Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Sử dụng thí nghiệm trong dạy học nhóm chương “từ trường” vật lí 11 trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 123 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ
======

NGUYỄN NGỌC TÀI

SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC
NHĨMCHƯƠNG
“TỪTRƯỜNG” VẬT LÝ 11 TRUNG HỌC PHỔ
THÔNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ
HỌC CHO HỌC SINH
Chuyên ngành: LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
BỘ MƠN VẬT LÍ
Mã số:8140111

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS LÊ VĂN GIÁO

i


Thừa Thiên Huế, năm 2018

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, các số liệu và kết
quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép
sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một cơng trình nào khác.
Tác giả

Nguyễn Ngọc Tài



ii


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận
lu văn này, tơi xin chân thành cảm
m ơn Ban giám
hiệu, Phòng Đào tạo
t sau đại học,Khoa Vật lí trường Đại họcc Sư ph
phạm –
Đại học Huế và quý Thầy,
Th
Cô giáo trực tiếp giảng dạy,
y, giúp đđỡ trong
suốt q trình họcc tập.
t
Tơi xin bày tỏ
t lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đếến PGS.TS
Lê văn Giáođã tận
n tình hướng
h
dẫn và giúp đỡ tơi trong suốtt th
thời gian
thực hiện luậnn văn.
Tôi xin chân thành ccảm ơn Ban Giám Hiệu cùng quý thầầy cô giáo
tổ Vật lí trường
ng THPT
THPTPhan Đăng Lưu đã tạo mọi điều kiệnn thu
thuận lợi

trong suốtt quá trình thực
th nghiệm sư phạm.
Xin được cả
ảm ơn toàn thể đồng nghiệp, bạnn bè và gia đđình đã
quan tâm, động
ng viên giúp đđỡ tơi trong suốt quá trình học tậập và thực
hiện đề tài.
Xin chân thành cảm
c ơn!
Huế, tháng 09 năm 2018
Tác giả

Nguyễn Ngọc Tài
ài

iii


MỤC LỤC
Trang
Phụ bìa ....................................................................................................................i
Lời cam đoan .........................................................................................................ii
Lời cảm ơn ............................................................................................................iii
MỤC LỤC..............................................................................................................1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................5
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ.................................................................6
MỞ ĐẦU ................................................................................................................7
1. Lí do chọn đề tài...............................................................................................7
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề................................................................................8
3. Mục tiêu của đề tài ...........................................................................................9

4. Giả thuyết khoa học..........................................................................................9
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................................10
6. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................10
7. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................10
8. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................10
9. Những đóng góp của đề tài.............................................................................11
10. Cấu trúc luận văn .........................................................................................11
NỘI DUNG ..........................................................................................................12
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINHTRONG DẠY HỌC VẬT LÍ ...........12
1.1. Năng lực và năng lực tự học ........................................................................12
1.1.1. Khái niệm năng lực ..............................................................................12
1.1.2. Năng lực học sinh ................................................................................13
1.1.3. Năng lực tự học....................................................................................15
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tựhọc ............................................21
1.1.5. Hệ thống kỹ năng tự học vật lí .............................................................22
1.2. Dạy học nhóm trong định hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh ....23
1.2.1. Dạy học nhóm......................................................................................23
1


1.2.2. Các kiểu nhóm .....................................................................................23
1.2.3. Vai trị dạy học nhóm trong phát triển năng lực tự học .........................25
1.3. Thí nghiệm trong tổ chức hoạt động tự học cho học sinh.............................25
1.4. Biện pháp phát triển năng lực tự học cho học sinh qua thí nghiệm vật lí......26
1.4.1. Tạo động cơ, hứng thú, tăng cường sựtham gia tích cực của học sinh vào
q trình tự học với việc sử dụng thí nghiệm .................................................26
1.4.2. Sửdụng thí nghiệmgiúp HS tự tìm tịi, phát hiện vấn đề .......................27
1.4.3. Sử dụng thí nghiệm trong tổ chức hoạt động tự học của học sinh trên lớp
và ởnhà ..........................................................................................................27

1.4.4. Thí nghiệm là phương tiện vận dụng tri thức vào giải quyết các vấn
đềthực tiễn .....................................................................................................28
1.4.5.Thí nghiệm là phương tiện giúp HS tự kiểm tra, đánh giá .....................28
1.5. Quy trình thiết kế bài dạy học nhóm theo hướng phát triển năng lực tự học
cho học sinh với việc sử dụng thí nghiệm...........................................................29
1.6. Thực trạng phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học vật lí ở
trường phổ thông hiện nay..................................................................................31
1.6.1. Mục tiêu điều tra ..................................................................................31
1.6.2. Đối tượng điều tra ................................................................................31
1.6.3. Nội dung điều tra .................................................................................31
1.6.4. Phương pháp điều tra ...........................................................................31
1.6.5. Kết quả điều tra....................................................................................31
1.7. Các công cụ và phương pháp đánh giá năng lực ..........................................32
1.7.1. Một số công cụ đánh giá năng lực ........................................................32
1.7.2.Một số phương pháp đánh giá năng lực.................................................33
1.7.3. Thiết kế thang đánh giá năng lực tự học cho học sinh ..........................35
1.8. Kết luận chương 1 .......................................................................................37
CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC DẠY HỌC NHÓM CHƯƠNG“TỪ TRƯỜNG” VẬT
LÍ 11 THPT THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO
HỌC SINH VỚI VIỆCSỬ DỤNG THÍ NGHIỆM.............................................38
2.1. Đặc điểm cấu trúc nội dung chương “ Từ trường ” Vật lí 11 THPT .............38

2


2.1.1. Cấu trúc nội dung chương “ Từ trường” vật lý 11 trung học phổ thông 38
2.1.2. Đặc điểm chung của chương “Từ trường” Vật lí 11 THPT ...................38
2.1.3. Mục tiêu kiến thức, kỹ năng thái độ cần đạt được.................................39
2.2. Một số thí nghiệm trong chương “Từ trường” Vật lí 11 THPT ....................41
2.2.1. Thí nghiệm 1: Tương tác giữa các nam châm vĩnh cửu ........................41

2.2.2. Thí nghiệm 2: Tương tác giữa dịng điện và nam châm ........................41
2.2.3. Thí nghiệm 3: Nam châm tương tác lên dịng điện ...............................42
2.2.4. Thí nghiệm 4: Tương tác giữa hai dòng điện song song .......................42
2.2.5. Thí nghiệm 5: Thí nghiệm xác định từ phổ...........................................43
2.2.6. Thí nghiệm 6: Thí nghiệm xác định lực từ do từ trường đều tác dụng lên
một đoạn dây dẫn có dịng điện......................................................................44
2.2.7. Thí nghiệm 7: Thí nghiệm xác quỹ đạo electron...................................45
2.3. Các đơn vị kiến thức có thể tổ chức dạy học nhómtheo hướng tăng cường
phát triển năng lực tự học cho học sinh với sự hỗ trợ của thí nghiệm..................45
2.4. Thiết kế tiến trình dạy học nhóm một số bài dạy chương“ Từ trường” vật lí
11 THPT theo hướng tăng cường phát triển năng lực tự học cho học sinh với sự
hỗ trợ của thí nghiệm .........................................................................................46
2.4.1. Bài : “Từ trường” .................................................................................46
2.4.2. Bài : “ Lực từ. Cảm ứng từ ” ................................................................56
2.4.3. Bài : “Lực Lo-ren-xơ”..........................................................................65
2.5. Kết luận chương 2 .......................................................................................74
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .......................................................75
3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm ........................................75
3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ...........................................................75
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm...........................................................75
3.2. Đối tượng, nội dung của thực nghiệm sư phạm............................................76
3.2.1. Đối tượng của thực nghiệm sư phạm....................................................76
3.2.2.Nội dung thực nghiệm sư phạm.............................................................76
3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm .............................................................76
3.3.1. Chọn mẫu thực nghiệm ........................................................................76

3


3.3.2. Phương pháp tiến hành.........................................................................77

3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm .....................................................................78
3.4.1. Đánh giá định tính................................................................................78
3.4.2. Đánh giá định lượng.............................................................................79
3.4.3. Kiểm định giả thuyết thống kê .............................................................86
3.5. Kết luận chương 3 .......................................................................................87
KẾT LUẬN..........................................................................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................90
PHỤ LỤC

4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Viết tắt

Viết đầy đủ

3

ĐC

Đối chứng

4

GV

Giáo viên


5

GD-ĐT

Giáo dục và Đào tạo

6

HS

Học sinh

7

DH

Dạy học

NLTH

Năng lực tự học

9

PP

Phương pháp

10


PPDH

Phương pháp dạy học

11

SGK

Sách giáo khoa

12

THPT

Trung học phổ thơng

13

TN

Thí nghiệm

14

TNg

Thực nghiệm

15


TNSP

Thực nghiệm sư phạm

16

VL

Vật lí

8

5


DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
* Danh mục bảng
Bảng 1.1. Biểu hiện NLTH cấp THPT theo Bộ Giáo dục và Đào tạo
Bảng 1.2. Biểu hiện của NLTH
Bảng 1.3.Thang đánh giá NLTH cho HS
Bảng 2.1 Cấu trúc chương “Từ trường” Vật lí 11 THPT
Bảng 3.1. Bảng số liệu HS được chọn làm mẫu TNSP
Bảng 3.2. Kết quả ĐG bài kiểm tra 1 tiết nhóm TNg
Bảng 3.3. Kết quả ĐG bài kiểm tra 1 tiết nhóm ĐC
Bảng 3.4. Bảng thống kê điểm số (Xi) của bài kiểm tra
Bảng 3.5. Bảng phân phối tần suất
Bảng 3.6. Bảng phân phối tần suất lũy tích của hai nhóm ĐC và TNg
Bảng 3.7. Các tham số thống kê
* Sơ đồ

Sơ đồ 1.1. Biểu hiện NLTH theo Candy
Sơ đồ 1.2.Biểu hiện NLTH theo Taylor
Sơ đồ 1.3: Tiến trình dạy học
Sơ đồ 1.4. Quy trình thiết kế thang đo năng lực
* Danh mục đồ thị
Đồ thị 3.1. Đồ thị so sánh kết quảĐG bài kiểm tra 1 tiết của nhóm TNg và
nhóm ĐC
Đồ thị 3.2 Thống kê điểm số Xi của bài kiểm tra
Đồ thị 3.3. Đồ thị phân phối tần suất
Đồ thị 3.4. Đồ thị phân phối tần suất tích lũy

6


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong xu hướng hội nhập và phát triển, với sự tác động ngày càng mạnh mẽ của
cuộc cách mạng 4.0, để xây dựng và phát triển mỗi quốc gia cần phải có nguồn nhân
lực lao động chất lượng cao, có tri thức khoa học hiện đại, có những phẩm chất và
năng lực cần thiết. Để có được nguồn nhân đó giáo dục là một trong trong những yếu
tố quyết định, đóng vai trị then chốt.Bởi vậy, Đảng ta luôn xác định “Giáo dục là
quốc sách hàng đầu”. Để thực hiện sứ mạng đó địi hỏigiáo dục cần phải đổi mới một
cách căn bản, toàn diện theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Điều 28.2 Luật Giáo dục quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thơng phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp đặc điểm
của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo
nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm,
đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.[16]
Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn
bản, tồn diện giáo dục và đào tạo, do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã kí ngày

04/11/2013, đã xác định rõ: “Đối với giáo dục phổ thơng, tập trung phát triển trí
tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực cơng dân, phát hiện và bồi dưỡng
năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ,
tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn…”.[17]
Nghị quyết đã cho thấy tầm quan trọng của việc phát triển năng lực cho học
sinh, đặc biệt là năng lực tự học. Đó là một trong những năng lực cần thiết giúp cho
học sinh tự học tự, học suốt đờiđể luôn tự hoàn thiện bản thân trong bối cảnh cuộc
cách mạng khoa học phát triển như vũ bão, đem đến sự bùngnổ nguồn thông tin
trong kho tàng tri thức của nhân loại.
Điều này đòi hỏi phải đổi mới giáo dục theo hướng chuyển từ tiếp cận nội
dung sang tiếp cân năng lực, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS "biết được cái
gì" sang học "làm được cái gì từ cái đã biết".

7


Vấn đề đổi mới căn bản, toàn diện giáo dụcnhằm đáp ứng yêu cầu phát triển
đất nước trong thời kỳ mới đã được chỉ rõ trong báo cáo chính trị tại Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XI:“Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và
học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện”[18] và được đưa vào trong Chiến lược phát triển giáo dục 20112020: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn
luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực
tự học của người học”. [19]
Vật lí là một mơn khoa học thực nghiệm, hầu hết các kiến thức vật lý đều
được rút ra từ những quan sát và thí nghiệm. Thí nghiệm có vai trị to lớn trong việc
nâng cao hứng thú học tập bộ mơn, góp phần vào việc phát triển năng lực học sinh.
Tuy nhiên, thực tế việc dạy học cho thấy việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học vật
lí ở trường phổ thơng vẫn cịn những hạn chế.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tơi lựa chọn nghiên cứu đề tài:“Sử dụng

thí nghiệm trong dạy học nhóm chương “Từ trường”Vật lý 11 Trung học phổ
thôngtheo định hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tự học là một vấn đềđã được quan tâm từ rất lâu, đã có nhiều tác giả nghiên
cứu về cơ sở lí luận của tự học như: Nguyễn Cảnh Toàn, Thái Duy Tuyên, Lưu
Xuân Mới, [12][8][20]…. Trongđó các tác giả đã xây dựng khá hồn chỉnh lí luận
về tự học, cho rằng tự học là một phương pháp học tập cơ bản và cốt lõi đối với
người học.
Năng lực tự học là một trong những năng lực cốt lõi mà mỗi HS phải có nhất
là trong bối cảnh tồn cầu hóa và cách mạng cơng nghiệp 4.0.
Trong thời gian qua đã có các luận văn nghiên cứu về vấn đề tự học và phát
triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học vật lí ởtrường phổ thông, như:
Tác giả Nguyễn Phú Đồng với đề tài: “Nghiên cứu sử dụng bài tập vật lý theo
hướng bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học phần dịng điện khơng
đổi,Vật lý 11 qua khai thác và sử dụng bài tập Vật lý”[21]; Võ Thị Cẩm Quyên với
đề tài “Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Động học
8


chất điểm” [22];Võ Lê Phương Dung với đề tài “Hình thành năng lực tự học Vật lý
cho học sinh THPT thông qua việc sử dụng sách giáo khoa” [23];hay Nguyễn Thị
Thiên Nga với đề tài “Nâng cao hiệu quả dạy học Vật lý ở trường THPT thông qua
các biện pháp tổ chức hoạt động tự học của học sinh”, Vật lý 11 THPT” [24].
Trong các cơng trình nghiên cứu của mình, các tác giả đã hệ thống khá đầy đủ về cơ
sở lý luận của tự học và chỉ ra ra một số biện pháp nhằm phát triển năng lực tự học
cho học sinhqua dạy học một số kiến thức cụ thể trong chương trình vật lí phổ
thơng.
Về việc khai thác, sử dụng thí nghiệm trong dạy học vật lí theo hướng phát
huy tính tích cực tự lực của học sinh ở trường phổ thơng cũng có tác giả Huỳnh
Trọng Dương với đề tài: “Nghiên cứu xây dựng và sử dụng thí nghiệm theo hướng

tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học vật lí ở trường trung
học cơ sở” [25], trong đó tác giả đã nghiên cứu về vai trị của thí nghiệm vật lí
trongviệc phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh ở trường
phổ thơng, ngồi ra tác giả đã xây dựng và sử dụng một số thí nghiệm trong dạy học
vật lí ở THCS theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu trên chưa đi sâu vào việc sử dụng
thí nghiệm theo hướng phát triển năng lực tự học cho HS trong dạy học vật lí ở
trường THPT.
Như vậy, cho đến nay chưa có tác giả nào nghiên cứu về vấn đề “Sử dụng thí
nghiệm trong dạy học nhóm chương “Từ Trường” Vật lý 11 Trung học phổ
thơngtheo định hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh”.
3. Mục tiêu của đề tài
Đề xuất được quy trình tổ chức dạy học nhóm có sử dụng thí nghiệm theo định
hướng phát triển NLTH học sinh và vận dụng vào dạy học chương “Từ Trường”
Vật lý 11 Trung học phổ thơng.
4. Giả thuyết khoa học
Đề xuất được quy trình tổ chức dạy học nhóm có sử dụng thí nghiệm theo định
hướng phát triển NLTH và vận dụng vào dạy học sẽ phát triển được NLTH cho HS,
qua đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy học vật lý ở trường phổ thông.
9


5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu đề ra, đề tài thực hiện những nhiệm vụ chính sau đây:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát triển năng lực tự học
trong dạy học vật lí;
- Nghiên cứu sử dụng thí nghiệm học sinh trong tổ chức dạy học nhóm theo
hướng phát triển năng lực cho học sinh, đặc biệt là NLTH;
- Nghiên cứu đề xuất quy trình tổ chức dạy học nhóm có sử dụng thí nghiệm
theo hướngphát triển các năng lực tự học cho HS;

- Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc nội dung chương “Từ trường” Vật lí 11 THPT;
- Tiến hành TNSP để kiểm chứng giả thuyết khoa học
6. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động dạy học chương “Từ trường” Vật lí 11 THPT theo phương
phápnhóm thơng qua việc sử dụng thí nghiệm theo định hướng phát NLTH của HS.
7. Phạm vi nghiên cứu
- Luận văn tập trung nghiên cứuvà vân dụng vào dạy học chương “Từ
trường” Vật lý 11 THPT;
- Tiến hành TNSP tại trường THPT Phan Đăng Lưu- Thừa Thiên Huế.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
-Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, chính sách của Nhà nước và các chỉ thị
của Bộ Giáo dục và Đào tạo về vấn đề đổi mới giáo dục phổ thông; phát triển
NLTH của HS;
-Nghiên cứu cơ sở lý luận về tâm lý học, giáo dục học và lý luận DHVL của
việc sử dụng TN trong DH nhóm theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo và
phát triển NLTH của học sinh;
- Nghiên cứu nội dung kiến thức chương “Từ trường” Vật lí 11 trung học phổ
thơng”.
8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Quan sát hoạt động dạy và học của GV và HS trong giờ học vật lí ở trường
THPT Phan Đăng Lưu- Thừa Thiên Huế. Trao đổi với GV và HS.
- Dùng phiếu điều tra để tìm hiểu về thực trạng NLTH vật lí của HS lớp 11.
10


8.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Tiến hành giảng dạy TNg ở lớp 11;
- Quan sát, kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập của HS trong giờ học TNg.
8.4. Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả thử nghiệm sư phạm
và kết quả điều tra để rút ra những kết luận về sự khác nhau trong kết quả học tập
của hai nhóm ĐC và TNg.
9. Những đóng góp của đề tài
- Về mặt lí luận, luận văn góp phần làmphong phú thêm cơ sở lí luận của việc
tổ chức dạy học nhóm có sử dụng thí nghiệm theo định hướngphát triển NLTH
trong dạy học vật lí ở trường THPT;
- Đề xuất quy trình tổ dạy học nhóm có sử dụng thí nghiệm theo định hướng
phát triển NLTH trong dạy học vật lí ở trường THPT;
- Về mặt thực tiễn, luận vănđã tiến hành thiết kế một số tiến trình dạy học theo
hướng phát triển NLTH cho HS một số kiến thức trong chương ”Từ trường” Vật lí
11 THPT.
10. Cấu trúc luận văn
Cấu trúc luận văn gồm:
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát triển năng lực tự học cho
học sinh trong dạy học vật lí
Chương 2.Tổ chức dạy học nhóm chương “Từ trường” vật lí 11 THPT theo
hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh với việc sử dụng thí nghiệm
Chương 3.Thực nghiệm sư phạm.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

11


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ
1.1. Năng lực và năng lực tự học
1.1.1.Khái niệm năng lực
Đã có nhiều tác giả đưa ra các định nghĩa về năng lực, như:
Theo tác giả Đinh Quang Báo: “Năng lực là khả năng vận dụng những kiến
thức, kinh nghiệm, kỹ năng, thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và
có hiệu quả trong các tình huống đa dạng của cuộc sống”. [26]
Theo Nguyễn Cơng Khanh thì: “Năng lực là khả năng làm chủ những hệ
thống kiến thức, kỹ năng, thái độ và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lý vào
thực hiện thành công nhiệm vụ hoặc giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra của cuộc
sống”. [27]
F.E.Weinert (OECD, 2001) định nghĩa: “Năng lực là những khảnăng và kỹ
xảo học được hoặc sẳn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng
như sựsẳn sàng vềđộng cơ, xã hội và khảnăng vận dụng các cách giải quyết vấn đề
một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt”. [31]
Trong từđiển Hán Việt của tác giảNguyễn Lân, coi năng lực là “khả năng đảm
nhiệm công việc và thực hiện tốt cơng việc đó nhờ có phẩm chất đạo đức và trình
độ chun mơn”.[1]
Các định nghĩa đều cho rằng năng lực là khả năng thức hiện cơng việc cụ thể
nào đó, được hình thành từ kiến thức, kỹ năng và giá trị (ý chí, hướng thú, đơng
cơ…)
Như vậy, có thể hiểunăng lực là khả năng của cá nhân có thể giải quyết thành
cơng một cơng việc nào đó trong một hồn cảnh cụ thể, năng lực là kết quả của sự
tổng hòa của kiến thức, kỹ năng và giá trị.

12


1.1.2. Năng lực học sinh

1.1.2.1. Khái niệm
Theo F.E. Weinert cho rằng: “Năng lực của học sinh là sự kết hợp hợp lý kiến
thức, kỹnăng và sự sẵn sàng tham gia đểcá nhân hành động có trách nhiệmvà biết
phê phán tích cực hướng tới giải pháp cho các vấn đề”.[31]
Theo Nguyễn ThịMinh Phương: “NL cần đạt của HS THPT là tổ hợpnhiều
khảnăng và giá trịđược cá nhân thểhiện thông qua các hoạt động có kết quả”.
[2]
Theo tác giả Lương Việt Thái thì: “Năng lực cần đạt của học sinh phổ thơng
là tổ hợp nhiều khả năng và giá trị cơ bản được cá nhân thể hiện thơng qua các
hoạt động có kết quả”. [3]
Theo đó, ta có thể xem năng lực học sinh làkhả năng làm chủ những hệ thống
kiến thức, kỹ năng, thái dộ... phù hợp với lứa tuổi và vận hành (kết nối) chúng một
cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những
vấn đề đặt ra cho chính các em trong cuộc sống.
1.1.2.2. Hệ thống năng lực học sinh
Để xác định hệ thống năng lực chung cho CTGD một quốc gia, cần dựa vào ba
yếu tố cơ bản sau đây: [4]
Thứ nhất: yêu cầu phát triển của đất nước trong một giai đoạn cụ thể, nhất là
yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và đào tạo một thế hệ công dân đáp ứng được
những thách thức của tương lai.
Thứ hai: thực trạng năng lực của HSPT nói riêng và của người lao động nói
chung của một đất nước.
Thứ ba: xu thế quốc tế về phát triển năng lực cho HS trong nhà trường phổ
thông nhằm đáp ứng thị trường lao động.
Mặc dù cùng xuất phát từ các yếu tố trên, nhưng việc xác định hệ thống năng
lực chung cho CTGDPT mỗi nước lại hết sức đa dạng, phong phú. Mỗi nước có thể
có thêm những năng lực đặc thù và số lượng năng lực chung cũng khác nhau, nhưng
nhìn chung đều tập trung vào 8 năng lực sau đây:
1.Tư duy phê phán, tư duy logic


13


2.Giao tiếp, làm chủ ngơn ngữ
3.Tính tốn, ứng dụng số
4.Đọc-viết (literacy)
5.Làm việc nhóm - quan hệ với người khác
6.Cơng nghệ thông tin- truyền thông (ICT)
7.Sáng tạo, tự chủ
8.Giải quyết vấn đề
Trong dự thảo chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể (2018) của Việt Nam
đã xác định cần hình thành và phát triển cho HS các năng lực chungvà năng lực
chuyên môn chủ yếu sau đây:[28]
1.Năng lực tự chủ và tự học;
2.Năng lực giao tiếp và hợp tác;
3.Năng lực sáng tạo và giải quyết vấn đề;
4.Năng lực ngôn ngữ;
5.Năng lực tính tốn;
6.Năng lực tin học;
7.Năng lực thẩm mỹ;
8.Năng lực thể chất;
9.Năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội;
10.Năng lực cơng nghệ.
Việc phân loại năng lực của từng nướccó thể khác nhau, tuy nhiênnhìn chung
trong thiết kế CTGD theo hướng tiếp cận năng lực bao gồm 2 loại năng lực sau:
năng lực chungvà năng lực chuyên môn, hay năng lực chuyên biệt.
Năng lực chung là năng lực cơ bản, thiết yếu để con người có thể sống và làm việc
bình thường trong xã hội. Năng lực này được hình thành và phát triển do nhiều môn
học, liên quan đến nhiều môn học.
Năng lực chuyên môn, hay năng lựcchuyên biệt là năng lực riêng được hình thành

và phát triển do một lĩnh vực/mơn học cụ thểnào đó, do đặc điểm của mơn học đó.
Ngồi ra, người ta cịngọi là Năng lực đặc thù hay năng lực môn học cụ thể để phân
biệt với năng lực xuyên CT- năng lực chung.

14


1.1.3.Năng lực tự học
1.1.3.1. Khái niệm năng lực tự học
ĐểHS có thểtựhọc và học suốt đời cầnphải hình thành và phát triểnở người
học năng lực tự học. Chỉ khi có được năng lực tự học, người học mới tự mình tiến
hành việc học tập một cách tự chủ, độc lập, sáng tạo như đòi hỏi của giáo dục đào
tạo ngày nay.
Năng lực tựhọc, tựnghiên cứu tạo cho người học một sựtựtin, sựsẵn sàng
vềtâm líđểtựmình tìm kiếm vàtiếp nhậntri thức khoa học.Đểcó thểphát triển năng
lực tựhọc trước hết người học phải định hướng được nhu cầu học tập của mình; ý
thức được yêu cầu của xã hội, cộng đồng đối với việc học tập. Từ đó người học sẽ
phấn đấu thỏa mãn nhu cầu nhận thức bằng thái độ nghiêm túc học tập [6].
Nguyễn Cảnh Toàn quan niệm: “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử
dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp,…) và có khi cả cơ
bắp (khi phải sử dụng cơng cụ), cùng các phẩm chất của mình rồi cả động cơ, tình
cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan (như tính trung thực, khách quan, ý chí tiến
thủ, khơng ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lịng say mê khoa học,…) để chiếm
lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó”. [12]
Theo tác giả Lê Cơng Triêm: “tự học là khả năng tự mình tìm tịi, nhận thức
và vận dụng kiến thức vào tình huống mới hoặc tương tự với chất lượng cao”. [5]
Như vậy, năng lực tự học được hiểu là khả năng tự mình tìm kiếm, thu thập
thơng và vận dụng kiến thức vào tình huống cụ thể để giải quyết có hiệu quả các
vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, mang đến sự phát triển cho bản thân
người học.

1.1.3.2. Các năng lực thành tố của năng lực tự học
Có thể thấy để hình thành và phát triển NLTH thì bản thân người học cần phải
có các năng lực thành tố sau:
*Năng xây dựng kế hoạch tự học (TA)
Mọi việc sẽ dễ dàng hơn nếu người học xác định được mục tiêu, nội dung và
phương pháp học. Muốn vậy, người học phải xây dựng được kế hoạch học tập. Trên
cơ sở bộ khung đã được thiết lập đó, người học có thể tiếp cận và chiếm lĩnh tri

15


thức một cách dễ dàng. Trong quá trình lập kế hoạch người học phải chú ý một số
điểm sau:
Thứ nhất, người học phải xác định tính hướng đích của kếhoạch. Đó có thểlà
kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, thậm chí kế hoạch cho từng môn, từng phần. Kếhoạch
phải được tạo lập thật rõ ràng, nhất quán cho từng thời điểm, từng giai đoạn cụ thể
sao cho phù hợp với điều kiện, hồn cảnh của mình.
Thứ hai, khi lập kếhoạch, người học phải chọn đúng trọng tâm, cần xác
địnhđược cái gì là quan trọng để ưu tiên tác động trực tiếp và dành thời gian cơng
sức cho nó.
*Năng lực nhận biết, tìm tịi và phát hiện vấn đề (TB)
Năng lực này địi hỏi người học phải nhận biết, hiểu, phân tích, tổng hợp, so
sánh sự vật hiện tượng được tiếp xúc; suy xét từ nhiều góc độ, có hệ thống trên cơ
sở những lí luận và hiểu biết đã có của mình; phát hiện ra các khó khăn, mâu thuẫn
xung đột, các điểm chưa hoàn chỉnh cần giải quyết, bổ sung, các bế tắc, nghịch lí
cần phải khơi thơng, khám phá, làm sáng rõ…
*Năng lực giải quyết vấn đề (TC)
Bao gồm khả năng trình bày giả thuyết; xác định cách thức giải quyết và lập
kế hoạch giải quyết vấn đề; khảo sát các khía cạnh, tiếp nhận và xử lí thơng tin; đề
xuất các giải pháp, kiến nghị các kết luận. Kỹ thuật giải quyết vấn đề vừa là công cụ

nhận thức đồng thời là mục tiêu của việc dạy cho người học phương pháp tự học.
* Năng lực nghe giảng và ghi chép (TD)
Khi học tập trên lớp, HS phải biết vận dụng nhiều thao tác như nghe giảng, ghi
chép, suy nghĩ, trả lời câu hỏi, trao đổi, thảo luận, hoạt động nhóm…Phát triển được
năng lực này sẽ giúp HS học tập hiệu quả hơn, linh hoạt hơn trong tư duy, giáo dục
ý thức tự giác, kiên nhẫn và khả năng tư duy nhanh. Để việc lắng nghe có hiệu quả,
HS phải luôn chú ý đến hoạt động của GV, phải theo sát các mục mà GV ghi trên
bảng và kết hợp với SGK, trước khi nghe phải tìm hiểu qua nội dung (tên chủ đề,
các câu hỏi, các nguồn tài liệu) chuẩn bị các công cụ ghi chép. Tốc độ nói sẽ nhanh
hơn tốc độ ghi nên GV cần hướng dẫn HS cách ghi chép cho phù hợp, vừa ghi chép
vừa suy nghĩ về vấn đề. Một số kỹ năng trong ghi chép như ghi thành các mục để dễ
16


theo dõi, ghi những ý chính, ghi theo ý hiểu, dùng các chữ viết tắt và kí hiệu quy
ước một cách nhất quán, có những nội dung có thể khái quát bằng sơ đồ.
*Năng lực làm việc nhóm ( TE)
Việc hoạt động nhóm dựa vào tính độc lập, tích cực của các thành viên trong
nhóm. Mục tiêu học tập được cấu trúc sao cho mọi thành viên quan tâm tới kết quả
chung của tồn nhóm cũng như của mỗi cá nhân.
Trong mỗi nhóm phải có sự phân cơng nhiệm vụ rõ ràng, trách nhiệm cá nhân
của mỗi thành viên được xác định cụ thể khi giao nhiệm vụ và khi đánh giá kết quả.
Mỗi thành viên trong nhóm phải tự lực tham gia các hoạt động, tích cực, chủ
động tìm kiếm, thu thập và xử lí thơng tin để giải quyết các nhiệm vụ học tập của
mình và kết hợp với các thành viên trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ chung của
nhóm. Do đó, trong q trình hoạt động nhóm các thành viên phải có trách nhiệm
giúp đỡ, động viên lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ chung.
Trong quá trình hoạt động nhóm HS học được những kỹ năng hợp tác: cùng
nhau hợp tác trong công việc, kỹ năng giao tiếp, giải quyết các mâu thuẫn hoặc bất
đồng phát sinh trong nhóm làm cho nhóm thành một tập thể thống nhất.

*Năng lực vận dụng kiến thức trong học tập vào thực tiễn (TF)
Sau khi thu nhận kiến thức, người học có thêm những tri thức mới, tuy nhiên
nếu khơng được sử dụng thì những tri thức đó sẽ bị lãng quên hoặc mai một. Vì thế,
việc vận dụng tri thức vào thực tiễn vừa là mục đích tự thân của việc học, vừa là
quá trình bổ sung, mở rộng, đào sâu, làm giàu tri thức cá nhân. Vận dụng tri thức
vào thực tiễn bao gồm cả việc vận dụng kiến thức đã có để giải quyết các vấn đề
thuộc về nhận thức. Đồng thời cũng sẽ vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn
sản xuất đời sống, sinh hoạt hàng ngày.
*Năng lực tự kiểm tra,đánh giá và điều chỉnh việc học (TG)
Dạy học đềcao vai trò chủđộngcủa HS, tạo điều kiệnđể HStựđánh giá, nhờđó
HS có thểbiết được mặt mạnh, yếu của bản thân, khắc phục những nhược điểm yếu
kém của mình từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc tự học.Năng lựctựđánh
giá vàđiều chỉnh việc học rất quan trọng và cần thiết đối với mỗi HS. Khi có năng

17


lực tựđiều chỉnh việc học, HS có thểtựđiều chỉnh việc học của mình và tiến hành
hoạt động tựhọc một cách thành thạo, chủđộng, tựgiác cao trong quá trình tự học.
1.1.3.3. Các biểu hiện của năng lực tự học
Theo tác giả Candy, NLTH gồm 12 biểu hiện, chia thành hai nhóm để xác
định nhóm yếu tố nào sẽ chịu tác động mạnh từ môi trường học tập. Theo ông, các
biểu hiện của NLTH được trình bày theo sơ đồ sau:[29]
NLTH
TÍNH CÁCH

PHƯƠNG PHÁP

1. Tính kỹ luật;


1. Có kỹ năng tìm kiếm
và thu hồi thơng tin;

2. Tư duy phân tích;
3. Có khả năng tự điều
chỉnh;
4. Ham hiểu biết;
5. Linh hoạt;
6. Có năng lực giao tiếp
xã hội;
7. Mạo hiểm, sáng tạo;
8. Tự tin, tích cực;
9.Có khả năng tự học.

2. Có kiến thức để thực
hiện các hoạt động
học tập;
3. Có năng lực đánh

giá, kỹ năng xử lý
thông tin và giải
quyết vấn đề.

Sơ đồ 1.1. Biểu hiện NLTH theo Candy
Nhóm đặc điểm bên ngồi (phương pháp học) chứa đựng các kỹ nănghọc tập
cầnphải có của người học, chủ yếu được hình thành và phát triển trong q trình
học, do đó phương pháp dạy của GV sẽ có tác động rất lớn đến phương pháp học
của học sinh, tạo điều kiện để hình thành, phát triển và duy trì NLTH.
Nhóm đặc điểm bên trong (tính cách) được hình thành và phát triển chủyếu thơng
quacác hoạt động sống, trải nghiệm của bản thân và bị chi phối bởi yếu tố tâm lý.

Chính vì điều đó mà GV nên tạo môi trường để HS được thử nghiệm và kiểm chứng
bản thân, đôi khi chỉ cần phản ứng đúng sai trong nhận thức hoặc nhận được lời động
viên, khích lệ cũng tạo ra được động lực để người học phấn đấu, cố gắng tự học.

Mặt khác, theo tác giả Taylor khi nghiên cứu về vấn đề tự học của HS trong
trường phổ thông đã xác định người tự học là người có động cơ học tập và bền bỉ,
có tính độc lập, kỉ luật, tự tin và biết định hướng mục tiêu, có kỹ năng hoạt động

18


phù hợp. Tác giả đã phân tích có ba yếu tố cơ bản của người tự học đó là thái độ,
tính cách và kỹ năng. Theo ơng NLTH có những biểu hiện sau:[30]

NGƯỜI CĨ
NLTH
THÁI
ĐỘ

TÍNH
CÁCH

1. Chịu trách nhiệm
với việc học của
bảnthân;

1. Có động cơ học
tập;
2.Chủ động thể
hiện kết quả học

tập;
3. Độc lập;
4.Có Tính kỹ luật;
5.Tự tin;
6.Hoạt động có
mục đích;
7.Thích học;
8.Tị mị ở mức độ
cao;
9.Kiên nhẫn.

2. Dám đối mặt với
những thách thức;
3. Mong muốn
được thay đổi;
4. Mong muốn
được học.

KỸ NĂNG

1. Có kỹ năng thực
hiện các hoạt động
của học tập;
2. Có kỹ năng quản
lýthời gian học tập;
3. Lập kế hoạch.

Sơ đồ 1.2.Biểu hiện NLTH theo Taylor
Theo chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể được Bộ Giáo dục và Đào tạo
đã công bố vào năm 2017, xác định hệ thống năng lực học sinh phổ thơng bao gồm

10 năng lực, đó là: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội,
năng lực công nghệ, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ,
năng lực tin học, năng lực thẩm mỹ, năng lực tính tốn, năng lực thể chất, năng lực
giao tiếp và hợp tác. Trong đó, đã chỉ ra biểu hiện của năng lực tự chủ và tự học cấp
THPT như sau: [7]

19


Bảng 1.1. Biểu hiện NLTH cấp THPT theo Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năng lực
tự học
Tự học tự

Biểu hiện
- Xác định nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đã đạt được; đặt

hoàn thiện.

mục tiêu học tập chi tiết, khắc phục những mặt còn hạn chế
- Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; hình thành cách
học tập riêng của bản thân; tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được
nguồn tài liệu phù hợp với các mục đích, nhiệm vụ học tập khác
nhau; ghi chép thông tin bằng các hình thức phù hợp, thuận lợi
cho việc ghi nhớ, sử dụng, bổ sung khi cần thiết.
- Tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân
trong quá trình học tập; suy ngẫm cách học của mình, rút kinh
nghiệm để có thể vận dụng vào các tình huống khác.
- Thường xuyên tu dưỡng theo mục tiêu phấn đấu cá nhân và các
giá trị cơng dân.


Đề có thể phát triển và đánh giá được NLTH của học sinh qua dạy học, chúng
ta có thể cụ thể hóa các biểu hiện của NLTH qua từng năng lực thành tố như sau:
Bảng 1.2. Biểu hiện của NLTH
NL thành tố

Biểu hiện
TA1. Xác định mục tiêu TH

TA. Năng lực xây dựng kế hoạch tự TA2. Đề xuất phương án TH
học

TA3. Xây dựng tiến trình TH
TA4. Lập bảng biểu TH
TB1. Quan sát tình huống thực tiễn
TB2. Đọc sách, tài liệu, tìm kiếm thơng tin

TB. Năng lực nhận biết tìm tịi và

trên Internet

phát hiện vấn đề

TB3. Phát hiện tìm ra bản chất vấn đề
TC1. Phân tích thơng tin vấn đề
20


TC2. Đề xuất phương án giải quyết vấn đề
TC. Năng lực giải quyết vấn đề


TC3. Trình bày cách giải quyết vấn đề

TD. Năng lực nghe giảng và ghi

TD1.Sự tập trung chú ý khi nghe giảng

chép

TD2. Đặt câu hỏi cho GV những vấn đề
chưa hiểu hoặc phát hiện ra chỗ sai trong
trường hợp GV bị nhầm lẫn khi dạy.
TD3. Cách ghi chép bài học
TE1. Sự tham gia làm việc nhóm
TE2. Góp ý kiến thảo luận

TE. Năng lực làm việc theo nhóm

TE3. Thực hiện nhiệm vụ các nhân

TF. Năng lực vận dụng kiến thức

TF1. Sử dụng kiến thức vật lí để thực hiện

vào thực tiễn

các nhiệm vụ học tập
TF2. Vận dụng kiến thức vật lí vào các
trường hợp thực tiễn
TG1. Tái hiện những kiến thức đã học


TG. Năng lực tự kiểm tra, đánh giá

TG2. Đưa ra các vấn đề và tự giải chúng

và tự điều chỉnh

TG.3. Rút kinh nghiệm và tự điều chỉnh

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tựhọc
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của NLTH của
HS, trong đó có thể kể đến như:
- Động cơ và hứng thú học tập:Khi HS chưa có được động cơ và hứng thú học
tập chắc chắn rằng HS sẽ lười biếng. Do đó, hoạt động tự học khơng thể diễn ra và
nếu có diễn ra thì cũng khơng thật sự có hiệu quả.
- Vốn tri thức của bản thân: Chưa tích lũy được nhiều vốn kiến thức cho bản
thân nên việc tự học, tự rèn luyện có nhiều hạn chế.
-Nănglựctư duy:NL tư duy của HS hiện naycó nhiều hạn chếbởi nhiều yếu
tốkhách quan lẫn chủquan như chương trình học dài với lượng kiến thức lớn, kiểm
tra và thi cử nặng về tái hiện kiến thức…
21


- Phương pháp tự học: Chưa xác định được phương pháp tự học đúng đắn,
khoa học.
- Phương pháp dạyhọc: Hiệnnay, mặc dù đã có sựđổi mới trong phương pháp
dạy học, phần lớn GV đã áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại, tuy nhiên vẫn
có những GV chưa thật sự chú trọng đến việc khuyến khích HS tự học, tựrèn luyện
để nâng cao vốn tri thức cho mình.
-Phương tiệnvà tài liệu học tập: Hiện nay phương tiện và tài liệu đểhọc sinh

thực hiệnviệc tựhọc là khá phong phú và đa dạng. Đó làđiều kiệntốtđểHS thực hiện
việc tự học một các có hiệu quả.
1.1.5. Hệ thống kỹ năng tự học vật lí
Q trình tự học mơn vật lí khơng thể thiếu những kỹ năng sau: [8]
+ Kỹ năng nghe giảng kết hợp với ghi bài.
Đây là một kỹ năng quan trọng và phổ biến đối với hoạt động tự học nói
chung và đặc biệt là đối với hoạt động tự học Vật lý nói riêng. Bởi lẽ các bài giảng
của mơn Lý thường có nội dung mạch lạc,logic và chặt chẽ. Vì vậy học sinhcần tập
trung nghe giảng để nắm được logic của bài củng như các bước chuyển tiếp và cách
giải quyết vấn đề, bên cạnh đó học sinh nắm được bản chất sự vật, hiện tượng và ý
nghĩa vật lý của đại lượng vật lý nào đó.Từ đó, HS ghi chép lại các dung đó vào vở
và có thể ghi theo cách hiểu của mình. Nhờ đó mà ngay sau giờ học, HS có thể nắm
được nội dung của bài và hơn nữa khi tiến hành học bài ở nhà thì vở ghi sẽ là tài
liệu học tập rất tốt cho HS góp phần nâng cao hiệu quả học tập.
+ Kỹ năng đọc sách.
Đặc biệt trong môn lý, kỷ năng đọc sách là một kỹ năng phổ biến của học sinh
PT. SGK là tài liệu chính thống và cơ bản, tất cả nội dung đều được trình bày rõ
ràng tỉ mỉ và có hệ thống. Vì vậy trước mỗi buổi lên lớp HS có thể đọc 1-2 lượt bài
học trong SGK để biết được vấn đề sẽ được nghiên cứu trong giờ giảng tới từ đócác
em có thể dễ dàng tiếp thu kiến thức mới nâng cao chất lượng giờ học.
+ Kỹ năng thực hành.

22


×