Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1945 đến năm 1954 ở trường trung học phổ thông (chương trình chuẩn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 93 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Hiện nay, Việt Nam đang đẩy nhanh tiến độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế với rất
nhiều thời cơ nhưng cũng không ít thách thức. Những yêu cầu của hoàn cảnh mới đòi hỏi
Đảng, Nhà nước thay đổi về mục tiêu giáo dục nhằm: “Giúp HS tiếp tục phát triển những
phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân; khả
năng tự học và ý thức học tập suốt đời; khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng
lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc
tham gia vào cuộc sống lao động; khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh
toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới”[CTGDPT, tr.6]
1.2. Thực hiện Nghị quyết Trung ương số 29 – NQ/TW ngày 4/11/2013 và Nghị
quyết Quốc hội số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014, môn Lịch sử đang chuyển từ dạy học
theo hướng tiếp cận nội dung sang dạy học theo hướng phát triển toàn diện phẩm chất,
năng lực của HS. Để thực hiện nhiệm vụ trên đòi hỏi GV phải tiến hành đổi mới đồng bộ
tất cả các yếu tố của quá trình dạy học từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức dạy
học, kiểm tra – đánh giá đến cơ sở vật chất…, trong đó có vấn đề sử dụng SGK. Bởi,
SGK có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là phương tiện chủ yếu nhất chuyển tải và cụ thể
hóa các thành tố của quá trình dạy học. Hiệu quả của việc dạy học lịch sử phụ thuộc rất
nhiều vào việc HS biết làm việc với SGK và nắm vững kiến thức chứa đựng trong
nó. Mặc dù, tất cả HS và GV đều sử dụng SGK, nhưng vấn đề đáng quan tâm hiện nay là
rất nhiều GV và HS đều chưa có phương pháp sử dụng SGK khoa học, hiệu quả mang lại
chưa cao.
Thực tế hiện nay, một số GV vẫn còn tóm tắt lại SGK hoặc là thoát ly SGK. Đối
với HS, phần lớn các em mới chỉ dừng lại ở mức độ theo d i ài viết SGK, tóm tắt SGK
chứ chưa iết khai thác các thành tố trong SGK, chưa iết vận dụng nội dung cơ ản để
phát triển NL, liên hệ với những kiến thức mới. Đây là một trong những nguyên nhân làm
cho chất lượng dạy và học môn lịch sử vẫn còn nhiều bất cập trong kỳ thi tốt nghiệp
THPTQG năm 2018 có đến 83,24% điểm dưới trung ình, điểm trung ình môn này trên
1



cả nước là 3.79 điểm. Cho nên, không phát huy được hiệu quả của SGK sẽ gây lãng phí
không nhỏ về vật chất cũng như sự hỗ trợ quý giá của loại phương tiện học tập này.
Những ất cập trên đòi hỏi trong quá trình dạy và học bộ môn Lịch sử cả GV và
HS cần phải nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng SGK, nghiên cứu cách
thức, iện pháp sử dụng SGK theo định hướng phát triển năng lực HS nhằm đáp ứng yêu
cầu của công cuộc đổi mới toàn diện giáo dục hiện nay.
1.4. Bên cạnh đó, lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1945 - 1954 giữ một vai trò quan
trọng trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc, gắn liền với cuộc kháng chiến trường
kỳ 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ độc lập, tự do của nhân dân ta. Đây là
thời kỳ có nội dung lịch sử phong phú, lại được dạy học ở lớp cuối cấp Trung học phổ
thông, nên giảng dạy hiệu quả giai đoạn lịch sử này có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc
chuẩn bị những hành trang cần thiết để các em tiếp tục học lên ậc cao hơn hoặc đi vào
thực tiễn lao động sản xuất.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn vấn đề: “S dụng sách giáo khoa theo
hướng phát triển năng lực học sinh trong dạ học l ch s

iệt Nam t năm 1 45 đến năm

1 54 ở trường Trung học phổ thông Chư ng tr nh Chuẩn ” để làm đề tài luận văn của
mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Sử dụng SGK theo hướng phát triển năng lực là vấn đề được các nhà khoa
học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau:
2.1. Ở nƣớc ngoài
* Nghiên cứu về SGK
Các tác giả nghiên cứu về SGK đều khẳng định vai trò, chức năng quan trọng
của SGK đối với hoạt động học của HS, hoạt động dạy của GV. Theo Đ.Đ. Zuep,
“SGK là nguồn tri thức quan trọng nhất đối với HS, là loại sách học tập phổ biến”, là
“phư ng tiện mang nội dung học vấn và là phư ng tiện dạy học giúp HS lĩnh hội tài liệu

học tập” [Đỗ Văn Năng, tr.8].
Trong công trình“Những c

sở của lí luận dạy học”, Nx Giáo dục (1977),

B.P.Exipop đã khẳng định tầm quan trọng của tài liệu tham khảo trong dạy học, đồng
2


thời nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa của việc đọc sách ngoài giờ lên lớp. Tác giả nhấn mạnh
tới vai trò của việc hướng dẫn HS làm việc với tài liệu học tập: “ iệc nghiên cứu tài
liệu chân thực nêu lên những khía cạnh về đời sống của những tầng lớp xã hội khác
nhau trong một thời k nhất đ nh. Việc so sánh, đối chiếu các nguồn tài liệu, việc phân
tích, có chứng minh các kết luận thu được đều là những việc rất có ích.” [40, tr.148]. Tác
giả cũng đề cập đến yêu cầu làm việc với SGK đòi hỏi một sự kết hợp đúng đắn giữa sự
chỉ đạo của GV và tính tự lập của HS.
Mục đích, ý nghĩa và nội dung của sơ đồ Đairi đã được Tiến sĩ khoa học Giáo dục
Xô viết N.G.Đairi đề xuất trong công trình: “Chuẩn b giờ học l ch s như thế nào?”,
xuất bản tại Matxcơva năm 1969 (được dịch và xuất bản lần đầu tiên ở Việt Nam năm 1978).
Khi xuất bản, cuốn sách đã gây nên một tiếng vang lớn, được nhiều cán ộ, GV tham khảo
và vận dụng trong việc giảng dạy của mình. Bởi trong đó, Đairi đã trình ày với độc giả
những vấn đề quan trọng của việc dạy học bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông. Tác giả đã
nêu lên phương thức giải quyết giờ học lịch sử theo hướng mới của lý luận dạy học Xô viết
thời bấy giờ: chuẩn bị giờ học với mục đích phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của
HS. Đặc biệt, ông đã đề ra phương pháp sử dụng SGK bằng một sơ đồ đơn giản nhằm giải
quyết mối quan hệ giữa nội dung SGK với ài giảng của GV, giữa ài giảng của GV với việc
tự học của HS.
T.A.Ilina trong giáo trình “Giáo dục học” đã đề cập đến các phương pháp làm
việc với SGK. Tác giả đã khái quát quá trình làm việc của HS với SGK thành quy tắc như
sau: Xem những điều ghi chép trong khi GV kể chuyện trong giờ học (viết các công thức,

dàn ý, định nghĩa…) đồng thời nhớ lại những lời giảng dạy của GV, nếu tài liệu không
giảng trong lớp thì đọc tất cả tài liệu cần đọc trong SGK nhằm mục đích nắm toàn ộ nội
dung (chưa dừng lại ở những chỗ khó); đọc lại để phân tích những chỗ khó, những từ,
những cách phát iểu, những công thức, lập dàn ý để nói lại điều đã đọc; đọc từng phần
theo dàn ý và nếu cần thì nói to lại từng phần và sau cùng là nói lại tất cả tài liệu dựa trên
dàn ý đã được xây dựng. Sau khi đã nắm vững tài liệu lý thuyết, HS bắt tay vào làm các
ài tập viết. Ilina cũng đề xuất cách thức hướng dẫn HS đọc SGK, đọc theo dàn ý

3


và câu hỏi của GV, sau đó HS làm việc với SGK một cách hoàn toàn độc lập, đọc
và tự ghi chép theo dàn ý, làm đề cương và ghi tóm tắt. Đối với tài liệu tham khảo,
Trong “Phát hu tính tích cực của học sinh như thế nào?”, Kharlamov đã xác định
con đường tốt nhất để phát huy tính tích cực của HS trong học tập là việc tổ chức cho HS
làm việc với SGK trong giờ lên lớp. Ông cho rằng, bản chất của hoạt động độc lập nghiên
cứu SGK là ở chỗ nắm vững kiến thức mới, được thực hiện độc lập với từng HS thông
qua đọc sách có suy nghĩ ĩ về tài liệu nghiên cứu, thông qua hiểu biết các sự kiện, các ví
dụ được nêu ra trong sách và các kết luận khái quát từ các sự kiện và ví dụ đó. Ông
cũng đề xuất các yêu cầu và các iện pháp thực hiện tốt phương pháp làm việc với SGK
trong dạy học.
Bobbi Deporter & Mike Hernaki với “Phương pháp học tập siêu tốc” đã nghiên
cứu khả năng đọc hiểu hi đọc sách và xác định việc đọc hàng ngày đòi hỏi phải đọc lƣớt
để lấy thông tin đáng chú ý nhất, hiểu r , sắp xếp và lưu thông tin,…
Trong “Các phư ng pháp dạy học hiệu quả”, các tác giả Robert J.Mazano, Debra
J.Pickering, Jane E.Pollock đã giới thiệu phương pháp tóm tắt và phương pháp ghi ý
chính. Đây là những gợi ý cho GV trong việc hướng dẫn HS đọc và tóm tắt nội dung
SGK.
Như vậy, các nghiên cứu ngoài nước đã khẳng định và đề cao vai trò, ý nghĩa của
SGK trong quá trình dạy học. Việc sử dụng SGK một cách hợp lí là một trong những yếu

tố nâng cao hiệu quả học tập, nghiên cứu và tự học.
* Nghiên cứu về phát triển năng lực HS
Để phát triển tư duy logic, tư duy iện chứng cho HS, M. Alếch-xê-ep trong tác
phẩm “Phát triển tư du học sinh” (1976), đã trình ày các phương pháp dạy học tích
cực khác nhau để giúp HS ghi nhớ kiến thức một cách dễ dàng và phát triển khả năng tư
duy, sự liên tưởng, rèn luyện kỹ năng học tập cho HS.
Tổ chức hoạt động giáo dục và dạy học theo hướng tiếp cận phát triển NL người
học được quan tâm đặc biệt của nhiều nhà giáo dục tại các quốc gia có nền giáo dục phát
triển trên thế giới từ những năm 70 của thế kỉ XX, nhất là những năm đầu thế kỉ XXI.

4


Rudich P.A. trong “Tâm lý học” (1986), Xavier Roegiers trong “Khoa sư phạm
tích hợp ha làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trường” (1996) đã trình ày
khái niệm và các dấu hiệu của năng lực.
Năm 2005, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã công ố công
trình “The Definition and Selection of Ke
chọn những NL cơ

Competencies” (Định nghĩa và sự lựa

ản). Trong đó, đã đưa ra khái niệm về NL; đồng thời chỉ ra

những NL cần thiết được hình thành cho người học trong giáo dục hiện nay. Ở đây,
chúng ta không chỉ thấy được việc tiếp cận khái niệm NL một cách cụ thể, gắn ó
với thực tiễn mà còn thấy quan điểm tiếp cận giáo dục dựa vào chuẩn đầu ra, rất chú
trọng tới các NL. Mô hình giáo dục hướng tới phát triển NL người học, cấu trúc NL đã
được cụ thể hóa trong các chương trình và dự án giáo dục của nhiều quốc gia phát triển.
Với “Lý luận dạy học hiện đại - Một số vấn đề đổi mới phư ng pháp dạy học”

(2009), Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường đã đi sâu phân tích, làm r những cơ sở lí luận
và thực tiễn của đổi mới phương pháp dạy học. Một trong những vấn đề trọng tâm được
công trình phân tích sâu đó là giáo dục định hướng kết quả đầu ra và phát triển NL. Các
tác giả cũng tiếp cận và hệ thống hóa những lí thuyết học tập, mô hình và cấu trúc
phương pháp dạy học hiện đại đang được áp dụng phổ biến và có hiệu quả trên thế giới.
Khi đề cập tới tài liệu dạy học, công trình xếp tài liệu dạy học vào phương tiện dạy học
với chức năng trung gian của các thông tin trong việc truyền thụ và lĩnh hội tri thức.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nói trên đã gián tiếp àn về vai trò, ý nghĩa
và gợi ý một số vấn đề về NL và phát triển NL của HS trong dạy học. Trên cơ sở khai
thác, kế thừa những nội dung trên, chúng tôi làm r cơ sở lý luận và xác định các iện
pháp sư phạm sử dụng SGK để phát triển NL của HS trong dạy học LS ở trường THPT.
2.1. Ở trong nƣớc
* Nghiên cứu về SGK
Trong “Lí luận dạy học Sinh học”, Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (1996),
chỉ ra rằng: SGK là nguồn tri thức quan trọng của HS, là phương tiện hỗ trợ đắc lực cho
thầy khi dạy học trên lớp.
Quan niệm về SGK và ý nghĩa của nó, Thái Duy Tuyên trong cuốn “Giáo dục học
5


hiện đại” (2005) cho rằng: SGK là phương tiện dạy học quan trọng nhất. Đây là nguồn tri
thức cơ ản của HS, gắn chặt với HS suốt thời gian học. SGK cung cấp cho HS hệ thống tri
thức và những tình cảm lành mạnh, những phương pháp và phong cách làm việc hiện đại.
SGK giúp HS nhận thức thế giới hiện thực qua ngôn ngữ và ký hiệu. Ngoài ra, tác giả cũng
cho rằng, SGK có mối quan hệ mật thiết với sách tham khảo, sách ài tập, tài liệu hướng
dẫn... Những tài liệu này sẽ giải quyết một cách sâu sắc hơn những vấn đề khoa học mà
SGK chỉ có thể trình ày giản lược.
Công trình “Giáo dục học”, tập 1 do Trần Thị Tuyết Oanh (chủ iên) (2006) làm
r vai trò, ý nghĩa của SGK đối với việc phát triển NL nhận thức của HS. “SGK và tài
liệu học tập có ý nghĩa lớn v nó là nguồn tri thức vô hạn, đa dạng, phong phú...Trước sự

bùng nổ của thông tin hiện na , sách và tài liệu giúp cho con người tiến hành học tập
liên tục, học thường xu ên, học suốt đời.”[107, tr.212]. Làm việc với SGK và tài liệu
“giúp HS mở rộng, đào sâu vốn tri thức một cách có hệ thống, bồi dưỡng vốn ngữ pháp,
óc phê phán và hứng thú học tập cho HS, bồi dưỡng cho HS NL tự học, tự nghiên
cứu.”[107, tr.212].
Trong “SGK hướng tới phư ng pháp dạy học phát triển năng lực”, tác giả Nguyễn
Vinh Hiển (2018) tập trung hướng dẫn hoạt động dạy học được mô hình hóa ằng hệ
thống logic các kỹ năng dạy – học. Nhiều tư liệu minh họa trong sách là sản phẩm tác
nghiệp của nhiều GV phổ thông ở các vùng, miền khác nhau làm cho nội dung sách gần
gũi với GV, là kinh nghiệm quý áu để GV trong cả nước học hỏi, áp dụng trong quá
trình sử dụng SGK để dạy học.
Nghiên cứu về vấn đề sử dụng SGK rất được các nhà Lý luận và PPDH môn Lịch
sử quan tâm. Trong “Phư ng pháp dạy học l ch s ” của Phan Ngọc Liên (Chủ iên),
“Hệ thống các phư ng pháp dạy học l ch s ở trường Trung học c sở” của Trịnh Đình
Tùng (chủ iên) đã đề cập đến các vấn đề lý luận về phương pháp sử dụng SGK trong
DHLS ở trường phổ thông.
Ngoài ra, phương pháp sử dụng SGK còn được đề cập trong các sách hướng dẫn
thực hiện chương trình, SGK mới; sách hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học như:

6


“Hướng dẫn thực hiện chư ng tr nh, sách giáo khoa lớp 10 môn L ch s ”, “Hướng dẫn
thực hiện chư ng tr nh, sách giáo khoa lớp 11 môn L ch s ”, Hướng dẫn thực hiện
chư ng tr nh, sách giáo khoa lớp 12 môn L ch s

Tài liệu dùng trong các lớp bồi dưỡng

giáo viên thực hiện chư ng tr nh, sách giáo khoa lớp 12 , “Những vấn đề chung về đổi
mới THPT môn L ch s ”…

Các ài viết trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Dạy học l ch s ở trường phổ thông
theo hướng phát triển năng lực học sinh” của Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại
học Huế (2016) đã đánh giá thực trạng giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông
hiện nay và đề xuất các iện pháp nhằm thúc đẩy việc đổi mới có hiệu quả việc dạy học
lịch sử theo hướng phát triển năng lực của học sinh.
Năm 2016, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức Hội thảo Khoa học chủ đề
“Nghiên cứu và giảng dạy L ch s trong bối cảnh hiện nay”. Hội thảo đã đề cập những
vấn đề then chốt của việc đổi mới căn ản và toàn diện giáo dục lịch sử nói chung và vấn
đề SGK Lịch sử nói riêng như vấn đề “Đổi mới việc biên soạn chư ng trinh và SGK theo
đ nh hướng phát triển NL của HS trong quá tr nh hội nhập quốc tế” của tác giả Nghiêm
Đình Vỳ, “Sự kết nối giữa S học và giáo dục l ch s trong DHLS theo hướng phát triển
NL” của tác giả Trần Thị Vinh, “Chư ng trinh, SGK môn L ch s của Australia và một
vài kinh nghiệm cho Việt Nam” của tác giả Hoàng Thanh Tú… Những ài nghiên cứu
trên đã phác thảo những định hướng trong việc iên soạn chương trình, SGK phổ thông
mới. Bài viết “SGK L ch s ở trường phổ thông với việc phát triển NL HS” của tác giả
Nguyễn Thị Côi, Lương Văn Khuê tập trung nghiên cứu, phân tích ý nghĩa của việc sử
dụngSGK theo hướng phát triển NL HS, làm r những biện pháp hình thành và phát triển
NL HS thông qua SGK Lịch sử.
Ngoài ra, còn có nhiều ài viết đăng trên các tạp chí cũng nghiên cứu về SGK
và sử dụng SGK Lịch sử như “Kinh nghiệm Đai-ri với việc dạ

môn S ” của

Lương Ninh và Nguyễn Thị Côi (Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 8, 1988), “Về SGK
L ch s ở phổ thông trung học ” của Nguyễn Thị Côi (Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 3,
1993), “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn biên soạn SGK L ch s THCS” của Nghiêm
Đình Vỳ (Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 98, 2004), “Một vài kinh nghiệm về biên soạn

7



đổi mới SGK L ch s ” của Phan Ngọc Liên, (Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 7, 2004),
“Bàn về SGK L ch s ” của Vũ Dương Ninh (Tạp chí Xưa và Nay, số 223, 2004), “Nâng
cao chất lượng giáo dục l ch s - tiếp cận t thực tiễn” của Đỗ Hồng Thái (Tạp chí Giáo
dục, số 317, 2013)… Các ài viết đã quan tâm, đề cập đến phần nào vấn đề SGK ở những
mức độ, khía cạnh khác nhau.
Các luận án, luận văn cũng đi sâu nghiên cứu việc sử dụng SGK trong môn Lịch
sử nói chung, các môn học khác ở trường THPT nói riêng, như: Luận án Tiến sĩ Giáo dục
học: “S dụng phư ng pháp làm việc với SGK để tổ chức hoạt động học tập của HS
trong dạy học Sinh học ở THPT” của Nguyễn Duân (2010), “S dụng sách giáo khoa
trong dạ học l ch s ở trường trung học phổ thông theo hướng phát triển năng lực học
tập của học sinh” của Bùi Thị Oanh (2017)…; Luận văn Thạc sĩ: Đặng Thị Thùy Dương
(2016), Phát triển năng lực nhận thức của học sinh trong dạ học l ch s thế giới hiện
đại 1 17 - 1 45 ở trường trung học phổ thông Chư ng tr nh Chuẩn , Luận văn Thạc sĩ
Khoa học Giáo dục, trường Đại học Sư phạm Huế, Huế
* Các công trình nghiên cứu về phát triển năng lực
Giáo trình “Tâm lí học” do Phạm Minh Hạc chủ iên; tác phẩm “Các thuộc tính
tâm lí đ nh h nh của nhân cách” do Lê Thị Bừng chủ iên; giáo trình “Tâm lí học đại
cư ng” của Nguyễn Quang Uẩn...các tác giả đã đưa ra những quan điểm của mình về khái
niệm NL và những vấn đề có liên quan đến NL. Khai thác, kế thừa thành tựu của các công
trình nghiên cứu này tôi có được những định hướng chung về cơ sở lý luận về khái niệm
NL, cấu tạo NL,...để giải quyết những nhiệm vụ mà đề tài nghiên cứu đặt ra.
“Kỉ yếu Hội thảo khoa học quốc gia về dạy học l ch s

ở trường phổ thông

Việt Nam” do Bộ Giáo dục và Đào tạo - Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam chủ trì,
Nx Giáo dục 2012. Công trình đã tổng hợp quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục
của Đảng, Nhà nước. Nhiều ý kiến tham luận về đổi mới chương trình và SGK Lịch
sử theo hướng chuyển từ cách tiếp cận nội dung truyền thụ kiến thức là chủ yếu

sang tiếp cận mục tiêu phát triển NL của HS ở PT.
Để chuẩn bị cho việc tiến hành đề án đổi mới căn ản, toàn diện trong ngành giáo
dục theo định hướng phát triển NL của HS theo tinh thần Nghị quyết số 29/NQ/TW ngày
8


04-11-2013 của Ban Chấp hành Trung ương 8, khóa XI, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã an
hành Chư ng tr nh giáo dục phổ thông tổng thể (2017). Trong đó, chương trình đưa ra
định nghĩa năng lực, đặc biệt đề xuất các năng lực chung và năng lực chuyên môn trong
dạy học ở trường phổ thông. Trên cơ sở Chư ng tr nh giáo dục phổ thông tổng thể
(2017), Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông môm Lịch sử (1/2018) được an hành
cũng đã đề xuất các năng lực của bộ môn Lịch sử.
Trong “Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo đ nh
hướng phát triển năng lực cho học sinh môn L ch s cấp trung học phổ thông” (2014) do
Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức iên soạn, nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về việc dạy
học theo định hướng phát triển NL đã được đề cập. Ở nội dung của “Phần thứ hai: Dạy
học theo đ nh hướng phát triển năng lực” tài liệu đã đề cập một số khái niệm về “năng
lực”, xác định r các NL chuyên iệt cần phát triển cho HS trong dạy học LS, trên cơ sở
đó gợi ý một số phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển NL
trong môn LS. Trong tài liệu tập huấn “Xâ dựng các chu ên đề dạy học và kiểm tra,
đánh giá theo đ nh hướng phát triển năng lực học sinh” môn LS (2014) của Bộ Giáo dục
và Đào tạo. Đây là những định hướng quan trọng giúp tôi đi sâu vào nghiên cứu, phân
tích để đề xuất các iện pháp sư phạm phù hợp phát triển NL của HS.
“Dạy học phát triển năng lực môn L ch s THPT” do Nghiêm Đình Vỳ (Tổng
chủ iên) (2018) đã giới thiệu một số vấn đề lý thuyết về năng lực, phát triển năng lực,
tiếp cận năng lực, phương pháp tổ chức dạy học và kiểm tả đánh giá theo hướng phát
triển năng lực như sử dụng đồ dùng trực quan, phương pháp đóng vai, sử dụng di sản văn
hóa, phương pháp dạy học dự án...
Ngoài những công trình nghiên cứu nêu trên, chúng ta có thể tham khảo thêm một
số ài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành có liên quan đến vấn đề phát triển NL như:

"S

dụng tư liệu gốc để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh

trong dạy học l ch s

ở trường trung học phổ thông" của Nguyễn Thị Thế

Bình,Nguyễn Thị Trang; "Rèn lu ện kĩ năng khai thác kênh h nh trong dạy học
l ch s theo hướng phát triển năng lực người học" của Nguyễn Mạnh Hưởng; "Một số
nhân tố tác động tới việc phát triển năng lực tự học của học sinh trung học phổ thông khi
9


s dụng sách giáo khoa L ch s " của Bùi Thị Oanh; "Dạy học l ch s ở trường phổ thông
với việc phát triển năng lực bộ môn cho học sinh" của Nguyễn Thị Côi; "Phát triển năng
lực nhận thức của học sinh trong dạy học l ch s ở trường trung học phổ thông" của
Đặng Văn Hồ, Đặng Thị Thùy Dương; …Ngoài việc làm r các nguyên tắc, biện pháp
nhằm phát triển NL học sinh trong dạy học lịch sử, nhiều

ài

áo còn đi

sâu phân tích nội hàm khái niệm NL, đề xuất các NL đặc thù cần phát triển cho học
sinh trong dạy học bộ môn Lịch sử ở trường PT. Một số ài áo còn đề xuất các iện
pháp phát triển một số NL cụ thể trong dạy học Lịch sử ở trường PT.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã khẳng định vị trí, vai trò, ý nghĩa, việc sử dụng
SGK trong quá trình dạy học ở trường THPT. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu
nào về nghiên cứu vấn sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh

trong dạy học lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954 ở trường Trung học phổ
thông (Chương trình Chuẩn). Đây chính là nhiệm vụ mà đề tài cần giải quyết.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình sử dụng SGK theo hướng phát triển
năng lực HS trong DHLS Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954 ở trường THPT (Chương
trình Chuẩn).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Từ việc xác định đối tượng nghiên cứu nêu trên, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về
vấn đề sử dụng SGK theo hướng phát triển năng lực HS trong DHLS Việt Nam từ năm
1945 đến năm 1954 ở trường THPT (Chương trình Chuẩn), ài nội khóa lịch sử dân tộc ở
trên lớp và tiến hành thực nghiệm sư phạm ở 4 trường: THPT Hai Bà Trưng, THPT
Hương Thủy, THPT Hương Vinh, THPT Phan Đăng Lưu (tỉnh Thừa Thiên Huế).
4. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu việc sử dụng SGK theo hướng phát triển năng lực HS trong DHLS
Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954 ở trường THPT (Chương trình Chuẩn) nhằm nâng
cao hiệu quả việc sử dụng SGK, góp phần đổi mới PPDHLS ở trường THPT.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
10


Để thực hiện mục đích trên, luận văn giải quyết những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Tìm hiểu thực trạng của việc sử dụng SGK theo hướng phát triển năng lực HS
trong dạy học lịch sử ở trường THPT.
- Nghiên cứu những cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng SGK theo hướng
phát triển năng lực HS trong DHLS ở trường THPT.
- Nghiên cứu nội dung cơ ản của lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954
trong SGK Lịch sử lớp 12 (Chương trình Chuẩn) cần khai thác để DH theo hướng phát
triển năng lực HS.
- Đề xuất một số yêu cầu và iện pháp sử dụng SGK theo hướng phát triển năng

lực HS trong DHLS Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954 ở trường THPT (Chương trình
Chuẩn).
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để rút ra được tính khả thi của đề tài.
6. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp cụ thể
6.1. Cơ sở phƣơng pháp luận
Cơ sở phương pháp luận của đề tài là lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về lịch sử và giáo dục lịch
sử, chủ yếu là lý luận phương pháp DHLS về sử dụng SGK.
6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể
- Phương pháp điều tra xã hội học: Tiến hành dự giờ, xây dựng phiếu điều tra GV
và HS để khảo sát nhận thức và thực trạng của việc sử dụng SGK theo hướng phát triển
năng lực HS trong DHLS ở trường THPT.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc và nghiên cứu các tài liệu về Tâm lí học,
Giáo dục học, lý luận dạy học bộ môn Lịch sử và các tài liệu liên quan khác.
- Phương pháp tham vấn chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia và giáo
viên giỏi ở trường THPT để nêu giả thuyết khoa học của đề tài và xác định các iện pháp.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm để kiểm định tính khả thi của đề tài.
7. Giả thuyết khoa học
Nếu GV coi trọng đúng mức và vận dụng các yêu cầu, biện pháp sử dụng SGK
theo hướng phát triển năng lực HS theo đề xuất của luận văn, sẽ nâng cao hiệu quả việc
11


sử dụng SGK trong DHLS nói chung, lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954 ở
trường THPT (Chương trình Chuẩn) nói riêng, góp phần đổi mới dạy học chuyển từ tiếp
cận nội dung sang dạy học theo hướng tiếp cận năng lực.
8. Đóng góp của luận văn
Luận văn có những đóng góp sau đây:
- Góp phần làm r cơ sở lý luận của việc sử dụng SGK theo hướng phát triển năng
lực HS trong DHLS ở trường THPT.

- Xác định được những nội dung cơ ản của lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến
năm 1954 ở trường THPT (Chương trình Chuẩn) cần khai thác để dạy học theo hướng
phát triển năng lực HS.
- Đề xuất một số yêu cầu và iện pháp sư phạm để sử dụng SGK theo hướng phát
triển năng lực HS trong DHLS Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954 ở trường THPT
(Chương trình Chuẩn).
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn gồm có 3
chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng SGK theo hướng phát triển
năng lực HS trong DHLS ở trường THPT.
Chương 2. Nội dung cơ ản của lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954 cần
khai thác để phát triển năng lực HS trong DHLS ở trường THPT (Chương trình Chuẩn).
Chương 3. Phương pháp sử dụng SGK theo hướng phát triển năng lực HS trong
DHLS Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954 ở trường THPT (Chương trình Chuẩn).

12


CHƢƠNG 1.
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG
SÁCH GIÁO KHOA THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1. Quan niệm về SGK Lịch sử
1.1.1.1. Khái niệm SGK Lịch sử
* Khái niệm SGK
SGK là loại tài liệu được sử dụng phổ biến trong dạy học. SGK có nhiều chức
năng khác nhau đối với hoạt động nhận thức của HS và tổ chức hoạt động nhận thức của
GV, quan niệm về SGK cũng khá phong phú.

Theo Từ điển tiếng Anh, SGK (school ook) là cuốn sách được sử dụng trong
trường học.
Theo Từ điển tiếng Việt, SGK là loại cung cấp kiến thức, được iên soạn với mục
đích dạy và học tại trường học. Ở cấp phổ thông, sách giáo khoa là sự thể hiện những nội
dung cụ thể của chương trình phổ thông. Trên thế giới, có nhiều bộ sách giáo khoa khác
nhau được iên soạn cho cùng một. Ở Việt Nam hiện tại chỉ tồn tại một bộ sách giáo
khoa duy nhất cho một môn học. Kiến thức trong sách giáo khoa là một hệ thống kiến
thức khoa học, chính xác, theo một trình tự logic chặt chẽ, được gia công về mặt sư
phạm cho phù hợp với trình độ học sinh và thời gian học tập. Ngoài phần kiến thức, sách
giáo khoa còn có một phần về rèn luyện kỹ năng và phương pháp giảng dạy môn học.
Tác giả Đ.Đ. Zuep cho rằng: “SGK là nguồn tri thức quan trọng nhất đối với HS,
là loại sách học tập phổ biến” là “phư ng tiện mang nội dung học vấn và là phư ng tiện
dạy học giúp HS lĩnh hội tài liệu học tập”. [31;tr.23]
“Sách hướng dẫn của UNESCO về nghiên cứu và đánh giá SGK, UNESCO,
1999” cũng đã định nghĩa: SGK là một trong những đầu vào quan trọng nhất của giáo
dục, nội dung của SGK phản ánh các tư tưởng c bản về văn hóa của các dân tộc và
thường là điểm khởi đầu cho các cuộc tranh luận và bàn cãi về văn hóa. SGK là một
13


trong ba yếu tố quyết đ nh nhất đến chất lượng giáo dục của một quốc gia bên cạnh yếu
tố G và hệ thống tổ chức giáo dục, hệ thống chư ng tr nh. [31;tr.23]
Khoản 2, Điều 29 của Luật Giáo dục Việt Nam 2009 quy định:“SGK cụ thể hóa
các êu cầu về nội dung kiến thức và KN qu đ nh trong chư ng tr nh GD của các môn
học ở mỗi lớp của GDPT, đáp ứng êu cầu về PP GDPT” [Luật giáo dục 2009] . “SGK trước
hết là sách do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn và được ban hành trên c sở
thẩm đ nh của Hội đồng quốc gia thẩm đ nh SGK để s dụng chính thức, thống nhất, ổn
đ nh trong giảng dạy, học tập và đánh giá HS ở nhà trường và các c

sở GDPT


khác.”[Luật giáo dục 2009].
Như vậy, SGK là tài liệu cơ ản phục vụ học tập của HS, được nhà nước tổ chức
iên soạn theo chương trình an hành và quán triệt mục tiêu giáo dục đã được xác định.
SGK thể hiện những yêu cầu, nội dung của chương trình, song không chỉ là việc cụ thể hoá
chương trình, mà tác giả còn có thể điều chỉnh một cách hợp lý khi iên soạn. Các nội
dung học tập của mỗi bậc học được trình ày trong SGK phải đảm bảo các yêu cầu sau
đây: đảm bảo tính khoa học của nội dung, tính hiện đại, tính cập nhật, tính trực quan, tính
dễ hiểu, tính logic của việc trình ày. SGK phải phù hợp với nhận thức của HS và có mối
liên hệ hữu cơ với các môn học khác. SGK là một trong các yếu tố quyết định nhất đến
chất lượng dạy học, là phương tiện dạy học rất cần thiết cho quá trình tổ chức nhận thức
cho HS của GV, giúp định hướng quá trình tự học, tự phát hiện, tự chiếm lĩnh tri thức
mới và thực hành theo NL của người học, góp phần giáo dục nhân cách và ồi dưỡng tâm
hồn cho HS.
* Khái niệm SGK Lịch sử
SGK Lịch sử là một công trình nghiên cứu khoa học, chủ yếu là khoa học giáo
dục. Các tác giả viết SGK Lịch sử phải nắm vững chương trình môn học và vận dụng
những thành tựu mới nhất của Khoa học lịch sử và Khoa học giáo dục để giải quyết tốt
mối quan hệ giữa xác định mục đích, yêu cầu - lựa chọn nội dung - định hướng phương
pháp dạy học. Mục tiêu của SGK không phải là phát hiện những điều mới về nghiên cứu
lịch sử như một công trình sử học, mà phải giải quyết tốt việc cung cấp những kiến thức

14


cơ ản, hiện đại cho HS, phù hợp với mục tiêu đào tạo và nội dung chương trình đã quy
định.
Theo tác giả Bùi Thị Oanh, nội hàm của khái niệm SGK Lịch sử bao gồm các
thành tố sau:
(1) Nội dung SGK là thành tố có tính cốt l i, quan trọng nhất của SGK Lịch sử,

được thiết kế thành quyển, với các chương, mục hoặc các chuyên đề. Các sự kiện, nhân
vật, hiện tượng, vấn đề lịch sử có tính chọn lọc, diễn ra trong một thời gian, địa điểm,
không gian cụ thể;
(2) Hình thức SGK là thành tố thể hiện nội dung, có thể coi là “cái vỏ” của nội
dung, phản ánh nội dung thông tin lịch sử, bao gồm cách thức trang trí ìa, ố cục toàn
quyển, bố cục từng chương, ài hoặc từng chủ đề, kể cả màu sắc. Hình thức và nội dung
tương thích với nhau sẽ tạo nên tính hài hòa, ổ trợ để làm toát lên giá trị lịch sử. Ở một
khía cạnh khác, hình thức có tính trực quan nên dễ “ ắt mắt” người học, tạo tiền đề kích
thích sự tò mò để HS tìm kiếm nội dung sách.[34,tr.32]
Từ đó, có thể hiểu SGK môn Lịch sử là cuốn sách được iên soạn theo chương
trình môn học, do một hội đồng các nhà khoa học xây dựng và được Bộ GD&ĐT thẩm
định cho phép sử dụng trong dạy học môn Lịch sử ở trường phổ thông. Cũng như
chương trình môn học, SGK chỉ tồn tại trong một giai đoạn nhất định, phù hợp với điều
kiện kinh tế, xã hội của đất nước. Không có ộ SGK nào tồn tại vĩnh viễn mà thường duy
trì trong một giai đoạn nhất định, khoảng 10 - 15 năm. Hiện nay, Việt Nam đang tiến
hành công cuộc đổi mới căn ản, toàn diện chương trình SGK nhằm đáp ứng yêu cầu
phát triển của đất nước trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
1.1.1.2. Chức năng của SGK Lịch sử
* Chức năng SGK Lịch sử đối với ngƣời học
SGK Lịch sử ở trường THPT, về mặt kiến thức đã cung cấp cho HS những kiến
thức cơ ản về lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới một cách có hệ thống và tương đối
hoàn chỉnh về con đường phát triển của xã hội loài người từ nguyên thuỷ cho đến nay.
Ngoài nguồn cung cấp kiến thức mới, SGK còn có tác dụng củng cố, tổng hợp, hệ thống
hoá kiến thức của HS thông qua các ài sơ kết, tổng kết, hướng dẫn ôn tập. Mặt khác, với
15


những kiến thức chuẩn mực, cơ ản, hiện đại, có hệ thống, SGK là tài liệu tin cậy để HS tra
cứu, đối chiếu, thẩm định các tài liệu lịch sử khác. SGK Lịch sử giúp HS tham khảo, tra
cứu thông tin về lịch sử. Nó được coi là một công cụ tin cậy, có tính thuyết phục cao đối

với HS. SGK Lịch sử giúp cho HS tìm kiếm được những thông tin chính xác, phù hợp
với lứa tuổi, với trình độ hiện tại của người học.
SGK Lịch sử còn góp phần hình thành và phát triển cho HS phương pháp học tập
tích cực, khả năng tự học, tự nghiên cứu môn học. Đây là phương tiện giúp HS tìm hiểu
kiến thức mới, nghiên cứu và nghiền ngẫm những điều chưa hiểu biết hoặc hiểu chưa
thấu đáo về kiến thức lịch sử.
SGK Lịch sử tạo điều kiện cho HS có thể tự kiểm tra, tự đánh giá kiến thức, kỹ
năng của mình. Từ đó, HS sẽ có được biện pháp cụ thể để bổ sung kiến thức và KN học
tập lịch sử cho bản thân. Điều này còn có ý nghĩa quan trọng là góp phần đáp ứng yêu
cầu về lực lượng lao động của quốc gia trong quá trình hội nhập và phát triển.
* Chức năng SGK Lịch sử đối với ngƣời dạy
SGK Lịch sử quy định phạm vi và mức độ kiến thức, kỹ năng cần phải dạy; định
hướng phương pháp dạy học thích hợp; hỗ trợ GV trong quá trình soạn giáo án, tiến hành
ài giảng, tổ chức điều khiển lớp học, đánh giá HS.
SGK Lịch sử cung cấp các kiến thức lịch sử phù hợp với yêu cầu về chuẩn kiến
thức và kỹ năng theo quy định của chương trình GD ộ môn. Từ đó, GV xác định mục
tiêu ài học, lựa chọn phương án, PPDH để tổ chức cho HS chiếm lĩnh tri thức và rèn
luyện các KN cần thiết. SGK Lịch sử giúp GV được định hướng tham khảo các tài liệu
cần thiết, đặt câu hỏi, ài tập, gợi ý nhiệm vụ học tập, giao nhiệm vụ nghiên cứu cho HS.
Khi xác định r mục tiêu kiến thức, GV sẽ tổ chức tốt cho mỗi HS, mỗi nhóm HS tương
tác với kiến thức. Đây cũng chính là ước quan trọng của việc hình thành và phát triển
cho HS những năng lực làm việc với SGK. Đồng thời, SGK Lịch sử có thể giúp GV khơi
gợi và phát huy khả năng tự học lịch sử của HS.
Ngoài ra, dựa vào SGK Lịch sử, GV xác định được yêu cầu về nội dung kiểm tra,
đánh giá HS phù hợp mục tiêu và chương trình giáo dục. Từ yêu cầu về kiến thức và kỹ
năng, GV có thể định hướng việc kiểm tra, đánh giá HS theo chuẩn thống nhất tương đối
16


so với các trường trong toàn quốc, cũng như yêu cầu của việc thi cử, giáo dục nhân cách,

bồi dưỡng tâm hồn, hình thành năng lực,... cho HS, đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân
lực cho quốc gia.
* Chức năng SGK Lịch sử đối với ngƣời quản lý: SGK là tài liệu song hành với
chương trình được an hành để căn cứ vào đó mà người quản lý giáo dục ở các cấp, nhất
là ở từng nhà trường có cơ sở để xây dựng các phương án điều hành, quản lý hoạt động
chuyên môn đối với môn học, giám sát chuyên môn GV và kiểm tra, đánh giá chất lượng
HS.
* Chức năng SGK Lịch sử đối với phụ huynh HS: SGK là tài liệu giúp cho phụ
huynh làm căn cứ để có những ý kiến tư vấn, bổ trợ trong trường hợp HS cần sự trợ giúp
chuyên môn; chẳng hạn HS chuẩn bị ài để lên lớp hoặc làm ài tập ở nhà sau ài học
trên lớp, nếu thấy khó, chưa r thì HS sẽ hỏi phụ huynh; khi đó phụ huynh sẽ phải đọc
SGK và các loại tài liệu khác, nhưng trước hết và quan trọng vẫn dựa vào SGK.
Trong 4 chức năng trên thì chức năng đối với GV và HS là mấu chốt. Theo quan
niệm “lấy HS làm trung tâm” thì SGK Lịch sử là nguồn tư liệu lịch sử được chọn lọc giúp
HS dựa vào đó làm điểm tựa cho việc khám phá tri thức lịch sử. Việc sử dụng SGK Lịch
sử ở trường phổ thông theo hướng phát triển NL người học luôn ao hàm song hành,
tương tác cả hoạt động của GV và HS, trong đó hoạt động của GV phải được tiến hành
trước một ước; nếu GV chưa thẩm thấu hết nội dung và cơ chế sư phạm của SGK thì
khó mà làm tốt vai trò định hướng, tư vấn, hỗ trợ cho hoạt động học tập của HS.
1.1.1.3. Cấu trúc của SGK Lịch sử
Hiện nay vẫn còn nhiều quan niệm khác nhau về cấu tạo của SGK nói chung, SGK
Lịch sử nói riêng. Dựa vào các tiêu chí khác nhau, có nhiều cách phân loại cấu trúc của
SGK Lịch sử:
- Căn cứ vào hình thức trình ày: SGK Lịch sử gồm trang ìa, phần nội dung các
ài học, mục lục, phần nội dung SGK được trình ày theo cấu trúc: Phần – Chương – Bài.
- Căn cứ vào mối quan hệ giữa lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới: Cấu trúc SGK
được trình ày theo nguyên tắc lịch sử thế giới được trình ày trước lịch sử Việt Nam để

17



giúp HS so sánh, đối chiếu và thấy được sự ảnh hưởng của lịch sử thế giới đối với lịch sử
dân tộc.
- Căn cứ vào logic thời gian: Nội dung SGK Lịch sử được trình ày từ quá khứ
đến hiện tại, chủ yếu là đến năm 2000 theo tiến trình phát triển của lịch sử loài người qua
các thời kỳ: Nguyên thủy, Cổ đại, Trung đại, Cận đại, Hiện đại.
- Căn cứ vào cấu trúc của mỗi ài học: Các ài học học trong SGK Lịch sử được
trình ày theo thứ tự:
+ Tên ài học.
+ Phần tóm tắt nội dung ài học.
+ Nội dung ài học gồm tên mục, nội dung chính. Ở một số mục còn có phần chữ
nhỏ, kênh hình, câu hỏi cuối mỗi mục, một số chú thích cần thiết.
+ Câu hỏi, ài tập cuối ài.
Tuy nhiên, hiện nay các nhà Lý luận và Phương pháp dạy học môn Lịch sử khi
chia cấu trúc SGK Lịch sử thường theo hai quan niệm sau:
Một là, chia nội dung SGK Lịch sử ra hai phần: Kênh hình và kênh chữ.
Kênh chữ là những thông tin thành văn chủ yếu trong SGK dùng để trình ày nội
dung môn học, chỉ dẫn về phương pháp và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. Như vậy,
theo quan điểm này, kênh chữ bao gồm: tên

ài học, tên các tiểu mục, phần chữ nhỏ tóm

tắt nội dung cơ ản của ài học, nội dung trong các mục, các câu hỏi, ài tập cuối mỗi
mục, cuối ài.
Kênh hình ao gồm những ảnh chụp, tranh vẽ, sơ đồ, niên iểu, đồ thị, bản đồ,
lược đồ…được đưa vào trong SGK. Theo chức năng hoặc mục đích sử dụng, kênh hình
được chia thành năm loại:
+ Loại minh họa, dùng để cụ thể hóa nội dung một sự kiện lịch sử quan trọng.
+ Loại cung cấp thông tin giúp HS tìm hiểu nội dung của sự kiện.
+ Loại vừa cung cấp thông tin vừa minh họa cho nội dung sự kiện.

+ Loại thực hành nhằm rèn luyện các kỹ năng ộ môn.
+ Loại ài tập để kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của HS.
Hai là, chia nội dung SGK Lịch sử thành hai phần: ài viết và cơ chế sư phạm.
18


Bài viết tức là nội dung cơ ản của chương trình được trình ày ngắn gọn trong
một số trang cho mỗi tiết học. Đây là ộ phận chủ yếu của SGK mà HS phải nghiên cứu,
nắm vững. Như vậy, ài viết chính là phần chữ lớn trình ày nội dung của mỗi mục.
Cơ chế sư phạm của SGK bao gồm các thành tố khác của SGK, trừ ài viết, dành
cho mỗi tiết học, bao gồm các câu hỏi, ài tập, tư liệu tham khảo, ài đọc thêm, phần
minh họa (tranh, ảnh), các loại đồ dùng trực quan quy ước khác…
Như vậy, cơ chế sư phạm của SGK Lịch sử ở trường THPT gồm cả phần kênh chữ
(trừ phần Bài viết) và kênh hình.
- Kênh chữ của cơ chế sư phạm là những nội dung có mối quan hệ chặt chẽ với
“Bài viết”, giúp HS nắm vững và hiểu sâu sắc hơn “Bài viết”. Kênh chữ của “Cơ chế sư
phạm” gồm có các phần:
+ Đặt vấn đề: Đây còn gọi là phần tóm tắt nội dung cơ ản của ài học, đóng vai
trò gợi mở, định hướng, giúp GV và HS xác định nội dung cơ ản của ài học.
+ Phần chữ nhỏ trong mỗi mục: Đây là tư liệu bổ sung để cụ thể hóa các sự kiện
lịch sử, giải thích các thuật ngữ, khái niệm khó, hoặc trình ày tiểu sử của nhân vật, tài
liệu mở rộng kiến thức…
+ Câu hỏi và ài tập: Câu hỏi và ài tập được đặt ở cuối mục và ài học, thường
phản ánh kiến thức cơ ản của ài học.
- Kênh hình của cơ chế sư phạm trong SGK Lịch sử chủ yếu là tranh, ảnh, bản đồ,
lược đồ, biểu đồ…Nó là một nguồn thông tin ổ sung cho nội dung SGK và giúp HS hiểu
sâu sắc hơn về những kiến thức quan trọng nhất của ài học.
Mỗi bộ phận trên có một chức năng, nhiệm vụ riêng giúp GV và HS khai thác tốt
nhất nội dung SGK.
Nhìn chung, cách phân chia theo quan niệm thứ nhất mới chỉ nhấn mạnh ý nghĩa

về mặt thông tin để HS nhận thức, nội dung ài học chứ chưa làm r chức năng, nhiệm
vụ của bộ phận trong SGK Lịch sử. Cách phân chia theo quan niệm thứ hai thể hiện tính
sư phạm của việc iên soạn và sử dụng SGK. Dù phân chia theo cách nào, trong SGK nói
chung, SGK Lịch sử nói riêng, tất cả các thành tố đó đều đảm bảo mục tiêu của ài học
về kiến thức, thái độ và kỹ năng. Tuy nhiên, cách phân chia theo “bài viết” và “c chế sư
19


phạm” tỏ ra dễ tiếp nhận, vì nó thể hiện quan hệ chặt chẽ giữa hai phần cơ ản của SGK
với nhau. “Bài viết” là ộ phận chủ yếu mà HS phải nắm vững, còn “c chế sư phạm”
giúp cho HS hiểu sâu sắc ài viết, kiểm tra nhận thức, kết quả học tập của mình; trên cơ
sở đó phát triển năng lực tư duy độc lập, thông minh, sáng tạo và rèn luyện kỹ năng thực
hành ộ môn…
1.1.2. Quan niệm về sử dụng SGK theo hƣớng phát triển năng lực HS trong DHLS ở
trƣờng THPT
1.1.2.1. Khái niệm sử dụng SGK theo hướng phát triển năng lực HS trong
DHLS ở trường THPT
* Khái niệm, cấu trúc của năng lực
Năng lực là một phạm trù được àn đến trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, có
nhiều định nghĩa khác nhau về NL:
Theo Từ điển Tiếng Việt: “NL là:
a. khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hành động
nào đó.
b. phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại
hoạt động nào đó với chất lượng cao”.1
Đứng về góc độ tâm lý, NL được xem là một tổ hợp các thuộc tính tâm lí để đáp
ứng những yêu cầu của hoạt động và đem lại hiệu quả cao cho hoạt động đó. Theo Từ điển
tâm lí học thì: “NL là tập hợp các tính chất hay phẩm chất của tâm lí cá nhân, đóng vai trò
là điều kiện bên trong tạo thuận lợi cho việc thực hiện tốt một dạng hoạt động nhất đ nh”
[30, tr.31].

Chương trình GDPT tổng thể (2017) định nghĩa năng lực: “là thuộc tính cá nhân
được h nh thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá tr nh học tập, rèn lu ện, cho phép
con người hu động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như
hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất đ nh, đạt kết
quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.”[chương trình GDPT 2017, tr.36]

1

Hoàng Phê (Chủ iên) (2000), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, tr.660 – 661.

20


Một năng lực là tổ hợp đo lường được các kiến thức, kỹ năng và thái độ mà một
người cần vận dụng để thực hiện một nhiệm vụ trong một bối cảnh thực và có nhiều biến
động. Để thực hiện một nhiệm vụ, một công việc có thể đòi hỏi nhiều năng lực khác
nhau. Vì năng lực được thể hiện thông qua việc thực hiện nhiệm vụ nên người học cần
chuyển hóa những kiến thức, kỹ năng, thái độ có được vào giải quyết những tình huống
mới và xảy ra trong môi trường mới. Có thể hình dung quan hệ giữa năng lực với kiến
thức, kỹ năng, thái độ qua công thức sau:
KIẾN THỨC + KỸ NĂNG + THÁI ĐỘ = NĂNG LỰC
BỐI CẢNH THỰC
* Khái niệm sử dụng sách giáo khoa theo hƣớng phát triển năng lực học sinh
trong DHLS ở trƣờng THPT
“Phát triển” là một trong những khái niệm được sử dụng để nói đến sự thay đổi
của một vấn đề nào đó. Theo “Từ điển Tiếng việt”, phát triển là sự “biến đổi hoặc làm
cho biến đổi theo hướng tăng t ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đ n giản đến
phức tạp”. [37, tr.701]
Trong “Từ điển Anh - Việt” khái niệm phát triển được hiểu theo nghĩa của từ
“develop” là “làm cho ai, cái g tăng trưởng dần dần; trở nên hoặc làm cho trưởng thành

h n, tiến triển h n hoặc có tổ chức h n”. [36, tr.476]
Việc sử dụng SGK hiện có hai xu hướng: Tiếp cận theo nội dung và tiếp cận theo
phát triển NL. Nếu theo hướng tiếp cận nội dung thì việc sử dụng sẽ thiên về khai thác
những kiến thức đã có trong kênh chữ và kênh hình để GV truyền đạt, nêu câu hỏi dạng
tái hiện kiến thức, HS dựa vào thông tin trong SGK để trả lời theo kiểu đọc lại một câu,
một đoạn trong SGK, mặt khác sẽ ghi nhớ những thông tin được viết trong SGK. Nếu
tiếp cận theo hướng phát triển NL người học thì trước hết phải phát triển NL sử dụng
SGK của người dạy, tức là người dạy phải biết khai thác tối ưu các nguồn thông tin có
trong SGK, đặc biệt là GV phải hình dung được cơ chế sư phạm của mỗi ài được thể
hiện trong nội dung và hình thức SGK. Trên cơ sở định hướng của GV, HS mới có thể
khai thác SGK một cách hiệu quả nhất, nghĩa là dùng SGK như một điểm tựa về kiến
thức và về sự định hướng hoạt động học tập.
21


Như vậy, s dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh trong
DHLS ở trường THPT tức là quá tr nh s dụng SGK trong DHLS làm cho HS biến đổi
theo hướng tăng cường, nâng cao cả về kiến thức, kỹ năng và thái độ học tập, giúp các
em nâng cao kết quả học tập và phát hu tính tích cực, chủ động, sáng tạo của m nh.
1.1.2.2. Phân loại năng lực của HS trong DHLS ở trường THPT
Phân loại năng lực là một vấn đề phức tạp, dựa theo các quan điểm và tiêu chí
khác nhau. Tiếp thu quan niệm phan loại năng lực của các nước phát triển, Chương trình
GDPT tổng thể (2017) xác định, quá trình học tập và rèn luyện ở nhà trường phải hình thành
và phát triển cho HS hai loại năng lực lớn:
- Năng lực cốt l i: là năng lực cơ ản, thiết yếu mà ất kỳ ai cũng cần phải có để
sống, học tập và làm việc hiệu quả. Năng lực cốt l i bao gồm năng lực chung và năng lực
chuyên môn:
+ Năng lực chung là năng lực được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp
phần hình thành, phát triển như: 1. Năng lực tự chủ và tự học, 2. Năng lực giao tiếp và
hợp tác, 3. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực chuyên môn là năng lực được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua
một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định như: 1. Năng lực ngôn ngữ, 2. Năng lực
tính toán, 3. Năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, 4. Năng lực công nghệ, 5. Năng lực tin
học, 6. Năng lực thẩm mỹ, 7. Năng lực thể chất.
- Năng lực đặc biệt: là những năng khiếu về trí tuệ, văn nghệ, thể thao, kỹ năng
sống,… nhờ tố chất sẵn có ở mỗi người.
Năng lực môn Lịch sử là một thành phần của năng lực tìm hiểu xã hội trong
Chương trình GDPT tổng thể (2017). Theo Dự thảo Chư ng tr nh giáo dục môn L ch s
(1/2018), môn Lịch sử có ưu thế hình thành và phát triển cho HS những năng lực sau:
STT

1

Năng lực thành phần
Năng lực nhận diện và sử
dụng tư liệu lịch sử

Biểu hiện
Thể hiện qua việc: nhận biết và phân iệt được các
loại hình tư liệu lịch sử (văn ản chữ viết, hiện vật
lịch sử, tranh ảnh, biểu đồ, bản đồ...), hiểu được

22


nội dung, khai thác và sử dụng được tư liệu lịch sử
trong quá trình học tập.
Thể hiện qua việc sử dụng tư liệu lịch sử, mô tả,
2


Năng lực tái hiện và trình
ày lịch sử

trình ày (nói hoặc viết) diễn trình của các sự kiện,
nhân vật, quá trình lịch sử từ đơn giản đến phức
tạp; xác định được các sự kiện lịch sử trong không
gian và thời gian cụ thể.
Thể hiện qua việc giải thích được nguồn gốc, sự
vận động và phát triển của các sự kiện lịch sử từ
đơn giản đến phức tạp; chỉ ra được quá trình phát

3

Năng lực giải thích lịch sử triển của lịch sử theo lịch đại và đồng đại; so sánh
sự tương đồng và khác iệt giữa các sự kiện lịch
sử, lí giải được mối quan hệ nhân quả trong tiến
trình lịch sử.
Thể hiện qua việc đưa ra những ý kiến nhận xét,
đánh giá của cá nhân về các sự kiện, nhân vật, quá
trình lịch sử trên cơ sở nhận thức và tư duy lịch

4
Năng lực đánh giá lịch sử

sử; hiểu được sự tiếp nối và thay đổi của lịch sử;
biết suy nghĩ theo những chiều hướng khác nhau
khi xem xét, đánh giá, hay đi tìm câu trả lời về
một sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử.
Thể hiện qua khả năng kết nối quá khứ lịch sử với
hiện tại, vận dụng kiến thức lịch sử để lí giải


5

Năng lực vận dụng
học lịch sử vào thực tiễn

ài

những vấn đề của thực tiễn cuộc sống. Trên nền
tảng đó, học sinh có khả năng tự tìm hiểu những
vấn đề lịch sử, xã hội, phát triển năng lực sáng tạo,
có khả năng tiếp cận và xử lí thông tin từ những
nguồn khác nhau, có ý thức và năng lực tự học

23


lịch sử suốt đời.
1.1.3. Ý nghĩa của việc sử dụng SGK theo hƣớng phát triển năng lực học sinh trong
dạy học lịch sử ở trƣờng Trung học phổ thông
* Về kiến thức
SGK là nguồn tri thức mới, với những thông tin lịch sử được trình ày theo ý
tưởng sư phạm tối ưu, cung cấp những sự kiện, hiện tượng lịch sử cơ ản, chính xác,
khoa học. SGK không chỉ là tài liệu học tập chủ yếu của HS ở trên lớp là một công cụ đặc
biệt để kết nối hoạt động tương tác sư phạm giữa GV và HS, giữa các HS với nhau.
Trong quá trình sử dụng SGK trên lớp hoặc ở nhà, mỗi HS đều tự mình tìm tòi, phát hiện,
trao đổi với bạn, nêu câu hỏi với GV về những điều mà HS còn ăn khoăn, chưa hiểu.
Mỗi khi có những tình huống đặt ra trong giờ học trên lớp, trong ôn tập ở nhà hay chuẩn
bị ài mới, HS có thể dựa vào cơ sở dữ liệu và thông tin được thể hiện trong SGK, liên hệ
với vốn kiến thức đã có để tìm ra lời giải đáp. Thực tế cho thấy, HS thường quan sát kênh

hình (sơ đồ, lược đồ, tranh, ảnh tư liệu hoặc tranh ảnh minh họa) để khám phá những điều
í ẩn của lịch sử, nếu được chỉ dẫn của GV và dựa vào cơ chế sư phạm của SGK thì HS
sẽ phát hiển được những thông tin lịch sử quí áu hoàn toàn khác iệt với những thông
tin được biểu đạt bằng lời trong SGK.
* Về kỹ năng
SGK Lịch sử ở trường phổ thông còn có ý nghĩa trong việc phát triển toàn diện
HS. Hình thành cho các em phương pháp học tập tích cực, khả năng tự học, tự nghiên
cứu bộ môn. Từ đó, các em có thể tự kiểm tra, đánh giá kiến thức mà mình thu nhận được
để điều chỉnh phương pháp học tập cho phù hợp.
Các kiến thức lịch sử trong SGK ở từng phần, từng chương, từng ài được sắp xếp
theo trình tự thời gian, trong mối quan hệ biện chứng của nó, có tác dụng lớn đối với việc
góp phần phát triển tư duy iện chứng, tư duy logic cho HS. Hơn nữa, ngôn ngữ chính
xác, súc tích của SGK góp phần phát triển ngôn ngữ, vốn từ vựng, khả năng trình ày nói
và viết cho HS.
Bên cạnh việc cung cấp kiến thức, SGK còn giúp HS ôn tập, củng cố, hệ thống
hóa những kiến thức đã học, hình thành những kĩ năng vận dụng, thực hành ộ môn.
24


Thông qua SGK, HS có thể tự kiểm tra, đánh giá trình độ nhận thức của mình, góp phần
phát triển ngôn ngữ, khả năng diễn đạt cho các em. Hệ thống kênh hình và câu hỏi thực
hành trong SGK giúp HS rèn luyện và phát triển các kỹ năng thực hành ộ môn như đọc,
vẽ các loại đồ dùng trực quan, khai thác tranh ảnh, sưu tầm tài liệu…
* Về thái độ
Xuất phát từ đặc trưng ộ môn, SGK thông qua hệ thống kiến thức có tác dụng đối
với việc giáo dục tư tưởng tình cảm, đạo đức cho các em như: Lòng yêu nước, ý thức bảo
vệ và phát huy truyền thống lịch sử và nền văn hóa dân tộc. Việc lựa chọn thông tin, so
sánh, đối chiếu, đánh giá các hiện tượng, sự kiện, nhân vật lịch sử trong SGK, giữa SGK
với các tài liệu khác giúp HS nhận thức đúng về lịch sử dân tộc, lịch sử nhân loại, định
hướng thái độ đúng, ản lĩnh, phản biện các nhận định, quan điểm lịch sử. Qua đó thể

hiện được chính kiến của mình về các vấn đề lịch sử cũng như những vấn đề trong cuộc
sống hiện tại đặt ra.
Sử dụng SGK theo hướng phát triển năng lực còn tạo ra một trạng thái học tập tích
cực, khơi nguồn và nuôi dưỡng sự sáng tạo trong mỗi HS, khắc phục sự nhàm chán, khô
khan trong DHLS ở trường phổ thông.
* Năng lực, phẩm chất
Sử dụng SGK, HS sẽ được phát triển các NL đặc thù của bộ môn lịch sử như: NL
nhận diện và sử dụng tư liệu lịch sử, NL tái hiện và trình ày lịch sử, NL giải thích lịch
sử, NL đánh giá lịch sử, NL vận dụng ài học lịch sử vào thực tiễn. Qua đó, các em sẽ
được hình thành các phẩm chất của người công dân trong thời đại mới.
Như vậy, SGK Lịch sử là cầu nối về kiến thức và cơ chế sư phạm giữa GV và HS,
nó giúp cho người dạy biết hình dung và tổ chức hoạt động dạy học theo hướng phát huy
NL HS, đồng thời nó là điểm tựa để HS có thể tự học, tự phát triển NL tư duy và hành
động của chính mình. Với GV, SGK Lịch sử là phương tiện dạy học, là những ý tưởng sư
phạm giúp GV iết cách hướng dẫn và tổ chức HS làm việc với SGK thật sự hiệu quả.
Với HS, SGK là phương tiện học tập, nhưng cần có sự định hướng và trợ giúp của GV.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1. Mục đích điều tra
25


×