tăng dần tỷ trọng. Theo số liệu thống kê, hiện nay
lực lượng lao động toàn khu vực là 112.919 người, chiếm 65% tổng dân số.

13


Hình 1.1. Bản đồ quy hoạch Khu kinh tế Dung Quất

14


1.2.2 Tình hình sử dụng nƣớc giếng và chất lƣợng nƣớc
Sau gần 20 năm xây dựng, đầu tư và phát triển, khu kinh tế Dung Quất đã
đầu tư và đưa vào sử dụng một số các công trình hạ tầng phục vụ yêu cầu đầu tư
phát triển khu kinh tế Dung Quất gồm nhiều công trình lớn với tổng vốn đầu tư
trên 5.000 tỷ đồng.
Tại Khu kinh tế Dung Quất, dù nguồn nước ngầm có hạn, nhưng có hơn
1.000 giếng khoan, giếng đào. Việc khai thác nước ngầm quá mức đã gây nhiễm
mặn tầng chứa nước.
Tại các xã ven biển huyện Bình Sơn hoạt động nuôi tôm tại khu vực ven
sông, ven biển cũng đang làm suy kiệt nguồn nước ngầm, do người dân khoan giếng
lấy đi một lượng nước ngọt rất lớn để phục vụ nuôi tôm. Với tổng diện tích thả nuôi
tôm trên địa bàn tỉnh năm 2018 gần 200 ha, thì sẽ có ít nhất 120 triệu m3 nước ngầm
bị mất đi.
Sản xuất nông nghiệp như trồng hành, tỏi, …: Bởi vì thuốc trừ sâu gây ra quá

nhiều độc tố cho nước ngầm nên dường như các vùng nông nghiệp luôn là những
nơi gây nên sự ô nhiễm nước ngầm một cách tồi tệ nhất. Dòng chảy từ phân bón và
chất thải động vật cũng góp phần nghiêm trọng trong việc làm ô nhiễm nước ngầm
khu vực xung quanh trang trại. Nước ngầm bị ô nhiễm có chứa thuốc trừ sâu có thể
đi một quãng đường dài trước khi cuối cùng đến nguồn nước uống.
Các nhà máy (nhà máy lọc hóa dầu Bình Sơn, công nghiệp nặng Doosan, sản
xuất thép Hòa Phát,…) có sử dụng những dung môi hóa chất độc hại và kim loại
nặng nguy hiểm trong quá trình vận hành, chúng có thể phát sinh vấn đề từ việc lưu
trữ và vận chuyển mà cả hai điều này đều có thể dẫn đến ô nhiễm nguồn nước ngầm
khi nó bị rò rỉ hoặc tràn ra ngoài. Bên cạnh đó, khí thải từ các nhà máy, xí nghiệp
nhỏ tích tụ trên bầu khí quyển, khi gặp mưa nó sẽ hòa tan và cuốn theo các chất khí
độc hại và rơi xuống đất; chất thải rắn trên bề mặt đất phân hủy, khi gặp mưa nước
rỉ rác cũng ngấm xuống đất.
Tổng hợp mọi nguồn chất bẩn đều được tích lũy vào đất khiến cho nguồn nước
ngầm trong lòng đất ngày càng ô nhiễm nặng nề. Tình trạng suy giảm nguồn nước
ngầm ngày càng gây ảnh hưởng rõ nét đến đời sống, sinh hoạt của người dân [21].
15


1.3.THÔNG SỐ CHẤT LƢỢNG NƢỚC VÀ CÁC PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
1.3.1. Giới thiệu chung về một số thông số chất lƣợng nƣớc
Để đánh giá chất lượng nước ta cần phải phân tích các thông số chất lượng
nước. Dựa vào bản chất của các thông số chất lượng nước, người ta chia các thông
số chất lượng nước thành các nhóm: các thông số vật lý, các thông số hóa học, các
thông số vi sinh [8], [17], [23].
* Các thông số vật lý
- Nhiệt độ của nước là một đại lượng phụ thuộc vào điều kiện môi trường và
khí hậu. Sự thay đổi nhiệt độ phù thuộc vào từng loại nước: nước mạch nông có
nhiệt độ 4-40oC, nước ngầm là 17-31oC, nhiệt độ nước thải cao hơn nhiệt độ nước
cấp.

Nhiệt độ trong môi trường nước thường thấp hơn ở môi trường không khí và
ổn định hơn. Nhiệt độ ảnh hưởng đến độ pH, đến các quá trình hóa học và sinh hóa
xảy ra trong môi trường nước.
Nhiệt độ cần được xác định tại chỗ bằng nhiệt kế (tại nơi lấy mẫu).
- Các chất rắn không hoà tan: Tổng chất rắn là thành phần vật lý đặc trưng
của nước thải. Các chất rắn không hoà tan có hai dạng: chất rắn keo và chất rắn lơ
lửng. Cặn lắng có thể cản trở dòng chảy, thay đổi kích thước và chế độ thuỷ lực
sông hồ. Hiện tượng lắng cặn hữu cơ kèm theo quá trình hô hấp trong lớp bùn, gây
thiếu oxy và tạo nên các khí độc hại [15], [17].
* Các thông số hóa học
Các thông số hóa học có thể chia thành các thông số đặc trưng cho chất hữu
cơ và các thông số đặc trung cho chất vô cơ [15], [19], [27], [33]:
- Các thông số đặc trưng cho chất hữu cơ: Nhu cầu oxi sinh hóa (BOD), nhu
cầu oxi hóa học (COD), tổng cacbon hữu cơ (TOC), các hợp chất phenol, các hóa
chất bảo vệ thực vật...
- Các thông số đặc trưng cho chất vô cơ: độ cứng, độ muối (Sal), pH, nitrat
(NO3-), nitrit (NO2-), amoni (NH3/ NH4+), photphat (PO43-), sunfat (SO42-), các kim
loại độc (CdII, CuII, PbII, HgII,...),...

16


Ngoài ra, pH là một trong những thông số đóng vai trò quan trọng trong môi
trường nước. Sự thay đổi của pH dẫn đến sự thay đổi thành phần hóa học của nước
(sự kết tủa, sự hòa tan, cân bằng cacbonat,...), các quá trình sinh học trong nước.
pH có ý nghĩa quan trọng về mặt môi sinh, trong thiên nhiên pH ảnh hưởng
đến hoạt động sinh học trong nước, liên quan đến một số đặc tính như tính ăn
mòn,hòa tan,… chi phối các quá trình xử lý nước như: kết bông tạo cợn, làm mềm,
khử sắt diệt khuẩn. Giá trị pH của nguồn nước góp phần quan trọng quyết định
phương pháp xử lý nước. Vì thế, việc xét nghiệm pH để hoàn chỉnh chất lượng và

phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đóng một vai trò hết sức quan trọng trong kỹ thuật
môi trường.
pH được xác định bằng máy đo pH hoặc bằng phương pháp chuẩn độ.
* Các thông số vi sinh
Tổng coliform (TC), coliform phân (FC) hoặc Escherichia coli (E.coli)... là
những thông số cho biết sự ô nhiễm vi khuẩn có nguồn gốc phân.
1.3.2. Một số phƣơng pháp xác định thông số chất lƣợng nƣớc
1.3.2.1. Phương pháp xác định amoni
Xác định amoni bằng phương pháp trắc quang [7], [20], [27].
* Nguyên tắc:
Đo quang hợp chất màu xanh tạo bởi phản ứng của amoni với salixylat và
hypoclorit khi có mặt của natri nitrosopentaxyanoferat (III) (natri nitroprusiat) ở
bước sóng khoảng 655 nm. Ion hypoclorit được sinh ra do thuỷ phân kiềm của N,N’
dicloro – 1,3,5 triazin 2,4,6 (1H, 3H, 5H) trion, muối natri (natri
dicloroisoxyanurat). Cloramin phản ứng natri salixylat ở pH = 12,6 khi có mặt natri
nitroprusiat. Mọi cloramin có trong mẫu đều được định lượng. Natri xitrat được
thêm vào để che một số cation, đặc biệt là canxi và magiê.
* Lấy mẫu và bảo quản mẫu: Mẫu thí nghiệm được đựng trong lọ thuỷ tinh
hoặc polyetylen. Mẫu phải được phân tích càng nhanh càng tốt hoặc phải được bảo
quản ở nhiệt độ từ 20C đến 50C cho đến khi được phân tích. Axit hoá bằng axit
sunfuric tới độ pH < 2 để bảo quản nhằm tránh sự nhiễm amoni có thể xảy ra của
mẫu đã được axit hoá do hấp thụ các amoniac có trong khí quyển.
17


* Các yếu tố ảnh hưởng:
Các chất gây nhiễu đáng kể thường gặp là nhiễu do anilin và atanolamin, và
thể hiện nhiễu nói chung là từ amin bậc 1. Tuy nhiên các chất như vậy thường ít gặp
trong các mẫu nước với các nồng độ bình thường.
Tính axid và tính kiềm mạnh sẽ gây nhiễu bằng việc tạo ra các hợp chất hấp

thụ, sự có mặt của bất kì chất nào gây nên việc khử các ion hypoclorit, mặc dù các
trường hợp này thường không chắc chắn xảy ra trong hầu hết các mẫu nước
Trong mẫu nước mặn, nhiễu do sự kết tủa của magie xuất hiện khi khă năng
tạo phức của xytrat trong thuốc thử bị vượt quá mức. Vì vậy nguyên nhân này tạo
việc chưng cất sơ bộ mẫu thử là cần thiết
1.3.2.2. Phương pháp xác định nitrat
Xác định nitrat bằng phương pháp trắc phổ dùng axit sunfosalixylic [7], [27].
* Nguyên tắc: Đo phổ của hợp chất màu vàng được hình thành bởi phản ứng
của axit sulfosalixilic (được hình thành do việc thêm natri salixylat và axit sulfuric
vào mẫu) với nitrat và tiếp theo xử lý với kiềm.
* Bảo quản mẫu: Các mẫu thí nghiệm được lấy vào các chai thủy tinh và tiến
hành phân tích càng sớm càng tốt ngay sau khi lấy mẫu.
* Các yếu tố ảnh hưởng: Các chất gây nhiễu đáng kể là clorua, octophotphat,
magie, canxi, mangan
* Dụng cụ, thiết bị:
- Máy VIS T60V, Cuvet 10 mm (Dải bước sóng: 325 ~ 1100 nm, Độ chính
xác bước sóng: ±2nm, Bước sóng lặp lại: ≤ 0.4nm, Dải trắc quang: -0.3 ~ 3.0 Abs),
Cuvet 40-50mm
- Bếp cách thuỷ hoặc bếp cách cát
- Cốc đun 50ml và một số dụng cụ thuỷ tinh khác
* Hoá chất:
- Dung dịch natri salixylat nồng độ 10g/l: hoà tan 1g  0,1g natri salixylat trong
100ml  1ml nước cất. Bảo quản dung dịch trong chai thuỷ tinh hoặc chai PE.
Chuẩn bị dung dịch mới trong ngày làm thí nghiệm.

18


- Dung dịch kiềm, có nồng độ NaOH = 200g/l: hoà tan 200g  2g NaOH trong
800ml nước cất. Thêm 50g  0,5g EDTANa vào đó và hoà tan. Để nguội đến nhiệt

độ phòng và thêm nước tới 1000ml trong bình định mức. Bảo quản trong chai PE.
Thuốc thử này có thể bền trong thời gian dài.
- Dung dịch natri nitrua NaN3 có nồng độ 0,5g/l: Hoà tan cẩn thận 0,05g 
0,005g NaN3 trong khoảng 90 ml nước và pha loãng tới 100ml bằng nước trong
bình định mức. Bảo quản trong chai thuỷ tinh. Thuốc thử này có thể bền trong thời
gian dài.
Ghi chú: Thuốc thử này rất độc nếu nuốt vào. Sự tiếp xúc giữa thuốc thử dạng
rắn với các axit giải phóng ra khí rất độc.
- Dung dịch axit axetic (CH3COOH) có nồng độ 1,05g/ml.
- H2SO4 đặc (Cảnh báo: phải bảo vệ mắt, mặc đồ bảo hộ khi dùng thuốc thử này).
- Dung dịch gốc Nitrat: Hoà tan 7,215g  0,001g KNO3 đã được sấy khô (sấy
khô KNO3 ở 1050C ít nhất là 2 giờ) trong khoảng 750ml và định mức đến 1000ml
trong nước cất. 1,00ml dung dịch này chứa 1000µg N-NO3- (nồng độ 1000mg NNO3-/l). Bảo quản dung dịch trong chai thuỷ tinh không quá 02 tháng.
- Dung dịch Nitrat chuẩn nồng độ 100mg/l: Lấy 50ml dung dịch gốc cho vào
bình định mức dung tích 500ml và thêm nước tới vạch. Bảo quản dung dịch trong
chai thuỷ tinh không quá 01 tháng.
- Dung dịch Nitrat làm việc nồng độ 10mg/l: Lấy 5ml dung dịch chuẩn cho vào
bình định mức dung tích 50ml và thêm nước tới vạch. Chuẩn bị dung dịch trong
mỗi lần thí nghiệm.
* Tiến hành thí nghiệm
Trước khi lấy phần mẫu thử, để mẫu chứa các chất huyền phù lắng xuống, li
tâm hoặc lọc qua giấy lọc thuỷ tinh sạch. Trung hoà mẫu có độ pH lớn hơn 8 bằng
Acid Acetic. Lấy 25ml mẫu thử vào cốc đun 50ml (Nếu mẫu có nồng độ Nitrat cao
thì lấy phần mẫu thử nhỏ lại, thông thường thì lấy 10ml mẫu tương xứng với nồng
độ được xây dựng trên đường chuẩn)
Sau đó tiến hành thêm thuốc thử vào như tiến hành lập đường chuẩn.
19


Đo độ hấp thụ (A) của các mẫu phân tích đã chuẩn bị trong cùng điều kiện với

mẫu dựng đường chuẩn. Dựa vào phương trình đường chuẩn và ABS của mẫu phân
tích, suy ra nồng độ nitrat trong mẫu phân tích.
Thử mẫu trắng: Dùng 5ml  0,05ml nước cất thay cho phần mẫu thử. Thêm
thuốc thử tương tự trong cùng điều kiện như mẫu thử. Đưa về Autozero trước khi
đo mẫu.
* Tính kết quả:
Hàm lượng Nitrat (N) tính bằng mg/l, theo công thức :
N = C * hệ số pha loãng (C : nồng độ nitrat đo được trên máy (mg/l))
1.3.2.3. Phương pháp xác định photphat
Xác định photphat bằng phương pháp đo màu xanh molipden [7], [20], [27].
* Nguyên tắc: Trong môi trường acid amonium molybdate và kali antimonyl
tatrat phản ứng với orthophosphat tạo thành acid heteropoly - tức acid
phosphomolypdic – acid này bị acid ascobic khử thành molypdenum có màu
xanh đậm.
* Bảo quản mẫu: Mẫu đựng trong chai thuỷ tinh, bảo quản ở 40C. Thời gian tối
đa là 24h.
Nếu các dạng P tan được làm riêng biệt, thì ngay sau khi thu mẫu phải lọc ngay.
Bảo quản bằng đông lạnh hoặc dưới -10oC. Phân tích P tổng thì thêm H2SO4 hoặc
HCl đến pH dưới 2 giữ ở < 4oC.
* Các yếu tố ảnh hưởng
- Asen  0,1 mg/l ảnh hưởng đến việc xác định phosphat bằng phương pháp này
- Cr(VI) và nitrit gây ra sai số âm khoảng 3% ở nồng độ 1mg/l, hoặc 10-15% với
nồng độ 10mg/l
- Sunfide (Na2S) và silicate không ảnh hưỏng ở khoảng nồng độ 1-10mg/l
* Dụng cụ thiết bị
- Máy VIS T60V, Cuvet 10 mm (Dải bước sóng: 325 ~ 1100 nm, Độ chính xác
bước sóng: ± 2nm, Bước sóng lặp lại: ≤ 0.4nm, Dải trắc quang: -0.3 ~ 3.0 Abs),
cuvet.

20



- Dụng cụ thuỷ tinh.
- Bình định mức 50ml, Erlen.
- Phễu, giấy lọc.
* Hoá chất
- Dung dịch H2SO4 5N: Pha loãng 70ml H2SO4 đặc thành 500ml bằng nước cất
- Dung dịch Kali antimonyl tartrat: Hoà tan 1,3715g K(SbO)C4H4O6.1/2H2O
vào 400ml nước cất trong bình định mức 500ml, sau đó định mức đến vạch. Bảo
quản trong bình thuỷ tinh có nút.
- Dung dịch Amoni molipdat: Hoà tan 20g (NH4)6Mo7O24.4H2O trong 500ml
nước cất bảo quản trong bình thuỷ tinh có nút
- Acid ascobic 0,1 M: Hoà tan 1,76g C6H8O6 trong 100ml nước cất. Dung dịch
bền trong 1 tuần ở 40C.
- Thuốc thử hổn hợp: Trộn cẩn thận theo thứ tự sau, 50ml dung dịch H2SO4 5N,
5ml dung dịch kali antimony tartrat, 15ml dung dịch Amonimolipdat và 30ml dung
dịch Acid acrobic. Lắc đều sau khi thêm mỗi thuốc thử. Đưa tất cả các thuốc thử về
nhiệt độ phòng trước khi hoà trộn. Nếu xuất hiện đục trong quá trình trộn hổn hợp, thì
lắc và để yên vài phút đến trong trước khi sử dụng. Thuốc thử hổn hợp bền trong 4h.
- Dung dịch gốc phosphat: Hoà tan 219,5mg KH2PO4 khan và định mức đến
1000ml bằng nước cất. 1,00ml dung dịch này chứa 50 g P-PO4 (nồng độ 50mg PPO43-/l)
- Dung dịch chuẩn phosphat: Pha loãng 100ml dung dịch gốc thành 100ml bằng
nước cất. 1,00ml dung dịch này chứa 5g P- PO43- (nồng độ 5mg P-PO43-/l)
- Tiến hành trên mẫu:
Lấy 50 ml mẫu (đã thực hiện phá mẫu theo 1 trong 3 phương pháp trên) cho
vào bình tam giác 125ml, thêm 0,05ml hoặc 1 giọt chất chỉ thị phenolphthalein 1%.
Nếu mẫu xuất hiện màu đỏ thì dùng H2SO4 chỉnh đến mất màu. Thêm 8ml dung
dịch hỗn hợp, lắc cẩn thận. Để yên 10 phút nhưng không quá 30 phút. Đo mật độ
hấp thụ ở bước sóng 880nm
Chuẩn bị dung dịch mẫu trắng từ nước cất và thuốc thử hổn hợp.

21


Ghi chú: Trong trường hợp nước có màu hoặc đục, chuẩn bị dung dịch mẫu
trắng như sau: Thêm tất cả các thuốc thử vào mẫu, trừ acid ascrobic và Kali
antimonyl tartrat (không sử dụng hỗn hợp thuốc thử)
* Tính toán kết quả:
mg P-PO43-/l = Nồng độ đo được trên máy *hệ số pha loãng.
* Kiểm soát chất lượng:
- Giới hạn phát hiện (LOD) (mg/l):

0,03 → 0,01 (mgP-PO₄³‾/l)

- Giới hạn định lượng (LOQ) (mg/l):

0,1 → 0,03 (mgP-PO₄³‾/l)

1.3.2.4. Phương pháp xác định kim loại nặng
Xác định định loại nặng bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử
AAS [14], [16], [19],.
Phép đo AAS là một kỹ thuật phân tích hóa lý đã và đang được ứng dụng
rộng rãi trong nhiều ngành khoa học kỹ thuật, trong sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp, y học, địa chất, hóa học. Ở nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước phát
triển, phương pháp phân tích phổ AAS đã trở thành một phương pháp tiêu chuẩn để
phân tích lượng vết các kim loại trong nhiều đối tượng mẫu khác nhau như đất,
nước, không khí, dược phẩm, các mẫu sinh học ...
Với các trang bị và kỹ thuật hiện nay, bằng phương pháp phân tích này,
người ta có thể định lượng được hầu hết các kim loại (khoảng 65 nguyên tố) và một
số á kim đến giới hạn nồng độ cỡ ppm bằng kỹ thuật F-AAS và đến nồng độ ppb
bằng kỹ thuật GF-AAS với sai số không lớn hơn 15%, các kết quả phân tích lại rất

ổn định. Ở nhiều nước trên thế giới, nhất là ở các nước phát triển, phương pháp này
đã trở thành một phương pháp tiêu chuẩn để định lượng nhiều kim loại.
* Nguyên tắc:
Cơ sở của phương pháp là dựa trên quá trình hấp thụ năng lượng (bức xạ đơn
sắc) của nguyên tử tự do ở trạng thái hơi (khí) của nguyên tố cần xác định khi chiếu
chùm tia bức xạ qua đám hơi của nguyên tố ấy trong môi trường hấp thụ và tạo ra
phổ hấp thụ nguyên tử của nguyên tố ấy. Để đo phổ hấp thụ nguyên tử của nguyên
tố, chúng ta cần thực hiện các quá trình sau:

22


×