Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNOPTNT HUYỆN ĐÔ LƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.04 KB, 15 trang )

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN
XUẤT TẠI NHNOPTNT HUYỆN ĐÔ LƯƠNG
3.1. Định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn Huyện Đô Lương giai đoạn 2007 -2010.
Việt nam đang tập trung vào sự nghiệp CNH_ HĐH đất nước , trước hết là CNH-
HĐH nông thôn ,Nông nghiệp vốn được coi là mặt trận hàng đầu và kinh tế hộ được quan
tâm chú trọng .Trong thời kì quá độ lên XHCN chung ta thừa nhận sự tòn tại và phát triển
của các thành phần kinh tế trong đó có kinh tế tư nhân .Chinhd=s vì vậy phát triển kin tế
hộ là chiến lược lâu dàI và tín dụng đối với kinh tế hộ phảI được phát triển mạnh mẽ cả về
số lượng và chất lượng theo hưỡng đảm bảo thoả mãn mọi nhu cầu vốn của nông dân
.Huyện Đô Lương lại là một huyện trung du và người dân chủ yếu sống lam nông nghiệp
.Do đó NHNo&PTNT hoạt động chủ yếu là cho vay đối với HSX .Và ngân hàng đã đưa ra
mục tiêu : tiếp tục tăng trưởng và phát triển bền vững lấy an toàn , chất lượng và hiệu quả
làm mục tiêu hàng đầu trong hoạt động , đổi mới cách thức quản lý , quản trụ kinh doanh ,
quản trị đièu hành.và đây là các hoạt động chủ yếu của ngân hàng
Mục tiêu hàng đầu của NHNo&PTNT Đô Lương là tập trung đầu tư vốn cho thị
trường nông nghiệp nông thôn với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông, lâm,
ngư nghiệp. Phấn đấu đầu tư từ 60 đến 70 % số hộ trên địa bàn được vay vốn Ngân hàng
nông nghiệp, với mức bình quân từ 15 đến 18 triệu đồng/hộ trong giai đoạn 2008-2010.
Ngoài ra Ngân hàng nông nghiệp cũng sẽ tập trung đầu tư cho các doanh nghiệp vừ và
nhỏ hỗ trợ thực hiện tiêu thụ, chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất hàng thủ công mỹ
nghệ cùng với cho vay đi xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài góp phần đưa kinh
tế huyện nhà phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, khôi phục làng nghề, tạo việc làm
cho người lao động góp phần đắc lực thực hiện mục tiêu kinh tế Nghị quyết 18 của huyện
Đảng bộ đề ra .
3.1.1. Công tác huy động vốn:
Thực hiện phương châm “Đi vay để cho vay” tích cực huy động nguồn vốn tại chỗ. áp
dụng lãi suất phù hợp với cung-cầu trên thị trường nhằm khai thác tối đa tiềm năng nguồn
vốn nhàn rỗi trên địa bàn, đặc biệt tăng nguồn tiền gửi từ các tâng lớp dân cư. Phấn đấu
đạt mức tăng trưởng nguồn vốn với nhịp độ cao và bền vững cân đối với nhịp độ tăng
trưởng hàng năm từ 20%-25%.


3.1.2. Công tác cho vay:
Tiếp tục duy trì các biện pháp đã và đang thực hiện có hiệu quả và mở rộng dư nợ
đầu tư trong tín dụng (đặc biệt là vốn cho vay hộ sản xuất) với phương châm “Phát triển,
an toàn, hiệu quả”. Dư nợ bình quân tăng trưởng từ 18%-22%.
Bám sát các chương trình phát triển kinh tế xã hội của huyện, của tỉnh phối hợp
với các ngành liên quan để nghiên cứu đầu tư theo dự án. Chủ động tìm kiếm các dự án và
có biện pháp đầu tư phù hợp, tiếp tục củng cố thị phần khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Coi trọng việc tiếp cận và mở rộng đầu tư tín dụng đối với những hộ sản xuất kinh doanh
lớn, các công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, các cụm công nghiệp... Thường xuyên chỉ
đạo làm tốt công tác phân loại khách hàng để có chính sách ưu đãi về phương thức cho
vay, đảm bảo tiền vay, lãi suất... Tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong quan hệ tín
dụng với Ngân hàng, mặt khác đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh trên địa bàn.
3.1.3. Công tác nâng cao chất lượng tín dụng:
Duy trì công tác đầu tư tín dụng một cách có bài bản, đúng quy trình nghiệp vụ
nhưng phải thật sự linh hoạt. Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ, lấy tự kiểm
tra là chính với phương châm tự kiểm tra, tự tìm sai, tự sửa sai là tự cứu lấy mình. Khi
phát hiện sai sót phải chỉ đạo sửa sai nghiêm túc, kịp thời và triệt để.
3.1.4. Công tác phát triển nguồn lực:
Thường xuyên chăm lo đến công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ về kiến thức
nghề nghiệp, vi tính, pháp luật và kiến thức xã hội... để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh
doanh trong cơ chế thị trường.
Phối hợp chặt chẽ với các cấp uỷ, chính quyền địa phương các xã để tiến hành
tuyên truyền về chủ trương, chính sách cho vay của NHNo và các hoạt động tín dụng, tiền
tệ của Ngân hàng tới tận người dân trên cơ sở đảm bảo an toàn tuyệt đối về tài sản của
Ngân hàng.
3.2. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Đô Lương.
Để thực hiện tốt chiến lược kinh doanh năm 2007 và các năm tiếp theo của
NHNo&PTNT huyện Đô Lương. Căn cứ những tồn tại đã nêu ở Chương 1, trong khuôn khổ
chuyên đề này, em xin phép được đưa ra giải pháp nhằm hoạt động cho vay của Ngân

hàng đối với loại hình cho vay hộ sản xuất .
3.2.1. Lập kế hoạch thu hút khách hàng.
Có thể nói lượng khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng là cao nhất trong các tổ
chức tín dụng đóng trên địa bàn nhưng chưa thực hiện hết nhu cầu vay vốn của các hộ.
Huyện Đô Lương có 45.539 trong đó có khoảng 75% số hộ có nhu cầu vay vốn tức khoảng
34.154 hộ. Như vậy nhu cầu vốn của các hộ là khá lớn. Tính đến 31/12/2007 số hộ còn dư
nợ Ngân hàng là 15.083 hộ, số hộ chưa có quan hệ tín dụng với Ngân hàng khoảng 19.071
hộ.Thực tế cho thấy nhiều hộ có nhu cầu đầu tư sản xuất hoặc kinh doanh trong thời gian
ngắn, hoặc nhu cầu vay ít nên họ ngại đến Ngân hàng (vì ngại làm thủ tục hồ sơ theo quy
định) mà đi vay ngoài mặc dù lãi suất cao hơn Ngân hàng. Mặt khác từ khi Ngân hàng cho
vay theo quyết định số 67/1999/QĐ-TTg ngày 30/03/1999 cho vay các hộ nông, lâm, ngư,
diêm nghiệp đến 10 triệu đồng không phải thế chấp tài sản đã ăn sâu vào tiềm thức các hộ
vay, việc tuyên truyền của CBTD về các chính sách vay vốn còn hạn chế nên nhiều hộ vay
nhận thức mình chỉ vay được 10 triệu đồng, coi mức tiền vay đó là tối đa. Đối với những hộ
chưa vay Ngân hàng lần nào thì tâm lý lo ngại đến đặt vấn đề với Ngân hàng để vay vốn vì
sợ phiền phức về mặt giấy tờ thủ tục hoặc không có khả năng lập dự án...
Để thu hút được khách hàng đến giao dịch Ngân hàng nên thường xuyên tuyên
truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về các thủ tục xin vay, cách thức lập dự án
với từng ngành nghề đến tận thôn, xóm. Đồng thời qua thông tin tuyên truyền, Ngân hàng
giới thiệu được các dịch vụ của mình, các chính sách ưu đãi, phong cách giao dịch của
Ngân hàng đối với người gửi cũng như người vay tạo tâm lý hiểu biết lẫn nhau và thoải
mái trong giao tiếp, giao dịch khi đến Ngân hàng. Tuyệt đối không để tình trạng khi đến
Ngân hàng người vay vốn tỏ ra lo lắng khi họ chưa biết mình phải làm gì để được Ngân
hàng cho vay, người gửi tiền lo lắng tài sản của mình gửi vào đây có được an toàn không.
Hàng năm Ngân hàng phải trích một khoản chi phí kết hợp với đài, báo ở thôn, xã
tuyên truyền quảng cáo về hoạt động Ngân hàng như các chính sách ưu đãi của Chính phủ
để khuyến khích nhu cầu tiềm ẩn của các hộ sản xuất. Trong những năm gần đây,
NHNo&PTNT huyện Đô Lương đã chú trọng đến công tác này nhưng hiệu quả thu được
vẫn chưa cao vì chưa tuyên truyền sâu rộng, thường xuyên tới toàn bộ người dân.
Việc cho vay theo phương thức thông qua tổ, nhóm tín chấp qua các tổ chức đoàn

thể như Hội nông dân, Hội phụ nữ, cũng đã và đang thu hút được khá đông đảo hộ sản
xuất xin vay. Nếu làm tốt, đúng quy trình thì hình thức cho vay thông qua tổ, nhóm sẽ giảm
được nhiều sự quá tải đối với cán bộ tín dụng, chất lượng tín dụng sẽ được nâng lên.
3.2.2. Mở rộng hình thức huy động vốn trên địa bàn toàn Huyện .
Vốn huy động quyết định đến lãi suất đầu vào của NHNo, nó ảnh hưởng đến kết
quả tài chính và trực tiếp đến quy mô đầu tư của NHNo Huyện Đô Lương. Chính vì vậy
chiến lược huy động nguồn vốn hiện nay trên địa bàn là rất quan trọng. Để huy động vốn,
NHNo Huyện đã áp dụng nhiều hình thức huy động vốn hấp hẫn với lãi suất hợp lý:
- Tiết kiệm bậc thang ;
- Tiết kiệm dự thưởng
- Tiết kiệm có kỳ hạn: 3, 6, 9, 12, 24 tháng.
Ngoài nguồn vốn huy động trên đại bàn, NHNo Huyện cần chủ động huy động
nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế khác. Đảm bảo khơi tăng mọi nguồn vốn, với phương
châm giảm chi phí đầu vào của lãi suất, đảm bảo đủ nguồn vốn để tăng trưởng tín dụng,
nhất là tín dụng HSX hiện nay, đảm bảo kinh doanh đem lại lợi nhuận tối đa cho NHNo.
3.2.3. Xây dựng chính sách cho vay HSX có hiệu quả:
- Xây dựng một chính sách cho vay HSX là việc cụ thể hoá các quy định về cho vay
HSX, nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh của ngân hàng, đồng thời hình thành cơ chế
đảm bảo nâng cao lợi nhuận và hạn chế rủi ro. Một chính sách cho vay cần phải có những
quy định rõ ràng và phải được truyền đạt đến tất cả các bộ phận có liên quan tại ngân
hàng dưới hình thức văn bản cụ thể. Chính sách cho vay gồm các yếu tố:
- Báo cáo mục tiêu và chiến lược tín dụng HSX, chiến lược cho vay phải hoạch định
cơ cấu cho vay ngắn hạn, cho vay trung dài hạn cho vay giữ các nghành nghề khác nhau
đối với HSX,… Để hạn chế rủi ro, chiến lược cho vay của NH cũng xác định mức cho vay tối
đa đối với các loại khách hàng, các nghành nghề kinh tế và có thể đưa ra xem xét những
loại cho vay, những tài sản đảm bảo và loại khách hàng đi vay nhưng NH không muốn
thực hiện.
- Phân định rõ quyền hạn cho vay đối với các nhân viên tín dụng. Chính sách cho
vay phải xác định trách nhiệm của nhân viên tín dụng về việc giải quyết một hồ sơ cho vay,
mức phán quyết và trách nhiệm đối với những hồ sơ vượt quá giới hạn phán quyết của

mình; Tương tự như vậy cũng xác định trách nhiệm của Hội đồng tín dụng và cách thức
quyết định một hồ sơ xin vay.
- Mức độ trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ thông tin trong phòng tín dụng.
- Thủ tục nghiệp vụ trong việc nhận, thẩm định, định giá và ra quyết định đối với
đơn xin vay của khách hàng. Thủ tục nghiệp vụ nhận hồ sơ và hẹn khách hàng ngày giải
quyết hồ sơ, lập phiếu thẩm địn hồ sơ xin vay, phân tích rủi ro, xếp hạng để đánh giá tín
dụng, lập biên bản xét duyệt cho vay.
- Các tài liệu cần có cho mỗi loại vay cụ thể.
- Mức độ uỷ quyền trong ngân hàng, ai là người chịu trách nhiệm chính và ai là
người có trách nhiệm duyệt lại hồ sơ cho vay.
Hướng dẫn việc thực hiện và đảm bảo tài sản đảm bảo. Xác định rõ bộ phậnchiụ
trách nhiệm định giá tài sản: người trực tiếp cho vay hay bộ phận phân tích tín dụng, ai có
trách nhiệm xác định tỷ lệ cho vay so với giá trị tài sản đảm bảo.
- Quy định các tiêu chuẩn chất lượng đối với các loại cho vay. Cho vay vốn lưu động
theo hạn mức đảm bảo theo các tiêu chuẩn quy định của NH cấp trên.
- Cách thức giải quyết và thủ tục liên quan đến việc phát hiện, phân tích và xử lý các
khoản cho vay có vấn đề; Khi một khoản vay đến hạn không trả được nợ ai có trách nhiệm
giải quyết và hướng dẫn giải quyết như thế nào, trong trường hợp nào chuyển sang nợ
quá hạn, trường hợp nào gia hạn nợ, trường hợp nào kết cấu lại các khoản nợ…Thời hạn
được áp dụng phương pháp khai thác bao lâu…những nội dung này phải được cụ thể hoá
trong chính sách cho vay
3.2.4. Thực hiện đầy đủ quy trình đầu tư cho vay.
Quy trình, thủ tục đầu tư tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hạn chế sai
sót, hạn chế khả năng rủi ro và nâng cao chất lượng của từng khoan vay, đặc biệt là NH
hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, có đối tượng khách hàng chủ yếu là HSX
nhỏ, lẻ, món vay bình quân nhỏ, chi phí lại lớn, qua trình vận hành trong thực tiễn cần đặc
biệt chú ý các vấn đề sau:
- Bám sát các cơ chế tín dụng về cho vay HSX, những văn bản pháp luật có liên
quan đến hoạt động tín dụng của nhà nước và của ngành (QĐ số 1627/2001/NHNN ngày
31/12/2001 của Thông đốc NHNN, QĐ số 72/QĐ-HĐQT-TD và bộ hồ sơ cho vay đính kèm

của Chủ tịch HĐQT NHNo Việt Nam…).
- Quy định rõ nội dung của từng khâu công việc, trách nhiệm cụ thể của các cán bộ
liên quan trong những khâu thẩm định, kiểm soát và xét duyệt cho vay. Cụ thể:
Cán bộ tín dụng trực tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, có trách nhiệm phải đối chiếu
danh mục hồ sơ, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của từng hồ sơ, xem xét, tính toán, thẩm
định và báo cáo người có trách nhiệm (thường là trường phòng hoặc tổ trưởng tín dụng).
Trưởng phòng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ vay vốn, tính hợp
pháp, hợp lệ của hồ sơ và báo cáo thẩm định của cán bộ tín dụng, tái thẩm định (nếu cấn
thiết) và trình giám đốc quyết định.
Xử lý nghiêm túc các trường hợp vi phạm, làm sai quy trình, thủ tục đầu tư cho vay
vượt mức phán quyết được phân cấp... Đặc biệt tránh xu hướng buông lỏng các điều kiện
tín dụng trong cạnh tranh để nhằm lôi kéo, thu hút khách hàng, dẫn tới không đảm bảo
chất lượng đầu tư, tăng nguy cơ rủi ro.Việc cho vay HSX NHNo cần tạo điều kiện thông
thoáng cho khách hàng vay vốn, nhưng phải đảm bảo bảo quy định của Nhà nước và của
ngành, đảm bảo an toàn vốn vay.
3.2.5. Nâng cao chất lượng thẩm định để mở rộng đầu tư cho vay HSX.
Thẩm định là khâu quan trọng nhất giúp ngân hàng đưa ra các quyết định đầu tư
một cách chuẩn xác, từ đó nâng cao được chất lượng của khoản vay, hạn chế nợ quá hạn
phát sinh, đảm bảo hiệu quả tín dụng vững chắc.
Căn cứ vào tình hình thực tế của địa bàn, từng loại khách hàng và từng dự án,
phương án cụ thể của HSX, cán bộ thẩm định cần vận dụng, xem xét linh hoạt các quy định
trong quy trình thẩm định, nhưng phải tuân thủ đầy đủ và chặt chẽ các nguyên tắc, nâng
cao chất lượng và hiệu quả của công tác thẩm định. Thẩm định cần tập trung vào hai đối
tượng chính, đó là: Thẩm định khách hàng vay vốn và thẩm định dự án, phương án vay
vốn của khách hàng; Thẩm định đúng quy trình và đúng thời gian quy định giúp khách
hàng có thể nhận vốn được đúng thời gian thực hiện dự án của mình, tạo điều kiện cho
khách hàng kinh doanh có hiệu quả, trả nợ NH vay đúng thời hạn, giúp NH có vòng quay
vốn nhanh, mở rộng được đầu tư, việc quay vòng vốn nhanh là yêu cầu trước mắt cũng
như lâu dài trong chiến lược về nguồn vốn.
3.2.6. Cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các cấp uỷ, chính quyền địa phương.

Các cấp uỷ, chính quyền địa phương có vai trò hết sức quan trọng trong đầu tư tín
dụng đối với hộ sản xuất. Từ việc xác định dự án phát triển kinh tế xã hội đến xét duyệt cho
vay, đôn đốc và xử lý các trường hợp vi phạm chế tài tín dụng đều liên quan đến chính
quyền địa phương. Thực tế cho thấy Ngân hàng nào duy trì tốt mối quan hệ với các cấp
chính quyền địa phương thì quy mô tín dụng ngày càng mở rộng, hiệu quả tín dụng được
nâng lên. Nhận thức rõ điều đó nên trong những năm qua, NHNo&PTNT đã rất chú trọng
đến vấn đề này. Điều đó đã góp phần không nhỏ tới sự thành công trong công tác tín dụng
Ngân hàng. Tuy nhiên, muốn duy trì tốt mối quan hệ với các cấp chính quyền địa phương
thì ngoài việc kêu gọi tinh thần trách nhiệm của các cấp chính quyền, NHNo&PTNT Đô
Lương cần trích ra một khoản chi phí nhất định hàng năm động viên khuyến khích dưới
các hình thức tặng quà, hoặc ký hợp đồng dịch vụ tới các xã để thông tin tuyên truyền về
các cơ chế tín dụng của Ngân hàng tới toàn bộ dân chúng.
3.2.7. Giải pháp về mạng lưới, bố trí cán bộ.
3.2.7.1. Giải pháp về mạng lưới.

×