Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực thực hành hóa học cho học sinh trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 130 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN NGỌC THÚY

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG
HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN PHI KIM LỚP 11
NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC HÀNH HÓA HỌC
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Chuyên ngành: Lí luận và phƣơng pháp dạy học môn Hóa học
Mã số: 60140111

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THEO ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN THỊ KIM ÁNH

Thừa Thiên Huế, năm 2018

i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết
quả nghiên cứu ghi nhận trong luận văn là trung thực, đƣợc các đồng tác giả cho
phép sử dụng và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kì một công trình nào khác.
Nguyễn Ngọc Thúy

ii



LỜI CẢM ƠN
Luận văn đƣợc hoàn thành bằng sự cố gắng nổ lực của bản thân cùng sự giúp
đỡ nhiệt tình của thầy cô, gia đình, đồng nghiệp, bạn bè và các em học sinh.
Đầu tiên, em xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến TS.Nguyễn
Thị Kim Ánh đã tận tâm hƣớng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn
thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô lớp Cao học Lý luận và phƣơng pháp dạy
học môn Hóa học khóa 25 của Đại học Sƣ phạm Huế tại An Giang đã tận tình giảng
dạy truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho chúng em trong suốt khóa
học.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trƣờng Đại học Sƣ phạm Huế, phòng
đào tạo Sau đại học Huế và Đại học An Giang đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi nhất
để chúng em học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo và các em học sinh trƣờng THPT
Hòn Đất và THPT Sóc Sơn thuộc huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang đã nhiệt tình
đóng góp ý kiến và giúp đỡ rất nhiều cho tôi trong quá trình thực nghiệm sƣ phạm.
Và cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những ngƣời thân trong gia đình, bạn
bè và đồng nghiệp đã luôn ủng hộ và giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn
này.
Xin chân thành cảm ơn!
Thừa Thiên Huế, ngày 05 tháng 07 năm 2018
Tác giả

Nguyễn Ngọc Thúy

iii


MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa .............................................................................................................. i
Lời cam đoan ...............................................................................................................ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii
MỤC LỤC ................................................................................................................... 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... 4
DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG ............................................................................... 5
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ..................................................................................... 6
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 7
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 7
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 8
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 8
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................ 8
5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 9
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................... 9
7. Giả thuyết khoa học ................................................................................................ 9
8. Những đóng góp mới của đề tài .............................................................................. 9
9. Cấu trúc luận văn .................................................................................................. 10
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........................... 11
1.1. LỊCH SỬ CỦA VẤN ĐỀ ................................................................................... 11
1.2. ĐỊNH HƢỚNG ĐỔI MỚI CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
TRONG GIAI ĐOẠN MỚI ...................................................................................... 12
1.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC VÀ NĂNG LỰC THỰC HÀNH HÓA HỌC .... 13
1.3.1. Khái niệm về năng lực, năng lực chung của học sinh trung học phổ thông ... 13
1.3.2. Phát triển năng lực thực hành hóa học cho học sinh trung học phổ thông ..... 18
1.4. MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC KẾT HỢP SỬ DỤNG BÀI
TẬP THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC
HÀNH HÓA HỌC CHO HỌC SINH ....................................................................... 21
1.4.1. Phƣơng pháp “ Bàn tay nặn bột” ..................................................................... 21


1


1.4.2. Phƣơng pháp dạy học hợp tác theo nhóm ....................................................... 22
1.4.3. Phƣơng pháp dạy học theo góc ....................................................................... 23
1.5.THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM TRONG
DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ....................... 25
1.5.1. Mục đích và đối tƣợng điều tra ....................................................................... 25
1.5.2. Kết quả điều tra ............................................................................................... 25
Tiểu kết chƣơng 1...................................................................................................... 28
Chƣơng 2. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN PHI
KIM HÓA HỌC 11 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC HÀNH CHO
HỌC SINH PHỔ THÔNG ..................................................................................... 29
2.1. TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC, NỘI DUNG, MỤC TIÊU CHƢƠNG TRÌNH
PHI KIM HÓA HỌC 11 ........................................................................................... 29
2.1.1. Cấu trúc và nội dung phần phi kim hóa học 11 chuẩn .................................... 29
2.1.2. Mục tiêu của chƣơng trình phi kim hóa học 11 chuẩn .................................... 29
2.2. NGUYÊN TẮC VÀ QUY TRÌNH TUYỂN CHỌN, XÂY DỰNG HỆ THỐNG
BÀI TẬP THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM ................................................................. 33
2.2.1.Nguyên tắc tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập thực hành thí nghiệm .... 33
2.2.2. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập thực hành thí nghiệm ........................... 34
2.3. THIẾT KẾ BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC THỰC HÀNH HÓA
HỌC THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM PHẦN
PHI KIM LỚP 11 ...................................................................................................... 35
2.3.1. Xây dựng các mức độ phát triển năng lực thực hành hóa học cho học sinh
trung học phổ thông .................................................................................................. 35
2.3.2. Xây dựng thang đánh giá năng lực thực hành hóa học ................................... 38
2.4. TUYỂN CHỌN, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THỰC
HÀNH PHẦN PHI KIM LỚP 11 ............................................................................. 42
2.4.1. Bài tập về lập kế hoạch thí nghiệm ................................................................. 42

2.4.2. Bài tập về năng lực tiến hành thí nghiệm ........................................................ 44
2.4.3. Bài tập về quan sát, mô tả, giải thích hiện tƣợng thí nghiệm .......................... 47
2.4.4. Bài tập về xử lý thông tin liên quan đến thí nghiệm ....................................... 48

2


2.5. MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THỰC HÀNH THÍ
NGHIỆM NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC HÀNH HÓA HỌC CHO
HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ................................................................ 51
2.5.1. Sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm trong dạy học bài mới ........................ 51
2.5.2. Sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm trong giờ thực hành ............................ 53
2.5.3. Sử dụng bài tập thực hành hóa học trong giờ luyện tập, ôn tập ...................... 55
2.5.4. Sử dụng bài tập thực hành hóa học trong kiểm tra, đánh giá .......................... 57
2.6. THIẾT KẾ MỘT SỐ MẪU KẾ HOẠCH DẠY HỌC ....................................... 57
2.6.1. Kế hoạch dạy học bài mới [7],[8] ................................................................... 57
2.6.2. Kế hoạch dạy học giờ thực hành ..................................................................... 65
Tiểu kết chƣơng 2...................................................................................................... 70
Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .............................................................. 71
3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM ........................................................................... 71
3.2. ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA BÀN VÀ NHIỆM VỤ THỰC NGHIỆM .......................... 71
3.3. TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ...................................................... 72
3.4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ............................................................................. 75
3.4.1. Kết quả định tính ............................................................................................. 75
3.4.2. Kết quả định lƣợng .......................................................................................... 76
Tiểu kết chƣơng 3...................................................................................................... 83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 84
1. Kết luận ................................................................................................................. 84
2. Kiến nghị ............................................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 86

PHỤ LỤC

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu và chữ

Viết tắt

1

Bàn tay nặn bột

BTNB

2

Bài tập thực hành thí nghiệm

BTTHThN

3

Bài tập về nhà

BTVN


4

Chƣơng trình giáo dục phổ thông

CTGDPT

5

Dung dịch

Dd, dd

6

Đại học sƣ phạm

ĐHSP

7

Đối chứng

ĐC

8

Giáo dục

GD


9

Giáo dục học

GDH

10

Giáo viên

GV

11

Học sinh

HS

12

Năng lực

NL

13

Năng lực thực hành hóa học

NLTHHH


14

Nhà xuất bản

NXB

15

Phản ứng



16

Phản ứng hóa học

pƣhh

17

Phòng thí nghiệm

PTN

18

Phƣơng pháp dạy học

PPDH


19

Phiếu học tập

PHT

20

Phƣơng trình hóa học

pthh

21

Sách giáo khoa

sgk

22

Sách bài tập

sbt

23

Sách tham khảo

stk


24

Thực nghiệm sƣ phạm

TNSP

25

Thí nghiệm

ThN

26

Tiến sĩ

TS

27

Trung học phổ thông

THPT

4


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Các năng lực chuyên biệt của môn hóa học ............................................. 16

Bảng 1.2. Cấu trúc năng lực thực hành hóa học ....................................................... 18
Bảng 1.3. Kết quả điều tra về sử dụng BTTHThN và phát triển NLTHHH ............. 25
Bảng 2.1. Cấu trúc phần phi kim lớp 11 (theo chƣơng trình chuẩn) ........................ 29
Bảng 2.2. Các mức độ của NLTHHH đối với HS THPT ......................................... 36
Bảng 2.3. Thang đánh giá NLTHHH cho HS THPT ................................................ 40
Bảng 2.4. Đánh giá mức độ phát triển của NLTHHH tƣơng ứng tổng số điểm HS
đạt đƣợc ................................................................................................... 41
Bảng 3.1. Bảng liệt kê phân bố TNSP ...................................................................... 71
Bảng 3.2. Bảng tiêu chí Cohen.................................................................................. 74
Bảng 3.3. Bảng so sánh giá trị kiểm chứng t-test..................................................... 74
Bảng 3.4. Bảng kiểm quan sát đánh giá mức độ phát triển NLTHHH của HS ........ 76
Bảng 3.5. Kết quả kiểm tra bài 45 phút .................................................................... 77
Bảng 3.6. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất tích lũy bài 45 phút .............. 77
Bảng 3.7. Bảng phân phối tần số, tần suất theo phân loại học lực bài 45 phút ........ 78
Bảng 3.8. Tổng hợp các tham số đặc trƣng bài 45 phút ............................................ 79
Bảng 3.9. Kết quả bài kiểm tra 15 phút .................................................................... 79
Bảng 3.10. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất tích lũy bài 15 phút ............ 80
Bảng 3.11. Bảng phân phối tần số, tần suất theo phân loại học lực bài 15 phút ...... 80
Bảng 3.12. Bảng tổng hợp các tham số đặc trƣng bài 15 phút ................................. 81
Bảng 3.13. Bảng tổng hợp các tham số thống kê đặc trƣng thực nghiệm ................ 81

5


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Trang
HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ cấu trúc năng lực chung của HS THPT .......................................... 16
Hình 1.2. Sơ đồ tiến trình dạy học theo phƣơng pháp BTNB................................... 22
Hình 1.3. Sơ đồ tiến trình dạy học hợp tác theo nhóm ............................................. 23

Hình 1.4. Sơ đồ tiến trình tổ chức dạy học theo góc ................................................. 24
Hình 2.1. Chứng minh tính chất gì của photpho ....................................................... 42
Hình 2.2. Sơ đồ thiết bị tổng hợp amoniac trong công nghiệp ................................. 42
Hình 2.3. Sơ đồ điều chế CO2 trong phòng ThN ...................................................... 44
Hình 2.4. Dụng cụ thí nghiệm ................................................................................... 45
Hình 2.5. Sơ đồ điều chế ........................................................................................... 46
Hình 2.6. Thí nghiệm nhiệt phân NH4Cl................................................................... 47
Hình 2.7. Điều chế NH3 trong PTN .......................................................................... 48
Hình 2.8. Phản ứng tạo phức của NH3 với một số muối ........................................... 48
Hình 2.9. Thí nghiệm chứng minh khí NH3 tan nhiều trong nƣớc ........................... 52
Hình 2.10. Thí nghiệm điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm .............................. 53
Hình 2.11. Thí nghiệm kim loại Cu tác dụng với HNO3 đặc .................................... 54
Hình 2.12. Thí nghiệm tạo phức của NH3 với CuSO4 .............................................. 55
Hình 2.13.Thí nghiệm thổi khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 ................................... 56
Hình 3.1. Đồ thị đƣờng lũy tích bài 45 phút (% HS đạt điểm Xi trở xuống) ............ 78
Hình 3.2. Biểu đồ phân loại học lực kết quả bài 45 phút .......................................... 79
Hình 3.3. Đồ thị đƣờng lũy tích bài 15 phút (% HS đạt điểm Xi trở xuống) ............ 80
Hình 3.4. Biểu đồ phân loại học lực kết quả bài 15 phút .......................................... 81

6


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài [1],[2],[3]
Bƣớc vào thế kỉ XXI, nền giáo dục quốc tế hiện đại đã định hƣớng phát triển
theo bốn trụ cột chính, đó là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để
làm người” với mục tiêu đào tạo đội ngũ nhân lực trẻ, khỏe không ngừng vƣơn lên
học hỏi để phát triển và khẳng định vị trí cá nhân của họ trong xã hội.
Trong xu thế hội nhập quốc tế, nƣớc ta đã đƣa ra những chiến lƣợc mới để
phát triển nền giáo dục theo định hƣớng năng lực và giáo dục nhân cách thế hệ trẻ

nhằm đào tạo ra nguồn nhân lực mới có tri thức, có năng lực, có tƣ duy, có khả năng
thích ứng tốt, có khả năng vận dụng sáng tạo tri thức nhân loại vào thực tiễn, sẵn
sàng làm chủ nền khoa học kĩ thuật và công nghệ thông tin đang phát triển mạnh
mẽ, vƣợt bậc làm chủ đất nƣớc. Quyết tâm đổi mới nền giáo dục của Đảng và nhà
nƣớc đã thể hiện rõ trong Nghị quyết số 44/NQ-CP, ngày 09/6/2014 Ban hành
Chƣơng trình hành động của Chính phủ thực hiện theo Nghị quyết số 29-NQ/TW
ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ƣơng
khóa XI nhấn mạnh: ...“ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế… Đối với giáo dục phổ thông, tập
trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát
hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh…nâng cao
năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn…”. Đây là cơ sở
pháp lí để những giáo dục nƣớc ta mạnh dạn trong đổi mới phƣơng pháp dạy
học(PPDH).
Trong chƣơng trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) , hóa học là môn khoa
học tự nhiên vừa mang tính lý thuyết, vừa mang tính thực nghiệm. Thực hành thí
nghiệm (ThN) là một trong những năng lực đặc thù quan trọng mà GV cần phải rèn
luyện và phát triển cho HS . Đây cũng là cách thức giúp các em tiếp thu, lĩnh hội
kiến thức môn học dễ dàng, bền vững và hiệu quả nhất. Hiện nay, các câu hỏi, bài
tập có nội dung hỏi về kiến thức thực hành, ứng dụng hóa học vào thực tiễn cuộc

7


sống đã đƣợc đƣa vào trong các đề thi, kiểm tra, đặc biệt là kỳ thi trung học phổ
thông quốc gia (THPTQG) tƣơng đối nhiều. Những câu hỏi dạng này thƣờng
không khó nhƣng đa số HS do xem nhẹ kiến thức thực hành, thực nghiệm hoặc
chƣa đƣợc rèn luyện nhiều nên thƣờng trả lời sai dẫn đến kết quả thi không cao.
Để góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học môn hóa học, đúc kết kinh nghiệm

thực tế giảng dạy ở trƣờng trung học phổ thông (THPT) cùng với mong muốn có
đƣợc một hệ thống bài tập thực hành thí nghiệm (BTTHThN) để rèn luyện năng lực
thực hành hóa học (NLTHHH) cũng nhƣ giúp HS có thể tự tin giải tốt các bài tập
dạng này trong các kì thi, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài : “Xây dựng và sử dụng hệ
thống bài tập phần phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực thực hành hóa học
cho học sinh trung học phổ thông”.
2. Mục đích nghiên cứu
Lựa chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống BTTHThN gồm các bài tập về lập
kế hoạch ThN; kĩ năng tiến hành ThN; quan sát mô tả hiện tƣợng ThN; xử lý thông
tin liên quan đến ThN nhằm phát triển NLTHHH cho HS ở trƣờng phổ thông phần
phi kim lớp 11.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về NLTHHH; BTTHThN phần phi kim lớp 11 và
vấn đề phát triển năng lực thực hành của HS.
- Nghiên cứu thực trạng sử dụng BTTHThN trong dạy học hóa học phần phi
kim ở trƣờng THPT hiện nay.
- Xây dựng và đề xuất những biện pháp sử dụng hiệu quả hệ thống
BTTHThN phần phi kim lớp 11 nhằm phát triển NLTHHH của HS.
- Thiết kế một số kế hoạch dạy học mẫu có sử dụng BTTHThN phần phi kim
lớp 11 nhằm nâng cao NLTHHH cho HS.
- Xây dựng bộ công cụ đánh giá sự phát triển NLTHHH thông qua BTTThN.
- Thực nghiệm sƣ phạm nhằm đánh giá hiệu quả việc thực hiện đề tài.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy và học môn Hóa học ở trƣờng THPT

8


4.2. Đối tượng nghiên cứu

Hệ thống BTTHThN phần phi kim hóa học lớp 11.
NLTHHH cho HS THPT
5. Phạm vi nghiên cứu
Chƣơng nitơ – photpho và chƣơng cacbon-silic lớp 11 THPT.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Nghiên cứu cơ sở lý luận dạy học và phƣơng pháp dạy học hóa học ở
trƣờng THPT.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về kiểm tra đánh giá quá trình học tập của học sinh.
- Phân tích, tổng hợp, hệ thống và phân dạng bài tập hóa học nhằm nâng cao
NLTHHH cho HS ở trƣờng THPT.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Nghiên cứu thực tế tình hình sử dụng các ThN hóa học trong các giờ học:
nghiên cứu bài mới và thực hành hiện nay trong các trƣờng THPT Hòn Đất, THPT
Sóc Sơn, THPT Phan Thị Ràng, THPT Ngô Sĩ Liên thuộc tỉnh Kiên Giang.
- Thực nghiệm sƣ phạm: để kiểm nghiệm giá trị thực tiễn các kết quả nghiên
cứu và khả năng sử dụng BTTHThN nhằm phát triển NLTHHH cho HS.
6.3. Các phương pháp thống ê toán học
D ng các phƣơng pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu, các kết quả
điều tra và các kết quả TN để có những nhận x t, đánh giá xác thực.
7. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập đa dạng về nội dung và hình thức
theo hƣớng rèn luyện và củng cố kiến thức về kĩ năng thực hành sẽ kích thích khả
năng suy luận và sáng tạo của HS. Qua đó hệ thống bài tập này sẽ nâng cao
NLTHHH của HS, phát huy mạnh mẽ tính chủ động tích cực và sự yêu thích môn
hóa học của HS. Đó cũng là PPDH tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học và
nâng cao chất lƣợng dạy học môn Hóa học.
8. Những đóng góp mới của đề tài
8.1. Lựa chọn, xây dựng hệ thống BTTHThN đa dạng về hình thức, phong


9


phú về nội dung thể hiện đầy đủ các tiêu chí đánh giá của NLTHHH đƣợc phân chia
theo từng dạng bài tập, từng chƣơng kiến thức .
8.2. Đề xuất các biện pháp sử dụng hiệu quả BTTHThN qua giờ dạy bài mới,
giờ ôn tập, giờ thực hành giúp HS nắm vững và củng cố kiến thức thực hành thí
nghiệm (THThN), giúp các em tự tin khi tiến hành các ThN và có khả năng suy
luận, giải tốt các BTTHThN trong các đề thi, kiểm tra nhằm phát triển NLTHHH
của HS.
8.3. Thiết kế đƣợc bộ công cụ đánh giá NLTHHH cho HS thông qua
BTTHThN giúp GV và HS có định hƣớng hoạt động trong quá trình dạy và học.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn đƣợc trình bày theo 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
Chƣơng 2. Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần phi kim hóa học 11
nhằm phát triển năng lực thực hành cho học sinh phổ thông.
Chƣơng 3. Thực nghiệm sƣ phạm

10


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. LỊCH SỬ CỦA VẤN ĐỀ
Phát triển năng lực thực hành hóa học đã và đang thu hút nhiều sự quan tâm
của những ngƣời làm công tác giáo dục, đặc biệt là các giáo viên dạy môn Hóa học.
Nhiều công trình khoa học đã đƣa ra các giải pháp hình thành và phát triển những kĩ
năng thực hành hóa học qua việc thiết kế ebook các bài thực hành thí nghiệm hay sử

dụng hệ thống bài tập hóa học thực nghiệm ….để hỗ trợ các giờ học thực hành đã
góp phần nâng cao chất lƣợng dạy và học môn Hóa học trong trƣờng THPT.
C ng quan tâm đến vấn đề này đã có một số công trình khoa học giáo dục
nghiên cứu về PPDH môn Hóa học nhƣ luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Phƣơng
Thu (2007), ĐHSP Hà Nội đã “Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm nhằm phát
triển năng lực thực hành hóa học cho học sinh” .Năm 2010, tác giả Chu Thị
Hƣơng, trƣờng ĐHSP Huế tiếp tục nghiên cứu: “Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng
hệ thống thí nghiệm và bài tập thực nghiệm để rèn luyện tư duy và kĩ năng thực
hành thí nghiệm cho học sinh lớp 10 nâng cao”.
Năm 2011, trong luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Thị Khánh Vân, trƣờng
ĐHSP Huế cũng nghiên cứu: “Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng bài tập thực
nghiệm nhằm rèn luyện tư duy và kĩ năng thực hành cho học sinh trong dạy học 11
nâng cao. Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Lan Phƣơng (2013) nghiên cứu:
“Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm phần vô cơ nhằm phát triển
năng lực thực hành hóa học cho học sinh trung học phổ thông” tại Trƣờng ĐHSP
Hà Nội. Năm 2016, tác giả Lê Thị Tƣơi, ĐHSP Hà Nội đã nghiên cứu vấn đề “
Phát triển năng lực thực hành hóa học cho học sinh thông qua dạy học chương
nitơ-photpho hóa học lớp 11 trung học phổ thông và năm 2017, tác giả Đào Hồng
Hạnh, ĐHSP Hà Nội cũng tiếp tục nghiên cứu vấn đề: “Phát triển năng lực thực
hành hóa học cho học sinh thông qua dạy học chương cacbon-silic hóa học lớp 11
trung học phổ thông” .
Bên cạnh đó, nhiều bài báo nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài phát

11


triễn năng lực thực hành hóa học cho HS cũng đƣợc đăng tải trên các tạp chí uy tín
nhƣ: Bài báo khoa học của nhóm tác giả: Phạm Thị Bình - Đỗ Thị Quỳnh Mai - Hà
Thị Thoan (2016) nghiên cứu việc “ Xây dựng bài tập hóa học nhằm phát triển năng
lực thực hành hóa học cho học sinh ở trƣờng phổ thông”, Tạp chí Khoa học Trường

ĐHSP Hà Nội (số 6A), tr 72-78. Năm 2016, trong Tạp chí khoa học ĐHSP Hà Nội
(số 6A), tr 233-245, các tác giả Nguyễn Thị Kim Ánh và Phạm Hồng Bắc đã công
bố kết quả nghiên cứu đề tài: “Thiết kế hoạt động dạy học theo định hƣớng phát
triển năng lực học sinh thông qua chủ đề : Các hợp chất của Nitơ”, và trong Tạp chí
Giáo dục ĐHSP TPHCM (số 387), tr 50-52, các tác giả : Lý Huy Hoàng - Cao Cự
Giác cũng đã có công trình nghiên cứu về “Thực trạng phát triển năng lực thực hành
thí nghiệm hóa học cho sinh viên sƣ phạm hóa học ở trƣờng đại học”,.
Bài báo của tác giả Phạm Thị Bích Đào - Đặng Thị Oanh (2017), cũng đã
“Đề xuất cấu trúc và đánh giá năng lực thực nghiệm cho học sinh thông qua môn
khoa học tự nhiên cấp trung học cơ sở”, Tạp chí Khoa học ĐHSP Hà Nội (số 9), tr
56-64 hay bài báo của tác giả Đỗ Thị Thu Huyền (2017), “Thiết kế và sử dụng bộ
câu hỏi định hƣớng bài học chƣơng nhóm nitơ nhằm phát triển năng lực tự học cho
học sinh”, Tạp chí Khoa học ĐHSP Hà Nội (số 1), tr 62-70.
Ngoài ra còn nhiều công trình nghiên cứu khoa học khác là các luận văn, luận án,
các bài báo khoa học.... cũng đề cập liên quan đến vấn đề chúng tôi nghiên cứu. Tuy
nhiên, các công trình này có hƣớng nghiên cứu chủ yếu về cách tuyển chọn và xây
dựng bài tập theo các dạng ở từng chƣơng hoặc phát triển NLTHHH cho HS. Trong
luận văn này, chúng tôi đã xây dựng mới và đề xuất biện pháp sử dụng hệ thống
BTTHThN phần phi kim lớp 11 nhằm phát triển NLTHHH cho HS THPT.
1.2. ĐỊNH HƢỚNG ĐỔI MỚI CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
TRONG GIAI ĐOẠN MỚI [3],[4],[5]
Năm 2017, BGD&ĐT công bố CT GDPT mới theo Quyết định số 404/QĐTT do Thủ tƣớng chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chƣơng trình, sách giáo khoa
GDPT nhằm thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục của Quốc hội qui định trong Nghị
quyết 88/2014/QH13.
Khi nghiên cứu tài liệu này, chúng tôi nhận thấy CTGDPT mới có nhiều nội
dung thay đổi, phù hợp với xu hƣớng phát triển của nền giáo dục (GD) hiện đại. CT

12



GDPT mới bao gồm chƣơng trình tổng thể, chƣơng trình môn học và chƣơng trình
hoạt động giáo dục từ lớp 1 đến lớp 12 đƣợc xây dựng theo định hƣớng phát triển
phẩm chất và năng lực của ngƣời học, xem trọng chất lƣợng giáo dục sau khi đào
tạo và nêu cao vai trò chủ thể của ngƣời học trong quá trình giáo dục. CTGDPT mới
thể hiện một số đặc trung cơ bản nhƣ sau:
- Về mục tiêu GD: CTGDPT mới đƣa ra những nhận x t đánh giá về mức độ
tiến bộ của HS qua việc mô tả kết quả học tập và rèn luyện của HS.
- Về nội dung GD: CTGDPT mới chỉ quy định những nội dung chính nhằm
phát triển năng lực cho HS trong các tình huống thực tiễn mà chƣa có những quy
định chi tiết, rõ ràng .
- Về PPDH: CTGDPT mới yêu cầu ngƣời dạy sử dụng các phƣơng pháp và
kỹ thuật dạy học tích cực nhằm phát triển tốt các năng lực giải quyết vấn đề, năng
lực giao tiếp... cho HS.
- Về hình thức dạy học: CTGDPT mới yêu cầu quá trình dạy học cần kết hợp
công nghệ thông tin và truyền thông, dạy học theo hƣớng tích hợp, kết với các hoạt
động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học, hoạt động xã hội, hoạt động ngoại
khóa...nhằm thu hút và gây hứng thú cho HS.
- Vấn đề đánh giá kết quả học tập của HS: CTGDPT mới đƣa ra các tiêu chí
đánh giá về kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào các tình huống thực tiễn.
Nhƣ vậy, mục tiêu đổi mới của CTGDPT trong giai đoạn mới, ngoài sự đổi
mới về nội dung kiến thức mới cần hoàn thiện cho ngƣời học, sự đổi mới về PPDH
nhằm giúp ngƣời học trở nên tích cực, chủ động hơn trong quá trình lĩnh hội kiến
thức cần thiết trong lao động còn hoàn thiện cho ngƣời học những năng lực cần thiết
để hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng trong xã hội hiện đại.
1.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC VÀ NĂNG LỰC THỰC HÀNH HÓA HỌC
1.3.1. Khái niệm về năng lực, năng lực chung của học sinh trung học phổ thông
[3],[4],[5]
1.3.1.1. Năng lực là gì?
Khái niệm “ năng lực” cần phát triển cho HS THPT đƣợc hiểu một cách ph
hợp nhất khi x t về góc độ “ năng lực thực hiện” hay “năng lực hành động” theo

thuật ngữ “ competency ” trong tiếng Anh .

13


Theo [4], các tác giả đã đƣa ra định nghĩa : “Năng lực là thuộc tính cá nhân
được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, khả
năng huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như:
hứng thú, niềm tin, ý chí…để thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định,
đạt kết quả như mong muốn trong những điều kiện cụ thể”.
Nhƣ vậy, năng lực của ngƣời học có thể đƣợc hiểu, đó là sự hình thành và phát
triển những tố chất mà ngƣời học đã sẵn có thông qua quá trình học tập, hoạt động
rèn luyện để từ đó ngƣời học có đƣợc khả năng tổng hợp và vận dụng một cách linh
hoạt, hiệu quả các kiến thức, kĩ năng có đƣợc theo ý chí, niềm tin và sự hứng thú của
bản thân để thực hiện thành công một hoạt động thực tiễn cụ thể nào đó.
1.3.1.2. Năng lực chung cần phát triển cho HS THPT
Chƣơng trình giảng dạy của môn Hóa học cấp THPT sẽ giúp HS hình thành
thế giới quan khoa học với hệ thống kiến thức hóa học phong phú, hiện đại và thiết
thực giúp HS phát triển những phẩm chất cần thiết của ngƣời lao động mới: có tri
thức, tự tin, năng động, sáng tạo, có sức khỏe .… theo định hƣớng phát triển 9 năng
lực chung mà CT GDPT mới đề cập là:
1. Năng lực tự học: ý thức tự giác chủ động lập kế hoạch và thực hiện kế
hoạch bằng sự nổ lực phấn đấu của bản thân theo những mục tiêu cụ thể HS tự đề ra.
2. Năng lực giải quyết vấn đề: là khả năng phát hiện, phân tích và đề xuất
giải pháp để xử lí ph hợp các tình huống có vấn đề xảy ra trong học tập.
3. Năng lực sáng tạo: thể hiện năng lực đƣa ra những ý tƣởng mới, đề xuất
mới từ tình huống, vấn đề đã xác định, có thể là giải pháp cải tiến hay ý kiến trái
ngƣợc với những quan điểm đúng đắn hiện tại, có hứng thú và thái độ tích cực trong
học tập, thể hiện đƣợc bản lĩnh và sự tự tin khi thể hiện quan điểm cá nhân .
4. Năng lực tự quản lí (tự chủ) : nhận ra giá trị bản thân, có ý thức bảo vệ

quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ trong học tập; biết quan tâm, chăm sóc sức khỏe;
biết thể hiện cử chỉ, hành động, thái độ tích cực để tăng sự tin tƣởng, tôn trọng và
lòng yêu mến của mọi ngƣời; có cách ứng xử ph hợp, biết kiềm chế cảm xúc, hành
động tiêu cực khi gặp tình huống ngoài ý muốn.

14


5. Năng lực giao tiếp: Có khả năng thể hiện sự tự tin, thái độ tích cực: biết
lắng nghe, biết quan tâm, biết chia sẽ ; biết thể hiện những biểu cảm ph hợp với
đối tƣợng và hoàn cảnh giao tiếp để đạt đƣợc mục đích của quá trình giao tiếp.
6. Năng lực hợp tác: thực hiện tốt trách nhiệm và vai trò của bản thân đối với
công việc chung của nhóm, đề xuất mục đích hợp tác, biết đánh giá năng lực các
thành viên trong nhóm, có khả năng phân công nhiệm vụ và tổng hợp kết quả của
của nhóm, đƣa ra nhận x t kết quả và hạn chế sau làm việc.
7. Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: khả năng sử dụng
thành thạo các thiết bị ICT, các phần mềm hỗ trợ học tập, biết tìm kiếm và lƣu trữ
thông tin, dữ liệu quan trọng cần thiết trong các bộ nhớ của nhiều thiết bị khác nhau
trên máy hoặc trên mạng.
8. Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Khả năng nghe, hiểu, diễn đạt tốt nội dung
chính hay chi tiết văn bản, bài giảng, bài hội thảo, tài liệu…, sử dụng thành thạo
vốn từ ngữ thông dụng, thuật ngữ chuyên nghành, phát âm đúng ngữ điệu, nhịp
điệu, trình bày lƣu loát, thuyết phục, đúng ngữ pháp, chính tả của bài viết.
9. Năng lực tính toán: Sử dụng chính xác ph p tính (cộng, trừ, nhân chia,
giải phƣơng trình …); sử dụng thành thạo máy tính tay, các dụng cụ đo, vẽ, ...; hiểu
biết và vận dụng hợp lí kiến thức về đo lƣờng, ƣớc tính; biết lập luận logic, khoa
học, chính xác để diễn đạt kiến thức và ý tƣởng trong học tập, cuộc sống.
Những năng lực chung cần phát triển cho HS THPT đƣợc sắp xếp thành sơ
đồ cấu trúc năng lực chung ( xem hình 1.1)


15


Năng lực chung

Năng lực
xã hội

Năng
lực
giao
tiếp

Năng
lực
hợp
tác

Năng lực
công cụ

Năng lực tự làm chủ &
phát triễn bản thân

Năng
lực
tự
học

Năng

lực
tự
giải
uyết
vấn
đề

sáng
tạo

Năng
lực
thẩm
mỹ

Năng
lực
thể
chất

Năng
lực
tính
toán

Năng
lực
công
nghệ
thông

tin và
truyền
thông

Hình 1.1. Sơ đồ cấu trúc năng lực chung của HS THPT
1.3.1.3. Những năng lực chuyên biệt của môn Hóa học
Môn hóa học cấp THPT ngoài việc cung cấp cho HS hệ thống kiến thức hóa
học phổ thông cơ bản, hiện đại và thiết thực từ cơ bản đến phức tạp còn hình thành
và phát triển cho HS nhân cách công dân, những năng lực sẵn có và những năng lực
chuyên biệt của môn hóa học đƣợc nêu tóm tắt trong bảng 1.1.
Bảng 1.1. Các năng lực chuyên biệt của môn hóa học
Các NL
thành phần

Biểu hiện của các năng lực thành phần
Hiểu biết và sử dụng thông thạo:

NL sử dụng
NL
chuyên

+ biểu tƣợng hóa học ( kí hiệu, hình vẽ, mô hình cấu

ngôn ngữ hóa trúc phân tử, liên kết hóa học…),
học

+ thuật ngữ hóa học ( đồng đẳng, đồng phân, danh

16



biệt

pháp, các loại pƣ: thế, cộng, tr ng hợp, hóa hợp, oxi

môn

hóa…),

hóa

+ danh pháp hóa học ( tên gọi, quy tắc gọi tên các chất )

học

NL thực hành - xác định mục tiêu và lựa chọn thí nghiệm an toàn
hóa học

- Tiến hành và sử dụng thí nghiệm an toàn
- Quan sát, mô tả, dự đoán, giải thích và nêu kết luận
chính xác hiện tƣợng ThN.
- Xử lí các thông tin liên quan đến ThN.
- Thực hiện thành thạo ph p tính toán các đại lƣợng: số

NL
tính toán

mol, khối lƣợng, thể tích, các loại nồng độ CM, C%, tỉ
khối hơi, khối lƣợng riêng …
- Nhận biết và thiết lập đƣợc các công thức liên hệ,

công thức tính toán giữa các đại lƣợng trong hóa học.
- Tích hợp tốt kiến thức giữa môn hóa học và môn toán.

NL
giải quyết

- Phát hiện, phân tích đƣợc các thông tin liên quan kiến
thức hóa học.

vấn đề thông

- Đề xuất các giải pháp ph hợp để giải quyết các tình

qua môn hóa

huống có vấn đề xảy ra trong quá trình học tập môn hóa

học
NL vận dụng

học.
- Ghi nhớ, phát hiện tình huống thực tiễn liên quan đến

kiến thức hóa kiến thức hóa học.
học vào cuộc

- Phân tích thông tin liên quan, vận dụng linh hoạt, sáng

sống


tạo, chính xác kiến thức hóa học để xử lí vấn đề thực
tiễn.
- Đề xuất hƣớng nghiên cứu mới từ những chuẩn mực

NL sáng tạo

kiến thức đƣợc công nhận.
- Tự tiến hành ThN để tìm đáp án cho giả thuyết, đúc
kết kinh nghiệm và lĩnh hội tri thức mới.

17


1.3.2. Phát triển năng lực thực hành hóa học cho học sinh trung học phổ thông
[4],[5],[12],[17]
1.3.2.1. Khái niệm về năng lực thực hành hóa học
“Năng lực thực hành hóa học là khả năng người học huy động, tổng hợp tất
cả những kiến thức hóa học đã học, những kinh nghiệm và kĩ năng cần thiết để xử lí
các thông tin, các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú khám phá tri thức mới , sự
đam mê học hỏi, niềm tin vào khoa học, ý chí kiên nhẫn, sự cẩn trọng,… để thực
hiện thành công các thao tác, các kĩ thuật tiến hành các ThN hóa học”.
Kiến thức hóa học là nền tảng giúp HS hiểu biết để thực hiện an toàn các
ThN và qua ThN thực tế sẽ giúp HS hiểu rõ khắc sâu kiến thức về bản chất của hóa
học. Bên cạnh đó, GV phải thƣờng xuyên sử dụng BTTHThN để hƣớng dẫn và rèn
luyện cho HS cách quan sát, cách tƣ duy và phân tích các hiện tƣợng, giải thích bản
chất của phản ứng hóa học xảy ra sẽ hình thành và phát triển cho HS NLTHHH.
1.3.2.2. Cấu trúc của năng lực thực hành hóa học
Bảng 1.2. Cấu trúc năng lực thực hành hóa học
STT


NL thành
Biểu hiện (tiêu chí đánh giá)

phần
1

NL xác định

Thực hiện đúng quy định và quy tắc an toàn trong PTN

mục tiêu và

Nhận biết và lựa chọn đúng dụng cụ và hóa chất cần thiết cho

lựa chọn ThN

ThN cần thực hiện
Hiểu rõ tác dụng, cấu tạo, cách sử dụng các dụng cụ ThN
Hiểu rõ tính chất, ứng dụng của hóa chất làm ThN
Thông thạo thao tác lắp ráp, kết hợp các dụng cụ riêng lẻ thành

NL
tiến hành và
2

3

sử dụng

bộ dụng cụ cho ThN cụ thể ; nhận biết sự đúng-sai trong các

thao tác lắp ráp.
Thực hiện độc lập đƣợc ThN đơn giản

ThN an toàn

Tiến hành một số ThN phức tạp có GV hƣớng dẫn

NL dự đoán,

Quan sát các thao tác tiến hành ThN, nhận biết hiện tƣợng hóa

quan sát, mô

học xảy ra (sự tạo thành chất kết tủa, màu sắc của dung dịch,

tả, giải thích

chất rắn, khí ...)

hiện tƣợng

Có khả năng mô tả chính xác các hiện tƣợng

18


ThN và rút ra

4


Lập luận , giải thích hiện tƣợng hóa học và viết các PTHH xảy

kết luận

ra

NL xử lí

Tổng hợp kiến thức để tìm lời giải thích khoa học cho những

thông tin liên

hiện tƣợng đã xảy ra

quan đến ThN

Viết đúng PTHH của các phản ứng đã xảy ra trong ThN
Nêu ra nhận xét, kết luận cụ thể hoặc khái quát từ ThN

1.3.2.3. Tình hình phát triển năng lực thực hành hóa học cho học sinh trung học
phổ thông
Hiện nay, các trƣờng THPT rất quan tâm định hƣớng phát triển NLTHHH
cho HS nên hầu hết các trƣờng đều trang bị tƣơng đối tốt dụng cụ , hóa chất cho
PTN. Hóa học tạo điều kiện cho giáo viên tổ chức dạy các bài học sử dụng ThN
minh họa và dạy thực hành hóa học. Tuy nhiên, số lƣợng các ThN hóa học đƣợc
nêu trong sgk còn ít, một số ThN phức tạp khó tiến hành trong giờ học nhƣ sinh ra
khí độc gây ô nhiễm môi trƣờng, ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe của GV và HS. Do
đó, GV thƣờng d ng BTTHThN làm phƣơng tiện thay thế ThN biểu diễn để phát
triển NLTHHH hóa học cho HS.
Mặt khác, theo yêu cầu kiểm tra đánh giá năng lực HS trong giai đoạn mới

thì nội dung kiến thức các đề kiểm tra, đề thi hiện nay đều phải có một số câu hỏi và
bài tập có nội dung kiểm tra NLTHHH . Nhƣng thực tế, HS vẫn chƣa đƣợc hƣớng
dẫn đầy đủ về dạng BTTHThN để rèn luyện những kĩ năng thực hành nên mặc dù
các câu hỏi thi kiểm tra về NLTHHH không khó nhƣng đa số các em e ngại và
không làm đƣợc, dẫn đến chất lƣợng học tập môn hóa chƣa cao.
1.3.2.4. Những biện pháp phát triển năng lực thực hành hóa học cho học sinh
trung học phổ thông
Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, do đó lý thuyết phải đƣợc dạy song
song cùng thực hành để hình thành và phát triển NLTHHH tốt nhất, cụ thể qua các
quá trình sau:
a/ Thí nghiệm làm mẫu của GV
Trong giờ dạy bài mới có sử dụng các ThN minh họa, GV cần phải có sự
chuẩn bị chu đáo về kế hoạch bài giảng và hóa chất dụng cụ để làm ThN. Khi tiến
hành ThN, GV phải chú ý thực hiện chuẩn xác các thao tác thực hành nhƣ : cách
19


cầm ống nghiệm, cách lấy hóa chất dạng lỏng hoặc rắn , cách đun nóng ống nghiệm
đựng hóa chất, cách pha chế dung dịch… Trong trƣờng hợp ThN có sinh ra các chất
khí độc hại, có mùi khó chịu hoặc phức tạp, khó tiến hành, GV có thể sử dụng các
clip ThN thay thế. Qua các ThN làm mẫu, HS quan sát, dễ ghi nhớ các thao tác thực
hành, tập làm theo giống các thao tác nhƣ thí nghiệm mẫu đã quan sát. Nhƣ vậy,
ThN làm mẫu là một trong những cách hiệu quả để giúp HS phát triển NLTHHH
một cách nhanh nhất.
b/ Sự hướng dẫn và giải thích rõ các tính năng và cách sử dụng hóa chất,
dụng cụ thí nghiệm của GV
- Đối với dụng cụ ThN: GV có thể giới thiệu một số dụng cụ thƣờng dùng
trong nhƣ: tên gọi, tính năng và cách sử dụng của chúng; cách lắp ráp các dụng cụ
để thành bộ dụng cụ hoàn chỉnh cho từng ThN cụ thể; những lƣu ý cần thực hiện để
sử dụng an toàn và hiệu quả.

- Đối với hóa chất ThN: GV cần hƣớng dẫn HS hiểu các thông tin trên nhãn
mác vật dụng chứa hóa chất nhƣ : tên gọi, công thức, tính độc hại, tính dễ cháy nổ.
HS cần tuân thủ các quy tắc an toàn khi làm việc với hóa chất: không dùng hóa chất
mất nhãn; không dùng tay trực tiếp lấy hóa chất; không ngửi, không nếm hóa chất;
không dùng chung muỗng và ống hút để lấy hóa chất cùng lúc ở nhiều lọ hóa chất
khác nhau.... Nhận dạng các chất nguy hiểm, dễ cháy nổ, độc hại và biết cách sử
dụng chúng an toàn .
c/ Sự định hướng rèn luyện những phẩm chất cần thiết của người làm
công tác khoa học cho HS
GV cần nhắc nhở HS: cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, gọn gàng, ngăn nắp, kiên
nhẫn và tuyệt đối tuân thủ nội quy và quy định an toàn trong PTN; thực hiện theo
yêu cầu của GV hoặc hƣớng dẫn trong tài liệu học tập, sgk ; bảo quản dụng cụ ThN
sạch sẽ, lấy và để đúng vị trí quy định; lắp ráp dụng cụ theo hƣớng dẫn của GV
hoặc chỉ dẫn trong hình vẽ, kiểm tra và thử lại độ chính xác trƣớc khi thực hành; sử
dụng hóa chất phải hết sức cẩn thận, lấy đúng liều lƣợng, không đƣợc lấy dƣ, thực
hiện các thao tác cân đo chính xác; kiên trì thực hiện đúng các thao tác thực hành,
tránh sai sót; kiên nhẫn tập trung quan sát hiện tƣợng.

20


d/ Kiểm tra đánh giá ết quả thực hành
- GV tổ chức, hƣớng dẫn HS làm việc theo nhóm, yêu cầu HS hợp tác làm
việc, nhắc nhở, tự kiểm tra, tự đánh giá việc thực hiện nội quy, tính tích cực khi
làm việc c ng nhóm…giúp HS hình thành ý thức tự giác hoàn thành tốt công việc
đƣợc giao.
- GV phải thƣờng xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở HS trong quá trình tiến
hành ThN sẽ giúp HS kịp thời chỉnh sửa những sai sót và giải quyết những khó
khăn gặp phải, giúp các em mau tiến bộ và phát triển tốt kĩ năng thực hành.
- GV cần lồng ghép những bài tập có nội dung thực hành vào các bài kiểm

tra thƣờng xuyên, kiểm tra định kì, thi học kì để HS có ý thức quan tâm học tốt hơn
các BTTHThN.
1.4. MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC KẾT HỢP SỬ DỤNG
BÀI TẬP THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
THỰC HÀNH HÓA HỌC CHO HỌC SINH [10],[13],[20]
1.4.1. Phƣơng pháp “ Bàn tay nặn bột”
Phƣơng pháp “Bàn tay nặn bột” (BTNB) là một PPDH tích cực đã đƣợc phát
triển ở nhiều nƣớc có nền giáo dục hiện đại. Phƣơng pháp BTNB xem HS là trung
tâm của quá trình dạy học đƣợc GV làm ngƣời hƣớng dẫn trong hành trình khám
phá kiến thức mới.
Cơ sở khoa học của PPDH BTNB là dạy học khoa học dựa trên sự tìm tòi nghiên cứu, đƣợc thực hiện theo tiến trình nhƣ hình 1.2

21


Tình huống xuất phát
(câu hỏi nêu vấn đề)
Hình thành câu hỏi của HS
Xây dựng giả thuyết
và thiết kế phƣơng án thực nghiệm
Tiến hành thực nghiệm
tìm tòi - nghiên cứu
Kết luận và hợp thức hóa kiến thức
Hình 1.2. Sơ đồ tiến trình dạy học theo phƣơng pháp BTNB
Theo PPDH này GV hƣớng dẫn HS tự làm ThN để hiểu rõ bản chất vấn đề,
giúp HS rèn kĩ năng quan sát, kĩ năng phân tích, thảo luận và trình bày quan điểm
cá nhân trƣớc tập thể, từ đó HS thích nghiên cứu, khám phá và yêu thích khoa học.
1.4.2. Phƣơng pháp dạy học hợp tác theo nhóm
PPDH hợp tác đƣợc GV ngẫu nhiên hay chỉ định chia lớp học thành các
nhóm nhỏ từ 4 đến 6 HS, giao nhiệm vụ giống nhau hoặc khác nhau để cùng hoàn

thành mục tiêu chung của một nội dung kiến thức. Tiến trình dạy học theo PPDH
hợp tác theo nhóm đƣợc thực hiện nhƣ sơ đồ hình 1.3.

22


×