Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Sử dụng phần mềm Địa cầu ảo (Google Earth) trong thiết kế một số bài dạy học địa lí lớp 11 Trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.2 MB, 91 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN XUÂN CHUNG

SỬ DUNG PHẦN MỀM ĐỊA CẦU ẢO (GOOGLE EARTH)
TRONG THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI GIẢNG ĐỊA LÍ LỚP 11
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Thái Nguyên, năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN XUÂN CHUNG

SỬ DUNG PHẦN MỀM ĐỊA CẦU ẢO (GOOGLE EARTH)
TRONG THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI GIẢNG ĐỊA LÍ LỚP 11
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Sư phạm Địa lí

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS ĐỖ VŨ SƠN

Thái Nguyên, năm 2018



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu
Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm Khoa Địa lí, các thầy
cô giáo đã hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại
khoa cũng như trong quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận này.
Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS Đỗ Vũ Sơn – người đã
tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn
thành khóa luận này.
Đề tài được thực hiện trong thời gian không dài, mặc dù đã rất cố gắng
nhưng cũng không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình làm đề tài, em rất
mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp, đánh giá của thầy cô để đề tài
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Sinh viên

Trần Xuân Chung

i


MỤC LỤC
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHẦN MỀM ĐỊA CẦU ẢO (GOOGLE
EARTH) TRONG THIẾT KẾ BÀI DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO ĐỊNH
HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC......................................................................................13
1.1. Cơ sở lý luận............................................................................................................13

ii



DANH MỤC BẢNG

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHẦN MỀM ĐỊA CẦU ẢO (GOOGLE
EARTH) TRONG THIẾT KẾ BÀI DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO ĐỊNH
HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 13
1.1. Cơ sở lý luận 13

iii


DANH MỤC HÌNH

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHẦN MỀM ĐỊA CẦU ẢO (GOOGLE
EARTH) TRONG THIẾT KẾ BÀI DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO ĐỊNH
HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 13
1.1. Cơ sở lý luận 13

3.5.1. Chọn trường thực nghiệm 69
3.5.2. Chọn lớp thực nghiệm 69

iv


CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Viết đầy đủ


1

CNTT

Công nghệ thông tin

2

GD

Giáo dục

3

GV

Giáo viên

4

HS

Học sinh

5

HTTCDH

Hình thức tổ chức dạy học


6

PPDH

Phương pháp dạy học

7

THPT

Trung học phổ thông

8

GD

Giáo dục

v


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Quá trình toàn cầu hóa về các lĩnh vực đang diễn ra mạnh mẽ. Hội
nhập quốc tế cách mạng khoa học công nghệ, cách mạng thông tin truyền
thông, nền kinh tế tri thức,… đã tạo ra cơ hội cho nền giáo dục Việt Nam
tiếp cận các xu thế mới, mô hình giáo dục, chương trình giáo dục tiên tiến, hiện
đại và tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để phát triển giáo dục.
Đổi mới phương pháp dạy học ở trường Trung học phổ thông (THPT) là

vấn đề thời sự, vừa cấp bách, vừa cơ bản đối với sự nghiệp giáo dục ở nước ta
trong giai đoạn hiện nay. Yêu cầu đổi mới là cần đề cao vai trò của người học,
chống lại thói quen học tập thụ động, bồi dưỡng năng lực tự học giúp cho người
học có khả năng học tập suốt đời hay nói cách khác là đòi hỏi người thầy phải áp
dụng các phương pháp dạy học mới theo hướng tích cực phù hợp với thực tiễn.
Đứng trước yêu cầu đó, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Công nghệ thông
tin (CNTT), đặc biệt là Internet đã làm xuất hiện nhiều phương pháp dạy học
mới như dạy học từ xa, dạy học tương tác qua máy vi tính,... CNTT hiện nay đã
đáp ứng được yêu cầu của việc dạy và học, việc ứng dụng CNTT trên thực tế
cũng đã đem lại kết quả đáng kể và những chuyển biến lớn trong dạy học, góp
phần nâng cao chất lượng dạy và học các bộ môn văn hoá, CNTT với ưu thế đặc
biệt chẳng những đã có tác dụng thiết thực nâng cao chất lượng, hiệu quả giờ lên
lớp của giáo viên (GV) mà còn đang được đẩy mạnh làm khâu đột phá để đổi
mới phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của học sinh (HS).
Theo xu hướng phát triển của công nghệ, nhiều phương tiện trực quan
mới đã ra đời và có khả năng ứng dụng hiệu quả trong các lĩnh vực có liên quan
đến yếu tố không gian, trong đó có phần mềm Google Earth. Phần mềm Google
Earth là sản phẩm công nghệ cao, phổ thông, nguồn mở, kỹ thuật sử dụng đơn
giản, được cung cấp miễn phí bởi Google Earth. Sản phẩm đã được ứng dụng
rộng rãi tại nhiều nước tiên tiến trên thế giới. Có thể chia sẻ thông tin giữa các
1


nhóm người/người được thuận lợi và nhanh chóng. Ứng dụng trong việc khảo
sát, xác định chính xác toạ độ, xác định sơ bộ cao độ, đo chiều dài, đo diện tích,
tham quan du lịch... Tập huấn trong thời gian ngắn là có thể sử dụng thành thạo
chương trình. Có thể nói, Google Earth đã mang lại một hình thức tìm kiếm
thông tin mới, giúp khám phá và hiểu hơn về Trái Đất mà tiết kiệm được chi phí
và thời gian đi lại, chỉ cần có điện thoại hoặc máy tính kết nối internet.

Địa lí là một môn khoa học có phạm trù rộng lớn và có tính thực nghiệm,
cần liên hệ thực tế và có tính thời sự rất cao. Nên cần những hình ảnh thực tế để
HS có cái nhìn cụ thể về vấn đề đang học và lựa chọn Google Earth là một công
cụ hữu hiệu.
Với những lý do trên tác giả chọn “Sử dụng phần mềm Địa cầu ảo
(Google Earth) trong thiết kế một số bài dạy học địa lí lớp 11 Trung học phổ
thông theo định hướng phát triển năng lực” làm đề tài tốt nghiệp.
2. Lịch sử phát triển Google Earth và quá trình nghiên cứu, ứng dụng Google
Earth trong dạy học
2.1. Lịch sử phát triển Google Earth
Tháng 6/2005, phần mềm Google Earth, phiên bản vệ tinh bản đồ trái đất
được Google cho ra mắt.
Google Earth là một chương trình một phần mềm mô phỏng quả địa cầu
có tên gọi gốc là Earth Viewer vẽ bản đồ Trái đất là một quả địa cầu ảo 3D, trên
đó là những hình ảnh địa lí được lấy từ ảnh vệ tinh, các ảnh chụp trên không và
từ hệ thống thông tin địa lí GIS.
Google thể hiện một cách tổng quan về các khu vực trên Trái đất, mô
phỏng địa hình theo hình ảnh không gian đa chiều bằng cách kết hợp tổng thể
các ảnh viễn thám (phản xạ ánh sáng đa sắc (ánh mặt trời).Có thể lưu dấu vị trí,
hình dạng và toàn bộ thư mục và nội dung của thư mục vào ổ cứng máy tính .
Tệp hoặc thư mục dấu vị trí được lưu dưới dạng tệp đơn lẻ trong định dạng
KML hay KMZ mà chúng ta có thể mở bất kỳ lúc nào trong Google Earth.
Nhằm đa dạng hoá loại hình thông tin tìm kiếm, năm 2004 Google đã
mua lại phần mềm địa cầu ảo nổi tiếng là Keyhole để kết hợp nó với những tính
2


năng của Google Maps. Đến năm 2005, sản phẩm này được đổi tên thành
Google Earth và chạy được trên các hệ điều hành Linux, MAC OS và MS
Windows. Hiện nay có sẵn cho thiết bị Android và iOS.

Google Earth cung cấp khả năng tìm kiếm và khả năng để định vị, zoom,
xoay, nghiêng xem Trái đất. Nó cũng cung cấp các công cụ cho việc tạo dữ liệu
mới và một bộ các lớp dữ liệu, như núi lửa và địa hình mà có sẵn trong Google
Earth và hiển thị thông tin dữ liệu ra giao diện màn hình của Google Earth.
Google Earth sử dụng dữ liệu độ cao chủ yếu từ Mission Shuttle Radar
địa hình của NASA (SRTM) để cung cấp một lớp địa hình, có thể hình dung ra
cảnh quan trong 3D. Đối với một số địa điểm, như hầu hết các phần phía tây của
Hoa Kỳ, các dữ liệu địa hình được cung cấp với độ phân giải cao.
Google Earth không phải là một hệ thống thông tin địa lí (GIS) với khả
năng phân tích sâu rộng của ArcGIS hoặc MapInfo, nhưng là dễ dàng hơn để sử
dụng hơn so với các gói phần mềm khác [Theo wikipedia].
2.2. Quá trình nghiên cứu, ứng dụng Google Earth trong dạy học
2.2.1. Trên thế giới
Theo tài liệu từ trang web thenextweb.com về vấn đề ứng dụng Google
Earth vào dạy học thì trên thế giới khoa học, toán học, địa lí và lịch sử chỉ là một
vài trong số các môn học mà Google Earth có thể được sử dụng như một công
cụ giảng dạy hiệu quả. Google Earth là một công cụ mang lại cho các bài học
địa lí một cấp độ hoàn toàn mới bằng cách cung cấp trải nghiệm tương tác sâu
sắc cho HS. Đó là một ứng dụng cung cấp cho HS kinh nghiệm học tập phong
phú hơn và tài liệu tham khảo tốt hơn.
Google Earth có thể được sử dụng để khuyến khích HS tìm ra những thứ
như Volcanos, và một số GV đã tạo ra một trò chơi giống như người thợ săn
ngoài việc nghiên cứu các địa điểm. Loại dự án này có HS điều tra các địa điểm
của các núi lửa khác nhau và sau đó cho phép họ áp dụng thông tin bằng cách
khám phá và đánh dấu bằng cách sử dụng Google Earth. GV có thể kiểm tra
Chương trình núi lửa Toàn cầu để truy cập vào các dấu vị trí của Google Earth

3



Tại EarthAt Dominion University, sinh viên tạo tài liệu giảng dạy bằng
Google Earth và Google Sketch-up bằng cách đưa ra một loạt các tệp KML chỉ
vào các tấm kiến tạo, thung lũng núi, núi lửa... Các sinh viên đã sử dụng Google
Earth như một công cụ để trình bày các đại diện của động đất và dự báo các cơn
dư chấn. Dự án khoa học Google Earth của trường đã nhận được tài trợ từ Quỹ
Khoa học Quốc gia.
Các trường trung học / tiểu học đã sử dụng Google Earth để dạy HS về vĩ
độ và kinh độ bằng cách yêu cầu HS ghi lại tọa độ của các địa điểm. Tạo kế
hoạch bài học phong phú về phương tiện sử dụng video và Wikipedia. Trên một
bài đăng tại Random Connection đã chỉ ra quá trình làm thế nào Google Earth
có thể được sử dụng để tạo ra các bài học tương tác cho HS. Bài báo đưa độc giả
qua các bước sử dụng dấu vị trí, bảng phân tích Wikipedia và trình tạo vòng tròn
KML để tìm và đánh dấu nghiên cứu trên bản đồ. Ngoài ra, đề cập đến video
YouTube, Vimeo và TeacherTube có thể được đặt trong dấu vị trí của Google
Earth như thế nào. Các GV có thể sử dụng các bước này để tạo các chuyến tham
quan và bài học ảo tương tác cho HS. Và HS có thể đi đến các dấu vị trí khác
nhau và xem các video có liên quan về vị trí .
Như vậy trên thế giới, việc ứng dụng Google Earth vào dạy học, nhất là
dạy học địa lí đã trở nên khá phổ biến và đem lại nhiều hiệu quả giáo dục.
2.2.2. Ở Việt Nam
Trong dạy học ở Việt Nam, việc ứng dụng Google Earth vẫn còn khá hạn
chế, mới chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm, thu phóng và hiển thị các đối tượng trên
phần mềm. Tiêu biểu hơn cả là nghiên cứu “Sử dụng phần mềm Google Earth
trong thiết kế bản đồ dạy học Lịch sử và Địa lí” của tác giả Lê Thiên Nhiên
được đăng tải trên Tạp chí Thiết bị Giáo dục số 49/9-2009. Tác giả khẳng định
việc soạn bài giảng điện tử trong giảng dạy Lịch sử là rất khó khăn và tốn kém
thời gian nhất là thiết kế và sử dụng hiệu quả bản đồ Lịch sử. Google Earth được
đánh giá là đơn giản nhưng hiệu quả cao trong việc thiết kế các dạng bản đồ
trong dạy học Lịch sử, Địa lí cũng như việc tạo các bản đồ câm trong việc kiểm
tra, đánh giá HS.

4


Năm 2015, thầy giáo Lê Văn Trung của trường THCS Tiên Lục (Lạng
Giang - Bắc Giang) đã nghiên cứu và đưa ra sáng kiến kinh nghiệm “Phương
pháp sử dụng sản phẩm ứng dụng Google Earth trong công tác dạy học địa lí”.
Qua thực nghiệm giảng dạy, tác giả thấy rằng giờ học địa lí đã có sự thay đổi đáng
kể, HS lĩnh hội kiến thức nhanh, tiếp nhận thông tin địa lí nhẹ nhàng hơn, học tập
chủ động, sáng tạo không nặng nề và yêu thích, chú tâm vào bộ môn hơn.
Năm 2016, tác giả Nguyễn Thị Lệ Hằng đã tiến hành nghiên cứu “Sử
dụng Google Earth trong dạy học môn địa lí ở trường THCS” và đã đề xuất
được một số hướng khai thác hiệu quả phần mềm Google Earth nhằm hỗ trợ cho
việc dạy học địa lí ở trường THCS.
Gần đây nhất, PGS.TS Đỗ Vũ Sơn – Giảng viên trường ĐHSP Thái
Nguyên đã có những nghiên cứu trong việc “Trải nghiệm sáng tạo Địa lí bằng
Địa cầu ảo 3D Google Earth” và đưa ra được các hoạt động trải nghiệm trên
Google Earth mà giáo viên có thể tự thiết kế như:
- Tổ chức tham quan, tìm hiểu địa phương qua du lịch ảo bằng Google Earth
- Tìm hiểu sự vận động của lớp vỏ Trái Đất qua các thời kì (Thuyết Kiến
tạo mảng)
- Tìm hiểu các châu lục trên Trái Đất
- Tổ chức du lịch ảo các thành phố lớn, các địa danh nổi tiếng trên thế giới
- Tìm hiểu văn hóa các dân tộc trên Thế giới.
Như vậy, có thể thấy rằng: việc ứng dụng Google Earth trong việc dạy học
Địa lí đã có hiệu quả nhất định, tuy phần lớn mới chỉ khai thác đến các chức
năng cơ bản. Các nghiên cứu vẫn chưa khai thác được hết các tính năng vượt
trội của phần mềm như chức năng 3D, chức năng mô hình hóa, chức năng hiển
thị dữ liệu đa thời gian, … Trong khi đó, các chức năng này có thể đem lại nhiều
thế mạnh trong việc hỗ trợ dạy học theo hướng trực quan sinh động. Do vậy,
việc đề xuất các hướng khai thác mới trong Google Earth vẫn còn là chủ đề cần

tiếp tục được nghiên cứu.

5


3. Mục đích nghiên cứu
Nhằm giúp người học thấy được tầm quan trọng, tính tất yếu, tính hiệu
quả của việc kết hợp dạy học trên lớp và ứng dụng công nghệ thông tin đối với
quá trình học tập, dạy học môn Địa lí cho đối tượng học sinh THPT. Đồng thời
đưa ra được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả học tập và hình thành cho các
em các năng lực tư duy, năng lực chủ động, năng lực sáng tạo trong tập trên lớp
và được trải nghiệm những ứng dụng của tin học ngay trong quá trình dạy và
học địa lí nói chung và địa lí 11 nói riêng ở trường THPT.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
1) Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc ứng dụng phần mềm
Google Earth trong dạy học môn Địa lí lớp 11 THPT.
2) Thiết kế quy trình ứng dụng Google Earth trong dạy học địa lí; thiết kế
một số giáo án địa lí 11 ứng dụng Google Earth;
3) Triển khai dạy học thực nghiệm tại một số trường THPT và đánh giá
kết quả thực nghiệm; khảo sát ý kiến người học, giáo viên và chuyên gia;
4) Đánh giá đề tài nghiên cứu.
5. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu quy trình và cách thức ứng dụng CNTT, cụ thể là phần mềm
Google Earth trong dạy học địa lí 11 THPT theo định hướng phát triển năng lực
cho học sinh.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Về chuyên môn: Ứng dụng phần mềm Google Earth trong dạy học môn
Địa lí lớp 11 THPT (Ban cơ bản);
- Về không gian: Một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
- Về thời gian: Năm học 2017 - 2018;

7. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu.
7.1. Quan điểm nghiên cứu
7.1.1. Quan điểm giáo dục định hướng phát triên năng lực
Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc
dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú
6


trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị
cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp.
Giáo dục định hướng năng lực nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ
thể của quá trình nhận thức. Trong quá trình học tập cần tăng cường việc học tập
trong nhóm, mối quan hệ giữa GV – HS cần thân thiện, gần gũi hơn theo hướng
cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát huy các năng lực xã hội cần thiết cho
cuộc sống. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kĩ năng riêng lẻ của từng môn
học cần bổ sung chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các
vấn đề phức hợp.
7.1.2. Quan điểm công nghệ dạy học
Quan điểm công nghệ dạy học cũng là một quan điểm chi phối đến nội
dung nghiên cứu của đề tài. Công nghệ dạy học đồng nhất với việc sử dụng vào
dạy học các phát minh, các sản phẩm công nghệ hiện địa, các phương tiên, thiết
bị hiện đại, các hệ thống kĩ thuật và phương tiện hỗ trợ để cải tiến quá trình học
tập của HS, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục. Như vậy, công nghệ dạy học coi
quá trình dạy học như một quy trình công nghệ, có mục đích rõ rang, có đầu
vào, đầu ra và có quá trình tác động. Hiện nay, công nghệ dạy học đang là một
hướng tiếp cận quan trong để đổi mới PPDH Địa lí trong nhà trường phổ thông.
GV cần vận dụng quan điểm này vào quá trình thiết kế bài giảng có ứng dụng
CNTT để dạy học Địa lí trong trương THPT theo hướng tích cực theo định
hướng phát triển năng lực người học.
7.1.3. Quan điểm hệ thống

Hệ thống là tập hợp các thành tố tạo nên một chỉnh thể toàn vẹn, tương
đối ổn định và vận động theo quy luật tổng hợp. Mỗi hệ thống bao giờ cũng có
một cấu trúc và gồm nhiều thành tố, mỗi thành tố lại có những cấu trúc nhỏ hơn.
Như vậy hệ thống nhỏ bao giờ cũng nằm trong hệ thống lớn. Mỗi thành tố của
hệ thống lại là một bộ phận độc lập, có chức năng riêng và luôn vận động theo
quy luật của toàn hệ thống. Các thành tố của hệ thống có mối quan hệ biện
chứng với nhau bằng quan hệ vật chất và quan hệ chức năng.

7


Mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại trên cơ sở của mối quan hệ với các sự
vật, hiện tượng khác. Tức là các sự vật, hiện tượng tồn tại và phát triển trong
một hệ thống. Trong giáo dục, các thành tố như mục đích, nội dung, phương
pháp, phương tiện, GV, HS và môi trường giáo dục có quan hệ mật thiết với
nhau, có cấu trúc nhất định và cùng phát triển trong một hệ thống. Nếu có sự
thay đổi thành phần này sẽ kéo theo sự thay đổi thành phần khác. Mục tiêu giáo
dục hiện nay là trang bị cho HS khả năng độc lập, sáng tạo. Do đó, nội dung dạy
học, phương pháp dạy học cũng phải thay đổi. Xu hướng thay đổi phương pháp
dạy học hiện nay là nhằm phát huy hơn nữa vai trò chủ động của người học, tìm
cách giúp cho học sinh có động cơ, thái độ và phương pháp học tập đúng đắn.
Vận dụng quan điểm hệ thống để làm nổi bật mối quan hệ giữa: Phương
pháp dạy học – CNTT – Phương tiện. Qua đó tìm ra quy trình hợp lí trong việc
sử dụng CNTT vào dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng
tạo và phát triển năng lực của học sinh trong học tập môn Địa Lí lớp 11 ở nhà
trường THPT.
7.1.4. Quan điểm tổng hợp
Trong nghiên cứu Địa lí, việc vận dụng quan điểm tổng hợp có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng, điều đó bắt nguồn từ chính đối tượng nghiên cứu của ngành
khoa học này.

Các hiện tượng địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội rất phong phú và đa dạng
chúng có quá trình hình thành, phát triển trong mối quan hệ nhiều chiều giữa
bản thân các hiện tượng đó với nhau và giữa chúngvới các hiện tượng khác.
Các đối tượng đó rất phong phú và đa dạng, chúng có mối liên hệ tác
động lẫn nhau. Vì vậy trong quá trình nghiên cứu sử dụng quan điểm tổng hợp
để thấy được mối liên hệ của nó để vận dụng trong dạy học tích hợp.
7.1.5. Quan điểm lịch sử
Các đối tượng, hiện tượng đều tồn tại và phát triển trong một thời gian
nhất định. Vì vậy cần vận dụng quan điểm này để gắn liền giữa lí luận và thực
tiễn, từ đó có cái nhìn khách quan về vấn đề nghiên cứu. Đồng thời khi xem xét

8


quá khứ và hiện tại của các đối tượng, ở một mức độ nhất định có thể dự đoán
được tương lai của chúng.
Trong dạy học cần phải nhìn nhận về lịch sử đã đi qua, từ đó nhận thấy
những mặt chưa tốt của các phương pháp, phương tiện dạy học. Đánh giá các
phương pháp, phương tiện đó có phù hợp với thời buổi phát triển ngày nay. Từ
đó, đưa ra những giải pháp tốt nhất cho dạy học và tìm ra mối liên hệ giữa chúng.
Trong nghiên cứu đề tài vận dụng quan điểm lịch sử để tiến hành nghiên
cứu tìm hiểu làm rõ vấn đề trong đề tài.
7.1.6. Quan điểm thực tiễn
Quan điểm thực tiễn là luận điểm quan trọng của phương pháp luận, nó
yêu cầu phải bám sát sự phát triển của thực tiễn sinh động.
Thực tiễn là toàn bộ các hoạt động vật chất có tính lịch sử - xã hội của con
người. Thực tiễn là động lực thúc đẩy quá trình triển khai mọi hoạt động nghiên
cứu khoa học.
Vì vậy trong dạy học hiện nay, xã hội ngày càng phát triển thì cần phải
dựa trên thực tiễn xã hội hiện nay để tìm ra những phương pháp tốt, sử dụng những

phương tiện như thế nào để đạt được hiệu quả cao. Qua thực tiễn để thấy được mối
liên hệ giữa các môn học để thiết kế được bài giảng có nội dung tích hợp đạt hiệu
quả cao nhất và là xu hướng cho sự phát triển giáo dục trong tương lai.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích và hệ thống hóa tài liệu
- Căn cứ vào mục đích nhiệm vụ của đề tài, tác giả đã tiến hành thu thập,
phân tích tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau như trong các sách báo, tạp chí, các
luận văn, các công trình đề tài nghiên cứu khoa học, các phần mềm nghiên cứu
ứng dụng vào học tập có liên quan.
- Để việc thiết kế bài giảng đảm bảo tính khoa học và tính giáo dục, tác
giả chú ý đến việc nghiên cứu tài liệu chuẩn cho việc thiết kế bài giảng là SGK
Địa lí 11THPT hiện hành thuộc ban cơ bản, các tài liệu về tâm lí học đại cương,
tâm lí học sư phạm, tâm lí học lứa tuổi để đảm bảo cho việc thiết kế bài giảng
đạt hiệu quả cao nhất.
9


7.2.2. Phương pháp thống kê toán học
Ngày nay, trong nghiên cứu khoa học đã sử dụng các lý thuyết toán học
vào việc tìm ra các lý thuyết chuyên ngành, xu huóng toán học hóa mở ra con
đường mới giúp cho khoa học đạt tới mức độ chính xác, sâu sắc để từ đó khám
phá ra bản chất và quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu. Khoa học hiện
đại sử dụng toán học với hai mục đích:
- Sử dụng toán thống kê như một công cụ xử lý các tài liệu (xử lý cá
thông tin định lượng được trình bày dưới dạng: Con số rời rạc, bảng số liệu, biểu
đồ, đồ thị, xử lý thông tin định tính bằng biểu đồ) đã thu thập được từ các
phương pháp nghiên cứu khác nhau như: Quan sát, điều tra, thực nghiệm,.. Làm
cho các kết quả nghiên cứu trở nên chính xác, đảm bảo độ tin cậy.
- Sử dụng các lý thuyết toán học như: Thống kê xác suất, các phương tiện
của lý thuyết tập hợp, của logic và của đại số,… Và phương pháp logic học như:

Phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch,… Sử dụng các máy tính điện tử với các
kỹ thuật vi xử lý,… để xây dựng các lý thuyết chuyên ngành. Nhiều công thức
toán học được dùng trong tính toán các thông số có liên quan tới đối tượng, từ
đó tìm ra được các quy luật của đối tượng.
Các phương pháp toán học đảm bảo quá cho quá trình nghiên cứu khoa
học đi đúng hướng, nhất quán, cũng như trong trình bày kết uqả nghiên cứu
thành một hệ thông logic và đồng thời tạo lập các ngôn ngữ khoa học chính xác
có tính thuyết phục cao.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng số để đo lường giá trị trung
bình để xử lí kết quả thực nghiệm.
7.2.3. Phương pháp sử dụng công nghệ dạy học hiện đại
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, việc ứng dụng công nghệ
hiện đại vào quá trình giáo dục là xu thế tất yếu. Hiệu quả của việc sử dụng công
nghệ, các trang thiết bị dạy học hiện đại trong quá trình giáo dục đã được khẳng
định trong thực tế, nhất là khả năng làm cho bài giảng trở nên sinh động, giáo
viên có thể định hướng học sinh tiếp cận với một nguồn tri thức phong phú.

10


Trong những năm qua, các phương tiện dạy học hiện đại được sử dụng và
dần trở nên quen thuộc trong các tiết dạy của giáo viên
Sử dụng công nghệ hiện đại trong giờ giảng như: Những hình ảnh, những
đoạn clip, những đoạn nhạc,.. làm cho bài giảng trở lên sinh động hơn, có khả
năng cuốn hút, tạo hứng thú và động lực cho người học
7.2.4 Phương pháp điều tra quan sát, tổng kết kinh nghiệm
Điều tra là phương pháp khảo sát một nhóm đối tượng trên một diện rộng
nhằm phát hiện những quy luật phân bố, trình độ phát triển, những đặc điểm về
mặt định tính và định lượng của các đối tượng cần nghiên cứu. Các tài liệu điều
tra được là những thông tin quan trọng về đối tượng cần cho quá trình nghiên

cứu và là căn cứ quan trọng để đề xuất những giải pháp khoa học hat giải pháp
thực tiễn.
Có hai loại điều tra: điều tra cơ bản và điều tra xã hội học.
Điều tra cơ bản: là khảo sát sự có mặt của đối tượng trên một diện rộng
để nghiê cứu các quy luật phân bố cũng như các đặc điểm về mặt định tính và
định lượng. Ví dụ: điều tra dân số, điều tra trình độ văn hóa, điều tra chỉ số
thông minh (IQ) của trẻ em….
Điều tra xã hội học: là điều tra quan điểm, thái độ của quần chúng về một
sự kiện chính trị, hiện tượng văn hóa, thị hiếu…
Ví dụ: Điều tra nguyện vọng nghề nghiệp của học sinh khối 12, điều tra
về mức độ yêu thích đối với bộ môn….
Trong đề tài nghiên cứu, tác giả đã sử dụng cả hai loại điều tra: điều tra cơ
bản và điều tra xã hội học để tìm hiểu về thực trạng dạy và học sử dụng phần
mềm Địa cầu ảo Google Earth trong chương trình Địa lí lớp 11 theo định hướng
phát triển năng lực người học của GV và HS. Để khảo sát điề tra, tác giả sử
dụng nhiều hình thức điều tra như: điều tra miệng, điều tra viết với các loại
phiếu điều tra gồm trắc nghiệm và tự luận để lấy thông tin từ GV và HS. Từ đó
nhận thức được thực trang để đưa ra các biện pháp thích hợp để ứng dụng phần
mềm Địa cầu ảo Google Earth trong dạy học Địa lí lớp 11 theo định hướng phát
triển năng lực người học.
11


7.2.5. Phương pháp thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm là phương pháp thu nhận thông tin về sự thay đổi
số lượng và chất lượng trong nhận thức và hành động của đối tượng giáo dục do
các nhà khoa học tác động đến chugs bằng một số tác nhân điều khiển và đã
được kiểm tra.
Thực nghiệm sư phạm được dùng khi đã có kết quả điều tra quan sát các
hiện tượng giáo dục, cần khẳng định lại cho chắc các kết quả đã được rút ra.

Phương pháp này cũng được dùng khi nhà khoa học, nhà nghiên cứu đề ra một
phương pháp giáo dục, PPDH, nội dung giáo dục, phương tiện dạy học mới….
Thực nghiệm là PP đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu. Thực nghiệm
thành công sẽ cho kết quả khách quan và tạo ra khả năng vận dụng nhanh chóng
các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn, đồng thời tạo ra những phương hướng
nghiên cứu mới. Ở đề tài này, tác giả đã sử dụng phương pháp thực nghiểm để
thu nhận thông tin nhằm kiểm tra tính khả thi của việc sử dụng phần mềm Địa
cầu ảo Google Earth trong giảng dạy môn địa lí lớp 11 theo định hướng phát
triển năng lực người học.
8. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, tài liệu tham khảo, phần phụ lục,
khóa luận gồm các nội dung chính.
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng phần mềm Google
Earth trong thiết kế một số bài giảng địa lí lớp 11 THPT theo định hướng phát
triển năng lực người học.
Chương 2: Xây dựng và triển khai ứng dụng Google Earth trong thiết kế
một số bài giảng địa lí lớp 11 THPT theo định hướng phát triển năng lực người học.
Chương 3: Thực nghiệm Sư phạm

12


NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHẦN MỀM
ĐỊA CẦU ẢO (GOOGLE EARTH) TRONG THIẾT KẾ BÀI DẠY
HỌC ĐỊA LÍ LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO ĐỊNH
HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Hình thức tổ chức dạy học

1.1.1.1. Khái niệm
Hình thức tổ chức dạy học là hình thức tổ chức quá trình dạy học chuyên
nghiệp trong các cơ sở giáo dục chuyên trách, trong đó diễn ra sự liên kết một
cách thống nhất giữa hoạt động dạy và hoạt động học và sự tương tác đa chiều
giữa những chủ thể dạy và học. Mỗi hình thức tổ chức dạy học thực hiện một
nội dung nhất định, được tổ chức theo một trình độ nhất định, với một chế độ
học tập và trong một không gian, thời gian nhất định nhằm đạt được mục tiêu
dạy và học đã đặt ra
Vận dụng vào hoạt động giáo dục có thể nói hoạt động tổ chức dạy học là
cách sắp xếp, tổ chức các biện pháp sư phạm. Từ đây, ta có thể định nghĩa: “
Hoạt động tổ chức dạy học là cách thức tổ chức, sắp xếp và tiến hành các buổi
dạy học”.
Hình thức tổ chức dạy học thay đổi tùy theo mục đích, nhiệm vụ dạy học,
tùy theo số lượng người học. Các nhiệm vụ dạy học, nội dung dạy học, phương
pháp dạy học đều được tiến hành trong các hình thức tổ chức dạy học.
1.1.1.2. Một số hình thức tổ chức dạy học
(1) Dạy học trên lớp
Thường được tiến hành trong các phòng học, có sự hướng dẫn, tổ chức,
chỉ đạo trực tiếp của giáo viên và sự tham gia của học sinh. Xuất hiện ở Châu
Âu từ thế kỉ 16, ở Việt nam vào cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19.
- Đặc điểm:
+ Thuận tiện, dễ thích nghi với nhiều loại bài học: lý thuyết, thực hành.
13


+ Tổ chức lớp chặt chẽ, dễ quản lý.
+ Trong một thời gian có hạn có thể cung cấp, khai thác được lượng thông
tin khá lớn, có thể hoàn thành đúng kế hoạch đề ra.
+ Không chịu ảnh hưởng của thời tiết.
+ Trong một vài bài học, việc hình thành biểu tượng, khái niệm địa lí bị

hạn chế (vì chỉ hình thành qua lời giảng của giáo viên, thiếu trực quan).
- Cải tiến: Sắp xếp chỗ ngồi theo các cách khác nhau.
- Các loại bài lên lớp: Bài nghiên cứu tài liệu mới (lí thuyết), bài thực
hành, bài ôn tập, bài kiểm tra. Mỗi loại bài có mục đích và công việc cụ thể khác
nhau song đều có cấu trúc cơ bản như nhau.
(2) Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST): Là các hoạt động giáo dục
thực tiễn được tiến hành song song với hoạt động dạy học trong nhà trường phổ
thông. HĐTNST là một bộ phận của quá trình giáo dục, được tổ chức ngoài giờ
học các môn văn hóa ở trên lớp và có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động
dạy học.
Thông qua các hoạt động thực hành, những việc làm cụ thể và các hành
động của học sinh, HĐTNST là các hoạt động giáo dục có mục đích, có tổ chức
được thực hiện trong hoặc ngoài nhà trường nhằm phát triển, nâng cao các tố
chất và tiềm năng của bản thân học sinh, nuôi dưỡng ý thức sống tự lập, đồng
thời quan tâm, chia sẻ tới những người xung quanh. Thông qua việc tham gia
vào các HĐTNST, người học được phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ
động, tự giác và sáng tạo của bản thân.
Trong HĐTNST, người học được chủ động tham gia vào tất cả các khâu
của quá trình hoạt động: từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh
giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân;
được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng, được đánh giá và lựa chọn ý
tưởng hoạt động, được thể hiện, tự khẳng định bản thân, được tự đánh giá và
đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của bạn bè,… Từ
đó, hình thành và phát triển những giá trị sống và các năng lực cần thiết.
HĐTNST về cơ bản mang tính chất của hoạt động tập thể trên tinh thần tự chủ,
14


với sự nỗ lực giáo dục nhằm phát triển khả năng sáng tạo và cá tính riêng của

mỗi cá nhân trong tập thể.
1.1.2. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực
1.1.2.1. Khái niệm dạy học theo định hướng phát triển năng lực
* Khái niệm năng lực
Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (NXB Đà Nẵng. 1998) có
giải thích:
Năng lực là: “Khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực
hiện một hoạt động ào đó. Phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả
năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao” [15].
Trong tài liệu tập huấn việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định
hướng phát triển năng lực của học sinh do Bộ giáo dục và Đào tạo phát hành
năm 2014 thì “Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có
tổ chức kiến thức, kĩ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân,…
nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh
nhất định [1]. Năng lực thể hiện sự vận dụng tổng hợp nhiều yếu tố (phẩm chất
của người lao động, kiến thức và kĩ năng) được thể hiện thông qua các hoạt
động của cá nhân nhằm thực hiện một loại công việc nào đó. Năng lực bao gồm
các yếu tố cơ bản mà mọi người lao động, mọi công dân đều cần phải có, đó là
các năng lực chung, cốt lõi”.
Năng lực được xây dựng trên cơ sở tri thức, thiết lập qua giá trị, cấu trúc
như là các khả năng, hình ảnh thành qua trải nghiệm, củng cố qua kinh nghiệm,
hiện thực hóa qua ý chí (John Erpenbeck 1998)
Năng lực là khả năng cá nhân đáp ứng yêu cầu phức hợp và thực hiện
thành công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể (OECD,2002). Năng lực là các
khả năng và kĩ năng nhận thức vốn có ở cá nhân hay có thể học được… để giải
quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống.
Năng lực cũng hàm chứa trong nó tính sẵn sàng hành động, động cơ, ý chí
và trách nhiệm xã hội để có thể sử dụng một cách thành công và có trách nhiệm
các giải pháp… trong những tình huống thay đổi (Weinert, 2001).
15



Năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng,
thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các
tình huống đa dạng của cuộc sống.
Như vậy, có thể hiểu một cách ngắn gọn năng lực là khả năng vận dụng
tất cả những yếu chủ quan ( mà bản then có sẵn hoặc được hình thành qua học
tập) để giải quyết các vấn đề trong học tập, công tác và cuộc sống.
* Đặc điểm của năng lực
1) Có sự tác động của một cá nhân cụ thể tới một đối tuoựng cụ thể (kiến
thức, kĩ năng, quan hệ xã hội,…) để có một sản phẩm nhất định, do đó có thể
phân biệt người này với người khác.
2) Năng lực là một yếu tố cấu thành trong một hoạt động cụ thể. Năng lực
chỉ tồn tại trong quá trình vận động, phát triển của một hoạt động cụ thể. Vì vậy
năng lực vừa là mục tiêu, vừa là kết quả hoạt động.
3) Đề cập tới xu thế đạt được một kết quả nào đó của một công việc cụ
thể, do một con người cụ thể thực hiện (năng lực học tập, năng lực tư duy, năng
lực tự quản lí bản thân,… Vậy không tồn tại năng lực chung chung.
* Năng lực chung
Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi…
làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động
nghề nghiệp.
Định hướng chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) sau năm 2015 đã
xác định một số năng lực những năng lực cốt lõi mà học sinh Việt Nam cần phải
có như sau:

16


Hình 1. Sơ đồ các năng lực chung, cốt lõi

[Nguồn:]
* Năng lực chuyên biệt
- Khái niệm năng lực chuyên biệt: Là những năng lực được hình thành và
phát triển trên cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt
trong các loại hình hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù,
cần thiết cho những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của
một hoạt động như Toán học, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thê thao, Địa lí,…
- Các năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ (đặc trưng nhất của môn Địa lí)
+ Năng lực học tập ngoài thực địa
+ Năng lực sử dụng bản đồ
+ Năng lực sử dụng số liệu thống kê
+ Năng lực sử dụng hình ảnh, hình vẽ, video, mô hình,…
* Năng lực của học sinh phổ thông
Năng lực của học sinh là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kĩ
năng, thái độ,… phù hợp với lứa tuổi và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp
17


lí vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề
đặt ra cho chính các em trong cuộc sống. Năng lực của HS là một cấu trúc động
(trìu tượng), có tính mở, đa thành tố, đa tầng bậc, hàm chứa trong nó không chỉ
là kiến thức, kĩ năng,… mà cả niềm tin, giá trị, trách nhiệm xã hội,… thể hiện
tính sẵn sàng hành động của các em trong môi trường học tập phổ thông và
những điều kiện thực tế đang thay đổi.
Như vậy, khái niệm về dạy học phát triển năng lực người học là:
Dạy học phát triển năng lực người học là dạy học hướng người học phát
huy các năng lực của bản thân như sáng tạo, trừu tượng, tư duy, phân tích,...
Nhằm góp phần cho việc hình thành và phát triển nhân cách cho người học.
1.1.2.2. Một số phương pháp dạy học địa lí theo định hướng phát triển năng lực

• Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề
Phương pháp dạy học nêu vấn đề hay còn gọi là phương pháp dạy học đặt
và giải quyết vấn đề là phương pháp GV đưa ra một chuỗi “tình huống có vấn
đề”, “tình huống học tập” và hướng dẫn (điều khiển) HS giải quyết một loạt các
vấn đề đó để nhận thức kiến thức địa lí. Tình huống có vấn đề hay tình huống
học tập là trạng thái tâm lí khi HS gặp phải một vấn đề cần giải quyết dựa vào
các tri thức đã có hoặc là quá trình giải quyết vấn đề nảy sinh. Thực chất của
phương pháp này là sự tập hợp nhiều phương pháp, kết hợp với nhau một cách
chặt chẽ xoay quanh việc tạo ra và giải quyết một tình huống hoặc chuỗi liên
tiếp các tình huống có vấn đề.
Phương pháp này phát huy được tính sáng tạo trong học tập của HS, phát
triển trí tuệ, rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp ở người học. Nâng
cao khả năng nhận biết các đối tượng, hiện tượng địa lí từ đó phát triển năng lực
cá nhân. Phương pháp này còn giúp HS liện hệ và sử dụng những tri thức đã học
để tiếp thu tri thức mới; đồng thời tạo ra các mối liên hệ giữa hình đang học với
các hình khác và bản đồ. HS có cơ hội vận dụng tri thức đã học vào thực tiễn,
trước nhất là thực tiễn học tập, giải quyết mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa
biết, phát huy năng lực giao tiếp xã hội...

18


×