Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Bài tiêu luận Đặc điểm giải phẫu và chức năng sinh lý của hệ tiêu hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.12 KB, 20 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TDTT TP HỒ CHÍ
MINH

Tên : VÕ VĂN HÓA
LỚP : 40C
MÔN: GPSL

BÀI TIỂU LUẬN
Đặc điểm giải phẫu và chức năng sinh lý của hệ tiêu
hóa .
Trong hoạt động tdtt cần xây dựng chế độ dinh dưỡng
Như thế nào để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của
Tố chất thể lực


Bài làm
Đặc điểm giải phẫu hệ tiêu hóa

Hệ tiêu hóa:Hệ tiêu hoá người có cấu tạo hình ống rỗng
bắt đầu từ miệng và tận cùng tại hậu môn, chức năng
chính của ống tiêu hóa là hấp thu nước, chất khoáng và
các chất dinh dưỡng để đi vào máu đi nuôi dưỡng cơ thể
đồng thời bài tiết các chất cặn bả ra bên ngoài.Tại mỗi vị
trí ống tiêu hóa có cấu tạo phù hợp với chức năng tiêu
hoá thức ăn , trên đường đi của ống tiêu hoá có các tạng
nằm ngoài ống tiêu hóa cũng thamgia vào hoạt động
tiêu hoá thức ăn như: Các tuyến nước bọt, gan, tuỵ…

MIỆNG


Miệng là phần đầu mở rộng của ống tiêu hoá , miệng được cung
lợi răng chia làm hai phần :
 Phần ngoài là tiền đình miệng
 Phần trong là buồng miệng
1. TIỀN ĐÌNH MIỆNG : là một khoang hình móng ngựa :
1. Giới hạn :
 Trong : cung lợi răng , răng
 Ngoài : mặt trong của môi , má
1. Đặc điểm :
 Có nếp hãm môi trên – nếp hãm môi dưới , chính giữa mặt
trong môi trên - dưới . Niêm mạc các mỏm lỗ chân răng


hàm trên – hàm dưới được gắn xít vào màng xương gọi là
lợi
 Có lỗ ống Sténon (ốáng dẫn tuyến nước bọt mang tai ) ở
mặt trong má , ngang cổ răng hàm trên số 7 – 8
2. CUNG LỢI RĂNG :

 Cung lợi : là bờ của xương hàm trên và xương hàm dưới ,
có nhiều lỗ chân răng và có lợi phủ đến tận cổ răng
 Răng: ở trong miệng , răng được gắn chắc vào lỗ chân
răng của xương hàm Đặc điểm chung :

 Hình thể ngoài : răng màu trắng ngà , rắn chắc gồm 3
phần :
- Thân răng
- Cổ răng : nối chân răng – thân răng
- Chân răng : cắm sâu vào lợi
 Hình thể trong : từ trong ra ngoài gồm :

- Tuỷ răng:cấu tạo bởi mô liên kết xốp, có nhiều mạch máu thần
kinh
- Ngà răng : Cứng , màu vàng bọc quanh tủy răng
- Men răng : rất cứng , màu trắng bóng , bọc bên ngoài thân
răng
Các loại răng :
- Răng sữa : từ 3 – 8 tuổi , có 20 răng sữa :
+ 8 răng cửa + 4 răng nanh + 8 răng hàm nhỏ
- Răng vĩnh viễn : từ 8 – 11 tuổi răng sữa rụng dần và thay vào
bằng răng vĩnh viễn , gồm :
+ 8 răng cửa + 4 răng nanh + 8 răng hàm nhỏ
+ 8 răng hàm lớn + 4 răng khôn


3. BUỒNG MIỆNG : giới hạn :
1. Phía trước , hai bên là cung lợi răng
3.2 Phía trên là vòm miệng
1. Phía dưới : là nền miệng , có lưỡi , ống dẫn nước bọt
của các tuyến dưới hàm và dưới lưỡi đổ vào hai bên
của nền miệng
2. Phía sau : thông với hầu họng , phía trên eo họng có
vòm miệng , lưỡi gà . Hai bên có hạch hạnh nhân
miệng

THỰC QUẢN

1. VỊ TRÍ :
Là ống nối với họng ở trên và dạ dày ở dưới
Đầu trên thực quản tương ứng đốt sống cổ VI ( C6 ) , lúc đầu đi
gần cột sống tới đốt sống lưng IV thì xa cột sống , phần trên lúc

đầu ở nông tới ngực thì vào sâu trong trung thất
Đầu dưới chui qua cơ hoành thông với dạ dày qua lỗ tâm vị
tương ứng đốt sống lưng XI
Phần lớn thực quản nằm trong khoang ngực , đoạn cuối dài
khoảng 3cm nằm trong khoang bụng
2. HÌNH THỂ , KÍCH THƯỚC , CẤU TẠO :
Kích thước : thực quản dài khoảng 25 cm . Mặt trong nhẵn ,
màu hồng nhạt


Hình thể : Thực quản có 2 chỗ thắt hẹp gọi là eo

DẠ DÀY

1. HÌNH THỂ NGOÀI , ĐỐI CHIẾU TRÊN KHUNG XƯƠNG :

Dạ dày dài 25 cm , rộng 12 cm , dày 8 cm . Có hai mặt : trước –
sau . Có hai bờ : bờ cong lớn , bờ cong nhỏ .
Có hai lỗ :
+ Tâm vị ở trên thông với thực quản
+ Môn vị ở dưới thông với ruột tá
Dạ dày chia làm hai phần : đứng – ngang . Dung tích dạ dày : 1
– 2 lít

 Phần đứng : chiếm 2/ 3 dạ dày , chếch xuống dưới và ra
trước . Nằm dọc sườn trái cột sống . Bao gồm :

- Phình vị to : phình lên đến xương xườn V bên trái , chứa đầy
không khí ( còn gọi là túi khí )



- Thân vị : nằm giữa , giới hạn bên trong là là đường cạnh ức
trái , và bên ngoài là đường nách trước bên trái
- Đáy vị : nhìn trên film Xquang xuống tới rốn , có khi tới mào
chậu
1.2 Phần ngang : nằm chếch sang phải , nằm vắt ngang cột
sống lưng hẹp dần . Phần ngang hẹp dần tới môn vị gọi là hang
vị
1.3 Lỗ môn vị : có cơ thắt vòng rất mạnh , giữa môn vị và ruột
tá có một rãnh nông . Lỗ này tương ứng đốt sống thắt lưng I ,
nằm bên phải
1.4 Lỗ tâm vị : Hình bầu dục có một nếp van đậy không kín
nhưng được cơ hoành ở trên thắt lại . Lỗ này tương ứng với
khớp sau ức sườn VII trái ở phía trước . Và với đốt sống ngực IX
ở phía sau

2. CẤU TẠO CỦA DẠ DÀY :
Kể từ ngoài vào trong dạ dày được cấu tạo bởi 4 lớp :
2.1 Lớp thanh mạc : bọc mặt trước – sau dạ dày và liên tiếp nối
mạc nối lớn và mạc nối nhỏ
2.2 Lớp cơ : rất dày gồm 3 loại thớ :
+ Thớ dọc ở ngoài
+ Thớ vòng ở giữa , nhiều nhất ở môn vị tạo thành cơ thắt môn
vị
+ Thớ chéo ở trong
2.3 Lớp dưới niêm mạc : có nhiều mạch máu
2.4 Lớp niêm mạc : khi dạ dày rỗng lớp niêm mạc gấp nếp theo
chiều dọc thành chỗ lồi chỗ lõm ( nếp nhăn ) , khi dạ dày đầy
nếp nhăn trở nên phẳng


TÁ TRÀNG


1. HÌNH THỂ NGOÀI :
Tá tràng là phần đầu của ruột non . Đi từ môn vị tới góc tá hỗng
tràng . Có hình chữ C hoặc hình móng ngựa , dài 25 – 30 cm .
Chia làm 4 khúc :
Khúc 1 : nằm dưới gan , chạy chếch sang phải lên trên và ra
sau . Có hành ruột tá là chỗ phình to . Phần di động chiếm 2/ 3
khúc I . Phần còn lại cùng khúc 2 , 3 , 4 dính vào thành sụn sau
Khúc 2 : nằm trước thận phải và chạy dọc bờ phải cột sống thắt
lưng
Khúc 3 : nằm vắt ngang mặt trước đốt sống thắt lưng IV , đè lên
động mạch và tĩnh mạch chủ bụng
Khúc 4 : chạy ngược lên trên , hơi chếch sang trái để tới góc tá
hỗng tràng ở bên trái đốt sống thắt lưng II
2. CẤU TẠO : Từ ngoài vào trong tá tràng có 4 lớp :
 Lớp thanh mặc ở ngoài cùng
 Lớp cơ có : thớ cơ dọc ở ngoài . Thớ cơ vòng ở trong
- Lớp dưới niêm mạc
- Lớp niêm mạc
RUỘT NON

1. HÌNH THỂ NGOÀI , KÍCH THƯỚC :
Ruột non dài # 4,50 m . Đường kính phía trên 3 cm , phiá dưới
2 cm . Gồm 2 phần
 Ruột hỗng : chiếm phần lớn ruột non
 Ruột hồi : chiếm đoạn cuối ruột non , dài khoảng 70 cm
Giữa hai phần đôi khi có di tích của túi thừa Meckel
Ruột non chia làm 16 khúc gọi là quai ruột :

- Một nửa số quai ruột ở trên nằm ngang


- Từ quai ruột thứ 8 trở xuống các quai ruột xếp dọc
- Đoạn cuối khi còn 10 – 15 cm thì chạy ngang đổ thẳng góc
vào manh tràng
Tại phía sau trong của manh tràng có ruột thừa , khi bị viêm
ruột thừa bệnh nhân sẽ đau ở hố chậu phải
2. CẤU TẠO : gồm có 4 lớp
- Lớp thanh mạc
- Lớp cơ- Lớp dưới niêm mạc
- Lớp niêm mạc : có mao tràng , van tràng , nang bạch mô

ĐẠI TRÀNG
1. HÌNH THỂ :Toàn bộ đại tràng dài # 1, 5 m , chia làm hai
phần trái – phải . Khẩu kính 4 – 6 cm tạo thành khung đại
tràng
. Đặc điểm :
- Có các dải cơ dọc :
+ Đại tràng lên và đại tràng ngang có 3 dải
+ Đại tràng xuống có 2 dải
+ Đại tràng Sigma các dải cơ phân tán
+ Trực tràng không có dải cơ dọc
- Giữa các dải cơ dọc có các bướu phình
- Có các bờm mỡ bám
- Màu xám
- To hơn ruột non

2. CẤU TẠO : từ ngoài vào trong gồm :
- Lớp thanh mạc



- Lớp cơ : các thớ dọc ở ngoài tụm lại thành các dải cơ dọc , thớ
vòng ở trong
- Lớp dưới niêm mạc
- Lớp niêm mạc
3 . TRỰC TRÀNG :
Hình thể ngoài :
Dài 12 – 15 cm , dung tích 250 ml , là phần cuối của ống tiêu
hóa , đi từ đốt sống cùng III đến hậu môn . Trực tràng không có
bướu , không có dải cơ dọc , chia làm hai đoạn :
- Đoạn trên : phình to gọi là là bóng trực tràng
- Đoạn dưới : hẹp , gọi là ống hậu môn
Nhìn đằng trước trực tràng đứng thẳng ở giữa . Nhìn ngang trực
tràng cong , lõm ra trước , dựa vào xương cùng cụt . Khi tới đỉnh
xương cụt thì bẻ gấp 900 rồi lại cong lõm ra sau . Chỗ bẻ gấp
ngang với chỗ bám của cơ nâng hậu môn là chỗ phân chia giữa
hai đoạn : đoạn bóng và đoạn ống của trực tràng
GAN

1. VỊ TRÍ – KÍCH THƯỚC :
1.1 Vị trí : gan nằm dưới cơ hoành , bờ trên gan ở vào khoảng
gian sườn VII trên đường trung đòn phải , bờ dưới gan không sờ
thấy dưới hạ sườn phải
1.2 Kích thước :
Chiều cao gan khoảng 8 cm . Chiều ngang : 28 cm . Chiều
trước sau : 16 cm .Gan nặng khoảng 2.300 gr . Có màu nâu
sẫm , dễ vỡ vì chứa đầy máu
2. HÌNH THỂ NGOÀI : gan có ba mặt
2.1 Mặt trên : gan đúc theo vòm hoành , ở giữa có dây chằng

liềm chia gan làm hai phần bên phải và trái . Mặt trên gan liên
quan với với cơ hoành và qua cơ hoành liên quan với màng phổi
và phổi bên phải
2.2 Mặt sau : có rãnh tĩnh mạch chủ dưới . Ấn lõm cột sống .
Dây chằng vành giữ gan vào thành bụng sau


2.3 Mặt dưới : có hai rãnh dọc và một rãnh ngang xếp thành
hình chữ H
- Rãnh dọc trái : hẹp và sâu , phía trước rãnh có dây chằng
tròn . Phía sau rãnh có ống tĩnh mạch là di tích của tĩnh mạch
rốn
- Rãnh dọc phải : rộng và hơi sâu . Trước rãnh có túi mật . Phía
sau có tĩnh mạch chủ dưới
- Rãnh ngang : còn gọi là rốn gan , dài 6 – 7 cm , rộng 1,5 cm .
Ở trong rãnh ngang có động mạch – tĩnh mạch cửa và ống dẫn
mật
Các rãnh chia mặt dưới gan làm 4 thùy :
3. CUỐNG GAN :
3.1 Tĩnh mach cửa :
o Thu toàn bộ máu của ống tiêu hóa
o Tĩnh mạch cửa do ba tĩnh mạch hợp thành là :
+ Tĩnh mạch mạc treo tràng trên
+ Tĩnh mạch mạc treo tràng dưới
+ Tĩnh mạch lách
3.2 Động mạch gan
3.3 Đường dẫn mật :
- Đường dẫn mật phụ :
Túi mật : nằm áp sát mặt dưới gan . Đáy nhô ra ngoài bờ trước
gan . Túi mật dài 8 cm . Rộng 4 cm . Gồm đáy – thân – cổ túi

mật
Ống túi mật : chạy sát với ống gan , dài 3 cm . Đi từ túi mật đến
ống mật chủ . Chạy chếch xuống dưới , sang trái đổ vào ống
mật chủ
- Đường dẫn mật chính :
Ống gan : có hai ống gan trái - phải dẫn mật từ gan ra hợp
thành ống gan . Ống gan dài 3cm . Ống gan hợp với túi mật
thành ống mật chủ


Ống mật chủ : nằm ở phía trước và bện phải của tĩnh mạch cửa
tiếp với ống gan , chạy chếch xuống dưới , đi ra sau khúc I tá
tràng và đầu tụy tạng , đổ vào cục ruột to ở khúc II tá tràng

TỤY

1. VỊ TRÍ – KÍCH THƯỚC :
Tụy nằm ngang sau dạ dày , từ khung tá tràng đến lách , hơi
chếch lên trên và sang trái . Tụy áp vào thành bụng sau , tương
ứng đốt sống thắt lưng số I , II , III
Tụy dài khoảng 18 cm , nặng 80 gr
2. HÌNH THỂ NGOÀI – LIÊN QUAN : Tụy chia làm 4 phần
2.1 Đầu tụy : Hơi tròn , nằm trong khung tá tràng
2.2 Cổ tụy : là chỗ thắt hẹp , dài khoảng 2 cm
2.3 Thân tụy
2.4Đuôi tụy : di động trong mạc nối tụy – lách

3. ỐNG TỤY :
- Ống tụy chính : chạy dọc giữa tụy , đổ vào cục ruột to ở khúc
II tá tràng

- Ống tụy phụ : tách từ ống tụy chính ở cổ tụy , chạy lên trên
đổ vào cục ruột bé ở phía trên cục ruột to ở khúc II tá tràng
Chức năng sinh lý hệ tiêu hóa
SINH LÝ DẠ DÀY
Mục tiêu :
1. Mô tả hoạt động cơ học của dạ dày


2. Kể thành phần dịch vị
3. Kể tác dụng của 4 loại men tiêu hoá trong thành phần dịch
vị
Nội dung :

1. HOẠT ĐỘNG CƠ HỌC CỦA DẠ DÀY :
Trước khi ăn hoặc lúc bắt đầu ăn , dạ dày đã tiết ra ra dịch vị
tâm lý trong đó có Acid chlohydrich
( Hcl ) . Tính Acid kích thích dạ dày làm môn vị đóng lại . Động
tác co bóp của dạ dày làm thức ăn được nhào trộn , thấm ngấm
dịch vị và trở thành nhũ trấp . Tính Acid của dịch vị và tại tá
tràng được trung hòa , môn vị mở ra , dạ dày co bóp và dẩy
một số nhũ trấp xuống ruột tá . Tại đó tính Acid của nhũ trấp lại
kích thích gây phản xạ đóng môn vị . Như vậy nhũ trấp từ dạ
dày xuống tá tràng từng đợt một,cứ 10- 15 phút/lần
Thời gian nhũ trấp qua tá tràng tùy thuộc tính chất của từng
loại thức ăn
+ Glucid : 3 h
+ Protid : 5 h
+ Lipid : 6 – 8 h
Thức ăn lỏng qua nhanh hơn thức ăn khô rắn
2. HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC TRONG DẠ DÀY :

2.1 Thành phần của dịch vị :
Dịch vị có mùi chua , màu trong suốt , có phản ứng Acid , độ PH
1,5 – 3
Trong 24h dạ dày bài tiết 1,5 lít dịch vị gồm có :
+ Nước
+ Chất khoáng , trong đó có khoảng 2 – 3 gr HCL
+ Chất hữu cơ : men Pepsin , Lipaza , Prazua
2.2 Tác dung của dịch vị :


* Hcl : là thành phần cấu tạo quan trọng của dịch vị , có tác
dụng :
 Ngăn ngừa sự lên men thối rũa trong dạ dày
 Làm đóùng mở môn vị
 Làm tăng cường hoạt động của men Pepsin
* Men Pepsin : đầu tiên dạ dày tiết ra Pepsinogen , chất này khi
gặp HCL chuyển thành Pepsin
Pepsin tiêu hóa các chất Protid thành các chất trung gian
Polypeptid , giúp cơ thể dễ hấp thu . Chất Mucin và Keratin
không bị tiêu hóa trong dạ dày
* Men Lipaza :
_ Tiêu hóa mỡ : nó có tác dụng tiêu hóa một số Lipid đã nhũ
tương hóa
_ Phân tích Lipid thành Acid béo và Glycerin
* Men Prazua : có tác dụng làm đông vón sữa , phân hóa sữa
thành hai chất :
_ Casein : chất này được Pepsin tiêu hóa như Protid
_ Lactoserum : chất này tới ruột non và được tiêu hóa ở đó như
Glucid
Men Prazua đặc biệt quan trọng đối với trẻ còn bú

2.3 Sự hấp thu thức ăn ở dạ dày :
Dạ dày chỉ hấp thu một số nước , rượu . Chức năng chính của
dạ dày là biến hóa thức ăn thành nhũ trấp

SINH LÝ CỦA RUỘT NON
Mục tiêu :
1. Mô tả 3 cử động của ruột non 3. Kể tên , tác dụng của dịch
tụy
2. Viết tác dụng của dịch mật 4. Kể tác dụng cuả dịch ruột


Nội dụng :

1. HOẠT ĐỘNG CƠ HỌC : ruột non có 3 loại hoạt động
-Cử động lắc lư : do sự co rút liên tiếp các sợi cơ dọc của ruột
non làm ruột lật từ trái sang phải và ngược lại , theo trục của
ruột và làm các quai ruột trườn lên nhau dễ dàng
-Cử động co rút từng đoạn : sự co rút của các sợi cơ vòng ruột
chia thành nhiều đoạn nhỏ bằng nhau . Các đoạn nhỏ ấy lại co
rút ở giữa chia thành những đoạn mới
Từ 1 và 2 làm nhào trộn thức ăn , thấm nhuần dịch tiêu hóa .
Niêm mạc ruột tiếp xúc nhiều với thức ăn giúp hấp thu thức ăn
được dễ dàng
-Cử động làn sóng : hay còn gọi là nhu động ruột .Là sự phối
hợp co rút của tất cả các sợi cơ vòng và cơ dọc . Sự co rút xảy
ra cùng một chiều và thành từng đợt như làn sóng , đi từ trên
xuống dưới có tác dụng đẩy thức ăn đi xuống
Nhũ trấp qua ruột non được tiêu hóa thành một chất lỏng gọi là
dưỡng trấp . Ruột non hấp thu các chất bổ trong dưỡng chấp
2 HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC TRONG TÁ TRÀNG VÀ RUỘT

NON :

 Trong Tá Tràng : Nhũ trấp chuyển xuống tá tràng chịu
tác dụng của dịch tụy và dịch mật
 Dịch tụy :

Thành phần của dịch tụy :
- Trypsin : Đầu tiên tụy tiết Trypsinogen , khi tới tá tràng
Trypsinogen gặp men Entero Kinaza của dịch tá tràng biến
thành Trypsin
Trypsin tiêu hóa các chất Protid , Polypeptid thành Acid Amin
- Amylaza : có tác dụng tiêu hóa tinh bột sống – chín thành
Malio


- Lipaza : lúc đầu Lipaza cùng muối mật biến hóa Lipid thành
nhũ tương . Sau đó Lipaza mới biến hóa nhũ tương đó thành
Glyxerol và Acid béo là chất phân hóa cuối cùng của Lipid cơ
thể hấp thu được

 Dịch mật :

Thành phần dịch mật bao gồm :
_ Nước _ Sắc tố mật ( Bilirubin , Bilivecdin ) _ Muối mật
Tác dụng của muối mật :
- Phối hợp với Lipaza tiêu hóa Lipid
- Giúp sự hấp thu các Vitamin tan trong dầu mỡ ( A , D , E )
- Chống lại sự lên men thối rũa của dưỡng trấp , làm tăng nhu
động ruột non
2.2 Tại Ruột Non : chất dịch do ruột non tiết ra gọi là dịch

ruột . Là dịch đục ở dạng thuần khiết , có phản ứng kiềm , bài
tiết khoảng 1 lít / 24h

 Thành phần của dịch ruột :

_ Nước _ Chất khoáng - Chất hữu cơ : các men

 Tác dụng của dịch ruột :

 Peptidase : cắt các Peptid nhỏ thành các Acid Amin .
 Men tiêu hóa Glucid :
_ Men Saccaroza : tiêu hóa đường Saccaro thành Glucoza


_ Men Luataza : tiêu hóa đường Lactoza thành Glucoza
_ Men Amylaza : tiêu hóa tinh bột sống – chín thành Maltoza
_ Men Maltoza tiêu hóa đường Meltoza thành Glucoza
 Men Lipaza : tiêu hóa một số Lipid chưa được tiêu hóa hết
ở dạ dày
 Men Prazua : tiêu hoá hết sữa còn lại.
2.3 Sinh lí gan : gan là tuyến vừa nội tiết vừa ngoại tiết . Có
nhiều chức năng quan trọng
 Tạo lycogen : Từ Glucose . Khi glucose / máu giảm thì
glycogen lại biến thành glucose để đưa vào máu -->
glucose / máu luôn ổn định ( 0,8 --> 1,2 g/l )
 Gan dự trữ acide amine .
 Tạo urê : Khi acide amin thoái hoá sẽ sinh ra amôniac .
Gan sẽ biến 1 phần NH3 thành urê ít độc hơn ( urê =
0,2%o --> 0,4 %o và NH3 = 1,5 → 3%o )
 Tạo mỡ và tiêu mỡ :

- Chuyển glucid thành mỡ dự trữ và ngược lại
 Bài tếit mật : Gan tiết ra mật liên tục → ống mật
nhỏ → ống mật lớn → ống mật chủ → Túi mật → tá tràng
 Chống độc : Những chất lạ hoặc độc gan sẽ giữ lại và biến
thành những chất ít độc hơn rồi được đào thải ra nước tiểu
( Chât độc do cơ thể sinh ra hoặc từ ngoài vào )
 Chuyển hoá và dự trữ sắt : 60% muối sắt dự trữ ở gan
 Tham gia vào quá trình đông máu : Gan sản xuất
Protrombin và Fibrinogen
 Dự trữ vitamin : Vitamin A
2.4 Sinh Lý Tụy : Vừa là tuyến nội tiết vừa tuyến ngoại tiết .
Có những chức năng chính sau :


*Ngoại tiết : tiết ra dịch tuỵ đổ vào tá tràng để tiêu hoá thức ăn.
* Nội tiết :
 Tiết INSULIN : Là axit amin .Có chức năng đưa glucose từ
máu vào tế bào
 Tiết GLUCAGON : Phân giải glycogen dự trữ ở gan thành
glucose vào máu

Trong hoạt động tdtt cần xây dựng chế độ dinh để đảm bảo sức
khỏe và sự
Phát triển các tố chất thể lực là:
1. Cung cấp carbohydrate
Carbs là nhiên liệu chính của vận động viên và những người
tập thể dục cường độ mạnh. Khi vào cơ thể, chúng thay đổi
chúng thành glucose, một dạng đường và lưu trữ nó trong cơ
bắp dưới dạng glycogen.
Khi tập thể dục, cơ thể thay đổi glycogen thành năng lượng.

Nếu tập thể dục dưới 90 phút, cơ thể có đủ glycogen trong cơ
bắp, ngay cả đối với các hoạt động cường độ cao. Nhưng nếu
tập luyện của bạn dài hơn, hãy sử dụng các chiến lược sau


Nạp carbohydrate trong 3 hoặc 4 ngày trước khi bắt đầu
một sự kiện có thể tiêu hao nhiều glycogen



Ăn một chế độ ăn uống có khoảng 70% lượng calo từ
carbohydrate, bao gồm bánh mì, ngũ cốc, mì ống, trái cây và
rau quả, để đạt được lưu trữ carbohydrate tối đa.



Trước khi bắt đầu tham gia thể thao hoặc vận động mạnh,
hãy ăn một bữa trước khi tập thể dục 3 đến 4 giờ.



Tránh ăn thực phẩm có đường hoặc tinh bột trong vòng 30
phút kể từ khi bắt đầu tập thể dục.




Bổ sung carbs, khoáng chất và nước trong các buổi tập thể
dục dài. Ăn một bữa ăn nhẹ và uống chất lỏng sau mỗi 15
đến 20 phút tập luyện. Carbohydrate tinh chế (với đường

hoặc bột) nhanh chóng đi vào máu, nơi chúng cung cấp năng
lượng cho cơ bắp hoạt động.



Bù đắp lại carbohydrate sau khi tập thể dục chuyên sâu.
Tốt nhất nên chọn carbohydrate ít tinh chế, chẳng hạn như
bagel ngũ cốc nguyên hạt hoặc cà rốt, cung cấp cả
carbohydrate và một loạt các chất dinh dưỡng.

Chế độ ăn cung cấp carbohydrate cho vận động viên chiếm
70% lượng calo
XEM THÊM:
2. Cung cấp đủ Protein
Protein không cung cấp nhiều nhiên liệu cho năng lượng.
Nhưng cơ thể cần nó để duy trì cơ bắp. Mỗi người trung bình
cần 1,2 đến 1,4 gram protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi
ngày. Đó là khoảng 88 gram protein cho một người 150 pound.
Một vận động viên thể lực có thể cần tới 1,7 gram cho mỗi kg
trọng lượng cơ thể. Đó là khoảng 150 gram protein cho một vận
động viên 200 pound.
Cung cấp quá nhiều protein có thể gây căng thẳng cho thận.
Thay vì uống bổ sung protein, hãy ăn protein chất lượng cao,
chẳng hạn như thịt nạc, cá, thịt gia cầm, các loại hạt, đậu,
trứng hoặc sữa.
Sữa là một trong những thực phẩm tốt nhất để phục hồi cơ thể
sau một quá trình vận động kéo dài, bởi vì nó cung cấp một sự
cân bằng tốt về protein và carbohydrate. Sữa cũng có cả casein
và whey protein. Sự kết hợp này đặc biệt hữu ích cho các vận
động viên. Nghiên cứu cho thấy whey protein được hấp thụ

nhanh chóng, có thể giúp tăng tốc độ phục hồi ngay sau quá
trình vận động cường độ cao. Casein được tiêu hóa chậm hơn,
giúp đảm bảo phục hồi cơ bắp lâu dài sau khi luyện tập. Sữa
cũng có canxi, rất quan trọng để duy trì xương chắc khỏe.


3. Bổ sung chất béo
Đối với các vận động viên cường độ cao và kéo dài như
marathon thì cơ thể có thể chuyển sang lấy chất béo để làm
năng lượng khi nguồn carbohydrate bị xuống thấp. Hầu hết các
vận động viên có được tất cả chất béo họ cần bằng cách tuân
theo hướng dẫn chế độ ăn kiêng cơ bản để ăn chất béo không
bão hòa chủ yếu từ các loại thực phẩm như các loại hạt, bơ, ô
liu, dầu thực vật và cá béo như cá hồi và cá ngừ. Tuy nhiên, cần
tránh thực phẩm béo vào ngày diễn ra sự kiện thể thao vì
chúng có thể làm đau dạ dày.
4. Cung cấp nước thường xuyên
Tập thể dục cường độ cao, đặc biệt là trong thời tiết nóng, có
thể nhanh chóng khiến bạn bị mất nước. Mất nước có thể làm
ảnh hưởng đến hiệu suất và trong trường hợp cực đoan có thể
đe dọa đến tính mạng. Tất cả các vận động viên cường độ cao
nên uống nước thường xuyên và đừng đợi cho đến khi bị khát.
Vì đến khi bạn cảm thấy khát, bạn có thể bị mất nước nghiêm
trọng. Khi có thể, hãy uống nước ướp lạnh, dễ hấp thụ hơn nước
ở nhiệt độ phòng. Chất lỏng ướp lạnh cũng giúp làm mát cơ thể
của bạn xuống.
Người tập thể dục cường độ cao cần bổ sung đầy đủ nước tránh
tình trạng mất nước
5. Thay thế điện giải bị mất
Đổ mồ hôi làm mất nước và chất điện giải. Chất điện giải giúp

truyền tín hiệu thần kinh trong cơ thể. Để bổ sung chúng, bạn
nên uống các đồ uống thể thao. Nếu cơ thể mất nhiều nước khi
đổ mồ hôi, hãy pha loãng đồ uống thể thao và nước với lượng
bằng nhau để có được sự cân bằng tốt nhất của chất lỏng và
chất điện giải.
6. Các chất bổ sung khác cho vận động viên
6.1 Caffeine
Caffeine có thể cải thiện sức bền cho vận động viên hoặc
những người tập thể thao cường độ mạnh. Nếu bạn cung cấp 1
tách cà phê trước cuộc đua hoặc trước buổi tập ít nhất 30 phút,
nó có thể cải thiện sức chịu đựng của bạn. Đối với những thử
thách dài, như một cuộc đua marathon, caffeine cũng có tác


dụng tương tự. Một số nghiên cứu cho thấy nó cũng có thể hạn
chế đau nhức sau khi tập thể dục.
Caffeine có thể được cung cấp từ nước tăng lực, kẹo cao su, gel
thể thao và thuốc xịt. Mỗi sản phẩm sẽ cung cấp cho bạn liều
lượng khác nhau, vì vậy hãy đọc nhãn trước khi dùng. Bất kể
dùng hình thức nào, hãy đảm bảo rằng cơ thể không được cung
cấp quá 400 miligam mỗi ngày. Quá nhiều caffeine có thể gây
đau đầu, khó chịu, đau dạ dày, mất nước và khó ngủ.
6.2 Creatine
Creatine monohydrate có thể giúp với những bài tập thể dục
cường độ cao và lặp đi lặp lại. Nó dường như không có lợi cho
người chơi các loại hình thể thao khác. Cơ thể của chúng ta tạo
ra creatine một cách tự nhiên, và cơ bắp sử dụng nó để trong
khi tập thể dục cường độ cao. Bạn cũng có thể lấy creatine từ
thịt bò và thịt lợn.


Thịt bò và thịt lợn là nguồn cung cấp Creatine dồi dào
6.3 Beta-Alanine
Khi cơ thể thực hiện các bài tập ngắn với nỗ lực tối đa trong 30 đến 90 giây cơ bắp sẽ 
tạo ra rất nhiều axit lactic. Các vận động viên dùng beta­alanine trong một viên nang 
hoặc bột uống để thúc đẩy mạnh quá trình tập luyện.

6.4 Axit amin
Axit amin là các khối xây dựng của protein. Các loại chuỗi phân nhánh là ba axit amin 
mà cơ bắp có thể sử dụng cho năng lượng. Các vận động viên dùng chúng sau khi tập 
luyện dưới dạng viên nén, gel hoặc uống để thúc đẩy tăng trưởng cơ bắp. Tập thể dục 
làm cho cơ bắp phát triển bằng cách đầu tiên là làm tổn thương hoặc phá vỡ chúng 
trước khi tái xây dựng lại lớn hơn.

6.5 Whey Protein
Giống như các axit amin chuỗi nhánh, nhiều vận động viên sử dụng whey protein sau 
khi tập luyện để cố gắng kiềm chế tổn thương cơ bắp và thúc đẩy cơ bắp tăng trưởng. 
Whey protein dường như hoạt động tốt nhất sau khi tập thể dục để tăng sức đề kháng, 
như tập tạ. Một bữa ăn giàu protein sau khi tập luyện cũng sẽ có tác dụng tương tự.



×