Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Thực Hiện Quy Trình Kỹ Thuật Chăm Sóc Và Phòng, Trị Bệnh Cho Đàn Bò Sữa Tại Trang Trại Bò Sữa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 57 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÂM VĂN HỌC
Tên chuyên đề:
THỰC HIỆN QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC VÀ PHÒNG,
TRỊ BỆNH CHO ĐÀN BÒ SỮA TẠI TRANG TRẠI BÒ SỮA
TH TRUE MILK TỈNH NGHỆ AN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành: Thú y
Khoa:

Chăn nuôi Thú y

Khóa học:

2015 - 2020

Thái Nguyên, năm 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÂM VĂN HỌC


Tên chuyên đề:
THỰC HIỆN QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC VÀ PHÒNG,
TRỊ BỆNH CHO ĐÀN BÒ SỮA TẠI TRANG TRẠI BÒ SỮA
TH TRUE MILK TỈNH NGHỆ AN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Thú y

Lớp:

K47 Thú y N02

Khoa:

Chăn nuôi Thú y

Khóa học:

2015 - 2020

Giảng viên hướng dẫn:ThS. Nguyễn Thị Thùy Dương

Thái Nguyên - năm 2019



i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp trước hết em xin gửi lời cảm ơn tới toàn
thể các thầy, cô giáo Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã truyền đạt cho em
những kiến thức quý báu và bổ ích trong suốt những năm học vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn, ban chủ nhiệm
khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã chỉ bảo và
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Th.S Nguyễn Thị Thùy
Dương, cô đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho em trong suốt quá trình thực
tập và hoàn thành báo cáo tốt nghiệp…
Em xin chân thành cảm ơn tới Công ty cổ phần Sữa TH True – Milk, trang
trại số 8, cùng toàn thể kỹ sư, bác sĩ thú y và công nhân trang trại đã tạo điều
kiện và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập.
Em cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới anh Hoàng Văn Định
trưởng thú y trang trại số 8 cùng toàn thể anh chị em công nhân trong trang trại
về sự hợp tác giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập, hướng dẫn các công tác
kỹ thuật, theo dõi các chỉ tiêu và thu thập số liệu làm cơ sở cho khóa luận này
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến toàn thể gia đình, bạn bè đã
tạo điều kiện, giúp đỡ và luôn động viên em trong suốt quá trình học tập cũng
như trong thời gian thực tập.
Trong quá trình thực tập, bản thân em không tránh khỏi những thiếu sót,
kính mong được sự quan tâm, góp ý của các thầy cô để em được trưởng thành
hơn trong công tác sau này.
Cuối cùng, em xin kính chúc toàn thể các Thầy, Cô giáo trong khoa Chăn
nuôi Thú y cùng gia đình và bạn bè luôn luôn mạnh khỏe, công tác tốt.
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 12 năm 2019
Sinh viên

Lâm Văn Học


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi bò sữa tại trang trại qua 2 năm 2018 và 2019......31
Bảng 4.2. Kết quả thực hiện công tác chăm sóc và quản lý đàn bò sữa ......... 34
Bảng 4.3. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh sát trùng .................................. 35
Bảng 4.4. Một số bệnh sinh sản hay mắc ở bò sữa tại trại trong 2 năm 2018 - 2019 ... 36
Bảng 4.5. Kết quả tiêm phòng vắc xin cho đàn bò sữa tại trang trại. ............. 36
Bảng 4.6. Kết quả chuẩn đoán điều trị bệnh viêm vú cho đàn bò sữa nuôi tại
trang trại .......................................................................................... 37
Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh viêm móng cho đàn bò sữa nuôi tại trang trại .......39
Bảng 4.8. Kết quả điều trị bệnh viêm tử cung cho đàn bò sữa nuôi tại trang trại.....40


iii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
CMT

: California Masttis Tets

CNTY

: Chăn nuôi thú y

Cs


: Cộng sự

NCKH

: Nghiên cứu khoa học

NXB

: Nhà xuất bản

Vsv

: Vi sinh vật


iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu .................................................................................. 2
1.2.1. Mục đích.................................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................... 2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1. Điều kiện cơ sở thực tập............................................................................. 3
2.1.1. Ví trí địa lí ............................................................................................... 3

2.1.2. Điều kiện khí hậu .................................................................................... 3
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của trang trại .................................................................. 4
2.1.4. Cơ sở vật chất của trang trại.................................................................... 5
2.1.5. Thuận lợi và khó khăn............................................................................. 6
2.2. Tình hình chăn nuôi trong và ngoài nước .................................................. 7
2.2.1. Tình hình Chăn nuôi bò sữa trong nước ................................................. 7
2.2.2. Tình hình nghiên cứu bệnh viêm vú bò sữa trên thế giới ..................... 10
2.3. Một số bệnh thường gặp ở bò sữa ............................................................ 15
2.3.1. Bệnh viêm vú bò sữa ............................................................................. 15
2.3.2. Bệnh viêm tử cung bò sữa ..................................................................... 23
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH.......29
3.1. Đối tượng ................................................................................................. 29
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 29
3.3. Nội dung thực hiện ................................................................................... 29


v

3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện .................................................... 29
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 29
3.4.2. Phương pháp thực hiện.......................................................................... 30
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 30
Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................... 31
4.1. Tình hình chăn nuôi tại trang trại ............................................................. 31
4.2. Kết quả thực hiện công tác chăm sóc và quản lý đàn bò sữa tại trang trại ........31
4.3. Kết quả công tác vệ sinh phòng bệnh ...................................................... 34
4.3.1. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh sát trùng ........................................ 34
4.3.2. Kết quả thực hiện phòng bệnh bằng vắc xin ......................................... 35
4.4. Kết quả chẩn đoán và điều trị một số bệnh ở bò sữa tại trang trại........... 37
4.4.1. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh viêm vú cho đàn bò sữa nuôi tại trang

trại.................................................................................................................... 37
4.4.2. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh viêm móng cho đàn bò sữa nuôi tại
trang trại .......................................................................................................... 38
4.4.3. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh viêm tử cung cho đàn bò sữa nuôi tại
trang trại .......................................................................................................... 39
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 41
5.1. Kết luận .................................................................................................... 41
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 42
PHỤ LỤC


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cùng với sự phát triển nhanh số lượng đàn bò trong nước, đàn bò sữa
nước ta trong những năm gần đây tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Các
đàn bò lai F1, F2 dần được thay thế bằng đàn bò lai F3 và bò cao sản được nhập
từ Mỹ, Úc... và vì thế sản lượng sữa tươi trong nước cũng tăng, đáp ứng được
một phần nhu cầu sữa tươi trong nước.
Theo Cục Chăn nuôi – Bộ Nông nghiệp, tính đến hết năm 2014, số lượng
bò sữa cả nước năm 2014 là 227.000 con (tăng 22,1% so với năm 2013). Sản
lượng sữa trong nước sản xuất ước tính là 549.533 tấn. Năm 2015 cả nước sản
xuất 1,9 tỷ lít quy ra sữa tươi. Mục tiêu đến năm 2020 tăng lên là 2,6 tỷ lít sữa
và đến năm 2025 là 3,4 tỷ lít sữa.
Tuy nhiên song hành với ngành chăn nuôi luôn tồn tại các vấn đề như
con giống, dinh dưỡng, kỹ thuật chăm sóc, dịch bệnh và rác thải chăn nuôi.
Trong đó dịch bệnh là khâu khó giải quyết nhất, gây thiệt hại lớn nhất, và người

chăn nuôi luôn quan tâm nhiều nhất. Đầu tiên và quan trọng nhất phải kể đến
nhóm bệnh truyền nhiễm, tiếp đến là nhóm bện ký sinh trùng, các bệnh sản
khoa và bệnh viêm vú ở bò sữa. Đối với những bệnh lây lan nhanh, mạnh, khó
kiểm soát như bệnh truyền nhiễm thì đã có vaccine can thiệp rất hiệu quả, hay
khó điều trị như bệnh ký sinh trùng thì luôn được người chăn nuôi phòng và
tẩy trừ rất sớm nên 2 nhóm bệnh này thường ít xảy ra trên bò sữa. Duy chỉ có
các bệnh sản khoa, các bệnh về chân móng và bệnh viêm vú thì rất hay xảy ra
trên bò sữa, mà thường không dự báo trước được, gây nhiều khó khăn cho người
chăn nuôi. Xuất phát từ những yêu cầu trên, dưới sự hướng dẫn của Cô giáo
ThS. Nguyễn Thị Thùy Dương, tôi tiến hành chuyên đề: “Thực hiện quy trình
kỹ thuật chăm sóc và phòng trị bệnh cho đàn bò sữa tại trang trại bò sữa TH
True Milk tỉnh Nghệ An”.


2

1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
- Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trang trại bò sữa TH True Milk tỉnh
Nghệ An.
- Áp dụng quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn bò sữa nuôi
tại trang trại.
- Xác định tình hình nhiễm, thực hiện và đánh giá hiệu quả của quy trình
phòng, trị bệnh cho đàn bò sữa nuôi tại trang trại.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá được tình hình chăn nuôi tại trang trại TH True Milk tỉnh
Nghệ An.
- Biết áp dụng quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn bò sữa
nuôi tại trang trại đạt hiệu quả cao.
- Xác định được tình hình nhiễm, cách phòng, trị bệnh cho đàn bò sữa

nuôi tại trang trại.


3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở thực tập
2.1.1. Ví trí địa lí
Trại bò sữa của Công ty Cổ phần thực phẩm sữa TH True Mik được xây
dựng tại xã Nghĩa Lợi, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Huyện Nghĩa Đàn là
huyện miền núi nằm về phía Tây Bắc của của tỉnh Nghệ An có tọa độ 105018’
- 105035’ kinh độ Đông và 19013’ - 19033’ vĩ độ Bắc giáp ranh với các huyện:
Phía Bắc giáp huyện Như Xuân (Thanh Hoá), phía Nam giáp huyện Tân Kỳ,
phía Đông giáp huyện Quỳnh Lưu, phía Tây giáp huyện Quỳ Hợp.
Huyện có thị xã Thái Hòa và thị trấn Nghĩa Đàn vừa mới thành lập nằm ở
vị trí trung tâm của huyện. Với vị trí địa lý như vậy, huyện giữ vai trò quan
trọng trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh Nghệ An.
2.1.2. Điều kiện khí hậu
Nghĩa Đàn chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng Bắc Trung Bộ và vùng Tây
Bắc Nghệ An, có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, theo trạm khí tượng Tây Hiếu,
Nghĩa Đàn có những đặc trưng khí hậu sau:
Nhiệt độ trung bình năm 23,3°C, trung bình tháng cao nhất 28 - 29°C ở
các tháng 6, 7; trung bình dưới 20°C chỉ xuất hiện ở 3 tháng 12, 1, 2. Có 6 tháng
(từ tháng 4 - 10) nhiệt độ trung bình vượt quá 25°C. Tháng có nhiệt độ trung
bình thấp nhất 18°C (tháng 1). Chênh lệch nhiệt độ ngày đêm các tháng mùa
hè 8 - 11°C, mùa đông 6 - 8°C.
Trong các tháng mùa đông do nhiệt độ xuống thấp nên thường xuất hiện
sương mù, có năm bị sương muối nhưng ít ảnh hưởng đến sản xuất.
Lượng mưa trung bình 1.633mm, trong đó có trên 70% lượng mưa tập

trung từ tháng 5 - 10. Lượng mưa bình quân cao nhất 2.784 mm (1978), bình
quân thấp nhất 1.16mm (1969).


4

Tổng lượng nước bốc hơi bình quân năm 825 mm, ẩm độ trung bình nhiều
năm phổ biến là 80 - 86%.
Nhìn chung, khí hậu thời tiết ở Nghĩa Đàn phù hợp cho cây trồng, vật nuôi
phát triển.
Nghĩa Đàn nằm trong lưu vực sông Hiếu là nhánh sông lớn nhất của hệ
thống sông Cả bắt nguồn từ biên giới Việt - Lào chảy qua địa phận huyện Nghĩa
Đàn với chiều dài trên 50km. Tổng lượng dòng chảy bình quân nhiều năm qua
huyện là 3.7 tỷ m3 nước. Dòng chảy lớn nhất mùa lũ 5810m3/s, mùa cạn chỉ
đạt 13m3/s. Ngoài ra, còn có trên 100 hồ đập thủy lợi với trữ lượng hàng chục
triệu m3, đây là lợi thế về nguồn nước mặt cho phát triển kinh tế nông nghiệp,
nuôi trồng thủy sản và là cơ sở cho việc xây dựng vùng du lịch sinh thái sau
này.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của trang trại
Trang trại gồm có 85 người:
- 01 giám đốc
- 02 phó giám đốc
- 10 kỹ thuật chính của Trung tâm, gồm:
+ 01 kỹ sư dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi
+ 05 bác sỹ thú y
+ 04 kỹ sư dẫn tinh nhân tạo
- 02 thợ sửa chữa nước
- 02 thợ điện
- 03 thợ cơ khí
- 02 kế toán

- 63 công nhân


5

2.1.4. Cơ sở vật chất của trang trại
- Cơ sở vật chất của trang trại.
Trang trại của tập đoàn TH True Milk tại Nghĩa Đàn (Nghệ An) đạt kỷ lục
với cánh đồng trồng nguyên liệu nuôi bò và một nhà máy sản xuất chế biến sữa
tươi sạch cho ra 500 triệu lít sữa/năm.
Nơi đây hiện có 45.000 con bò sữa với hơn 22.000 con cho sữa, cho năng
suất sữa bình quân 40 lít/ con/ ngày được nuôi trong trang trại tập trung và khép
kín. Để cung cấp thức ăn cho bò, TH còn có một cánh đồng nguyên liệu hơn
2.000 ha với các loại ngô, cao lương, hướng dương, cỏ Mombasa (Mỹ).... trần
nhà của chuồng bò sữa được lợp tôn lạnh 3 lớp, có quạt gió, hệ thống phun
sương làm mát cho bò... Chúng được nghe các bản nhạc cổ điển, dân ca mỗi
ngày. Bò sữa tại trang trại TH chủ yếu được nhập khẩu từ các nước có nguồn
giống tốt, cho năng suất sữa cao, chất lượng như New Zealand, Australia....
Trang trại có chế độ ăn riêng cho từng cá thể bò với các chế độ dinh dưỡng
khác nhau: bò đang vắt sữa, bò cạn sữa, bò đang dưỡng bệnh, bê con.... Nước
uống của chúng được lọc qua hệ thống máy móc hiện đại nhập từ Hà Lan. Mỗi
cụm trại đều có một nhà máy xử lý nước sạch Amiad để cung cấp nước uống, tắm mát
cho bò sữa. Từng con bò được gắn chíp điện tử dưới chân để theo một số chỉ
tiêu của bò như số bước chân trong một ngày, độ dẫn điện của sữa,....
Trường hợp nào bị bệnh sẽ tự động loại ra khỏi khu vực vắt sữa và đảm
bảo chất lượng sữa tốt nhất. Nhà máy sản xuất chế biến sữa tươi sạch có công
suất thiết kế hơn 500 triệu lít sữa/năm, lớn nhất và hiện đại nhất châu Á cả về
quy mô lẫn công nghệ. Toàn bộ sản phẩm làm hoàn toàn từ sữa bò tươi nguyên
chất qua các quy trình được kiểm tra hàm lượng dinh dưỡng như protein, chất
béo, test kháng sinh, các chỉ tiêu lý hóa, vi sinh. TH True Milk vừa nhận danh

hiệu Trang trại chăn nuôi bò sữa tập trung, ứng dụng công nghệ cao có quy mô
lớn nhất châu Á do tổ chức kỷ lục châu Á xác nhận.
+ Về cơ sở hạ tầng:


6

- Trại xây dựng gồm 2 khu tách biệt: khu nhà ở và sinh hoạt của công
nhân, khu chuồng nuôi.
- Khu nhà ở rộng rãi có đầy đủ nhà tắm, nhà vệ sinh tiện nghi.
- Khu nhà bếp rộng rãi và sạch sẽ.
- Trang trại có một nhà kho là nơi chứa thức ăn cho bò và một kho thuốc
là nơi cất giữ và bảo quản các loại thuốc, vắc xin, dụng cụ kỹ thuật để phục vụ
công tác chăm sóc, điều trị cho đàn bò sữa của trang trại.
2.1.5. Thuận lợi và khó khăn
* Thuận lợi
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đầu tư lớn cho phát triển chăn
nuôi bò sữa, đã và đang có nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ ngành này phát triển.
Trang trại được xây dựng ở vị trí thuận lợi: Xa khu dân cư, thuận tiện
đường giao thông.
Giám đốc trang trại có năng lực, năng động, nắm bắt được tình hình xã
hội, luôn quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ kỹ thuật và
công nhân, sinh viên.
Cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn vững vàng, công nhân nhiệt tình
và có tinh thần trách nhiệm cao trong chăn nuôi.
Con giống tốt, thức ăn, thuốc chất lượng cao, quy trình chăn nuôi khép
kín và khoa học đã mang lại hiệu quả chăn nuôi cao cho trang trại.
Áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất.
* Khó khăn
Dịch bệnh diễn biến phức tạp, nên chi phí dành cho phòng và chữa bệnh

lớn, làm ảnh hưởng đến giá thành và khả năng sinh trưởng, phát triển của đàn
bò sữa.
Trong thiết bị vật tư, hệ thống chăn nuôi đã cũ, có phần bị hư hỏng ảnh
hưởng đến công tác chăn nuôi.


7

Số lượng bò sữa nhiều, lượng nước thải lớn, việc đầu tư cho công tác xử
lý nước thải của trung tâm gặp nhiều khó khăn.
2.2. Tình hình chăn nuôi trong và ngoài nước
2.2.1. Tình hình Chăn nuôi bò sữa trong nước
Giai đoạn 2011 - 2016, ngành chăn nuôi bò sữa ở nước ta đạt kết quả khá
khả quan, với đàn bò sữa gần 284 nghìn con, cho sản lượng sữa tươi đạt hơn
795 nghìn tấn. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tăng cao của người dân,
phấn đấu đến năm 2020 có 500 nghìn con bò và đạt một triệu tấn sữa, chúng ta
cần thực hiện nhiều giải pháp hiệu quả trong thời gian tới.
Theo Cục Chăn nuôi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành
chăn nuôi bò hiện nay của Việt Nam chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thịt và
sữa cho hơn 90 triệu người dân. Một số tỉnh, thành phố có số lượng bò sữa lớn
như: TP Hồ Chí Minh (nhiều nhất cả nước với hơn 90 nghìn con), Nghệ An
(hơn 62 nghìn con), Sơn La, Lâm Đồng (khoảng 20 nghìn con), Hà Nội (hơn
15 nghìn con)… nhưng chủ yếu vẫn ở quy mô nhỏ, chưa có sự gắn kết chặt chẽ
giữa doanh nghiệp (DN) và nông dân, quy trình chăn nuôi chưa khép kín, khiến
các hộ nuôi cá thể gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, một số công ty, tập đoàn như:
TH True Milk, Vinamilk, Mộc Châu, Hoàng Anh Gia Lai, FrieslandCampina
Vietnam... mặc dù có sự đầu tư lớn cho bò sữa, sản lượng sữa tươi nguyên liệu
cũng mới chỉ đáp ứng 35% nhu cầu thị trường
Để đáp ứng cung - cầu, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người chăn nuôi
bò sữa, nhiều chuyên gia cho rằng cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu trong chăn

nuôi, nhất là lập kế hoạch quỹ đất cho chăn nuôi gia súc lớn như trâu, bò. Đáng
chú ý là khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vào chăn nuôi bò sữa quy
mô lớn áp dụng công nghệ cao, chế biến và kinh doanh ở tất cả các khâu trong
chuỗi giá trị sữa.


8

Trước hết là nhập khẩu các giống bò tốt nhất về để chuyển giao, cũng
như nhập khẩu vật chất di truyền cao ở các nước phát triển (bò đực, tinh thường,
phôi thường, tinh phân giới, phôi phân giới) để thực hiện Chương trình lai tạo
bò sữa để bình tuyển đánh giá cho đàn hạt nhân và lai tạo với tinh bò sữa năng
suất cao chuyển cho các vùng có điều kiện nuôi và chế biến sữa. Tiếp thu khoa
học công nghệ tiên tiến của các nước để ứng dụng vào sản xuất, chế biến; chọn
lọc, đánh giá, đeo số tai, sổ giống, áp dụng tin học trong quản lý đàn bò. Tổ
chức tập huấn kỹ thuật và năng lực thương mại cho hộ chăn nuôi; đào tạo tập
huấn cho kỹ thuật viên gieo tinh bò nhân tạo kỹ thuật, công nghệ mới. Đồng
thời, kiên quyết thải loại những cá thể có năng suất thấp, khả năng sinh sản và
nhân giống kém. Thực hiện sản xuất theo chuỗi, bảo đảm an toàn thực phẩm
cho tiêu thụ trong nước và tiến tới xuất khẩu. Để chuỗi hoạt động có hiệu quả,
các hộ chăn nuôi cần liên kết với nhau thành lập tổ hợp tác, ký hợp đồng với
DN tiêu thụ sản phẩm. Tăng cường xây dựng thương hiệu cho chăn nuôi bò
sữa. Cùng với đó, khuyến khích DN đầu tư nhà máy sản xuất thức ăn TMR
(thức ăn trộn hỗn hợp) và thức ăn bổ sung, nhân rộng các mô hình chế biến
thức ăn TMR để bảo đảm đầy đủ dinh dưỡng và từng bước nâng chất cũng như
năng suất đàn bò hiện nay. Chuyển đổi một phần diện tích canh tác lúa kém
hiệu quả sang trồng cỏ, cây thức ăn cho chăn nuôi bò. Đặc biệt khí thải metan
(CH4) gây ô nhiễm môi trường.
Nguyễn Ngọc Nhiên và cs (1996 - 1997) [8], nghiên cứu chẩn đoán bệnh
viêm vú bò bằng phương pháp CMT ở một số cơ sở chăn nuôi bò sữa thấy tỷ

lệ viêm vú phi lâm sàng là 24,8%.
Bạch Đằng Phong (1995) [12], cho rằng ở Việt Nam có thể có tới 50%
số bò đang cho sữa mắc bệnh viêm vú thể tiềm tàng.
Trịnh Quang Phong và cs (1998) [13], nghiên cứu phương pháp chẩn
đoán nhanh bệnh viêm vú ở bò sữa và biện pháp phòng ngừa thấy 3 dung dịch


9

thử nhanh là: Deterol, Teenol và LSS (Lauril Sulfata Sodium) có thể thay thế
nhau để tiến hành chẩn đoán nhanh bệnh này.
Theo Phạm Hồ Hải (2012) [4]: Nguyên nhân gây bệnh chân móng trên
đàn bò sữa phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, yếu tố qui mô chăn nuôi, độ
khô thoáng của nền chuồng, sát trùng chuồng trại và phương thức cho ăn là
những nguyên nhân chính gây bệnh chân móng trên đàn bò sữa hiện nay.
Theo Lê Đăng Đảnh (2013) [3], việc vệ sinh, giữ khô chuồng nuôi và cải
thiện khẩu phần ăn, phương thức nuôi dưỡng là vô cùng quan trọng để phòng
bệnh viêm móng cho bò sữa.
Theo Phan Việt Thành (2010) [15], cải thiện chăm sóc nuôi dưỡng bằng
cách cho bò vận động đi lại tự do trong chuồng và cho ăn khẩu phần cân đối
dinh dưỡng làm giảm tỷ lệ mắc bệnh chân móng, kéo dài thời gian xuất hiện
bệnh chân móng (thời gian giữ cho bò không bị bệnh chân móng được lâu hơn),
tăng lượng thức ăn thu nhận được, tăng năng xuất sữa.
Theo Phạm Quang Phúc (2005) [14] dùng dao, nạo móng cắt gọt, nạo
hết tổ chức bị hoại tử, đáy móng cắt gọt thật bằng phẳng để không còn lồi lõm,
sau đó bôi cồn lốt 5% lên chỗ bị bệnh. Nếu vết thương sâu, phải rắc
oxytetracylin hoặc mỡ penicillin, bên ngoài bôi Ichthyol. Trong thời gian điều
trị chuồng nuôi phải sạch sẽ, độn nhiều cỏ, rơm khô, không để tích tụ phân,
nước tiểu trên nền chuồng.
* Tình hình chăn nuôi bò sữa tại Nghĩa Đàn, Nghệ An

Công ty cổ phần Thực phẩm Sữa TH được xây dựng với quy mô công
nghiệp hiện đại, tại Trang trại bò sữa TH, cách chế biến thức ăn, chăn nuôi bò
sữa kiểu tập trung, vắt sữa bò thuộc một quy trình khép kín với quy trình công
nghệ nhập khẩu 100% từ Israel.
Quy mô dự án gồm 13 trang trại (12 trại sản xuất và 1 trại cách ly), dự
kiến mỗi trang trại nuôi 2.500 con bò vắt sữa, một nhà máy chế biến sữa công


10

suất 100 tấn sữa/ngày và đạt công suất 500 tấn/ngày vào năm 2012, bằng công
nghệ tiên tiến và thiết bị hiện đại của Israel. Ðây là dự án lớn nhất của ngành
Nông nghiệp lần đầu được xây dựng tại Nghệ An nói riêng và trong cả nước nói
chung.
Ngày 27/2/2010, Công ty Cổ phần thực phẩm sữa TH đã nhập đợt bò đầu
tiên 1.600 con bò sữa thuần chủng HF (Holstein Friesian) từ New Zealand qua
cảng Cửa Lò cho dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô công
nghiệp. Tiếp theo, ngày 18/4/2010 công ty nhập đợt 2 với tổng số 1.490 con.
Như vậy, dự án đã nhập về 3.090 con trong tổng số dự kiến nhập là 24.000 con
phục vụ hoạt động nhân giống cho dự án. Đàn bò giống nhập về đều có sức
khoẻ tốt, đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch và vệ sinh thú y của Việt Nam.
Dự án thành công sẽ một trong những mô hình điểm về chăn nuôi bò sữa
công nghiệp gắn liền với chế biến công nghiệp, chủ động tạo vùng nguyên liệu
ổn định và bền vững. Dự án dự kiến góp phần tăng ngân sách khoảng 40 triệu
USD/năm cho tỉnh Nghệ An.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu bệnh viêm vú bò sữa trên thế giới
Bệnh viêm vú bò sữa đã được nghiên cứu từ rất lâu và đã thu được nhiều
kết quả.
+ Về vật chủ (bò)
Hungerford và cs (1970) [24], đã chỉ ra rằng sự nhiễm trùng của bầu vú

và viêm vú lâm sàng của bò đều tăng theo tuổi và thời kỳ tiết sữa.
Poutrel (1983) [29], chứng minh chất keratin trong ống dẫn sữa ở đầu vú
được coi là yếu tố quan trọng giúp bà chống lại hoạt động của vi khuẩn gây
bệnh.
Theo Anri Akita và cs (2002) [2], keratin là chất ức chế vi khuẩn, nhăn
quá trình xâm nhập của vi khuẩn qua kênh núm vú đến tuyến sữa.
+ Về vi khuẩn gây bệnh.


11

Schalm và cs (1976) [34], cho rằng thành phần độc tố chính gây viêm vú
hoại thư của Staphylococcus aureus là toxin.
Macdoland và cs (1976) [26], cho biết: Các loại vi khuẩn gây bệnh viêm
vú chủ yếu là Streptococcus agalactiac và Streptococcus tuberis.
Các tác giả Heidrick và cs (1976) [23], cho rằng các vi khuẩn dạng E.coli
có thể gây viêm vú cata mãn tính ở đàn bò sữa.
Theo Wenz và cs (2001) [35], thì Coliforms có vai trò lớn trong các
nguyên nhân gây viêm vú thể cấp tính bò sữa ở Mỹ.
- Tình hình nghiên cứu bệnh viêm vú bò sữa ở Việt Nam
Bệnh viêm vú bò sữa là vấn đề được toàn thế giới quan tâm. Tình trạng
bệnh có thể khác nhau ở mỗi quốc gia nhưng chương trình kiểm soát dịch bệnh
ở các nước thì cơ bản giống nhau (Anri Akita và cs, 2002) [2].
Ở Việt Nam, bệnh viêm vú bò sữa đã được nghiên cứu từ lâu. Nguyễn
Ngọc Nhiên (1986) [7], tiến hành phân lập vi khuẩn từ các mẫu sữa bò nghi bị
viêm vú. Đã phát hiện thấy các vi khuẩn Streptococcus agalactiac (21,3%):
Staphylococcus aureus (27,2%): E.coli (12,5%): Streptococcus uberis (13,7%)
và Klebsilla (5,1%).

 Điều trị:

Khi phát hiện bò bị viêm vú cần cách ly bò sữa ốm, giảm khẩu phần thức
ăn tinh, thức ăn chứa nhiều nhựa, nhiều nước và thức ăn có chứa hàm lượng
dinh dưỡng cao khi bò bị viêm vú nhằm giảm quá trình tạo và tiết sữa. Tăng
cường vắt sữa từ 3 - 5/lần/ngày để thải trừ mầm bệnh, giảm cương cứng bầu
vú, thường xuyên tiến hành xoa bóp bầu vú bị viêm bằng khăn sạch nhúng vào
nước ấm, vắt kiệt sữa bị viêm ra ngoài, ngày 3 - 4 lần và vệ sinh bầu vú và
chuồng trại sạch sẽ. Kiểm tra sau điều trị: Kiểm tra sau trị xong 5 ngày. Nếu
lượng tế bào soma và mức CMT vẫn cao, phải thực hiện thêm liệu trình điều
trị mới.


12

* Bệnh viêm móng bò sữa
- Nguyên nhân
Hiện nay, phần lớn bò sữa được nuôi nhốt thường xuyên trong chuồng
nền bằng xi măng nên móng chân bò sữa bị bào mòn liên tục. Hơn nữa, đa số
chuồng trại của hộ chăn nuôi có độ dốc kém và mỗi ngày phải xịt nước để dội
phân, tắm rửa bò. Do đó, nền chuồng luôn bị ẩm ướt, có nhiều chỗ bị đọng
nước. Đàn bò luôn đứng trên nền chuồng ẩm ướt nên móng chân của chúng bị
mềm, chỗ nối giữa lớp da với thành móng dễ bị nứt, khe giữa hai móng bị viêm,
phân nhét vào kẽ nứt này hoặc kẽ giữa hai móng chân. Đây là cơ hội tốt cho vi
khuẩn trong phân bám trên nền chuồng, nhất là các vi khuẩn yếm khí gây viêm
móng và hình thành ổ viêm có mủ. Vết nứt ngày càng sâu, vi khuẩn tiếp tục
xâm nhập và phát triển nên bệnh ngày càng trầm trọng. Khi vi khuẩn xâm nhập
lên phía trên gây ra viêm khớp cổ chân, khớp gối rồi tiếp tục gậy viêm đa khớp
rất khó điều trị. Ngoài ra, khi bò nằm do đau chân nhưng vẫn được vắt sữa, sữa
rơi vãi trên nền chuồng tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển nhanh. Thức
ăn tinh rơi vải trên nền chuồng, vi khuẩn lên men sản sinh acid cũng gây hại
thêm cho móng chân bò.

Ngoài ra, móng chân bò luôn chịu áp lực rất lớn khối lượng cơ thể khi đi
đứng nên gây vỡ mạch máu nhỏ trong móng chân, vành móng, tạo điều kiện
cho vi khuẩn đi lên phía trên gây viêm khớp.
* Triệu chứng:
Bệnh thường xảy ra ở hai chân sau. Nếu nhẹ, bò vẫn đi lại nhưng chậm
chạp, dáng đi khập khiễn, các chân bị đau thẳng đơ không gấp lại khi bước đi,
sống lưng cong lên, bò đứng lên nằm xuống khó khăn, mệt mỏi, các cơ bắp thịt
chân sau bị run, bò có trọng lượng càng lớn hiện tượng bị run càng rõ. Bệnh
nặng bò ít đi lại, thích nằm, giảm ăn uống nên sản lượng sữa cũng như khả năng
sinh sản giảm nhanh. Nếu cả hai chân đều bị bệnh, con vật sẽ nằm không dậy


13

được. Do nằm lâu con vật dễ bị trướng hơi dạ cỏ, liệt dạ cỏ hoặc bị loét toàn
thân. Kiểm tra đế móng chân thấy lõm đều, dùng dao cạo vết lõm, có màu đen
như than bùn nát, mùi thối đặc biệt; quan sát rõ ở giữa đế móng, thành móng bị
nhô ra.
* Biện pháp phòng bệnh:
- Nền chuồng phải có độ dốc khoảng 3 đến 5% hướng ra hai bên nền đất
chung quanh; tráng xi măng ở những chỗ nền bị lõm, đọng nước, nhất là chỗ
bò đứng.
- Có một khoảng nền đất cao ở gần chuồng, không bị đọng nước để bò
đi lại vài giờ trong ngày sau khi vắt sữa. Bò được đi lại nhiều dưới ánh nắng
mặt trời giúp cơ thể hấp thu canxi hiệu quả, làm cho móng chân và cẳng chân
được khỏe mạnh, vững chắc hơn.
- Nên sử dụng đệm lót cao su chỗ bò nằm hoặc xây chuồng theo kiểu đi
lại tự do, có chỗ ăn riêng, chỗ vắt sữa riêng, chỗ nằm riêng. Dùng cát hoặc mùn
cưa đổ vào khu vực dành cho bò nằm nhằm làm giảm bớt thời gian bò phải
đứng trên nền xi măng cứng.

- Vệ sinh chuồng trại bằng các chất sát trùng hoặc bằng vôi bột, định kỳ
7 - 10 ngày một lần.
- Cần trang bị thêm hệ thống quạt trong chuồng để làm khô nhanh nền
chuồng, đồng thời làm mát tiểu khí hậu chuồng nuôi. Nền chuồng khô ráo, sạch
sẽ hạn chế sự phát triển của vi sinh vật. Nên hốt phân khô trước, rửa nước sau
để làm giảm ẩm độ trong chuồng.
- Các trang trại lớn cần xây thêm hố ngâm chân có chứa CuSO4 giúp sát
trùng chân móng và làm cho móng bò bền chắc hơn.
- Cho bò ăn khẩu phần thức ăn TMR để hạn chế việc chuyển đột ngột từ
thức ăn thô sang thức ăn tinh, làm tăng lượng acid lactic ngấm vào máu gây
độc là một nguyên nhân gây ra bệnh đau móng trên bò.


14

- Có thể làm tăng độ bền chắc của móng chân và lớp da chung quanh
móng bằng cách bổ sung vào thức ăn của bò các loại vitamin như biotin, B3,
A, C và kẽm. Trong đó, Biotin (vitamin H) giúp tổng hợp chất keratin, là chất
làm cho móng chân cứng, ngăn ngừa các tổn thương ở móng chân; Vitamin B3
(niacin hay nicotinamide) giúp ngăn ngừa da bị khô, giúp da bám chắc vào
móng, ngăn chặn sự xâm nhập các vi khuẩn có hại; Vitamin A duy trì tốt hệ
thống xương, giúp lớp biểu bì da phát triển tốt và bám chặt vào móng chân,
ngăn chặn sự xâm nhập vi khuẩn có hại vào móng chân; Vitamin C tăng sức đề
kháng bệnh; Zn (kẽm) vì thiếu kẽm gây sừng hóa da, lông (paraketosis), da bị
dầy lên và nứt nẻ, da không bám chắc vào vành móng. Các vết nứt này là nơi
vi khuẩn xâm nhập vào gây ra viêm mủ trên móng. Có thể bổ sung thêm Mn
(mangan) nhằm giảm sự yếu chân. Ngoài ra khẩu phần bò sữa phải đầy đủ canxi
để bộ xương vững chắc.
- Định kỳ hàng năm gọt móng cho bò.
* Điều trị

- Móng chân bị viêm (người chăn nuôi thường gọi là hà ăn chân) thì phần
móng thường bị khuyết (lõm), có khi xuất huyết hoặc mưng mủ nên có màu
nâu, đen; bò đi lại khập khiểng, đứng lên nằm xuống khó khăn, sống lưng bị
võng xuống khi viêm móng nặng ở 2 chân sau. Trong trường hợp này phải gọt
móng cho bò. Gọt sạch chỗ bị viêm, nạo hết tổ chức bị hoại tử, đáy móng cắt
gọt thật bằng phẳng để không còn lồi lõm, sau đó bôi cồn lốt 5% lên chỗ bị
bệnh. Sau đó cho bò mang guốc để tránh bị phân nhét vào. Nếu không có guốc,
nhốt bò bệnh ở một chỗ riêng, lót rơm khô và thay rơm thường xuyên. Trong
thời gian điều trị chuồng nuôi phải sạch sẽ, không để tích tụ phân, nước tiểu
trên nền chuồng. Trong trường hợp bệnh nặng, bò có biểu hiện triệu chứng toàn
thân như sốt, bỏ ăn thì chúng ta cần phải điều trị toàn thân bằng tiêm kháng
sinh (pen-strep, lincomycin, gentamycin) kết hợp thuốc giảm đau (analgine),


15

giảm viêm (dexa). Đồng thời ngâm móng chân bò trong CuSO4 5% mỗi ngày
khoảng 5 - 10 phút. Tuy nhiên, khi điều trị bằng kháng sinh thì người chăn nuôi
phải vắt bỏ sữa.
2.3. Một số bệnh thường gặp ở bò sữa
2.3.1. Bệnh viêm vú bò sữa
* Nguyên nhân: Gồm ba nguyên nhân chính
Do bản thân bò
Nguyên nhân xuất phát do chính bản thân bò sữa: tuỳ thuộc vào cá thể
của bò như giống bò, bò có bầu vú quá to và dài dễ gây xây xát, lỗ thông đầu
vú to dễ rò rỉ. Bò cao sản, sức đề kháng của bò giảm là điều kiện thuận lợi để
bệnh viêm vú xảy ra.
Do vi sinh vật
Có nhiều loại vi trùng gây bệnh viêm vú
Liên cầu khuẩn (Streptococcus): Trong các loại vi khuẩn gây bệnh viêm

vú, liên cầu khuẩn (Streptococcus) chiếm 86%, chủ yếu là S. agalacting, S.
dysgalactiae và S. uberis. S. agalactiae là vi khuẩn Gram dương và chỉ phát
triển được trên mô tuyến vú nhưng dễ bị khống chế và tiêu diệt. Trong khi đó
S. desgalactiae và S. tuberis có thể phát triển bên ngoài mô tuyến vú và khó
loại trừ. Ba loại này chủ yếu phát triển trong sữa và tấn công lớp tế bào bề mặt
của các ống dẫn sữa.
Tụ cầu khuẩn (Staphylococcus): Chiếm 5,4% trường hợp, trong đó S.
aureus (vi khuẩn Gram +) là vi khuẩn gây bệnh mạnh và thường ở dạng cấp
tính. Vi khuẩn này xâm nhập và tấn công vào các tế bào nang và có tính kháng
penicilline (có những chủng vi khuẩn có khả năng hình thành penicillinaza phân
huỷ penicilline), vì vậy nó rất khó xử lý. Bên cạnh đó, nó còn sản sinh ra các
độc tố (coagulaza, hemolysine) gây co thắt mạch máu và hoại tử mô tế bào.
Trực khuẩn: Bao gồm các trực khuẩn sinh mủ 2,7%, E.coli 12%, các loài


16

vi trùng khác 3,75%. Các vi khuẩn này sống chủ yếu trong môi trường (phân,
chất độn, nguồn nước bị ô nhiễm...)
Gây viêm vú truyền nhiễm cho bò sữa có 80% gây viêm vú là do
Streptococcus agalactiae và Streptococcus dysagalactiae. Bệnh biểu hiện viêm
vú, sưng tụ máu, sữa màu xanh lợn cợn máu, vú teo dần. Hai nguyên nhân này
quan hệ chặt chẽ với nhau, cùng một loài vi trùng gây bệnh nhưng sức đề kháng
của cơ thể và tuyến vú con vật khác nhau nên có thể gây ra bệnh viêm vú khác
nhau. Ngược lại, những vi trùng khác nhau khi tác động lên bầu vú cũng có thể
gây ra những triệu chứng giống nhau. Ngoài những vi khuẩn đặc trưng trên
bệnh viêm vú cũng có thể xảy ra do Mycoplasma.
Do môi trường
Các tác nhân của bầu tiểu khí hậu chuồng nuôi bò sữa như nhiệt độ, ẩm
độ đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên tỷ lệ mắc bệnh viêm vú của

bò sữa. Mặt khác nhiệt độ cao, ẩm độ cao cũng là điều kiện thuận lợi cho các
vi sinh vật gây bệnh, các côn trùng mang tác nhân gây bệnh phát triển và từ đó
gián tiếp gây bệnh. Tại một số nước có khí hậu theo 4 mùa, thường có một dạng
viêm vú gọi là “viêm vú mùa hè” gây ra bởi các côn trùng chích cắn truyền vi
khuẩn Corynebacterium pyogenes và một số vi khuẩn kỵ khí khác. Bệnh này
thường xuất hiện ở vùng khí hậu có độ ẩm cao (thường ở các vùng thấp, các
thung lũng). Nguyên nhân stress (tiếng ồn, thái độ chăm sóc bò, mật độ nuôi
quá cao...) làm suy giảm hệ thống miễn dịch của bò sữa, từ đó cũng làm gia
tăng tỷ lệ mắc bệnh viêm vú. Đặc biệt nhiệt độ, ẩm độ cao gây ra stress nhiệt
trên bò sữa.
Chuồng trại: Chăn nuôi với hình thức hiện nay chủ yếu là nuôi nhốt, bò
ít được vận động, nền chuồng thường xuyên ẩm ướt sẽ khiến cho bệnh chân
móng của bò phát triển, cộng thêm khi bò nằm nghỉ, bầu vú bò sẽ tiếp xúc với
nền và chất lót (một ngày bò có thể nằm nghỉ tới 14 giờ) nên nguy cơ vi khuẩn


17

xâm nhập vào bầu vú là rất cao. Tuy nhiên, khi chăn thả ngoài đồng cỏ, không
kiểm soát được hoàn toàn, thì cần phải chú ý đến các tổn thương trên bầu vú từ
đó cũng dễ mắc bệnh. Tóm lại, chuồng trại vệ sinh kém, không thông thoáng
và ánh sáng thiếu, mật độ nuôi cao, chăm sóc quản lý không đúng kỹ thuật,
dinh dưỡng không phù hợp là nguyên nhân làm tỷ lệ bệnh viêm vú tăng cao.
Nguồn thức ăn, nước uống: Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất đối
với sự phát triển của bò. Người ta nhận thấy cũng có mối liên hệ giữa khẩu
phần ăn và bệnh viêm vú, trong đó chú ý đến mức cân bằng dưỡng chất trong
khẩu phần và việc thay đổi khẩu phần ăn quá nhanh.
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy khẩu phần ăn quá dư thừa nitơ đặc
biệt là nitơ phi protein là một trong những yếu tố gây ra bệnh viêm vú. Việc
sử dụng quá nhiều nitơ phi protein trong khẩu phần sẽ tác động đến hệ thống

miễn dịch của cơ thể bò sữa.
Khẩu phần có năng lượng cao cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ viêm vú. Việc
bổ sung quá nhiều thức ăn thô xanh họ đậu, đặc biệt là có Alfalfa, có chứa nhiều
chất estrogen, cũng làm ảnh hưởng đến tỷ lệ viêm vú. Đối với bò tơ, khi cho ăn
khẩu phần nhiều có họ đậu, các chất estrogen ngoại lai này sẽ làm cho bầu vú
bò tơ trưởng thành sớm từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm các vi khuẩn cơ hội từ
môi trường, bò dễ mắc bệnh viêm vú.
Hàm lượng Vitamin E và Selenium cao trong khẩu phần thức ăn sẽ giúp
cải thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể bò sữa từ đó cũng làm giảm tỉ lệ viêm
vú. Đặc biệt, trong trường hợp bệnh viêm vú tiềm ẩn, việc bổ sung Selenium
đã làm giảm rõ rệt tỷ lệ bò mắc bệnh. Việc bổ sung Selenium cũng giúp cho bò
đề kháng với các bệnh viêm vú gây ra do nhóm coliform (như E.coli). Tuy
nhiên, không được bổ sung Selenium riêng lẻ mà phải bổ sung chung với
Vitamin E.
Thức ăn nhiều vi trùng, nấm mốc sẽ theo hệ thống tiêu hóa gây bệnh tiêu


18

chảy, từ đó vi khuẩn và độc tố xâm nhập vào máu đến bầu vú. Vi khuẩn, nấm
mốc cũng tiết ra các độc tố làm ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch.
Chăm sóc, vắt sữa: Phương pháp vắt sữa, kỹ thuật vắt sữa không đúng,
thời gian và số lần vắt, áp lực vắt không đảm bảo dễ gây ảnh hưởng đến bầu
vú. Người vắt sữa có trách nhiệm, lau bầu vú gia súc, dọn nơi vắt sữa, rửa dụng
cụ vắt sữa và tay rửa trước khi vắt sữa. Người vắt sữa phải khỏe mạnh không
mang vi khuẩn hay bệnh tật có khả năng lây bệnh. Chú ý có ngăn sát trùng ở
cửa chuồng vì người vắt sữa có thể đi từ chuồng này qua chuồng khác hoặc nhà
này sang nhà khác.
* Phân loại viêm vú bò sữa
Viêm vú bò sữa có hai dạng là viêm vú lâm sàng và viêm vú cận lâm

sàng
Viêm vú lâm sàng
Viêm vú lâm sàng là sự nhiễm trùng của bầu vú thể hiện rõ triệu chứng
lâm sàng như sự thay đổi tính chất của sữa (sữa bị vón, loãng, màu sắc và mùi
khác thường), hình dạng bầu vú (bầu vú sung huyết, sưng to...) và một số trường
hợp có triệu chứng toàn thân (sốt, kém hay bỏ ăn...)
Viêm vú lâm sàng được phân chia thành các loại sau:
- Theo thời gian
Viêm vú thể quá cấp tính: Viêm vú thể quá cấp tính có đặc điểm là bệnh
xảy ra đột ngột, bầu vú viêm sưng lớn, cứng, nóng, đỏ, đau. Sữa có các chất tiết
bất thường. Viêm vú quá cấp tính có thể dẫn đến mất sữa. Sự viêm là kết quả
tác động của vi khuẩn và độc tố của chúng hay những sản phẩm của bạch cầu
(Menzies và cs, 2001) [27].
Viêm vú quá cấp tính thường kèm theo triệu chứng toàn thân do nhiễm
trùng huyết hoặc nhiễm độc huyết bao gồm: rối loạn hô hấp, tuần hoàn, sốt,
biếng ăn, suy nhược, giảm nhu động dạ cỏ, tiêu chảy, mất nước, trường hợp


×