Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Thị xã Hương Trà nằm ở cửa ngõ phía bắc thành phố Huế, trong tuyến hành lang
kinh tế Đông – Tây, trên trục giao thông Bắc – Nam; có vị trí chiến lược quan trọng về
kinh tế, chính trị và quốc phòng, an ninh của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Từ khi tái lập huyện (1990), nhân dân Hương Trà đã vận dụng sáng tạo đường lối
đổi mới của Đảng vào điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn của địa phương để đẩy mạnh
phát triển mọi mặt, nhất là kinh tế - xã hội, tạo chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực;
đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với đô thị hoá. Qua gần 20 xây
dựng và phát triển, từ một huyện thuần nông khi mới tái lập (1990), Hương Trà đã có
những bước phát triển vượt bậc, được Chính phủ nâng cấp thành thị xã – đô thị loại III
(15-11-2011). Vậy những nhân tố nào đã tác động đến quá trình chuyển biến của thị xã
Hương Trà từ 1990 đến 2011? Quá trình chuyển biến đó như thế nào? Và để lại những
bài học kinh nghiệm gì về phát triển kinh tế xã hội của thị xã?
Về ý nghĩa khoa học: Luận văn nhằm mục tiêu tái hiện một cách có hệ thống về
quá trình chuyển biến kinh tế xã hội của thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế từ 1990
đến 2011. Trong đó, luận văn nêu bật lên những chủ trương của Đảng cùng với sự lao
động sáng tạo của nhân dân thị xã Hương Trà, từ đó rút ra được những thành công và
hạn chế của nền kinh tế - xã hội thị xã Hương Trà trong giai đoạn 1990 – 2011.
Về ý nghĩa thực tiễn: Luận văn rút ra được bài học kinh nghiệm góp phần vào
việc xây dựng, phát triển thị xã Hương Trà trong tương lai, đồng thời cung cấp nguồn
tư liệu đáng tin cậy cho việc giáo dục lịch sử địa phương, nhất là đối với thế hệ trẻ.
Từ những vấn đề đặt ra đó, tôi lựa chọn đề tài “Quá trình chuyển biến về kinh
tế xã hội của thị xã Hƣơng Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế từ 1990 đến 2011” làm đề tài
luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam của mình.
1
Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Liên quan đến đề tài có những công trình sau:
- Nguyễn Trọng Phúc (2001), Một số kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam
trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Đây là
công trình nghiên cứu những kinh nghiệm thực tế khi giải quyết đúng đắn mối quan hệ
giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, giữ vững được định hướng xã hội chủ nghĩa
và đáp ứng được nguyện vọng, lợi ích và cuộc sống của nhân dân dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Nguyễn Văn Thường (2004), Một số vấn đề về kinh tế - xã hội Việt Nam trong
thời kì đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Công trình này đã trình bày một số
vấn đề kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kì đổi mới, từ đó, tác giả đã đưa ra một
số kiến nghị, giải pháp để khắc phục những hạn chế, giúp đất nước tiến nhanh trên con
đường đổi mới.
- Mai Văn Xuân - “Nghiên cứu phát triển kinh tế nông hộ theo hướng sản xuất
hàng hóa trên các vùng sinh thái ở huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên - Huế” – Luận
án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế – Đại học Huế, 1994 nghiên cứu về vai trò
của kinh tế nông hộ trong quá trình chuyển nền nông nghiệp tự nhiên, hiện vật sang
nền nông nghiệp hàng hóa, thực trạng phát triển kinh tế nông hộ ở huyện Hương Trà;
Phương hướng biện pháp chủ yếu để phát triển kinh tế nông hộ
- Lịch sử Đảng bộ Thừa Thiên - Huế (1930 – 2000) gồm 3 tập. Ngô Kha chủ
biên. - Nxb Chính trị Quốc gia, giới thiệu quê hương, con người Thừa Thiên - Huế.
Quá trình lãnh đạo của Đảng bộ Thừa Thiên - Huế qua các giai đoạn 1930 – 1954,
1954 – 1975, 1975 – 2000, gắn liến với Công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, sự
nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá của Đảng bộ và nhân dân Thừa Thiên Huế, trong
đó bao gồm cả thị xã Hương Trà.
- Lịch sử Đảng bộ Huyện Hương Trà (1975 – 2005), NXB Thuận Hóa, Huế, 2010,
tái hiện công cuộc xây dựng và phát triển của Đảng bộ và nhân dân Hương Trà từ sau
ngày giải phóng đến năm 2005, cùng những thành tựu đạt được trên tất các lĩnh vực.
- Nguyễn Văn Bình - “Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông
nghiệp bền vững tại thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế”- Luận án Tiến sĩ quản lí
2
Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
đất đai, Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế, 2016 nghiên cứu về sử dụng đất
nông nghiệp cho các loại hình sử dụng đất của Hương Trà một thị xã/huyện điển hình
vừa có khu vực gò đồi, đồng bằng và đầm phá – ven biển của tỉnh Thừa Thiên Huế, làm
cơ sở cho quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiệu quả và bền vững.
- Lâm Thái Bảo Ngân: “Việc làm cho lao động nữ tại thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa
Thiên Huế” – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế,
2015, luận văn góp phần làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn về vấn đề việc làm cho lao
động nữ thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Qua đó xác định nguyên nhân thành
công và hạn chế trong công tác giải quyết việc làm của địa phương trong thời gian qua.
Các công trình và tài liệu trên đây đã phản ánh ở những khía cạnh khác nhau, ở một
mức độ khác nhau đã có một số nội dung liên quan đến đề tài. Tuy nhiên, chưa có công
trình nào đi sâu vào nghiên cứu về sự chuyển biến kinh tế - xã hội của thị xã Hương Trà,
tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 1990 đến 2011 một cách có hệ thống và toàn diện. Vì vậy,
việc đi sâu tìm hiểu về sự chuyển biến kinh tế - xã hội của thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa
Thiên Huế từ năm 1990 đến năm 2011 là một vấn đề mới mẻ và cần thiết.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nhằm làm sáng tỏ những chuyển biến về kinh tế - xã hội của thị xã
Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 1990 đến năm 2011. Từ đó rút ra một số đặc
điểm, ý nghĩa và các bài học kinh nghiệm có tính định hướng cho sự phát triển của thị
xã trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, thu thập và xử lí các tài liệu thành văn có liên quan đến nội dung của
luận văn, nhất là các văn kiện, các báo cáo của Tỉnh ủy, Thị ủy và Ủy ban nhân dân thị
xã Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thứ hai, phân tích các nhân tố về điều kiện tự nhiên và tài nguyên, điều kiện,
kinh tế - xã hội và những chủ trương của Đảng tác động đến chuyển biến kinh tế - xã
hội của thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
3
Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
Thứ ba, tái hiện bức tranh chuyển biến kinh tế - xã hội của Hương Trà từ năm
1990 đến năm 2011, làm rõ những thành tựu và hạn chế của thị xã trong chuyển dịch
cơ cấu kinh tế của thị xã.
Thứ tư, rút ra những đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và đúc rút những bài học kinh
nghiệm về sự chuyển biến kinh tế - xã hội của thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
từ năm 1990 đến năm 2011.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội của thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên
Huế từ năm 1990 đến năm 2011.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: mốc mở đầu là từ tháng 9/1990 (huyện Hương Trà tái lập, tách ra từ
Huyện Hương Điền) và mốc kết thúc là hết năm 2011 (khi Thị xã Hương Trà thành lập).
Về không gian: Thị xã Hương Trà thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, gồm 7 phường và 9 xã.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tƣ liệu
- Các bài viết nghiên cứu về kinh tế - xã hội của thị xã Hương Trà đăng trên tập
san của Thị xã.
- Nguồn tài liệu do Phòng thống kê Thị xã Hương Trà công bố.
- Nguồn tài liệu lưu trữ: một số văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc, các chỉ thị,
Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về kinh tế - xã hội. Ngoài ra, còn tham khảo các tài
liệu lưu trữ như các văn kiện, các chỉ thị, Nghị quyết, các báo cáo tổng kết hàng năm
của Thị ủy Hương Trà, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế qua các kì Đại hội và hội nghị từ năm
1990 đến năm 2011, cùng với những tài liệu của các phòng, ban, các ngành thuộc tỉnh
Thừa Thiên Huế và thị xã Hương Trà.
4
Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử nhằm tái hiện lại bức tranh chân thực
về quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội của thị xã Hương Trà từ năm 1990 đến năm 2011,
kết hợp với phương pháp logic để đánh giá, khái quát nội dung vấn đề cần nghiên cứu.
Ngoài ra, chúng tôi còn vận dụng các phương pháp khác như: Phương pháp nghiên
cứu tài liệu thành văn, phương pháp đối chiếu, phương pháp thống kê, phương pháp so
sánh, phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp điền dã… để làm rõ vấn đề.
6. Đóng góp của luận văn
Một là, Luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống về sự chuyển biến kinh tế - xã
hội của Thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế trong hơn 20 năm (1990 – 2011).
Hai là, Luận văn làm rõ những thành công cũng như những tồn tại trong quá trình
chuyển biến kinh tế - xã hội của Hương Trà sau khi tách huyện cho đến khi thành lập
thị xã, rút ra một số đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm.
Ba là, kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần nhận thức toàn diện hơn về lịch
sử kinh tế - xã hội của Thị xã Hương Trà nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung,
đồng thời cung cấp tài liệu cho công tác giảng dạy lịch sử địa phương, góp phần giáo
dục truyền thống cho thế hệ trẻ ở địa phương.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu (trang), kết luận (trang), tài liệu tham khảo (trang) và phụ
lục, luận văn dài chia làm 3 chương:
Chƣơng 1: Những nhân tố tác động đến sự chuyển biến kinh tế - xã hội của
Hương Trà từ 1990 đến 2011 (trang)
Chƣơng 2: Quá trình chuyển biến kinh tế và xã hội của Hương Trà từ 1990
đến 2011 (trang)
Chƣơng 3: Một số nhận xét và bài học kinh nghiệm (trang)
5
Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ CHUYỂN BIẾN
KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HƢƠNG TRÀ TỪ 1990 ĐẾN 2011
1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Thị xã Hương Trà phía Bắc giáp huyện Phong Điền và huyện Quảng Điền, phía
Nam giáp thành phố Huế, và thị xã Hương Thủy, phía Tây giáp huyện A Lưới, phía
Đông giáp biển Đông và huyện Phú Vang. Nằm ở vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế,
văn hóa, dễ dàng giao lưu buôn bán trong nội tỉnh cũng như đóng vai trò vệ tinh đối với
thành phố Huế, Hương Trà có những điều kiện thuận lợi trong việc xác định phương
hướng phát triển kinh tế - văn hóa gắn với sự phát triển của thành phố Huế và cả tỉnh.
Hương Trà có diện tích tự nhiên 51.853,4 ha, chia thành 3 vùng rõ rệt. Vùng gò
đồi – miền núi có các xã Hương Thọ, Bình Thành, Bình Điền, Hương Bình và Hồng
Tiến; vùng đồng bằng bán sơn địa có thị trấn Tứ Hạ và các xã Hương Văn, Hương
Xuân, Hương Vân, Hương Toàn, Huơng Vinh, Hương Chữ, Hương An, Hương Hồ;
vùng đầm phá ven biển gồm các xã Hương Phong, Hải Dương.
Với đặc điểm địa hình đó, có thể thấy vùng gò đồi – miền núi Hương Trà phù
hợp với việc trồng rừng, trồng cây công nghiệp dài ngày và các loại cây ăn quả. Vùng
đồng bằng với phần lớn diện tích trồng lúa nước, phần còn lại phù hợp với các loại cây
công nghiệp, ngắn ngày như sắn, lạc, ngô; cây ăn quả như bưởi, thanh trà, quýt và cây
thực phẩm như rau, đậu các loại... Vùng đầm phá ven biển với diện tích mặt nước
rộng, dồi dào các loại thủy, hải sản, cùng với việc phát triển du lịch trên đầm phá.
6
Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
Hương Trà thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cho nên thời tiết diễn ra theo
chu kì 4 mùa, mùa xuân mát mẽ, ấm áp; mùa hè nóng bức; mùa thu dịu và mùa đông
gió rét. Nhiệt độ trung bình cả năm 25°C. Số giờ nắng cả năm là 2000 giờ. Khí hậu
này góp phần giúp Hương Trà dễ dàng phát triển các loại cây trồng, như cây lương
thực và rau màu cùng một số loại cây công nghiệp ngắn ngày khác,... Tuy nhiên, khí
hậu khác cũng đem đến nhưng cơn bão, lũ lụt hay hạn hán, gây ra những khó khăn
trong công tác phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Do nằm ở vị trí được bao bọc bởi hai con sông lớn là sông Bồ và sông Hương chảy
xuôi theo địa bàn huyện, nối liền vùng rừng núi Trường Sơn với phá Tam Giang nên
giao thông đường thủy thuận lợi, tạo điều kiện cho sự thông thương, phát triển kinh tế,
văn hóa giữa các vùng trong huyện cũng như giữa huyện với thành phố và các huyện lân
cận. Mặc khác, vì nằm giữa 2 con sông lớn nên tài nguyên đất của Hương Trà khá màu
mỡ, nhờ sự bồi lấp mang lại. Tuy nhiên, cũng vì vị trí này nên không tránh khỏi được
những trận lũ lụt gây ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân.
Hương Trà còn là một vùng đất với những sản vật từ vườn và sản phẩm từ các
ngành nghề thủ công truyền thống khá phong phú. Các sản vật từ vườn nổi tiếng như
quýt Hương Cần, thanh trà Lại Bằng, củ kiệu La Chữ, chè Hải Cát... là những lợi thế
cạnh tranh cho Hương Trà trong phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp.
Như vậy, so với tất cả các địa phương khác trong tỉnh, Hương Trà là địa phương
có đầy đủ các loại địa hình của Thừa Thiên Huế, như biển, đầm phá, sông ngoài, đồng
bằng, gò đồi, rừng núi,... Điều này tác động thuận lợi cho Hương Trà xây dựng một cơ
cấu kinh tế đa dạng, với nhiều ngành nghề, dựa trên những ưu thế về địa hình và
nguồn tài nguyên.
1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất, là một trong những lợi thế của Hương Trà. Đất đai, thổ nhưỡng
của Hương Trà rất đa dạng, nhờ sự bồi tụ qua năm tháng của sông Hương và sông Bồ
mà địa phương có thuận lợi trong việc phát triển các loại cây như cây công nghiệp dài
ngày, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả và cây lương thực và phát triển chăn nuôi,
mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế của vùng.
7
Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
Tài nguyên nước: Với việc vừa có 2 con sông chạy qua địa bàn, cùng vị trí tiếp
giáp biển, lại có nhiều ao, hồ, khe suối, đầm phá. Hương Trà dễ dàng phát triển giao
thông đường thủy nội địa, giao thông biển. Cùng với đó là nguồn thủy hải sản đa dạng
và phong phú nhiều chủng loại, từ nước ngọt, nước mặn, nước lợ... Bên cạnh đó, du
lịch cũng phát triển nhờ vào lợi thế tài nguyên nước của Hương Trà, du lịch biển, du
lịch trên đầm phá Tam Giang (thuộc địa phận hai xã Hương Phong và Hải Dương),
khu sinh thái (Hồ Thọ Sơn – Hương Xuân, Khe Đầy, Khe Lạnh, Khe Hung,..).
Tài nguyên rừng: Hương Trà còn có thảm thực vật có rừng phong phú, đa dạng,
có nhiều loại gỗ quý hiếm và nhiều loài động vật hoang dã, thích hợp cho việc phát
triển lâm nghiệp.
Bên cạnh đó, Hương Trà có tài nguyên khoáng sản vô cùng phong phú: mỏ đá
vôi Văn Xá sản xuất được xi măng mác cao, mỏ đá granit đen xám ở vùng núi Hương
Thọ, Bình Thành, Hương Vân, mỏ cao lanh Văn Xá, mỏ khoáng Titan, cát, sỏi...có trữ
lượng lớn, chất lượng tốt; đây là cơ sở để Hương Trà phát triển ngàng công nghiệp vật
liệu xây dựng.
Tất cả những điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên trên của Hương Trà rất
thuận lợi cho việc phát triển, đặc biệt là phát triển công nghiệp – vật liệu xây dựng cũng
như đẩy mạnh việc phát triển nông – lâm – ngư nghiệp. Bên cạnh đó, tiềm năng về du lịch
to lớn cũng góp phần thúc đẩy Hương Trà phát triển thương mại – dịch vụ mạnh mẽ.
1.2. Nguồn lực kinh tế - xã hội
1.2.1. Sự thay đổi về mặt hành chính
Trải qua nhiều sự thay đổi về và điều chỉnh về địa lí, sau năm 1975, huyện
Hương Trà có 13 xã. Ngày 11-3-1977, huyện Hương Trà hợp nhất với các huyện
Phong Điền, Quảng Điền thành huyện Hương Điền.
Năm 1989, tỉnh Thừa Thiên - Huế được tái lập. Tháng 9-1990, Hội đồng Bộ
trưởng quyết định chia huyện Hương Điền thành ba huyện Phong Điền, Quảng Điền,
Hương Trà gồm 16 xã và 01 thị trấn. Đó là các xã: Hương Bình, Hương Thọ, Hương
Hồ, Hương Vân, Hương Văn, Hương Xuân, Hương Toàn, Hương Phong, Hương Vinh,
8
Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
Hương Chữ, Hương An, Bình Thành, Bình Điền, Hồng Tiến, Hải Dương, Hương Phú
và Thị trấn Tứ Hạ.
Ngày 22/11/1995, xã Hương Phú sáp nhập vào thị trấn Tứ Hạ. Từ đó, huyện
Hương Trà có 15 xã: Hương Bình, Hương Thọ, Hương Hồ, Hương Vân, Hương Văn,
Hương Xuân, Hương Toàn, Hương Phong, Hương Vinh, Hương Chữ, Hương An,
Bình Thành, Bình Điền, Hồng Tiến, Hải Dương và 1 thị trấn Tứ Hạ.
Năm 2009, theo Quyết định 235/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế,
quy hoạch tập trung phát triển thành phố Huế, các thị xã Hương Trà, Hương Thuỷ,
Thuận An, thị trấn Bình Điền để trở thành khu vực nội thị thành phố Thừa Thiên Huế
trong tương lai, là hạt nhân của vùng. Năm 2010, thị trấn Tứ Hạ thuộc huyện Hương
Trà được công nhận là đô thị loại IV. Ngày 15-11-2011, Chính phủ ban hành Nghị
quyết 99/NQ-CP thành lập thị xã Hương Trà thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế trên cơ sở
toàn bộ huyện Hương Trà; đồng thời chuyển thị trấn Tứ Hạ và 6 xã: Hương An,
Hương Chữ, Hương Hồ, Hương Văn, Hương Vân, Hương Xuân thành 7 phường có tên
tương ứng1. Như vậy, thị xã Hương Trà có 7 phường và 9 xã, sự kiện này đánh dấu
bước chuyển mình to lớn của Hương Trà trong thời kì hiện đại.
1.2.2. Nguồn lực kinh tế
Cuối những năm 80 của thế kỷ XIX, sau khi từ bỏ cơ chế tập trung – quan liêu
bao cấp, thực hiện đường lối đổi mới do Đại hội VI (1986) của Đảng đề ra mà trọng
tâm là đổi mới kinh tế nhằm ổn định tình hình kinh tế xã hội. Đảng bộ và nhân dân
Hương Trà đã có những thay đổi nhằm vượt qua tình cảnh khó khăn về kinh tế, sau
những năm trì trệ, lạc hậu và khủng hoảng.
Cho đến thời điểm năm 1990, trước khi tái lập huyện, có thể nói cơ cấu kinh tế
của Hương Trà chủ yếu dựa vào nông nghiệp và công nghiệp, trong đó nông nghiệp
chiếm đến hơn 60% tỉ trọng nền kinh tế, công nghiệp tỉ trọng còn thấp và quy mô còn
nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của huyện. Dịch vụ - thương mại chỉ mới ở
hình thức manh mún, lạc hậu, chưa đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tốc độ tăng trưởng
kinh tế chỉ đạt 1,86%
1
Nghị quyết 99/NQ-CP ngày 15/11/2011 thành lập thị xã Hương Trà
9
Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
Cơ cấu tỷ trọng nền kinh tế
Huyện Hương Điền năm 1990
0%
36%
Nông nghiệp
Công nghiệp
64%
Dịch vụ
Tuy nhiên, Hương Trà cũng có một số điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển
kinh tế - xã hội những năm tiếp theo.
1.2.2.1. Về nông nghiệp
Đến năm 1990, cơ bản huyện đã tập trung đầu tư và chủ động tạo mọi điều kiện
để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp toàn diện, coi trọng thâm canh sản xuất lương thực.
Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng sản xuất lương thực vẫn phát triển, bình quân năng
suất lúa đạt 66,13 tạ/ha/năm, vùng trọng điểm có 4.534 ha đạt năng suất bình quân
70,87 tạ/ha/năm, đã giảm dần độ chênh lệch trong sản xuất giữa các vùng. Bình quân
sản lượng lương thực đạt 21.131 tấn/năm đưa bình quân lương thực tính theo đầu
người đạt 229kg/năm. Diện tích cây công nghiệp ngắn ngày, cây xuất khẩu tăng,
chiếm 10% diện tích gieo trồng2.
Về công tác trồng rừng và bảo vệ rừng, đã có 3.470 ha rừng tập trung, 1,6 triệu
ha cây phân tán; giao đất rừng với 61,7 ha cho 139 hộ. Công tác bảo vệ rừng từng
bước được chú trọng
Về chăn nuôi, đến năm 1990, đàn lợn khoảng 16.000 con, trọng lượng xuất
chuồng 58,5kg/con, đưa sản lượng thịt lợn hơi lên 2.310 tấn, đàn trâu 5.150 con, đàn
2
Huyện ủy Hương Điền, Báo cáo Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ V, Tài liệu lưu trữ tại Văn phòng Huyện ủy
Hương Trà. Tr 4
10
Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
bò 2.500 con. Trong phát triển thủy, hải sản đạt 800 tấn, đã cơ bản định cư dân vùng
đầm phá, ven biển, từng bước khôi phục và phát triển sản xuất trong ngư nghiệp3.
Nhìn chung sự phát triển sản xuất nông nghiệp trong tỉnh và cả nước, tạo nên điều
kì diệu của đất nước Việt Nam từ chỗ thiếu lương thực trầm trọng đã bắt đầu xuất khẩu
gạo. Sự ổn định lương thực, và phát triển nông nghiệp bước đầu trong giai đoạn này đã
góp phần tạo tinh thần phấn khởi cho bà con nông dân ổn định phát triển sản xuất, cũng
như đúc rút được ra những bài học kinh nghiệm trong trồng trọt, chăn nuôi, hợp tác xã,...
để tạo tiền đề, nguồn lực phát triển sau khi tái lập huyện Hương Trà năm 1990.
1.2.2.2. Về công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Đến năm 1990, nhân dân trên địa bàn Hương Trà sản xuất, kinh doanh các ngành
hàng khác nhau về công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và thu hút nhiều lao động, hình
thành một số ngành công nghiệp địa phương sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, hàng
tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Toàn huyện có 2 xí nghiệp quốc doanh, 93 cơ sở sản xuất
tiểu thủ công nghiệp gồm 13 hợp tác xã, 22 tổ hợp tác và 58 đội ngành nghề trong các
hợp tác xã nông nghiệp4; với việc xây dựng xí nghiệp Vôi thủy đã tạo tiền đề sau này
khi tái lập huyện làm cơ sở để liên doanh với đối tác nước ngoài xây dựng nhà máy xi
măng Lucvaxi (năm 1998) và hình thành cụm công nghiệp Tứ Hạ5. Giá trị sản lượng
tăng đều hàng năm, đạt 165 triệu đồng năm 1990 (giá cố định năm 1982), đưa tỉ trọng
so với tổng giá trị nông – công nghiệp lên 36,2% năm 1990.
Kinh tế quốc doanh được mở rộng, ngành công nghiệp sản xuát vật liệu xây
dựng tăng trưởng tốt, có những nhà máy có công suất, sản lượng lớn, năng lực sản
xuất tăng đáng kể. Hầu hết các xí nghiệp đã phát huy quyền tự chủ, năng động trong
cung cách làm ăn, sản xuất phát triển, kinh doanh có hiệu quả, vốn tự có và tích lũy
khá hơn, các khoản nộp ngân sách tăng, thu nhập của người lao động bảo đảm khá hơn
trước. Xuất hiện nhiều nhân tố mới trong tổ chức lại sản xuất, kinh doanh tổng hợp có
3
Huyện ủy Hương Trà, Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VII, Tài liệu lưu trữ tại Văn phòng
Huyện ủy Hương Trà, Tr 2
4
Huyện ủy Hương Điền, Nghị quyết số 09/NQ-HU, ngày 23-7-1984, Tài liệu lưu trữ tại Văn phòng Huyện ủy
Hương Trà. Tr. 3
5
Ban Chấp hành Đảng bộ Huyện Hương Trà, Lịch sử Đảng bộ Huyện Hương Trà (1975 – 2005), Nxb Thuận
hóa, Tr 115
11
Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
hiệu quả. Về cơ sở vật chất vận tải, tổng số máy cày của các hợp tác xã có 68 chiếc, có
nhiều nhà kho và cơ sở sản xuất ngành nghề (lò gạch, ngói, gốm sứ...).
Mặc dù về quy mô công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trong giai đoạn trước khi
tái lập huyện Hương Trà còn nhỏ và chậm phát triển, tuy nhiên thông thoáng trong đầu
tư, cơ chế, quyền tự chủ, sáng tạo trong lao động, sản xuất được phát huy, các xí
nghiệp đều có quyền tự chủ. Đây có thể xem là điểm sáng đã góp phần thúc đẩy sự
phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trong giai đoạn này và cũng là nguồn lực
cho các giai đoạn tiếp theo của huyện Hương Trà.
1.2.2.3. Về thƣơng mại – dịch vụ
Đến năm 1990, trên địa bàn huyện đã có 1 công ti thương nghiệp, 6 cửa hàng khu
vực, 3 quầy dược phẩm, 3 cửa hàng vật tư, 5 khu vực kho và cửa hàng lương thực, 30
hợp tác xã mua bán. Cùng với nhiều địa phương khác trong tỉnh và cả nước, Huyện ủy
đã chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền nghiêm túc thực hiện Chỉ thị 90-CT/HĐBT
của Hội đồng Bộ trưởng trong khâu phân phối lưu thông, việc làm đầu tiên là giải thể
các trạm kiểm soát hàng hóa trên các trục đường giao thông, xóa bỏ việc “ngăn sông,
cấm chợ”, cản trở lưu thông hàng hóa, từ đó nhân dân phấn khởi trong việc buôn bán
kinh doanh, trao đổi hàng hóa, mở ra hướng mới ổn định tình hình phân phối lưu
thông, qua đó góp phần tăng cường quản lí thị trường và chống đầu cơ, buôn lậu. Có
thể nói trong giai đoạn năm 1990, thương mại – dịch vụ của Hương Điền còn rất hạn
chế, giá trị kinh tế đem lại chưa cao, hoạt động chưa thực sự có hiệu quả. Một phần do
ảnh hưởng lớn của tư tưởng kinh tế quan liêu, bao cấp trước đây. Tuy nhiên đây cũng
có thể xem là bước khởi đầu, tiền đề, nguồn lực để dịch vụ - thương mại, trên cơ sở đó
phát triển trong các giai đoạn sau này.
1.2.2.4. Về cơ sở hạ tầng
Đến năm 1990, mở rộng thêm một số cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công
nghiệp, xây dựng thêm một số cửa hàng, kho tàng, đường sá, cầu cống, trạm xá,
trường học, hệ thống truyền thanh... với tổng số vốn xây dựng cơ bản trong ba năm
trước đó (1986 – 1988) là 1.763.428.000 đồng, trong đó vốn ngân sách huyện và vốn
tự có của cơ sở chiếm 39%; đầu tư cho khu vực sản xuất vật chất 1.514.858.500 đồng
12
Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
(chiếm 81%), riêng các công trình phục vụ nông nghiệp là 1.214.742.000 đồng (chiếm
68%)6. Nhìn chung, việc xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện đã đạt được những tiến
bộ mới theo hướng đầu tư có trọng điểm, hoàn thành và đưa vào sử dụng các công
trình phát huy tác dụng phục vụ sản xuất và đời sống7. Góp phần tạo nguồn lực để
Hương Trà sau nay có một nguồn cơ sở hạ tầng tạm ổn để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, tuy còn chưa hoàn thiện, đồng bộ.
1.2.3. Nguồn lực xã hội
1.2.3.1 Truyền thống lịch sử
Đã từ lâu, nhân dân Hương Trà cũng như nhân dân Thừa Thiên – Huế nổi tiếng
là vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử. Từ 1418 đến 1428, đông đảo binh dân đã
theo nghĩa quân Lam Sơn kháng chiến chống quân Minh. Năm Đinh Mùi, Lê Lợi có
lời dụ khen quân dân Thuận Hóa: “Các người là bề tôi nơi phên dậu lại biết nhớ công
sức của cha ông trước, hết lòng trung thành với nhà vùa, lập được chiến công, trung
thành như thế thật là đáng khén”.
Vào thế kỷ XVIII, cuộc nội chiến của hai dòng họ Trịnh - Nguyễn gây ra bao đau
khổ cho muôn dân. Nhân dân Hương Trà đã hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, đem
sức người, sức của theo Nguyễn Huệ đánh đuổi quân Thanh ra khỏi đất nước. Ông
Nguyễn Phước Phú, người làng Xuân Hòa, là dũng sĩ thời Tây Sơn, phò vua Quang
Trung ra Bắc đánh giắc Thanh, giữ chức Đô chỉ huy sứ, tước Phù tài bá.
Năm 1864, nhân dân Hương Trà tích cực tham gia cuộc khởi nghĩa Chày Vôi do
Đoàn Trưng, Đoàn Trực lãnh đạo chống chế độ hà khắc vua quan nhà Nguyễn.
Ngày 5-7-1885, sau sự thất bại của Vụ biến Kinh thành Huế, Tôn Thất Thuyết
đưa vua Hàm Nghi ra Tân Sở, dừng chân tại làng Văn Xá, vua Hàm Nghi đã ban Cáo
dụ Cần Vương. Sự kiện này đánh dấu một cột mốc trong lịch sử dân tộc, đồng thời
cũng mở đầu cho một thời kì dài của phong trào yêu nước giải phóng dân tộc.
6
Ban Chấp hành Đảng bộ Huyện Hương Trà, Lịch sử Đảng bộ Huyện Hương Trà (1975-2005), Tài liệu lưu trữ
tại Văn phòng Huyện ủy Huyện Hương Trà, Tr 111.
7
Ban Chấp hành Đảng bộ Huyện Hương Trà, Lịch sử Đảng bộ Huyện Hương Trà (1975 – 2005), Nxb Thuận
hóa, Tr 118
13
Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
Đến những năm đầu của thế kỷ XX, nhân dân Hương Trà đã tham gia phong trào
chống thuế với toàn tỉnh. Ở nông thôn, trong toàn huyện, nhân dân liên tục đấu tranh
chống sưu thuế, chống phu then, chống bóc lột, với một vài nhân vật nổi bật như
Nguyễn Vĩnh Tuy, Đặng Hữu Hoài.
Đến những năm 1920, dưới ánh sáng của Cách mạng Tháng Mười Nga và chủ
nghĩa Mác – Lê nin, nhiều người con Hương Trà đã tham gia các tổ chức tiền thân của
Đảng như Nguyễn Khánh Toàn (Thanh Lương), Bùi Công Trừng, Hà Thế Hạnh (Phú
Ốc). Trải qua rèn luyện, những người con của Hương Trà đã góp phần lãnh đạo nhân
dân tham gia các phong trào giải phóng dân tộc do Đảng lãnh đạo, tiến hành khởi
nghĩa giành chính quyền ở huyện, tiến lên giành thắng lợi trong Cách mạng tháng 8.
Trong hai cuộc kháng hiến lâu dài và anh dũng của dân tộc, nằm ở vị trí cửa ngõ
phía bắc của thành phố Huế, Hương Trà đã chịu đựng muôn vàn gian khổ để xây dựng
phong trào cách mạng tại địa phương, đồng thời là địa bàn hành lang của thành phố
Huế. Hương Trà là địa bàn có quan hệ chặt chẽ, sống còn đối với thành phố Huế trong
suốt chặng đường chiến đấu giành độc lập dân tộc trước đây cũng như xây dựng bảo
vệ Tổ quốc ngày nay.
Nhiều tên đất, tên làng, tên núi, tên sông của Hương Trà ghi đậm biết bao chiến
công hiển hách, đã đi vào trang sử chống xâm lược của tỉnh Thừa Thiên Huế như
chiến khu Dương Hòa, địa đạo thời chống Mĩ ở Khe Trái, Trò Trái, Khe Điên, Hòn
Vượn, Mõm Xanh, Xước Dũ, Lại Bằng, An Đô, La Chữ, Bồn Trì, Bồn Phổ, Văn Xá,
Thanh Lương, Long Hồ, Xuân Hòa, Trúc Lâm, chợ Thông, Rú Bắp, Tứ Hạ,... Bao thế
hệ con em Hương Trà đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ Tổ quốc, quê hương thân yêu.
Trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, nhân dân Hương Trà đều chịu
đựng biết bao gian khổ, hi sinh để tham gia kháng chiến, đánh giặc giữ làng, đào hầm
nuôi cán bộ, tiếp lương, tải đạn, dốc tất cả sức lực cho cách mạng thắng lợi.
Từ sau ngày giải phóng quê hương, Tổ quốc thống nhất, Hương Trà đi lên theo
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, hăng hái thực hiện công cuộc đổi mới
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, từng bước ổn định và phát triển theo hướng công
nghiệp hóa – hiện đại hóa; xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
14
Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
1.2.3.2. Dân số - Lao động và việc làm
Trong công tác dân số về cơ bản các chính sách kế hoạch hóa gia đình chưa được
triển khai nghiêm túc, rộng rãi, tỉ suất gia tăng dân số còn cao (2,2% năm 1990) nhất là
ở vùng biển, đầm phá, vùng đồi núi, trong khi đó tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế
lúc này chỉ vào khoảng 1,86%. Điều kiện sinh hoạt của người dân lúc này khá thiếu
thốn, điện sinh hoạt và sản xuất không được đảm bảo, nước sạch vệ sinh gần như
không có, chủ yếu người dân vẫn sử dụng nguồn nước từ các ao hồ, sông, suối hoặc
cái giếng khoan.
Đến năm 1990, lao động ở Hương Trà đa số thuộc khu vực nông thôn, về cơ bản
chưa có trình độ, nên gặp nhiều khó khăn trong vấn đề việc làm. Hương Trà đã phân
bố lại lao động và đưa người dân đi xây dựng kinh tế mới. Với chủ trương của Huyện
ủy, một mặt đề ra chủ trương vận động nhân dân đi xây dựng vùng kinh tế mới, mặt
khác có những biện pháp hỗ trợ nhằm ổn định sản xuất và đời sống cho nhân dân ở nơi
định cư mới, bình quân hằng năm có 1.850 lao động và 3.900 khẩu đi xây dựng kinh tế
mới, giữ mức ổn định dân số tại huyện hằng năm trên dưới 19,3 vạn người8.
1.2.3.3. Về giáo dục, y tế
Hầu hết các xã đã xây dựng trường học tương đối khang trang, có đủ phòng học,
bàn ghế. Tuy nhiên chất lượng dạy và học còn thấp. Đội ngũ giáo viên cơ bản ổn định,
nhưng đời sống vẫn còn khó khăn. Tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp, ở lại lớp, thất
học, bỏ học, nạn mù chữ và tái mù chữ còn nhiều. Hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề
chưa được phát huy. Trình trạng chất lượng và trình độ của giáo viên, cán bộ quản lý
giáo dục các cấp chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục. Việc kiên cố hóa
trường học còn hạn chế, đến năm 1990 về cơ bản đã xây dựng được hơn 168 phòng
học kiên cố, 75 gian nhà cho giáo viên.
Về y tế, mạng lưới y tế được mở rộng từ huyện đến xã gồm các trạm y tế xã, các
đội y tế lưu động. Đội ngũ y sĩ, bác sĩ được tăng cường xuống cơ sở để nâng cao chất
lượng khám và chữa bệnh cho nhân dân. Y tế đã có tiến bộ trong việc chăm sóc sức
khỏe cho nhân dân, phòng và chống các loại dịch bệnh, chất lượng khám và chữa bệnh
8
Ban Chấp hành Đảng bộ Huyện Hương Trà, Lịch sử Đảng bộ Huyện Hương Trà (1975 – 2005), Nxb Thuận
hóa, Tr 119
15
Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
nâng lên một bước, bước đầu triển khai có kết quả một số chương trình y tế quốc gia,
quốc tế. Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu có tiến bộ, tiêm chủng mở rộng đạt kết
quả, đã hạn chế các dịch bệnh xảy ra hàng năm như dịch tả, sốt rét, sốt xuất huyết.
Huyện đã xây dựng Trung tâm Y tế huyện, các bệnh xá, phòng khám khu vực và
hệ thống trạm xá xã. Đến năm 1990 có 29/31 trạm y tế xã, thị trấn được xây dựng kiến
cố (chỉ còn lại 2 xã là Điền Hương và Quảng Lợi). 50% số trạm được trang bị tương
đối hoàn chỉnh, đồng thời đã trang bị những dụng cụ y tế cơ bản phục vụ chăm sóc sức
khỏe ban đầu cho nhân dân tại cơ sở, tạo điều kiện để các trạm y tế xã đủ sức hoạt
động theo các chương trình y tế quốc gia, quốc tế. Cán bộ y tế toàn huyện có 363
người, trong đó khối xã có 140 người nhưng chỉ có 6 bác sĩ9.
1.3. Chủ trƣơng của Đảng các cấp
1.3.1. Đƣờng lối của Trung ƣơng Đảng
Có thể nói, trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, những chủ trương,
đường lối kịp thời của Đảng là kim chỉ nam cho các Đảng bộ cấp cơ sở, chính quyền và
nhân dân thực hiện. Sau 3 năm thực hiện đường lối Đổi mới của Đảng (1986 – 1989),
nền kinh tế đất nước mặc dù có những khởi sắc xong vẫn chưa thoát ra khỏi khủng
hoảng và lạm phát, các thế lực thù địch tiếp tục cấm vận và bao vây kinh tế, các khoản
viện trợ quốc tế cũng như thị trường xuất khẩu và nhập khẩu bị thu hẹp đáng kể.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (6-1991), đã xác định phương hướng, nhiệm
vụ trong 5 năm (1991 – 1995) như sau:
“Khắc phục tính chất tự cấp, tự túc, khép kín, chuyển mạnh sang nền
kinh tế hàng hóa, gắn thị trường trong nước với nước ngoài, đẩy mạnh xuất
khẩu, đáp ứng nhu cầu nhập khẩu. Phát triển nông – lâm – ngư nghiệp gắn
với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế - xã hội; tăng tốc độ và tỉ trọng của
công nghiệp, mở rộng kinh tế dịch vụ, tăng cường cơ sở hạ tầng, bước đầu
đưa nền kinh tế vượt khỏi tình trạng nông nghiệp lạc hậu. Đảng chủ trương
vượt qua những khó khăn gay gắt trước mắt, ổn định đời sống của nhân dân;
9
Huyện ủy Hương Điền, Kết luận của Thường vụ Huyện ủy số 07, ngày 27-10-1989 Về công tác y tế, Tài liệu
lưu trữ tại Văn phòng Huyện ủy Hương Trà. Tr 2.
16
Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
chấm dứt tình trạng xuống cấp về giáo dục, y tế, đẩy lùi các tệ nạn xã hội;
phấn đấu xóa đói giảm nghèo, giảm số người nghèo khổ, giải quyết vấn đề
việc làm, đảm bảo các nhu cầu cơ bản, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân, tăng dần tích lũy từ nội bộ nền kinh tế, thu hút nhiều nguồn
nhân lực bên ngoài; tăng cường cơ sở vật chất – kĩ thuật, chuyển dịch rõ rệt
cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa”10.
Có thể nói việc xác định phương hướng nhiệm vụ, tập trung chuyển dịch cơ cấu
kinh tế được đề ra trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (6-1991) đã góp phần
chuyển biển căn bản, thúc đẩy, mở cửa cho nền kinh tế Hương Trà phát triển. Tiêu
biểu với nghị quyết 64 của Chính phủ năm 1993 về chia đất đã góp phần đưa đất đến
với từng hộ gia đình tại Hương Trà, góp phần thúc đẩy sản xuất, nhân dân từ bỏ hẳn cơ
chế quan liêu bao cấp. Kinh tế phát triển đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp.
Sau 10 năm tiến hành đổi mới một cách toàn diện kể từ Đại hội VI của Đảng, đến
năm 1996 Việt Nam cơ bản đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Tháng 6-1996,
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII chỉ rõ nhiệm vụ và phương hướng chủ yếu của
giai đoạn 1996 - 2000 là:
“Phát triển toàn diện nông – lâm ngư nghiệp, gắn với công nghiệp chế
biến nông – lâm - ngư nghiệp và đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển các ngành công nghiệp, chú trọng
trước hết công nghiệp chế biến, công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất
khẩu.
Đảng chủ trương phát triển mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục và đào tạo,
cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu
nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Coi trọng cả
quy mô, chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo. Giải quyết một số vấn đề
xã hội theo quan điểm: tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công
10
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng thời kì đổi mới và hội nhập, Nxb Chính trị Quốc gia, tr 131
17
Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển, khuyến
khích làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xóa đói giảm nghèo”11.
Với những chủ trương được đề ra tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (6-1996),
đã làm kim chỉ nam cho Hương Trà phát triển, chú trọng vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
với các ngành công nghiệp chế biến và công nghiệp hàng tiêu dùng, đẩy mạnh xuất khẩu,
trong đó với thế mạnh của Hương Trà là lúa gạo. Giáo dục đào tạo cũng được Đảng chú
trọng là quốc sách, chính nhờ thế công tác bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nhân lực có trình độ
được quan tâm, giáo dục của Hương Trà trong giai đoạn này được đẩy mạnh với việc xậy
dưng rất nhiều trường học, cũng như vấn nạn mù chữ được giải quyết gần như triệt để, đội
ngũ giáo viên được nâng cao trình độ, cải thiện điều kiện sinh hoạt và giảng dạy.
Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4-2001) nhìn lại một cách tổng quát quá
trình cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX, định ra chiến lược phát triển đất nước
trong hai thập niên đầu thế kỉ XXI với mục tiêu tổng quát:
“Tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, ổn định và cải thiện đời sống
nhân dân. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền
kinh tế. Mở rộng kinh tế đối ngoại, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về giáo dục –
đào tạo, khoa học – công nghệ và phát huy nhân tố con người. Tạo nhiều việc
làm, xóa đói giảm nghèo và đẩy lùi các tệ nạn xã hội”12.
Với những chiến lược kịp thời trong giai đoạn bước sang thiên niên kỉ mới của
Đảng đã thúc đẩy Hương Trà đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, tăng cường sự chuyển dịch cơ cấu kính tế với việc giảm tỉ trọng kinh tế nông
nghiệp, chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
cũng như thương mại và dịch vụ. Sự mở rộng kinh tế đối ngoại trong chủ trương của
Đảng ở giai đoạn này cũng góp phần tạo điều kiện cho kinh tế ngoài quốc doanh phát
triển tại Hương Trà với nhiều công tỉ nước ngoài đến đầu tư phát triển chủ yếu tại cụm
công nghiệp Tứ Hạ. Ngoài việc tiếp túc thúc đẩy, nâng cao chất lượng giáo dục đào
tạo, chủ trương coi trọng khoa học – công nghệ cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển,
11
12
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng thời kì đổi mới và hội nhập, Nxb Chính trị Quốc gia, tr 358
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng thời kì đổi mới và hội nhập, Nxb Chính trị Quốc gia, tr 684
18
Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
việc áp dụng khoa học – kỉ thuật vào các ngành nông nghiệp, công nghiệp ở Hương
Trà.
Bước sang giai đoạn 2006 – 2010, với sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức
thương mại thế giới (WTO) (7-11-2006), nền kinh tế phát triển nhanh và đạt được
nhiều thành tựu. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (4-2006) đề ra nhiệm vụ:
“Giải phóng và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, phát huy mọi
tiềm năng và nguồn lực, tạo bước đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh, tăng tốc
độ tăng trưởng kinh tế, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng của nước đang
phát triển có thu nhập thấp, chuyển mạnh sang kinh tế thị trường và thực hiện
các nguyên tắc của thị trường. Phát triển mạnh khoa học – công nghệ, giáo
dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phát triển kinh tế trí thức, kiềm chế tốc
độ tăng dân số và nâng cao sức khỏe nhân dân”13.
Sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO vào năm 2006 đã
tạo ra những cú hích cho nền kinh tế, Hương Trà cũng không nằm ngoài quy luật đó,
với những định hướng được đề ra tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (4-2006) đã
thúc đẩy Hương Trà tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại
hóa ở địa phương. Sự nhận thức và đầu tư cho giáo dục để đào tạo nguồn nhân lực trí
thức, đáp ứng nhu cầu của thời đại mới cũng được Đảng bộ Huyện Hương Trà quan
tâm.
Tất cả những chủ trương trên của Đảng đã góp phần định hướng, hoạch định
những công việc cần làm bức thiết của các cấp Tỉnh ủy và Huyện ủy. Góp phần thúc
đẩy phát triển đất nước, nâng cao đời sống văn hóa – xã hội của nhân dân cũng như
đưa nước ra ra khỏi những giai đoạn khó khăn.
1.3.2. Chủ trƣơng của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế và Huyện ủy Hƣơng Trà
1.3.2.1. Chủ trƣơng của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế
13
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng thời kì đổi mới và hội nhập, Nxb Chính trị Quốc gia, tr 714
19
Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
Sau khi tái lập tỉnh (1-7-1989), Thừa Thiên Huế đứng trước những thời cơ, thuận
lợi cùng những khó khăn và thách thức mới, Đảng bộ và nhân dân Thừa Thiên Huế
tiếp tục tiến hành công cuộc đổi mới theo tinh thần của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
VI (12-1986) đã đề ra.
Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X (4-1991 – Vòng 1) và (9-1991 – Vòng 2) đã nêu
rõ phương hướng và nhiệm vụ của nhiệm kì 1991 – 1995:
“Xác định cơ cấu kinh tế của tỉnh là: nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ.
Cơ cấu vùng cũng được xác định rõ: vùng đồng bằng, vùng biển – đầm phá và
vùng gò đồi, với các thể mạnh khác nhau. Thành phố huế có vị trí chính trị, văn
hóa, khoa học và du lịch quan trọng đối với cả nước, là trung tâm kinh tế, xã hội
của tỉnh. Cơ cấu kinh tế của thành phố Huế là công nghiệp – tiểu thủ công
nghiệp – kinh tế đối ngoại – dịch vụ và du lịch. Thống nhất quan điểm phải
chuyển mạnh nền kinh tế tỉnh nhà sang sản xuất hàng hóa, vận hành theo cơ chế
thị trường, có sự quản lí của nhà nước, thống nhất cơ cấu kinh tế nông nghiệp –
công nghiệp – dịch vụ; 4 mũi kinh tế: lương thực, thủy sản, công nghiệp chế biến
nông, lâm, khoáng sản, ngành nghề thủ công truyền thống – dịch vụ văn hóa du
lịch. Chú trọng công tác điều tra cơ bản, xác định các nguồn lực, tiềm năng, thế
mạnh; nhanh chóng hình thành quy hoạch tổng thể một cách khoa học làm cơ sở
đúng đắn cho các quyết sách kinh tế - xã hội của tỉnh”14.
Giai đoạn 1996 – 2000 gắn liền với Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI với đường
lối phát triển là:
“Đẩy nhanh tốc độ phát triển trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu theo hướng
công nghiệp hóa – hiện đại háo, củng cố quan hệ sản xuất và phát triển các
thành phần kinh tế; đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lí và thông tin kinh tế
đồng thời đề ra nhiệm vụ của từng ngành, từng vùng. Tiếp tục thực hiện cải
cách một bước nền hành chính, nâng cao hiệu lực quản lí nhà nước, quốc
phòng – an ninh, đối ngoại, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của
14
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế, Lịch sử Đảng bộ Thừa Thiên Huế, tập III, Nxb Chính trị Quốc
gia, Tr 185 – 186.
20
Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
mặt trận, các đoàn thể, xây dựng khổi đại đoàn kết toàn dân, chăm lo công tác
xây dựng Đảng”15.
Giai đoạn 2001 – 2005 với Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII với đường lối phát
triển là:
“Tập trung phát triển kinh tế nhanh và bền vững theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về hiệu quả đầu tư, tăng
năng lực cạnh tranh, đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn thời kì 1996 – 2000; phát
huy tốt nhân tố con người, giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ. Giải
quyết các vấn đề bức xúc về việc làm, ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội,
xóa hộ đói, giảm mạnh hộ nghèo; ổn định và cải thiện tốt hơn đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân. Tăng cường đầu tư mạnh mẽ phát triển kết
cấu hạ tầng. Giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng – an ninh; xây
dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo,
quản lí trong thời kì mới”16.
Bước sang thời kì mới 2006 – 2010 gắn với Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XIII,
Tỉnh ủy đã đề ra phương hướng:
Phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế so sánh, khai thác tốt mọi nguồn
lực xã hội, quyết tâm tạo bứt phá mạnh mẽ, toàn diện về tăng trưởng kinh tế;
chuyển dịch cơ cấu kinh tế: DỊCH VỤ - CÔNG NGHIỆP – NÔNG NGHIỆP
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền đẩy nhanh quá trình đô thị
hóa; chủ động, tích cực hội nhập, phát triển nhanh và bền vững. Nâng cao chất
lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế; mở rộng kinh tế đối ngoại,
phát huy tốt vai trò của trung tâm thương mại – dịch vụ, giao dịch quốc tế,
trung tâm du lịch quốc gia, trung tâm y tế chuyên sâu, trung tâm đào tạo đa
ngành chất lượng cao của vùng; một trong những đầu mối giao thông của khu
vực và cả nước. Tiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giáo dục – đào tạo, khoa học – công
15
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế, Lịch sử Đảng bộ Thừa Thiên Huế, tập III, Nxb Chính trị Quốc
gia, Tr. 37
16
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XII (Nhiệm kì
2001 – 2005), Nxb Thuận Hóa, Tr 47, 48.
21
Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
nghệ. Tạo nhiều việc làm, giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc, giảm mạnh
và vững chắc hộ nghèo; ổn định và nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh
thần của nhân dân. Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, kiên quyết
giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh; tiếp tục
đổi mới, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Phấn đấu đưa Thừa Thiên Huế sớm ra khỏi tỉnh kém phát triển, trở thành tỉnh
phát triển mạnh của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước17.
1.3.2.2. Chủ trƣơng của Huyện ủy Hƣơng Trà
Trên cơ sở đường lối đổi mới của Đảng và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thừa
Thiên Huế, Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VIII (11/1991) đã thảo luận và quyết định
một số nội dung quan trọng về phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu giai đoạn
1991 – 1995.
Kế thừa những kinh nghiệm và thành tựu qua 15 năm xây dựng và phát
triển, phát huy truyền thống của quê hương, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi
mới của Đảng đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả cao nhất. Tiếp tục ổn định và phát
triển nền kinh tế - xã hội theo hướng sản xuất hàng hóa, từng bước cải thiện
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, giải quyết từng bước việc làm cho
người lao động, tăng cường dân chủ xã hội chủ nghĩa và kỷ cương pháp luật
nhà nước, bảo đảm an ninh quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị. Đổi mới
công tác vận động quần chúng, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của các tổ
chức cơ sở Đảng18. Trên cơ sở đó, Đại hội xác định cơ cấu kinh tế của huyện
trong 5 năm 1991 – 1995 là nông – lâm – ngư – tiểu thủ công nghiệp và dịch
vụ. Cơ cấu vùng cũng được xác định rõ: Vùng đồng bằng, vùng gò đồi và
cùng núi, vùng đầm phá và ven biển. Từ cơ cấu kinh tế đó mỗi vùng, mỗi
ngành có phương hướng và giải pháp cụ thể nhằm đạt chỉ tiêu cao nhất.
17
Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIII (nhiệm kì
2005 – 2010), Văn phòng Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, tr 49, 50.
18
Ban Chấp hành Đảng bộ Huyện Hương Trà, Lịch sử Đảng bộ Huyện Hương Trà (1975 – 2005), Nxb Thuận
hóa, tr 161,162
22
Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
Đến năm 1996, sự nghiệp đổi mới đã đạt được một số thành tựu quan trọng, Đại
hội Đảng bộ huyện Hương Trà lần thứ IX diễn ra từ 18 đến 20-3-1996 đề ra các nhiệm
vụ:
Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm của từng vùng. Huy động tối đa
và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tranh thủ đầu tư để đẩy nhanh tốc độ
phát triển kinh tế toàn diện, vững chắc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, trước hết là trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn nhằm chuyển nhanh
cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ.
Gắn quá trình phát triển kinh tế với ổn định và phát triển văn hóa. Coi
trọng và thực hiện tốt các chính sách xã hội, đầu tư thích đáng cho lĩnh vực
giáo dục – đào tạo, y tế; duy trì và thực hiện cuộc vận động quyên góp quỹ
tình nghĩa, việc làm tình nghĩa và đền ơn đáp nghĩa; chăm lo tốt các đối tượng
chính sách, đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo. Xây dựng nếp sống mới
gắn với đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả các hiện tượng tiêu cực, các tệ nạn
xã hội; thực hiện tốt chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình, nâng cao chất
lượng các Tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới, phát huy tối đa nội lực, tranh
thủ ngoại lực để đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao mức
sống nhân dân. Xây dựng Đảng, chính quyền ngày càng vững mạnh. Tạo sự
phát triển toàn diện, bắt nhịp với xu thế đi lên của cả tỉnh, cả nước.
Phát huy tối đa nội lực, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để khai thác
tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, từng lĩnh vực. Đẩy nhanh tốc độ phát
triển kinh tê trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lí theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tạo sự chuyển biến quan trọng về năng suất, chất
lượng hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.
Bằng mọi biện pháp giải quyết việc làm, xóa hộ đói, giảm mạnh hộ
nghèo, ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội, ổn định và nâng cao đời sống
nhân dân. Tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn. Tiếp
tục đẩy mạnh phát triển bê tông hóa kênh mương thủy lợi, đường giao thông
nông thôn, cao tầng hóa trường học, trạm y tế, cung cấp nước sạch ở nông
23
Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
thôn. Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện
đại hóa, trước hết là trong nông nghiệp, nông thôn. Cơ cấu kinh tế trong thời
kì 2000 – 2005 được xác định là nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ. Theo
hướng đó, tập trung mọi nguồn lực để giải quyết những vấn đề cấp bách về
kinh tế - xã hội19.
Đại hội Đảng bộ huyện Hương Trà lần thứ X diễn ra trong bối cảnh thế giới có
những diễn biến phức tạp, Đại hội xác định:
Chủ trương đổi mới toàn diện trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đã thể hiện rõ ràng hơn trong Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XI (nhiệm kì 2005 –
2010).
Chủ đề của Đại hội được xác định là “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến
đấu của Đảng bộ, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân; tiếp tục đẩy mạnh sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; phấn đấu xây dựng
huyện Hương Trà phát triển mạnh về công nghiệp”.
Về mục tiêu:
Phát huy tiềm năng, thế mạnh từng vùng, từng lĩnh vực, nâng cao ý thức
tự lực, tự cường, tập trung mọi nguồn lực, tạo sự phát triển mạnh mẽ, toàn
diện về kinh tế - xã hội, xác định cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp – nông
nghiệp. Đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng theo hướng đô thị hóa,
trước hết là thị trấn Tứ Hạ và các vùng lân cận để chuẩn bị tốt các điều kiện để
cho việc hình thành thị xã. Khuyến khích, kêu gọi đầu tư phát triển sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ. Đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục – đào tạo, nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Giải quyết các vấn đề bức xúc về xã
hội, giảm hộ nghèo. Đảm bảo quốc phòng – an ninh, giữ vững ổn định chính
trị trong mọi tình huống. Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, phát
huy quyền làm chủ của nhân dân. Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, đẩy
mạnh cải cách hành chính. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
19
Ban Chấp hành Đảng bộ Huyện Hương Trà, Lịch sử Đảng bộ Huyện Hương Trà (1975 – 2005), Nxb Thuận
hóa, tr 223, 224
24
Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
Đảng; tiếp tục đổi mới, chỉnh đốn Đảng và xây dựng hệ thống chính trị trong
sạch vững mạnh. Quyết tâm phấn đấu xây dựng huyện Hương Trà phát triển
mạnh về công nghiệp, là huyện trọng điểm về kinh tế của tỉnh và đến năm
2010 thành huyện phát triển khá20.
Những chủ trương trên đây của Đảng và các cấp là phương hướng để cán bộ và
nhân dân Hương Trà vận dụng vào thực tiễn của địa phương, phát huy sáng tạo, tìm ra
những giải pháp nhằm đưa nền kinh tế - xã hội của huyện nhà từng bước chuyển dịch
theo kịp các huyện khác trong tỉnh Thừa Thiên Huế và cả nước.
Tiểu kết Chƣơng 1
Hương Trà có điều kiện thuận lợi để phát triển cơ cấu kinh tế đa dạng. Địa hình
Hương Trà phân làm ba vùng rõ rệt gồm gò đồi miền núi, đồng bằng và đầm phá ven
biển có nhiều điều kiện tự nhiên và tại nguyên để phát triển kinh tế. Bên cạnh những
thuận lợi cho việc định cư, phát triển kinh tế, điều kiện tài nguyên thiên nhiên, khoáng
sản, Hương Trà cũng vấp phải những thiên tai, bão lụt, hạn hán, hiện tượng thời tiết
thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sản xuất của người dân.
Truyền thống yếu nước của nhân dân địa phương cùng những thành tựu đạt được
trong thời kì thuộc xã Hương Điền là nền tảng quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội
Hương Trà chuyển biến tích cực trong những năm tiếp theo.
Một thuận lợi đối với sự chuyển biến kinh tế - xã hội của Hương Trà thời kì
1990 – 2011 là Đảng các cấp, đặc biệt là đường lối của Trung ương Đảng đã mở ra
cho cả nước nói chung, Thừa Thiên Huế và Hương Trà nói riêng những cơ hội phát
triển trong tình hình mới.
20
Ban Chấp hành Đảng bộ Huyện Hương Trà, Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Hương Trà lần thứ XI
(nhiệm kì 2005 – 2010), Tài liệu lưu trữ tại Văn phòng Huyện ủy Hương Trà. Tr 28
25