Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết bùi anh tấn và vũ đình giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 115 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

HỒ HOÀNG HẠNH

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT
BÙI ANH TẤN VÀ VŨ ĐÌNH GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Huế, năm 2016

1


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa……………………….………..……………………………….………...….i
Lời cam đoan………..…………..………….………………………………………..........ii
Lời cám ơn……………………………………...……………..……………………….....iii
MỤC LỤC………………………………..………….………..………………………......1
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. ..3
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................... ..3
2. Lịch sử vấn đề ...................................................................................................... ..4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ ..9
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 10
5. Đóng góp của luận văn ......................................................................................... 11
6. Kết cấu của luận văn ............................................................................................ 11
NỘI DUNG ............................................................................................................. 12
CHƢƠNG 1: CẢM HỨNG SÁNG TÁC VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ
CON NGƢỜI TRONG TIỂU THUYẾT BÙI ANH TẤN VÀ VŨ ĐÌNH GIANG . 12


1.1. Cảm hứng sáng tác của Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang ........................... 12
1.1.1. Cảm hứng từ cuộc sống đời thƣờng ........................................................ 12
1.1.1.1. Những vấn đề về đạo đức, nhân sinh ................................................... 12
1.1.1.2. Những trăn trở về xã hội thời mở cửa ................................................. 15
1.1.2. Cảm hứng từ những thân phận dị biệt – đồng tính luyến ái ............... 17
1.1.2.1. Một cuộc sống nhiều bất ngờ, thú vị .................................................... 19
1.1.2.2. Những tâm hồn rộng mở và tình người cao đẹp .................................. 21
1.1.3. Tƣơng đồng, dị biệt trong cảm hứng sáng tác của Bùi Anh Tấn và Vũ
Đình Giang .............................................................................................................. 23
1.1.3.1. Tương đồng ......................................................................................... 23
1.1.3.2. Dị biệt .................................................................................................. 24
1.2. Từ quan niệm nghệ thuật về con ngƣời đến các kiểu nhân vật trong tiểu
thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang................................................................ 27
1.2.1. Con người với những ám ảnh tuổi thơ, mặc cảm tội lỗi ............................ 28
1.2.2. Con người với những dị biệt, tự hủy hoại .................................................. 30
1.2.3. Con người với nỗi cô đơn bản thể.............................................................. 33

2


1.2.4. Con người với bản năng tính dục ............................................................... 36
CHƢƠNG 2: KHÔNG, THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT
BÙI ANH TẤN VÀ VŨ ĐÌNH GIANG ................................................................ 39
2.1. Không gian nghệ thuật.................................................................................... 39
2.1.1. Không gian hiện thực và tâm trạng......................................................... 40
2.1.1.1. Không gian hiện thực ............................................................................ 40
2.1.1.2. Không gian tâm trạng ........................................................................... 43
2.1.2. Không gian hỗn độn, mờ nhòe thực ảo. ................................................... 45
2.1.2.1. Không gian hỗn độn .............................................................................. 45
2.1.2.2. Không gian ảo giác ............................................................................... 48

2.1.2.3. Không gian ký ức .................................................................................. 52
2.2. Thời gian nghệ thuật ....................................................................................... 55
2.2.1. Thời gian ảo giác......................................................................................... 56
2.2.2. Thời gian đồng hiện .................................................................................... 59
2.2.3. Thời gian bóng đêm .................................................................................... 62
CHƢƠNG 3: KẾT CẤU, NGÔN NGỮ, GIỌNG ĐIỆU TRONG TIỂU THUYẾT
BÙI ANH TẤN VÀ VŨ ĐÌNH GIANG ................................................................. 66
3.1. Kết cấu.............................................................................................................. 66
3.1.1. Kết cấu phân mảnh...................................................................................... 66
3.1.2. Kết cấu mở và kết thúc bất ngờ .................................................................. 69
3.1.3. Kết cấu dòng ý thức .................................................................................... 71
3.2. Ngôn ngữ .......................................................................................................... 74
3.2.1. Ngôn ngữ mang tính biểu cảm .................................................................... 75
3.2.2. Ngôn ngữ mang tính biểu tượng ................................................................. 77
3.2.3. Ngôn ngữ mang sắc thái tính dục ............................................................... 80
3.3. Giọng điệu ........................................................................................................ 82
3.3.1. Giọng điệu hoài nghi, chất vấn ................................................................... 83
3.3.2. Giọng điệu day dứt, ám ảnh ....................................................................... 85
3.3.3. Giọng điệu chiêm nghiệm, triết lý .............................................................. 87
3.3.4. Giọng điệu thương cảm............................................................................... 89
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 95
MỤC LỤC……………………….………..……………………………….………...…..P1

3


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM


HỒ HOÀNG HẠNH

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT
BÙI ANH TẤN VÀ VŨ ĐÌNH GIANG
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC
MÃ SỐ: 60220120

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS TRẦN THÁI HỌC

Huế, năm 2016
i

4


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác
giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình
nào khác.
Hồ Hoàng Hạnh

ii

5



LỜI CÁM ƠN
Tôi xin trân trọng cám ơn các thầy giáo, cô giáo, cán bộ khoa Ngữ văn
trường ĐHSP Huế đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
học tập và nghiên cứu.
Xin được cảm ơn thư viện trường trường ĐHSP Huế đã hết lòng phục
vụ, cung cấp tài liệu quý báu để tôi hoàn thành khóa học.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Thái Học,
người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn bố mẹ, những người thân trong gia đình, đồng
nghiệp, bạn bè…đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành luận văn này.
Hồ Hoàng Hạnh

iii

6


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong xu thế đổi mới của đất nước, các nhà văn trẻ đã mang đến cho văn học
nước nhà những luồng sinh khí mới với âm hưởng lạ và hiện đại. Bùi Anh Tấn và
Vũ Đình Giang là một trong những hiện tượng đặc biệt của nền văn xuôi Việt Nam.
Ngòi bút của hai nhà văn rất phong phú các dạng đề tài như lịch sử, tôn giáo, chiến
tranh cách mạng... Nhưng mảng đề tài thành công, đặc sắc nhất, gây nhiều tranh
luận sôi nổi, “nhạy cảm” và “nóng” trên văn đàn Việt Nam đó là vấn đề “đồng tính
luyến ái”. Phản ánh những góc khuất, những bi kịch, con người với những vấn đề
về tình yêu - tình dục, con người cô đơn, con người với những chấn thương tinh
thần trong thế giới nghệ thuật đó, một cách không ngần ngại để đưa ra nhận thức
mới về cuộc sống và con người, hướng con người đến hoàn mĩ hơn.

Nghiên cứu thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình
Giang là khám phá và nhận diện thế giới đồng tính để lí giải và cắt nghĩa cho được
những vấn đề thuộc về xã hội và con người. Thật ra, đồng tính là một đề tài ngày
càng được giới sáng tác quan tâm và phản ánh. Tuy nhiên, do bị định kiến chung từ
lâu của xã hội về “thế giới thứ ba” mà số lượng tác phẩm viết về đề tài này cho đến
nay vẫn chưa nhiều so với các đề tài khác. Chỉ đến khi cuốn tiểu thuyết: Một thế
giới không có đàn bà (1999), Phương pháp của A.C.Kinsey (2005), Les - Vòng tay
không đàn ông (NXB Trẻ 2006) của Bùi Anh Tấn, tiểu thuyết Song song (2007), Bờ
Xám (2010) của Vũ Đình Giang ra đời thì những người đồng tính mới thực sự tìm
thấy hình ảnh, con người, tâm tư, nỗi đau của mình ở trong đó.
Viết về đề tài đồng tính, Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang đi sâu khám phá một
thế giới khác lạ mà từ lâu người ta chưa phản ánh, có chăng chỉ xuất hiện một cách
rải rác trong một số tác phẩm chứ chưa chia thành một đề tài chuyên biệt để khai
thác một cách triệt để, toàn diện giống như khai thác những mảng hiện thực lớn về
con người xã hội trong nhiều tác phẩm. Đặc biệt, loại đề tài đồng tính càng thấy
vắng bóng trong thể loại lớn như tiểu thuyết, nhất là ở Việt Nam.

7


Tập trung khám phá thế giới đồng tính, văn học đã mở ra được mảng hiện thực
mới vốn vắng bóng hoặc hiếm có trong tiểu thuyết trước đây. Hiện thực phản ánh
trong văn học được mở rộng và đào sâu vào những vấn đề thuộc về nhân bản, nhân
văn có ảnh hưởng lớn đến số phận của con người trong xã hội.
Nhân vật trong các tiểu thuyết viết về đồng tính của Bùi Anh Tấn và Vũ Đình
Giang là những số phận bất hạnh. Mỗi nhân vật là một mảnh đời, một thân phận
khác nhau nhưng đều có chung nỗi đau: bị đồng tính, phải đối mặt với những mặc
cảm và họ luôn che dấu bản thân, sợ một ngày nào đó xã hội không chấp nhận, cho
nên họ sống thu mình lại, núp trong bóng tối. Qua những trang viết của hai nhà văn,
có thể nhận ra một lối tư duy hết sức sắc sảo, nhạy cảm thời cuộc khi nắm bắt cái

mới, những vấn đề thời sự của cuộc sống con người hiện đại. Các tiểu thuyết của hai
nhà văn về đề tài đồng tính đều thể hiện cuộc sống chân thực và rất mang tính nhân
văn. Tác phẩm của Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang chứa đựng nét độc đáo, mới lạ
của những cây bút tiềm tàng khả năng sáng tạo. Đặc biệt, thế giới nghệ thuật trong
tiểu thuyết của Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang đã làm nên dấu ấn riêng cho sáng
tác của hai nhà văn trong việc khám phá thế giới hiện thực nghiệt ngã về những con
người thuộc “giới thứ ba”.
Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang là hai nhà văn tiên phong khám phá hiện thực
đồng tính và cũng từ những tác phẩm viết về đề tài này, họ đã gặt hái được thành
tựu, được công chúng văn học càng ngày quan tâm đón đọc và thừa nhận. Cho nên
nghiên cứu tiểu thuyết của Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang, chúng ta không những
hiểu sâu thêm hiện thực phong phú sinh động của xã hội và con người đương đại mà
còn là cơ sở để lý giải nguyên nhân tại sao Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang đã khẳng
định được vị thế của mình trong làng văn nói riêng và trong đời sống văn học nói chung.
Đây cũng là lý do cho phép người viết lý giải nét đặc sắc trong sáng tác của hai
nhà văn, đồng thời góp phần phong phú của bức tranh tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
2. Lịch sử vấn đề
Trong phạm vi những tài liệu đã bao quát được, người viết tạm phân chia
thành hai loại sau đây:

8


2.1. Những công trình liên quan gián tiếp đến đề tài
Bùi Như Hải trong Một cách nhìn toàn cảnh về đề tài nông thôn trong tiểu
thuyết Việt Nam đương đại nhận định: “Trong công trình nghiên cứu Tiểu thuyết
Việt Nam từ 1986 – 2005: Diện mạo và đặc điểm, Lê Thị Hường đã chỉ ra được
những đặc điểm chính của tiểu thuyết giai đoạn này là sự đa dạng về hệ đề tài, trong
đó đề tài nông thôn là một trong những đề tài có lực hút đối với các nhà tiểu thuyết
đương đại: tiểu thuyết về đề tài nông thôn sau 1986 đã gây được ấn tượng. Các nhà

văn đã gặp gỡ nhau ở vấn đề cốt lõi của nông thôn: gia đình và dòng tộc, phong tục,
nếp nghĩ, nếp sống của những con người sống trên những mảnh đất phần lớn còn
chịu sức đè của những thói tục cũ” [67].
Đỗ Thị Ngọc Lan (2009), Cảm hứng phê phán trong văn xuôi hiện đại Việt
nam thời kỳ đổi mới (Qua các tác phẩm của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh
Thái), Luận văn Thạc sĩ, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, đã viết: “Luận văn
nghiên cứu cách nhìn đa chiều, mới mẻ về con người và cuộc sống trong thời kỳ
hậu chiến của các nhà văn Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái qua đó làm
sáng tỏ những tác động và ảnh hưởng của một hiện thực còn ngổn ngang đến cuộc
sống của con người như thế nào. Qua đây, luận văn cũng làm sáng tỏ cảm hứng chủ
đạo của các nhà văn được thể hiện qua các tác phẩm, đó là cảm hứng phê phán
mang tính tích cực để gióng lên những hồi chuông để cảnh tỉnh con người tránh xa
tội ác, lừa lọc, phản trắc để xây dựng một xã hội với những con người có phẩm chất
cao đẹp, sống có nghĩa tình, nhân hậu” [69].
Trần Thị Thanh Nhị trong bài viết Một sự thể nghiệm phân tâm học Freud
trong văn học Việt Nam đã nhận xét: “Góp phần và khẳng định vị thế của mình vào
dòng chảy này là nhà nữ nghiên cứu trẻ Trần Thanh Hà với công trình Học thuyết
S.Freud và sự thể hiện của nó trong văn học Việt. Phân tâm học là lý thuyết khổng

lồ của một người khổng lồ thế kỉ 19, dung lượng 139/348 trang của cuốn sách
này quả là nhỏ bé. Tuy vậy, Trần Thanh Hà đã tỏ ra là một người biết thẩm định
và chọn tinh những vấn đề cốt lõi nhất để giới thiệu cùng bạn đọc. Chẳng hạn:
Sự ra đời và phát triển của phân tâm học, vô thức, giấc mơ, nguyên tắc khoái lạc
và nguyên tắc thực tại, bản năng sống và bản năng chết, tính dục, những vấn đề

9


đời sống văn học liên quan đến tính dục bộc lộ qua tôn giáo, đạo đức, văn minh,
văn học nghệ thuật. Vì thế nó đáp ứng nhu cầu cho những người bước đầu tìm

hiểu phân tâm học cũng như có cái nhìn tổng quát về nó” [72].
Nguyễn Thành trong Hành trình phê bình của Phan Cự Đệ đã nhận xét: “Tiểu
thuyết Việt Nam hiện đại, được xuất bản, và đến nay đã được tái bản lần thứ sáu,
đây vẫn là bộ sách công phu nhất về tiểu thuyết hiện đại ở nước ta. Vận dụng
phương pháp phê bình mác-xít, GS Phan Cự Đệ đã phân tích và nhận định những
thành công và hạn chế của tiểu thuyết Việt Nam qua các thời kỳ trước 1930,
1930 - 1945, 1945 -1975, và sơ bộ đánh giá tiểu thuyết thời kỳ đổi mới. Trong mỗi
thời kỳ, ông vừa phân tích các đề tài chính, vừa giới thiệu một số phong cách tiêu
biểu. Ông thể hiện khả năng bao quát nền tiểu thuyết Việt hiện đại. Về tiểu thuyết
Việt giai đoạn ba mươi năm chiến tranh 1945 - 1975, ông là người cày xới kỹ nhất,
xét cả hai bình diện: đọc và thẩm định. Trên cơ sở những dẫn liệu từ tiểu thuyết
Việt Nam và thế giới, tác giả cuốn sách đã phân tích khả năng điển hình hoá trong
tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, những vấn đề đặc trưng thể loại của tiểu thuyết,
những cuộc tranh luận về tiểu thuyết ở Việt Nam và trên thế giới và cả những công
việc bếp núc” của người viết tiểu thuyết” [76].
Đây là những công trình lý thuyết chung có liên quan đến triết học và mỹ học
nhằm giải thích hiện tượng đồng tính luyến ái mà đề tài nghiên cứu.
2.1. Những công trình liên quan trực tiếp đến đề tài
Thái Phan Vàng Anh trong Tiểu thuyết Song song và khát vọng đi tìm bản thể
đã viết: “Soi chiếu từ góc nhìn phân tâm học, Song song là cuốn tiểu thuyết với
những ám ảnh vô thức, thế giới của bản năng, của “những vùng tăm tối”. Từ cảm
quan hậu hiện đại, Song song là thế giới của những nhân vật chấn thương với nỗi cô
đơn bản thể, mặc cảm đồng tính, tình dục nghịch dị (kiểu nhân vật chấn thương
được đẩy đến đỉnh điểm của sự bi thảm, nghịch dị trong Bờ xám, cuốn tiểu thuyết
thứ hai của Vũ Đình Giang). Từ góc nhìn tự sự học, cuốn tiểu thuyết Song song đã
thành công trong việc “làm mới”, “làm lạ” cách kể (từ nghệ thuật trần thuật đa trị
với nhiều người kể chuyện, với điểm nhìn phân tán, kết cấu phân mảnh, liên văn

10



bản, thời gian đồng hiện, thời gian của ảo giác đến ngôn ngữ mang tính nhục thể,
giọng điệu triết lí, hoài nghi…)” [3].
Ngô Thị Kim Cúc trong bài viết: Khoảng trống khó gọi tên đăng trên Báo
Thanh Niên ngày 17 tháng 10 năm 2000, khi bàn luận về cuốn tiểu thuyết Một thế
giới không có đàn bà của Bùi Anh Tấn đã khẳng định: “Thế giới ấy đáng được biết
đến, đáng được thông cảm hơn người ta tưởng. Trong tiểu thuyết đầu tay của mình,
Bùi Anh Tấn đã phơi bày một thực tế đang có mặt bên cạnh cuộc sống của đa số
công chúng: cuộc sống của những người sinh ra đã bị đồng tính luyến ái. Đề tài quá
mới lạ trong văn học Việt Nam và hoàn toàn không dễ viết, chỉ cần non tay một
chút có thể trở thành bất cập, còn lơi tay một chút sẽ dễ dẫn đến thái quá. Bùi Anh
Tấn đã tránh được cả hai (…) Suốt gần 500 trang sách, người đọc được dẫn vào một
thế giới thực sự lạ lùng. Những vũ trường, nhà hàng, quán xá đang là tụ điểm sinh
hoạt của giới đồng tính. Những Hoa bóng chúa, Ngũ Long công chúa, Quang A,.. buông
thả bản năng. Nhưng cũng có những Phạm Hồng Bàng, Lê Viễn đáng thương…” [60].
Hoàng Cẩm Giang trong bài Tiể u thuyế t đương đại như là một thế giới trò
chơi đã viết: “Vũ Đình Giang đã kiế n ta ̣o tiể u thuyế t

Song song thành một câu

chuyện được trần thuật bởi nhiều điểm nhìn khác nhau, xen kẽ và đứt nối, tựa như
một chuỗi thước phim quay chậm và được cắt dựng theo kiểu nhảy vọt của điện ảnh
(“jump cut”), tạo ra ấn tượng về một sự thiếu liền mạch của tự sự. Tình tiết, sự kiện
trong truyện diễn biến khá chậm, song thế giới được ráp nối bởi những khoảng
trống rỗng mênh mang của nhiều “thân phận” trong nó thì lại gây lên không ít bùng
nổ dữ dội về mặt cảm xúc cho người đọc. Trật tự tuyến tính của thời gian bị phá
vỡ, cốt truyện và sự kiện không được đặt lên hàng chính yếu. Thay vào đó, tác giả
xoáy sâu vào những ấn tượng và cảm giác - hồi quang của một ký ức mãi mãi tươi
rói nỗi đau, mãi mãi toả bóng xuống những tháng ngày còn lại” [65].
Cùng mạch tiếp nhận trên, Huỳnh Dũng Nhân trong bài Về cuốn tiểu thuyết

Bờ xám đã cho rằng: “Đây là cuốn sách tác giả đã viết rất có nghề (…) Những cái
của tác giả viết ra là hỗn hợp của những thứ cảm, thứ nghĩ, thứ tìm tòi, thứ chiêm
nghiệm, thứ trải nghiệm… Nó rất khác với những thứ tiểu thuyết viết sau khi phải

11


có cốt truyện, phải có chủ đề, phải có nhân vật, phải chia chương đoạn bố cục rạch
ròi, phải rào trước đón sau…” [71].
Phan Hồn Nhiên nhận định về sáng tác của Vũ Đình Giang: “Với truyện
ngắn, trang viết của Vũ Đình Giang đã hé lộ tia sáng của một cá tính sáng tạo đặc
biệt. Anh triển khai tiềm năng ấy, biến mỗi tác phẩm về sau thành cuộc hành trình
khám phá thế giới bên trong con người hiện đại - với giằng xé nội tâm dữ dội, sự
châm chiếm sâu cay để phát hiện chân dung tinh thần của chính mình và những
chấn thương về trình trạng cô độc không thể cưỡng chống” [73].
Nguyễn Thành Thi ở bài Cái nhìn “xám” và chất hài hước đen, tác giả đề
cập đến cuốn tiểu thuyết Bờ xám với cái nhìn “xám” qua nhiều tầng thấu kính, nhân
vật “sói hóa” và những “đối thoại ngầm”, “cơ chế tự bảo hiểm” cùng với nghệ thuật
hậu hiện đại được thể hiện trong Bờ xám [81].
Bích Ngân trong bài Những thân phận dị biệt…đã khẳng định: “Thông điệp
không mới, nhưng cái cách dẫn dắt của Vũ Đình Giang là mới và lạ. Mới và lạ
không chỉ trong kỹ thuật viết và cấu trúc tác phẩm. Mới lạ ngay chính nội dung
song song của nó về cái tính giả - thật, thật – giả, về trạng thái thực - ảo lẫn lộn, về
cái khát khao muốn có nhau và cái thực tại luôn muốn khước từ, muốn rời bỏ nhau
của những nhân cách dị biệt vì thế họ mãi là những nhân ảnh song song ” [57, tr.3-4].
Nguyễn Tuấn trong bài viết: Niềm đam mê của cây bút trẻ đăng trên báo An
Ninh thủ đô ra ngày 3 tháng 11 năm 2000 có đoạn: “Cuốn tiểu thuyết này (Một thế
giới không có đàn bà) đề cập tới một vấn đề mà ngay cả trong văn học các nước
chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây cũng “ngại” nói tới. Đó là thế giới của
những người đồng tính luyến ái tại thành phố Hồ Chí Minh. Các tuyến nhân vật

được dàn dựng hợp lí với sự tiết chế khôn khéo…” [75].
Bùi Việt Thắng trong bài viết Không có“vùng cấm” trong tiểu thuyết trẻ đã
nhận xét về câu chữ trong Bờ xám: “Các tác giả trẻ rất có ý thức làm mới tiểu
thuyết, đặc biệt tìm tòi cách thể hiện qua những cuộc cách mạng về câu chữ. Cuốn
tiểu thuyết Bờ xám (2010) của Vũ Đình Giang được coi như là một minh chứng về
cái gọi là những “thác chữ” mạnh mẽ, mới mẻ (thậm chí có người còn gọi Bờ xám là

12


những “vũ điệu chữ”). Thật ra thì “chữ” luôn đi liền với “nghĩa” trong cái gọi là “chữ nghĩa”.
Xưa nay đổi mới văn chương thực sự chưa bao giờ bắt đầu từ làm mới chữ nghĩa” [77].
Đặng Thị Phượng Vi trong Luận văn Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Vũ Đình
Giang có nhận xét: “Vũ Đình Giang đã vẽ nên bức tranh với những mặt trái, mặt
xám, góc khuất của cuộc sống và con người nhưng không phải để bôi nhọ, dè bỉu mà
nhằm cảnh báo con người, hướng con người đến những gì hoàn mĩ hơn… [57, tr.85-86].
Nguyễn Quốc Vinh quan sát thấy: “Những bước tiên phong của Một Thế
Giới Không Có Đàn Bà đã dẫn đến một sự bùng nổ về văn học với chủ đề đồng tính
tại Việt Nam trong thập niên vừa qua, từ tiểu thuyết cho đến tự truyện, một hiện
tượng đã khiến một số nhà phê bình khó tính phải nhíu mày” [82].
Nguyễn Vịnh trong bài: Nhà văn trẻ Bùi Anh Tấn cầm bút đã là sự phiêu lưu
(Tạp chí Đẹp, số 6, 2003) có viết: “Bùi Anh Tấn đã bình thản đặt những bước đi của
mình vào ngôi đền văn học, giành lại cho mình một chút dư vang. Ở người đàn ông
này có một cái gì đó cứ âm trầm, da diết chảy, một cái gì đó - dù rất nhỏ nhoi nhưng
sâu khuất các ý niệm - đang cọ cựa. Tác giả như muốn chống lại sự lãng quên, như
muốn thổi tung lớp bụi cũ kỹ của thời gian và bạc bẽo của nhân thế đang bao phủ
lên từng mảng lớp của cuộc đời” [83].
Nhìn chung, những công trình lý luận cũng như những công trình đề cập đến
tiểu thuyết của Việt Nam ít nhiều đã có liên quan gián tiếp và trực tiếp đến đề tài.
Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh

Tấn và Vũ Đình Giang trong một công trình chuyên biệt vẫn còn bỏ ngõ. Đây chính
là vấn đề khoa học mà luận văn của chúng tôi đặt ra để nghiên cứu.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài, người viết tập trung khảo sát những tác phẩm
sau đây của hai nhà văn:
- Bùi Anh Tấn:
+ Một thế giới không có đàn bà (NXB Công an nhân dân, 2000).
+ Phương pháp của A.C.Kinsey (NXB Trẻ, 2005).
+ Les - Vòng tay không đàn ông (NXB Trẻ, 2006).

13


- Vũ Đình Giang:
+ Song song (NXB Văn Nghệ, 2007).
+ Bờ xám (NXB Trẻ, 2010).
Ngoài ra, người viết còn đọc một số tác phẩm của các nhà văn cùng thời có
liên quan để so sánh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi của luận văn này, chúng tôi chỉ tập trung tìm hiểu Thế giới
nghệ thuật trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang, ở đề tài những người
“đồng tính luyến ái” trên 3 bình diện: Cảm hứng sáng tạo và quan niệm nghệ thuật
về con người; Không, thời gian nghệ thuật; Kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để triển khai nghiên cứu đề tài, người viết vận dụng những phương pháp và thao tác sau:
4.1. Cấu trúc, hệ thống:
Sử dụng phương pháp này, người viết nghiên cứu Thế giới nghệ thuật trong
tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang một cách logic, đảm bảo tính chỉnh thể
trọn vẹn của luận văn.

4.2. So sánh, đối chiếu
Sử dụng phương pháp này, người viết tiến hành trên hai bình diện đồng đại và lịch đại.
+ Đồng đại: So sánh, đối chiếu tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang với
tác phẩm của các nhà văn cùng thời đại để thấy được sự độc đáo của hai tác giả khi
viết về đề tài đồng tính.
+ Lịch đại: So sánh, đối chiếu tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang với
tác phẩm trước và sau đó để thấy được sự tiếp biến về đề tài đồng tính được tác giả
thể hiện trong tác phẩm.
4.3. Thống kê, phân loại
Thống kê những yếu tố thuộc về nội dung, và hình thức nghệ thuật khi cần
thiết từ đó phân loại và đi đến đánh giá và nhận xét chính xác, có cơ sở.

14


4.4. Liên ngành
Sử dụng phương pháp này, người viết vận dụng các lý thuyết liên ngành như:
Triết học hiện sinh, Thi pháp học, Tự sự học, Phân tâm học, So sánh học, Văn hóa
học… để góp phần giải quyết những vấn đề nghiên cứu mà đề tài đặt ra.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn là công trình đầu tiên cung cấp một cái nhìn tương đối toàn diện
trong sáng tác của Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang về đề tài đồng tính.
Từ kết quả nghiên cứu, luận văn giúp người đọc hiểu được nguyên nhân dẫn
đến những thành công của Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang cả về nội dung và hình
thức, cả về tư tưởng và nghệ thuật trong sự nghiệp sáng tác về đề tài đồng tính
luyến ái. Đây cũng là cơ sở góp phần hiểu thêm sự đổi mới của tiểu thuyết Việt
Nam đương đại trong xu thế hội nhập và phát triển.
Luận văn là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm nghiên cứu sáng tác của Bùi
Anh Tấn và Vũ Đình Giang nói riêng cũng như tiểu thuyết Việt Nam đương đại nói chung.
6. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, phần Nội dung
chính của luận văn được người viết triển khai thành 3 chương sau đây:
Chương 1: Cảm hứng sáng tác và quan niệm nghệ thuật về con người trong
tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Chương 2: Không, thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ
Đình Giang
Chương 3: Kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ
Đình Giang

15


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CẢM HỨNG SÁNG TÁC VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ
CON NGƢỜI TRONG TIỂU THUYẾT BÙI ANH TẤN VÀ
VŨ ĐÌNH GIANG
1.1. Cảm hứng sáng tác của Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
1.1.1. Cảm hứng từ cuộc sống đời thƣờng
1.1.1.1. Những vấn đề về đạo đức nhân sinh
Muốn văn học đạt được giá trị trong đời sống, người cầm bút không ngần ngại
hướng trái tim mình về muôn nẻo cuộc sống, luôn lắng nghe và thấu hiểu những nỗi
niềm nhân thế. Trong sáng tác của mình, Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang đã dành
một phần lớn để viết về những phận người đồng tính trong xã hội với những suy tư
về thân phận con người.
Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang đã dấn thân vào cuộc phiêu lưu đầy mạo hiểm
để làm nên cuộc cách tân về nội dung trong sáng tác của mình. Với quan niệm nghệ
thuật mới về con người: con người đồng tính cô đơn đi tìm kiếm niềm tin trong
cuộc sống, Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang phơi bày hiện trạng con người đồng tính
với những thân phận bị ám ảnh tuổi thơ, ám ảnh về nỗi cô đơn bản thể, mặc cảm bị
bỏ rơi, mặc cảm tội lỗi, con người với đời sống bản năng… Với sự phong phú của

vốn sống, sắc sảo quan sát và tinh thần nhân đạo, Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
đã đề cập đến mọi đề tài trong cuộc sống hiện tại với những mảnh đời thường:
Mảnh đời của Hoàng trong Một thế giới không có đàn bà, khi bố mẹ biết mình bị
đồng tính, anh đau khổ, muốn giải thoát bản thân để không tồn tại trên cõi đời và
ảnh hưởng đến gia đình quyền lực của mình; Mảnh đời của Bằng trong Phương
pháp của A.C.Kinsey, sống trong cuộc sống hiện đại, xô bồ, tấp nập nhưng lại cô
đơn trong chính cuộc sống ấy; Mảnh đời của G.g trong Song song bị ám ảnh về
hành vi tội lỗi, hoang tưởng trong sự dày vò của bản thân; Mảnh đời của gã thầy
dạy mĩ thuật trong Bờ xám suốt tuổi thơ phải chứng kiến cảnh sống phóng túng của

16


mẹ cùng người tình, cái chết bất ngờ của mẹ đã trở thành nỗi ám ảnh kí ức, tạo nên
một vết thương lớn trong lòng gã.
Với sự thành công rực rỡ, Bùi Anh Tấn tiếp tục sáng tác về đề tài đồng tính.
Và cuốn sách thứ hai về đề tài đồng tính ra mắt ở Việt Nam là tiểu thuyết Phương
pháp của A.C.Kinsey. Năm 2006, tác giả cho ra đời cuốn tiểu thuyết Les - Vòng tay
không đàn ông, Bùi Anh Tấn còn khai thác trong mảng truyện ngắn của mình với
nhiều tác phẩm như: Cô đơn, Bướm đêm, Tình trai, Bụi đường, Biển cạn, Trái tim
tội lỗi, Như một tiếng thở dài, Ánh đèn đêm, Bên đời hiu quạnh, Tình nhớ… Cuộc
sống của những người thuộc về thế giới thứ ba được khai thác với những khao khát
đời thường nhưng cũng rất đỗi bất hạnh và đầy trắc trở. Cũng nói về đề tài đồng
tính như những nhà văn khác nhưng trong quá trình sáng tạo của mình, Bùi Anh
Tấn vận dụng nhiều nguồn tri thức hiểu biết, những lời tâm sự giãi bày của nhân vật
mang thân phận đồng tính, và sự kích thích, tò mò của độc giả. Bùi Anh Tấn xây
dựng, phát triển số phận con người đồng tính luôn luôn vận động thay đổi qua từng
tác phẩm. Nếu như trước đó số phận nhân vật đồng tính luôn rơi vào trạng thái cô
đơn không lối thoát, chỉ biết chìm ngập trong bóng đêm của sợ hãi thì các tác phẩm
sau này đã để cho nhân vật của mình thoát ra khỏi cái bóng đêm ấy, thoát ra khỏi sự

cô đơn để khẳng định mình trong xã hội. Đó là sự bứt phá tâm lí đem lại sự mới mẻ
trong cách biểu hiện.
Trong các tác phẩm: Một thế giới không có đàn bà, Phương pháp của
A.C.Kinsey, Les- Vòng tay không đàn ông… Bùi Anh Tấn đã không ngần ngại đi
sâu khám phá thế giới của những người đồng tính luyến ái và phải là một con người
có những hiểu biết, có một cái nhìn đầy cảm thông mới có thể gắn bó và xem đề tài
này là sở trường của mình. Anh đã từng tâm sự: “Tôi phải thừa nhận rằng, viết về
đề tài đồng tính là sở trường của tôi. Tôi am hiểu khá nhiều về thế giới này. Đầu
tiên chỉ vì tò mò, và tôi đã tự tìm hiểu thâm nhập và phát hiện ra rằng, thế giới đó có
nhiều màu sắc, phức tạp, không hề đơn giản như mình nghĩ. Càng tìm hiểu, tôi càng
thấy say mê, càng khát khao được khám phá tận cùng của những thân phận, mảnh
đời chịu một số phận nghiệt ngã và cay đắng ấy” [58].

17


Qua một loạt tác phẩm viết về đề tài này, nhà văn giúp người đọc có cái nhìn
mới mẻ, biết đồng cảm với những đau đớn của các nhân vật, bởi trong bản thân họ
ai cũng mong muốn có cuộc sống sinh hoạt bình thường hoặc họ có thể đổi lấy cái
chết để hồi sinh kiếp sau là những con người bình thường với những tình yêu trai
gái. Nhà văn đưa ra hàng loạt những lời nhắn gửi:“Người đồng tính nào cũng luôn
phải đối mặt với những dằn vặt nội tâm: mình là ai, mình thuộc giới tính nào, mình
muốn gì??? Khi không biết mình là ai, người ta hoảng loạn, khi phát hiện ra bản
chất mình thì đau đớn, sợ hãi, sau đó hàng ngày đối mặt với cuộc sống không giống
mọi người, người đồng tính lại rơi vào bi kịch hổ thẹn, bế tắc, cô đơn, họ ôm mãi
cục stress mà không giải tỏa được” [64]. Và: “Lại một thông điệp nữa mà tôi muốn
nhắn nhủ với người đời, chúng ta không có quyền có cái nhìn đùa cợt, khắt khe, hay
thị phi với thế giới của những người đồng tính. Ở đó phần lớn là u tối, đau đớn và bi
kịch. Nước mắt trong thế giới đó âm thầm và nhiều vô kể mà ít ai hay biết” [58].
Trong đề tài đồng tính, tình yêu đồng tính là một khía cạnh được Bùi Anh Tấn

khai thác với những cách thức khác nhau, nhà văn đưa chúng ta đến với những điều
không bình thường nằm sâu trong thân xác và đặt các nhân vật trong mối quan hệ
với tình yêu đồng tính. Tác giả đã dẫn chúng ta đến với những cảm xúc đời thường
của tình yêu muôn thuở, với những đam mê cháy bỏng, những day dứt băn khoăn,
đau khổ lẫn sức mạnh diệu kỳ trong tình yêu. Tình yêu trong các trang văn của Bùi
Anh Tấn không phải là tình yêu nam - nữ mà là tình yêu giữa những người cùng giới.
Trong Song song và Bờ xám, Vũ Đình Giang đã tái hiện cuộc sống của
những thân phận rất bản năng mang nhiều tội lỗi với lối sống phóng túng không
tuân theo khuôn mẫu xã hội. G.g, H, Kan, gã thầy và ả gái nhí là những nhân vật cô
đơn trong cuộc sống của mình với đồng loại. Họ hoảng loạn về tinh thần với những
ký ức của tuổi thơ, và trở nên mất phương hướng. Bởi: “Loài người luôn sợ hãi nỗi
cô độc và vùng vẫy tìm cách chạy trốn nó, nhưng phần lớn trong số họ nghĩ ra nhiều
mánh khóe để che giấu trước cộng đồng. Họ lo sợ sự dũng cảm thừa nhận sẽ kéo
theo ánh mắt thương hại; hoặc, tệ hơn, là sự khinh rẻ từ đồng loại về nỗi hèn kém và
dị biệt ẩn chứa nơi bản thân” [14, tr.20-21]. Họ tìm cách che giấu bản chất thật
trước cộng đồng, nhưng lại sợ phải đối mặt với nỗi cô đơn chính bản thân họ nên

18


chỉ còn cách chôn vùi nó bằng những hành vi quái đản, dị biệt, những khoái lạc bạo
dâm, những suy nghĩ lệch lạc, cuối cùng tìm cách để hủy hoại bản thân và sắp xếp
cái chết đặt bên cạnh bản thân mình để xóa tan những ám ảnh, những ẩn ức, những
hoài nghi, để giải thoát khỏi thân phận đó. Tất cả đã khiến họ trở nên khác thường,
dị biệt về tâm hồn lẫn thể xác.
1.1.1.2. Những trăn trở về xã hội thời mở cửa
Cuộc sống đang chuyển mình từng ngày, từng giờ trước vận hội mới và cả
những thách thức mới. Với cơ chế cởi mở trong văn học từ sau 1986, mỗi nhà văn
thật sự mở lòng mình để hòa vào trong cuộc sống thực tại với những chính kiến, suy
nghĩ riêng tư của mình để hình thành một hướng đi riêng, một cá tính sáng tạo ra

những giá trị mới.
Khoảng mười lăm năm trở lại, đề tài đồng tính bắt đầu được khai thác một
cách mạnh dạn và cung cấp nhiều kiến thức một cách đầy đủ hơn, để cho những độc
giả quan tâm về vấn đề này có cái nhìn chân thật và khách quan hơn. Những tác
phẩm của Bùi Anh Tấn tiêu biểu như Một thế giới không có đàn bà (viết về đồng
tính nam), Phương pháp của A.C.Kinsey (viết về đồng tính nam), Les- vòng tay
không đàn ông (viết về đồng tính nữ), Không và sắc (đề cập vấn đề dục lạc và
những biểu hiện của sự khát dục trong hàng ngũ tăng sĩ trẻ), và tập truyện ngắn Cô
đơn, (với các truyện như: “Cô đơn”, “Tình trai”, “Bướm đêm”, “Biển cạn”, “Bụi
đường”, “Trái tim tội lỗi”, “Như một tiếng thở dài”, “Ánh đèn đêm”, “Bên đời hiu
quạnh”, “Tình nhớ”…). Với những tác phẩm kể trên, văn học viết về vấn đề đồng
tính luyến ái đã tạo ra những bước tiến to lớn đánh dấu sự thành công của văn học
Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI.
Bùi Anh Tấn luôn tìm hiểu về những điều khác biệt, cái thế giới bí ẩn về tình
yêu, tình dục của những người đồng tính, đó là một trong những vấn đề khiến xã hội
tốn nhiều giấy mực tranh cãi, bàn tán để hiểu rõ những người thuộc “giới tính thứ
ba” họ là ai, họ sống như thế nào khi mang trong mình những mặc cảm ấy. Khai
thác thế giới đồng tính, Bùi Anh Tấn thật sự thấu hiểu những nỗi niềm của họ. Tất
cả các nhân vật đều thể hiện sự cô đơn, và hầu như cô đơn là gam màu thể hiện rõ
nhất trong đời sống nội tâm của họ. Có thể nói rằng: Họ rất sợ khi phải đối diện với

19


sự bàn tán của bạn bè, những người xung quanh về giới tính thật về mình, dẫu là
những hoài nghi, và đau đớn hơn khi họ nhận ra chính mình là một cá nhân trong
giới đó. Vì vậy, người đồng tính luôn bị mặc cảm, họ sợ ánh sáng của ban ngày,
những đám đông con người xô bồ trong cuộc sống, họ né tránh tất cả, ngại giao tiếp
với mọi người, sống lặng lẽ chỉ có bóng tối mới mang đến cho họ những cảm giác
an toàn và khao khát đi tìm cho mình một tình yêu cùng giới.

Chúng ta sống trong thời đại càng phát triển khoa học kĩ thuật thì tư tưởng con
người càng tiến bộ văn minh hơn. Những nhà văn đi sâu vào khám phá nhiều lĩnh
vực xã hội, những chiều kích trạng thái của con người và cũng suy nghĩ nhiều đến
nội tâm của những người đồng tính để từ đó tái hiện một cách chân thật lối sống nội
tâm rất phong phú và đa dạng. Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang đã mạnh dạn với lối
viết táo bạo, chân thực. Vấn đề đồng tính là một đề tài đã được rất nhiều nhà văn,
nhà thơ trước Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang đề cập đến, nhưng Vũ Đình Giang đã
mang đến cái nhìn mới khi phát hiện ra những con người cô đơn, dị biệt: H, G.g và
Kan trong Song song là những họa sĩ, nhân viên văn phòng như bao người khác
trong xã hội nhưng bản chất thật của họ là những người đồng tính với lối sống dị
biệt, kỳ quái đến ghê rợn. Và ả gái nhí trong Bờ xám, một cô gái mười ba tuổi luôn
ám ảnh bởi kí ức bị anh trai sàm sở thân xác lúc chín tuổi, khiến ả trở nên khác
thường trong suy nghĩ, hành động và luôn tìm mọi cách để sống thu mình lại với
những người xung quanh. Nhân vật kiểu con người cô đơn cũng được tái hiện rõ
nét, sống động trong tiểu thuyết Một thế giới không có đàn bà, những người đàn
ông giỏi giang và thành công như Hoàng, Thành Trung, Bàng… cũng không thoát
khỏi nỗi đau của kiếp người, sự cô đơn của những người đồng tính.
Vũ Đình Giang muốn đem tiếng nói chân tình của mình để thể hiện cuộc sống
xã hội muôn màu muôn vẻ, với những vấn đề phức tạp của nó, cuộc sống gia đình
với những mâu thuẫn lệch lạc; con người cô đơn, con người với những chấn thương
tinh thần và dị biệt, con người với những vấn đề về tình yêu, tình dục một cách
không ngần ngại để qua tác phẩm văn học mỗi một độc giả có những kiến thức cơ
bản nhận định khách quan hơn về cuộc sống con người và hướng con người đi đến
những điều tốt đẹp hơn.

20


1.1.2. Cảm hứng từ những thân phận dị biệt – đồng tính luyến ái
Thân phận con người thuộc “giới thứ ba” tiếp tục mở ra với những khao khát

đời thường cũng rất trắc trở, gian khổ trong cuộc hành trình sống và trải nghiệm tìm
lại chính mình. Với tinh thần nhạy bén Vũ Đình Giang đã đưa thân phận dị biệt để
khai thác bản chất con người đồng tính trong hệ thống nhân vật của mình. Trong hai
cuốn tiểu thuyết viết về đồng tính Bờ xám và Song song, nhà văn đã tạo nên những
nhân vật với vẻ bề ngoài là những người có cuộc sống như bao người khác cùng
sống, cùng làm việc trong môi trường xã hội đó nhưng về vấn đề tình dục thì họ có
những cách quan hệ khác nhau – quan hệ đồng giới.
Trong tác phẩm Song song, ngay từ trang sách đầu tiên của tiểu thuyết người
đọc có ấn tượng phần nào với nhân vật G.g, đó là cuộc sống của anh ta bắt đầu khi
màn đêm xuất hiện: “Khi mặt trời biến mất cuộc sống của tôi hiện ra…” [14, tr.5].
Đặc biệt, cuồng sát là một trong những trò chơi quái đản đem lại khoái cảm lớn cho
G.g. Dường như bất cứ thứ gì có thể hành hạ và giết được, anh ta thực hiện ngay
trên chính những thứ ấy mà không phân biệt thực vật hay động vật và cả con người:
Dìm chết mặt trời vào thau thuốc độc, giết chết mười ba con sói - chó bằng nước
sôi, trong một đêm, giết chiếc ghế gỗ, bỏ tù vũng nước, giết gián để tạo thành bức
tranh xiếc gián, giết thằng bé hàng xóm và ông của nó để quay phim, lưu lại hành
động cuồng sát của mình.
Con người đồng tính với những mặc cảm về giới tính của họ nên chính thời
gian bóng đêm là thời gian lý tưởng để cho G.g sống thật với con người bản năng
của chính. Cuộc sống của G.g gắn chặt trong những đời sống dị biệt và các trò chơi
hoang tưởng. Đặc biệt, một trong những trò yêu thích nhất của anh ta là được treo lơ
lửng mình trên không trung, luôn thèm khát và ước mơ mình được bay “Bay, bay,
bay (…) Tôi thèm khát chứng kiến cảnh con người được bay. Tôi đang rình rập thời
cơ. Tôi thề là tôi sẽ làm như thế. Nếu cú bay của cậu ta thất bại, tôi sẽ thay chỗ, tiếp
tục cuộc thử nghiệm ngoạn mục. Vấn đề là tìm ra một ai đó để xô tôi? Bay… bay…
bay” [14, tr.55-56]. Không những thế, G.g còn làm tình với cả thực vật: “Anh ta
thường đắm đuối hôn lên cái chùm rắn lục ấy mỗi sớm mai. Trong lúc hôn, mũi anh

21



ta thở phập phồng và hai mắt thì nhắm nghiền. Hai tay anh ta lùng sục vào bụi rắn
lục, và bọn họ ôm siết lấy nhau chia sẽ nỗi khoái cảm” [14, tr.61-62].
Đó là những hành vi không bình thường, nhưng bản thân G.g lại xem là thú
vui để thỏa mãn những cơn cuồng loạn của mình. G.g đã tâm sự với mẹ về những
hành vi dị biệt ấy như nguồn cảm hứng sáng tạo, kích thích để anh có thể làm việc
và nguồn vui sống của mình: “Đừng hỏi vì sao con khoái giết chóc và làm tình với
đàn ông… Bởi tìm ra khoái cảm, muốn duy trì và lưu giữ nó, nên con làm dấn tới.
Như thể nó là nguồn vui sống bất tận của con. Sau mỗi lần làm xong những việc
kinh khủng như vậy, con thường tràn đầy cảm hứng để bắt đầu vẽ bức tranh mới.
Con biết mình đang sáng tạo cái đẹp trên sự hủy diệt. Mẹ hỏi con tại sao phải chọn
phương cách man rợ đó ư? Tại sao à? Vì con thấy đó là tất cả ý nghĩa của đời con.
Con chỉ quan tâm đến cảm xúc sống của riêng bản thân con mà thôi” [14, tr.228].
Để hiểu hơn nguyên nhân của những hành vi dị biệt đó, chúng ta đi sâu vào
nội tâm của nhân vật G.g là sự tồn tại dư chấn của tuổi thơ để lại: khi phải tận mắt
chứng kiến và gánh chịu những trận bạo lực từ người cha của mình, tuổi thơ có
nhiều tổn thương cả thể xác lẫn tinh thần, chung sống trong một gia đình với người
cha nát rượu, chỉ biết đến rượu và đánh đập vợ con dã man và những cảnh làm tình
của cha với mẹ ngay giữa nhà, cảnh tượng đâu đớn xót xa không lối thoát khiến
người mẹ phải bỏ nhà đi. Cuộc sống của G.g xám xịt, đen tối những năm tuổi thơ
phải gánh chịu những cơn hành hạ, những trận đòn, khiến G.g trở thành như một
bao cát vô tri cho người cha tập quyền anh. Sau khi bị tra tấn và treo ngược lên trần
nhà được một người hàng xóm cứu giúp, G.g trở thành con nuôi và người tình của
ông, từ đó G.g trở thành nô lê tình dục với những kiểu làm tình rất quái dị và bạo
dâm của ông ta. Thời gian sau này khi cha G.g phát hiện mối quan hệ giữa đứa con
trai mình và ông hàng xóm, ông đã có những hành động can thiệp như chặt đầu con
chó, bỏ rắn vào phòng riêng của họ, giết chết người tình của G.g và treo ngược trên
trần nhà, buộc G.g phải đi khỏi nơi ấy. Tất cả điều đó đã làm nên một chuỗi ký ức
đau khổ để lại trong di chứng tâm hồn tuổi thơ không thể nào quên. Dư chấn của
quá khứ ngày ấy như những vết thương không liền miệng khiến G.g sống chôn vùi

mình vào những hành vi mất nhân tính.

22


Nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật chính là cuộc sống trong bóng tối,
Thạc sĩ Bằng trong Một thế giới không có đàn bà, yêu Hải rất sâu sắc và có những
ảnh hưởng, tình cảm, kỉ niệm từ thời tuổi thơ. Thế nhưng Hải rất thương và đồng
cảm số phận của Bàng, những toan tính, những dự định, những tình yêu nam nữ của
Hải đều được giấu kín. Như một quy luật tất yếu tự nhiên, cái gì đến rồi sẽ đến khi
biết Hải sắp cưới vợ, Bàng như chết lặng im và trong vô thức Bàng đã giết Hải
trong đau đớn, sự ra đi của Hải đã để lại trong Bàng nhiều hối hận, ray rứt bản thân,
Hải để lại người vợ chưa cưới và đứa con trong bụng mà sau này Bàng xem là vợ, là
con nuôi của mình. Đau khổ nối tiếp đau khổ, khi đi dạy ở trường bổ túc Bàng đã
yêu cậu học trò tên Thành bởi vì trong thâm tâm Bàng, Thành chính là hình ảnh của
Hải hiện về, với ánh mắt và hình dáng rất giống Hải, và sau này chính Thành là
người lây nhiễm HIV cho Bàng, chính Bàng đã tự mình dựng lên màn kịch câm
ngụy trang cho cái chết của mình. Hay nhân vật Hoàng, sau khi bỏ nhà ở với người
bạn trai, cha Hoàng nghẹn ngào bị ép tim đột ngột qua đời, mẹ từ đó buồn bã cũng
bỏ nhà vô chùa ở, chị dâu vì chuyện tình cảm của chồng mình cũng bỏ về nhà mẹ
ruột. Và người tình bỏ Hoàng đi ra nước ngoài. Hoàng sống trong đau khổ, dằn vặt.
Tiểu thuyết của Bùi Anh Tấn là sự khám phá con người với những dị biệt . Ở
một khía cạnh nào đó, nó là niềm vui, là lẽ sống, là nguồn cảm hứng trong sáng tạo.
Nhưng đó cũng là nguyên nhân gây lên những tội lỗi
, những đau khổ, những thảm khố c.
1.1.2.1. Một cuộc sống nhiều bất ngờ, thú vị
Khi xã hội có cái nhìn cởi mở hơn đối với người đồng tính thì đề tài đồng tính
càng được quan tâm nhiều hơn trong sáng tác văn học, và được đông đảo công
chúng tìm kiếm đón đọc.
Nhà phê bình Samuel Delany đã nhận định: “Chủ đề đồng tính trong văn

chương phần nào thể hiện sự tự do hóa các đề tài, thu hẹp dần những khoảng đen
cấm kỵ trong văn chương. Nhưng một phần nào đó, nó cũng đã trở thành một đề tài
thời thượng, một thứ mốt của văn chương hiện đại” [68].
Bùi Anh Tấn là nhà văn đầu tiên soi thấu đề tài đồng tính - một vấn đề nhạy
cảm, gai góc, tế nhị với cốt truyện nhiều thắt nút, nhiều tình huống, chi tiết bất ngờ,

23


thú vị, các tiểu thuyết viết về đề tài đồng tính của của Bùi Anh Tấn là những câu
chuyện mang đậm chất đời tư thế sự, thấm đẫm tính nhân văn.
Hoàng - nhân vật chính trong Một thế giới không có đàn bà, đã trở thành một
người bình thường trong cuộc sống đó, anh đã tìm thấy tình yêu nam nữ thực thụ
của mình khi anh gặp và nhận lời yêu Lan (bạn cùng lớp cấp ba của Thành Trung)
và cũng trở thành diễn viên chính trong bộ phim ngắn mười hai tập. “Một điều bất
ngờ nữa cho hai vợ chồng Lân, nhà có khách, Hoàng ra mở cửa và dẫn vào một cô
gái trẻ, đẹp, ngượng ngùng giới thiệu “đây là Lan, bạn em” hai vợ chồng Lân nhìn
nhau ngẩn ngơ” [49, tr.488]. Tác giả đã mở ra một cuộc đời mới, với Hoàng trở
thành người bình thường và có một tình yêu trai gái đẹp.
Nhân vật Hoàng Châu trong Les - vòng tay không đàn ông là một sinh viên
nhỏ nhắn, xinh xắn, đáng yêu mang trong mình tâm trạng cảm giác buồn khi thấy
Hoàng Yến - cô bạn thân của mình đứng với một cậu bạn trai. “Thật ra Châu cũng
không biết trong lòng Châu đang xảy ra chuyện gì nữa, ngổn ngang với những ý
nghĩ mà chính cô bé cũng không hiểu” [50, tr.176]. “Rõ ràng giờ đây Châu muốn
Yến là của riêng mình và mãi mãi là vậy, không ai có quyền chen vào chia sẻ,
không ai. Thứ tình cảm bạn bè khác lạ này làm Châu bối rối” [50, tr.177]. Nghĩ đến
Hoàng Yến, Châu bàng hoàng tự hỏi lòng mình “biết yêu, yêu cái gì và yêu ai?”.
Không dám khẳng định mình là một les nhưng sao Châu thấy bối rối vô cùng trước
một nguời bạn gái. Sau buổi nói chuyện, tâm sự với cô giáo Yên Thảo, Châu đã lấy
lại bình tĩnh rất nhiều và định hướng được cuộc sống bình thường cho mình như bao

người con gái khác. “Sau những giây phút nông nổi hiểu lầm của tuổi trẻ thì bây giờ
Hoàng Châu cũng tìm về được bản chất thật sự của mình, đã xuất hiện được người
bạn trai làm lay động trái tim cô bé” [50, tr.331]. Có lẽ, Hoàng Châu là một trong
những người con gái hiếm hoi tìm được về bản chất thật của mình là một con người
bình thường như bao người. Vì thế, “hãy suy nghĩ kỹ, thật kỹ trước khi quyết định
nhận dạng bản thân mình là ai, là người đồng tính hay là một người bình thường. Tại
sao không là người bình thường, sống như một người bình thường mà cứ phải cho
mình là người đồng tính nếu như điều ấy không hẳn là như vậy trong ta” [50, tr.305].

24


Bùi Anh Tấn tỏ ra rất tinh tế và nhạy cảm trong việc phát hiện ra những thay
đổi trong trạng thái tâm lí của Yên Thảo. “Trong lòng Dạ Yên Thảo bỗng xuất hiện
những cảm giác xốn xang, nôn nao đến khó nói bằng lời (…) ngẩn người đăm đăm
nhìn nữ hoạ sĩ này như bị mất hồn” [50, tr.248], một sự thay đổi lớn trong lòng Yên
Thảo mà cô cũng chưa kịp định hình cụ thể nó là gì. Chỉ biết rằng, Diệu Hiền đã
làm trái tim Yên Thảo rung động. Lòng nàng “thổn thức, day dứt khi nhớ đến khuôn
mặt đẹp và giọng nói Huế ngọt ngào nhẹ bẫng như sợi tơ trời của Diệu Hiền”
[50, tr.271]. Và cuộc gặp gỡ với Diệu Hiền đã đem đến cho nàng một tình yêu les.
“Lần đầu tiên trong đời, điều làm cho Yên Thảo ngạc nhiên xao động lại không ngờ
chính là một người đàn bà, đó là Diệu Hiền. Diệu Hiền đã xuất hiện thật bất ngờ
như một làn gió nhẹ thoảng qua trái tim khô héo bao lâu nay của Yên Thảo làm cho
nàng thấy choáng váng, thổn thức khôn nguôi” [50, tr.301].
Cuộc sống của những người đồng tính ít nhiều cũng mang trong mình những
niềm vui bất ngờ không hẹn trước. Họ sống hết mình cho phút phút giây hạnh phúc
mong manh của tình yêu đồng tính.
1.1.2.2. Những tâm hồn rộng mở và tình người cao đẹp
Hàng loạt tác phẩm viết về “giới thứ ba” ra đời đã cung cấp cho người đọc
nhiều thông tin, kiến thức sâu rộng hơn giúp về cuộc sống của những người đồng

tính, với nhiều cung bậc tình cảm niềm vui, nỗi buồn, những khát khao được yêu,
được sống một cuộc sống bình thường như bao con người khác. Những tác phẩm
văn học đồng tính xuất hiện đã đóng góp một tiếng nói đồng cảm vào dòng văn học
đương đại với hy vọng xã hội sẽ có cái nhìn khác về họ.
Vượt lên trên những nghiệt ngã, những dư luận xã hội các nhân vật trong tác
phẩm đã đến với nhau để sống thật với bản năng chính mình. Với Bùi Anh Tấn, anh
đã xây dựng những nhân vật sinh động đa chiều, bộc lộ cái tôi nhiều suy tư, trăn trở,
khát khao, chiêm nghiệm. Trong bản thân của những người đồng tính họ cho rằng,
chính họ chính là người gây nên đổ vỡ gia đình, làm tổn thương và làm khổ người
khác. Phương pháp của A.C.Kinsey, những người đồng tính ấy đâu có tội tình gì, họ
đâu muốn mình lại bị coi khinh thậm chí là bị xua đuổi, phỉ nhổ, ánh mắt mất thiện
cảm của những con người sống trong xã hội ấy: “Đấy là một cộng đồng người nhỏ

25


×