Đ
Đ
Ạ
Ạ
I
I
H
H
Ọ
Ọ
C
C
Q
Q
U
U
Ố
Ố
C
C
G
G
I
I
A
A
T
T
H
H
À
À
N
N
H
H
P
P
H
H
Ố
Ố
H
H
Ồ
Ồ
C
C
H
H
Í
Í
M
M
I
I
N
N
H
H
T
T
R
R
Ư
Ư
Ờ
Ờ
N
N
G
G
Đ
Đ
Ạ
Ạ
I
I
H
H
Ọ
Ọ
C
C
K
K
H
H
O
O
A
A
H
H
Ọ
Ọ
C
C
X
X
Ã
Ã
H
H
Ộ
Ộ
I
I
V
V
À
À
N
N
H
H
Â
Â
N
N
V
V
Ă
Ă
N
N
NGUYỄN VĂN HIỆP
N
N
H
H
Ữ
Ữ
N
N
G
G
C
C
H
H
U
U
Y
Y
Ể
Ể
N
N
B
B
I
I
Ế
Ế
N
N
K
K
I
I
N
N
H
H
T
T
Ế
Ế
-
-
X
X
Ã
Ã
H
H
Ộ
Ộ
I
I CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG
TỪ 1945 ĐẾN 2005
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
T
T
H
H
À
À
N
N
H
H
P
P
H
H
Ố
Ố
H
H
Ồ
Ồ
C
C
H
H
Í
Í
M
M
I
I
N
N
H
H
-
-
2
2
0
0
0
0
7
7
MỤC LỤC
DẪN LUẬN
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5
4. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6
5. ĐÓNG GÓP KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN 8
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN 9
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐỊA
LÝ HÀNH CHÍNH CỦA
TỈNH BÌNH DƯƠNG
1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN 11
1.2.
ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI 15
1.2.1. Đặc điểm kinh tế 15
1.2.2. Đặc điểm xã hội 18
1.3. ĐẶC ĐIỂM HÀNH CHÍNH 23
CHƯƠNG 2
NHỮNG CHUYỂN BIẾN
KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG
TỪ 1945 ĐẾN 1975
2.1.
NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH
THỦ DẦU MỘT GIAI ĐOẠN 1945 - 1954 29
2.1.1. Những yếu tố tác động đến sự chuyển biến kinh tế - xã hội của tỉnh
Thủ Dầu Một giai đoạn 1945-1954 29
2.1.2. Chuyển biến kinh tế - xã hội trong vùng tạm chiếm 31
Chuyển biến về kinh tế 31
Chuyển biến xã hội 39
2.1.3. Chuyển biến về kinh tế - xã hội ở vùng kháng chiến 46
Chuyển biến kinh tế 47
Chuyển biến xã hội 55
2.2. NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI GIAI ĐOẠN
1954 - 1975 63
2.2.1. Chuyển biến kinh tế - xã hội của tỉnh Thủ Dầu Một trong vùng tạm
chiếm 64
Chuyển biến kinh tế 64
Chuyển biến xã hội 81
2.2.2. Chuyển biến kinh tế - xã hội ở chiến khu, vùng giải phóng 92
Chuyển biến kinh tế 92
Chuyển biến xã hội 99
CHƯƠNG 3
NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH BÌNH
DƯƠNG
GIAI ĐOẠN 1975 - 2005
3.1. NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI GIAI ĐOẠN
1975 - 1986
108
3.1.1. Tình hình Bình Dương sau ngày giải phóng và những định
hướng phát triển kinh tế- xã hội 108
3.1.2. Chuyển biến kinh tế 111
3.1.3. Chuyển biến xã hội 117
3.2. NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI GIAI ĐOẠN
1986 - 1996
122
3.2.1. Định hướng phát triển 122
3.2.2. Chuyển biến kinh tế 124
3.2.3. Chuyển biến xã hội 132
3.3. NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH
BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 1997 - 2005 137
3.3.1. Tình hình Bình Dương sau khi tái thành lập và những định
hướng phát triển kinh tế - xã hội 137
3.3.2. Chuyển biến kinh tế 140
3.3.3. Chuyển biến xã hội 165
KẾT LUẬN 184
TÀI LIỆU THAM KHẢO 200
PHỤ LỤC 223
1
DẪN LUẬN
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sự chuyển biến kinh tế - xã hội không những là quy luật vận động, phát
triển của nền văn minh nhân loại mà nó còn minh chứng cho khát vọng vươn
lên và khả năng thực hiện của con người. Tất nhiên, quá trình chuyển biến kinh
tế - xã hội còn chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác, mà điển hình là tác
động của điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội của từng giai đoạn lịch sử cụ
thể. Đối với Bình Dương, sự thăng trầm của nền kinh tế - xã hội trong suốt hơn
300 năm qua cũng không nằm ngoài quy luật trên. Dưới tác động của điều kiện
tự nhiên, xã hội của vùng đất phương Nam, của cả nước, từ năm 1698 đến nay,
sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Bình Dương trải qua nhiều thăng
trầm và ẩn chứa cả trí thông minh, lòng quả cảm, sự năng động, tính dám nghĩ,
dám làm, sự chịu thương, chịu khó của cư dân Bình Dương. Suốt trong chiều
dài lịch sử đó, mồ hôi, nước mắt và cả máu của nhiều thế hệ cư dân Bình
Dương nối tiếp nhau đổ xuống và xây dựng nên tỉnh Bình Dương hôm nay.
Dù đã và đang trở thành một điểm sáng trong vùng kinh tế trọng điểm ở
phương Nam, dù cánh buồm kinh tế - xã hội Bình Dương đang no gió và lao
nhanh ra biển lớn, nhưng hiện nay nền kinh tế - xã hội Bình Dương vẫn còn ẩn
chứa nhiều bất cập. Điều này không chỉ xảy ra ở Bình Dương mà còn xảy ra ở
nhiều địa phương khác trên khắp cả nước, nhất là ở các tỉnh công nghiệp. Do
đó, sự chuyển biến kinh tế - xã hội đang trở thành đề tài khoa học nóng hổi,
thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu, nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý
luận và thực tiễn cho sự phát triển đi lên của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam. Về vấn đề này, trong chuyến đi thăm và làm việc tại Bình Dương,
2
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã chỉ đạo: “Bình Dương cần tổng kết kinh
nghiệm không chỉ cho riêng mình mà cho cả nước khi bước vào ngưỡng cửa công
nghiệp hóa, có thể từ thực tiễn nâng lên thành lý luận, góp phần tăng nhanh tốc độ
tăng trưởng kinh tế của cả nước nói chung và nên tiếp tục nghiên cứu vị trí vai trò
của mình và biết cách khai thác tiềm năng, thu hút trí tuệ, công nghệ hiện đại ” [50,
tr.235]. Vì vậy, việc nghiên cứu về những chuyển biến kinh tế - xã hội trong chiều
dài lịch sử 60 năm qua ở Bình Dương trở thành một yêu cầu cấp thiết nhằm lý giải
những thành công cũng như những hạn chế của quá trình phát triển kinh tế - xã hội
trên địa bàn tỉnh, từ đó rút tỉa những bài học kinh nghiệm, nhất là kinh nghiệm trong
việc thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao theo yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm phục
vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đó cũng là
lý do để tác giả luận án chọn đề tài “Những chuyển biến kinh tế - xã hội của tỉnh
Bình Dương từ 1945 đến 2005” làm luận án tiến sĩ sử học, chuyên ngành lịch sử
Việt Nam cận đại và hiện đại.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẦN ĐỀ
Là những lĩnh vực trọng yếu trong tiến trình phát triển của mỗi quốc
gia cũng như của từng địa phương, nên những vấn đề kinh tế - xã hội luôn
thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu cũng như của các cơ
quan nghiên cứu, kể cả của các cấp chính quyền từ trước tới nay. Trước
năm 1975 ở miền Nam, cũng như sau ngày giải phóng hoàn toàn miền
Nam đến nay, trên phạm vi cả nước, đã có không ít công trình khoa học,
luận án, luận văn, sách, bài báo khoa học… đề cập đến những nội dung
liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài của luận án này.
3
Có thể kể đến một số công trình và tác phẩm được công bố ở miền Nam
trước năm 1975 nghiên cứu về các vấn đề kinh tế - xã hội của Thủ Dầu Một -
Bình Dương như: Vấn đề cao su Việt Nam của Đỗ Văn Minh (Luận án tốt
nghiệp Trường QGHC Sài Gòn), Việc mậu dịch lúa gạo và cao su tại Việt Nam
Cộng hòa từ 1954 đến 1968 của Trần Thị Khánh Vân (Luận văn cao học, Đại
học Văn khoa, Sài gòn, 1970); Thực trạng kinh tế quận Bến Cát trước ngày
đóng quân của quân đội Hoa Kỳ: tình hình an ninh, chính trị, đồn điền cao su,
lúa gạo, ngũ cốc, tiểu công nghệ, chăn nuôi…của Huỳnh Viết Sơn (Luận văn
tốt nghiệp Học viện Quốc gia Hành chính Sài Gòn, 1973); Thực trạng nền giáo
dục tại tỉnh Bình Dương hiện nay - vấn đề giáo dục tỉnh Bình Dương của Lâm
Châu Ngọc Bửu (Luận văn tốt nghiệp Học viện Quốc gia Hành chính Sài Gòn,
1973); Chăn nuôi gà tại Lái Thiêu, tỉnh Bình Dương (phúc trình của sinh viên
Lê Việt Dũng, Viện đại học Đà Lạt, 3/1975) v.v Ở một phạm vi không gian
rộng lớn hơn là toàn miền Nam, có các công trình và tác phẩm như Nền kỹ
nghệ Việt Nam của Nguyễn Trọng Đạt (Luận văn tốt nghiệp Học viện Quốc
gia Hành chính Sài Gòn, 1969); Nhận định tình hình kinh tế Việt Nam từ 1955
đến 1970 của Nguyễn Văn Hảo (Ngân hàng Quốc gia Sài Gòn, 1972); Kinh tế
Việt Nam cộng hoà của Nguyễn Văn Ngôn (Nhà xuất bản Cấp Tiến, Sài Gòn ,
1972); Nhân lực trong công cuộc tái thiết và phát triển quốc gia của Nguyễn
Văn Ánh (Sài Gòn, 1973)… Ngoài ra còn có nhiều bài báo có liên quan được
đăng tải trên Việt Nam kinh tế tập san, Chấn hưng kinh tế, Phát triển xã hội và
báo Công luận…
Nội dung các ấn phẩm trên đây đã cung cấp được những số liệu và nhận
định đáng chú ý về thực trạng và kế hoạch phát triển kinh tế của chính quyền
Sài Gòn; làm rõ diện mạo kinh tế và hoạt động thương mại của tỉnh Bình
Dương hoặc một số đơn vị hành chính trực thuộc; giới thiệu thực trạng giáo
4
dục và nguồn nhân lực của địa phương trong "công cuộc tái thiết, phát
triển"…Tuy nhiên, do đi sâu vào từng lĩnh vực cụ thể nên các công trình này
chưa thể hiện được toàn cảnh đời sống kinh tế - xã hội ở Thủ Dầu Một - Bình
Dương với những chuyển biến của nó qua các giai đoạn lịch sử. Mặt khác, một
số nhận định đánh giá trong các công trình, tác phẩm này cũng cần được xem
xét theo quan điểm sử học mác xít để có cách nhìn khách quan, khoa học hơn.
Từ năm 1975 đến nay, nếu không kể những công trình và tác phẩm
nghiên cứu về toàn cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam hoặc của khu vực Nam bộ
(trong đó có đề cập đến Bình Dương với một liều lượng nhất định) thì số lượng
các đề tài khoa học, các ấn phẩm viết về đời sống kinh tế - xã hội Sông Bé -
Bình Dương cũng còn khá khiêm tốn. Đáng chú ý, có thể kể đến một số công
trình như: Kinh tế trang trại tỉnh Bình Dương - thực trạng và giải pháp phát
triển (Tỉnh ủy Bình Dương, 2000); Tác động của cải cách hình chính đối với
sực phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương do Ban chỉ đạo Cải cách hành
chính của Chính phủ nghiên cứu (Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương phát
hành, 2002), Thủ Dầu Một - Bình Dương đất lành chim đậu của Vũ Đức
Thành (chủ biên, 1999), Bình Dương thế và lực mới trong thế kỷ XXI của Chu
Viết Luân (chủ biên, 2003). Bên cạnh đó là một số luận văn, luận án nghiên
cứu về sự hình thành và phát triển của các ngành sơn mài, gốm sứ… trên địa
bàn Thủ Dầu Một - Bình Dương; cùng các bài báo viết về tình hình kinh tế - xã
hội Sông Bé - Bình Dương trên các tạp chí, tập san, nhật báo: Học tập, Cộng
sản, Nhân dân, Xưa và Nay, Văn hóa Nghệ thuật…
Qua danh mục trên đây, có thể thấy tuy Bình Dương đã và đang thu
hút sự quan tâm của nhiều cơ quan nghiên cứu và nhiều nhà khoa học,
nhưng cho đến nay vẫn chưa có công trình nào đi sâu tái hiện và phân tích
những chuyến biến kinh tế xã hội trên địa bàn Bình Dương trong quãng
5
thời gian 60 năm (từ 1945 đến 2005). Chính vì vậy, tác giả luận án này
mong muốn được tập hợp nhiều nguồn tài liệu và kế thừa những kết quả đã
có, để tiếp cận và nghiên cứu đề tài "Những chuyển biến Kinh tế - xã hội
của tỉnh Bình Dương từ 1945 đến 2005" một cách hệ thống, toàn diện và đầy
đủ hơn.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án đã được xác định như đúng tên gọi của đề tài,
đó là những chuyển biến trên hai lĩnh vực chính - kinh tế và xã hội - của tỉnh Bình
Dương từ 1945 đến 2005.
Trên lĩnh vực kinh tế, luận án sẽ tập trung nghiên cứu những chuyển
biến về cơ cấu kinh tế, sự phát triển của các ngành kinh tế, sự chuyển dịch của
các thành phần kinh tế.
Trên lĩnh vực xã hội, luận án đi sâu nghiên cứu các vấn đề về cơ cấu dân
cư, thiết chế xã hội (đời sống văn hóa vật chất và đời sống văn hóa tinh thần
của cư dân), về hiện trạng và những vấn đề xã hội gắn liền với quá trình hình
thành và phát triển của tỉnh Bình Dương.
Từ hai lĩnh vực trên, luận án sẽ tiến hành phân tích và tìm ra những nguyên
nhân chủ yếu tạo nên sự chuyển biến tích cực về kinh tế - xã hội của tỉnh; đồng thời,
tìm ra những tồn tại, những hạn chế cần nhanh chóng khắc phục để tiếp tục phát triển
kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương một cách toàn diện và bền vững hơn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian
6
Luận án nghiên cứu những chuyển biến kinh tế - xã hội của tỉnh Bình
Dương từ 1945 đến 2005, qua các giai đoạn 1945-1954, 1954-1975, 1975-
1986, 1986-1996 và 1997-2005. Đồng thời, để có cái nhìn tổng thể, biện chứng
hơn về những bước phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong một chừng mực
nhất định, luận án có mở rộng thời gian về trước năm 1945, nhằm khắc họa rõ
nét hơn các đặc điểm về tự nhiên, dân cư và những yếu tố xã hội khác ảnh
hưởng đến những chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương thời kỳ 1945 -
2005.
- Phạm vi không gian
Luận án lựa chọn phạm vi không gian là địa bàn tỉnh Bình Dương hiện
nay (mặc dù qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, địa bàn tỉnh có nhiều biến đổi
với nhiều tên gọi khác nhau: Thủ Dầu Một, Sông Bé, Bình Dương ; trong đó,
một số địa phương trong từng thời kỳ đã cắt - nhập vào các tỉnh xung quanh).
Tuy nhiên, trong một chừng mực nhất định, luận án cũng đề cập đến một
số địa bàn phụ cận nhằm so sánh, làm rõ sự chuyển biến kinh tế - xã hội
trong mối tương quan, sự tác động lẫn nhau giữa tỉnh Bình Dương với các
tỉnh khác ở miền Đông Nam Bộ, Nam Bộ và cả nước.
4. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Nguồn tài liệu
Nguồn tài liệu chủ yếu sử dụng cho việc nghiên cứu đề tài “Những chuyển
biến kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương từ 1945 đến 2005” gồm ba nguồn chính
sau đây:
- Một là, các văn bản, nghị quyết, báo cáo, báo cáo tổng kết, tài liệu lưu
trữ (của ta và của chế độ cũ), hiện đang lưu giữ tại các kho lưu trữ địa phương
7
và Trung ương như Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh, Bộ Chỉ huy
Quân sự tỉnh; Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành, Viện nghiên cứu Xã hội
thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, Trung
tâm Lưu trữ Quốc gia I, II, III, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam,… Đây
chính là nguồn tư liệu gốc và có vai trò “xương sống” để thể hiện nội dung
luận án.
- Hai là, các tác phẩm chuyên khảo về kinh tế - xã hội, địa chí văn hóa
của các tỉnh, thành, đã được xuất bản; các công trình nghiên cứu khoa học về kinh
tế - xã hội đã được công bố và các bài viết về kinh tế - xã hội đăng trên các báo,
tạp chí chuyên ngành; các bài tham luận về kinh tế - xã hội in trong các kỷ yếu hội
thảo khoa học liên quan, hiện được lưu giữ tại các thư viện của các tỉnh, thành địa
phương và Trung ương.
- Ba là, nguồn tư liệu được khai thác từ các nhân chứng lịch sử - những
người đã từng sống, lao động, chiến đấu trong 30 năm kháng chiến chống xâm
lược và trong hơn 30 năm xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trên địa bàn tỉnh Bình
Dương. Ngoài ra, nguồn tư liệu còn được khai thác trong những tài liệu thu thập
từ các chuyến khảo sát thực địa tại các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Bình
Dương.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở phương pháp luận Mácxít, đề tài “Những chuyển biến kinh tế -
xã hội tỉnh Bình Dương từ 1945 đến 2005” được tiến hành chủ yếu bằng
phương pháp lịch sử, kết hợp với phương pháp lôgic. Mặt khác, tác giả cũng sử
dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh và phương pháp liên
ngành nhằm làm sáng tỏ những vấn đề mang tính đặc thù, riêng biệt về những
8
chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương so với các địa phương khác ở
Nam Bộ và trong cả nước.
5. ĐÓNG GÓP KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN
Đề tài “Những chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương từ 1945
đến 2005” có những đóng góp khoa học cụ thể như sau:
- Sưu tầm, tập hợp, hệ thống nhiều nguồn tư liệu lịch sử, trong đó có
một số tư liệu lần đầu tiên được phát hiện và công bố. Trên cơ sở đó, luận án
phục dựng bức tranh toàn cảnh về kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương trong 60
năm (1945-2005) ; đồng thời, góp phần hiệu đính những sự kiện lịch sử chưa
chính xác đã công bố trong các ấn phẩm xuất bản trước đây.
- Làm rõ những thành quả và hạn chế của quá trình phát triển kinh tế -
xã hội tỉnh Bình Dương từ 1945 đến 2005 ; từ đó, rút tỉa một số kinh nghiệm
cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong mối quan hệ, tác động
qua lại với các địa phương khác ở Nam Bộ và cả nước qua từng thời kỳ lịch
sử.
- Làm rõ hơn về vai trò, vị trí của kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương trong
nền kinh tế - xã hội cả nước, nhằm phát huy hơn nữa vai trò, vị trí của Bình
Dương trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại đất nước hiện nay. Trên cơ
sở tổng kết thực tiễn của Bình Dương, cung cấp những luận cứ khoa học cho
việc hoàn thiện đường lối đổi mới và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa
của Đảng và Nhà nước, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Tạo tiền đề cho việc tiếp cận, nghiên cứu các công trình khoa
học về sự chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương nói riêng, của
Nam Bộ và cả nước nói chung.
9
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Luận án gồm 199 trang, bao gồm: dẫn luận (10 trang), ba chương nội
dung (173 trang), kết luận (16 trang). Ngoài ra, còn có tài liệu tham khảo (23
trang) và phụ lục (48 trang).
Chương 1
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐỊA
LÝ HÀNH CHÍNH TỈNH BÌNH DƯƠNG
Trình bày các đặc điểm về tự nhiên, dân số, dân cư và sự phân bố dân
cư, cũng như trình bày các đặc điểm về kinh tế, văn hóa, xã hội và sự biến đổi
địa giới hành chính qua các thời kỳ lịch sử của tỉnh đã tác động, ảnh hưởng đến
quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội Bình Dương giai đoạn từ 1945 đến 1975.
Chương 2
NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH BÌNH
DƯƠNG GIAI ĐOẠN 1945 - 1975 (Chia thành 2 mục lớn)
Mục 2.1. Trình bày những chính sách kinh tế - xã hội của Pháp thực thi
ở Thủ Dầu Một; các hoạt động và sự chuyển biến của các ngành, các thành
phần kinh tế ở vùng tạm chiếm; cơ cấu giai cấp, tầng lớp xã hội, đời sống vật
chất và đời sống văn hóa tinh thần của cư dân; những chính sách kinh tế - xã
hội của Pháp, của Chính phủ kháng chiến tác động đến vùng kháng chiến; hoạt
động của các ngành và các thành phần kinh tế; những thay đổi nổi bật về kinh
tế - xã hội.
Mục 2.2. Trình bày chính sách kinh tế - xã hội của Mỹ - ngụy trên địa
bàn Bình Dương; diễn biến tình hình kinh tế - xã hội; hoạt động của các ngành
và các thành phần kinh tế; cơ cấu giai cấp, tầng lớp và đời sống vật chất, tinh
thần của dân cư ở vùng tạm chiếm; chính sách của Mặt trận Dân tộc giải
10
phóng, của Chính phủ Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam về phát triển
kinh tế - xã hội ở vùng chiến khu, vùng giải phóng; hoạt động của các ngành
và các thành phần kinh tế; đời sống vật chất và đời sống văn hóa tinh thần của
cư dân ở vùng chiến khu, vùng giải phóng.
Chương 3
NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH BÌNH
DƯƠNG GIAI ĐOẠN 1975 - 2005 (chia thành 3 mục lớn)
Mục 3.1. Trình bày chính sách kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước trong
thời kỳ bao cấp và những hệ quả cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở Bình Dương;
những định hướng phát triển kinh tế - xã hội ở Bình Dương trong thời kỳ 1975 –
1986 ; Hoạt động của các ngành và các thành phần kinh tế ở Bình Dương; những
thay đổi về mặt cơ cấu xã hội, đời sống văn hóa vật chất và đời sống văn hóa tinh
thần.
Mục 3.2. Trình bày những chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước từ
sau năm 1986; những định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Bình Dương thời
kỳ sau 1986; sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn trong thời kỳ đổi mới;
những biến đổi về mặt văn hóa - xã hội.
Mục 3.3. Trình bày quá trình tái lập tỉnh Bình Dương; những định
hướng phát triển kinh tế - xã hội ở Bình Dương trong thời kỳ 1997 - 2005; cơ
cấu kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế; sự phát triển của một số lĩnh vực kinh tế
chủ yếu ở Bình Dương trong thời kỳ 1997 - 2005; sự thay đổi cơ cấu dân cư, sự
phân tầng xã hội và phân hóa giai cấp ở Bình Dương; những phát triển về xã hội
của Bình Dương trên các mặt đời sống xã hội.
11
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ TỰ NHIÊN,
KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐỊA LÝ HÀNH CHÍNH
CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG
1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
Bình Dương nằm ở miền Đông Nam bộ, “là một trong mấy tỉnh tốt đẹp
và trong lành nhất Nam kỳ” [34, tr.214-215], là địa bàn nằm ở vị trí chuyển
tiếp nối Nam Trường Sơn với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Diện tích tự
nhiên của tỉnh là 2.695,54 km
2
, phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Đông giáp
tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp thành phố Hồ Chí Minh và giáp tỉnh Tây Ninh,
phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh.
Nhìn tổng thể, Bình Dương là tỉnh bình nguyên có địa hình lượn sóng
yếu từ cao đến thấp xuống dần từ 5m đến 10m so với mặt biển. Vị trí trung tâm
của tỉnh ở vào tọa độ địa dư từ 10
o
50’ 27’’ đến 11
o
24’ 32’’ vĩ độ Bắc và từ
106
o
20’ đến 106
o
25’ kinh độ Đông [58, tr.10]. Bình Dương còn là tỉnh có
nhiều vùng địa hình khác nhau, bao gồm: vùng địa hình núi thấp có lượn sóng
yếu, vùng có địa hình bằng phẳng, vùng thung lũng bãi bồi Ngoài ra, tỉnh
còn có hai ngọn núi thấp đó là núi Châu Thới (huyện Dĩ An), núi Cậu (còn gọi
là núi Lấp Vò) ở huyện Dầu Tiếng và một số đồi gợn sóng, cao thấp khác nhau
nằm rải rác khắp trên địa bàn của tỉnh.
Đất đai Bình Dương rất đa dạng, phong phú về chủng loại và rất màu
mỡ, phù hợp với nhiều loại cây trồng như: lúa, mía, đậu phộng, khoai mì, dưa,
thuốc lá, cà phê và đặc biệt là cao su [34, tr.214-215]. Trong đó, đất xám trên
phù sa cổ, có diện tích 200.000 ha, phân bố trên các huyện Dầu Tiếng, Bến
12
Cát, Thuận An, thị xã Thủ Dầu Một. Loại đất này phù hợp với nhiều loại cây
trồng, nhất là cây công nghiệp, cây ăn trái. Đất nâu vàng trên phù sa cổ, có
khoảng 35.206 ha nằm trên các vùng đồi thấp thoải xuống, thuộc các huyện
Tân Uyên, Phú Giáo, khu vực thị xã, Thuận An và một ít chạy dọc Quốc lộ 13.
Đất này có thể trồng rau màu, cây ăn trái chịu được hạn như cây mít, cây điều.
Đặc biệt, ở vùng Lái Thiêu, với hệ thống kênh rạch chằng chịt, đã hình thành
những vườn cây trái đặc sản nổi tiếng như sầu riêng, măng cụt…, đồng thời tạo
cho nơi đây một cảnh quan môi trường sinh thái trong lành, hấp dẫn. Đất phù
sa Glây (đất dốc tụ), chủ yếu là đất dốc tụ trên phù sa cổ, nằm ở phía Bắc
huyện Tân Uyên, Phú Giáo, Bến Cát, Dầu Tiếng, Thuận An, Dĩ An. Đất thấp
mùn Glây có khoảng 7.900 ha nằm rải rác tại những vùng trũng ven sông rạch,
suối, có cả phèn và a-xít nên chỉ có thể trồng lúa, rau và cây ăn trái
Khí hậu ở Bình Dương cùng chung với chế độ khí hậu của khu vực
miền Đông Nam bộ: nắng nóng và mưa nhiều, độ ẩm khá cao. Đó là khí hậu
nhiệt đới gió mùa ổn định, phân chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa
mưa. Ở Bình Dương hầu như không có bão, mà chỉ bị ảnh hưởng những cơn
bão gần. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26
o
C
- 27
o
C. Nhiệt độ cao nhất có
lúc lên tới 39
o
C và thấp nhất từ 16
o
C -17
o
C (ban đêm) và 18
o
C vào sáng sớm.
Lượng nước mưa trung bình hàng năm từ 1.800 - 2.000mm [58, tr.11].
Bình Dương có 3 con sông lớn, nhiều rạch ở các địa bàn ven sông và
nhiều suối nhỏ khác. Sông Đồng Nai là con sông lớn nhất ở miền Đông Nam
bộ, bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên (tỉnh Lâm Đồng) dài 635 km, nhưng
chỉ chảy qua địa phận Bình Dương ở Tân Uyên. Sông Đồng Nai có giá trị lớn
về cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, giao thông vận tải đường
thủy và cung cấp thủy sản cho nhân dân. Sông Sài Gòn dài 256 km, bắt nguồn
13
từ vùng đồi cao huyện Lộc Ninh (tỉnh Bình Phước). Sông có nhiều chi lưu, phụ
lưu, rạch, suối và chảy qua Bình Dương về phía Tây. Đoạn sông từ Lái Thiêu
lên tới Dầu Tiếng dài 143 km, độ dốc nhỏ nên thuận lợi về giao thông vận tải,
phát triển thủy sản và cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp. Sông Thị Tính
chính là phụ lưu của sông Sài Gòn bắt nguồn từ đồi Cam Xe, huyện Bình Long
(tỉnh Bình Phước) chảy qua Bến Cát rồi lại đổ vào sông Sài Gòn ở đập Ông
Cộ. Sông Sài Gòn, sông Thị Tính mang phù sa bồi đắp cho những cánh đồng ở
Bến Cát, Thủ Dầu Một, Thuận An, cùng với những cánh đồng dọc sông Đồng
Nai, tạo nên vùng lúa năng suất cao và những vườn cây ăn trái xanh tốt. Sông
Sài Gòn chẳng những có giá trị về kinh tế mà còn có giá trị về mặt quân sự.
Sông Bé dài 360 km, bắt nguồn từ các sông Đắc Rơ-Láp, Đắc Giun, Đắc Huýt
thuộc vùng núi tỉnh Đắc Lắc hợp thành từ độ cao 1.000 mét. Ở phần hạ lưu, đoạn
con sông chảy vào đất Bình Dương dài 80 km. Sông Bé không thuận tiện cho
việc giao thông đường thủy do có bờ dốc đứng, lòng sông nhiều đoạn có đá
ngầm, lại có nhiều thác ghềnh, tàu thuyền không thể đi lại.
Do đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm, đất đai màu mỡ và nhiều sông suối
nên rừng ở Bình Dương xưa phát triển mạnh và rất đa dạng, phong phú về
chủng loại. Rừng mọc thành miền, khu liền khoảnh, bạt ngàn với nhiều loại gỗ
quý như: căm xe, sao, trắc, gõ đỏ, cẩm lai, giáng hương [58, tr.14] Rừng còn
có nhiều loài thảo mộc quý có thể dùng làm thuốc chữa bệnh, có nhiều loài cây
thực phẩm như: củ nần, cù mài, củ chụp, tàu bay, lá bướm, lá bép cùng nhiều
loại trái cây khác như: ươi, dâu, guồi… và nhiều loài động vật quý hiếm. Cư
dân nơi đây có thể “thu được một nguồn lợi rất lớn nhờ khai thác lâm sản, bán
gỗ súc”, cũng như khai thác được “nhiều phó sản dầu, nhựa, mủ" và săn bắt
được nhiều “dã thú như: hổ, báo, thỏ rừng, sóc, lợn lòi, nai, hươu, trâu rừng, tê
giác, voi…” [34, tr.214-215]. Cùng với những giá trị quý giá về tài nguyên
14
rừng, Bình Dương còn là một vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, chứa đựng
nhiều loại khoáng sản phong phú, tiềm ẩn dưới lòng đất. Đó chính là đất cao
lanh, đất sét trắng, đất sét màu, sạn trắng, đá xanh, đá ong nằm rải rác ở nhiều
nơi, nhưng tập trung nhất là ở các huyện: Tân Uyên, Thuận An, Dĩ An và thị
xã Thủ Dầu Một. Các nhà chuyên môn đã phát hiện ở vùng Đất Cuốc (huyện
Tân Uyên) có một mỏ cao lanh lớn phân bố trên một phạm vi hơn 1km
2
, với
trữ lượng lớn. Đất cao lanh ở đây được đánh giá là loại đất tốt, có thể sử dụng
trong nghề gốm và làm các chất phụ gia cho việc sản xuất một số sản phẩm
công nghiệp Do vậy, Bình Dương sớm trở thành cái nôi của các ngành nghề
truyền thống như: gốm sứ, điêu khắc, mộc, sơn mài và sản phẩm của nó từ rất
sớm đã nổi tiếng khắp cả lục tỉnh Nam kỳ.
Tỉnh Bình Dương có hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy rất
quan trọng nối liền giữa các vùng trong và ngoài tỉnh. Trong hệ thống đường
bộ, nổi lên đường Quốc lộ 13 - con đường chiến lược rất quan trọng xuất phát
từ thành phố Hồ Chí Minh, chạy suốt chiều dài của tỉnh từ Nam lên Bắc, qua
tỉnh Bình Phước và nối liền Vương quốc Campuchia đến biên giới Thái Lan.
Đây là con đường có ý nghĩa chiến lược cả về quân sự và kinh tế. Đường
Quốc lộ 14 chạy từ Tây Ninh qua Dầu Tiếng đi Chơn Thành, Đồng Xoài, Bù
Đăng (tỉnh Bình Phước) xuyên suốt vùng Tây Nguyên rộng lớn. Quốc lộ 14
chính là con đường chiến lược quan trọng cả trong chiến tranh cũng như
trong thời kỳ hòa bình xây dựng đất nước. Ngoài ra, còn có liên tỉnh lộ 1A từ
Thủ Dầu Một đi Phước Long (tỉnh Bình Phước); liên tỉnh lộ 13 từ Chơn
Thành đi Đồng Phú, Dầu Tiếng; liên tỉnh lộ 16 từ Tân Uyên đi Phước Vĩnh;
liên tỉnh lộ 14 từ Bến Cát đi Dầu Tiếng và hệ thống đường nối thị xã với
các thị trấn và điểm dân cư trong tỉnh.
15
Hệ thống giao thông đường thủy cũng như đường bộ của Bình Dương có
thể nối liền với các cảng lớn ở phía Nam, với thành phố Hồ Chí Minh, với các
tỉnh ở Đông Nam Bộ, với vùng Tây Nguyên rộng lớn và có thể giao lưu hàng
hóa với các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long.
Có thể nói, các yếu tố tự nhiên trên đã tác động không nhỏ đến sự
chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương qua các thời kỳ lịch sử. Đầu tiên,
là tác động đến sự lựa chọn địa bàn định cư, tiếp đó là ảnh hưởng đến sự hình
thành và phát triển của các loại hình kinh tế và sau đó là tác động mạnh mẽ
đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của cư dân Bình Dương.
1.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI
1.2.1. Đặc điểm kinh tế
Cũng như các vùng khác ở Nam bộ, xuất phát điểm của kinh tế Bình
Dương là nền kinh tế nông nghiệp lúa nước. Điều khác biệt là, kinh tế ở
đây hình thành sớm hơn, ngay từ thời cổ sử chứ không phải chỉ mới hình
thành từ khi Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam, thay mặt Chúa
Nguyễn xác lập địa lý hành chính.
Tiếp đó, cho đến thế kỷ XVII, qua nhiều đợt di dân, mộ dân của
Chúa Nguyễn, dân xiêu tán với truyền thống canh tác lúa nước vùng đồng
bằng miền Bắc, miền Trung đã có mặt ở vùng đất Bình Dương xưa ngày
càng nhiều. Đặc biệt, các cuộc di dân sau này ngày càng mạnh mẽ hơn,
lực lượng nông dân do vậy được bổ sung không ngừng cho vùng đất mới,
nên đất khẩn hoang phục vụ nghề nông ngày càng được mở rộng, đó
16
chính là cơ sở đầu tiên để hình thành nên nền kinh tế nông nghiệp lúa
nước của vùng đất Bình Dương.
Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức ghi rõ, ruộng
lúa ở Bình An thời kỳ này chia ra làm hai loại, sơn điền và thảo điền.
Điều này minh chứng rằng, đất đai ở Bình Dương có nhiều đồi gò, không
có những miệt ruộng thẳng cánh cò bay như ở các vùng đất khác. Yếu tố
địa hình đã chi phối mạnh mẽ đến tiến trình tụ cư và quá trình tích chiếm
ruộng đất làm cho Bình Dương xưa hầu như không, hoặc rất ít địa chủ
lớn.
Do ruộng đất canh tác không lớn, nên người nông dân Bình Dương
thường gắn chặt với những khu đất nông nghiệp vừa hoặc nhỏ. Đặc điểm này
đã tạo ra nét đặc trưng riêng cho cơ cấu nông nghiệp và các hình thái sở hữu
ruộng đất của cư dân Bình Dương trong các giai đoạn sau. Mặt khác, cung
cách tụ cư và phương thức sử dụng đất làm cho cơ cấu kinh tế nông nghiệp của
cư dân Bình Dương gắn chặt với loại hình kinh tế vườn như trồng các loại cây
ăn trái, cây lương thực, thực phẩm… phát triển mạnh mẽ và chiếm một vị trí
quan trọng trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp của cư dân Bình Dương. Điều đặc
biệt là, loại hình kinh tế vườn ở đây từ rất sớm đã vượt qua giới hạn của cơ chế
tự cung, tự cấp để tiến tới một thị trường hàng hóa, buôn bán, trao đổi giữa cư
dân các vùng trong và ngoài tỉnh.
Bình Dương là một tỉnh nằm ở vị trí giao thông thuận lợi và có nguồn tài
nguyên tự nhiên phong phú, đó chính là các mỏ cao lanh và rừng gỗ nhiệt đới
bạt ngàn - nguồn nguyên liệu mang tính quyết định để các ngành nghề thủ
công ra đời, tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, các nghề thủ công ở Bình Dương
ra đời không chỉ đơn thuần xuất phát từ nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có và
17
từ nhu cầu của cư dân, mà còn do sự năng động, tính dám nghĩ, dám làm của
dân lưu tán đối mặt với gian lao, khó khăn để sinh tồn và phát triển trên vùng
đất mới. Sự cải biến để thích ứng với môi trường tự nhiên, khả năng nhận biết,
khai thác và sử dụng các vật liệu sẵn có của tự nhiên, cùng với kinh nghiệm
mang theo trong hành trang văn hóa của mình chính là những yếu tố mang tính
tiên quyết để người dân xiêu tán làm ra những vật dụng thiết yếu phục vụ đời
sống hàng ngày. Để rồi, theo dòng thời gian, sản phẩm các nghề thủ công như:
gốm sứ, điêu khắc gỗ, sơn mài, vẽ tranh kiếng… ngày một nổi tiếng và trở
thành hàng hóa thương mại trên khắp Nam kỳ.
Năm 1861, sau khi đánh chiếm xong ba tỉnh miền Đông Nam kỳ, cùng
với việc khai thác nguồn lợi tự nhiên, Pháp tiến hành lập hệ thống đồn điền cao
su, cà phê và thành lập trường Bá Nghệ nhằm đào tạo ra đội ngũ thợ thủ công
có tay nghề cao cho việc làm các sản phẩm thủ công xuất khẩu. Bên cạnh đó,
để tiến hành quá trình khai thác thuộc địa được thuận lợi, Pháp tiến hành đầu
tư mạnh mẽ vào giao thông và công nghiệp chế biến.
Đến năm 1902, Pháp khởi công xây dựng nhà máy đề pô xe lửa Dĩ An,
đồng thời tiến hành xây dựng hệ thống đường sắt, đường bộ để tiện việc vận
chuyển tài nguyên khai thác được từ vùng đất Bình Dương về Sài Gòn. Dù
chưa hình thành rõ nét nhưng từ 1862 đến 1945, cùng với sự phát triển mạnh
mẽ của nông nghiệp, thủ công nghiệp, các cơ sở công nghiệp Bình Dương đã
dần xuất hiện và ngày một có vị trí quan trọng đối với nền kinh tế thuộc địa
của tỉnh lúc bấy giờ.
Sự ra đời của hệ thống đồn điền cao su, nhà máy chế biến và các cơ sở
công nghiệp chỉ nhằm phục vụ cho mục đích khai thác thuộc địa của tư bản
Pháp, nhưng chính nó đã làm xuất hiện thêm một hình thức sở hữu đất đai mới
(hình thức trang trại, đồn điền), một lực lượng lao động mới (lực lượng công
18
nhân) và mang lại cho người dân Bình Dương một góc nhìn đa chiều hơn về
cung cách làm ăn, phương thức quản lý kinh tế và tác phong công nghiệp trong
lao động sản xuất. Mặc dù đời sống vật chất của cư dân không khá lên được
bao nhiêu so với thời gian trước đây, nhưng chính trong thời gian này, các loại
giống mới như: mía, trà, ca cao, dứa, bông vải, thuốc lá, cà phê, hồ tiêu…, sau
thời gian thử nghiệm thành công đã được nhân rộng và phát triển mạnh mẽ.
Nếu xét tổng thể, đây chính là thời kỳ mở đầu cho việc đa đạng hóa và
thay đổi cơ cấu trồng trọt truyền thống ở Bình Dương. Dù thế, tính đến năm
1945, chính sách canh tân nền kinh tế thuộc địa ở Bình Dương hoàn toàn bị thất bại
bởi phương pháp khai thác nguồn tài nguyên theo kiểu vắt kiệt của giới tư bản Pháp.
Do đó, cùng với việc giành được độc lập trong cuộc cách mạng tháng Tám, nhân dân
Bình Dương cũng thừa hưởng luôn của chế độ cũ một nền kinh tế thực dân mục nát,
què quặt, phiến diện. Đó chính là những xuất phát điểm của nền kinh tế Bình Dương
trước khi bước vào giai đoạn 1945-2005.
1.2.2. ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI
Dân cư, dân số
Thuở xa xưa, Bình Dương là một vùng đất hoang vu, núi rừng rậm rạp, đất đai
chưa mấy được khai phá, chỉ có số ít cư dân bản địa người Stiêng, Châu Ro, Châu
Mạ, Mơ-nông sinh sống.
Đến cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII, vùng đất Bình Dương lại đón
thêm nhiều cư dân mới, đó là những dân xiêu tán vùng Ngũ Quảng rời bỏ quê
quán do không chịu nổi sự áp bức, bóc lột của chế độ phong kiến hà khắc. Tiếp
đó, vào năm 1679, sau khi người Mãn đánh bại nhà Minh, một đoàn người
Trung Quốc khoảng 3.000 người đi trên 50 chiếc thuyền do Tổng binh Cao
Châu, Lôi Châu, Liêm Châu, Long Môn cầm đầu đã chạy sang nước Đại Việt
19
xin tỵ nạn. Sau khi được chúa Nguyễn chấp thuận, một bộ phận người Hoa
trên đã "an sáp" vào vùng đất Bình Dương. Đặc biệt, khi Hòa ước Thiên Tân
(1885) giữa Pháp và triều đình Mãn Thanh được ký kết, một bộ phận người
Hoa đã đến vùng đất Bình Dương sinh sống và trở thành cư dân nơi đây.
Do quá trình Nam tiến diễn ra liên tục từ thế kỷ XVI đến vùng đất Đồng
Nai - Gia Định nói chung và vùng đất Bình Dương nói riêng, nên đến năm
1943, cư dân sinh sống ở Bình Dương xưa (Thủ Dầu Một) lên tới 230.000
người [67, tr.36]. Điều đáng chú ý là, trước khi bước vào giai đoạn sau năm
1945, cùng với cư dân nông nghiệp, thợ thủ công, tiểu thương, quan lại, địa
chủ, ở Bình Dương còn có thêm lực lượng công nhân. Dưới ách cai trị và
chính sách khai thác thuộc địa của Pháp, dân cư Bình Dương ngày một phân
hóa sâu sắc và chính điều này đã tác động quan trọng đến sự biến đổi kinh tế -
xã hội tỉnh Bình Dương thời kỳ 1945-1975.
Sau năm 1975, dân cư Bình Dương (Sông Bé) có sự biến động lớn; một
phần do người chạy loạn tránh chiến tranh nay quay về quê cũ ; một phần do đồng
bào ở một số tỉnh miền Bắc, miền Trung di dân đến Bình Dương lập nghiệp, theo
chính sách kinh tế mới của Nhà nước. Trong giai đoạn đầu, cuộc sống của dân
kinh tế mới gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, những gia đình nào bám trụ được thì
sau đó cuộc sống dần được cải thiện và một số đã trở thành những chủ trang trại
lớn. Đối với đồng bào dân tộc thiểu số, cuộc sống du canh du cư trước đây chấm
dứt hẵn từ sau giải phóng do các chương trình, dự án định canh, định cư. Đời sống
vật chất, tinh thần ngày một được cải thiện do họ càng ngày càng thích nghi hơn
với điều kiện sinh hoạt và canh tác mới.
Trong giai đoạn tỉnh phát triển mạnh mẽ về công nghiệp, hầu hết di dân từ
các tỉnh đến Bình Dương tham gia lao động tại các doanh nghiệp trong các khu,
cụm công nghiệp; tập trung nhiều nhất ở các huyện Dĩ An, Thuận An, kế đến là thị
20
xã Thủ Dầu Một và huyện Bến Cát. Năm 2005, toàn tỉnh có khoảng 300.000 lao
động nhập cư. Đây là lực lượng lao động, là nguồn nhân lực hết sức quan trọng góp
phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nhiều người trong số đó đã có cuộc sống
ổn định và trở thành cư dân của tỉnh, vừa góp phần tăng dân số, vừa thúc đẩy quá
trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở tỉnh Bình Dương trở nên nhanh chóng hơn.
Tính đến cuối tháng 12 năm 2005, dân số toàn tỉnh Bình Dương là
1.030.722 người, trong đó, nam là 493.527 người, chiếm 47,9%; nữ là 537.195
người, chiếm 52,1% [20, tr.8]. Ngoài người Việt (người Kinh), Bình Dương có
khoảng gần 7.700 người dân tộc ít người (bao gồm 16 dân tộc: Khơme, Chăm,
Tày, Nùng, Tà mun, Stiêng, Châu Ro, Mường, Thái, Sán Dìu, Sán Chỉ, Dao,
Tà ôi, Ê Đê, Raglai ) và gần 20.000 người Hoa.
Như vậy, dân cư Bình Dương được tập hợp từ nhiều nguồn khác nhau,
xuất thân họ là dân "tứ chiếng" vốn được kế thừa truyền thống lao động cần
cù, tính chịu thương, chịu khó của người nông dân lao động nghèo khổ, một
nắng hai sương. Hơn nữa, họ được kế thừa đức tính dám nghĩ, dám làm của các
thế hệ cha anh - những người dám vượt biển, trèo non, đối mặt với rừng sâu, thú
dữ để khai phá vùng đất phương Nam. Những tính cách đó dưới tác động của các
điều kiện tự nhiên, xã hội phương Nam, làm cho cư dân Bình Dương có thêm
lòng nghĩa hiệp, mến khách và lòng chân thành Rồi trải qua các quá trình khai
phá, lập làng, đấu tranh chống áp bức bất công và chống xâm lược, người Bình
Dương ngày càng trưởng thành hơn, bản lĩnh hơn trong công cuộc xây dựng và
bảo vệ đất nước.
Đời sống vật chất
Do điều kiện tự nhiên thích hợp, nên Bình Dương xưa có nền kinh tế nông
nghiệp phát triển, lương thực dư thừa, cuộc sống no đủ, sung túc. Bên cạnh đó,
các nghề thủ công cũng làm cho cuộc sống cư dân Bình Dương có thêm thu nhập
21
lúc nông nhàn. Suốt hơn hai thế kỷ tiếp theo, kể từ khi dân xiêu tán tiến vào
phương Nam khai hoang lập ấp, vùng đất Bình Dương vốn hoang dã dần dần trở
thành một vùng dân cư đông đúc, kinh tế trù phú, xã hội ổn định. Ở khắp nơi, chợ
búa, dinh thự, đình, chùa lần lượt được xây dựng với quy mô ngày một lớn
hơn.
Tuy nhiên, sau khi thực dân Pháp xâm lược, áp đặt ách thống trị và tiến
hành công cuộc khai thác thuộc địa, cuộc đời nô lệ và chính sách bóc lột bằng
sưu cao thuế nặng của Pháp đã làm cho cuộc sống của người dân Bình Dương
lúc này trở nên khó khăn. Dù sau đó, các chính sách kinh tế - xã hội của Pháp
từ 1862 đến 1945, làm cho sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp, công
nghiệp Bình Dương phát triển và ngày một có vị trí quan trọng đối với nền
kinh tế thuộc địa của tỉnh lúc bấy giờ, nhưng cuộc sống của người dân được
cải thiện không nhiều.
Đời sống văn hóa tinh thần
Đời sống văn hóa tinh thần của cư dân Bình Dương có nhiều nét tương đồng
với đời sống văn hóa tinh thần của các tỉnh khác ở Nam Bộ. Điều này thể hiện rõ
khi nghiên cứu cấu trúc văn hóa - xã hội và những luật, tục, gia phong có nguồn
gốc lâu đời vẫn tồn tại nơi đây như những triết lý sống không thể gỡ bỏ. Đó là việc
thực hành các lễ tục trong đời người như: sinh nhật, đáo tuế, thượng thọ, ma chay,
cưới hỏi, hay cơ cấu tổ chức của một gia đình Dù trải qua thời gian, cuộc sống
cởi mở của người dân ở một vùng đất mới cũng làm cho phong hóa gia đình có
phần biến đổi để phù hợp với hoàn cảnh xã hội mới. Nhưng sự biến đổi này không
theo xu hướng “biến mất” mà là sự “cải biến” những tục lệ cũ sao cho giản đơn, dễ
thực hiện hơn trong nhịp sống sôi động, hối hả thường nhật diễn ra ở cả thành thị
lẫn vùng thôn quê hẻo lánh.