Tải bản đầy đủ (.pdf) (177 trang)

Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh thông qua bài tập hóa học vô cơ lớp 9 trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 177 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

HỒ PHẠM THANH PHƢỚC

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN CHO HỌC
SINH THÔNG QUA BÀI TẬP HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 9
TRUNG HỌC CƠ SỞ
Chuyên ngành: Lý luận và Phƣơng pháp dạy học Bộ môn Hóa học
Mã số: 60140111

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THEO ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
PGS.TS. TRẦN TRUNG NINH

Thừa Thiên Huế, năm 2018

i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết
quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong
bất kỳ một công trình nào khác.
Tác giả

Hồ Phạm Thanh Phước



ii


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi xin bày tỏ sự biết
ơn chân thành và sâu sắc đến:
- Thầy cô giảng viên Khoa Hóa học, trường Đại học sư phạm Huế, là những
thầy cô đã đào tạo và hướng dẫn để tôi có đủ khả năng thực hiện luận văn khoa học
này.
- Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn – PGS. TS
Trần Trung Ninh về sự tận tình hướng dẫn, góp ý, động viên cho tôi trong suốt quá
trình xây dựng và hoàn thiện luận văn.
- Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám Hiệu, Phòng Sau đại học
trường Đại học Sư phạm Huế đã luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các học
viên chuyên ngành “Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học” khóa 25 An
Giang nói chung và bản thân tôi nói riêng hoàn thành tốt nhất khóa học cao học
này.
- Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường THCS Hòa Bình Thạnh,
THCS Trần Hưng Đạo các đồng nghiệp và các em học sinh đã cùng tôi, giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện điều tra, thực nghiệm sư phạm, trong suốt quá trình học
tập và thực hiện luận văn này.
Thừa Thiên Huế, ngày 30 tháng 06 năm 2018
Tác giả
Hồ Phạm Thanh Phước

iii


MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa ............................................................................................................... i
Lời cam đoan ...............................................................................................................ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii
MỤC LỤC ...................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................4
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................5
DANH MỤC CÁC HÌNH ...........................................................................................6
PHẦN I: MỞ ĐẦU ....................................................................................................7
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................7
2. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................8
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................................8
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ....................................................................9
5. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................9
6. Giả thuyết khoa học ............................................................................................9
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................9
8. Đóng góp mới của đề tài ...................................................................................10
9. Cấu trúc luận văn ..............................................................................................10
PHẦN II: NỘI DUNG .............................................................................................11
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .........................11
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .............................................................................11
1.2. Bài tập Hóa học..............................................................................................12
1.2.1. Khái niệm bài tập Hóa học .........................................................................12
1.2.2. Ý nghĩa của bài tập Hóa học .......................................................................12
1.2.3. Bài tập Hóa học thực tiễn ...........................................................................14
1.3. Năng lực .........................................................................................................21
1.3.1. Khái niệm chung về năng lực .....................................................................21
1.3.2. Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn ................................................21
1.4. Đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh THCS ....................................................22
1.4.1. Vị trí, ý nghĩa của giai đoạn tuổi học sinh THCS trong sự phát triển con ngƣời .22


1


1.4.2. Những biến đổi đặc điểm tâm sinh lý của trẻ thiếu niên ............................23
1.5. Thực trạng sử dụng bài tập Hóa học và phát triển năng lực VDKT cho HS .25
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1............................................................................................30
Chƣơng 2: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO
THỰC TIỄN THÔNG QUA BÀI TẬP HÓA HỌC VÔ CƠ 9 ............................31
2.1. Phân tích chƣơng trình Hóa Học vô cơ lớp 9 ................................................31
2.1.1. Tầm quan trọng của phần Hóa Học vô cơ lớp 9 .........................................31
2.1.2. Nội dung kiến thức và kỹ năng của phần Hóa học vô cơ lớp 9 ..................32
2.2. Nguyên tắc xây dựng bài tập thực tiễn ..........................................................33
2.3. Quy trình thiết kế bài tập thực tiễn ................................................................33
2.4. Công cụ đánh giá năng lực vận dụng kiến thức Hóa học vào thực tiễn ........34
2.5. Thiết kế bài tập để học sinh rèn luyện và phát triển năng lực vận dụng kiến
thức vào thực tiễn ..................................................................................................38
2.5.1. Bài tập giải thích hiện tƣợng .......................................................................38
2.5.2. Bài tập nhận biết .........................................................................................43
2.5.3. Bài tập định tính và định lƣợng ..................................................................44
2.6. Sử dụng bài tập hóa học thực tiễn trong dạy học ở trƣờng THCS ................45
2.6.1. Sử dụng bài tập hóa học thực tiễn trong dạy học........................................45
2.6.2. Hƣớng dẫn học sinh giải bài tập Hóa Học thực tiễn ...................................63
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2............................................................................................66
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ..............................................................67
3.1. Mục đích của thực nghiệm sƣ phạm ..............................................................67
3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sƣ phạm .............................................................67
3.3. Phạm vi thực nghiệm sƣ phạm ......................................................................67
3.4. Thời gian thực nghiệm sƣ phạm ....................................................................67
3.5. Nội dung thực nghiệm sƣ phạm .....................................................................68

3.5.1. Xây dựng nội dung chƣơng trình thực nghiệm ...........................................68
3.5.2. Tiến hành thực nghiệm ...............................................................................69
3.6. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm .......................................................................69
3.6.1. Phƣơng pháp xử lí kết quả ..........................................................................69

2


3.6.2. Phân tích kết quả thực nghiệm sƣ phạm .....................................................70
3.6.3. Kết luận thực nghiệm sƣ phạm ...................................................................79
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3............................................................................................82
Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................83
1. Kết luận .............................................................................................................83
2. Kiến nghị...........................................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................86
PHỤ LỤC

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

BTHH

Bài tập hóa học

ĐC


Đối chứng

đktc

Điều kiện tiêu chuẩn

GDĐT

Giáo dục và đào tạo

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

KT

Kiểm tra

SGK

Sách giáo khoa

THCS

Trung học Cơ sở


TN

Thực nghiệm

TNKQ

Trắc nghiệm khách quan

TNTL

Trắc nghiệm tự luận

VDKT

Vận dụng kiến thức

4


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Thực trạng sử dụng bài tập hóa học gắn với thực tiễn ở các Trƣờng THCS
Tỉnh An Giang .........................................................................................26
Bảng 1.2. Đánh giá của thầy, cô về năng lực vận dụng kiến thức thực tiễn của HS ở
các trƣờng THCS Tỉnh An Giang ............................................................27
Bảng 2.1. Bảng kiểm đánh giá năng lực vận dụng kiến thứcvào thực tiễn ...............35
Bảng 2.2. Bảng theo dõi năng VDKT vào thực tiễn của HS dành cho GV ..............37
Bảng 3.1. Danh sách các lớp thực nghiệm ................................................................67
Bảng 3.2.a. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra khảo sát ...70

Bảng 3.2.b. Xếp loại học sinh khối 9 – Bài kiểm tra khảo sát ..................................71
Bảng 3.2.c. Các tham số thống kê đặc trƣng điểm kiểm tra lớp TN và ĐC .............72
Bảng 3.3.a. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra hoá
học 9 – Lần 1 ...........................................................................................72
Bảng 3.3.b. Xếp loại học sinh khối 9 – Lần 1 ...........................................................73
Bảng 3.3.c. Các tham số thống kê đặc trƣng điểm kiểm tra lớp TN và ĐC .............74
Bảng 3.4.a. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra
hoá học 9 – Lần 2.....................................................................................74
Bảng 3.4.b. Xếp loại học sinh khối 9 – Lần 2 ...........................................................75
Bảng 3.4.c. Các tham số thống kê đặc trƣng điểm kiểm tra lớp TN và ĐC .............75
Bảng 3.5.a. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra hoá
học 9 – Lần 3 ...........................................................................................76
Bảng 3.5.b. Xếp loại học sinh khối 9 – Lần 3 ...........................................................77
Bảng 3.5.c. Các tham số thống kê đặc trƣng điểm kiểm tra lớp TN và ĐC .............77
Bảng 3.6.a. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra
hoá học 9 – 3 bài kiểm tra hoá học 9 .......................................................78
Bảng 3.6.b. Xếp loại học sinh khối 9 – 3 bài kiểm tra hoá học 9 .............................79
Bảng 3.6.c. Các tham số thống kê đặc trƣng điểm kiểm tra lớp TN và ĐC .............79

5


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Đƣờng lũy tích điểm kiểm tra khảo sát .....................................................71
Hình 3.2. Đồ thị phân loại kết quả học tập của học sinh – Bài KT khảo sát ............72
Hình 3.3. Đƣờng lũy tích điểm kiểm tra lần 1 ..........................................................73
Hình 3.4. Đồ thị phân loại kết quả học tập của học sinh – Bài KT lần 1..................74
Hình 3.5. Đƣờng lũy tích điểm kiểm tra khối 9 – Lần 2 ...........................................75
Hình 3.6. Đồ thị phân loại kết quả học tập của học sinh – Bài KT lần 2..................75

Hình 3.7. Đƣờng lũy tích điểm kiểm tra khối 9 – Lần 3 ...........................................76
Hình 3.8. Đồ thị phân loại kết quả học tập của học sinh – Bài KT lần 3..................77
Hình 3.9. Đƣờng lũy tích điểm 3 bài kiểm tra hoá học 9 ..........................................78
Hình 3.10. Đồ thị phân loại kết quả học tập của học sinh – 3 Bài kiểm tra..............79

6


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Mục tiêu của nền giáo dục là đào tạo những
con ngƣời phát triển toàn diện, tạo ra nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nƣớc. Mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp
học sinh phát triển toàn diện, giải quyết đƣợc các vấn đề thực tiễn cuộc sống.
Nhƣng, để giải quyết một vấn đề thực tiễn lại cần có sự phối hợp, sử dụng kiến
thức, kĩ năng của nhiều môn học khác nhau.
Trong các môn học ở trƣờng THCS, môn Hóa Học giữ một vai trò quan
trọng. Hóa Học là một môn khoa học vừa lý thuyết vừa thực nghiệm, chuyên nghiên
cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng. Do đó, môn Hóa học là một môn
khoa học tự nhiên rất gần gũi với đời sống thông qua các hiện tƣợng Hóa Học, các
phản ứng Hóa Học và ứng dụng của một số chất cụ thể trong đời sống và sản xuất.
Vì thế việc lồng ghép các bài tập thực tiễn vào trong quá trình dạy và học bộ môn là
tạo điều kiện cho việc học và hành gắn liền với thực tế “học đi đôi với hành”, tạo
cho học sinh sự hứng thú, hăng say trong học tập, thấy đƣợc sự thiết thực của học
tập, sau là giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực trong đó có năng lực vận
dụng kiến thức.
Để phát triển năng lực cho mỗi ngƣời phải đƣợc bắt đầu từ giai đoạn giáo
dục ở Tiểu học và cấp THCS. Trong dạy học Hóa Học, bài tập đóng vai trò rất quan
trọng. Bài tập Hóa Học vừa là mục tiêu, nội dung và phƣơng pháp dạy học hiệu quả.
Tuy nhiên, hiện nay hệ thống các bài tập chứa đựng những vấn đề nảy sinh trong

thực tiễn cuộc sống chƣa phong phú, việc sử dụng bài tập góp phẩn phát triển năng
lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn chƣa đƣợc rộng rãi, còn nhiều khó khăn nên
bài tập Hóa Học đang xa rời thực tiễn, quá chú trọng vào tính toán, coi nhẹ bản chất
hóa học.
Với yêu cầu giáo dục hiện nay cũng nhƣ với mong muốn phát triển năng lực
vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh, việc tuyển chọn và xây dựng hệ
thống các bài tập thực tiễn cho học sinh là một trong những vấn đề cấp thiết cần đặt

7


ra cho ngành giáo dục. Trong quá trình học tập, thông qua các bài tập Hóa Học có
tính thực tiễn, học sinh đƣợc củng cố mối liên hệ giữa lý thuyết với ứng dụng, với
thực tiễn. Đồng thời, khi mang kiến thức học đƣợc để giải thích, vận dụng trong
cuộc sống tạo nhiều hứng thú hơn, giúp học sinh yêu thích và say sƣa với môn học
từ đó phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh.
Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Phát
triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh thông qua bài tập
Hóa Học vô cơ lớp 9 trung học cơ sở”.
2. Mục đích nghiên cứu
Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh trƣờng THCS
qua việc nghiên cứu, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập Hóa học vô cơ lớp 9.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu đƣợc đề ra nhƣ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài: Năng lực, năng lực vận
dụng kiến thức vào thực tiễn và những biểu hiện của nó; cách kiểm tra đánh giá và
biện pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh.
- Nghiên cứu mục tiêu, nội dung chƣơng trình và SGK Hóa học 9 hiện hành.
- Điều tra, khảo sát và đánh giá việc sử dụng BTHH và phát triển năng lực vận
dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh ở trƣờng THCS trong dạy học Hóa học.

- Nghiên cứu tuyển chọn, xây dựng hệ thống bài tập Hóa học có nội dung
thực tiễn của phần Hóa học vô cơ lớp 9.
- Nghiên cứu các biện pháp rèn luyện và phát triển năng lực vận dụng kiến
thức vào thực tiễn để đề xuất các biện pháp phát triển năng lực này thông qua việc
sử dụng hệ thống bài tập đã tuyển chọn và xây dựng.
- Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của
học sinh.
- Thực nghiệm sƣ phạm để đánh giá chất lƣợng, tính phù hợp, tính hiệu
quả và tính khả thi của hệ thống bài tập Hóa học và các biện pháp sử dụng đã đề
xuất nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh ở
trƣờng THCS.

8


4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy và học môn Hoá học ở trƣờng THCS.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
- Hệ thống BTHH có nội dung gắn với thực tiễn của phần Hóa học vô cơ lớp 9.
- Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh thông
qua sử dụng hệ thống bài tập hóa học thực tiễn.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: nghiên cứu khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học
sinh và hình thức dạy học phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của
phần Hóa học vô cơ lớp 9.
- Địa bàn: Một số trƣờng THCS trong Huyện Châu Thành, Thành phố Long
Xuyên, Tỉnh An Giang.
- Thời gian: Từ tháng 9/2017 đến tháng 3/2018.
6. Giả thuyết khoa học

Nếu nghiên cứu đầy đủ cơ sở lý luận và thực tiễn của dạy học Hóa học sử dụng
hệ thống BTHH thực tiễn sẽ phát triển đƣợc năng lực vận dụng kiến thức Hóa học vào
thực tiễn cho học sinh lớp 9 góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học Hóa học.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu các tài liệu về dạy học tích cực, dạy học phát triển năng lực.
- Nghiên cứu tài liệu, bài tập vận dụng thực tiễn.
- Nghiên cứu về cách xây dựng và cách giải bài tập vận dụng.
7.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Nghiên cứu về tình hình dạy học Hóa học khối 9.
- Nghiên cứu kỹ năng giải BTHH của học sinh ở trƣờng THCS Trần Hƣng
Đạo, trƣờng THCS Hòa Bình Thạnh…
- Thực nghiệm sƣ phạm.
7.3. Phƣơng pháp thống kê
Sử dụng phƣơng pháp thống kê xử lý số liệu thực nghiệm sƣ phạm để rút ra
kết luận của đề tài.

9


8. Đóng góp mới của đề tài
- Xây dựng đƣợc hệ thống các BTHH vô cơ lớp 9 nhằm phát triển năng lực
vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh.
- Các biện pháp sử dụng hệ thống BTHH thực tiễn nhằm phát triển năng lực
vận dụng kiến thức Hóa học vào thực tiễn cho học sinh.
9. Cấu trúc luận văn
Nội dung chính của luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3 chƣơng:
- Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.
- Chƣơng 2: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn thông qua
bài tập Hóa học vô cơ 9.

- Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm.

10


PHẦN II: NỘI DUNG
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu, sách, giáo trình, tài liệu, bài
viết… liên quan đến việc việc sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học nói chung và
môn Hóa học nói riêng nhƣ:
- PGS.TS Nguyễn Xuân Trƣờng (2009), Sử dụng bài tập trong dạy học Hóa
học ở trường phổ thông. Nxb ĐH Sƣ Phạm Hà Nội. Tác giả đã trình bày tổng quan
về bài tập Hóa học, ý nghĩa, tác dụng của bài tập Hóa học. Bài tập Hóa học theo tác
giả vừa là mục tiêu, vừa là nội dung vừa là phƣơng pháp dạy học Hóa học.[32]
- TS. Cao Cự Giác (2009), Thiết kế và sử dụng bài tập thực nghiệm trong
dạy và học Hóa học. Nxb Giáo dục Việt Nam. Tác giả đã trình bày xu hƣớng phát
triển của bài tập Hóa học, đi sâu vào loại bài tập thực nghiệm, trong đó có cả loại
bài tập thực nghiệm trong tƣ duy. [12]
- Sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: “Phát triển năng lực vận dụng kiến thức
Hóa học cho học sinh trường phổ thông DTNT THPT huyện Điện Biên Đông qua hệ
thống bài tập phần phi kim – chương trình Hóa học cơ bản lớp 10” của Nguyễn Thị
Linh Trƣờng DTNT THPT Huyện Điện Biên Đông. [16]
- Luận văn thạc sĩ với đề tài: “Xây dựng và sử dụng các bài tập Hóa học có nội
dung thực tiễn tại Hải Phòng trong chương trình Hóa vô cơ ở trường THPT”. Đặng
Thị Hồng Hạnh (2012) – Trƣờng Đại học Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội. [14]
- Luận văn thạc sĩ với đề tài: “Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập hóa
học gắn với thực tiễn dùng trong dạy học hóa học ở trường THPT”. Lê Thị Kim
Thoa (2009) – Trƣờng Đại học Sƣ Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh. [29]
- Luận văn thạc sĩ với đề tài: “Phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa

học vào đời sống thông qua dạy học phần phi kim THCS”. Đặng Ngọc Sang (2017)
- Đại học Sƣ phạm Huế. [23]
- Nguyễn Thị Lan Phƣơng, Đặng Xuân Cƣơng, 2015. Xây dựng công cụ
đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh phổ thông. Tạp chí Khoa học
Giáo dục, Số 114, tháng 3 năm 2015, tr. 21-24. [20]

11


- Lƣu Thị Lƣơng Yến (2016), Sử dụng Bài tập hóa học định hướng phát
triển năng lực trong dạy học phần dẫn xuất hiđrocacbon lớp 11 nhằm phát triển
năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Tạp chí Khoa học, trƣờng ĐHSP Hà Nội,
Volume 61, số 6A, pp105-115. [42]
1.2. Bài tập Hóa học
1.2.1. Khái niệm bài tập Hóa học [5], [6]
Bài tập là một thành phần quan trọng trong môi trƣờng học tập mà ngƣời
giáo viên cần sử dụng trong dạy học hóa học. Bài tập không chỉ giúp học sinh củng
cố đƣợc kiến thức mà còn rèn cho học sinh những kỹ năng vận dụng kiến thức đã
học để giải quyết một số vấn đề có liên quan.
Bài tập Hóa học là một dạng bài làm gồm những bài toán, những câu hỏi hay
đồng thời cả bài toán và câu hỏi thuộc về Hóa học mà trong khi hoàn thành chúng,
học sinh nắm đƣợc một tri thức hay kĩ năng nhất định.
Câu hỏi là những bài làm mà trong quá trình hoàn thành chúng, học sinh phải
tiến hành một hoạt động tái hiện. Trong các câu hỏi, giáo viên thƣờng yêu cầu học
sinh phải nhớ lại nội dung của các định luật, quy tắc, khái niệm, trình bày lại một mục
trong sách giáo khoa … còn bài toán là những bài làm mà khi hoàn thành chúng, học
sinh phải tiến hành một hoạt động sáng tạo gồm nhiều thao tác và nhiều bƣớc.
Nhƣ vậy, chính các BTHH gồm bài toán hay câu hỏi, là phƣơng tiện cực kỳ
quan trọng để phát triển tƣ duy học sinh. Ngƣời ta thƣờng lựa chọn những bài toán
và câu hỏi đƣa vào một bài tập là có tính toán đến một mục đích dạy học nhất định,

là nắm hay hoàn thiện một dạng tri thức hay kỹ năng nào đó. Việc hoàn thành và
phát triển kỹ năng giải các bài toán Hóa học cho phép thực hiện những mối liên hệ
qua lại mới giữa các tri thức thuộc cùng một trình độ của cùng một năm học và
thuộc những trình độ khác nhau của những năm học khác nhau cũng nhƣ giữa tri
thức và kỹ năng.
1.2.2. Ý nghĩa của bài tập Hóa học
Bài tập Hóa học giữ vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào
tạo chung và mục tiêu riêng của môn Hóa học. Bài tập Hóa học đƣợc sử dụng ở tất
cả các khâu của quá trình dạy học: nghiên cứu tài liệu mới, củng cố, vận dụng, khái

12


quát hóa – hệ thống hóa và kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của học
sinh. Nó cung cấp cho học sinh cả kiến thức, cả con đƣờng giành lấy kiến thức, mà
còn mang lại niềm vui sƣớng của sự phát hiện, của việc tìm ra đáp số.
Bài tập Hóa học có nhiều ứng dụng trong dạy học với tƣ cách là một phƣơng
pháp dạy học phổ biến, quan trọng và hiệu nghiệm. Bài tập Hóa học là phƣơng tiện
cơ bản để dạy học sinh tập vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế đời sống, sản
xuất và tập nghiên cứu khoa học. Kiến thức học sinh tiếp thu đƣợc chỉ có ích khi sử
dụng nó vào việc giải bài tập hoặc vận dụng vào thực tiễn đời sống. Đối với học
sinh, việc giải bài tập là một phƣơng pháp dạy học tích cực.
Bài tập định hƣớng phát triển năng lực là dạng bài tập đòi hỏi ngƣời học phải
vận dụng các kiến thức riêng lẻ khác nhau để giải quyết một vấn đề mới đối với
ngƣời học, gắn với tình huống cuộc sống. Hệ thống bài tập định hƣớng năng lực
chính là công cụ để học sinh luyện tập nhằm hình thành năng lực, đồng thời là công
cụ để giáo viên và các cán bộ quản lí giáo dục kiểm tra, đánh giá năng lực của học
sinh và biết đƣợc mức độ đạt chuẩn của quá trình dạy học.
Dựa trên các bậc nhận thức và chú ý đến đặc điểm của học tập định hƣớng
năng lực, có thể xây dựng bài tập định hƣớng năng lực theo các dạng:

- Các bài tập dạng tái hiện: Yêu cầu sự hiểu và tái hiện tri thức. Bài tập tái
hiện không phải trọng tâm của bài tập định hƣớng năng lực.
- Các bài tập vận dụng: Các bài tập vận dụng những kiến thức trong các tình
huống không thay đổi. Các bài tập này nhằm củng cố kiến thức và rèn luyện các kĩ
năng cơ bản, chƣa đòi hỏi sáng tạo.
- Các bài tập giải quyết vấn đề: Các bài tập này đòi hỏi sự phân tích, tổng
hợp, đánh giá, vận dụng kiến thức vào những tình huống thay đổi để giải quyết vấn
đề. Dạng bài tập này đòi hỏi sự sáng tạo của ngƣời học.
- Các bài tập gắn với bối cảnh, tình huống thực tiễn (bài tập thực tiễn): Các
bài tập thực tiễn giải quyết những vấn đề gắn với bối cảnh và tình huống thực tiễn.
Đây là bài tập mở, tạo cơ hội cho học sinh có nhiều cách tiếp cận, nhiều con đƣờng
giải quyết khác nhau.

13


1.2.3. Bài tập Hóa học thực tiễn [12], [13], [18], [33]
1.2.3.1. Khái niệm bài tập Hóa học thực tiễn
- Bài tập Hóa học thực tiễn là những bài tập đòi hỏi học sinh phải vận dụng
kiến thức, kĩ năng Hóa học (những điều kiện và yêu cầu) cùng với các kiến thức của
các môn học khác kết hợp với kinh nghiệm, kĩ năng sống để giải quyết một số vấn
đề đặt ra từ những bối cảnh và tình huống nảy sinh từ thực tiễn.
- Bài tập Hóa học thực tiễn có ba đặc điểm quan trọng, thứ nhất là loại bài
tập có bối cảnh thực tiễn, thứ hai là bài tập phù hợp với mức độ nhận thức của học
sinh và thứ ba là bài tập đòi hỏi biện pháp giải quyết thực tế.
1.2.3.2. Vai trò, chức năng của BTHH thực tiễn
BTHH thực tiễn cũng có đầy đủ các vai trò, chức năng của một BTHH.
Ngoài ra nó còn có thêm một số tác dụng khác:
a. Về kiến thức:
- Thông qua giải BTHH thực tiễn, HS hiểu kĩ hơn các khái niệm, tính chất

hoá học; thƣờng xuyên củng cố kiến thức và hệ thống hoá đƣợc kiến thức; mở rộng
sự hiểu biết của bản thân một cách sinh động, phong phú mà không làm nặng nề
khối lƣợng kiến thức của HS.
- Bên cạnh đó, BTHH thực tiễn giúp HS có thêm sự hiểu biết về thiên nhiên,
môi trƣờng sống, ngành sản xuất hoá học, những vấn đề mang tính thời sự trong
nƣớc và quốc tế qua việc vận dụng kiến thức để lí giải các hiện tƣợng và cải tạo
thực tiễn nhằm nâng cao chất lƣợng cuộc sống.
b. Về kĩ năng:
Việc giải BTHH thực tiễn giúp HS:
- Rèn luyện và phát triển cho HS năng lực nhận thức, năng lực phát hiện và
giải quyết vấn đề liên quan đến thực tế cuộc sống.
Ví dụ: Axit sunfuric đƣợc sử dụng rộng rãi trong các acquy. Khi sử dụng
acquy, tuyệt đối không để axit sunfuric tiếp xúc với cơ thể vì có thể gây bỏng nặng.
Em hãy giải thích vì sao các nhà sản xuất khuyến cáo không dốc ngƣợc acquy khi
sử dụng?
- Rèn luyện và phát triển các kĩ năng thu thập thông tin, vận dụng kiến thức

14


để giải quyết tình huống có vấn đề của thực tế một cách linh hoạt, sáng tạo.
c. Về giáo dục tƣ tƣởng:
Việc giải BTHH thực tiễn có tác dụng:
- Rèn luyện cho HS tính kiên nhẫn, tự giác, chủ động, chính xác, sáng tạo
trong học tập và trong quá trình giải quyết các vấn đề thực tiễn.
- Thông qua nội dung bài tập giúp HS thấy rõ lợi ích của việc học môn Hoá
học từ đó HS thêm tự tin vào bản thân mình, tạo động cơ học tập tích cực, kích
thích trí tò mò, óc quan sát, sự ham hiểu biết, làm tăng hứng thú học môn hoá học
và từ đó có thể làm cho HS say mê nghiên cứu khoa học và công nghệ giúp HS có
những định hƣớng nghề nghiệp tƣơng lai. Ngoài ra, vì các BTHH thực tiễn gắn liền

với đời sống của chính bản thân HS, của gia đình, của địa phƣơng và với môi
trƣờng xung quanh nên càng góp phần tăng động cơ học tập của HS: học tập để
nâng cao chất lƣợng cuộc sống của bản thân và của cộng đồng.
Ví dụ: Tỉnh An Giang, thành phố
Châu Đốc là địa phƣơng duy nhất của cả
nƣớc có tƣợng đài vinh danh cá tra, cá basa.
Đây là những loài vật nuôi xóa đói, giảm
nghèo và làm giàu của ngƣời nông dân An
Giang. Điểm khác biệt nào sau đây của cá
tra và cá basa liên quan đến việc cá basa
tiêu thụ nhiều oxi hòa tan trong nƣớc hơn
so với cá tra?
A. Cá basa đắt tiền hơn, thơm ngon hơn so với cá tra.
B. Cá basa sống trong nƣớc chảy còn cá tra có thể sống trong ao.
C. Cá basa và cá tra đều là cá da trơn, nhƣng chất lƣợng khác nhau.
D. Cá basa và cá tra khác nhau về lƣợng chất béo trong cơ thể.
d. Giáo dục kĩ thuật tổng hợp:
- Những vấn đề của kĩ thuật của nền sản xuất yêu cầu đƣợc chuyển tải thành
nội dung của các BTHH, lôi cuốn HS suy nghĩ về các vấn đề của kĩ thuật.
- BTHH còn cung cấp cho HS những số liệu lý thú của kĩ thuật, những số

15


liệu mới về phát minh, về năng suất lao động, về sản lƣợng ngành sản xuất đạt đƣợc
giúp HS hòa nhịp với sự phát triển của khoa học, kĩ thuật thời đại mình đang sống.
Ví dụ: Dùng clo để khử trùng nƣớc sinh hoạt là một phƣơng pháp rẻ tiền và
dễ sử dụng hoặc trong công nghiệp clo dùng làm nguyên liệu sản xuất nhựa PVC,…
Hàng năm thế giới tiêu thụ khoảng 45 triệu tấn Cl2. Nếu lƣợng clo trên chỉ đƣợc
điều chế từ NaCl thì cần ít nhất bao nhiêu tấn NaCl?

1.2.3.3. Phân loại bài tập Hóa học thực tiễn
a. Cơ sở phân loại BTHH thực tiễn
Có nhiều cơ sở để phân loại bài tập hóa học thực tiễn [35]:
- Dựa vào hình thức, bài tập Hóa học thực tiễn có thể chia thành: Bài tập tự
luận (tự trả lời) bao gồm các dạng trả lời bằng một từ, bằng một câu ngắn, trả lời cả
bài (theo cấu trúc hoặc tự do), giải bài tập; bài tập trắc nghiệm khách quan bao gồm
các dạng câu hỏi có/không, đúng/sai, nhiều lựa chọn, phức hợp, ghép đôi.
+ Bài tập tự luận (tự trả lời) bao gồm các dạng trả lời bằng một từ, bằng một
câu ngắn, trả lời cả bài (theo cấu trúc hoặc tự do), giải bài toán. Bài tập TNTL là
dạng bài tập yêu cầu HS phải kết hợp cả kiến thức hoá học, ngôn ngữ hoá học và
công cụ toán học để trình bày nội dung của bài toán hoá học.
+ Bài tập TNKQ là loại bài tập hay câu hỏi có kèm theo câu trả lời sẵn và yêu
cầu HS suy nghĩ rồi dùng 1 ký hiệu đơn giản đã quy ƣớc để trả lời. Bài tập TNKQ
bao gồm câu hỏi có/không, đúng/sai, câu hỏi có nhiều lựa chọn, câu ghép đôi…
- Dựa vào tính chất hoạt động của HS khi giải bài tập có thể chia thành
bài tập lí thuyết (khi giải không phải làm thí nghiệm) và bài tập thực nghiệm (khi
giải phải làm thí nghiệm).
- Dựa vào chức năng của bài tập có thể chia thành bài tập đòi hỏi sự tái
hiện kiến thức (biết, hiểu, vận dụng), bài tập rèn tƣ duy độc lập, sáng tạo (phân tích,
tổng hợp, đánh giá).
- Dựa vào tính chất của bài tập có thể chia thành bài tập định tính và
định lƣợng.
- Dựa vào kiểu hay dạng bài tập có thể chia thành:
+ Bài tập xác định công thức phân tử của hợp chất

16


+ Bài tập xác định thành phần % của hỗn hợp
+ Bài tập nhận biết các chất

+ Bài tập tách các chất ra khỏi hỗn hợp
+ Bài tập điều chế các chất
+ Bài tập bằng hình vẽ
- Dựa vào khối lƣợng kiến thức có thể chia thành bài tập đơn giản hay phức
tạp (hoặc cơ bản hay tổng hợp).
- Dựa vào nội dung có thể chia thành: Bài tập có nội dung thuần tuý hoá
học, bài tập có nội dung gắn với thực tiễn (bài tập thực tiễn).
Trên thực tế dạy học, sự phân loại trên chỉ là tƣơng đối. Có những bài vừa có
nội dung thuộc bài tập định tính lại vừa có nội dung thuộc bài tập định lƣợng; hoặc
trong một bài có thể có phần TNKQ cùng với giải thích, viết phƣơng trình hóa học...
b. Một số dạng BTHH thực tiễn
 Dựa vào tính chất của bài tập
Dựa vào tính chất của bài tập hóa học, có thể chia thành:
- Bài tập định tính: Bao gồm các bài tập về giải thích các hiện tƣợng, các
tình huống nảy sinh trong thực tiễn; lựa chọn hoá chất cần dùng cho phù hợp với
tình huống thực tiễn, nhận biết, tinh chế, đề ra phƣơng hƣớng để cải tạo thực tiễn…
Ví dụ 1: Vì sao bề mặt vỏ trứng có nhiều bọt khí và làm trứng nổi lên trong
dung dịch có tính axit (nƣớc giấm ăn, nƣớc chanh…)?
- Bài tập định lƣợng: Bao gồm dạng bài tập về tính lƣợng hoá chất cần
dùng, pha chế dung dịch…
Ví dụ: Trong y học, dƣợc phẩm Nabica (NaHCO3) dùng để trung hòa bớt
lƣợng HCl dƣ trong dạ dày. Tính thể tích dung dịch HCl 0,035M (nồng độ axit
trong dạ dày) đƣợc trung hòa và thể tích khí CO2 (đktc) sinh ra khi ngƣời bệnh uống
0,336 g NaHCO3.
- Bài tập tổng hợp: Bao gồm cả kiến thức định tính lẫn định lƣợng.
Ví dụ: Hàng năm thế giới tiêu thụ khoảng 45 triệu tấn Cl2.
a) Ngƣời ta thƣờng kết hợp điều chế clo với điều chế xút từ NaCl. Viết phƣơng
trình hóa học xảy ra. Tính khối lƣợng NaCl cần dùng để có đƣợc lƣợng clo trên.

17



b) Biết 1 m3 clo lỏng nặng 1400 kg, tính thể tích clo lỏng ứng với 45
triệu tấn trên.
c) Thể tích clo lỏng nhỏ hơn bao nhiêu lần so với thể tích clo khí ở điều kiện
tiêu chuẩn với cùng một khối lƣợng.
 Dựa vào lĩnh vực thực tiễn đƣợc gắn với nội dung bài tập:
- Bài tập về sản xuất hoá học
Ví dụ: Supephotphat đơn đƣợc điều chế từ một loại bột quặng có chứa 73,0%
Ca3(PO4)2, 26,0% CaCO3 và 1,0% SiO2.
a. Tính khối lƣợng dung dịch H2SO4 65,0% đủ tác dụng với 100,0 kg bột quặng.
b. Supephotphat đơn thu đƣợc gồm những chất nào? Tính tỉ lệ % P2O5 trong
loại supephotphat đơn trên.
- Bài tập về các vấn đề trong đời sống, học tập và lao động sản xuất. Bao
gồm các dạng bài tập về:
+ Giải quyết các tình huống có vấn đề trong quá trình làm thực hành, thí
nghiệm như: Sử dụng dụng cụ thí nghiệm, sử dụng hoá chất hợp lí, xử lí tai nạn xảy
ra, phòng chống độc hại, ô nhiễm trong khi làm thí nghiệm…
Ví dụ 1: Muốn pha loãng axit H2SO4 đặc ta phải rót từ từ axit vào lọ đựng
nƣớc. Không đƣợc làm ngƣợc lại. Vì sao?
Ví dụ 2: Khi điều chế khí clo, lƣợng clo dƣ thoát ra ngoài không khí. Một
lƣợng nhỏ khí clo có thể làm nhiễm bẩn không khí trong phòng thí nghiệm. Hãy tìm
cách để loại bỏ lƣợng khí clo đó.
Ví dụ 3: Sau khi điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm, ống nghiệm
thƣờng bị lớp màu đen bám bên trong thành ống. Hãy tìm cách để rửa sạch ống
nghiệm đó.
+ Sử dụng và bảo quản các hoá chất, sản phẩm hoá học trong ăn uống, chữa
bệnh, giặt giũ, tẩy rửa…
Ví dụ 1: Vì sao để bảo quản kim loại natri, ngƣời ta ngâm chúng trong dầu hỏa?
Ví dụ 2: Tại sao để bảo quản photpho đỏ, ngƣời ta ngâm chúng trong nƣớc cất?

Ví dụ 3: Tại sao không nên dùng đồ vật bằng nhôm để chứa hoặc dự trữ thức
ăn để qua đêm?

18


+ Sơ cứu tai nạn do hoá chất.
Ví dụ: Khi làm thí nghiệm, ta vô ý để axit sunfuric rơi vào tay. Em sẽ làm
gì? Em hãy giải thích tại sao lại làm nhƣ vậy?
+ Giải thích các hiện tượng, tình huống có vấn đề nảy sinh trong đời sống,
lao động sản xuất.
Ví dụ: Sau những cơn mƣa lớn, ngƣời ta dùng vôi tôi (Ca(OH)2) để bón cho
ao cá để khử chua, khử phèn nhờ có tính
chất hóa học nào sau đây? Do vôi tôi
(Ca(OH)2)
A. tác dụng đƣợc với nƣớc.
B. tác dụng đƣợc với oxit axit.
C. tác dụng đƣợc với axit.
D. tác dụng đƣợc với dung dịch
kiểm.
+ Bài tập có liên quan đến môi trường và vấn đề bảo vệ môi trường
Ví dụ: Khí cacbonic (CO2) là thủ phạm chính gây ra biến đổi khí hậu. Đồng
bằng sông Cửu Long là khu vực chịu nhiều thiệt hại của biến đổi khí hậu. Các hiện
tƣợng bất thƣờng liên quan đến biến đổi khí hậu nhƣ bão, xâm nhập mặn, hạn hán,
nƣớc biển dâng ảnh hƣởng xấu đến cuộc sống của hàng triệu đồng bào. Em hãy đề
xuất ba biện pháp đơn giản, hiệu quả, khả thi để ứng phó với biến đổi khí hậu ở
đồng bằng sông Cửu Long.
Mỗi lĩnh vực thực tiễn trên lại bao gồm tất cả các loại bài tập định tính, định
lƣợng, tổng hợp; bài tập lí thuyết, bài tập thực hành.
 Dựa vào mức độ nhận thức của HS.

- Các bài tập dạng tái hiện: Yêu cầu sự hiểu và tái hiện tri thức. Bài tập tái
hiện không phải trọng tâm của bài tập định hƣớng năng lực.
Ví dụ: Để làm tinh khiết một loại bột đồng có lẫn bột các kim loại thiếc,
kẽm, chì, ngƣời ta ngâm hỗn hợp trên trong dung dịch đồng (II) nitrat.
a) Hãy giải thích việc làm này và viết các phƣơng trình phản ứng xảy ra
b) Nếu bạc có lẫn các kim loại nói trên, bằng cách nào có thể loại đƣợc tạp

19


chất? Viết các phƣơng trình phản ứng xảy ra.
- Các bài tập vận dụng: Các bài tập vận dụng những kiến thức trong các tình
huống không thay đổi. Các bài tập này nhằm củng cố kiến thức và rèn luyện các kĩ
năng cơ bản, chƣa đòi hỏi sáng tạo.
Ví dụ: Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, có thể dùng muối nào sau đây?
A. CaCO3.

B. NH4HCO3.

C. (NH4)3PO4.

D. NaCl.

- Các bài tập giải quyết vấn đề: Các bài tập này đòi hỏi sự phân tích, tổng
hợp, đánh giá, vận dụng kiến thức vào những tình huống thay đổi để giải quyết vấn
đề. Dạng bài tập này đòi hỏi sự sáng tạo của ngƣời học.
Ví dụ: Khi tôi vôi ngƣời ta đổ vôi sống vào thùng nƣớc rồi khuấy đều và giữ
nƣớc sao cho khi vôi đã nở hết cỡ rồi mà vẫn có nƣớc nổi trên mặt. Phần nƣớc trong
ở trên thùng vôi đó đƣợc gọi là nƣớc vôi trong. Vài ngày sau, trên bề mặt nƣớc vôi
trong đó xuất hiện một lớp màng cứng mà ta có thể cầm lên thành từng miếng nhƣ

miếng kính. Hãy giải thích hiện tƣợng này.
- Các bài tập gắn với bối cảnh, tình huống thực tiễn (bài tập thực tiễn): Các
bài tập thực tiễn giải quyết những vấn đề gắn với bối cảnh và tình huống thực tiễn.
Đây là bài tập mở, tạo cơ hội cho học sinh có nhiều cách tiếp cận, nhiều con đƣờng
giải quyết khác nhau.
Ví dụ: Để có thể phân biệt phân bón NPK thật và NPK giả trên thị trƣờng,
em hãy đề xuất hai cách làm đơn giản, hiệu quả.
Trả lời:
Cách 1 – NPK giả thƣờng dùng phẩm màu công nghiệp để làm giả thành
phần phân kali trong NPK. Do đó, khi lấy một mẫu NPK giả vào cốc nƣớc, màu của
cốc nƣớc nhanh chóng chuyển sang màu đỏ, do phẩm màu dễ tan. Thí nghiệm
tƣơng tự với phân bón NPK thật các muối sẽ tan chậm hơn phẩm màu. Dung dịch
có màu nhạt hơn so với màu đỏ của NPK giả.
Cách 2 – Lấy một chén sứ, đổ vào đó khoảng 5ml cồn tuyệt đối. Châm lửa
đốt, cồn cháy cho ngọn lửa màu xanh. Rắc vài hạt phân bón NPK thật vào ngọn lửa
sẽ chuyển màu tím nhạt, nhận ra nguyên tố kali. Thí nghiệm tƣơng tự với NPK giả
ngọn lửa sẽ không chuyển sang màu tím nhạt.

20


Từng mức độ trên có thể đƣợc chia làm nhiều mức độ nhỏ hơn nữa để phù
hợp với trình độ của HS đồng thời cũng thể hiện sự phân hoá HS trong cùng một
bài, trong hệ thống BTHH thực tiễn.
Trên đây là một số cách phân loại BTHH thực tiễn. Tuy nhiên, có nhiều
BTHH thực tiễn lại là tổng hợp của rất nhiều loại bài.
1.3. Năng lực
1.3.1. Khái niệm chung về năng lực
- Theo quan điểm của những nhà tâm lý học: Năng lực là tổng hợp các đặc
điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trƣng của một hoạt

động, nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao.
- Các năng lực hình thành trên cơ sở của các tƣ chất tự nhiên của cá nhân nó
đóng vai trò quan trọng, năng lực của con ngƣời không phải hoàn toàn do tự nhiên
mà có, phần lớn do công tác, do tập luyện mà có.
1.3.2. Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn
Trong chƣơng trình giáo dục phổ thông, chƣơng trình giáo dục trung học cơ sở
giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã đƣợc hình thành và phát triển ở
cấp tiểu học; tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội; biết vận
dụng các phƣơng pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh tri thức và kỹ năng nền tảng;
có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề và có thức hƣớng nghiệp để tiếp tục
học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động.
Chƣơng trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh
những năng lực cốt lõi sau:
- Những năng lực chung đƣợc tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp
phần hình thành, phát triển: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác,
năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;
- Những năng lực chuyên môn đƣợc hình thành, phát triển chủ yếu thông qua
một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính
toán, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực công nghệ, năng lực tin học,
năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất.
Phƣơng pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý

21


tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải
quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời
gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cƣờng việc học tập
trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên – học sinh theo hƣớng cộng tác có ý nghĩa
quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và

kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập phức
hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp. [43]
Trong các năng lực chuyên biệt về môn Hóa học thì năng lực vận dụng kiến
thức Hóa học vào thực tiễn là một trong những năng lực quan trọng cần đƣợc hình
thành và phát triển trong dạy học Hóa học ở trƣờng phổ thông.
- Để học sinh vận dụng đƣợc kiến thức Hóa học vào thực tiễn, giáo viên phải
dần dần hình thành cho học sinh kỹ năng quan sát, kỹ năng đặt vấn đề trƣớc những
hiện tƣợng xảy ra trong tự nhiên, trong cuộc sống hằng ngày. Bên cạnh đó, trong
quá trình hình thành kiến thức cho học sinh, giáo viên cần phải đƣa hiện tƣợng thực
tế cuộc sống vào nội dung bài học.
- Để kiểm tra mức độ nhận thức, mức độ tiếp thu kiến thức hay rèn kỹ năng
quan sát và tạo hứng thú học tập cho học sinh giáo viên cần phải bổ sung và sử
dụng các bài tập liên quan đến thực tiễn.
1.4. Đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh THCS
1.4.1. Vị trí, ý nghĩa của giai đoạn tuổi học sinh THCS trong sự phát triển con người
Tuổi thiếu niên, nhƣ đã biết, ứng với tuổi học sinh THCS, học sinh từ lớp 69 (theo hệ thống giáo dục ở Việt Nam). Đây là lứa tuổi đã đƣợc chứng minh là rất
thú vị song cũng gây nhiều khó khăn cho thầy cô trong nhà trƣờng, bởi đặc điểm
tâm sinh lý đặc trƣng của lứa tuổi này. Tuổi thiếu niên là giai đoạn phát triển tự
nhiên rất quan trọng trong đời ngƣời. Không qua giai đoạn này, con ngƣời không
thể thoát ra khỏi tuổi trẻ để bƣớc vào giai đoạn trƣởng thành. Lứa tuổi này đƣợc coi
là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con thành ngƣời lớn.
Đây là lứa tuổi có bƣớc nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, cho phép tạo nội
dung cơ bản và sự khác biệt đặc thù về mọi mặt phát triển: thể chất, trí tuệ, giao
tiếp, tình cảm, đạo đức... của các em. Tuổi thiếu niên gồm các đặc điểm:

22


×