Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH CÀ MAU TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2007

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH




Ngô Đình Khiêm




QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN
KINH TẾ  XÃ HỘI CỦA TỈNH CÀ MAU
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2007




Chuyên ngành : Lịch Sử Việt Nam
Mã số : 60 22 54




LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN CẢNH HUỆ




Thành phố Hồ Chí Minh - 2008



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân
tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và
chưa được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.

Tác giả
Ngô Đình Khiêm


MỞ ĐẦU

1. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Lịch sử địa phương là một bộ phận hợp thành và làm
phong phú lịch sử dân tộc. Việc
nghiên cứu lịch sử địa phương sẽ góp phần tích cực vào việc bổ sung nguồn sử liệu cho việc
xây dựng lịch sử dân tộc, làm cụ thể hóa một số nội dung cơ bản của lịch sử dân tộc, làm rõ mối
quan hệ hữu cơ giữa lịch sử của từng địa phương và lịch sử của toàn dân tộc.
Hiện nay, lịch sử địa phương l
à một môn học ở các cấp học phổ thông nhằm thực hiện
mục tiêu giáo dục, giáo dưỡng của nhà trường xã hội chủ nghĩa. Nó góp phần làm phong phú tri
thức của học sinh về quê hương, đất nước, giúp hình thành ở thế hệ trẻ tinh thần yêu nước trong
sáng, đồng thời qua đó giáo dục lòng yêu quý, gắn bó với quê hương cho học sinh, hình t
hành ý
thức về nghĩa vụ đối với quê hương, đất nước, nhận thức đúng đắn mối liên hệ giữa lịch sử địa

phương và lịch sử dân tộc.
Ngoài ra, lịch sử địa phương còn có tác dụng to lớn trong việc giáo dục tư tưởng đạo đức,
thẩm mỹ và ý thức lao động cho thế hệ trẻ - chủ nhân của xã hội trong tương lai - để đưa đất
nước sánh vai cùng bè bạn khắp năm ch
âu. Bởi lẽ, nguồn gốc của lòng yêu Tổ quốc bắt nguồn
từ tình yêu quê hương, xứ sở, nơi mình đã sinh ra và trưởng thành. Mặt khác, được học lịch sử
địa phương còn làm cho thế hệ trẻ thấy rõ ý nghĩa lịch sử tiến bộ của chế độ xã hội chủ nghĩa và
công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng, tổ chức và lãnh đạo đang được
thực hiện và đem lại thà
nh tựu ở khắp mọi miền đất nước từ những địa phương cụ thể. Từ đó,
mỗi người càng thêm yêu quý quê hương, đất nước, tin tưởng vào tương lai của dân tộc, quê
hương mình.
Cà Mau, một tỉnh giàu đẹp ở cực nam Tổ quốc, trải qua hơn ba trăm năm
hình thành và
phát triển, với địa thế chiến lược, vai trò kinh tế và đặc thù văn hóa của mình đã làm phong phú
thêm và độc đáo hơn lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc như trong quá trình khẩn
hoang về phương Nam của những cư dân người Việt vào thế kỷ XVI  XVII, trong quá trình
đấu tranh giành độc lập dân tộc, trong quá trình cùng cả nước xây dựng chế độ xã hội chủ
nghĩa…
Bước sang thế kỷ XXI, trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
Nam Bộ, trong đó có Cà Mau, đã được định hướng phát triển với những nhiệm vụ, mục ti
êu cụ
thể, phù hợp với thế mạnh và đặc thù của địa phương. Do đó, việc biên soạn lịch sử địa phương
tỉnh Cà Mau một cách khoa học để giáo dục lòng yêu quê hương trong thế hệ trẻ, trong cộng
đồng dân cư để động viên và cổ vũ mọi tầng lớp nhân dân lao động, sáng tạo trong xây dựng và
bảo vệ đất nước là một công việc cần thiết.
Mười năm tuy ngắn ngủi đối với quá trình lịch sử của một địa phương, tuy nhiên đối với
Cà Mau, đó là thời kỳ có ý nghĩa quan trọng về sự nổ lực phát triển nội tại, về thời kỳ không
còn chế độ “
xin cho” từ Trung ương, về việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế, xã hội

một cách đồng bộ, về việc giải quyết những mâu thuẫn kinh tế - xã hội phát sinh trong quá trình
phát triển tỉnh nhà, về hội nhập quốc tế… Phải nói đây là thời kỳ mà những phẩm chất tốt đẹp
vốn có của con người Cà Mau như năng động, sáng tạo, tự lập, bản lĩnh, hào hiệp được p
hát
huy mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Chắc chắn những phẩm chất đó cùng với tiềm năng về thiên
nhiên và sự lãnh đạo của các cấp Đảng, chính quyền, Cà Mau sẽ trở thành một vùng đất giàu
mạnh và phát triển.
Với ý nghĩa như vậy, chúng tôi chọn “Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội của tỉnh Cà
Mau từ năm 1997 đến năm 2007” làm đề tài luận văn thạc sĩ sử học của m
ình.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Theo chúng tôi được biết, những công trình nghiên cứu về tình hình phát triển kinh tế -
xã hội tỉnh Cà Mau còn rất ít, và cũng chỉ mới xuất hiện rải rác trong những năm gần đây, nhất
là sau khi tách tỉnh. Những công trình này cũng chỉ mới đề cập đến những vấn đề chung chung
mang tính chất báo cáo hoặc chỉ riêng lẻ một mảng nào đó về tình hình kinh tế hoặc xã hội của
tỉnh t
rong một thời gian ngắn mà thôi. Một công trình viết về quá trình chuyển biến kinh tế - xã
hội của tỉnh Cà Mau sau 10 năm tái lập thì hoàn toàn chưa có.
Tháng 12/2002 Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau xuất bản cuốn Cà Mau anh hùng, Tập 1,
giới thiệu về quá trình đấu tranh vũ trang của nhân dân Cà Mau trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước.
Tháng 3/2006, nhà xuất bản Chính trị quốc gia phối hợp với Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân
tỉnh Cà Mau và Công ty Cổ phần Thông tin Kinh tế Đối ngoại (FEI) xuất bản cuốn Cà Mau


Thế và lực mới trong thế kỷ XXI, giới thiệu sơ lược về lịch sử, địa lý và tiềm năng của tỉnh Cà
Mau, đặc biệt có đề cập đến tình hình phát triển kinh tế, xã hội nhưng chỉ là những con số thống
kê về các huyện cho đến năm 2005.
Tháng 7/2000, Trung tâm Thông tin và chuyển giao tiến bộ sinh học Việt Nam xuất bản
cuốn Đồng bằng sông Cửu Long đón chào thế kỷ XXI giới thiệu ngắn gọn những thành tựu,

tiềm năng, triển vọng, các chương trì
nh kêu gọi đầu tư và khẳng định những ưu thế về nhiều
lĩnh vực địa lý, kinh tế, văn hóa, lịch sử… của 12 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long trong đó có
Cà Mau.
Ngoài ra, vào năm 2001, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội có xuất bản cuốn Lịch
sử và địa lý Cà Mau, Tập 1 và Tập 2 do Thái Văn Long chủ biên. Nội dung giới thiệu về con
người, điều kiện tự nhiên, tiềm năng và quá trình đấu tranh cách mạng của nhân dân Cà Mau
trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ.
Như vậy, cho đến nay, chưa có một công trì
nh nào đề cập một cách toàn diện, hệ thống
và cụ thể về quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau từ năm 1997 đến năm 2007.
3. Các nguồn tài liệu nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài này, chúng tôi tham khảo và sử dụng những nguồn tài liệu chủ yếu
sau:
- Những Nghị quyết các kỳ Đại hội của Đảng bộ tỉnh Cà M
au.
- Những kế hoạch và báo cáo tổng kết hàng quý, hàng năm của UBND tỉnh Cà Mau.
- Số liệu của Cục Thống kê tỉnh Cà Mau.
- Những công trình nghiên cứu đề cập đến các lĩnh vực của tỉnh Cà Mau.
- Các trang Web có liên quan đến các mặt kinh tế, xã hội của tỉnh Cà Mau.
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: giới hạn trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
- Về thời gian: từ năm 1997 đến năm 2007.
Sở dĩ chúng tôi lấy năm
1997 làm mốc mở đầu cho công trình nghiên cứu vì đây là năm
Cà Mau được tách ra thành lập một tỉnh riêng từ tỉnh Minh Hải (gồm Bạc Liêu và Cà Mau) theo
phê chuẩn ngày 6/11/1996 trong kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX, thực hiện từ ngày 1/1/1997.
Năm 2007 là mốc kết thúc của công trình nghiên cứu vì đây là năm kết thúc kế hoạch 10
năm quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau sau khi tái lập.
Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn quá trình chuyển biến kinh tế - xã

hội tỉnh Cà Mau từ năm
1997 đến năm 2007, chúng tôi kéo dài sự nghiên cứu của mình về trước năm 1997.
5. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu chính của đề tài là tìm hiểu quá trình chuyển biến các mặt về kinh
tế - xã hội tỉnh Cà Mau sau mười năm tái lập từ năm 1997 đến năm 2007. Qua đó nêu được
những thành tựu, hạn chế của quá trình này, đồng thời, chỉ ra được những nguyên nhân của
những thà
nh tựu, hạn chế đó. Từ đó kiến nghị những giải pháp, dự đoán những triển vọng của
sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau trong những năm sắp tới.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận
Để nghiên cứu đề tài, chúng tôi vận dụng, quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử trong việc nhìn nhận đánh giá vấn đề, đặt các vấn đề trong mối quan
hệ, tác động qua lại lẫn nhau.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
Là một đề tài lịch sử, nên trong việc nghiên cứu chúng tôi sử dụng chủ yếu phương pháp
lịch sử và phương pháp lôgic, đồng t
hời chú ý kết hợp với những phương pháp hỗ trợ khác như
phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, đối chiếu…
7. Đóng góp của luận văn
- Trước hết, đề tài trình bày một cách có hệ thống quá trình phát triển của tình hình kinh
tế - xã hội tỉnh Cà Mau trong một giai đoạn ngắn nhưng là giai đoạn có tính chất bước ngoặt,
có ý nghĩa mở đường cho giai đoạn phát triển về sau.
- Nội dung và tư liệu của luận văn có thể sử dụng vào mục đích tham
khảo cho những bài
báo cáo, những công trình tổng kết, kỷ niệm những ngày truyền thống của địa phương.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy lịch sử địa phương
trong các nhà trường phổ thông ở tỉnh Cà Mau nhằm giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào về
những truyền thống tốt đẹp của địa phương, giáo dục lòng yêu quê hương, xứ sở, ý thức bảo vệ
những truyền thống tốt đẹp, những giá trị văn hóa của quê hương.

- Đồng thời, luận văn còn có t
hể dùng để làm phong phú thêm nguồn tài liệu tuyên truyền
trong quần chúng, động viên nhân dân thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Đảng, Nhà nước
và của tỉnh nhà.
- Qua việc rút ra những bài học, những nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế,
luận văn còn có thể dùng làm
tài liệu tham khảo cho việc hoạch định chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh nhà trong những giai đoạn cách mạng tiếp theo.
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT CÀ MAU TRƯỚC NĂM
1997

1.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội tỉnh Cà Mau
Cà Mau là vùng đất trẻ mới được mở mang, khai khẩn cách đây trên 300 năm.
Trước đây, vùng đất này được hình thành bởi sự bồi đắp của hai dòng hải lưu ở biển
Đông và vịnh Thái Lan đón nhận phù sa sông Cửu Long. Trải qua hàng ngàn năm lắng đọng và
bồi đắp, vùng đất Cà Mau dần hình thành. Đến trước thế kỷ XVII, đây là vùng đất sình lầy, ẩm
thấp, hoang vu với rừng thiêng, nước độc, cá sấu, muỗi m
òng, rắn rết.
Từ đầu thế kỷ XVII, chiến tranh Nam - Bắc triều, Đàng Trong - Đàng Ngoài giữa hai tập
đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn khiến đời sống nhân dân vô cùng cơ cực. Họ vừa phải chịu
cảnh áp bức, bóc lột, vừa nơm nớp lo sợ phu phen, lao dịch và binh lửa, ly loạn. Nhiều người
dân nghèo ở Bắc Bộ và Trung Bộ, trong đó phần lớn là nông dân và thợ thủ công phải rời bỏ
quê cha, đất tổ tiến về phương Nam tìm
đường sinh sống.
Đến cuối thế kỷ XVII, một số người Hoa cũng tìm đến vùng đất này, điển hình là Mạc
Cửu - một di thần của nhà Minh bất phục triều đình Mãn Thanh, lưu trú tại Mang Khảm (Hà
Tiên) đã chiêu tập lưu dân sinh sống ở 7 xã dọc theo bờ biển đến cư trú và làm ăn sinh sống,

dựng thành một xã với tên gọi “xã” Cà Mau. Sau khi Mạc Cửu chết, con là Mạc Thiên Tứ chỉnh
đốn cơ nghiệp của cha và vâng lệnh triều đình nhà Nguyễn ra đèo Long Xuyên (ở vùng đất Cà

Mau ngày nay) chiêu tập nhân dân, thành lập tổ chức có tính chất quân sự. Ngoài ra, nhiều
người dân Khmer do nội chiến và bị xâm lược liên miên trong hai thế kỷ XV - XVI cũng phiêu
dạt đến nơi này sinh sống.
Những cư dân người Việt đầu tiên, kể cả người Khmer và người Hoa khi đến kha
i khẩn
vùng đất Cà Mau thường phải đối diện với một môi trường thiên nhiên vừa có nhiều thuận lợi,
vừa có rất nhiều khó khăn, nguy hiểm. Họ phải đổ nhiều mồ hôi và cả máu để khai khẩn đất
đai, xây dựng và bảo vệ xóm làng. Trong cuộc chiến đấu với thiên nhiên đầy gian khổ, nguy
nan, họ đã đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, từ đó lòng hữu ái giai cấp giữa những người lao động đã
từng bước hình thành, tạo nhâ
n tố bền vững của tình đoàn kết, của cộng đồng các dân tộc ở Cà
Mau trong các thời kỳ lịch sử.
Sau khi chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) vào năm 1867,
thực dân Pháp bắt đầu chia nhỏ các tỉnh cũ để dễ dàng cai trị. Ngày 18 tháng 12 năm 1882, tỉnh
Bạc Liêu là tỉnh thứ 21 của Nam Kỳ được thành lập.
Ngày 25/10/1955 theo sắc lệnh số 32/VN, chính quyền Sài Gòn tách quận Cà Mau ra
khỏi tỉnh Bạc Liêu rồi lấy quận Quảng Xuyên và 4 xã của quận Giá Rai để thành lập tỉnh Cà
Mau. Đến ngày 22/10/1956, chính quyền Sài Gòn ban hành Sắc lệnh số 143/VN đổi tên tỉnh Cà
Mau thành tỉnh An Xuyên. Về phía chính quyền cách mạng, ngày 27/11/1973, tỉnh Cà Mau
giao huyện Giá Rai cho tỉnh Bạc Liêu. Tỉnh Bạc Liêu được tái lập. Lúc bấy giờ, Cà Mau - Bạc
Liêu là hai tỉnh theo sự phân định địa giới hành chính của chính quyền Sài Gòn.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thực hiện Nghị quyết số 19/NQ - TW ngày
20/12/1975 của Bộ Chính trị về việc hợp nhất một số tỉnh ở miền Nam, hai tỉnh C
à Mau (An
Xuyên) và Bạc Liêu hợp nhất thành tỉnh Minh Hải.
Ngày 6/11/1996, trong kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX đã phê chuẩn việc tách tỉnh
Minh Hải ra làm hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu, thực hiện từ ngày 1/1/1997.
Đến năm 2007 Cà Mau có 1 thành phố và 8 huyện, gồm 97 xã, phường, thị trấn với diện
tích đất tự nhiên là 5.329 km
2

, đứng thứ hai so với các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long,
sau tỉnh Kiên Giang. Đất đai Cà Mau màu mỡ, thích hợp với các loại cây lương thực, cây ăn
trái và nhiều loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế. Cơ cấu phân bố các loại đất khá hợp lý: đất
nông nghiệp chiếm 64,81%; đất lâm nghiệp: 23,32%; đất ở: 1,12% và đất chuyên dùng chiếm
3,63%. [19, tr.140]
Dân số tỉnh Cà Mau đến năm 2007 có 1.248.241 người. Cơ cấu dân số thành thị chiếm tỉ
trọng 20%
, nông thôn 80% và ít thay đổi. Về thành phần dân tộc, chủ yếu là người Kinh, dân
tộc thiểu số gồm người Hoa, Khmer, Tày, Chăm, Nùng, Mường… và một số dân tộc khác. Mật
độ dân số bình quân của tỉnh năm 2007 là 234 người/km
2
, thấp nhất vùng đồng bằng sông Cửu
Long (430 người/km
2
); bình quân ruộng đất trên 1 nhân khẩu, 1 lao động cao nhất vùng đồng
bằng sông Cửu Long. [19, tr.18,319]
Tổng số lao động năm 2007 có 669.876 người. Cơ cấu lao động trong độ tuổi theo ngành
nghề, chủ yếu vẫn là nông nghiệp và thủy sản. Trình độ học vấn và kỹ thuật nguồn nhân lực của
tỉnh Cà Mau tương đối thấp, chưa đạt mức bình quân cả nước. Theo số liệu điều tra ngày
01/7/2005 cho thấy trình độ lao động của tỉnh còn rất hạn chế; 73,4% mới có trình độ văn hóa
tiểu học, số lao động có trình độ trung học cơ sở ch
iếm 18% và trình độ trung học phổ thông
chiếm 8,6%. [35, tr.167-168].
Tuy vậy, tập quán, kinh nghiệm canh tác và kỹ năng nghề nghiệp của lao động Cà Mau
được tích lũy qua nhiều thế hệ thuộc loại khá cao so với các tỉnh khác, nhất là kỹ năng lao động
nghề trồng lúa, chăn nuôi và đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, hải sản.
Dưới sự áp bức, bóc lột của thực dân và địa chủ, người dân Cà Mau, hầu hết là bần cố
nông, phải sống một cuộc sống tăm tối, dốt nát, lao động đầu tắt mặt tối mà vẫn thiếu ăn, thiếu
mặc, dù sống trên ruộng đất trù phú, màu mỡ. Cho đến trước Cách mạng tháng Tám 1945, xã
hội nông thôn Cà Mau đã hình thành hai giai cấp đối lập chủ yếu là nông dân và địa chủ.

Trước Cách mạng tháng Tám
1945, Cà Mau cũng là nơi có nhiều tôn giáo. Hai tôn giáo
có mặt sớm ở đây và có nhiều tín đồ là Phật giáo và Thiên Chúa giáo, các tôn giáo khác ra đời
muộn hơn, trong đó có đạo Cao Đài. Nhìn chung, tín đồ các tôn giáo phần đông đều là những
nông dân nghèo khổ và có tinh thần yêu nước, vừa lo việc đạo, vừa làm tròn phận sự công dân
đối với dân tộc, tin tưởng vào Đảng Cộng sản Việt Nam, hướng về chủ tịch Hồ Chí Minh, căm
thù quân giặc xâm lược, ủng hộ và tham gia kháng chiến.
Trong si
nh hoạt văn hóa, người dân Cà Mau cũng sáng tạo ra những lời ca, tiếng hát, hò,
vè ca ngợi quá trình lao động mở đất, mở nước, chống thiên tai, thú dữ và ngoại xâm… như hò
đối đáp, đọc thơ Bạc Liêu, cổ nhạc…tiêu biểu là bản Dạ cổ Hoài lang của cụ Cao Văn Lầu,
chuyện cười Bác Ba Phi…
Người Cà Mau từ trước đến nay không những cần cù, kiên nhẫn, sáng tạo trong lao động
sản xuất, dũng cảm
trong chinh phục thiên nhiên mà còn kiên cường, bất khuất trong đấu tranh
chống áp bức, bóc lột, viết nên những trang sử oai hùng của dân tộc nói chung và của nhân dân
vùng đất mũi Cà Mau nói riêng.
Các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và lịch sử của Cà Mau vừa chứng minh tiềm năng,
lợi thế vừa cho thấy nhiều điểm bất lợi đối với quá trình phát triển kinh tế của địa phương.
Thực tế là cho đến nay, Cà Mau vẫn là tỉnh có tỉ lệ xã chưa có đường bộ, chưa có điện lưới
quốc gia cao nhất các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Là tỉnh cực nam Tổ quốc nên Cà Mau có
thiệt thòi l
à xa Trung ương, xa các trung tâm thương mại và công nghiệp lớn, lại không có sân
bay, bến cảng lớn nên có nhiều khó khăn trong giáo lưu kinh tế, văn hóa với các tỉnh, thành phố
khác. Các điều kiện xã hội cũng có những bất lợi trong phát triển kinh tế hàng hóa. Dân số, lao
động chủ yếu làm
nông nghiệp, thủy sản truyền thống, chưa quen với công nghiệp, dịch vụ chất
lượng cao. Trình độ dân trí vùng sâu, vùng xa nói chung còn thấp, tập tục lạc hậu vẫn còn
nhiều, sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật còn nghèo nàn.
Tiềm năng về biển, rừng, đất ở Cà Mau rất lớn. Rừng ngập mặn có giá trị trên thế giới về

hệ sinh thái, đứng sau rừng Amazon. Biển Cà Mau về hải sản và hứa hẹn nhiều tiềm năng dầu
khí. Trong thời kỳ đổi mới, với sự kế thừa và sáng tạo không ngừng, Đảng bộ và nhân dân Cà
Mau tiếp tục viết nên những trang sử mới bằng chính những thành tích ấn tượng trong phát
triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng.
1.2. Truyền thống cách mạng của nhân dân Cà Mau
+ Phong trào đấu tranh của nhân dân Cà Mau trước khi có Đảng.
Cùng với tiếng súng chống Pháp của nhân dân cả nước, ngay từ năm 1861 nhân dân Cà
Mau đã tự vũ trang đứng lên chống quân xâm lược. Năm 1873, nhân dân vùng đất mũi Cà Mau
đã cùng anh em ông Đỗ Thừa Luông, Đỗ Thừa Tự đứng lên chống Pháp, ủng hộ và tham gia
nghĩa quân Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Hu
ân...
Những cuộc đấu tranh của nhân dân Cà Mau nổ ra từ những ngày đầu Pháp xâm lược và
kéo dài liên tiếp đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã thể hiện tinh thần yêu nước, lòng căm
thù giặc sâu sắc của nhân dân Cà Mau cùng cả nước trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm
và phong kiến.
+ Sự ra đời của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Cà Mau.

Tháng 1/1929, Chi hội Việt Nam cách mạng thanh niên thị trấn Cà Mau được thành lập
do ông Đào Hưng Long làm bí thư.
Chi hội mở một cửa hiệu bán sách báo lấy tên là “Hồng Anh thư quán”, một quán bán
cơm và cà phê “Đồng Tâm” vừa làm cơ sở để giáo dục, vận động nhân dân yêu nước, vừa là
nơi trao đổi, hội họp của chi hội. Hoạt động của chi hội ngày càng gây được ảnh hưởng rộng rãi
trong dân nghèo ở thị trấn và nhân dân ở các xã xung quanh.
+
Sự ra đời của Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở Cà Mau.
Cùng với sự phát triển của cách mạng Việt Nam, tháng 1/1930, Chi bộ An Nam Cộng
sản đảng ở Cà Mau được thành lập do ông Lâm Thành Mậu làm bí thư.
Sau đó có nhiều chi bộ Đảng ra đời và hoạt động mạnh mẽ đã lãnh đạo nhân dân đấu
tranh sôi nổi. Để kịp thời lãnh đạo phong trào cách mạng trong tỉnh, ngày 26/10/1938 Tỉnh ủy
lâm thời đư

ợc thành lập do đồng chí Bùi Thị Trường làm bí thư.
+ Cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai (13/12/1940).
Cùng với cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai do Phan Ngọc Hiển lãnh
đạo nổ ra vào ngày 13/12/1940 và giành được thắng lợi nhanh chóng. Lực lượng khởi nghĩa đã
tiêu diệt tên xếp đảo Ôliviê, thu toàn bộ vũ khí rồi về đất liền để kịp thời cùng lực lượng khởi
nghĩa đánh chiếm Năm Căn.
Cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai cuối cùng bị dìm
trong biển máu nhưng kẻ thù không thể
dập tắt được tinh thần yêu nước của nhân dân. Cũng từ đó tỉnh Cà Mau lấy ngày khởi nghĩa
Hòn Khoai 13 tháng 12 làm ngày truyền thống của địa phương. Hòn Khoai ngày nay đã trở
thành di tích lịch sử - cách mạng của cả nước, là biểu tượng tự hào về truyền thống cách mạng
vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân Cà Mau.
+ Cách mạng tháng Tám 1945 ở Cà Mau.
Được tin Nhật đầu hàng Đồng Minh không điều kiện, hòa nhịp chung với cả nước, Tỉnh
ủy lâm thời Cà Mau tổ chức cuộc mít tinh lớn ở thị trấn Cà Mau để chào mừng ngày Mặt trận
Việt Minh ra đời và biểu dương lực lượng quần chúng. Cuộc m
ít tinh sau đó chuyển thành cuộc
biểu tình vũ trang thị uy kéo đến dinh Đốc phủ Kế, quận trưởng Cà Mau, đòi giao chính quyền
cho nhân dân. Trước thái độ kiên quyết của quần chúng cách mạng, Đốc phủ Kế phải bàn giao
chính quyền cho ủy ban dân tộc giải phóng quận Cà Mau.
Ngay sau thắng lợi ở tỉnh lỵ, nhân dân khắp vùng nông thôn trong tỉnh dưới sự lãnh đạo
của các ch
i bộ Đảng đã nhất tề đứng lên đập tan bộ máy chính quyền nông thôn ở xã, thành lập
chính quyền nhân dân và các đoàn thể quần chúng cách mạng.
+ Chín năm kháng chiến chống Pháp.
Thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam, cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Cà Mau
dưới sự lãnh đạo của Chính quyền cách mạng đã tiến hành cuộc kháng chiến để bảo vệ thành
quả Cách mạng tháng Tám.
Suốt thời gian kháng chiến chống Pháp, Cà Mau là khu căn cứ, cung cấp nguồn sống cho
cả miền Tây Nam

Bộ và liên tiếp giành được nhiều thắng lợi to lớn trên chiến trường.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, quân và dân Cà Mau đã tiêu diệt hơn 6.996 tên
địch, phá hủy và thu nhiều vũ khí. Những tấm gương hy sinh anh dũng cho công cuộc đấu tranh
cách mạng giải phóng quê hương như Phan Ngọc Hiển, Trần Văn Thời, Châu Văn Đặng,
Lương Thế Trân, Quách Văn Phẩm… đã mãi mãi l
àm rạng danh trang sử Cà Mau anh hùng.
+ Hai mươi năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Sau năm 1954, Mỹ trắng trợn phá hoại Hiệp định Giơnevơ, tiến hành xâm lược Việt
Nam. Cà Mau vẫn tiếp tục là căn cứ địa kiên cường của cách mạng. Nhiều đồng chí lãnh đạo
Đảng, Nhà nước như Lê Duẩn, Phạm Hùng, Võ Văn Kiệt đã từng được nhân dân Cà Mau che
chở, nuôi giấu. Trong những ngày đầu chống Mỹ, Cà Mau, với sự kiện 200 ngày
chuẩn bị cho
ngày lên tàu tập kết ra Bắc và sự kiện xây dựng “Làng rừng” để chống lại kế hoạch gom dân,
đàn áp của chính quyền Ngô Đình Diệm đã trở thành những sự kiện điển hình của thời kỳ này.
Sau Đồng khởi năm 1960, quân dân Cà Mau đã vùng lên đánh địch, giành nhiều thắng
lợi quan trọng. Năm 1968 quân giải phóng Cà Mau đánh vào thị xã Cà Mau và giải phóng hoàn
toàn huyện Ngọc Hiển. Năm 1972, lực lượng cách mạng tiến công đồng loạt, bao vây 200 đồn
bốt giặc buộc chúng phải đầu hàng hoặc bị tiêu diệt. Cùng với chiến dịch mùa xuân 1975, 10
giờ ngày 1/5/1975 thị xã Cà Mau hoàn toàn giải phóng.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân Cà Mau đã tiến hành đánh
73.500 trận lớn nhỏ, loại khỏi vòng chiến đấu 310.907 tên ngụy và nhiều tên Mỹ, bắn rơi và bắn
bị thương 1.029 m
áy bay, bắn chìm và phá hủy 1.365 tàu chiến, phá hủy 821 xe quân sự, thu và
phá hủy 31.000 súng trong đó có 89 khẩu pháo 105 và 155 ly. Với những chiến công đó, tỉnh có
21 cá nhân và 42 tập thể được phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; 507
bà mẹ Việt Nam anh hùng; trên 11.000 thương binh và 16.000 liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trong
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Những tấm gương hy sinh anh dũng như Bông Văn Dĩa,
Nguyễn Việt Khái, Lý Văn Lâm, Dương Thị Cẩm Vân, Hồ Thị Kỷ, Huỳnh Phi
Hùng, Hồ Trung
Thành, Đặng Tấn Triệu, Danh Thị Tươi…đã đi vào lịch sử và mãi mãi là niềm tự hào của nhân

dân Cà Mau.
1.3. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau trước năm
1997
1.3.1. Thời kỳ trước đổi mới (1976 - 1985)
Sau giải phóng (1975), Cà Mau cùng với Miền Nam và cả nước bước vào thời kỳ xây
dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện có nhiều khó khăn do hậu quả của chiến tranh rất nặng
nề:
Về kinh tế: ruộng vườn đa số bị bỏ hoang, kênh rạch khô cạn, công cụ sản xuất thô sơ,
sản xuất lúa độc canh, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân vô cùng thiếu thốn. Là vùng
đất giàu tài nguyên rừng ngập mặn, biển và
bờ biển bao quanh nhưng 60% đất rừng bị hủy diệt
bởi chất độc hóa học, nghề khai thác biển bị phong tỏa, ngư cụ nghèo nàn. Công nghiệp, thương
mại ở những vùng thị xã, thị trấn hầu như không đáng kể, cơ sở hạ tầng yếu kém
, nhất là đường
giao thông, điện, nước, trường học, bệnh viện…
Về xã hội: tồn tại nhiều tập tục lạc hậu, lối sống thực dụng, hưởng thụ, tệ nạn xã hội tràn
lan, văn hóa lai căng phản động, thất nghiệp, m
ù chữ là phổ biến.
Nhân dân Cà Mau vừa phải khắc phục hậu quả chiến tranh, trấn áp bọn phản động vừa
phải phát triển sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân, ổn định xã hội và xây dựng cơ sở vật chất
kỹ thuật cho chế độ mới.
Nhận thức đầy đủ trách nhiệm nặng nề đó, thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ Minh Hải,
cùng với Bạc Liêu, nhân dân Cà Mau đã ra sức khắc phục khó khăn, hoàn thành các mục tiêu
cơ bản của hai kế hoạch 5 năm 1976 -1980 và 1981-1985.
Các ngành sản xuất công nghiệp - xây dựng, nông - lâm nghiệp - thủy sản và các hoạt
động thương mại - dịch vụ trong tỉnh từng bước được khôi phục và phát triển theo kế hoạch.
Thu nhập của l
ao động sản xuất và công nhân viên chức nhà nước được nâng cao do hoạt động
sản xuất kinh doanh trong tỉnh có chuyển biến tích cực, nhất là khai thác, chế biến và xuất khẩu
thủy sản. Từ năm 1981-1985, Đảng và Nhà nước đã thực hiện cơ chế quản lý mới trong nông

nghiệp bằng chính sách khoán theo chỉ thị 100 của Ban Bí thư trung ương Đảng, các Nghị
quyết về đổi mới cơ chế quản lý trong công nghiệp, thương mại, du lịch, điều chỉnh chính sá
ch
cải tạo xã hội chủ nghĩa theo hướng thông thoáng hơn. Nhờ đó tiềm năng về đất đai, lao động,
vốn liếng, kinh nghiệm sản xuất nông, công nghiệp, thủy sản của người dân Cà Mau được khơi
dậy và bước đầu được phát huy.
Đi đôi với việc khôi phục và phát triển kinh tế, đời sống văn hóa của nhiều vùng nôn
g
thôn, vùng sâu, vùng căn cứ kháng chiến cũng đã được nâng lên một bước. Năm 1985 nhiều xã
có tivi công cộng phục vụ bà con nông dân. Hệ thống loa truyền thanh, phát thanh nhiều huyện
đã về đến xã, ấp góp phần tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của
Nhà nước đến người dân. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân cũng được chính quyền các
cấp quan tâm. Hệ thống các cơ sở y tế hầu hết được xây dựng mới và hoạt động có hiệu quả.
Đến năm
1985 có 40% số xã có bác sĩ. Công tác vệ sinh môi trường đã trở thành phong trào của
quần chúng nhiều xã ấp. Nhiều địa phương đã bảo đảm nước sạch sinh hoạt cho nhân dân trong
mùa khô. Một số dịch bệnh như sốt rét, sốt xuất huyết đã được ngăn chặn có hiệu quả.
Giáo dục và đào tạo có nhiều tiến bộ rõ rệt: hệ thống giáo dục phổ thông, dạy nghề và

đào tạo bồi dưỡng cán bộ phát triển cả về số lượng và cơ cấu trường lớp, ngành nghề. Tỉ lệ học
sinh bỏ học, lưu ban giảm dần; tỉ lệ học sinh giỏi, đạt giải khu vực và cấp quốc gia tăng dần.
Công tác xóa nạn mù chữ, phổ cập tiểu học được thực hiện đạt kết q
uả khá. Tình trạng thiếu
giáo viên, thiếu trường lớp đã được khắc phục từng bước.
Đời sống nhân dân được cải thiện. Số hộ giàu và khá tăng nhanh, số hộ nghèo giảm dần.
Một số xã, ấp vùng sâu đã xóa được diện hộ nghèo gay gắt. Những nhu cầu cơ bản của nhân
dân như: ăn, mặc, nhà ở, đi lại, học tập…được cải thiện rõ nét. Việc thực hiện các chính sách
đối với thương binh,
gia đình liệt sĩ và người có công được các cấp, các ngành quan tâm và đầu
tư thỏa đáng.

Tuy có những phát triển về các mặt như đã nói ở trên, thời kỳ 1976 -1985 vẫn còn tồn tại
một số nhược điểm, hạn chế sau:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh vừa chậm vừa không ổn định, bình quân 5
năm (1976 - 1985) tổng sản phẩm của tỉnh (GDP) tăng 19,4%, nhưng 5 năm (1981-1985) chỉ
tăng 8,66%. Cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm
67,84% trong cơ cấu
kinh tế, còn công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ chiếm tỉ trọng nhỏ và tăng rất
chậm. [36, tr.48]
Thu ngân sách toàn tỉnh năm 1980 đạt 64,64 triệu đồng, chỉ bằng 3,06% GDP; năm 1985
đạt 202 triệu đồng bằng 5,88% GDP do vậy chưa đáp ứng được yêu cầu chi ngân sách. Do
nguồn thu quá ít nên cơ cấu chi ngân sách chủ yếu là chi thường xuyên (chiếm 86% năm 1980
và 80% năm 1985), chi cho đầu tư phát triển rất thấp (năm
1980 chiếm 13,8% và năm 1985
chiếm 19,58%) trong tổng chi ngân sách. [10, tr.26]
Hoạt động ngân hàng cũng chỉ tập trung phục vụ nông nghiệp còn các ngành công
nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ không được quan tâm đúng mức. Đó là một trong những
nguyên nhân làm chậm tốc độ tăng trưởng của khu vực công nghiệp - xây dựng và thương mại -
dịch vụ trong 10 năm sau giải phóng.
Sản xuất nông, lâm nghiệp - thủy sản là ngành kinh tế chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP
của tỉnh nhưng trong 10 năm đầu sau giải phóng phát triển chậm
, không đều và không ổn định.
Trồng trọt tuy có tiềm năng lớn nhưng chưa khai thác hợp lý cả đất lúa và đất màu. Sản xuất lúa
mùa theo phương thức quảng canh là phổ biến nên năng suất thấp và tăng chậm. Sản xuất màu,
cây công nghiệp, rau quả giảm sút liên tục, chậm hình thành các vùng tập trung có tỉ suất nông
sản hàng hóa cao theo qui hoạch và đầu tư. Chăn nuôi chưa được coi trọng, còn phân tán nhỏ lẻ
theo tập quán cũ, kĩ thuật chăn thả tự nhiên là chủ yếu.
Thủy sản là thế mạnh của Cà Mau nhưng phát triển không đều và không đồng bộ. Số
lượng, công suất tàu vốn đã ít lại khai thác chưa hợp lý nên sản lượng thủy hải sản đánh bắt
tăng chậm. Nuôi trồng thủy hải sản vẫn mang nặng tính tự phát, nhất là tình trạng lấn đất lúa,
đất rừng đước để nuôi tôm

quảng canh, năng suất thấp. Nuôi cá đồng phát triển chậm và không
đều trong khi tiềm năng mặt nước còn rất lớn. Các công trình thủy lợi mới ít về số lượng lại
chậm đưa vào phục vụ sản xuất. Bên cạnh đó, tình trạng chặt phá rừng bừa bãi diễn ra khá phổ
biến nên diện tích rừng đước ngày một giảm dần. Công tác quản lý, c
hăm sóc khoanh nuôi và
bảo vệ rừng phòng hộ, rừng kinh tế còn nhiều bất cập.
Sản xuất công nghiệp quy mô quá nhỏ, sản phẩm ít về số lượng, đơn điệu về chủng loại,
kém về chất lượng nên chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh. Sản phẩm xuất khẩu
chủ yếu là thủy sản đông lạnh không qua chế biến mà khối lượng lại không nhiều. Sản xuất
hàng tiêu dùng và xuất khẩu chưa tương xứng với khả năng của địa phương, nhất là công
nghiệp chế biến nông, lâm
, thủy sản. Đến năm 1985 toàn tỉnh chỉ có 21 sản phẩm công nghiệp
và tiểu thủ công nghiệp với sản lượng sản xuất rất khiêm tốn: 1.000 tấn tôm đông lạnh, 2 triệu
lít nước mắm, 197.000 tấn gạo xay xát, 6.867 tấn đường mật, 23 triệu viên thuốc các loại,
149.000 mét vải, 709.000 viên gạch nung, 230.000 nông cụ cầm tay, trên 10.000 tàu, thuyền
đóng mới và sửa chữa. [13, tr.34]

Hoạt động giao thông - vận tải là mặt chủ yếu của tỉnh trong đầu tư xây dựng nhưng
chậm khắc phục. Trong quy hoạch và chỉ đạo thiếu sự phân cấp, phân công giữa tỉnh, huyện,
xã, thị trấn nên tiến độ xây dựng và nâng cấp đường bộ chậm và không đều, nhất là đường nông
thôn. Trong quản lý và bảo vệ chưa có sự phối kết hợp giữa giao thông và thủy lợi nên hiệu quả
thấp. Việc khai thác, sử dụng các phương t
iện vận tải hàng hóa chưa hợp lý, coi trọng thành
phần quốc doanh và hợp tác xã mà xem nhẹ các thành phần kinh tế tư nhân nên chưa phát huy
hết mọi tiềm lực to lớn trong nhân dân.
Hoạt động thương mại - dịch vụ của tỉnh thời gian này có nhiều khuyết, nhược điểm.
Thương nghiệp chưa gắn liền với yêu cầu sản xuất v
à đời sống của nhân dân, hàng hóa và dịch
vụ phát triển chậm, tự phát, đơn điệu, chất lượng thấp. Hoạt động của các ngành và đơn vị kinh
doanh thương mại, du lịch, dịch vụ chưa có sự gắn bó liên kết với nhau nên phát triển không

lành mạnh. Tình trạng tranh mua, tranh bán chạy theo chênh lệch giá để trục lợi, trốn thuế rất
phổ biến. Công tác quản lý xuất nhập khẩu chưa tốt dẫn đến các cơn sốt về hàng hóa, về giá cả
trên thị trường nhất là lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng thiết yếu của n
gười dân. Thị
trường, giá cả có biến động lớn nhưng công tác tổ chức quản lý thị trường còn bị buông lỏng.
Tình trạng này đã dẫn đến đời sống nhân dân đã khó khăn càng khó khăn hơn.
Trong các vấn đề xã hội, tồn tại lớn nhất là những hoạt động văn hóa, giáo dục, đào
tạo, y
tế, thông tin, tuyên truyền còn thấp, chưa theo kịp yêu cầu của công cuộc khôi phục và phát
triển kinh tế sau chiến tranh. Trong giáo dục, tình trạng thiếu thầy, thiếu lớp, thiếu đồ dùng dạy
học còn phổ biến. Hệ thống trường mẫu giáo chưa hình thành, hệ thống trường bổ túc văn hóa
còn yếu kém, chưa duy trì thường xuyên nên tỉ lệ người m
ù chữ còn cao. Hoạt động văn hóa
chưa đều; vùng sâu, vùng xa còn thiếu phim ảnh, báo chí. Sản phẩm văn hóa còn nghèo nàn, tệ
nạn mê tín dị đoan, tập tục lạc hậu, tệ cờ bạc, nghiện rượu bê tha còn phổ biến. Hoạt động của
hệ thống y tế còn nhiều bất cập, tinh thần, ý thức phục vụ của một bộ phận cán bộ y tế còn chưa
tốt. Đời sống của nhân dân nói chung, của người nông dân nói riêng còn rất thấp và tăng chậm.
Lao động thừa, việc làm thiếu, thu nhập thấp vẫn là phổ biến cả khu vực thành thị và nông thôn
nhưng chưa có giải pháp tích cực có hiệu quả. An ninh chính trị, trật tự xã hội tuy có tiến bộ
song vẫn còn có nhiều hạn chế. Tình hì
nh vượt biên, chiến tranh tâm lý, phao tin đồn nhảm
chưa được ngăn chặn kịp thời. Các mặt tiêu cực trong quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh,
huyện, xã, xí nghiệp chưa được phát hiện và xử lý kịp thời.
Những khuyết điểm và hạn chế trên đây trong lĩnh vực xã hội bắt nguồn từ nhiều phía:
kinh tế thuần nông, tăng trưởng chậm, đời sống nhân dân còn có nhiều khó khăn,
cơ chế chính
sách và luật pháp chưa đồng bộ; tổ chức chỉ đạo và quản lý điều hành của bộ máy Đảng, Chính
quyền các cấp chưa chặt chẽ, chưa sâu sát quần chúng. Suy cho cùng, đó là những khuyết,
nhược điểm khó tránh khỏi của một địa phương nghèo, cơ sở hạ tầng thấp kém, xa các trung
tâm thương mại và dịch vụ lớn, lại chịu tác động tiêu cực của cơ chế kế hoạch hóa tập trung,


quan liêu và bao cấp nặng nề trong một thời gian dài. Đó cũng là những bài học không thành
công cần tổng kết để rút kinh nghiệm và tìm giải pháp thích hợp cho Cà Mau nói riêng và cho
cả nước nói chung trong những năm tiếp theo.
1.3.2. Thời kỳ 10 năm đổi mới (1986 -1996)
Quán triệt đường lối đổi mới sâu sắc và toàn diện của Đảng, trong 2 kế hoạch 5 năm
1986 -1990 và 1991-1995, Đảng bộ và nhân dân Cà Mau đã tập trung nguồn lực để khai thác
mọi tiềm năng, thế mạnh của địa phương đồng t
hời tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương để phát
triển kinh tế toàn diện với tốc độ tăng trưởng cao, thời kỳ sau cao hơn thời kỳ trước.
Tổng sản phẩm của tỉnh (GDP) từ năm 1986 đến năm
1996 tăng bình quân 5,68%. Nét
đặc biệt trong 10 năm này là cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tích cực, xóa dần tính
thuần nông, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng trong GDP của tỉnh từ 7,38% năm
1985 lên 10,83% năm 1990 và 16,96% năm 1995; tỉ trọng khu vực thương mại - dịch vụ cũng
tăng dần từ 12,1% lên 13,32% và 15,05% trong thời gian trên. Tỉ trọng khu vực nông - lâm
nghiệp - thủy sản giảm xuống còn 65,9% năm 1995 so với 80,
52% năm 1985 nhưng vẫn đạt tốc
độ tăng trưởng giá trị sản xuất trên 3,74%/năm. [13, tr.40]
Kinh tế tăng trưởng đã góp phần tăng thu ngân sách của tỉnh. Tỉ lệ thu ngân sách trên
GDP tuy còn thấp so với yêu cầu nhưng đã có tiến bộ hơn so với các thời kỳ trước đổi mới và
cơ bản đáp ứng được các yêu cầu chi ngân sách của địa phương. Tổng thu ngân sách Nhà nước
năm 1995 đạt 334,79 tỉ đồng tăng 2,92 lần năm
1990 và bằng gần 2 lần năm 1991. [11, tr.13].
Sản xuất nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện, tăng trưởng với nhịp độ khá cao.
Sản xuất lúa là thế mạnh của tỉnh tiếp tục phát triển theo hướng ổn định, đồng thời đẩy mạnh
thâm canh tăng năng suất để tăng sản lượng và chất lượng lúa gạo phục vụ xuất khẩu. Bên cạnh
đó một bộ phận không nhỏ diện tích lúa mùa đã được chuyển đổi sang nuôi trồng t
hủy sản, nhất
là nuôi tôm để có lợi hơn.

Một nét mới nữa của Cà Mau là không đặt mục tiêu tăng sản lượng lúa lên hàng đầu như
các tỉnh khác của đồng bằng sông Cửu Long và sản lượng lúa giảm dần liên tục từ năm 1991
đến năm 1995. Tuy vậy, lương thực bình quân nhân khẩu của tỉnh vẫn đạt trên 514 kg/năm
trong đó lúa trên 511 kg, vẫn bảo đảm an ninh lương thực trên địa bàn trong mọi tình huống,
đồng thời chuyển một phần đất lúa năng suất thấp sang trồng các cây công nghiệp, cây ăn trái

hoặc nuôi trồng thủy sản có lợi hơn. Nhờ đó tính độc canh lúa mùa của tỉnh tồn tại từ trước giải
phóng đã được hạn chế. Mô hình sản xuất lúa - cá, lúa - rau - màu đã được mở ra trên vùng đất
vốn phèn mặn, trước đây chỉ độc canh lúa mùa năng suất thấp. Đó không chỉ là thành tựu về
mặt kinh tế mà còn là bài học về sử dụng tài nguyên đất sao cho hiệu quả trong cơ chế thị
trường.
Cùng với trồng trọt, chăn nuôi
tuy phát triển chưa đều nhưng bước đầu đã có tăng trưởng.
Năm 1996 đàn lợn đạt 241.634 ngàn con, tăng 42,99% so với năm 1985, bình quân mỗi năm
tăng gần 4,05%, sản lượng xuất chuồng đạt trên 14,9 ngàn tấn, tăng 1,9 ngàn tấn trong cùng
thời gian trên. Đàn gia cầm đạt gần 2 triệu con. [12, tr.47]

Sản xuất lâm nghiệp phát triển theo hướng tăng cường trồng mới và chăm sóc, bảo vệ
rừng, nuôi rừng và giảm khai thác lâm sản. Diện tích rừng trồng tập trung 5 năm 1991-1995 đạt
69.840 ha, tăng 52.067 ha (tăng 292 %) so với thời kỳ 1986-1990. Diện tích rừng và đất rừng
được chăm sóc, bảo vệ tốt hơn, tình trạng đốt phá rừng làm ruộng, rẫy, chuyển nuôi tôm
được
hạn chế. Việc giao khoán đất rừng cho hộ nông dân gắn với kinh doanh tổng hợp nghề rừng
theo hướng lâm - ngư - nông kết hợp đã đạt được những kết quả bước đầu.
Sản xuất thủy sản phát triển toàn diện cả về nuôi trồng và đánh bắt, tạo ra nhiều sản
phẩm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng bì
nh quân của giá trị sản
xuất ngành thủy sản giai đoạn 1991-1995 đạt 8,4%, cao nhất trong khu vực nông lâm nghiệp -
thủy sản và vượt xa giai đoạn trước đó (tăng 2,75%). Cơ cấu sản xuất thủy sản đã có bước
chuyển tích cực từ khai thác sang nuôi trồng. Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng từ 31,7 ngàn

tấn năm 1991 lên 46,6 ngàn tấn năm
1995. Cơ cấu sản lượng thủy sản nuôi chuyển mạnh từ cá
sang tôm để phù hợp với yêu cầu thị trường xuất khẩu thủy sản đang mở rộng.
Sản xuất công nghiệp có tiến bộ trên một số mặt. Năm 1995 toàn tỉnh có 9.734 cơ sở sản
xuất công nghiệp, thu hút 23.674 lao động trong đó khu vực kinh tế cá thể có 8.289 lao động,
chủ yếu làm việc trong các ngành công nghiệp chế biến. [11, tr.84]
Với tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm 13,62% giai đoạn 1991-1995, công
nghiệp Cà Mau đã có bước tiến bộ về một số mặt hàng sản phẩm công nghiệp chế biến nông
sản, thủy sản và hàng tiêu dùng thiết yếu như nông cụ cầm tay, sửa chữa tàu thuyền. Cơ cấu giá
trị sản xuất công nghiệp bước đầu đã chuyển dịch theo hướng đa thành phần, trong đó kinh tế
Nhà nước chiếm tỉ trọng cao nhất và giữ vai trò chủ đạo.
Các hoạt động đầu tư - xây dựng đã thực hiện chuyển dịch từ đầu tư theo nguồn vốn ngân
sách Nh
à nước sang đầu tư bằng vốn tín dụng, liên doanh liên kết, vốn vay trong nước và nước
ngoài. Cơ cấu đầu tư đã chuyển dần từ kinh tế sang các lĩnh vực khác (văn hóa, giáo dục, y tế,
khoa học, chỉnh trang đô thị…). Một số công trình kinh tế trọng điểm của địa phương được đầu
tư xây dựng mới và nâng cấp, trong đó nổi bật là điện lưới quốc gia về 3 huyện vùng sâu: Trần
Văn Thời, Thới Bình và U Minh, các trọng điểm
kinh tế ven thị xã Cà Mau, ven biển và gần
50% cụm trung tâm xã, thị trấn. Nhiều công trình giao thông, thủy lợi, văn hóa, nhà ở đô thị…
được xây dựng, nâng cấp góp phần tăng năng lực sản xuất và lưu thông hàng hóa các vùng
trong tỉnh, cải thiện bộ mặt thành thị lẫn nông thôn.
Các hoạt động dịch vụ thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân được khôi phục
và phát triển. Đáng chú ý là hoạt động vận tải hành khách và hàng hóa phát triển với tốc độ
nhanh, đáp ứng mọi yêu cầu đi lại của nhân dân và lưu thông hàng hóa của các th
ành phần kinh
tế. Dịch vụ bưu chính viễn thông có bước phát triển vượt bậc so với các thời kỳ trước. Lần đầu
tiên Cà Mau được lắp đặt tổng đài kỹ th
uật số, hòa mạng thông tin viễn thông quốc tế, rút ngắn
khoảng cách vùng Đất Mũi xa xôi với cả nước và quốc tế. Dịch vụ phát hành báo chí cũng

được cải thiện, phương thức phục vụ tốt hơn.
Dịch vụ - thương mại có bước phát triển mới. Hệ thống siêu thị được hình thành và đi
vào hoạt động, hệ thống chợ nông thôn được mở rộng đã tạo nhiều t
huận lợi trong tiêu thụ nông
sản. Các lực lượng thương nghiệp ngoài quốc doanh được khuyến khích phát triển và không
ngừng mở rộng phạm vi hoạt động từ bán buôn đến bán lẻ, đã góp phần tích cực vào quá trình
lưu thông hàng hóa giữa các vùng trong tỉnh và ngoài tỉnh. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch
vụ năm 1995 đạt 1.608,6 tỉ đồng, tăng 2,58 lần năm 1991 và tăng 32,8 lần những năm đầu đổi
mới. Cơ cấu bán lẻ đã chuyển từ Nh
à nước và tập thể là chủ yếu sang đa thành phần, cá thể là
chủ yếu. Tỉ trọng của khu vực cá thể tăng từ 27,33% năm 1986 lên 81,15% năm 1995.
Thị trường trong nước được khai thông, thị trường nước ngoài được hình thành và phát
triển. Kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh từ 17,34 triệu USD năm 1986 lên 19,92 triệu USD năm
1990 và tăng vọt lên 95,08 triệu USD năm 1995. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh là
thủy sản tăng nhanh, trong đó chủ yếu là tôm đông từ 2.170 tấn năm 1986 lên 3.300 tấn năm
1990 và 13,773 tấn năm 1995. Mặt hàng gạo năm cao nhất là 1992 đạt 17.000 tấn, tăng 10.330
tấn so với năm
1989. Với sự tăng nhanh của mặt hàng thủy sản xuất khẩu, Cà Mau đã trở thành
một trong số ít tỉnh có sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn nhất cả nước trong thời
kỳ này. Năm 1995, cả nước đạt kim ngạch xuất khẩu thủy sản 621,4 triệu USD, trong đó Cà
Mau chiếm 15%, riêng sản lượng tôm đông lạnh Cà Mau chiếm trên 30% (13,7/44,8 ngàn tấn).
Thế mạnh của tỉnh bước đầu được khai thác hợp lý, góp phần tích cực đẩy nhanh tốc độ tăng
trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương. [13, tr.47-49]

Hoạt động du lịch cũng được phục hồi và phát triển. Số khách du lịch đến Cà Mau năm
1995 đạt 67.118 lượt người, tăng 69,13% so với năm 1991 trong đó có 2.124 khách nước ngoài
tăng 22,75 lần. [11, tr. 108]
Tuy vẫn còn khó khăn về cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông t
hủy, bộ, hàng không…nhưng
thế mạnh của Cà Mau là du lịch sinh thái, du lịch miệt vườn đã bước đầu được khai thác với

hình thức và sản phẩm tương đối đa dạng.
Về các vấn đề xã hội, cùng với phát triển kinh tế, trong 10 năm đầu sau đổi mới, Cà Mau
cũng đạt được nhiều tiến bộ về các mặt ổn định xã hội và nâng cao đời sống nhân dân.
Đạt được những thành tựu trên trước hết là nhờ sự đoàn kết thống nhất trong Đảng bộ và

các tầng lớp nhân dân, nhờ sự nỗ lực phấn đấu của các cấp các ngành, nhờ kết quả tổng hợp của
đường lối đổi mới đúng đắn, vận dụng cụ thể hóa phù hợp với điều kiện của tỉnh, được n
hân
dân đồng tình hưởng ứng và thực hiện với tinh thần đầy sáng tạo, bên cạnh đó còn nhờ kế thừa
và phát huy những thành quả, kinh nghiệm của những năm trước, đồng thời nhờ có sự chỉ đạo
và giúp đỡ có hiệu quả của Trung ương.
Bên cạnh những kết quả và tiến bộ về các mặt như đã trình bày ở trên, tình hình kinh tế -
xã hội Cà Mau trong 10 năm 1ừ 1986 đến 1996 cũng còn nhiều tồn tại và bất cập.
+ Về kinh tế.
Thứ nhất, kinh tế của tỉnh vẫn chưa th
oát khỏi tình trạng thuần nông, tăng trưởng và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, không đều. Tốc độ tăng GDP của tỉnh bình quân thời kỳ
1986-1990 chỉ đạt 4,48%, thời kỳ 1991-1995 tuy có cao hơn nhưng cũng chỉ đạt 6,88%. Kết
quả này không đạt mục tiêu đề ra v
à thấp hơn tốc độ tăng GDP của cả nước (8,2%).
Thứ hai, sản xuất nông nghiệp của tỉnh vẫn nặng độc canh lúa và sản xuất chưa gắn với
công nghiệp chế biến trong khi tiềm năng về phát triển công nghiệp và dịch vụ của tỉnh là rất
lớn. Cơ cấu cây trồng vật nuôi chuyển dịch chậm, tự phát và không đều. Một số cây công
nghiệp, cây ăn trái như dừa, mía, chuối, khóm…có sản lượng khá lớn nhưng chưa tìm được thị
trường tiêu thụ ổn định nên tăng, giảm t
hất thường và không có cây nào, vùng nào chủ lực, sản
xuất tập trung thâm canh cao. Chăn nuôi tăng chậm và không đều, trong đó từ 1992 đến 1995,
đàn heo, đàn gia cầm giảm liên tục dù tiềm năng còn rất lớn. Vì vậy cơ cấu sản xuất nông
nghiệp vẫn mất cân đối nghiêm trọng, tỉ trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp vừa
nhỏ lại giảm dần.

Thủy sản t
uy tăng trưởng nhanh nhưng chưa bền vững. Việc chuyển đất lúa, lấn đất bãi
bồi ven biển, đất rừng sang nuôi tôm diễn ra phổ biến ở các huyện nhưng vẫn mang nặng tính
tự phát, chưa được quản lý, hướng dẫn của các cấp, các ngành dẫn đến nguy cơ mất cân bằng
sinh thái là rất lớn. Hoạt động khai thác thủy sản xa bờ phát triển chậm do cơ sở tàu thuyền và
ngư cụ phục vụ khai thác còn nhiều hạn chế.
Trong lâm nghiệp, tì
nh trạng đốt phá rừng phòng hộ, rừng kinh tế để làm rẫy, làm ruộng,
nuôi tôm vẫn diễn ra nhưng chưa được ngăn chặn. Việc giao đất, giao rừng cho dân quản lý,
bảo vệ còn chậm, tài nguyên rừng và đất rừng tiếp tục suy giảm với tốc độ nhanh, trong khi đó
tốc độ trồng rừng lại rất chậm và không được quan tâm
đúng mức.
Thứ ba, công nghiệp và xây dựng tuy có tiến bộ về một số mặt nhưng nhìn chung khu
vực này phát triển không tương xứng với yêu cầu và khả năng của địa phương. Trong 10 năm
đổi mới, số lượng cơ sở và lao động trong công nghiệp không tăng. Năng lực máy móc thiết bị
và công nhân lành nghề trong công nghiệp và xây dựng vừa thiếu, không đồng bộ lại lạc hậu
nhưng chậm đổi mới. Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở các huyện chưa được tổ chức lại
và hướng dẫn sản xuất theo qui
hoạch và thị trường. Công tác kiến trúc chưa được quan tâm, kể
cả kiến trúc công sở, nhà ở đô thị, nông thôn vùng sông nước, vùng đất mới bồi ven biển. Thực
tiễn còn cho thấy việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở một tỉnh thuần nông còn lúng
túng, nhất là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn; công tác qui hoạch và đầu
tư cho công nghiệp, xây dựng còn chưa tương xứng.
Thứ tư, khu vực thương mại - dịch vụ tăng trưởng chậm
và không đều giữa các vùng, các
huyện trong tỉnh. Sau 10 năm đổi mới, tỉ trọng khu vực thương mại - dịch vụ trong GDP của
tỉnh chỉ tăng 2,62%. Thương mại, du lịch, khách sạn - nhà hàng, các dịch vụ vận tải
, kho bãi, tài
chính - ngân hàng, giáo dục - đào tạo, quản lý Nhà nước, tư vấn - xây dựng, bảo hiểm…đều
chưa phát triển phù hợp với yêu cầu sản xuất hàng hóa gắn với xuất khẩu thủy sản với qui mô

hàng trăm triệu USD/năm. Hệ thống chợ nông thôn yếu và chưa phù hợp với yêu cầu trao đổi
hàng hóa, vật tư của nhân dân. Công tác thu mua, tiêu thụ nông, lâm, thủy sản và cung ứng vật
tư, hàng hóa cả khu vực nông thôn, thành thị đều phụ thuộc vào mạng lưới thương lái, tư nhân,
cá thể, vai trò của Nhà nước còn mờ nhạt.
+ Về văn hóa - xã hội.
Công tác giáo dục, đào tạo: chất lượng dạy và học chưa cao, chương trình bổ túc văn hóa
và phổ cập tiểu học thực hiện chưa đều. Giáo dục phổ thông tuy có tiến bộ nhưng cơ sở trường
lớp vẫn còn nhiều yếu kém
, số lớp học ca 3 vẫn còn, số điểm trường cây lá tạm bợ ở các xã
vùng sâu, vùng xa vẫn chưa x
óa hết. Chất lượng giáo viên chưa đều và trình độ chưa theo kịp
yêu cầu. Nguyên nhân chính là do công tác đào tạo giáo viên của tỉnh chưa đồng bộ với sự tăng
trưởng của học sinh và trường lớp; cơ sở vật chất cho dạy và học còn thiếu và không đồng bộ;
sự phối hợp giữa nhà trường với chính quyền địa phương chưa chặt chẽ. Tỉ lệ trẻ em thất học tại
các vùng nông thôn và từ các địa phương khác đến còn nhiều.
Công tác văn hóa - thông tin: văn nghệ, phát thanh, truyền hình còn đơn điệu về nội dung
và phương pháp nên chưa có sức hấp dẫn đối với mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Ở một số vùng
nông thôn,
vùng kinh tế mới đời sống văn hóa còn thấp nhưng lại chậm được tăng cường. Công
tác giáo dục truyền thống cách mạng, bảo tồn di tích kháng chiến của các vùng căn cứ tro
ng
tỉnh chưa được quan tâm đúng mức. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa, ấp, khóm văn hóa,
nếp sống văn minh phát triển chậm và không đều. Công tác quản lý Nhà nước về văn hóa,
thông tin, văn nghệ còn lỏng lẻo, thiếu đồng bộ, thiếu nội dung và hình thức thích hợp nên chưa
ngăn chặn có hiệu quả mọi tàn dư của các loại văn hóa phẩm độc hại trong t
hanh, thiếu niên,
nhất là vùng đô thị. Tệ nạn xã hội nhất là số đề, hụi, rượu chè, hủ tục chưa giảm, ngược lại có
phần gia tăng, gây không ít khó khăn đối với quá trình bảo vệ trật tự trị an xã hội.
Trong công tác y tế, thể dục, thể thao: việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe ban đầu cho
nhân dân có tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Trình độ và phương tiện khám chữa bệnh của

tuyến y tế cơ sở và một số trung tâm
y tế huyện còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu
của nhân dân. Việc thu viện phí và khám chữa bệnh theo bảo hiểm y tế còn nhiều tồn tại nhưng
chậm khắc phục. Tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng vẫn còn cao, nhất là ở các vùng nông thôn, vùng
kinh tế mới. Phong trào thể dục thể thao quần chúng chưa mạnh, chưa trở thành phong trào và
chưa có cơ chế khuyến khích phù hợp.
Đời sống của nhân dân tuy bước đầu đã được cải thiện nhưng chưa đều. Bên cạnh số hộ
giàu và khá tăng lên nhanh, vẫn còn một bộ phận không nhỏ số hộ nghèo gay gắt nhất là ở nông
thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng kinh tế mới. Hiện tượng tích tụ
ruộng đất không lành mạnh, số hộ nông dân không có đất hoặc có ít đất sản xuất phát sinh và có
xu hướng tăng nhanh nhưng các ngành, các cấp vẫn lúng túng trong khâu xử lý. Số lao động
thiếu việc làm dẫn đến thu nhập thấp còn nhiều nhưng chưa có giải pháp phù hợp. Tỉ lệ tăng tự
nhiên của dân số vẫn ở mức cao (tăng trên 21% /năm)
nhưng công tác dân số và kế hoạch hóa
gia đình chưa được các cấp chính quyền huyện, xã quan tâm đúng mức.
Những tồn tại và hạn chế về kinh tế - xã hội của Cà Mau trong 10 năm đầu thực hiện
đường lối đổi mới tuy còn nhiều và đa dạng nhưng đó là những khó khăn khó tránh khỏi trong
quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý từ kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường. Những
mặt tồn tại còn đồng thời là những kinh nghiệm cần được tổng kết để rút ra bài học bổ ích về tổ
chức, quản lý cho các ngành, các cấp trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của địa
phương.

m lại, tuy đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong 10 năm đổi mới nhưng Cà
Mau còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong những năm tới. Trong thời gian tiếp
theo, Cà Mau sẽ tập trung thực hiện quyết liệt một số giải pháp có tính chiến lược để bứt phá đi
lên, huy động một cách cao nhất các nguồn lực, phát huy tối đa nhân tố con người, đảm bảo nền
kinh tế phát triển theo hướng ổn định và bền vững hơn.
Chương 2: QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN KINH TẾ CỦA
TỈNH CÀ MAU TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2007


2.1. Nông nghiệp
Đối với Cà Mau, nông nghiệp là ngành kinh tế giữ vị trí quan trọng của tỉnh. Nó vừa làm
nhiệm vụ cung cấp lương thực và thực phẩm cho nhu cầu nội địa, đồng thời còn cung cấp
nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu. Trong cơ cấu tổng sản phẩm
GDP của tỉnh những năm gần đây, nông nghiệp luôn chiếm tỉ trọng đáng kể. Có
thể nói, Cà
Mau có rất nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, tuy vậy, để khai thác được những tiềm
năng ấy thì ở bất cứ một loại đất nào, người dân Cà Mau cũng đều phải dày công cải tạo.
Như đã nói ở chương 1, Cà Mau có một nguồn nhân lực nông nghiệp dồi dào, lại có
truyền thống về sản xuất nông nghiệp, có nhiều kinh nghiệm trồng lúa, màu, cây công nghiệp
và trong chăn nuôi, t
hủy sản. Cũng như nông dân Nam Bộ, người nông dân Cà Mau sớm tiếp
xúc với nền sản xuất hàng hóa, sáng tạo và năng động trong sản xuất, trong chuyển đổi cơ cấu
vật nuôi và cây trồng. Những kinh nghiệm quý báu ấy kết hợp với công nghệ mới, lại được
khuyến khích phát triển bằng những chính sách phù hợp là nguồn lực thúc đẩy nền nông nghiệp
của tỉnh phát triển.
Ngày 2/11/1997 cơn bão số 5 đổ bộ vào Cà Mau gây thiệt hại nặng nề về người và của,
ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Song Đảng bộ và quân
dân Cà Mau với tinh thần tự lực, tự cường, cùng với sự chỉ đạo, chi viện kịp thời của Đảng,

Chính phủ, các tỉnh thành, với tấm lòng tương thân tương ái của đồng bào trong và ngoài nước,
các tổ chức quốc tế, đã khắc phục cơ bản những thiệt hại của cơn bão, nhanh chóng ổn định đời
sống và phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Do ảnh hưởng của bão số 5, năng suất lúa bình quân chỉ đạt 2,92 tấn/
ha giảm 16,33%;
tổng sản lượng lương thực năm 1997 chỉ đạt 640.000 tấn bằng 83% kế hoạch.
Tuy vậy, diện tích canh tác năm 1997 vẫn lên đến 176.000 ha, tăng 3,8% so với năm
1996; việc mở rộng diện tích sản xuất đã bước đầu kết hợp với chuyển đổi cơ cấu m
ùa vụ. Các
trà lúa hè thu, cao sản, lấp vụ đều tăng. Đặc biệt vụ lúa đông - xuân 1996 - 1997 đạt năng suất 4

tấn/ha đã tạo điều kiện cho tỉnh tăng nhanh diện tích vụ lúa đông - xuân 1997 - 1998 đạt gần
10.000 ha, tăng gần 4 lần so với vụ trước. Ngoài ra việc cải tạo vườn tạp, trồng màu, nuôi cá
đồng được chú ý phát triển làm
tăng thu nhập đáng kể cho nhiều hộ nông dân.
Sản xuất nông nghiệp tuy có những tiến bộ đáng kể nhưng chưa thật sự ổn định, nhất là
trong tình hình có những diễn biến phức tạp của khí hậu, thời tiết. Điều kiện mở rộng sản xuất
nông nghiệp chưa vững chắc, thiếu đồng bộ do phải phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên; những
điều kiện cần thiết về thủy lợi, bảo vệ thực vật… còn hạn chế. Một số nông sản t
hực phẩm có
khối lượng lớn như dừa, chuối, cá chưa có thị trường tiêu thụ ổn định. Xuất phát từ tình hình
đó, biện pháp chỉ đạo chủ yếu của tỉnh là tập trung đẩy mạnh công tác thủy lợi, thủy nông nội
đồng nhằm mục tiêu cải tạo đất phèn mặn và kéo dài thời gian ngọt hóa, bảo đảm cho phát t
riển
sản xuất lương thực và cây con hệ ngọt, tạo ra sự chuyển dịch nhanh về cơ cấu mùa vụ sản xuất
lúa. Một số công trình vùng ngọt hóa Quản Lộ - Phụng Hiệp và việc đầu tư khai thác đất hoang
hóa, đất sản xuất không ổn định đã bước đầu phát huy. Trong năm 1998, chỉ tính riêng việc xây
dựng hệ thống thủy lợi, thủy nông nội đồng, đắp đập ngăn mặn, bồi đắp hệ thống đê sông, nạo
vét và đào mới một số kênh thủy lợi đã huy động gần một triệu ngày công lao động, cùng với
thi công cơ giới đã đào đắp được gần 5 triệu m
3
đất, tổng kinh phí đầu tư trên 20 tỉ đồng, sang
năm 1999 là 63 tỉ đồng và năm 2000 là 76,5 tỉ đồng. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã chủ động qui
hoạch tiểu vùng ngoài chương trình dự án bán đảo Cà Mau, đến năm 1999 tổng diện tích gieo
trồng tăng 12%, sản lượng lương thực tăng 12,5% so với năm 1997. Riêng lúa đông - xuân tăng
2 lần về diện tích; các cây trồng khác như rau màu, cây công nghiệp, cây ăn trái phát triển
nhanh đã hạn chế đư
ợc đất hoang hóa và đem lại cho người nông dân một nguồn lợi đáng kể.
Trồng trọt phát triển không những đáp ứng nhu cầu lương thực cho nhân dân trong tỉnh và xuất
khẩu mà còn dành một phần cho chăn nuôi, tạo điều kiện phát triển toàn diện ngành nông
nghiệp.

Sang năm 2000 thời tiết có những diễn biến bất thường đã gây không ít khó khăn cho sản
xuất. Ủy ban nhân dân tỉnh đã có nhiều chủ trương, giải pháp chỉ đạo khắc phục khó khăn tập
trung sức phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện.
Sau khi c
ó chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi sản xuất theo Chỉ thị số
09/CT/TU (ngày 7/7/2000) của Tỉnh ủy Cà Mau khóa XII về việc điều chỉnh sản xuất từ nông -
ngư - lâm sang ngư - nông - lâm, đặc biệt là chủ trương chuyển đổi một số diện tích trồng l
úa
sang nuôi tôm làm cho bức tranh nông nghiệp Cà Mau trở nên đa dạng hơn. Thời gian đầu mới
chuyển đổi, việc nuôi tôm cũng gặp không ít khó khăn như chưa hoàn chỉnh xây dựng hệ thống
thủy lợi, con giống không bảo đảm chất lượng, tổ chức sản xuất không phù hợp, môi trường
nước bị ô nhiễm, nông dân chưa nắm bắt về kỹ thuật…nhưng sau đó đã ngày càng ổn định hơn,
mức thu nhập của các hộ nuôi t
ôm đều cao so với trồng lúa, thậm chí có nhiều hộ đạt rất cao và
điều đáng nói là từ nay, người nông dân Cà Mau đã có sự thay đổi lớn trong nhận thức, nhất là
ý thức phấn đấu vươn lên trong lao động sản xuất, trong tổ chức cuộc sống gia đình. Nhiều hộ
nông dân đã tự bỏ tiền ra đi nhiều nơi trong và ngoài tỉnh, thậm chí cả nước ngoài để học tập
kinh nghiệm, nghiên cứu cách thức làm ăn về vận dụng cho gia đình và địa phương m
ình.
Sau khi điều chỉnh quy hoạch chuyển dịch cơ cấu sản xuất, diện tích canh tác trồng lúa
chỉ còn 156.000 ha. Để vẫn bảo đảm sản lượng lúa trên một diện tích bị thu hẹp, tỉnh đã tích
cực chỉ đạo sản xuất nông nghiệp toàn diện như khẩn trương cho xây dựng một số công trình
thủy lợi có tính bức xúc, chuẩn bị vật tư nông nghiệp, chủ động tìm cung cấp 365 tấn giống l
úa
nhóm A và nhóm B, xây dựng 5 mô hình khuyến nông, khuyến lâm, đồng thời mở 453 lớp tập
huấn chuyển giao kỹ thuật trồng trọt - chăn nuôi ở các huyện đã giúp cho nhiều hộ nông dân tận
dụng khai thác tối đa khả năng canh tác trên đồng ruộng.
Do làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, cung ứng vật tư phục vụ sản xuất nên diện
tích gieo trồng các trà lúa đều đạt và vượt kế hoạch. Việc sản xuất một vụ lúa luân canh trên đất
nuôi tôm

được nông dân hưởng ứng. Tuy thời tiết có ảnh hưởng làm gần 20.000 ha lúa gieo cấy
trên đất nuôi tôm bị chết nhưng sản lượng thu hoạch lúa vẫn tăng. Năm 2006 diện tích gieo
trồng lúa tăng 5,4%, sản lượng thu hoạch tăng 11,7%. Năm 2007, diện tích gieo trồng lúa tăng
6,67% so với năm 2006. Ngoài ra diện tích trồng rau màu, cây ăn trái cũng tăng khá, năm 2007,
diện tích trồng rau màu đã lên tới 3.500 ha, nhiều m
ô hình sản xuất có hiệu quả, đem lại thu
nhập cao cho nhiều hộ nông dân. [64],[65]
Có thể thấy trong lĩnh vực trồng trọt thì lúa là cây trồng chính ở Cà Mau, chiếm tỷ trọng
cao cả về diện tích, sản lượng và giá trị sản phẩm trong trồng trọt. Diện tích canh tác lúa thường
chiếm 96% tổng diện tích cây trồng hàng năm của tỉnh.
Từ năm 2001, do tiếp tục chuyển đổi một số diện tích sang nuôi tôm
nên diện tích trồng
lúa giảm nhanh. Từ giảm về diện tích dẫn đến giảm về sản lượng. Bình quân quân lương thực
theo đầu người của tỉnh năm 2005 thấp nhất trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và thấp
hơn so với mức bình quân chung của cả nước. Nếu những năm trước đây, việc trồng lúa ở Cà
Mau cũng là một ngành sản xuất hàng hóa xuất khẩu thì hiện nay việc trồng lúa chủ yếu chỉ
nhằm đáp ứng nhu cầu nội địa.
Bảng 2.1: Diện tích trồng lúa
“Nguồn: Cục Thống kê Cà Mau” Đơn vị tính: ha

Năm Tổng số Lúa đông xuân Lúa hè thu Lúa mùa
1997 220.844 2.151 40.429 178.264
1998 223.078 9.044 54.981 159.053

×