Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của tô nhuận vỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (585.01 KB, 94 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
--------------

HUỲNH TÔN VINH THÁI

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT
CỦA TÔ NHUẬN VỸ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Thừa Thiên Huế, Năm 2016

1


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
--------------

HUỲNH TÔN VINH THÁI

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT
CỦA TÔ NHUẬN VỸ
Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. HOÀNG THỊ HUẾ


Thừa Thiên Huế, Năm 2016

2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả
cho phép và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.

Tp. Huế, ngày 09 tháng 09 năm 2016.
Tác giả luận văn

Huỳnh Tôn Vinh Thái

3


Lời cảm ơn
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn và
Phòng Đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Sư phạm Huế đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt khóa học.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các Giáo sư, Tiến sĩ đã nhiệt tình giảng dạy
và gợi mở cho tôi nhiều ý kiến quý báu trong quá trình học tập và thực hiện
luận văn.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô giáo – TS. Hoàng
Thị Huế, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Xin cảm ơn Gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã giúp đỡ, chia sẻ cùng
tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn này.


Tp. Huế, tháng 09 năm 2016.
Huỳnh Tôn Vinh Thái

4


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ...................................................................................................... i
Lời cam đoan ...................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ......................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..........................................................................................................1
MỞ ĐẦU ............................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................3
2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................5
3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................8
5. Đóng góp của luận văn ....................................................................................8
6. Cấu trúc luận văn ............................................................................................8
NỘI DUNG ........................................................................................................9
CHƢƠNG I: TÔ NHUẬN VỸ - HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO
VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT ..................................................................9
1.1. Hành trình sáng tạo ......................................................................................9
1.2. Quan niệm nghệ thuật .................................................................................15
1.3.Quan niệm nghệ thuật về con người ............................................................16
CHƢƠNG II: CÁC KIỂU NHÂN VẬT
TRONG TIỂU THUYẾT TÔ NHUẬN VỸ ...................................................23
2.1. Nhân vật lý tưởng ........................................................................................24
2.2. Nhân vật tha hoá..........................................................................................29
2.3. Nhân vật lưỡng diện ....................................................................................33

CHƢƠNG III: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT
TRONG TIỂU THUYẾT TÔ NHUẬN VỸ ...................................................40
3.1. Nghệ thuật miêu tả và khắc hoạ chân dung nhân vật ...........................40
3.1.1. Khắc hoạ, miêu tả chân dung nhân vật qua ngoại hình và hành động .....41
3.1.2. Khắc hoạ, miêu tả chân dung nhân vật qua tính cách và tâm lý ..............47
3.2. Không gian, thời gian nghệ thuật ............................................................52
5


3.2.1. Không gian đời thường rộng mở ..............................................................54
3.2.2. Thời gian tuyến tính và đảo tuyến ............................................................59
3.3. Ngôn ngữ nghệ thuật .................................................................................66
3.3.1. Ngôn ngữ độc thoại và ngôn ngữ độc thoại nội tâm ................................67
3.3.2. ngôn ngữ sử thi .........................................................................................73
3.4. Giọng điệu ..................................................................................................76
3.4.1. Giọng ngợi ca, thán phục .........................................................................77
3.4.2. Giọng thủ thỉ, tâm tình .............................................................................79
KẾT LUẬN .......................................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 85

6


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tiểu thuyết là một thể loại văn xuôi có hư cấu, thông qua nhân vật, hoàn
cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc
sống con người, biểu hiện tính chất tường thuật, tính chất kể chuyện bằng ngôn
ngữ văn xuôi theo những chủ đề xác định.
Theo Bakhtine: “tiểu thuyết là vùng đất mà tiếng nói của thiên hạ được đưa

vào, tất cả những ý kiến khác nhau được phát triển, trong khi những thể loại khác
như thơ, hồi ký, tự thuật, truyện kể, tiểu luận... chỉ có sự độc thoại, thiên hạ không
có chỗ đứng. Và đó là sự khác biệt sâu xa giữa tiểu thuyết và các thể loại khác”[7].
Trong một cách hiểu khác, nhận định của Belinski: "tiểu thuyết là sử thi của
đời tư" chỉ ra khái quát nhất về một dạng thức tự sự, trong đó sự trần thuật tập trung
vào số phận của một cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó. Sự trần
thuật ở đây được khai triển trong không gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để
truyền đạt cơ cấu của nhân cách.
Những năm 30 của thế kỷ 20 văn học Việt Nam mới xuất hiện tiểu thuyết với
đầy đủ tính chất của thể loại tiểu thuyết hiện đại. Tiểu thuyết hiện đại Việt Nam
1930-1945 có những bước tiến vượt bậc và thành tựu lớn với hai khuynh hướng
sáng tác: Những cây bút nổi tiếng của Tự Lực văn đoàn, những người đã thúc đẩy
sự hình thành thể loại như Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam; và những nhà
văn hiện thực phê phán như Ngô Tất Tố, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công
Hoan, Nguyên Hồng.
Trong 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, đội ngũ các nhà tiểu
thuyết Việt Nam đã ngày càng đông đảo (Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài, Nguyễn
Đình Thi, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Nguyên Ngọc). Ít nhiều tiểu thuyết
Việt Nam có thành tựu tiệm cận với thể loại tiểu thuyết-sử thi vốn mang đề tài
hoành tráng và dung lượng đồ sộ, mà một trong số đó là Vỡ bờ của Nguyễn Đình
Thi. Sau 1986, lịch sử tiểu thuyết Việt Nam sang trang mới với những sáng tác của
7


Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp, có nội dung sâu sắc hơn về
thân phận con người.
Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại đã đạt những thành tựu cơ bản trong thể hiện
khát vọng thân phận con người trong thời gian chiến tranh và hòa bình. Khẳng định
được quyền làm chủ của con người trong xã hội đầy rẫy những biến đổi theo thời
gian.

Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh có đầy đủ các đặc điểm của loại hình tiểu
thuyết nhưng trong nó còn mang tư tưởng của thời đại, là tiếng nói mang âm vang
hùng mạnh, hào khí của dân tộc và chấp chứa nhiều nét nghệ thuật đặc sắc.
Nói đến văn học miền Trung Việt Nam và tiểu thuyết nói riêng, chúng ta
thường nhắc đến Tô Nhuận Vỹ một người con của Huế, chốn thăng trầm của bao
cuộc đổi thay đã tạo nên một nhà tiểu thuyết có những trang viết rất đời thường
nhưng lại mang đậm tính nhân văn. Góp phần phong phú cho văn đàn Thừa Thiên
Huế hơn 40 năm qua.
Đặc sắc của tiểu thuyết Tô Nhuận Vỹ là những trang viết mang tư tưởng thời
đại, là những gì con người lính như ông đã từng trải qua trong thời gian chiến đấu ở
chiến khu Thừa Thiên được ghi lại trong trang viết tiểu thuyết. Một cuộc chiến
chính nghĩa mang hào khí anh hùng, có những con người mang tầm thời đại và cả
hiện thực cuộc chiến khốc liệt được tác giả miêu tả rõ nét.
Tiểu thuyết Tô Nhuận Vỹ còn tạo được sức hấp dẫn đối với người đọc ở
phương diện xây dựng thế giới nhân vật. Mỗi nhân vật trong tiểu thuyết của ông hòa
lẫn tâm lý đa dạng, xuất hiện kiểu con người chính diện và phản diện, mang tư
tưởng lưỡng phân, xóa bỏ được lằn ranh tốt xấu, trắng đen trong mỗi con người.
Khắc họa hiện thực cuộc sống trong sự thay đổi của buổi giao thời chiến tranh và
hòa bình. Dựa vào tiểu thuyết người đọc như nhìn về được sự trăn trở của đấu tranh
tư tưởng trong thời chiến và sự thay đổi về xã hội, con người khi hòa bình lặp lại.
Tiểu thuyết Tô Nhuận Vỹ tạo nên tiếng vang lớn, khẳng định vị trí ở đề tài
tiểu thuyết chiến tranh. Đã có nhiều công trình nghiên cứu nhưng vẫn chưa có một
công trình nghiên cứu nào mang tính toàn diện và đầy đủ về thế giới nhân vật trong
tiểu thuyết. Từ những lí do trên chúng tôi chọn đề tài THẾ GIỚI NHÂN VẬT
8


TRONG TIỂU THUYẾT TÔ NHUẬN VỸ nghiên cứu để làm rõ đặc sắc nghệ
thuật ở phương diện nhân vật trong tiểu thuyết của Tô Nhuận Vỹ.
2. Lịch sử vấn đề

Nhà văn Tô Nhuận Vỹ được biết đến với bộ tiểu thuyết lớn mang tên Dòng
Sông Phẳng Lặng sau đó là một loạt các tiểu thuyết khác ra đời trong các khoảng
thời gian khác nhau và đều để lại tiếng vang lớn, định hình nên tên tuổi nhà văn Tô
Nhuận Vỹ trong phương diện tiểu thuyết.
Từ đó đã có rất nhiều các bài viết của các báo, tạp chí, luận văn, tiểu luận
cũng như các tham luận viết về các tác phẩm là Tiểu thuyết và truyện ngắn của ông.
Tô Nhuận Vỹ, một chút chấm than và chấm lửng của tác giả Nguyễn Quang
Lập hay Tô Nhuận Vỹ - Có một dòng sông không phẳng lặng của Ngô Minh là hai ý
kiến đa phần nhắc đến những khoảng đời tư của Tô Nhuận Vỹ có liên quan đến các
trang viết Tiểu thuyết của ông. Những ý kiến này mở ra cho người đọc những khía
cạnh của đời tư cá nhân rất chi tiết và rõ ràng của Tô Nhuận Vỹ tạo cho người đọc
cách tiếp cận vô cùng phong phú và đời thường khi tìm hiểu các tác phẩm của ông.
Chính khoảng đời tư này đã tạo nên những trang viết gắn kết với thế giới nhân vật
trong các tiểu thuyết của Tô Nhuận Vỹ “Tô Nhuận Vỹ lấy tên vợ đặt cho nhân vật
chính của bộ tiểu thuyết sử thi Dòng sông phẳng lặng. Và câu chuyện của nữ sinh
Đồng Khánh tên là Cúc trong tiểu thuyết cũng có nhiều chi tiết của cuộc đời của
Phạm Thị Cúc”[69, tr.18].
Hay Tô Nhuận Vỹ: Đời lại phẳng lặng? của Dương Phương Vinh và Trò
chuyện với nhà văn Tô Nhuận Vỹ của Nguyễn Thanh Tú, Chiến trường đã cho tôi
những trang viết của Phan Thế Hữu Toàn. Cũng là những chi tiết sống động của đời
thực liên quan đến tác phẩm của Tô Nhuận Vỹ. Ở đó là những tháng ngày Tô
Nhuận Vỹ khắc khoải cùng chiến trường, rồi đến lúc hòa bình lặp lại ông vẫn cố
gắng hoạt động không một phút ngơi nghỉ. Có những suy tư, có lúc chiêm nghiệm
với những gì đã qua và sẽ đến trong tương lai. Không đi sâu vào khai thác thế giới
nhân vật trong các tiểu thuyết của Tô Nhuận Vỹ nhưng trong những tham luận vẫn
nhắc đến những ảnh hưởng của đời sống hiện thực đến cách xây dựng nhân vật
9


“Một đất nước, một dân tộc hiếu hòa đã phải cầm súng đi suốt hai cuộc kháng chiến

trường kỳ để giành lại độc lập tự do. Có lẽ vì thế nên các nhân vật trong truyện ngắn
và tiểu thuyết của ông đều có nguyên mẫu trong cuộc sống với ý chí kiên cường”
[69, tr.55].
Đến với Tô Nhuận Vỹ còn lặn lội ở vùng sâu của Phạm Phú Phong, bài viết
nhắc đến miền quê nơi sinh ra và trưởng thành của Tô Nhuận Vỹ. Lý giải những nội
dung sơ khởi trong tiểu thuyết Vùng sâu của Tô Nhuận Vỹ. Là những đánh giá
mang tính khách quan về nội dung cũng như nghệ thuật của Vùng sâu. Trang tham
luận cũng đã nhắc đến thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Vùng sâu. Theo Phạm Phú
Phong thì xã hội trong thời gian hòa bình lặp lại trong bộ tiểu thuyết này tồn tại
nhiều con người, đa khía cạnh biểu hiện được Tô Nhuận Vỹ khắc họa rõ nét. Đó là
những con người “góp phần làm nên nền tảng của cuộc chiến tranh nhân dân”[69,
tr.60] và còn có những nhân vật mang vẻ đẹp lý tưởng đã chiến đấu không biết mệt
mỏi vì lẽ sống con người”[69, tr.60]. Trong xã hội cần sự hy sinh và cống hiến của
con người thì mặt trái của chức vị và lòng tham của con người vẫn hiện hữu ở dạng
nhân vật phản diện “phần tử xấu nhân danh cách mạng trục lợi” [69, tr.60].
Đến Có một Vùng sâu không dễ dò đến của Nguyễn Khắc Phê, Sâu địa lý,
sâu cả lòng người Của Hồng Nhu đăng trên báo Văn nghệ ngày 18/02/2012 hay Tô
Nhuận Vỹ viết gì trong Vùng sâu của Dương Phương Vinh đăng ở báo Tiền Phong
ngày 29/04/2012 rồi đến với Nghĩ từ Vùng sâu của Ngô Thảo đăng ở báo Văn nghệ
ngày 09/06/2012 và Là những lát cắt nhỏ nói đến cốt truyện tiểu thuyết và những
nội dung tâm lý nhân vật được khắc họa từ đó nói lên cái tài của người viết trong
cách phô diễn thân phận con người trong xã hội hiện thực. Những tham luận đã chỉ
ra cho chúng ta thấy được trong những tác phẩm của Tô Nhuận Vỹ tuy không phản
ảnh hoàn toàn sự thật hiện thực của xã hội nhưng Tô Nhuận Vỹ đã xây dựng nhân
vật từ những hình mẫu con người thật trong đời sống. Từ những con người thân yêu
với cái tài của nhà văn và cái tâm của ông trở thành hình tượng nhân vật sống động
trong tiểu thuyết.

10



Nói đến Luận văn Thi pháp tiểu thuyết Tô Nhuận Vỹ của Nguyễn Thị Minh
Hà. Trường Đại Học Khoa Học năm 2008. Luận văn mang tính nhận diện quá trình
vận động tư tưởng thẩm mỹ của nhà văn, quá trình phát triển liên tục trên cơ sở có
biến đổi, có sáng tạo bổ sung. Luận văn đã chỉ ra được những nét đặc sắc trong
nghệ thuật kiến trúc không gian, thời gian, trong cách sử dụng các phương thức
ngôn ngữ, giọng điệu, kết cấu đáp ứng yêu cầu của cuộc sống đặt ra và nhận thức về
thẩm mỹ của độc giả. Luận văn cũng đã nói đến quan niệm nghệ thuật về con người
trong tiểu thuyết Tô Nhuận Vỹ từ đó tạo thành cơ sở để xây dựng thế giới nhân vật.
Tuy nhiên, những tài liệu này thường nghiên cứu về mặt hình thức – nội
dung là chủ đạo. Những nhân vật cũng được nhắc đến nhưng chỉ là một phần nhỏ
trong các đề tài.
Vì vậy, với đề tài mới của chúng tôi mong muốn triển khai sâu rộng hơn nữa
một cách nhìn hệ thống giá trị nghệ thuật cũng như về con người thông qua thế giới
nhân vật trong tiểu thuyết Tô Nhuận Vỹ.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu đề tài này. Chúng tôi đã sử dụng
phương pháp loại hình, phương pháp hệ thống, liệt kê – phân loại, so sánh - đối
chiếu.
- Phƣơng pháp cấu trúc - hệ thống: Từ cấu trúc, chỉnh thể tác phẩm để
khảo sát một cách toàn diện đối tượng trên phương diện nội dung và hình thức. Tạo
nên các kiểu, loại nhân vật trong tác phẩm.
- Phƣơng pháp thống kê – phân loại: Nhằm thống kê lại các nhân vật từ đó
xác định những điểm chung và riêng của các loại hình nhân vật sau đó khái quát hóa
lại vấn đề.
- Phƣơng pháp so sánh – đối chiếu: So sánh các nhân vật trong tiểu thuyết
để tìm hiểu sâu hơn về tính cách mỗi nhân vật và nhân vật trong các tiểu của các tác
giả khác.

11



4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tƣợng nghiên cứu chủ yếu là 2 tiểu thuyết:
- Dòng sông phẳng lặng.
- Vùng sâu.
* Phạm vi nghiên cứu:
Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết và các kiểu nhân vật, nghệ thuật xây dựng
nhân vật.
5. Đóng góp của luận văn
Khẳng định những thành tựu, giá trị nghệ thuật của tiểu thuyết Tô Nhuận Vỹ
trong nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Khẳng định những đóng góp, phong cách và vị trí của Tô Nhuận Vỹ trong
tiến trình tiểu thuyết Việt Nam, góp phần làm phong phú thể loại tiểu thuyết viết về
đề tài chiến tranh.
Luận văn là tài liệu tham khảo cho học viên, sinh viên và những ai quan tâm
đến tiểu thuyết Tô Nhuận Vỹ.
6. Cấu trúc luận văn:
Cấu trúc luận văn gồm các phần Mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và
các chƣơng:
Chƣơng 1: Tô Nhuận Vỹ - Hành trình sáng tạo và quan niệm nghệ thuật
Chƣơng 2: Các kiểu loại nhân vật trong tiểu thuyết Tô Nhuận Vỹ
Chƣơng 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Tô Nhuận
Vỹ

12


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1

TÔ NHUẬN VỸ - HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO
VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT.
1.1. Hành trình sáng tạo
Văn xuôi là dạng ngôn ngữ thể hiện một cấu trúc ngữ pháp và mô phỏng văn
nói tự nhiên, không tuân theo các lề luật như thi ca. So với thơ văn xuôi có điều
kiện tự do và linh hoạt hơn trong quá trình sáng tạo, thể hiện đời sống con người.
Trong đó Tiểu thuyết và truyện ngắn là nổi bật hơn hẳn và có nhiều thành tựu cơ
bản. Với Tiểu thuyết và truyện ngắn người viết có thể khám phá tất cả mọi hình thái
biểu hiện của xã hội và con người trong tất cả khung thời gian nhất định, đây chính
là một trong những lợi thế mà chỉ có tiểu thuyết và văn xuôi mới có thể làm được.
Trong văn học miền trung đương đại. Nhà văn Tô Nhuận Vỹ có phong cách
rõ nét, ổn định, không trộn lẫn với mọi cây bút khác. Những tác phẩm của ông gắn
liền với lịch sử thăng trầm của đời sống. Ông tìm về truyền thống nhưng lại có bước
đi cùng quy luật thời gian để tìm đến tương lai trong cái vững chải. Mỗi trang viết là
sự tự hào về quê hương Thừa Thiên Huế, với những con người anh hùng trong
kháng chiến và cả trong những tháng ngày hòa bình xây dựng lại quê hương ông.
Tô Nhuận Vỹ, tên khai sinh là Tô Thế Quảng, sinh ngày 25 tháng 8 năm
1941. Quê gốc: Vinh Xuân, Phú Vang, Thừa Thiên Huế. Từ năm 1960 - 1964, Tô
Nhuận Vỹ học và tốt nghiệp khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tiếp
đó, từ 1964 - 1965, dạy văn ở cấp III Hậu Lộc - Thanh Hóa. Ông là phóng viên báo
Cờ giải phóng Thừa Thiên - Huế (phụ trách cơ sở nội thành), cán bộ biên tập tạp chí
Văn nghệ Trị Thiên - Huế, trong thời gian 10 năm (1965 - 1975). Từ năm 1976 1985, Nhà văn là ủy viên thường vụ, Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ Bình - Trị Thiên. Năm 1986 - 1990, ông giữ chức vụ Tổng Biên tập tạp chí Sông Hương, Phó
Chủ tịch rồi Tổng thư ký Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên, Chủ tịch Hội Văn nghệ
Bình Trị Thiên, năm 1989 Chủ tịch Hội Văn nghệ Thừa Thiên Huế, ủy viên ban
kiểm tra Hội Nhà văn Việt Nam (khóa 4), ủy viên Hội đồng văn xuôi Hội Nhà văn
Việt Nam (khóa 5). Ủy viên Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật
13


Việt Nam và sau này ông còn đảm nhận nhiều chức danh khác trong quá trình công

tác.
Nhìn vào quá trình hoạt động của ông trong văn học nước nhà nói chung và
Tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng chúng ta đã thấy được rằng Tô Nhuận Vỹ là con
người của văn học, một đời vì văn học.
Trong một lần Tạp chí Sông Hương phỏng vấn nhà văn Tô Nhuận Vỹ. Ông
nói: “Làng quê tôi là Mai Vĩnh - Vinh Xuân dưới Phú Vang, nhưng đời ông bà nội
tôi đã lên ở Huế, bên vạt Thanh Long. Bên ngoại tôi lại ở Vỹ Dạ. Ba tôi, bác và các
cô tôi tham gia cách mạng và thoát ly từ rất sớm nên mẹ tôi đưa anh em tôi về ở bên
ngoại từ nhỏ. Rồi anh em tôi theo ba mẹ ra Bắc sau hiệp định Genève. Sau khi tốt
nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội, tôi về dạy được hơn 1 năm ở trường cấp 3 Hậu
Lộc - Thanh Hoá. Sau đó tôi trở về quê hương, làm phóng viên cho báo Cờ Giải
Phóng Thừa Thiên Huế, phụ trách một bộ phận cơ sở nội thành của Báo và Ban
tuyên huấn. Thời gian này tôi đi nhiều với bộ đội, với các đội công tác nội thành và
cùng sống cùng hoạt động ở vùng sâu Phú Vang, Hương Thuỷ một thời gian dài
trong kháng chiến chống Mỹ. Chính cuộc sống và chiến đấu cực kỳ gian nan, quyết
liệt và lòng quả cảm lạ kỳ, tất cả đều vì Độc lập tự do cho Tổ quốc của bà con, của
đồng chí đồng đội đã khiến những bài báo tôi viết, cho dù đã có đến hàng trăm bài,
vẫn trở nên nhỏ bé, không đủ. Và tôi bắt đầu viết truyện ngắn. Rồi truyện ngắn cũng
không đủ cho tôi "chuyển tải" tâm huyết của mình với những điều vĩ đại nêu trên,
tôi viết tiểu thuyết”.
Chính tình yêu quê hương đất nước đó đã thôi thúc nhà văn sáng tác truyện
ngắn đầu tay mang tên Người Sông Hương (1970) với những truyện ngắn như Đêm
Tam Giang, Những Người Tham Gia Trận Đánh…Chuyến Tuần Tra Đầu Tiên. Là
những câu chuyện ngắn có độ dài vài trang nhưng lại chất chứa đầy tư tưởng anh
hùng của những con người thân quen, gần gũi, mộc mạc ở ngay cạnh những vùng
quê Thừa Thiên trong những ngày kháng chiến. Với những nét khắc họa đời sống
những con người cách mạng trong giai đoạn này, tác giả như có cơ hội thể hiện tư
tưởng mến phục những con người đời thường và qua đó cũng thể hiện tấm lòng yêu
thương của tác giả khi đã hiểu và cảm thông cho những phận người nông dân “chân
14



lấm tay bùn” khổ cực trong xã hội. Mặc dù truyện ngắn đầu tay chưa tạo được tiếng
vang lớn trong văn học giai đoạn này nhưng đây chính là bước khởi đầu cho quá
trình văn nghiệp sau này của ông.
Tiếp đó là truyện ngắn Em Bé Làng Đảo (1971) và tiếp sau là Tập truyện
ngắn Làng Thức (1973) với các mẫu truyện chính như Còn trẻ, Phút yên tĩnh nhất
của trận đánh, Bạn bè tôi… Đa phần các truyện ngắn trong giai đoạn này của Tô
Nhuận Vỹ đều viết về những con người trong chiến tranh như bà mẹ quê, người
chiến sĩ cách mạng hay những người con gái Huế trong các trận đánh quan trọng ở
nội và ngoại thành Huế. Vẫn theo cốt truyện cũ nhưng trong những sáng tác ở giai
đoạn này ngòi bút của nhà văn Tô Nhuận Vỹ đã mở rộng hơn đi cùng với nhịp sôi
động của cuộc kháng chiến đang trong giai đoạn quyết liệt, những truyện ngắn có
chiều sâu tâm lý nhiều hơn và tính chất nhân văn được thể hiện khá rõ. Với phong
cách người lính của tác giả nên những truyện ngắn này luôn được ông dẫn dắt bởi
những trang viết đậm chất lính, vừa thể hiện tính hùng tráng của cuộc kháng chiến
vừa thể hiện những đau thương khốc liệt của cuộc chiến tranh vĩ đại của con người
Việt Nam. Qua truyện ngắn tác giả như chuyền tải tư tưởng khâm phục sự cao cả
của cuộc chiến vĩ đại, xen lẫn vào đó là sự cảm thông, tinh thần nhân đạo của Tô
Nhuận Vỹ trong các tác phẩm, Những nhân vật trong truyện ngắn đôi khi hiện lên
như chính hình bóng của tác giả với một quãng đời người lính.
Đến những năm cuối cuộc chiến tranh vĩ đại. Khi quãng thời gian trở nên
gấp rút cho công cuộc giành lại độc lập dân tộc. Nhà văn Tô Nhuận Vỹ cũng
chuyển mình trong tư tưởng lẫn phong cách cùng vận mệnh của đất nước. Từ đây
Tô Nhuận Vỹ chuyển sang hướng thể loại tiểu thuyết bởi ông cho rằng “Chính cuộc
sống và chiến đấu cực kỳ gian nan, quyết liệt và lòng quả cảm lạ kỳ, tất cả đều vì
Độc lập tự do cho Tổ quốc của bà con, của đồng chí đồng đội đã khiến những bài
báo tôi viết, cho dù đã có đến hàng trăm bài vẫn trở nên nhỏ bé, không đủ. Và tôi
bắt đầu viết truyện ngắn. Rồi truyện ngắn cũng không đủ cho tôi “chuyển tải” tâm
huyết của mình vời những điều vĩ đại nêu trên, tôi viết tiểu thuyết” [69, tr.42].

Thế là cái duyên với tiểu thuyết đến với ông trong sự day dứt về tư tưởng và
đạo đức của nhà văn. Từ đây đứa con đầu tay của thể loại tiểu thuyết ra đời mang
15


tên Dòng Sông Phẳng Lặng với 3 tập (Tập 1, 1974), (Tập 2, 1977), (Tập 3, 1981).
Ba tập tiểu thuyết Dòng Sông Phẳng Lặng đã tái bản đến tận 6 lần, Với bộ tiểu
thuyết Dòng sông phẳng lặng nhà văn Tô Nhuận Vỹ gặt hái được nhiều giải thưởng
có giá trị cao đặc biệt là giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2012 và
nhiều giải thưởng khác của địa phương và Trung ương và hơn 2 thập kỷ sau khi ra
đời, cuốn tiểu thuyết dài 3 tập này đã được đạo diễn – NSƯT Lê Cung Bắc dàn
dựng thành bộ phim truyền hình nhiều tập, với mong muốn tái hiện lại Dòng sông
phẳng lặng bằng ngôn ngữ hình ảnh…
Bộ tiểu thuyết Dòng sông phẳng lặng đánh dấu bước chuyển mình lớn của
nhà văn Tô Nhuận Vỹ. Là đỉnh cao sự nghiệp văn chương của ông. Khẳng định bút
lực của nhà văn trong thể loại tiểu thuyết. Tác phẩm nói về đề tài chiến tranh, trong
thời gian cuộc tổng tiến công nổi dậy Mậu Thân Huế 1968 và những ngày chống
địch phản công. Bộ tiểu thuyết được xây dựng trên nền tảng nhiều tuyến nhân vật
chính diện, phản diện và cả lưỡng diện, có nhiều tầng lớp hiện hữu trong tác phẩm.
Tất cả đã tạo nên một xã hội thời chiến sống động. Đọc tiểu thuyết Dòng sông
phẳng lặng người đọc như hiểu hơn phong cách người lính của Tô Nhuận Vỹ. Ông
thấu hiểu những nỗi niềm và khao khát độc lập tự do của mỗi con người thời đó. Họ
sống và dâng hiến hết mình cho quê hương đất nước, có những nhân vật như tượng
đài bất khuất với thời gian như Chị Hạnh, Anh Thất, Trung, Cúc, Xuân, Mùi…Tất
cả họ đã làm nên cuộc chiến tranh anh hùng vì chính nghĩa…Giáo sư Phan Cự Đệ
nhận xét “Tiểu thuyết Dòng sông phẳng lặng là bức tranh vừa mở ra một toàn cảnh
hoành tráng có quy mô sử thi, vừa khám phá nhân vật qua những đoạn độc thoại nội
tâm có chiều sâu tâm lý, với giọng điệu, ngôn ngữ và lối suy nghĩ mang màu sắc
dân gian…”[69, tr.19].
Đến với tiểu thuyết Dòng sông phẳng lặng người đọc còn nhận ra một Tô

Nhuận Vỹ tha thiết với quê hương khi ông viết về những con người hiền hòa và
mộc mạc nhưng đậm tình nghĩa. Đó cũng chính là đỉnh cao trong nghệ thuật xây
dựng nhân vật mang tầm khái quát của ông.
Sau những thành công trong bộ 3 tập tiểu thuyết Dòng sông phẳng lặng. Tiếp
tục với mạch tiểu thuyết, Tô Nhuận Vỹ trình làng tiểu thuyết Ngoại ô (1982) được
16


Hãng phim Giải phóng chuyển thể phim nhựa năm 1987. Trong giai đoạn này hành
trình sáng tạo của Tô Nhuận Vỹ có bước ngoặt lớn khi ông đi vào hiện thực mới.
Không còn ngập chìm trong khong gian bom đạn, tác giả đi vào thực tế của đời
sống với những vấn đề nóng bỏng trong đời sống, tạo nên bức tranh những thân
phận con người sau thời chiến.
Tiểu thuyết Ngoại ô viết về một xã ngoại ô thành phố Huế, có sự đấu tranh
mạnh mẽ của những con người trong cùng nội bộ cuối cùng sự thật đúng đắn đã
chiến thắng. Ngôi nhà bị tịch thu không đúng chính sách được trả lại cho gia chủ
bởi vì một tị hiềm do gia đình gia chủ có liên quan đến chế độ cũ, từ đây những con
người đại diện cho chính quyền xin lỗi gia chủ do sai lầm của họ, là một vấn đề
hiếm có ở thời điểm này. Tiểu thuyết Ngoại ô mang tính thời sự sâu sắc, đi cùng với
những biến động của xã hội. Tô Nhuận Vỹ từng nói “Đây là tiểu thuyết luận đề tâm
huyết của tôi về việc giải quyết những xung đột trong xã hội miền Nam ngày sau
1975, xoay quanh tư tưởng “Ai không theo địch là TA, chứ không phải ai không
theo ta là ĐỊCH”” [69, tr.20]. Với nội dung tiểu thuyết mang tính luận đề này nhà
văn Tô Nhuận Vỹ đã đi vào những vấn đề gai góc trong cuộc sống, những vấn đề
cần phải giải quyết tức thời. Mang tính định hướng tư tưởng cao.
Sáu năm sau, tiếp tục con đường lấy tư tưởng con người làm nòng cốt trong
nội dung cốt truyện, Tô Nhuận Vỹ lại đưa người đọc đến với Phía Ấy Là Chân Trời
(1988). Nhân vật chính trong tiểu thuyết là người con gái có tư tưởng sống giữa
cuộc đời, thích sự phóng túng, ngạo nghễ nhưng lại có tấm lòng chân thật và nhân
hậu. Cô khát khao cuộc sống thanh cao, không vụ lợi và tin cẩn những con người

xung quanh. Nhìn vào nội dung tiểu thuyết người đọc như ngầm hiểu được tấm lòng
trong sáng của Tô Nhuận Vỹ và khát khao, ước mơ về cuộc sống dung dị mang đậm
tính nhân văn trong con người ông.
Sau một khoảng thời gian dài tận 24 năm. Tác giả mới cho ra đời tiểu thuyết
mang tên Vùng Sâu (2012). Trong Vùng Sâu người đọc được dẫn dắt bởi những sự
kiện sau ngày giải phóng đất nước nhưng vẫn còn đó những hệ lụy của chiến tranh
do chiến dịch hậu chiến của kẻ thù khiến cho những con người như Phước xích lô
lọt vào vòng vây, phải lao đao giữa dòng. Cuối cùng chính nghĩa đã chiến thắng để
17


những người anh hùng không chịu khuất phục bởi trước những khó khăn được đứng
lên vững vàng hơn. Với những hồi tưởng quá khứ đến hiện thực, Tô Nhuận Vỹ dẫn
người đọc đi cùng những khúc quanh tâm lý và hành động của nhân vật tiểu thuyết.
Nội dung câu chuyện mang tư tưởng nhân văn sâu sắc và niềm tin vào bản chất tốt
đẹp của con người, được trình bày thông qua những xung đột được đẩy đến mức
cao trào: địch - ta, thiện - ác, tốt - xấu, cao cả - thấp hèn thông qua hệ thống nhân
vật. Tiểu thuyết còn là tiếng kêu cứu cho những con người bị hàm oan trước sự đổi
thay của thời gian mà người kêu cứu và phân minh cho xã hội không ai khác chính
là nhà văn Tô Nhuận Vỹ thông qua ngòi bút tài tình, sắc nhọn của mình. Tiểu thuyết
Vùng sâu một lần nữa khẳng định nhân cách con người tác giả. Ông luôn sống hết
mình cho lẽ phải, đứng về phía chính nghĩa “Tôi không viết về ai cả những hình
dáng đã có, thậm chí đang có, ở quanh ta. Gần ba mươi năm trời tôi cùng sống,
cùng chia sẻ, cùng ngẫm nghĩ với không ít người từng là anh hùng trong đấu tranh
đô thị nhưng ngay sau giải phóng đã âm thầm chịu đựng, đau đớn chịu đựng những
oan ức do địch, do ta gây ra. Họ luôn sống có danh dự, có tư cách của một người
dân Huế, của một chiến sĩ cách mạng kiêu hãnh của Huế” [69, t.r78]. Ngoài tính
nhân văn sâu sắc của tiểu thuyết, người đọc còn nhìn thấy được cái tài trong nghệ
thuật miêu tả tâm lý nhân vật khi nhà văn Tô Nhuận Vỹ xây dựng những khắc khoải
tư tưởng của các nhân vật trong diễn biến cốt truyện.

Ghi nhận những đóng góp về mặt tư tưởng của tiểu thuyết Vùng sâu, năm
2012 tiểu thuyết Vùng sâu đã được tặng giải thưởng tác phẩm xuất sắc trong năm
của Quỹ Phùng Quán.
Hai phần ba đời người sống và chiến đấu vì quê hương đất nước. Những
trang viết của Tô Nhuận Vỹ thấm đẫm tình người. Những bài báo, truyện ngắn hay
tiểu thuyết của ông chính là những trải nghiệm thực tế đời sống từ đó qua cách nhìn
của người viết văn điêu luyện trở nên sống động và biểu cảm cao. Tiểu thuyết và
truyện ngắn Tô Nhuận Vỹ đã nắm bắt được tính thời sự cuộc sống, có tính chính
luận cao, nói lên được tâm tư và nguyện vọng của con người cùng thời. Mặc dù tuổi
đời của ông lúc này đáng lí ra phải về với sự nhàn hạ nhưng trong ông lúc nào cũng
chạy theo thời gian để lo những công việc mà trong tâm tư là phải làm cho quê
18


hương. Một hành trình sáng tạo đối với ông như không bao giờ chấm dứt, như thể
dòng nước nguồn chảy mãi không thôi.
1.2. Quan niệm nghệ thuật
Trong nghiên cứu Chìa khóa mới để giải mã Triết học (Philosophy in a New
Key) Susanne Langer Katherina (1895 - 1985), một trong những nữ triết gia, người
Mỹ cho rằng “Tác phẩm nghệ thuật là hình thức biểu hiện của cảm quan con người
được tạo ra cho nhận thức thẩm mỹ của chúng ta thông qua cảm quan hoặc trí tưởng
tượng”[8].
Để hiểu được nội dung tác phẩm thì người đọc vừa phải vận dụng cảm quan
của chính bản thân vừa phải tìm hiểu và khám phá quan niệm nghệ thuật của chính
nhà văn về cuộc sống hiện thực và thời đại
Theo Từ điển thuật ngữ văn học “quan niệm nghệ thuật là nguyên tắc cắt nghĩa thế
giới và con người vốn có của hình thức nghệ thuật, đảm bảo cho nó khả năng thể
hiện đời sống với một chiều sâu nào đó”[20, tr.216] Như vậy chủ thể là cái quyết
định, chi phối sản phẩm nghệ thuật, chủ thể tạo ra sản phẩm và thể hiện những gì do
tư tưởng đúc kết trong quá trình nhìn nhận xã hội mà tạo nên. Vậy quan niệm nghệ

thuật như là một hình thức biểu hiện tầm nhìn của chủ thể xây dựng nên các khách
thể. Chính khách thể trong tác phẩm văn học là tầm cảm nhận của chủ thể sáng tạo.
Chủ thể chính là người mở ra câu chuyện với nhiều tình tiết có trong đời sống, cũng
có lúc là hư cấu, để cho các khách thể vận động, diễn đạt theo ý muốn của cá nhân,
xâu chuỗi những nhân vật lại thành một xã hội thu nhỏ theo chủ định có sự kết nối
chặt chẽ để trở thành một cốt truyện mang sức sống con người để thu hút người đọc
tiếp nhận và cảm nhận bằng chính sự nhìn nhận của bản thân.
Như thế muốn có nghệ thuật trước hết người sáng tác phải có tình cảm nồng
nàn, cảm xúc mãnh liệt. Sóng Hồng viết: “người làm thơ phải có tình cảm Mãnh liệt
thể hiện sự nồng cháy trong lòng”[2].

19


1.3. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời
“Văn học là nhân học” (Macxim Gorki). Đó là nghệ thuật miêu tả biểu hiện
con người. Do vậy, con người chính là đối tượng chủ yếu của văn học. Dù miêu tả
thần linh, ma qũy, đồ vật hoặc đơn giản là miêu tả các nhân vật, văn học đều nhằm
mục đích miêu tả và thể hiện vào con người. Thực tế cho thấy, không có một tác
phẩm, một tác giả hay một nền văn học nào lại chỉ đơn thuần nói về thiên nhiên mà
không liên quan đến con người. Nói cách khác, mục đích miêu tả của nhà văn là
nhằm hướng đến thể hiện con người.
Quan niệm nghệ thuật về con người là khái niệm cơ bản nhằm thể hiện khả
năng khám phá sáng tạo trong lĩnh vực miêu tả, thể hiện con người của nhà văn. Có
thể nói, nó giống như chiếc chìa khóa vàng góp phần gợi mở cho chúng ta tất cả bí
ẩn trong sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ nói chung và từng thời gian nói
riêng.
Đến nay khái niệm về quan niệm nghệ thuật về con người vẫn có nhiều cách
hiểu và cách nghĩ khác nhau.
Giáo sư Huỳnh Như Phương cho rằng: “Quan niệm nghệ thuật về con người

thể hiện tầm nhìn của nhà văn và chiều sâu triết lí của tác phẩm”[6].
Theo cách định nghĩa này thì đã có sự liên kết giữa nhà văn và tác phẩm
nhưng vẫn còn đó khoảng cách nhỏ tách bạch giữa nhà văn và tác phẩm. Tính triết lí
của tác phẩm được nhắc đến nhằm định hình nên cái thực trong đời sống nhằm soi
rọi vào đó là bản thể của cá nhân nhà văn xuất hiện trong tư tưởng tác phẩm.
Trong cuốn Dẫn luận thi pháp học Giáo sư Trần Đình Sử lại cho rằng:
“Quan niệm nghệ thuật về con người là một cách cắt nghĩa, lí giải tầm hiểu biết,
tầm đánh giá, tầm trí tuệ, tầm nhìn, tầm cảm của nhà văn về con người được thể
hiện trong tác phẩm của mình”[47, tr.126].
Tức quan niệm nghệ thuật về con người sẽ đi vào phân tích đối tượng là con
người đã được chuyển hóa thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện
con người trong văn học của tác giả, từ đó tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho
các hình tượng nhân vật trong đó. Tạo điều kiện cho chúng ta thấy được giá trị của
hình tượng nghệ thuật trong các tác phẩm.
20


Cũng về quan niệm nghệ thuật về con người, Từ điển Thuật ngữ văn học
định nghĩa như sau: “Quan niệm nghệ thuật về con người là hình thức bên trong. Là
hệ quy chiếu ẩn chìm trong hình thức tác phẩm, nó gắn với các phạm trù khác như
phương pháp sáng tác, phong cách của nhà văn, làm thành thước đo của hình thức
văn học và cơ sở của tư duy nghệ thuật”[20, tr.218].
Tuy khác nhau về cách diễn đạt nhưng những khái niệm trên đều nói lên cái
cốt lõi của vấn đề quan niệm nghệ thuật về con người. Tứ đó chúng ta có thể tập
trung cách hiểu quan niệm nghệ thuật về con người như sau: Quan niệm nghệ thuật
về con người được hiểu là cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ, cách cắt nghĩa lí giải về
con người của nhà văn. Đó là quan niệm mà nhà văn thể hiện trong từng tác phẩm.
Quan niệm ấy bao giờ cũng gắn liền với cách cảm thụ và biểu hiện chủ quan sáng
tạo của chủ thể, ngay cả khi miêu tả con người khác hay giống với đối tượng cần
miêu tả.

Xác định được quan niệm nghệ thuật về con người. Chúng ta sẽ thấy được
những đổi thay mà nội dung phản ảnh và nghệ thuật biểu hiện văn học theo thời
gian. Quan niệm nghệ thuật của tác giả chính là cốt lõi dẫn lối đến sự vận động
trong cuộc sống con người nằm trong địa hạt văn học. Nên cần phải nghiên cứu thật
kỹ quan niệm nghệ thuật về con người để thấy được cái hay cái đẹp của người sáng
tác văn học.
Mỗi nhà văn đều có một quan điểm nghệ thuật riêng. Khi sáng tác bao giờ họ
cũng chịu sự chi phối của một quan điểm nghệ thuật nào đó. Trong thực tế, có
những nhà văn trực tiếp phát biểu quan niệm nghệ thuật của mình trên trang viết,
trong trường hợp đó người đọc phải tìm cách cắt nghĩa và tìm hiểu quan niệm của
nhà văn ẩn chìm trong hình thức nghệ thuật. Với nhà văn Tô Nhuận Vỹ hầu hết
những quan niệm nghệ thuật được ông phát biểu thông qua những luận điểm trong
các tiểu thuyết và còn hiện hữu trong những trang viết lí luận văn học của ông.
Tô Nhuận Vỹ đã từng tâm sự về nghiệp văn của mình “Thời còn là phóng
viên chiến trường, những tư liệu sống động về phẩm chất anh hùng của đồng đội và
nhân dân cứ đầy ắp. Những bài báo, rồi truyện ngắn không thể nào chuyển tải hết
những hình ảnh rất đẹp về con người trong chiến tranh, nên tôi phải viết tiểu thuyết”
21


[69, tr.51]. Nói như thế đủ cho chúng ta thấy, đối với Tô Nhuận Vỹ, đề tài chiến
tranh luôn là mảnh đất nhiều hứa hẹn, mời gọi, hòa lẫn trong không gian lửa đạn
của cuộc chiến đầy cam go là những con người sống với lý tưởng anh hùng, họ sống
và cống hiến cho quê hương Thừa Thiên Huế nói riêng và đất nước Việt Nam nói
chung. Mỗi con người, mỗi thế hệ của họ đều đi theo tiếng gọi của quê hương. Nên
con người trong hầu hết các tác phẩm của Tô Nhuận Vỹ đều mang tầm lý tưởng và
công dân sâu sắc.
Con ngƣời công dân trong tiểu thuyết Dòng sông phẳng lặng được tác giả
tạo nên hoàn toàn dựa trên thực tế cuộc kháng chiến, chính là một dân tộc sẵn sàng
sống và chiến đấu. Không chỉ có những đặc công hay bộ đội chủ lực được huấn

luyện bài bản, trong cuộc chiến tranh mang tính toàn dân còn có những người nông
dân nghèo sống ở những vùng quê Thừa Thiên, những người nông dân không chỉ
biết đồng ruộng, lũy tre làng, khi chiến tranh đến họ trở thành người chiến sĩ bảo vệ
quê hương họ, Như Bahôrăng, Thẻo, Hồng... Những con người suốt một đời chịu
nhiều gian khổ của chiến tranh, của áp bức bóc lột họ đã đứng lên với cách mạng,
với khát vọng mà trong con tim họ hiểu là phải hành động để có được tự do, độc lập
và cả bình minh của hạnh phúc. Không chỉ những người nông dân được khắc họa
trong cuộc kháng chiến lâu dài của dân tộc, Tô Nhuận Vỹ còn đưa vào đó là những
tầng lớp tri thức và cả những con người rất đổi bình dị trong xã hội là những sinh
viên, học sinh từ các trường trung học và Đại học ở Huế như Diệu Linh, Thục
Nguyên, Miên Sa. Họ đến với cuộc kháng chiến với một niềm khát khao cháy bỏng
của lứa tuổi thanh niên, chính là rường cột của đất nước. Hay những sư sãi một đời
với chốn cửa thiền định không màng đến thế sự cũng đứng lên vì quê hương đang
trong cảnh máu chảy nhà tan. O bán đậu hũ, những tiểu thương chợ Đông Ba, An
Cựu, chú đạp xích lô ngày ngày lam lũ, cực nhọc với nghiệp mưu sinh cũng trở
mình với đất nước lửa đạn, góp một phần vào cuộc kháng chiến toàn dân tộc.
Cho đến những gia đình có truyền thống cách mạng lâu đời như gia đình chị
Hạnh, anh Hòa ở làng quê Viễn Trình, còn có những gia đình vì tính chính nghĩa
của cách mạng mà họ đi đến với cuộc kháng chiến, như gia đình bà Tịnh Nhơn,
Khoa Bảo, Diệu Linh. Và những con người một thời đứng ngoài cuộc kháng chiến
22


như Phi Hùng và Bảo cũng trở về với nhân dân chiến đấu cho cách mạng nước nhà
để từ đây tất cả những con người đó được nhân dân ủng hộ, mến phục và cảm thông
giữa tình quân dân “Đêm kinh thành đứng hiên ngang trong lửa. Con thêm yêu
người biết mấy Huế ơi… Giọng ai run run trong đoàn quân đang bước? Đoàn quân
đi về phía ngoại ô. Đất dưới chân họ rung lên không ngớt và không gian chật căng
tiếng ầm ào dọa nạt nhưng chẳng một ai trong họ nghe những thứ dị kỳ đó. Những
ông già râu trắng, những bà già áo dài thâm, những chị trung niên kẹp tóc phồng,

những cô gái tóc thề và những đứa con nít đi chân đất…tất cả ùa ra phố và yên lặng
đứng đó tiễn đưa…Đêm ầm ào mà sao im lặng. Những Các mạ, các em ơi, chúng
tôi xin chào…”[64, tr.135-136]. Phút giây tiễn đưa những người con của họ lên
đường, tạm xa thành phố thân yêu để đợi ngày trở về giành lại đất nước trên tay
quân thù ngập tràn niềm thương cảm, thấm đẫm tình người trong cuộc chiến chống
lại quân thù, hiện hữu tư tưởng con người công dân với nhịp sống thời đại.
Trong tiểu thuyết Dòng sông phẳng lặng Tô Nhuận Vỹ không chỉ nói đến
quan niệm về con người công dân trong cuộc kháng chiến của đất nước mà trong đó
còn có cả những con người mang tầm lý tưởng. Tác giả đã gởi gấm những tư tưởng
mang tầm lý tưởng cao cả qua câu chuyện của các nhân vật, qua đó người đọc như
hiểu được quan niệm sống, quan niệm của người sáng tác trên trang viết.
Lý tưởng sống trong tiểu thuyết Dòng sông phẳng lặng hiện lên qua các nhân
vật như chị Hạnh, chị như tượng đài bà mẹ Việt Nam anh hùng không bao giờ lùi
bước trước những khó khăn của thực tế “Cuộc đời chị đầy gian nan thử thách đến
độ hình như chị quen với điều bất hạnh dễ dàng hơn là khi đón một tin mừng” [65,
tr.209]. Mãi sắt son với Đảng và cách mạng chị quên đi cả hạnh phúc riêng của bản
thân khi còn quá trẻ chị đã chịu cảnh xa chồng, xa con, chị đợi chờ trong khắc
khoải, nhưng trong chị vẫn được bù đắp bởi một tư tưởng rằng chồng, con chị Hạnh
đang xây dựng và góp phần vào công cuộc giải phóng dân tộc. Ở làng quê nghèo
ven biển chị cũng góp một phần to lớn vào xây dựng các hoạt động cách mạng như
bao con người yêu nước khác. Có lúc nhà văn Tô Nhuận Vỹ đã mượn lời của nhân
vật để diễn tả cho quan niệm sống của chính bản thân ông “Trên đời này có gì cao
quý hơn sự chung thủy. Với bà con, với bạn bè, với vợ chồng, với Đảng, với tổ
23


quốc, giữ trọn hai chữ thủy chung là phẩm chất của một con người” [63, tr.230].
Qua đây người đọc như thấy được phẩm chất và quan niệm sống của tác giả, cũng
từ quan niệm sống “thủy chung” với ý chí và dân tộc của mình, một lần nữa Tô
Nhuận Vỹ tạo nên nhân vật Cúc trong tiểu thuyết Dòng sông phẳng lặng với đầy đủ

các phẩm chất của người con gái Huế, dịu dàng, sâu lắng, nết nà thùy mị nhưng khi
đứng trước gian khó thì gan dạ và sẵn sàng hy sinh cho đại cuộc.
Cúc đã hy sinh tình yêu đầu đời với Trung cho vận mệnh của dân tộc. Hai
người đặt tình yêu quê hương đất nước trên cả tình yêu của cá nhân. Lấy nhiệm vụ
dân tộc lên trên hết “Đi phố mình cũng nhớ anh. Ăn một miếng cơm mình cũng.
Một ngọn gió lạnh cũng thương anh. Nhiều lúc nghĩ tào lao, hay mạ sanh ra để mà
thương mà nhớ anh? Nhưng…giờ có cho mình ra thăm anh, mình cũng không đi.
Còn công việc của chúng ta lớn lao biết chừng nào” [63, tr.178]. Từ tình yêu cao cả
này họ đã hòa thứ tình yêu cá nhân vào tình yêu đất nước, sống cho đất nước và mãi
mãi cống hiến cho quê hương thân yêu của họ nơi có cả tình yêu đôi lứa mang tính
cá nhân.
Bên cạnh quan niệm nghệ thuật về con người mang tính công dân và lý
tưởng nhà văn Tô Nhuận Vỹ còn có quan niệm về con ngƣời phản tỉnh và giác
ngộ. Trong bộ tiểu thuyết Dòng sông phẳng lặng nhà văn Tô Nhuận Vỹ đã dùng
nghệ thuật miêu tả tính cách nhân vật để diễn đạt những góc cạnh đời thường của
con người từ đó tạo nên một xã hội mang tính hiện thực sâu sắc, con người trong xã
hội thời chiến đó không chỉ có tầm lý tưởng và diễn tiến tâm lý một cách rõ ràng. Ở
xã hội thời chiến đó đầy ắp những tính cách đa dạng, và con người là như thế, khó
đoán định theo thời gian, không một ai giống ai, không có con người nào không
chuyển động theo thời gian, nhà Triết gia nổi tiếng Heraclitus từng nói “Không ai
có thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông”. Và chính “dòng sông” tư tưởng trong
Tô Nhuận Vỹ cũng có những sự chuyển động cùng thời gian thông qua chuyển
động tư tưởng của các nhân vật như nhân vật Bảo, Phi Hùng. Những con người
từng coi cách mạng Việt Nam như một chướng ngại trong cuộc sống của họ. Bảo
mang mối thù cá nhân khi cha anh chết trong chiến tranh mà anh nghi kỵ kẻ thù
chính là cách mạng. Nhưng rồi mỗi ngày trôi qua đối với anh chỉ là những dằn vặt
24


khi anh tiếp xúc với những con người xung quanh có liên hệ mật thiết với cách

mạng, anh như đứng ở ngã ba đường khi nhận thấy những con người cách mạng quá
ư trong sạch, thanh cao đáng để cho anh ngưỡng vọng và đối lập với bè lũ khát máu
của Mỹ, ngụy đã khiến cho anh chán nản trong những ngày dài. Cho đến Phi Hùng
một con chiêng của Chúa, nhưng lại lạc đường trước những chiêu bài của những kẻ
xấu xa. Cuộc sống của Phi Hùng là những ngày dài lầm lũi và tràn ngập tội ác khi
anh “xiết cò”. Chính những cái “xiết cò” và những lần anh đối diện với những kẻ
hợm hĩnh, đê tiện như Rô Bớt Lin đã khiến anh thay đổi. Từ những hành động
mang tầm lý tưởng cao cả đã làm cho Bảo và cả Phi Hùng trở về với con đường
đúng đắn, Bảo và Phi Hùng nhận thấy được sai lầm của cá nhân, từ đó họ cố tâm
giúp ích cho cách mạng và đứng vào hàng ngũ của cách mạng.
Nhà văn Tô Nhuận Vỹ không chỉ nhắc đến tính chất phản tỉnh của những
nhân vật tri thức như Bảo, ông còn len lõi khai thác tận sâu mạch nguồn nhân vật
trong đời sống khi nhà văn Tô Nhuận Vỹ đưa những con người hầu như ít được
nhắc đến trong tiểu thuyết viết về chiến tranh như nhân vật bà Tịnh Nhơn, người
phụ nữ mang đậm tính chất Huế, thờ chồng nuôi con và đặc biệt là sự tôn sùng đạo
Phật. Đối với những con người như bà Tịnh Nhơn thì guồng quay của xã hội, guồng
quay của cuộc kháng chiến lịch sử hầu như chỉ là một chuyện xa vời trong tâm trí
của họ, nhưng dựa vào cái tài của người viết, Tô Nhuận Vỹ đã đưa được cả những
nhân vật này về với cuộc chiến trên hiện thực cuộc sống mà ông đã từng chứng
kiến. Với nhận vật bà Tịnh Nhơn một lần nữa Tô Nhuận Vỹ làm điểm tựa cho ông
phát biểu quan điểm “Ai không theo địch là ta chứ không phải ai không theo ta là
địch” với quan điểm này Tô Nhuận Vỹ đã cầm tay, dìu dắt họ vào cuộc kháng
chiến, tạo cho họ một cơ hội đến với cách mạng, làm thành một đội ngũ hùng hậu
trong cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc.
Ngoài những con người phản tỉnh như Bảo, Phi Hùng và Bà Tịnh Nhơn thì
nhân vật Hồng trong tiểu thuyết Dòng sông phẳng lặng còn đại diện cho sự nhận
thức trước thực tế đời sống. Với nhân vật Hồng nhà văn Tô Nhuận Vỹ như muốn
thể hiện bản chất con người đạo đức của ông. Ông luôn muốn tạo những lối mở
trong sáng cho những nhân vật của mình, con người không phải cứ mãi ngủ vùi
25



×