Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông thành phố huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (725.28 KB, 97 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHAN THỊ DIỆU TÂM

SỰ ĐỒNG CẢM TRONG QUAN HỆ BẠN BÈ
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
THÀNH PHỐ HUẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Thừa Thiên Huế, năm 2016


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHAN THỊ DIỆU TÂM

SỰ ĐỒNG CẢM TRONG QUAN HỆ BẠN BÈ
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
THÀNH PHỐ HUẾ

Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số: 60 31 04 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐINH THỊ HỒNG VÂN


Thừa Thiên Huế, năm 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các dữ liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và
chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả

Phan Thị Diệu Tâm


LỜI CẢM ƠN
Sau 2 năm học tập và thực hiện nghiên cứu đề tài tốt nghiệp, tôi đã hoàn
thành luận văn của mình. Để có được kết quả này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến TS. Đinh Thị Hồng Vân, người giáo viên đã tận tình, chu đáo hướng dẫn và
giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự chỉ dẫn tận tâm của tất cả các giảng viên đã
giảng dạy chúng tôi trong suốt thời gian học tập vừa qua, đặc biệt là sự quan tâm,
tận tình giúp đỡ của quý thầy cô đang công tác tại khoa Tâm lý giáo dục trường Đại
học sư phạm Huế.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu và các em học sinh của
trường trung học phổ thông Đặng Trần Côn và trung học phổ thông Gia Hội đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra, thu thập số liệu.
Xin cảm ơn những người chị thân yêu và những người bạn thân đã dành
nhiều tình cảm, giúp đỡ, động viên tôi trong những ngày học tập và hoàn thành
luận văn.
Lời cảm ơn cuối cùng, cũng là lời cảm ơn đặc biệt nhất, tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc đến những người thân trong gia đình đặc biệt là bà ngoại, ba mẹ, anh

trai và em gái tôi về sự động viên, giúp đỡ to lớn nhất dành cho tôi trong suốt quá
trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Huế, tháng 9 năm 2016
Tác giả

Phan Thị Diệu Tâm


MỤC LỤC
Trang phụ bìa..............................................................................................................i

LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................3
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................4
MỤC LỤC.........................................................................................................1
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT..............................................5
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................6
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ...........................................................................6
MỞ ĐẦU...........................................................................................................6
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................7
2. Mục đích nghiên cứu...............................................................................8
3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu............................................................8
3.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................8
4. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................8
5. Giả thuyết nghiên cứu.............................................................................9
6. Nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................9
7. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................9
8. Cấu trúc của đề tài.................................................................................10
Chương 1.........................................................................................................11
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ ĐỒNG CẢM TRONG QUAN HỆ BẠN BÈ.......11
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.............................................11

1.1. Tổng quan các nghiên cứu về sự đồng cảm....................................11
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài.......................................11
1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước.......................................13
1.2. Khái niệm đồng cảm......................................................................15
1.2.1. Tiếp cận ở nước ngoài.......................................................15
1.2.2. Tiếp cận ở Việt Nam..........................................................17
1.3. Biểu hiện của sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung
học phổ thông........................................................................................18
1.3.1. Biểu hiện về mặt nhận thức...............................................18

1


1.3.2. Biểu hiện về mặt cảm xúc.................................................19
1.4. Vai trò của đồng cảm trong quan hệ bạn bè đối với học sinh trung
học phổ thông........................................................................................20
1.4.1. Vai trò của đồng cảm đối với sự phát triển trí tuệ cảm xúc
.............................................................................................................20
1.4.2. Vai trò của đồng cảm trong việc gia tăng các hành vi tích
cực, lòng vị tha....................................................................................21
1.4.3. Vai trò của đồng cảm trong việc giảm thiểu các hành vi tiêu
cực.......................................................................................................22
1.4.4. Vai trò của đồng cảm trong giao tiếp và thiết lập các mối
quan hệ................................................................................................23
1.5. Các yếu tố chi phối ảnh hưởng đến sự đồng cảm...........................24
1.5.1. Yếu tố cá nhân...................................................................24
1.5.2. Yếu tố di truyền.................................................................24
1.5.3. Yếu tố hệ thần kinh............................................................25
1.5.4. Sự bắt chước......................................................................25
1.5.5. Môi trường sống................................................................25

1.6. Một số yếu tố tâm sinh lý và đặc điểm quan hệ bạn bè của lứa tuổi
học sinh trung học phổ thông................................................................27
1.6.1. Khái quát tâm sinh lí lứa tuổi học sinh trung học phổ thông
.............................................................................................................27
1.6.2. Đặc điểm quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông
.............................................................................................................30
Tiểu kết chương 1............................................................................................33
Chương 2.........................................................................................................34
TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................34
2.1. Vài nét về địa bàn khảo sát.............................................................34
2.1.1. Trường trung học phổ thông Gia Hội................................34
2.1.2. Tường trung học phổ thông Đặng Trần Côn.....................35
2.2. Tổ chức nghiên cứu........................................................................36
2


2.2.1. Giai đoạn 1........................................................................36
2.2.2. Giai đoạn 2........................................................................37
2.3. Các phương pháp nghiên cứu.........................................................38
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu.......................................38
2.3.2. Phương pháp chuyên gia...................................................39
2.3.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.................................39
2.3.4. Phương pháp trắc nghiệm tâm lý.......................................41
2.3.5. Phương pháp phỏng vấn sâu..............................................42
2.3.6. Phương pháp tình huống...................................................43
2.3.7. Phương pháp nghiên cứu trường hợp................................43
2.3.8. Phương pháp phân tích dữ liệu..........................................44
Tiểu kết chương 2............................................................................................45
Chương 3.........................................................................................................47
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ SỰ ĐỒNG CẢM....................47

TRONG QUAN HỆ BẠN BÈ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
THÀNH PHỐ HUẾ.........................................................................................47
3.1. Thực trạng đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học
phổ thông thành phố Huế..........................................................................47
3.1.1. Đánh giá chung về thực trạng sự đồng cảm trong quan hệ
bạn bè của học sinh trung học phổ thông thành phố Huế....................47
3.1.2. Biểu hiện sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh
trung học phổ thông thành phố Huế....................................................49
3.1.3. Sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học
phổ thông thành phố Huế dưới lát cắt giới tính, khối lớp và trường học
.............................................................................................................53
3.2. Mối quan hệ giữa sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè và một số hành
vi xã hội.....................................................................................................58
3.2.1. Mối quan hệ giữa sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè và
hành vi ủng hộ xã hội của học sinh trung học phổ thông thành phố
Huế......................................................................................................58

3


3.2.1.1. Biểu hiện hành vi ủng hộ xã hội của học sinh trung học
phổ thông thành phố Huế....................................................................58
3.2.1.2. Mối quan hệ giữa sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè và
hành vi ủng hộ xã hội của học sinh trung học phổ thông thành phố
Huế......................................................................................................59
3.2.2. Mối quan hệ giữa sự đồng cảm và hành vi gây hấn của học
sinh trung học phổ thông thành phố Huế.............................................66
3.3. Các biện pháp gia tăng sự đồng cảm cho học sinh trung học phổ
thông thành phố Huế.................................................................................75
Tiểu kết chương 3............................................................................................79

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................81
1. KẾT LUẬN...........................................................................................81
2. KIẾN NGHỊ..........................................................................................81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................83
PHỤ LỤC..........................................................................................................1

4


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

THPT
ĐTB
ĐLC

Trung học phổ thông
Điểm trung bình
Độ lệch chuẩn

5


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
Bảng 1.1

Tên bảng

Phân bố mẫu nghiên cứu
Thống kê mô tả về sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của

Bảng 3.1
học sinh trung học phổ thông thành phố Huế xét trên toàn mẫu
Đánh giá chung về sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của
Bảng 3.2
học sinh trung học phổ thông thành phố Huế
Sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học
Bảng 3.3
phổ thông thành phố Huế dưới lát cắt giới tính
Biểu hiện hành vi ủng hộ xã hội của học sinh trung học phổ
Bảng 3.4
thông thành phố Huế
Hệ số tương quan giữa đồng cảm và hành vi ủng hộ xã hội
Bảng 3.5
của học sinh trung học phổ thông thành phố Huế
Phân tích hồi quy sự tác động của đồng cảm và các thành
Bảng 3.6 phần của nó đến hành vi ủng hộ xã hội của học sinh trung
học phổ thông thành phố Huế
Kết quả kiểm định F về sự khác biệt hành vi lủng hộ xã hội
Bảng 3.7
giữa các nhóm điểm đồng cảm
Bảng 3.8 Điểm hành vi ủng hộ xã hộicủa trường hợp thứ nhất
Bảng 3.9 Điểm hành vi ủng hộ xã hội của trường hợp thứ hai
Biểu hiện hành vi gây hấn của học sinh trung học phổ thông
Bảng 3.10
thành phố Huế
Hệ số tương quan giữa đồng cảm và hành vi gây hấn của
Bảng 3.11
học sinh trung học phổ thông thành phố Huế
Phân tích hồi quy sự tác động của đồng cảm và các thành
Bảng 3.12 phần của nó đến hành vi gây hấn của học sinh trung học

phổ thông thành phố Huế
Kết quả kiểm định F về sự khác biệt hành vi gây hấn giữa
Bảng 3.13
các nhóm điểm đồng cảm
Bảng 3.1.4 Điểm hành vi gây hấncủa trường hợp thứ nhất
Bảng 3.1.5 Điểm hành vi lệch chuẩn của trường hợp thứ hai

Trang
36
46
49
52
56
57
59
60
61
62
64
66
67
68
70
71

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
Biểu đồ 3.1

Biểu đồ 3.2


Tên biểu đồ
Biểu đồ thể hiện sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của
học sinh trung học phổ thông thành phố Huế dưới lát cắt
khối lớp
Biểu đồ thể hiện sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của
học sinh trung học phổ thông thành phố Huế dưới lát
cắt trường học
MỞ ĐẦU

6

Trang
54

55


1. Lý do chọn đề tài
Tình yêu thương, lòng nhân ái vốn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Từ
bao đời nay ông bà ta luôn nhắc nhở con cháu phải biết “thương người như thể
thương thân”. Muốn có được tình yêu thương và lòng nhân ái chúng ta phải biết
quan tâm chăm sóc, lo lắng cho nhau, nhất là khi những người xung quanh gặp khó
khăn hoạn nạn. Hay nói cách khác để xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp trong xã
hội, mỗi chúng ta cần phải có sự đồng cảm với nhau. Sự đồng cảm (empathy) có vai
trò rất quan trọng trong cuộc sống, đồng cảm tạo ra sự khoan dung, nhân ái, giúp
con người sống thanh thản với sự an lành trong tâm hồn. Đồng cảm góp phần trong
việc hoàn thiện nhân cách con người, xây dựng một xã hội văn minh nhân ái, làm
cho mối quan hệ giữa con người trở nên tốt đẹp hơn, thân thiện hơn, mọi người gần
gũi, gắn bó hơn.

Học sinh trung học phổ thông (THPT) là lứa tuổi chuyển tiếp từ tuổi trẻ con
sang tuổi trưởng thành. Đây là giai đoạn các em hình thành các chuẩn mực đạo đức,
xã hội, tình cảm của mình. Đời sống tình cảm của học sinh THPT rất phong phú.
Đặc biệt nó được thể hiện rõ nhất trong tình bạn của các em, vì đây là lứa tuổi mà
những hình thức đối xử có lựa chọn đối với mọi người trở nên sâu sắc và mạnh mẽ.
Ở lứa tuổi này, nhu cầu về tình bạn, tâm tình cá nhân được tăng lên rõ rệt. Các em
có yêu cầu cao hơn đối với tình bạn: yêu cầu về sự chân thật, lòng vị tha, sự tin
tưởng, tôn trọng nhau, sẵn sàng giúp đỡ nhau, hiểu biết lẫn nhau. Trong quan hệ bạn
bè, các em cũng nhạy cảm hơn, không chỉ có xúc cảm chân tình, mà còn có khả
năng đáp ứng lại xúc cảm của người khác (đồng cảm). Đồng cảm là sự thấu hiểu,
cảm thông, sẻ chia, một lời động viên đúng lúc, một sự chấp nhận không phê phán
là nguồn động viên lớn đối với các em và đồng thời là nguồn động lực để các em
vượt qua thử thách cuộc đời.
Thế nhưng, thực tế hiện nay, bên cạnh những học sinh biết đồng cảm, cảm
thông, quan tâm nhau, luôn luôn nghĩ đến người khác, còn có những học sinh thờ ơ,
lãnh đạm, ích kỷ chỉ nghĩ đến bản thân mình. Việc đánh giá về thực trạng đồng cảm
của học sinh THPT trong quan hệ bạn bè vì thế có một ý nghĩa hết sức quan trọng
trong xã hội Việt Nam hiện đại, đặc biệt khi có quá nhiều vấn nạn nghiêm trọng về
7


sự vô cảm liên quan đến lứa tuổi này. Trên các phương tiện truyền thông, các hình
ảnh, video thể hiện sự vô cảm khi chứng kiến nỗi đau của bạn bè hay những hành vi
bạo lực ngày càng nhiều. Trong bài viết “Một số yếu tố chi phối bạo lực học đường
nhìn từ góc độ hành vi”, Đỗ Ngọc Khanh (2014) đã chỉ ra rằng có đến 39,9% học
sinh “Không làm gì, chỉ đứng xem” khi bạn thân bị bạo hành. Hành động này đối với
bạn bình thường cùng lớp là 68,3%, bạn cùng trường là 82,8% và người không quen
biết là 89,8%. Kết quả nghiên cứu về hành vi bạo lực trong nữ sinh trung học cho
thấy: có đến 96,7% số học sinh trả lời ở trường các em học có xảy ra hiện tượng nữ
sinh đánh nhau, 44,7% ở mức độ rất thường xuyên, 38% thường xuyên… Hơn 45%

khách thể khảo sát cho rằng hiện tượng đánh nhau giữa các học sinh nữ là “bình
thường” [9].
Phải chăng giới trẻ hiện nay nói chung và học sinh THPT nói riêng đang thờ
ơ với nỗi đau, mất mát của người khác? Có phải khả năng đồng cảm với người khác
của các em đang có chiều hướng suy giảm? Để trả lời những câu hỏi này, cần thiết
tiến hành các nghiên cứu thực tiễn.
Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu “Sự đồng cảm trong quan hệ bạn
bè của học sinh trung học phổ thông thành phố Huế” đã được tiến hành.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học
sinh THPT, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp tăng khả năng đồng cảm trong quan
hệ bạn bè cho học sinh THPT.
3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh THPT thành phố Huế.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Học sinh THPT thành phố Huế.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Phạm vi về nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung làm rõ sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh THPT
thành phố Huế trên 02 phương diện: nhận thức và cảm xúc.

8


4.2. Phạm vi về địa bàn nghiên cứu
Đề tài tập trung khảo sát tại hai trường THPT: Trường THPT Đặng Trần Côn,
THPT Gia Hội thuộc thành phố Huế.
4.3. Phạm vi về khách thể nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian nghiên cứu, đề tài giới hạn khảo sát trên 369 học sinh

lớp 10, 11, 12.
5. Giả thuyết nghiên cứu
- Khá nhiều học sinh THPT thành phố hiện nay chưa biết cách đồng cảm với
người khác.
- Sự đồng cảm của học sinh THPT thành phố Huế có quan hệ mật thiết với
các hành vi xã hội.
- Sự đồng cảm của học sinh sẽ được gia tăng nếu như chúng ta đề xuất các
biện pháp giáo dục đúng đắn, phù hợp.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận về sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh
THPT thành phố Huế.
- Tìm hiểu thực trạng sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh THPT
thành phố Huế và mối quan hệ của nó với các hành vi xã hội.
- Đề xuất các biện pháp nhằm gia tăng sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè cho
học sinh THPT thành phố Huế.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Quan điểm phươngpháp luận
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở một số nguyên tắc phương pháp
luận trong tâm lý học sau:
Nghiên cứu này lấy tiếp cận hoạt động làm quan điểm phương pháp luận chính.
Theo tiếp cận này, tâm lý, ý thức được nảy sinh bởi hoạt động. Sự đồng cảm cũng
vậy, được nảy sinh trong hoạt động của học sinh THPT thành phố Huế. Vì vậy,
nghiên cứu sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh THPT thành phố Huế
cũng không tách rời hoạt động của chính họ. Hoạt động vừa là môi trường tạo ra sự

9


đồng cảm trong quan hệ bạn của học sinh THPT thành phố Huế, vừa là chất xúc tác
để sự đồng cảm trở nên phát triển phong phú hơn, sâu sắc hơn.

- Nguyên tắc hoạt động - nhân cách: Nghiên cứu sự đồng cảm trong quan hệ
bạn bè của học sinh THPT không tách rời các hoạt động giao tiếp của học sinh và
các đặc điểm nhân cách của học sinh THPT.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, nghiên cứu sử dụng phối hợp
các phương pháp sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, điều tra bằng bảng hỏi, trắc
nghiệm tâm lý, phỏng vấn sâu, chuyên gia, nghiên cứu trường hợp, tham vấn tâm lý
và phân tích dữ liệu. Mục đích và cách thức sử dụng các phương pháp được trình
bày trong Chương 2.
8. Cấu trúc của đề tài
Nội dung chính của đề tài được thể hiện ở phần mở đầu, ba chương và phần
kết luận, kiến nghị:
Phần mở đầu
Phần nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận về sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè ở học sinh
THPT thành phố Huế
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực trạng về sự đồng cảm trong quan hệ bạn
của học sinh THPT thành phố Huế
Phần kết luận và kiến nghị

10


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ ĐỒNG CẢM TRONG QUAN HỆ BẠN BÈ
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Tổng quan các nghiên cứu về sự đồng cảm
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
Thuật ngữ đồng cảm ra đời từ những năm cuối của thế kỷ XIX và trải qua một

lịch sử phức tạp, đa dạng về các cách tiếp cận của đồng cảm. Nhiều nhà nghiên cứu
có xu hướng đi tìm cấu trúc thật sự của đồng cảm và đã mở ra nhiều cuộc tranh luận
mà đến nay, có lẽ vẫn chưa có điểm dừng. Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển, có
một số xu hướng quang trọng như sau:
a) Hướng thứ nhất là các nghiên cứu bàn về cấu trúc của đồng cảm. Hiện nay,
đồng cảm được nghiên cứu theo 3 xu hướng lý thuyết cơ bản sau:
(1) Đồng cảm là một quá trình cảm xúc: Những tác giả theo xu hướng cảm
xúc cho rằng đồng cảm được hiểu như là sự cảm thông, sự chia sẻ cảm xúc với
người khác. Tiêu biểu trong xu hướng này là những tác giả: Lipps. T., (1903) [49],
Hoffman (1977) [41]…
(2) Đồng cảm là một quá trình nhận thức: Tiếp cận nhận thức nhấn mạnh đồng
cảm liên quan đến việc hiểu cảm xúc/cảm nhận của người khác (Kohler, 1929 [46];
theo Baron-Cohen, Wheelwright, 2004 [22]). Kohler (1929) chứng minh rằng đồng
cảm là sự hiểu biết về cảm xúc của người khác hơn là một sự chia sẻ cảm xúc [46].
Cùng tư tưởng với ông, Mead, G.H. (1934) [50] cũng đưa ra các quan điểm nhấn
mạnh góc độ nhận thức của sự đồng cảm
(3) Đồng cảm là quá trình nhận thức và cảm xúc: Nhiều nhà nghiên cứu đã
chấp nhận đồng cảm là một khái niệm đa chiều, trong đó cảm xúc và nhận thức ảnh
hưởng lên nhau, khó tách bạch ra được (Deutsch và Madle 1975) [31]. Sự đồng cảm
phải là “sự nhận thức dựa trên cảm xúc” Hoffman (1987) [43]…, bên cạnh quan
niệm đồng cảm là “một phản ứng cảm xúc mà trong đó, cảm thấy một cảm xúc gián
tiếp giống như cảm xúc người khác cảm thấy hoặc cảm thấy một cảm xúc gián tiếp
tương tự nhưng không nhất thiết phải giống với cảm xúc của người khác”

11


(Eisenberg. N, 1987 [33]; Batson và cộng sự 1981 [23] )… Sự đồng cảm có cấu trúc
đa thành tố trở nên phổ biến hơn và được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu ứng
dụng (Davis 1996 [31]; J. Hakansson, 2003 [40]). Một số tác giả cho rằng sự tồn tại

cảm xúc và nhận thức trong đồng cảm là đương nhiên, là quy luật, là sẵn có. Nếu
thiếu đi một trong hai yếu tố thì đồng cảm sẽ không còn là đồng cảm Coke, (1978)
[28]. Cùng quan niệm với tác giả trên còn có Stotland, (Kohut (1984) [47], …
b) Trên cơ sở các cấu trúc của đồng cảm, một hướng khá phát triển khi nghiên
cứu về sự đồng cảm là xây dựng các thang đo sự đồng cảm. Hướng nghiên cứu này
ra đời nhằm để đánh giá sự đồng cảm của mỗi cá nhân, trên cơ sở đó đề xuất các
biện pháp để gia tăng sự đồng cảm. Có thể kể đến một số thang đo, bảng hỏi tiêu
biểu sau:
Bảng hỏi đồng cảm “Toronto Empathy Questionnaire” (TEQ): được phát triển
bởi Spreng và các cộng sự (2009) [56], gồm 16 items, trong bảng hỏi này, các nhà
nhiên cứu đánh giá sự đồng cảm như một quá trình cảm xúc
Thang đo đồng cảm “Balanced emotional empathy scale” (QMEE): được xây
dựng bởi Mehrabian và Epstein (1972) [51]. Đây cũng là thang đo tiếp cận đồng
cảm ở khía cạnh cảm xúc.
Thang đo đồng cảm cảm xúc “Emotional Empathy Scale” (EES): EES được
phát triển bởi Ashraf (2004) [21], được sử dụng để đánh giá các đặc điểm của sự
đồng cảm về cảm xúc ở thanh thiếu niên.
Thang đo đồng cảm “Empathy Scale” của Hogan (1969) [43]: tiếp cận đồng
cảm về mặt nhận thức.
Cho đến ngày nay, cùng với sự phát triển các cách tiếp cận đồng cảm thì việc
phát triển các thang đo mới vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu.
c) Một hướng khá phổ biến khi tiếp cận đồng cảm là nghiên cứu các yếu tố
tác động đến sự đồng cảm. Trong các yếu tố ảnh hưởng đến đồng cảm, các tác giả
quan tâm nhiều nhất đến yếu tố cá nhân, được thể hiện trong các nghiên cứu của
Davis (1983) [29]. Nghiên cứu của Hoffman (1977) [41] cho rằng sự đồng cảm của
mỗi cá nhân không chỉ bị ảnh hưởng bởi khả năng nhận thức mà còn phụ thuộc vào
khả năng phản ứng tình cảm của cá nhân, kinh nghiệm cá nhân (Davis, 1996 [30];
Kohut, 1984 [47]). Sự đồng cảm còn chịu sự chi phối bởi các yếu tố: độ tuổi
12



(Laible, Carlo, Roesch, 2004) [48]; giới tính N. Eisenberg (1987) [33]; sự bắt chước
(Meltzoff và Moore 1983) [52]; bắt chước hành vi (Forman và các cộng sự, 2004)
[36]; bắt chước nét mặt kết hợp với cảm xúc nhất định (Atkinson, 2007) [20]; yếu tố
di truyền (Zahn-Waxler và các cộng sự, 1992) [70]; yếu tố hệ thần kinh (Iacoboni và
Dapretto 2006 [44], Preston và De Waal, 2002 [32] ). Bên cạnh các yếu tố cá nhân,
còn có các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến sự đồng cảm. Đó là yếu tố môi trường sống,
mối liên kết xã hội như bạn bè, cha mẹ với con cái và yếu tố giáo dục.
e) Một hướng khác góp phần mở rộng phạm vi tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng
đến đồng cảm là nghiên cứu quan hệ giữa sự đồng cảm với các hành vi xã hội.
Hướng nghiên cứu này nhằm khẳng định vai trò của đồng cảm trong việc điều chỉnh
các hành vi xã hội, gia tăng hành vi xã hội tích cực và giảm thiểu hành vi xã hội
tiêu cực.
Có khá nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa đồng cảm với hành vi xã
hội( N. Eisenberg, 1987 [33]). Nhiều tác giả đã tiến hành xây dựng thang đo mối
quan hệ đồng cảm với hành vi xã hội (Feshbach và Feshbach, 1969) [35])…Các kết
quả nghiên cứu cho thấy, sự đồng cảm có mối quan hệ đến các hành vi xã hội như
gây hấn, bắt nạt, hành vi phạm pháp, hành vi ủng hộ xã hội.
Tóm lại, sự đồng cảm đã được các nhà nghiên cứu nước ngoài khai thác trên
nhiều phương tiện, từ cách tiếp cận, đo lường sự đồng cảm đến những yếu tố ảnh
hưởng đến sự đồng cảm cũng như mối quan hệ giữa đồng cảm và hành vi xã hội.
Điều đó chứng tỏ tính chất đa dạng của các nghiên cứu trong lĩnh vực này đồng thời
cung cấp cho chúng ta thấy một bức tranh toàn vẹn về đồng cảm. Tuy nhiên, các
nghiên cứu về đồng cảm chủ yếu được tiến hành ở các nước phương Tây. Cũng như
các hiện tượng tâm lý khác, đồng cảm chịu sự chi phối bởi yếu tố văn hoá xã hội,
chính vì vậy, những nghiên cứu về đồng cảm ở các nước châu Á như Việt Nam cần
được tiến hành.
1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước
Trong khi đồng cảm được các nhà khoa học nước ngoài nghiên cứu một cách
cụ thể, chi tiết thì ở Việt Nam rất ít các nghiên cứu về vấn đề này. Các nhà tâm lý

học trong nước chủ yếu bàn luận nhiều đến khái niệm đồng cảm, các biểu hiện của
nó. Khái niệm đồng cảm được thể hiện rõ trong các Từ điển Tâm lý học của tác giả
13


Vũ Dũng ( 2008) [1], Nguyễn Văn Lũy, Lê quang Sơn (2009) [10]. Tác giả Trần Thị
Minh Đức (2009) dùng từ thấu hiểu thay cho đồng cảm [3].
Các nhà nghiên cứu trong nước thường xem đồng cảm là một yếu tố quan
trọng giúp cho quá trình giao tiếp thành công và có hiệu quả cao, đồng thời, giúp
cho các mối quan hệ ngày càng phát triển. Hàng loạt các tác phẩm viết về giao tiếp
đều xem đồng cảm như là một kỹ năng giao tiếp hiệu quả [1], [2], [10]. Có thể cách
diễn đạt là khác nhau nhưng tựu chung vẫn là “khả năng biết xác định vị trí trong
giao tiếp, biết đặt vị trí của mình vào vị trí của đối tượng để có thể vui, buồn với
niềm vui, nỗi buồn của họ” [1, tr.207]. Đơn cử như nghiên cứu của Lê Minh Nguyệt
(2009) về sự tương tác giữa cha mẹ với con ở lứa tuổi thiếu niên đã cho thấy chỉ có
7,49 % cha mẹ cho rằng con mình biết đồng cảm, chia sẻ; 9,72% người con cho
rằng cha mẹ mình là người biết đồng cảm, chia sẻ. Sự thiếu hụt đồng cảm dẫn đến
việc tương tác giữa cha mẹ - con gặp nhiều khó khăn thậm chí là xung đột, mâu
thuẫn [12].
Trong giao tiếp với bạn bè, sự đồng cảm được xem như là phẩm chất hàng đầu
để chọn bạn. Trong một loạt nghiên cứu về tình bạn ở học sinh trung học cơ sở, tác
giả Đỗ Thị Hạnh Phúc (2009, 2010) đã cho thấy phẩm chất “Luôn thấu hiểu, đồng
cảm và chia sẻ vui buồn trong cuộc sống” là 1 trong 10 phẩm chất quan trọng trong
tình bạn và khi khảo sát, học sinh trung học cơ sở đã đặt phẩm chất này vào vị trí số
1 trong sự lựa chọn của mình [14]. Trong một kết quả của phương pháp phỏng vấn
sâu, học sinh đã nói lên sự ao ước phẩm chất này ở bạn mình [15]. Điều đó cho thấy
một tình bạn đúng nghĩa và bền vững không thể nào thiếu sự đồng cảm. Nếu một
tình bạn bị thiếu hụt đồng cảm thì nguy cơ xung đột rất cao.
Tác giả Lê Minh Nguyệt (2005) đã sử dụng một số hình thức tác động đến
học sinh trung học cơ sở nhằm hạn chế xung đột tâm lý giữa các em. Kết quả là qua

một số hoạt động như giao lưu, sinh hoạt theo chủ đề tình bạn, tình yêu, lớp thực
nghiệm đã có bầu không khí tâm lý tích cực. Học sinh đoàn kết, gắn bó và đồng
cảm, hiểu nhau hơn. Từ đó, xung đột tâm lý của các em giảm đi so với nhóm đối
chứng [11]. Tuy nhiên, sự đồng cảm của học sinh không phải là đối tượng của các
nghiên cứu này. Sự đồng cảm chỉ là biến phụ thuộc. Vấn đề đặt ra là nếu học sinh

14


được tác động để nâng cao sự đồng cảm thì quan hệ bạn bè của các em có chắc chắn
là tốt hơn lên, để từ đó, các em không chỉ thân thiện với bạn bè mà còn thân thiện
với mọi người - sẽ tránh được gây hấn, xung đột.
Tóm lại, ở Việt Nam, những nghiên cứu chuyên sâu về đồng cảm chưa nhiều,
đồng cảm chủ yếu được nghiên cứu trên bình diện lý luận; việc xây dựng các thang
đo, bảng hỏi cũng như khảo sát thực trạng đồng cảm ở các đối tượng khác nhau
chưa được chú trọng nhiều. Chính vì vậy, việc tiến hành nghiên cứu sự đồng cảm
trong quan hệ bạn bè của học sinh THPT thành phố Huế càng có ý nghĩa lớn.
1.2. Khái niệm đồng cảm
Đồng cảm là năng lực quan trọng của con người. Nó giúp ta hiểu được ý định
của người khác, dự đoán được hành vi của họ và trải nghiệm cảm xúc được kích
hoạt bởi cảm xúc của họ. Nói ngắn gọn, đồng cảm giúp chúng ta tương tác hiệu quả
trong xã hội. Nó cũng được xem là “chất keo” gắn kết xã hội, hướng chúng ta đến
những hành vi giúp đỡ người khác và ngăn chặn chúng ta thực hiện các hành vi gây
tổn thương người khác (Baron-Cohen, Wheelwright, 2004; tr.163) [22].
1.2.1. Tiếp cận ở nước ngoài
Đồng cảm là một khái niệm khó định nghĩa (Baron-Cohen, Wheelwright,
2004) [22]. Nhìn chung các nhà nghiên cứu nước ngoài nhìn nhận khái niệm đồng
cảm dưới các cách tiếp cận sau:
1.2.1.1. Cách tiếp cận theo xu hướng cảm xúc
Cách tiếp cận này cho rằng đồng cảm là sự phản ứng cảm xúc của một người

(người quan sát) trước trạng thái cảm xúc của người khác. Các phản ứng cảm xúc
rất phong phú và đa dạng, theo Baron-Cohen, Wheelwright (2004) [22], nhìn chung
có 04 dạng sau: (1) Những cảm nhận phù hợp với những gì quan sát (Ví dụ: Bạn
cảm thấy sợ hãi khi nhìn thấy người khác sợ hãi); (2) Những cảm nhận của người
quan sát phù hợp tương đối với trạng thái cảm xúc của người khác theo một số cách
nào đó (Ví dụ: Bạn cảm thấy đáng tiếc khi thấy một ai đó buồn bã); (3) Các phản
ứng cảm xúc bất kỳ trước trạng thái cảm xúc của người khác (Ví dụ: Thấy hạnh
phúc khi người khác đau khổ). Đây là sự đối lập với đồng cảm; (4) Những cảm
nhận của người quan sát thể hiện sự quan tâm sâu sắc hoặc lòng trắc ẩn với những

15


nỗi đau khổ của người khác. Baron-Cohen, Wheelwright (2002) cho rằng các biểu
hiện ở nhóm 1, 2 và 4 là những khía cạnh quan trọng của đồng cảm, còn biểu hiện ở
nhóm 3 thì không phải là sự đồng cảm [22]. Tiêu chí để đánh giá sự đồng cảm là
các phản ứng cảm xúc phải phù hợp với trạng thái cảm xúc của người khác.
Một số tác giả khác cho rằng phản ứng cảm xúc thể hiện sự quan tâm sâu sắc
hoặc lòng trắc ẩn với những nỗi đau khổ của người khác không phải là biểu hiện
của sự đồng cảm, mà đây là biểu hiện của sự thông cảm. Vossen, Piotrowski,
Valkenburg (2015) cho rằng đồng cảm và thông cảm đều là phản ứng cảm xúc khi
tiếp nhận/quan sát cảm xúc của người khác, song ở đồng cảm, phản ứng cảm xúc
này phải giống/đồng nhất với cảm xúc của người khác; còn thông cảm, là những trải
nghiệm cảm nhận thể hiện sự quan tâm và sự đau buồn về những sự kiện gây ra đau
khổ trong cuộc sống của người khác [58].
1.2.1.2. Cách tiếp cận theo xu hướng nhận thức
Tiếp cận nhận thức nhấn mạnh đồng cảm liên quan đến việc hiểu cảm
xúc/cảm nhận của người khác (Baron-Cohen, Wheelwright, 2004) [22]. Kohler
(1929) chứng minh rằng đồng cảm là sự hiểu biết về cảm xúc của người khác hơn là
một sự chia sẻ cảm xúc [46]. Cùng tư tưởng với Ông, G.H. Mead (1934) [50] cũng

được đưa ra các quan điểm nhấn mạnh góc độ nhận thức của sự đồng cảm. Hai ông
cho rằng, đồng cảm khác với cảm thông. Đồng cảm là một năng lực cá nhân – đảm
nhận vai trò như là phương tiện để hiểu cách người khác nhìn nhận về thế giới.
1.2.1.3. Cách tiếp cận theo xu hướng nhận thức và cảm xúc
Đây là xu hướng dung hòa tích hợp cả hai yếu tố nhận thức và cảm xúc trong
khái niệm đồng cảm. Tiếp cận này chấp nhận nhiều nhất và phổ biến nhất. Hướng
này nhấn mạnh cả về nhận thức lẫn tình cảm của đồng cảm. Nhiều nhà nghiên cứu
đã chấp nhận đồng cảm là một khái niệm đa chiều, trong đó cảm xúc và nhận thức
ảnh hưởng lên nhau, khó tách bạch ra được (N. Feshbach1969) [35]. Một số tác giả
cho rằng sự tồn tại cảm xúc và nhận thức trong đồng cảm là đương nhiên, là quy
luật, là sẵn có. Từ lý luận trên, muốn tìm hiểu về sự đồng cảm cần phải tìm hiểu cả
2 khía cạnh: Sự nhận thức, khả năng hiểu người khác bằng quan điểm của chính họ
và các phản ứng cảm xúc.

16


1.2.2. Tiếp cận ở Việt Nam
Ở Việt Nam, trong Từ điển Tiếng Việt [13], đồng cảm được định nghĩa đơn
giản: là cùng có chung một mối cảm xúc, cảm nghĩ. Với định nghĩa này thì “máu
chảy ruột mềm” cũng có thể xem là đồng cảm. Nói cách khác, giữa thông cảm, lây
lan cảm xúc với đồng cảm không có ranh giới rõ ràng nếu không muốn nói là giống
nhau. Như vậy, tính xúc cảm trong đồng cảm được đề cao, lấn át cả vai trò của nhận
thức và điều này là xu hướng chung khi khái niệm đồng cảm được sử dụng trong
mối quan hệ cá nhân.
Tác giả Vũ Dũng đã định nghĩa đồng cảm: “Là khả năng hiểu được những
cảm xúc, tình cảm của người khác trong giao tiếp; khả năng biết đặt mình vào vị trí
của người khác để hiểu và cảm nhận được những trải nghiệm của người khác”[1].
Tác giả Nguyễn Văn Lũy, Lê quang Sơn (2009) đã trình bày cấu trúc đồng cảm gồm
có 2 phần rõ ràng: Nhận biết trực giác của con người về thế giới nội tâm của người

khác và rung cảm bởi lòng tốt (từ tâm) của con người đối với cái mà người khác trải
qua [10]. Tác giả Trần Thị Minh Đức (2009) dùng từ thấu hiểu thay cho đồng cảm
và định nghĩa: “thấu hiểu là khả năng nhận biết, cảm nhận, hiểu cảm xúc của người
khác thông qua cử chỉ, lời nói, hành vi của người đó”. Tác giả còn chỉ ra cấu trúc
phức hợp của thấu cảm bao gồm: Kinh nghiệm, thái độ, năng khiếu tinh tế, quá
trình cảm nhận, tình cảm [3].
Như vậy, cùng với xu hướng chung của thế giới, các nhà tâm lý học Việt Nam
chấp nhận khái niệm đồng cảm đa thành tố, trong đó không thể thiếu hai yếu tố
nhận thức và tình cảm.
Tóm lại, có nhiều cách tiếp cận khác nhau về đồng cảm, trong nghiên cứu này,
luận văn hiểu khái niệm đồng cảm theo tiếp cận nhận thức và cảm xúc. Muốn tìm
hiểu về sự đồng cảm cần phải dựa trên hai khía cạnh: sự nhận thức, khả năng hiểu
người khác bằng quan điểm của chính họ và các phản ứng cảm xúc. Từ đây, đồng
cảm là một khái niệm đa chiều, biểu hiện ở mặt nhận thức và cảm xúc. Xét về
phương diện lý thuyết, để đưa ra phản ứng cảm xúc phù hợp với các tình huống,
trước hết học sinh phải nhận biết và hiểu rõ cảm xúc đó như thế nào.

17


1.3. Biểu hiện của sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học
phổ thông
Đồng cảm là một thành phần quan trọng của nhận thức xã hội, góp phần cho
khả năng hiểu và đáp ứng thích nghi với những cảm xúc của người khác, thành
công trong giao tiếp tình cảm, và thúc đẩy hành vi xã hội của một người (Spreng,
Mckinnon, Mar và Levine, 2009) [56]. Đồng cảm được biểu hiện qua các phản ứng
cảm xúc và nhận thức.
1.3.1. Biểu hiện về mặt nhận thức
Sự đồng cảm về nhận thức chính là sự hiểu biết của con người về những tâm
tư, tình cảm, hoàn cảnh của người khác. Để có sự thiết lập mối quan hệ giao tiếp tốt

với người khác trong cuộc sống hàng ngày, cá nhân cần có những hiểu biết nhất
định về hoàn cảnh của người khác. Trong cuộc sống, điều làm cho con người xích
lại gần nhau, gắn bó với nhau chính là việc chúng ta phải có sự hiểu biết lẫn nhau.
Đây là khả năng mà mỗi chúng ta có thể nhận dạng, nhận biết được cảm xúc của
mình, của người khác hay môi trường xã hội nói chung và sự ảnh hưởng của cảm
xúc như thế nào đến hiệu quả của công việc. Điều này có nghĩa là con người phải
nhận biết được thời điểm xuất hiện và nguyên nhân nảy sinh cảm xúc, nhận biết
được mối liên hệ giữa tình cảm và suy nghĩ, giữa lời nói và việc làm của bản thân
và của người khác. Và điều quan trọng trong nhận thức phải nhận ra được những
cảm xúc âm tính và dương tính, từ đó chúng ta mới có sự nảy sinh đồng cảm. Hiểu
biết về những cảm xúc, hành động, trải nghiệm của người khác, cá nhân sẽ dễ cảm
thông, chia sẻ với nhau. Muốn đạt được điều đó, cá nhân phải biết đặt mình vào vị
trí của người khác, để hiểu đối tượng, hiểu những điều đối tượng đang hiểu.
Năng lực hiểu bết cảm xúc thể hiện ở chỗ hiểu được những loại cảm xúc nào
là tương tự, là đối nghịch hay pha trộn giữa các loại cảm xúc. Hiểu được cảm xúc
chính là hiểu những quy luật trong đời sống cảm xúc, chẳng hạn như sự mất mát
thường kéo theo sự buồn chán có thể làm ta không muốn tiếp xúc với người khác,
sự thành công không thể giải thích được của đối phương dễ dẫn đến cảm giác ghen
tỵ…

18


Hiểu biết cảm xúc liên quan đến khả năng thấu hiểu các ngôn ngữ cảm xúc,
hiểu rõ mối quan hệ phức tạp giữa các cảm xúc. Thành phần này liên quan đến sự
đồng cảm, tôn trọng, thúc đẩy và truyền cảm xúc để khích lệ, an ủi người khác.
Hiểu biết cảm xúc thể hiện ở chỗ cá nhân hiểu xúc cảm, tình cảm của bản thân,
nhưng nhấn mạnh ở việc cá nhân hiểu biết cảm xúc và tình cảm của người khác, để
tâm lắng nghe những mối quan tâm, cảm xúc của họ, hiểu được nhu cầu, mong
muốn được phát triển của người khác và nâng đỡ khả năng phát triển đó.

Trong quan hệ với người khác, cá nhân có hiểu biết cảm xúc cao thường có
khả năng phán đoán, nhận ra và đáp ứng ở chừng mực tốt nhất những nhu cầu và
mong muốn của người khác. Ngoài ra cá nhân còn biết nuôi dưỡng các cơ hội thông
qua các mối quan hệ của bản thân với nhiều loại khác nhau, cá nhân còn thể hiện ở
khả năng nhận ra và hiểu các dòng cảm xúc của nhóm nào đó để có hành vi ứng xử
phù hợp.
Để có được sự đồng cảm thì cá nhân phải có khả năng tự nhận thức, đọc được
cảm xúc và phân biệt được các dấu hiệu bản chất của cảm xúc bản thân và người
khác. Bởi lẽ người khác hiếm khi nói ra trực tiếp những gì diễn ra trong bản thân
mà thường ẩn chứa, che giấu trong điệu bộ, nét mặt, ngôn ngữ, cử động toàn thân,
… mà chúng ta cần khám phá ra được.
Bên cạnh đó, cá nhân cần phải có nhận thức về vai trò của việc hiểu, cảm
thông lẫn nhau trong cuộc sống hàng ngày. Có sự hiểu biết về điều đó sẽ thúc đẩy cá
nhân tiến hành các hành vi, hành động của mình cho phù hợp. Với sự nhận thức
đúng đắn thì hành vi của cá nhân luôn phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Đó chính
là một trong các biểu hiện của sự đồng cảm.
1.3.2. Biểu hiện về mặt cảm xúc
Đồng cảm là một quá trình cảm xúc, cụ thể là sự “chia sẻ cảm xúc” của chủ
thể đối với khách thể. Đứng trước những hành vi, hoàn cảnh, tâm trạng… của người
khác, con người thường biểu lộ phản ứng của mình thông qua các quá trình cảm
xúc. Điều đó được coi như sự đồng cảm của con người với người khác. Cá nhân biết
đặt mình vào vị trí của người khác để cảm nhận những diễn biến tâm lý mà họ đã và
đang trải qua. Trên cơ sở nhận thức cảm xúc của người khác, cá nhân sẽ có những

19


phản ứng phù hợp với suy nghĩ, tâm trạng của họ. Sự phản ứng của cá nhân sẽ được
biểu hiện, bộc lộ qua lời nói, việc làm, qua gương mặt, giọng nói, nụ cười.
Những phản ứng cảm xúc thể hiện sự đồng cảm khá phong phú và đa dạng,

song nó phải là phản ứng cảm xúc bất kỳ mà nó phải phù hợp với các cảm xúc quan
sát được (Baron-Cohen, Wheelwright, 2004) [22]. Theo đó, về mặt cảm xúc, đồng
cảm có những biểu hiện như sau:
- Những cảm xúc nảy sinh phải phù hợp với cảm xúc của người được quan sát.
Ví dụ: Tôi cảm thấy lo lắng khi nhìn thấy bạn tôi sợ hãi; Khi bạn bè của tôi buồn bã
vì chuyện gì đó, tôi thường không được vui; Tôi thấy mình đồng điệu với tâm trạng
của bạn bè...
- Những phản ứng cảm xúc phù hợp với trạng thái cảm xúc của người khác
trong một số cách khác, mặc dù nó không thể hiện chính xác. Ví dụ: Tôi thấy đáng
tiếc khi người khác đau buồn.
Từ những phản ứng cảm xúc này, người đồng cảm sẽ thể hiện sự quan tâm sâu
sắc và lòng trắc ẩn với những người gặp phải những khó khăn, đau khổ trong cuộc sống.
Đối lập với những biểu hiện trên là những phản ứng không quan tâm đến cảm
xúc của người khác như: Không để ý đến cảm xúc đang diễn ra ở bạn bè; thấy bạn
bè tức giận, buồn, lo lắng... vì một chuyện gì đó cũng ảnh hưởng gì đến cảm xúc
đang có của bản thân; không cảm thông với những người tự gây ra sự đau khổ cho
chính bản thân họ…
1.4. Vai trò của đồng cảm trong quan hệ bạn bè đối với
học sinh trung học phổ thông
Đồng cảm có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta, đồng
cảm góp phần gia tăng trí tuệ cảm xúc, giúp chúng ta xây dựng tốt mối quan hệ bạn
bè, góp phần nâng cao hiệu quả giao tiếp…
1.4.1. Vai trò của đồng cảm đối với sự phát triển trí tuệ cảm xúc
Theo Phan Thị Mai Hương, trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận diện, hiểu, sử
dụng và quản lý cảm xúc của con người để thực hiện tốt các nhiệm vụ/hoạt động
trong cuộc sống [6].

20



Trong tác phẩm Trí tuệ cảm xúc của Daniel Goleman (2007) [5], ông đã cho
rằng đồng cảm là thành phần không thể thiếu trong cấu trúc của trí tuệ cảm xúc.
Đồng cảm không chỉ là những phản ứng cảm xúc mà còn là năng lực nhận thức của
cá nhân. Đồng cảm phải dựa vào ý thức về bản thân; năng lực hiểu được những gì
người khác cảm thấy và khả năng thể hiện những phản ứng xúc cảm. Một ví dụ
chứng minh rằng sự đồng cảm là một phần quan trọng của trí tuệ cảm xúc, các nhà
nhiên cứu cũng đã nhận thấy sự đóng góp của nó trong sự thành công của công việc.
Rosenthal và các đồng nghiệp của ông tại Harvard đã khám phá ra rằng, trong hai
thế kỷ trước những người nhạy cảm trong vấn đề xác định cảm xúc của mọi người
thì họ thành công rất nhiều trong công việc cũng như trong cuộc sống xã hội.
Những học sinh biết đồng cảm thường rất giỏi trong việc nắm bắt cảm xúc của
người khác, kể cả những cảm xúc tinh tế nhất. Đồng cảm là một sự mở rộng không
biên giới, đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu được những suy nghĩ, cảm xúc
của mọi người. Học sinh có trí tuệ cảm xúc cao, càng có khả năng đồng cảm.
Những học sinh nhận thức rõ về bản thân, có đời sống tâm hồn phong phú là những
học sinh có chỉ số đồng cảm cao. Thiếu đồng cảm con người dễ vướng vào cái vòng
luẩn quẩn chỉ trích, phê phán, khinh miệt, đối đầu nhau. Thái độ đó chẳng những
không giải quyết được gì mà còn tự biến mình thành nạn nhân của chính mình.
Martin Hoffman cho rằng: “Chính năng lực đồng cảm, đặt mình vào địa vị của
người khác đưa người ta đến chỗ tôn trọng một số nguyên tắc đạo đức”. Nơi thiếu
vắng sự đồng cảm là nơi dễ phát sinh bất đồng, va chạm, xung đột. Một tổ chức mà
các thành viên thiếu sự đồng cảm và chia sẻ với nhau là một tổ chức thiếu sức sống
và kém hiệu quả, dễ phát sinh xung đột. Những kẻ thù ác trong xã hội là những kẻ
hoàn toàn không có sự đồng cảm trong cuộc sống [48].
1.4.2. Vai trò của đồng cảm trong việc gia tăng các hành vi tích cực, lòng vị tha
Đồng cảm có vai trò rất quan trọng trong việc gia tăng các hành vi xã hội, đặc
biệt là hành vi ủng hộ xã hội. Hành vi ủng hộ xã hội là yếu tố quan trọng để tạo nên
sự đồng cảm ở mỗi cá nhân. Theo Knickerbocker (2011) những hành vi ủng hộ xã
hội chính là sự chia sẻ, hỗ trợ, giải cứu và giúp đỡ [45]. Theo đó có thể thấy hành vi
ủng hộ xã hội có liên quan mật thiết với những hành vi tích cực hướng đến lợi ích


21


×