Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh (qua tác phẩm Hồ Qúy Ly, Mẫu Thượng ngàn, Đội gạo lên chùa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 128 trang )

ĐA
̣
I HO
̣
C QUÔ
́
C GIA HA
̀

̣
I
TRƯƠ
̀
NG ĐA
̣
I HO
̣
C KHOA HO
̣
C XA
̃

̣
I VA
̀
NHÂN VĂN



NGUYỄN THÙY LINH



THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT
CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH
(QUA TÁC PHẨM HỒ QUÝ LY, MẪU THƯỢNG NGÀN,
ĐỘI GẠO LÊN CHÙA)


Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 34



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HÀ VĂN ĐỨC


Hà Ni - 2013
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 9
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 9
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 10
6. Kết cấu Luận văn 11
CHƢƠNG 1: TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH TRONG BỐI CẢNH
TIỂU THUYẾT ĐƢƠNG ĐẠI VIỆT NAM 12
1.1. Tiểu thuyết Việt Nam mƣời năm đầu thế kỉ XXI, một cái nhìn khái quát 12
1.1.1. Một số khuynh hướng vận động của tiểu thuyết Việt Nam mười năm đầu thế
kỉ XXI 13
1.1.2. Thành tựu và những dự báo 20

1.2. Hành trình sáng tác tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh 22
1.2.1. Nguyễn Xuân Khánh và hành trình viết văn nửa thế kỉ 22
1.2.2. Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh trong dòng chảy tiểu thuyết lịch sử - văn
hóa - phong tục Việt Nam đầu thế kỉ XXI 25
CHƢƠNG 2: HỆ THỐNG CÁC KIỂU LOẠI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT
NGUYỄN XUÂN KHÁNH 29
2.1. Nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh và những căn cứ phân loại 29
2.1.1. Lí thuyết văn học về nhân vật của tiểu thuyết và một số cơ sở phân loại 29
2.1.2. Nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh - nhận diện và khái quát 31
2.2. Kiểu nhân vật luận đề - tƣ tƣởng 34
2.2.1. Nhân vật mang khát vọng lịch sử và lí trí hành động 35
2.2.2. Nhân vật tu hành lạc đạo 43
2.2.3. Nhân vật người trí thức mang tâm hồn nghệ sĩ 50
2.3. Kiểu nhân vật tính cách - số phận 57
2.3.1. Nhân vật nữ và vẻ đẹp Mẫu tính 57
2.3.2. Nhân vật mang ẩn ức và cách biệt văn hóa 65
2.3.3. Nhân vật mang xung đột nội tâm 68
CHƢƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT
NGUYỄN XUÂN KHÁNH 72
3.1. Nguyên mẫu và hƣ cấu trong sáng tạo các chi tiết nghệ thuật về nhân vật 72
3.1.1. Nguyên mẫu lịch sử như một điểm tựa sáng tạo nhân vật 73
3.1.2. Hư cấu nghệ thuật như một chất liệu độc đáo 76
3.2. Sáng tạo nhân vật thông qua các yếu tố văn hóa 82
3.2.1. Đặc tả nhân vật trong không gian văn hóa Việt 83
3.2.2. Đặt tên nhân vật theo lí giải văn hóa 86
3.2.3. Mô tả nhân vật qua một số biểu tượng văn hóa 87
3.3. Điểm nhìn nghệ thuật xây dựng nhân vật 91
3.3.2. Sự dịch chuyển liên tục và phối hợp các điểm nhìn 93
3.4. Ngôn ngữ và giọng điệu nhân vật 97
3.4.1. Ngôn ngữ 97

3.4.2. Giọng điệu 109
KẾT LUẬN 118
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 120


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nếu thế kỉ XX chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ của thể loại tiểu
thuyết, vươn lên chiếm địa vị chủ đạo trong nền văn học Việt Nam thì vào
khoảng mươi năm đầu thế kỉ XXI, tiểu thuyết vẫn giữ thế đứng vững chãi trên
địa hạt của mình và có những đóng góp quan trọng làm nên diện mạo văn
chương đương đại.
Trong số những gương mặt người viết tiểu thuyết nổi bật của văn học Việt
Nam hiện nay, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh là một cái tên đặc biệt ấn tượng.
Nếu kể đến số lượng tác phẩm thì văn nghiệp của ông chưa vượt qua con số
mười, kể cả sách dịch và truyện viết cho thiếu nhi. Dù không phải là cây bút có
ưu thế về lượng sáng tác dồi dào, Nguyễn Xuân Khánh vẫn trở thành một trong
những tiểu thuyết gia hàng đầu vì tác phẩm nào của ông cũng được giới nghiên
cứu đánh giá cao và bạn đọc đón nhận bằng tất cả tình cảm trân trọng.
Nguyễn Xuân Khánh bắt đầu viết văn từ những năm năm mươi của thế kỉ
trước, khi ông chưa đầy ba mươi tuổi. Những sóng gió nghề nghiệp đã có lúc
khiến độc giả lãng quên tên ông và bản thân tưởng như chìm đắm trong bao mối
lo toan bề bộn của cuộc sống. Nhưng đến đầu năm 2000, Nguyễn Xuân Khánh
bất ngờ quay trở lại văn đàn khi tuổi đã sang “thất thập cổ lai hi” và ghi dấu
ngoạn mục với tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly, vài năm sau là tiểu thuyết Mẫu
thượng ngàn và mới đây nhất là tiểu thuyết Đội gạo lên chùa.
Ngay khi ra mắt công chúng, cuốn tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly của
Nguyễn Xuân Khánh đã gây xôn xao dư luận, chỉ trong vòng hai năm, tác phẩm
nhận bốn giải thưởng: Giải thưởng cuộc thi tiểu thuyết 1998-2000 của Hội Nhà

văn Việt Nam, Giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội 2001, Giải thưởng Mai


2
Vàng của báo Người lao động năm 2001, Giải thưởng Thăng Long của UBND
Thành phố Hà Nội năm 2002.
Năm 2006, với tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn, Nguyễn Xuân Khánh tiếp
tục khiến bạn đọc vui mừng vì bút lực dồi dào của một nhà văn ở tuổi ngoài 70.
Một cuốn sách bề thế hơn tám trăm trang đã làm sống lại tầng sâu văn hóa Việt
qua các biểu tượng nghệ thuật đặc sắc trong bối cảnh làng quê Bắc bộ những
năm đầu thế kỉ XX với cuộc đụng độ và tiếp biến văn hóa Đông - Tây. Mẫu
thượng ngàn được trao Giải Nhất - Giải thưởng Tiểu thuyết của Hội Nhà văn Hà
Nội năm 2006 và Giải thưởng Văn hóa Doanh nhân năm 2007.
Không dừng lại ở đó, giữa năm 2011, Nguyễn Xuân Khánh trình làng cuốn
tiểu thuyết thứ ba: Đội gạo lên chùa. Tác phẩm lập tức gây tiếng vang lớn và
nhận ngay Giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam. Chưa đầy sáu tháng, tác
phẩm gần 900 trang của nhà văn, đầy đặn cả về nội dung và hình thức, được in
nối bản, tái bản ba lần.
Ba cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh: Hồ Quý Ly, Mẫu thượng
ngàn, Đội gạo lên chùa được ông giới thiệu đến công chúng trọn vẹn trong một
thập kỉ, có ảnh hưởng lớn đến đời sống văn học dân tộc và tạo dấu ấn sâu đậm
trong lòng bạn đọc vì tầm vóc văn hóa, tri thức sâu rộng và tấm lòng thiết tha của
nhà văn với dân tộc, với con người. Ngay khi tiểu thuyết của Nguyễn Xuân
Khánh xuất hiện đã có hàng loạt các bài nghiên cứu, phê bình, giới thiệu xoay
quanh nội dung tiểu thuyết và giá trị đặc sắc mỗi tác phẩm. Tiểu thuyết Hồ Quý
Ly, Mẫu thượng ngàn cũng được tiến hành tìm hiểu trong một số đề tài khoa
học. Nhưng phải đến khi tiểu thuyết Đội gạo lên chùa xuất bản thì việc nghiên
cứu tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh một cách hoàn chỉnh mới được đặt ra cấp
thiết với mục đích: khái quát phong cách nghệ thuật nhà văn, đánh giá tổng thể



3
đóng góp của tác giả trong công cuộc đổi mới văn chương, nhận diện tiến trình
phát triển của văn học Việt Nam mười năm đầu thế kỉ XXI.
Từ bản thân sức hấp dẫn của tác phẩm Nguyễn Xuân Khánh và những yêu
cầu thực tế trong nghiên cứu phê bình văn học, người viết Luận văn mạnh dạn đề
xuất và nghiên cứu đề tài: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn
Xuân Khánh (Qua tác phẩm Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên
chùa). Thông qua việc tìm hiểu toàn bộ hệ thống thế giới nhân vật phong phú,
đặc sắc trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh, chúng ta không chỉ nhận diện bức
tranh lịch sử - văn hóa - xã hội Việt Nam suốt mấy trăm năm biến động mà còn
cho thấy quan niệm nghệ thuật về con người và tầm vóc văn hóa của một nhà văn
lớn.
2. Lịch sử vấn đề
Sau hơn nửa thập kỉ viết văn, tên tuổi nhà văn Nguyễn Xuân Khánh mới
thực sự thành danh với tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly, xuất bản năm 2000. Từ đó
tới nay, với ba cuốn tiểu thuyết bề thế cả về dung lượng và giá trị nghệ thuật, nhà
văn Nguyễn Xuân Khánh đã được các học giả, bạn đọc đón nhận và tiến hành
nghiên cứu tác phẩm nghiêm túc, có những đánh giá, phản biện sâu sắc. Tính đến
thời điểm này, sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh đã có riêng hai cuộc Hội thảo -
Tọa đàm khoa học uy tín: Hội thảo về tiểu thuyết Hồ Quý Ly ngày 21/9/2000 do
NXB Phụ nữ kết hợp Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức và Tọa đàm khoa học Lch sư
̉

và văn ha qua tư
̣

̣
nghê
̣

thuâ
̣
t của Nguyễn Xuân Khánh do Viện Văn học tổ
chức ngày 15/10/2012.
Trong hơn mười năm qua đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về
tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết văn hóa - phong tục của Nguyễn Xuân Khánh ở
hai cuốn Hồ Quý Ly và Mẫu thượng ngàn, tập trung chủ yếu là các báo cáo
khoa học, một số Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên hoặc Luận văn Thạc sĩ, các


4
bài giới thiệu sách và chân dung nhà văn của một số nhà báo, nhà phê bình
Phần lớn, các công trình này khai thác các khía cạnh khác nhau về nghệ thuật
viết tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh, hoặc một lát cắt về vấn đề thể
loại tiểu thuyết lịch sử - văn hóa phong tục trong văn học thời kì sau Đổi mới.
Trên cơ sở tìm hiểu những bài nghiên cứu, phê bình, tham luận hội thảo về
tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh, chúng tôi xin điểm lại một số ý kiến và công
trình bàn đến sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh có liên quan đến hướng nghiên
cứu của đề tài.
Trong bài tổng thuật về Hội thảo về Tiểu thuyết Hồ Quý Ly in trên báo
Văn nghệ số 41 (ra ngày 7/10/2000), nhà văn Vũ Bão khẳng định: “Cuốn tiểu
thuyết Hồ Quý Ly đã làm sang cho Hội Nhà văn Hà Nội. Tác phẩm định giá nhà
văn bằng những dòng chữ tâm huyết”, hoặc đánh giá ngắn gọn, xác đáng của nhà
văn Hồ Anh Thái: “Cuốn sách làm tốt hai yếu tố thể loại: tiểu thuyết và lịch sử.
Nhân vật lịch sử và không khí lịch sử sinh động, có hồn phách, chuyển tải những
vấn đề cốt lõi của lịch sử và cả thời đại.”
Đáng chú ý hơn cả là các bài viết của một số nhà văn, nhà phê bình và học
giả có uy tín như: ý kiến của nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên với bài viết “Đọc
Hồ Quý Ly” trên Tạp chí Tia sáng số 01/2001, nghiên cứu của TS Đinh Công Vĩ
trong bài “Về tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh” (2006), nghiên

cứu của TS Phạm Xuân Thạch trong bài “Suy nghĩ từ những tiểu thuyết mang
chủ đề lịch sử” đăng tải trên báo điện tử vietnamnet.vn 9/10/2005 hoặc loạt bài
giới thiệu chân dung nhà văn và tác phẩm như: “Tiểu thuyết Hồ Quý Ly chùm
trái chín muộn” của nhà văn Vũ Bão (2000), “Hồ Quý Ly - cách tân hay bạo
chúa” của Đỗ Ngọc Yên (2000), “Đọc Tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân
Khánh” của Phạm Toàn (2000), “Tiểu thuyết Hồ Quý Ly và giải pháp mới cho
tiểu thuyết lịch sử nước nhà” của nhà văn Trung Trung Đỉnh (2001), “Tiểu


5
thuyết, dòng chảy liên tục với thời gian” (Báo cáo Hội đồng Chung khảo Cuộc
thi Tiểu thuyết của Hội nhà văn Việt Nam 1998-2000), bài viết “Tiểu thuyết lịch
sử đang hấp dẫn trở lại” của TS Nguyễn Thị Minh Thái vv…vv
Với tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn ra mắt năm 2006, dư luận một lần nữa
lại được dịp bàn thảo sổi nổi về sức viết của một cây bút đã vào tuổi xưa nay
hiếm và nhất là tầm vóc tri thức, văn hóa sâu rộng của Nguyễn Xuân Khánh.
Đánh giá về tác phẩm này cùng với tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly, nhà văn
Nguyên Ngọc trong bài viết “Một cuốn tiểu thuyết thật hay về văn hóa Việt”
đăng trên báo Tuổi trẻ online số ra 12/7/2006 đã khẳng định chắc chắn: “Bằng
cuốn tiểu thuyết này, bằng khám phá này - tôi muốn nói vậy - Nguyễn Xuân
Khánh một lần nữa khiến ta kinh ngạc vì bút lực còn dồi dào đến tràn trề và say
đắm của anh. Tác giả đã ngót 75 tuổi. Gừng già thật cay!” [34]. Trong bài viết
“Sức ám ảnh của tín ngưỡng dân gian trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn” đăng
Tạp chí Văn học số 6/2007, TS Trần Thị An khảo sát kĩ hơn về vấn đề tín
ngưỡng dân gian trong tác phẩm, cũng là chất liệu nghệ thuật làm hồn cốt cho
tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh với những nhận định thú vị, trong đó các nhân
vật huyền thoại đặc biệt được nhắc tới với vai trò quan trọng làm nên linh hồn
cho câu chuyện. Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên trong bài phỏng vấn “Mẫu
thượng ngàn - Nội lực văn chương của Nguyễn Xuân Khánh” đăng trên báo điện
tử vtcnews.vn ngày 13/7/2006 cũng không giấu được niềm ngưỡng mộ với tài

năng của nhà tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh khi cho rằng: “Từ Hồ Quý Ly đến
Mẫu thượng ngàn, Nguyễn Xuân Khánh đã dùng văn chương phác họa rõ nét về
nền văn hóa Việt… Mẫu thượng ngàn đã chứng tỏ nội lực văn chương, tri thức,
kiến văn và cả tư chất của một nhà nghiên cứu của Nguyễn Xuân Khánh.” [35].
Những bài phỏng vấn hoặc phác họa chân dung nhà văn Nguyễn Xuân
Khánh cũng rất kĩ lưỡng, giúp người đọc hình dung rõ nét hành trình sáng tác
văn học của ông trong suốt mấy chục năm qua, trân trọng hơn tâm huyết với


6
nghề của lão nhà văn. Tiêu biểu là các bài viết “Lão mai Nguyễn Xuân Khánh
vẫn rừng rực nở hoa” của Văn Chinh, “Nguyễn Xuân Khánh và cuộc giành lại
bản sắc” của nhà văn Châu Diên, “Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh: Về từ “Miền
hoang tưởng” của nhà báo Lê Thị Thanh Bình, vv…vv
Ngoài ra cũng phải kể tới số lượng đáng kể các công trình Khóa luận tốt
nghiệp của sinh viên, Luận văn Thạc sĩ của học viên Cao học nghiên cứu về nhà
văn Nguyễn Xuân Khánh và tác phẩm của ông ở các trường Đại học, Viện
nghiên cứu chuyên ngành. Tính riêng tại trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), chúng tôi có thể thống kê các đề tài cụ thể
như sau: Khóa luận tốt nghiệp Hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử (qua
khảo sát Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh và Giàn thiêu của Võ Thị Hảo) của
Đinh Việt Hà năm 2004, Khóa luận tốt nghiệp Tiểu thuyết lịch sử của Hoàng
Quốc Hải và Nguyễn Xuân Khánh của Nguyễn Thùy Dương năm 2004, Khóa
luận tốt nghiệp Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh dưới góc nhìn thể loại (qua 2
tác phẩm Hồ Quý Ly và Mẫu thượng ngàn) của Hoàng Thị Hiền Lương năm
2007, Luận văn Thạc sĩ Một số vấn đề lý luận về tiểu thuyết lịch sử qua Hồ Quý
Ly của Nguyễn Xuân Khánh và Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác năm
2007 của Nguyễn Thị Liên, Luận văn Thạc sĩ Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh
qua góc nhìn trần thuật học của Hoàng Thị Hiền Lương năm 2010, Luận văn
Thạc sĩ Những đóng góp của Nguyễn Xuân Khánh vào tiến trình đổi mới tiểu

thuyết Việt Nam đương đại (Qua 2 tác phẩm Hồ Quý Ly và Mẫu thượng ngàn)
của Tống Thị Thanh năm 2010, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn Tiểu thuyết lịch sử Việt
Nam từ 1945 đến nay của Nguyễn Thị Tuyết Minh năm 2009, vv…vv…
Nhìn chung, ở phương diện thể loại và góc nhìn trần thuật học, tiểu thuyết
lịch sử - văn hóa của Nguyễn Xuân Khánh được tìm hiểu kĩ lưỡng, có những
đánh giá hợp lí ở giá trị nghệ thuật cũng như có cái nhìn thấu đáo đối với tiến
trình phát triển thể loại nói riêng, tiến trình phát triển của đời sống văn chương


7
đương đại nói chung. Tuy nhiên, ở khía cạnh nghệ thuật xây dựng nhân vật tiểu
thuyết Nguyễn Xuân Khánh, chưa có công trình nào đi sâu chi tiết mô tả bút
pháp của nhà văn. Đó vừa là cơ hội, vừa là thách thức để người viết Luận văn có
những quan sát và kiến giải đầy đủ hơn về vấn đề này.
Tiểu thuyết Đội gạo lên chùa ra mắt hồi tháng 6-2011, đến nay, sự hấp
dẫn của tác phẩm bước đầu được đánh giá qua một số bài viết, nhưng chưa có
công trình nghiên cứu cụ thể nào. Đáng chú ý nhất là Tọa đàm khoa học Lch sư
̉

và văn ha qua tư
̣

̣
nghê
̣
thuâ
̣
t của Nguyễn Xuân Khánh do Viện Văn học tổ
chức ngày 15/10/2012. Các ý kiến đóng góp của những học giả, nhà nghiên cứu,
nhà phê bình văn học uy tín đều khẳng định giá trị văn chương - lịch sử và văn

hóa của tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh trong bối cảnh văn chương đương đại.
GS Phong Lê còn nhấn mạnh:“Nguyễn Xuân Khánh đã có những sáng tác làm
vinh quang cho thế hệ chúng tôi.”
Các tham luận trình bày tại Tọa đàm được tập hợp và in trong cuốn sách
Lịch sử và văn hóa, cái nhìn nghệ thuật Nguyễn Xuân Khánh do NXB Phụ nữ và
Viện Văn học ấn hành đã khẳng định sự trân trọng của giới nghiên cứu đối với
sáng tác của nhà văn lão thành, đồng thời ghi nhận những giá trị mà tác phẩm
văn chương của ông đem tới cho đời sống văn học dân tộc mười năm đầu thế kỉ
XXI. Phải nói thêm rằng, 25 tham luận tập hợp trong cuốn sách đã có những
đánh giá hết sức tỉ mỉ, nghiên cứu công phu và phong phú về tiểu thuyết Nguyễn
Xuân Khánh như: “Tiếp cận tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ phương diện kết
cấu thể loại” của nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng, “Nguyễn Xuân Khánh, từ cấu
trúc nghệ thuật đến cấu trúc tư tưởng” của TS Phạm Xuân Thạch, “Tiểu thuyết
Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn văn hóa” của ThS Mai Anh Tuấn vv vv
Đánh giá trực tiếp về tiểu thuyết mới nhất Đội gạo lên chùa của Nguyễn
Xuân Khánh là bài viết “Đội gạo lên chùa - Một cách hiểu về “Phật tính” của


8
PGS.TS Nguyễn Thị Bình, “Khi tâm thức Phật giáo hòa vào tâm thức Việt (Nhân
đọc Đội gạo lên chùa)” của PGS.TS Tôn Phương Lan, “Tâm thức Phật giáo
trong Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh” của Phan Trần Thanh Tú
Một số bài viết như: “Một kêu gọi khẩn thiết của cái thiện (Đọc Đội gạo lên chùa
của Nguyễn Xuân Khánh)” của TS Phạm Xuân Thạch, “Nhà văn Nguyễn Xuân
Khánh: Viết cũng “tùy duyên” của nhà báo Hồng Minh đăng trên báo điện tử
Nhân dân ngày 6/7/2011, bài chân dung “Người đưa lịch sử vào tiểu thuyết” của
tác giả Vĩnh Hưng trên Báo ảnh Việt Nam ngày 1/12/2011 cũng có những kiến
giải và cái nhìn hết sức thú vị về cuộc đời, sự nghiệp viết văn và cảm hứng mà
tiểu thuyết Đội gạo lên chùa đem lại
Từ quan sát lịch sử vấn đề nghiên cứu về tiểu thuyết của Nguyễn Xuân

Khánh nói chung và vấn đề nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh nói
riêng, chúng tôi thấy hầu hết các học giả quan tâm đều đi sâu tìm hiểu tác phẩm
dưới góc nhìn thể loại và cấu trúc tác phẩm: vấn đề trần thuật, vấn đề “cá nhân
hóa hư cấu” trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh, những sáng tạo nghệ
thuật trên đinh treo lịch sử vv…vv… Trong đó, vấn đề nhân vật tiểu thuyết được
nghiên cứu như một lát cắt trong nghệ thuật trần thuật nói chung, chủ yếu khai
thác trên phương diện hình tượng nhân vật lịch sử trong tác phẩm, nhân vật văn
hóa tín ngưỡng dân gian, nhân vật nữ…
Từ những giới hạn ấy, Luận văn của chúng tôi cố gắng làm sáng tỏ thế
giới nhân vật rất phong phú, đa dạng, phức tạp, nghệ thuật xây dựng hình tượng,
bút pháp và thẩm mĩ sáng tạo của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh trong các hình
tượng ấy. Từ hướng khai thác này, người viết có thể khám phá thông điệp văn
hóa mà Nguyễn Xuân Khánh gửi gắm qua thế giới nhân vật và quan niệm nghệ
thuật về con người nói chung của nhà văn.



9
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Với đề tài này, Luận văn chú trọng tìm hiểu đối tượng trung tâm là toàn bộ
hệ thống nhân vật tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh qua ba tác phẩm: Hồ Quý Ly,
Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa.
Ngoài ra, để có được những kiến giải khoa học, hợp lí, trong quá trình
nghiên cứu, chúng tôi cũng hết sức chú ý đến những vấn đề xoay quanh việc xây
dựng nhân vật lịch sử, nhân vật tiểu thuyết trong một số tác phẩm cùng thể loại và
đề tài như bộ tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Hoàng Quốc Hải, Nguyễn Mộng
Giác, Võ Thị Hảo…
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Từ định hướng của đề tài, Luận văn sẽ tiến hành nghiên cứu nhân vật trong

ba tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh trên các phương diện lớn sau:
- Kiểu nhân vật luận đề - tư tưởng
- Kiểu nhân vật tính cách - số phận
- Nghệ thuật xây dựng thế giới nhân vật của Nguyễn Xuân Khánh (nguyên mẫu
và hư cấu trong sáng tạo nhân vật, góc nhìn văn hóa trong xây dựng nhân vật, điểm nhìn
nhân vật, giọng điệu, ngôn ngữ, bút pháp nghệ thuật đa dạng…)
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tiếp thu những nghiên cứu của các tác giả đi trước, Luận văn đặt ra
nhiệm vụ và giới hạn vào việc tập trung làm rõ hơn thế giới nhân vật trong tiểu thuyết
Nguyễn Xuân Khánh. Thông qua đó, người viết có thêm những căn cứ xác thực


10
khẳng định phong cách sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh, những giá trị đóng góp
tích cực đối với nền tiểu thuyết đương đại Việt Nam.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, với đề tài Thế giới nhân vật trong tiểu
thuyết của Nguyễn Xuân Khánh (Qua tác phẩm Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn,
Đội gạo lên chùa), Luận văn đề ra những nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Tổng hợp cơ sở lí thuyết khoa học về nhân vật trong tác phẩm văn học nói
chung, nhân vật tiểu thuyết nói riêng. Đặc biệt, đi sâu hơn vào khái niệm nhân vật
lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử.
- Xác định cách phân loại các đối tượng nghiên cứu từ nền tảng lí thuyết và
thực tiễn thể loại .
- Soi sáng thế giới nhân vật đa dạng, độc đáo và phức tạp trong tiểu thuyết
Nguyễn Xuân Khánh, những ảnh hưởng nhân vật tác động tới giá trị văn chương
của tác phẩm.
- Có cái nhìn đối chiếu, so sánh với một số tác giả cùng thời viết về tiểu
thuyết lịch sử nói riêng và tiểu thuyết về lịch sử - văn hóa - xã hội Việt Nam nói

chung (Võ Thị Hảo, Hoàng Quốc Hải, Nguyễn Mộng Giác, Hà Ân vv…vv)
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài luận văn, chúng tôi đã vận dụng linh hoạt các phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại: Dựa
vào đặc trưng thể loại tự sự để tiến hành phân tích đặc điểm của nhân vật.


11
- Phương pháp hệ thống: Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sẽ dùng
phương pháp hệ thống để xem xét nhân vật với tư cách là một yếu tố hữu cơ trong
cấu trúc chỉnh thể tác phẩm.
- Phương pháp so sánh: Để khẳng định nét đổi mới và riêng biệt, đặc sắc
của nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh, cần so sánh nhân vật của ông
với các nhân vật trong tiểu thuyết của một số nhà văn khác cùng đề tài.
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi cũng tiến hành sử dụng phương pháp
thống kê, phương pháp tiểu sử như một công cụ hỗ trợ. Bao trùm phương pháp
nghiên cứu đề tài này là góc nhìn văn hóa học, soi sáng nhân vật, ý nghĩa cốt
truyện và thông điệp nhân văn của tác giả.
6. Kết cấu Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, phần Nội dung
của Luận văn gồm 3 chương:
Chƣơng 1. Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh trong bối cảnh tiểu thuyết
đƣơng đại Việt Nam
Chƣơng 2. Hệ thống các kiểu loại nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn
Xuân Khánh
Chƣơng 3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân
Khánh






12
CHƢƠNG 1: TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH
TRONG BỐI CẢNH TIỂU THUYẾT ĐƢƠNG ĐẠI VIỆT NAM
1.1. Tiểu thuyết Việt Nam mƣời năm đầu thế kỉ XXI, một cái nhìn
khái quát
Ở góc nhìn cận cảnh về vấn đề tiểu thuyết Việt Nam trong dòng chảy văn
chương đương đại, người viết muốn khảo sát những diễn biến trong sự vận động
của thể loại này khoảng mười năm đầu thế kỉ XXI, một quãng đường chưa phải
là dài so với tiến trình vận động của thể loại hơn hai thế kỉ qua, nhưng cũng để
lại những dấu ấu đáng chú ý trong đời sống văn học.
Nguyễn Xuân Khánh không phải là một cây bút mới. Hành trình viết văn
thầm lặng của ông trải dài hơn nửa thế kỉ với nhiều thăng trầm để đến hôm nay,
khi tên tuổi Nguyễn Xuân Khánh “đóng đinh” trong tâm trí bạn đọc với tiểu
thuyết lịch sử Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa, đó là cuộc bứt
phá ngoạn mục, khẳng định tài năng nghệ thuật và tâm huyết của nhà văn lão
thành.
Cũng phải nói thêm rằng, sự trở lại của một số tác giả với những tiểu
thuyết đồ sộ khi mà tuổi đời đã bước vào độ “xưa nay hiếm” như: Nguyễn Xuân
Khánh (Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa), Tô Hoài (Ba người
khác), Bùi Ngọc Tấn (Biển và chim bói cá), Châu Diên (Người sông Mê)… là
một hiện tượng văn học của những năm đầu thế kỉ XXI. Bên cạnh đó, sự xuất
hiện của đông đảo cây bút trẻ, trình làng những lối viết mới, cách tân trong bút
pháp, khuynh hướng, đề tài và thi pháp thể loại nói chung như: Nguyễn Quỳnh
Trang, Di Li, Phan Việt, Thuận, Phong Điệp… đã đem tới bầu không khí thực sự
sôi động của tiểu thuyết thập niên đầu thế kỉ XXI.
Nhận diện tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh trong bối cảnh tiểu thuyết Việt
Nam đương đại là một việc làm cần thiết, không chỉ giúp người viết có những



13
đánh giá khách quan về giá trị nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm mà còn có thêm
những kiến giải và cơ sở để nhận định rõ nét hơn về phong cách nghệ thuật của
Nguyễn Xuân Khánh trong bức tranh tiểu thuyết muôn màu.
1.1.1. Một số khuynh hướng vận động của tiểu thuyết Việt Nam mười
năm đầu thế kỉ XXI
“Thể loại sống bằng hiện tại, nhưng luôn nhớ quá khứ của mình, khởi thủy
của mình” (M.B)
Vấn đề đổi mới văn học, trước hết và trên hết được nhìn nhận ở sự thay
đổi trong tư duy, quan niệm nghệ thuật của nhà văn. Là loại hình tự sự có
nhiều ưu thế, đáp ứng nhanh nhạy và đa dạng yêu cầu đổi mới, từ năm 1986
đến nay tiểu thuyết nhanh chóng chiếm giữ vai trò quan trọng trong đời sống
văn xuôi. Những cây bút trẻ có mảnh đất tự do sáng tác đã đem lại cho văn
đàn một bầu không khí tươi mới chưa từng thấy, đa phong cách, đa giọng
điệu, có sự hòa trộn của nhiều bút pháp. Chỉ trong vòng mười năm đầu thế kỉ
XXI, người đọc dễ dàng quan sát và khắc nhớ hàng loạt cái tên, những người
viết tiểu thuyết đã từng quen và nhiều cây bút trẻ, đó là Võ Thị Hảo với Giàn
thiêu; Hồ Anh Thái với Cõi người rung chuông tận thế, Đức phật, nàng
Savitri và tôi, Mười lẻ một đêm, SBC là săn bắt chuột; Dấu về gió xóa; đó là
Cơ hội của chúa, Khải huyền muộn của Nguyễn Việt Hà; Thoạt kì thủy, Ngồi
của Nguyễn Bình Phương, Chuyện của thiên tài của Nguyễn Thế Hoàng Linh;
China Town, Paris 11 tháng 8 của Thuận, Và khi tro bụi, Mưa ở kiếp sau của
Đoàn Minh Phượng, Nháp, Phiên bản, Kín của Nguyễn Đình Tú, 1981, Nhiều
cách sống, Mất kí ức của Nguyễn Quỳnh Trang, Sông - tiểu thuyết đầu tay
của Nguyễn Ngọc Tư vv…vv
Nhận diện tiểu thuyết Việt Nam đương đại mười năm đầu thế kỉ XXI,
công bằng mà nói, vẫn còn đó bức tranh bộn bề, ngổn ngang và chưa thực sự



14
định danh chính xác cho tên gọi của trào lưu hay khuynh hướng nào. Tuy nhiên,
với chức năng phát hiện, thẩm định và tôn vinh giá trị văn chương, người nghiên
cứu vẫn cần phải góp tiếng nói vào việc khẳng định những xu thế phát triển của
thể loại này. Trên cơ sở quan sát thực tế và tiếp thu các ý kiến đánh giá của một
số công trình khoa học đã công bố, người viết Luận văn tạm chia tiểu thuyết theo
một số khuynh hướng sáng tác chính như sau:
 Khuynh hƣớng tiểu thuyết lịch sử theo phong cách hiện đại
Khoảng mười năm trở lại đây, công chúng yêu văn học chứng kiến sự nở
rộ các tác phẩm tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử, tạo nên một làn sóng dư luận
mới với nhiều tranh luận và phản biện đích đáng. Xu hướng cách tân hay truyền
thống trong nghệ thuật đương đại đã trở thành lựa chọn hàng đầu trong sáng tác
viết về đề tài lịch sử, và nhà tiểu thuyết có nghề luôn biết cách “làm mới” những
vấn đề quá khứ, những hiện thực đã có sẵn câu trả lời.
Với hầu hết giới sáng tác văn chương, lịch sử và viết về lịch sử, hơn cả sự
ám ảnh, đó còn là món nợ đeo đẳng suốt đời, buộc họ phải trả lời bằng tác phẩm
văn học. Tiểu thuyết lịch sử nói riêng hay các tác phẩm viết về đề tài lịch sử nói
chung đã trải qua nhiều bước thăng trầm, có những khoảng rơi vào “im lặng”
nhưng rồi trở lại đầy ấn tượng trong khoảng sáu, bảy năm đầu thế kỉ XXI. Văn
đàn Việt Nam “được mùa” những tác phẩm thuộc khuynh hướng sáng tác này,
đem tới một không khí mới cho bức tranh tiểu thuyết dường như có phần chững
lại khoảng cuối thập niên 90. Trước năm 1986, đa số các nhà văn khai thác đề tài
lịch sử đều theo một lối mòn truyền thống, chủ trương minh họa chính sử, nhìn
lịch sử là sự tiếp nối các triều đại với cảm hứng ngợi ca, ngưỡng vọng những
nhân vật kiệt xuất anh hùng. Đó là bộ ba tác phẩm lịch sử của Hà Ân: Trên sông
truyền hịch, Bên bờ Thiên Mạc, Trăng nước Chương Dương dựng lại cuộc kháng
chiến vĩ đại chống quân Nguyên Mông của nhà Trần. Mỗi tác phẩm đều đi sâu
khắc họa hình ảnh nhân vật trung tâm như Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng…



15
với chiến công hiển hách đi vào lịch sử. Sao khuê lấp lánh của nhà văn Nguyễn
Đức Hiền là tiểu thuyết lịch sử viết về Nguyễn Trãi, một danh nhân văn hóa dân
tộc, một số phận bi thảm đẫm lệ và oan trái trong lịch sử nước ta. Nguyễn Đức
Hiền đã xây dựng thành công chân dung nhà tư tưởng Nguyễn Trãi trong các mối
quan hệ cha con, thầy trò, vua tôi, vợ chồng… giữa một bối cảnh vô cùng phức
tạp để thể hiện rõ quan điểm nhân nghĩa, yêu nước, thương dân nâng lên thành lẽ
sống ở Ức Trai. Nói chung, khuynh hướng tái hiện lịch sử như là sự kiện chính
xác trong một số tiểu thuyết giai đoạn trước thời kì đổi mới khá rõ nét, ở đó các
nhà văn coi lịch sử là cứu cánh cho tác phẩm, chưa làm bật lên chất “tiểu thuyết”
như một sáng tạo, hư cấu nghệ thuật.
Cùng với sự chuyển động của đời sống văn học nói chung và sự thay đổi
tư duy phản ánh nghệ thuật của nhà văn nói riêng, tiểu thuyết lịch sử đương đại
đã tiếp cận với cảm quan mới, có những cách tân táo bạo trong lối kể chuyện, thủ
pháp xây dựng hình tượng… Vượt qua rào cản của những đáp án sẵn có, người
viết tiểu thuyết lịch sử đã mở rộng biên độ sáng tạo, kể chuyện lịch sử bằng một
phong cách hiện đại. Giàn thiêu của Võ Thị Hảo, Hội thề, Con ngựa Mãn Châu
của Nguyễn Quang Thân, bộ tiểu thuyết bốn tập của Hoàng Quốc Hải: Bão táp
cung đình, Thăng Long nổi giận, Huyền Trân Công chúa và Vương triều sụp đổ,
Khúc khải hoàn dang dở của Hà Ân, Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác…
là những tác phẩm nằm trong khuynh hướng này.
Trong tiểu thuyết Giàn thiêu, dựa vào Đại Việt sử ký toàn thư và huyền
tích dân gian, nhà văn Võ Thị Hảo đã dựng lên một bức tranh hoành tráng nhiều
mảng màu đối chọi mà vấn đề trung tâm là thân phận con người trong những
giằng xé, mâu thuẫn giữa quyền lợi, danh vị và hạnh phúc. Hội thề của Nguyễn
Quang Thân lại dụng công xây dựng hình tượng Nguyễn Trãi - nhà tư tưởng của
chủ nghĩa “yên dân” trong một diễn biến ngắn: bảy ngày trước trận đánh cuối
cùng ở Đông Quan, sau đại thắng Xương Giang đánh tan quân Minh xâm lược.



16
Điều quan trọng là tác giả đã đặt nhân vật vào điểm nhìn bên trong để khám phá
những tình cảm sâu kín, trăn trở, thậm chí đau đớn của Nguyễn Trãi. Bằng thủ
pháp xây dựng nhân vật theo lối hiện đại, không nặng về tiểu sử đời tư (như cách
kể chuyện truyền thống), bi kịch lịch sử trong cuộc đời Nguyễn Trãi đã được nhà
văn “làm sáng” trong một thời đoạn ngắn ngủi, nhưng giúp người đọc hôm nay
đồng cảm hơn rất nhiều với nỗi đau mà ông trải qua.
Tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh lấy nhân vật
trung tâm: Hồ Quý Ly, một nhân vật lịch sử phức tạp được giới nghiên cứu dày
công giải mã, làm linh hồn của toàn bộ nghệ thuật kể chuyện. Tái hiện không khí
lịch sử trong giai đoạn khắc nghiệt: sự sụp đổ khó cứu vãn của vương triều nhà
Trần và sự thống trị ngắn ngủi của triều Hồ, nhà văn đã đặt Hồ Quý Ly và một hệ
thống lớn các nhân vật vào những tình huống thử thách ngặt nghèo, cả trong
hành động và tâm hồn.
Có thể nói, đề tài lịch sử đã tạo nên tiếng vang nhất định cho một số cây
bút tiểu thuyết đương đại, đem lại nhiều đóng góp vào quá trình phát triển thể
loại, đặc biệt trong khoảng chục năm trở lại đây. Người viết tiểu thuyết lịch sử
hôm nay, đã vượt qua cái khó của chính mình khi cố gắng thoát khỏi “định mệnh
thuyết”, sáng tạo lịch sử từ nhân vật như một con người của tiểu thuyết, xóa nhòa
những định kiến đã biết trước về nhân vật. Để kết lại, người viết Luận văn hoàn
toàn tâm đắc và đồng tình với ý kiến của TS Phạm Xuân Thạch khi tin tưởng
rằng: “Từ những thành công của một nhóm sáng tác, người ta có thể nhận thấy
rằng thoát khỏi những gông cùm của mĩ học phản ánh luận dung tục, quay trở về
“thường độc hành, thường độc bộ” với những ý tưởng nghệ thuật và sáng tạo cá
nhân, vượt ra khỏi ám ảnh cộng đồng, cô độc đối diện với những vấn đề của Dân
tộc và Nhân loại chính là “Niết bàn lộ” của tiểu thuyết đương đại ở Việt Nam.
[51]




17
 Khuynh hƣớng tiểu thuyết nhận thức lại thực tại
Khuynh hướng này xuất hiện vào những năm đầu thập kỉ 80 của thế kỉ
XX, ngày càng phát triển trong giai đoạn văn học bước vào xu thế hội nhập.
Những đề tài vốn dĩ quen thuộc như hình ảnh người nông dân, người lính bước ra
từ chiến tranh, các mối quan hệ gia đình… tưởng chừng đơn giản nhưng giờ đây
được khám phá bằng một nhãn quan mới, dám thành thực và phơi bày những mặt
trái của nó. Một số tác phẩm tiêu biểu khuynh hướng này có mặt trong tiểu
thuyết Dòng sông mía của Đào Thắng (2004), Ba người khác của Tô Hoài
(2006), Biển và chim bói cá của Bùi Ngọc Tấn (2008), Gia đình bé mọn của Dạ
Ngân (2005), Lính trận của Trung Trung Đỉnh (2011)…
Khuynh hướng tiểu thuyết nhận thức lại thực tại tập trung vào đề tài nông
thôn, cải cách ruộng đất hay cuộc sống của con người Việt Nam thời kì bao
cấp… Đó là những câu chuyện ở thì quá khứ gần, vẫn còn bám riết lấy tâm trí
của những người cầm bút để hôm nay, họ viết lại bằng tất cả trải nghiệm và cả
đau xót một thời đã qua.
Ba người khác của lão nhà văn Tô Hoài ra mắt công chúng năm 2007, gây
xôn xao dư luận vì hiện thực phản ánh trong tiểu thuyết chỉ vỏn vẹn 300 trang
nhưng là cả bức tranh gai góc và nhiều mảng tối của công cuộc cải cách ruộng
đất ở miền Bắc những năm 1954-1956. Ra mắt lần đầu năm 2008, tiểu thuyết
Biển và chim bói cá của nhà văn Bùi Ngọc Tấn, cũng là bậc “trưởng lão” trên
văn đàn tập trung vào khoảng trên dưới hai mươi nhân vật, miêu tả như những
hình tượng đa phương, đa dạng. Những góc khuất của đời sống và con người tại
một Liên hiệp đánh cá biển Đông lẫy lừng thành tích nhưng chất chứa nhiều trái
ngang hiện ra trước mắt người đọc như một bằng chứng không thể chối cãi của
một thời đại bao cấp. Nhận thức về quá khứ trong một tinh thần thời đại hôm
nay, tác giả giúp người đọc thấm thía hơn về bi kịch của lòng tốt, về sự tha hóa
của con người giữa nhá nhem, chao đảo của xã hội.



18
Viết về tình yêu, gia đình, sự đứt gãy trong mối quan hệ nền tảng… là
cách mà Dạ Ngân trải nghiệm trong cuốn tiểu thuyết dày 295 trang: Gia đình bé
mọn. Nhà văn đã vén bức màn đời sống gia đình Việt Nam thời kì hậu chiến với
những bi kịch không tên, con người chết dần chết mòn trong suy nghĩ lạc hậu, ấu
trĩ. Ám ảnh và tội ác của chiến tranh ẩn hiện ngay trong đời sống, ý nghĩ của con
người. Dường như, ở khía cạnh nào của đời sống, nhu cầu nhận thức lại, nhìn
thẳng vào sự thật và nói ra sự thật cũng trở thành mối quan tâm bức thiết của nhà
văn. Trung tâm của các tiểu thuyết ở khuynh hướng này là số phận con người,
cũng là ngọn nguồn không bao giờ vơi cạn ở văn chương!
 Khuynh hƣớng tiểu thuyết dòng ý thức
Nằm trong xu hướng cách tân bút pháp sáng tạo nghệ thuật, loại tiểu
thuyết dòng ý thức chú ý đi sâu vào diễn biến tâm trạng, đời sống tâm linh của
con người, từ bỏ những nguyên tắc phản ánh trung thành với hiện thực bằng lối
diễn đạt giàu chất thơ, có nhòe mờ hư thực, có sự gián cách không - thời gian…
Tiêu biểu cho khuynh hướng này là một loạt tiểu thuyết như: Người sông Mê của
Châu Diên, Trí nhớ suy tàn của Nguyễn Bình Phương, Và khi tro bụi, Mưa ở kiếp
sau của Đoàn Minh Phượng, 1981, Nhiều cách sống của Nguyễn Quỳnh Trang…
Tiểu thuyết đầu tay Người sông Mê của Châu Diên kể về một người đã
chết, đáng lẽ phải đi qua Sông Mê, ăn cháo lú, và quên hết mọi chuyện trần gian,
nhưng lại được đầu thai trở lại. Từ một sự việc có tính chất hoang đường, có
phần kì ảo, tác giả tạo cho nhân vật một khả năng đặc biệt: đi xuyên qua các kiếp
khác nhau, kể về những cuộc đời khác nhau của mình… Những cuộc đời ấy là sự
hòa trộn của cả một quá trình xã hội, có anh hùng và có gian hùng, có chất thơ và
có bùn lầy, song hành cả cái Thiện - cái Ác Những rẽ ngang bất ngờ khiến cho
tác phẩm có một cấu trúc bề mặt khác hẳn với tiểu thuyết cổ điển. Một thử
nghiệm hình thức như vậy, cũng là rất đáng ghi nhận ở một cây bút ở tuổi 75 như
Châu Diên!



19
Trong số những gương mặt nhà văn trẻ, Nguyễn Bình Phương nổi lên như
một hiện tượng, nói theo cách của TS Phạm Xuân Thạch, đó là ưu tiên số một vì:
“Sáng tác của anh kết tụ nhiều vấn đề có ý nghĩa tiêu biểu cho tiểu thuyết Việt
Nam thời kì hậu chiến cả trên bình diện mĩ học lẫn kĩ thuật sáng tác và mô hình
tiểu thuyết” [54]. Trong tiểu thuyết Trí nhớ suy tàn (2000), tác giả để nhân vật
không tên “em” loay hoay trong sự suy tàn của mình, hoàn toàn chìm vào một
khối cô đơn và bế tắc. Ngay cả khi ý thức được bi kịch của mình và có khát vọng
ra đi, nhân vật “em” cũng không tài nào thoát ra được.
Và khi tro bụi - tiểu thuyết của đạo diễn Việt kiều Đoàn Minh Phượng
(2007) là hành trình đơn độc đi tìm sự thật của nhân vật “tôi” - An Mi, khi cô
tuyệt vọng sau cái chết của chồng, gói đời mình trong những toa tàu ở nước Đức
xa xôi. Nhà văn cố tình làm mờ đi các ranh giới để nhân vật tự do di chuyển giữa
thực tại, quá khứ và thời gian được nới rộng ra. Người đọc sẽ có cảm giác nhân
vật đang đi trong vô thức, mọi sự kiện đều không thể được giải mã bằng sự thật
chuẩn xác, hình như chỉ xoay chuyển và bấu víu vào niềm tin mà thôi.
Trong sự phát triển nội tại của thể loại, dòng tiểu thuyết này sẽ tiếp tục
chiếm lĩnh văn đàn và tạo nên những dấu ấn sâu sắc. Khám phá hiện thực bằng
thế giới tâm linh ảo diệu qua tiểu thuyết, sẽ mở rộng chân trời sáng tạo cho nhà
văn.
 Khuynh hƣớng tiểu thuyết văn học mạng
Trong mấy năm trở lại đây, hình thức văn học mạng để chỉ một bộ phận
sáng tác văn học được đăng tải trên các kênh điện tử Internet thông qua hệ thống
website, các trang blog cá nhân… đã dần dần trở thành một xu thế phát triển của
văn học đương đại. Bên cạnh truyện ngắn, tản văn thì thể loại tiểu thuyết đăng tải
dài kì theo từng chương, đoạn được các nhà văn mạng áp dụng thành công và có
lượng công chúng, nhất là giới trẻ quan tâm. Những cây bút tiêu biểu cho hình
thức tiểu thuyết mạng như Hà Kin, DiLi, Đặng Thiều Quang, Gào, Trần Thu



20
Trang… là những “từ khóa” thu hút đông đảo lượng truy cập bạn đọc trên các
diễn đàn.
Cuốn tiểu thuyết trinh thám kinh dị đầu tay của DiLi có tên Trại Hoa Đỏ,
sáng tác trong vòng 10 tháng, là một thử nghiệm thể loại đầy táo bạo! Tác phẩm
có 35 chương thì 33 chương đầu được DiLi đăng tải trên trang cá nhân (blog)
trước khi Nhà xuất bản Công an nhân dân phát hành hoàn chỉnh năm 2009.
Chuyện tình New York của tác giả Hà Kin cũng là một ví dụ tiêu biểu. Tác
phẩm thu hút đông đảo lượng người đọc trên mạng, làm nên thành công cho một
cây bút hoàn toàn không chuyên. Câu chuyện tình vừa lãng mạn vừa đau khổ,
tràn đầy hơi thở cuộc sống của một cô gái Việt với người đàn ông nước ngoài đi
xuyên suốt cả tác phẩm, được tác giả đăng lần lượt trên trang blog cá nhân khiến
cộng đồng mạng xôn xao trong một thời gian dài. Nhu cầu sáng tác trên mạng và
xuất bản thành sách với những tác trở thành lựa chọn của rất nhiều người viết,
chủ yếu là các cây bút trẻ. Không quá nhiều người thành danh với hình thức này,
nhưng hoàn toàn có thể điểm danh một vài cái tên tác giả tiêu biểu như Trần Thu
Trang với Phải lấy người như anh, Cocktail cho tình yêu, Keng với Dị bản, Hà
Kin với Chuyện tình New York, Cấn Vân Khánh với Người đàn ông có đôi mắt
trong, Giao Chi với Tuyết Đen, Đặng Thiều Quang với Chờ tuyết rơi, DiLi với
Trại Hoa Đỏ
Văn học mạng nói chung, tiểu thuyết mạng nói riêng, với tuổi đời còn rất
trẻ, khó có thể đáp ứng những mong đợi của đại đa số công chúng. Nhưng ở một
góc nhìn tích cực, nó đã tham gia và bổ khuyết những chân chống còn thiếu hụt
trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam.
1.1.2. Thành tựu và những dự báo
Trở lên, người viết đã cố gắng luận giải một số khuynh hướng sáng tác
tiêu biểu của tiểu thuyết Việt Nam đương đại trong thập niên đầu thế kỉ XXI
để thấy rằng, thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người và bút pháp sáng



21
tạo vẫn là yêu cầu “sống còn” của tiểu thuyết cũng như các thể loại tự sự
khác. Cùng với quy luật phát triển nội tại, văn chương đương đại ngày càng
có nhiều cơ hội tiếp cận với những luồng văn hóa mới, tạo nên sự thay đổi
mạnh mẽ trong tư duy, xu hướng sáng tác. Bên cạnh hệ thống quốc văn, hoạt
động dịch thuật và giới thiệu văn học nước ngoài có những ảnh hưởng tích
cực đến lối viết, phong cách của nhiều nghệ sĩ. Dấu ấn của chủ nghĩa tượng
trưng, siêu thực, huyền thoại, viễn tưởng, hậu hiện đại… tiếp tục tạo ra nhiều
giọng điệu tiểu thuyết hấp dẫn, mới mẻ, đem lại luồng gió mát cho bầu không
khí văn chương, cũng là một điềm lành cần có cho sự phát triển của văn học.
Bên cạnh những thành tựu nổi bật là sự đa dạng về bút pháp, phong phú
về giọng điệu và giàu có về ngôn ngữ thì việc phát huy cao độ tính dân chủ
trong tiểu thuyết đương đại cũng là tiền đề gia tăng nguyên tắc đối thoại, làm
nảy sinh nhiều khuynh hướng tiểu thuyết khác nhau, đem tới bức tranh hiện
thực đa chiều của văn xuôi.
Không có nhiều những tác phẩm đồ sộ, dài tới gần nghìn trang như Hồ
Quý Ly, Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh hay
bộ tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Xuân Hải, đa phần các tiểu thuyết hôm nay
đều có dung lượng ngắn, sức nén thông tin chặt chẽ, với xu thế chung là đi
vào rất gần nhịp sống hiện đại của người trẻ với góc nhìn cận cảnh về: cuộc
sống thời thượng, sex, vấn đề giới tính vv vv
Cũng phải thừa nhận rằng, trong khoảng hai năm trở lại đây (2011,
2012) văn đàn vắng bóng những tiểu thuyết thực sự có sức lay động sâu sắc
đến công chúng nói chung. Chính xu thế sáng tác đi vào các “điểm nóng” của
xã hội, của giới trẻ nên đề tài tiểu thuyết dần bão hòa, hoặc các cách tân và
thử nghiệm đổi mới nghệ thuật không còn gây ra nhiều tranh cãi và cả hứng
thú cho giới phê bình và truyền thông. Tiểu thuyết có phần chững lại, và chịu



22
sự cạnh tranh của nhiều thể loại tự sự khác như hồi kí, tạp văn, tạp bút, phiếm
luận xã hội Điều này cho thấy nhu cầu thẩm mỹ và thị hiếu văn chương của
độc giả đã thay đổi, văn hóa nghe nhìn và công nghệ số áp đảo dễ khiến người
đọc tìm đến những “món ăn tinh thần” dễ hấp thụ, gần với cuộc sống tản mạn
hàng ngày: tản văn, phiếm luận
Để kết lại, chúng tôi xin trích dẫn đại ý của nhà văn Mỹ Philip Roth,
người chuyên viết các tác phẩm về cuộc sống của người Mỹ gốc Do Thái thời
hiện đại, tác giả đoạt giải thưởng uy tín hàng đầu Man Booker International
Prize năm 2011 về sứ mệnh của tiểu thuyết: “Tiểu thuyết được làm ra là để
đặt câu hỏi, chứ không phải mang lại những câu trả lời”. Lối đi sáng của tiểu
thuyết Việt Nam đương đại cũng chính ở chỗ đó, chừng nào người viết tiểu
thuyết vẫn khao khát đặt ra câu hỏi trong chính tác phẩm của mình, chừng đó
tiểu thuyết vẫn còn đất sống!
1.2. Hành trình sáng tác tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh
1.2.1. Nguyễn Xuân Khánh và hành trình viết văn nửa thế kỉ
Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh sinh năm 1933, quê nội ở làng Cổ Nhuế,
tục gọi là Kẻ Noi, một làng cổ ngay kề Hà Nội. Là con vợ lẽ, cha mất sớm khi
nhà văn mới lên sáu, tuổi thơ của Nguyễn Xuân Khánh gắn với hình ảnh người
mẹ góa chồng lam lũ tần tảo cả đời ở vậy nuôi con và những người cô, người
bác, người dì ở quê ngoại Thanh Nhàn, làng Thanh Trì, nay là căn nhà trên con
ngõ nhỏ đường Trần Khát Chân mà ông và gia đình sinh sống tới tận bây giờ.
Thời trẻ, Nguyễn Xuân Khánh từng đỗ tú tài Toán, học hai năm ở trường
Đại học Y khoa Hà Nội (1951-1952) rồi sau đó lên đường nhập ngũ, tham gia
vào lực lượng quân đội. Quãng thời gian này, Nguyễn Xuân Khánh lần đầu
cầm bút viết truyện ngắn Một đêm và đoạt ngay giải Nhì (không có giải Nhất)
trong cuộc thi truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Như một sự tình

×