TÁC ĐỘNG GIA NHẬP WTO ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU THUỶ SẢN
1. Thực trạng tình hình xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
1.1. Thực trạng sản xuất, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản
Việt Nam là nước có tiềm năng lớn về NTTS với diện tích mặt nước nội
địa khoảng 1 triệu ha, vùng triều khoảng 0,7 triệu ha và hệ thống đầm phá ven
biển có thể phát triển NTTS. Trong khi diện tích có khả năng NTTS của cả nước
ước tính khoảng gần 2 triệu ha thì mới chỉ sử dụng 902.900 ha (năm 2004).
Từ giữa thập kỷ 90 trở lại đây, NTTS của Việt Nam phát triển rất nhanh.
Qua bảng dưới ta cũng có thể thấy tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản
của nước ta trong mấy năm qua tăng rất nhanh, tăng từ 641,9 nghìn ha năm
2000 lên đến 959,9 nghìn ha năm 2005.
Bảng - Diện tích mặt nước nuôi trồng và sản lượng thuỷ sản
giai đoạn 2000 – 2006
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005
2006
(ước
tính)
A.Tổng số diện tích nuôi trồng (nghìn
ha) 641,9 755,2 797,7 867,6 920,1 959,9
1.Diện tích nước mặn, lợ 397,1 502,2 556,1 612,8 642,3 677,2
Nuôi cá 50,0 24,7 14,3 13,1 11,2 16,5
Nuôi tôm 324,1 454,9 509,6 574,9 598,0 616,9
Nuôi hỗn hợp và thuỷ sản khác 22,5 22,4 31,9 24,5 32,7 43,4
Ươm, nuôi giống thuỷ sản 0,5 0,2 0,3 0,3 0,4 0,4
2. Diện tích nước ngọt 244,8 253,0 241,6 254,8 277,8 282,7
Nuôi cá 225,4 228,9 232,3 245,9 267,4 272,1
Nuôi tôm 16,4 21,8 6,6 5,5 6,4 6,5
Nuôi hỗn hợp và thuỷ sản khác 2,2 0,5 0,4 1,0 1,1 1,2
Ươm, nuôi giống thuỷ sản 0,8 1,8 2,3 2,4 2,9 2,9
B. Tổng sản lượng thuỷ sản (nghìn 2250, 2434, 2647, 2859,23142, 3432, 3707,
tấn) 5 7 4 5 8 4
Khai thác
1660,
9
1724,
8
1802,
6 1856,1
1940,
0
1995,
4
2155,0
Nuôi trồng 589,6 709,9 844,8 1003,1
1202,
5
1437,
4
1552,4
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Những nỗ lực trong việc đổi mới đã đem lại kết quả đáng khích lệ là ngành thuỷ
sản phát triển toàn diện trên các mặt nuôi trồng, khai thác, chế biến và xuất
khẩu. Cũng từ đầu năm 2006 đến nay, toàn ngành đã khai thác được gần 3,5
triệu tấn, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó sản lượng thu được từ
nuôi trồng thuỷ sản trên 1,5 triệu tấn và còn lại là từ khai thác biển. Tốc độ tăng
bình quân hàng năm của giá trị sản xuất thuỷ sản thời kỳ 1986 – 2006 đạt mức
cao, gần 10%. Theo Bộ Thủy sản, tính đến ngày 24-11, kim ngạch xuất khẩu
thủy sản của cả nước đã đạt gần 3,1 tỉ USD, bằng 110,06% kế hoạch đề ra cho
cả năm (3 tỉ USD) và tăng 24,45% so với cùng kỳ.
Quá trình tăng trưởng sản lượng thuỷ sản diễn ra đồng thời với quá trình
tăng trưởng diện tích NTTS. Tuy nhiên, tốc độ tăng sản lượng nhanh hơn do
năng suất nuôi trồng tăng lên.
Bảng - Xuất khẩu thuỷ sản chính ngạch sang các thị trường năm 2005
Thị trường
Số lượng(tấn) Giá trị(USD)
Châu Á (không kể Nhật Bản) 131559.9 378035774
Châu Âu 115696.6 380904754
Mỹ 89025.6 617172589
Nhật Bản 123078.8 785875894
Thị trường khác 177018.9 576737747
Total 636379.8 2738726758
Nguồn: Trung tâm Tin học - Bộ Thủy sản
Tuy vậy, trong quá trình phát triển và nuôi trồng thủy sản cũng đã thể
hiện nhiều bất cập như: diện tích nuôi tôm và diện tích thâm canh ở nhiều địa
phương tăng quá nhanh, chưa có hoặc không theo quy hoạch đang diễn ra ở
nhiều nơi. Việc quản lý chất lượng con giống và quản lý an toàn vệ sinh trong
nuôi trồng thủy sản còn chưa đáp ứng yêu cầu, mặc dù đã đầu tư khá nhiều. Cả
nước chỉ có 7 phòng kiểm nghiệm lớn, nhiều địa phương thiếu cán bộ và
phương tiện kiểm tra. Nhiều doanh nghiệp thực hiện HACCP theo kiểu đối
phó… Những bất cập trên đã tác động không nhỏ đến môi trường sinh thái và
hình thành nguy cơ cho sự phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững.
1.2. Tình hình xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
1.2.1. Giai đoạn trước khi gia nhập WTO
a. Tình hình chung
Thuỷ sản không chỉ là nguồn thực phẩm quan trọng trong đời sống dân cư
mà còn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nhiều nước. Trong số các nhà xuất
khẩu thuỷ sản, Việt Nam được coi là nước có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thuỷ
sản nhanh nhất. Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam thời kỳ 1992 – 2003 có tốc độ
tăng trưởng trung bình đạt 9,97%/năm. Năm 1992, giá trị xuất khẩu thuỷ sản
của Việt Nam mới là 307,7 triệu USD, nhưng 10 năm sau giá trị này đã tăng gấp
6,57 lần, đạt 2,023 tỷ USD (năm 2002). Từ năm 2001, Việt Nam đã có tên trong
nhóm 10 nước xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu trên thế giới. Cụ thể như sau:
STT Quốc gia Sản lượng (tấn)
01 Trung Quốc 6.636.839
02 Nauy 4.132.147
03 Thái Lan 4.034.003
04 Mỹ 3.800.000
05 Đan Mạch 3.566.149
06 Canađa 3.487.477
07 Tây Ban Nha 2.600.000
08 Chilê 2.483.628
09 Hà Lan 2.451.904
10 Việt Nam 2.402.781
(Theo số liệu thống kê của FAO năm 2004)
Giá trị xuất khẩu thuỷ sản năm 2005 là 2,73 tỷ USD, đưa tổng giá trị kim
ngạch xuất khẩu của cả kỳ kế hoạch năm năm 2001 – 2005 lên 13,61 tỷ USD,
đã giúp ngành thủy sản vượt kế hoạch đặt ra và tăng 132,15% so với kỳ kế
hoạch 1996 – 2000, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 13%/năm. Trong
nhiều năm liền, thuỷ sản duy trì được vị trí là một trong những mặt hàng đem lại
nguồn ngoại tệ lớn nhất cho Việt Nam, chiếm 8 – 11% tổng giá trị kim ngạch
xuất khẩu.
Bảng - Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản VN qua các thời kỳ
1992 1996 2000 2001 2002 2003 2004 2005
KN XK (triệu USD) 308 697 1.479 1.778 2.023 2.200 2.397 2.728
% tăng so với năm
trước
12,1 57,5 20,2 13,8 8,7 8,98 13,81
% so với tổng KNXK
của Việt Nam
11,9 9,6 8,7 10,3 11.0 9,6 9,04 8,28
Kết quả của sự tăng trưởng vượt bậc này phải kể đến sự phấn đấu không
ngừng của hàng triệu ngư dân, nông dân để gia tăng sản lượng nguyên liệu
nhiều hơn, tốt hơn, an toàn hơn; sự năng động của các doanh nghiệp trong quá
trình đổi mới công nghệ, cải thiện điều kiện sản xuất, mở rộng thị trường và đa
dạng hoá sản phẩm; cũng như của các cơ quan quản lý ngành thuỷ sản trong
việc hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại, tăng cường kiểm tra giám sát chất
lượng sản phẩm. Chất lượng các mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam
không ngừng được nâng lên và ngày càng có uy tín trên thị trường thế giới.
Biểu đồ - Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam từ năm 1997 – 2005
Nguồn: Trung tâm Tin học, Bộ Thuỷ sản
Ngành thuỷ sản đã đạt được nhiều tiến bộ mà thể hiện rõ nhất ở kết quả
xuất khẩu, tuy nhiên công tác dự báo thị trường của ngành còn yếu, kinh
nghiệm ngăn chặn và giải quyết các tranh chấp còn hạn chế. Ngoài ra, vấn đề dư
lượng kháng sinh và nhiễm khuẩn do tiêm chích tạp chất và ngâm hoá chất vẫn
là nỗi lo và tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với các doanh nghiệp. Nếu không giải quyết
tốt những hạn chế trên thì khó đảm bảo sự phát triển xuất khẩu thuỷ sản một
cách bền vững.
b. Tình hình xuất khẩu thuỷ sản phân theo thị trường
Những kết quả đạt được trong xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam những
năm qua không thể tách rời với công tác phát triển thị trường. Các doanh nghiệp
đã chuyển hẳn từ tiếp thị thụ động sang tiếp thị chủ động. Nhờ đó đã hình thành
thế chủ động cân đối về thị trường tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm duy trì tăng
trưởng bền vững. Hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam không lệ thuộc hoàn
toàn vào thị trường truyền thống Nhật Bản như những năm trước đây, giảm hẳn
tỷ trọng các thị trường trung gian và bắt đầu giành được vị trí quan trọng trên
các các thị trường lớn, có yêu cầu cao về chất lượng và an toàn vệ sinh như Mỹ,
EU, Canađa, Nhật Bản, Ôxtrâylia... Các doanh nghiệp thuỷ sản đã có thể điều
chỉnh được cơ cấu thị trường, khi thị trường truyền thống có biến đổi bất lợi.
Việc mở rộng và điều chỉnh thị trường xuất khẩu các sản phẩm cá tra, basa là
một minh chứng về sự thành công của Việt Nam cho khẳng định này. Bên cạnh
đó, các nhà xuất khẩu Việt Nam còn luôn chú trọng khai thác chiều sâu của các
thị trường chính, thực hiện “khai thác thị trường mới trên địa bàn cũ” như Mỹ,
Nhật, EU. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu vào Mỹ, Nhật Bản và EU đã chiếm khoảng
65% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Số liệu này khẳng định thêm
tầm quan trọng của ba thị trường này đối với ngành thuỷ sản của Việt Nam.
Cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản đã có sự thay đổi rõ nét kể từ năm
2000 đến nay. Trước tiên là việc Mỹ trở thành thị trường tiêu thụ thuỷ sản hàng
đầu của Việt Nam cùng với Nhật Bản. Trước kia thị trường Nhật thường chiếm
tỷ trọng 50 – 60% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, nhưng trong gần 10 năm
trở lại đây chỉ còn trên dưới 30%. Các thị trường tiêu thụ hàng thuỷ sản của Việt
Nam ở châu Á như Đài Loan, Hàn Quốc khá ổn định, chiếm tỷ trọng khoảng 3 –
6% giá trị xuất khẩu, vị trí tiếp theo thuộc về các nước ASEAN. Thị trường EU
cũng là một mục tiêu quan trọng mà xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam hướng tới và
đã cố gắng khai thác từ những năm 1990 song không mấy thành công. Nhưng
đến vài năm trở lại đây, những cố gắng đó đã được đền đáp xứng đáng. Năm
2006, EU đã chiếm khoảng 22% thị phần xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam,
đứng vị trí thứ hai sau Nhật Bản. Thành công này có liên quan mật thiết với sự
“bùng nổ” xuất khẩu cá tra, basa nói trên.
Bảng - Các thị trường xuất khẩu thuỷ sản chính của Việt Nam
2001 2002 2003 2004 2005
Giá trị
(1000USD)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(1000USD)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(1000USD)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(1000USD)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(1000USD)
Tỷ trọng
(%)
Mỹ 489.035 27,51 654.977 32,38 777.656 35,35 602.969 25,12 649.630 23,81
Nhật Bản 465.901 26,21 537.459 26,57 582.838 26,50 772.195 32,16 824.907 30,24
EU 90.745 5,11 73.720 3,64 116.739 5,31 231.528 9,64 433.085 15,88
Bỉ 18.517 1,04 18.574 0,92 31.935 1,45 51.075 2,13 76.482 2,80
Đức 20.708 1,16 11.750 0,58 18.245 0,83 44.200 1,84 67.812 2,49
Italia 13.075 0,74 17.491 0,86 23.043 1,05 32.123 1,34 63.202 2,32
Hàn
Quốc 102.788 5,78 114.308 5,65 107.296 4,88 144.002 6,00 162.083 5,94
Đài Loan 93.519 5,26 116.261 5,75 70.723 3,22 106.072 4,42 118.965 4,36
Hồng
Kông 121.953 6,86 129.325 6,39 96.320 4,38 85.917 3,58 73.823 2,71
Trung
Quốc 194.766 10,96 172.612 8,53 50.785 2,31 46.827 1,95 60.843 2,23
Úc 23.870 1,34 29.672 1,47 44.398 2,02 82.973 3,46 98.802 3,62
Canađa 20.218 1,14 16.477 0,81 22.514 1,02 56.839 2,37 66.971 2,45
ASEAN 64.860 3,65 79.343 3,92 73.013 3,32 167.488 6,98 127.091 4,66
Singapo 24.980 1,41 35.747 1,77 27.527 1,25 79.407 3,31 42.644 1,56
Thái Lan 25.214 1,42 27.535 1,36 29.852 1,36 26.401 1,10 40.987 1,50
Các thị
trường
khác 109.830 6,18 98.667 4,88 257.295 11,70 103.971 4,33 111.823 4,10
Cộng 1.777.486 100,00 2.022.821 100,00 2.199.577 100,00 2.400.781 100,00 2.728.023 100,00
Nguồn: Trung tâm Tin học, Bộ Thuỷ sản
Mỹ: Từ năm 1994, Mỹ bỏ lệnh cấm vận thương mại với Việt Nam. Thuỷ
sản Việt Nam đã bắt đầu được xuất khẩu sang thị trường này. Kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng trưởng rất nhanh. Năm 1998, kim ngạch xuất
khẩu thuỷ sản từ Việt Nam sang Mỹ đạt trên 80 triệu USD, tăng gấp đôi năm
1997 (40 triệu USD). Năm 1999 kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ vượt ngưỡng
100 triệu USD, đạt 130 triệu USD, tăng 62,5% so với năm 1998.
Năm 2000, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Mỹ tăng đột biến, đạt
gần 300 triệu USD, gấp 2,14 lần so với năm 1999 và là mức tăng nhanh nhất
trong số các quốc gia xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ. Thị trường Mỹ đã trở thành
thị trường quan trọng chiếm vị trí dẫn đầu, với thị phần tăng nhanh. Điều này có
thể là kết quả của những tác động ban đầu của việc đàm phán và ký kết thành
công Hiệp định Thương mại song phương Việt - Mỹ.
Sau khi Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực tháng 12/2001, kim
ngạch buôn bán giữa Việt Nam và Mỹ đã phát triển nhảy vọt, đưa Mỹ trở thành
một trong những thị trường nhập khẩu thuỷ sản hàng đầu của Việt Nam. Năm
2001, Mỹ đã thay thế Nhật trở thành thị trường nhập khẩu thuỷ sản đứng đầu,
chiếm 27,51% so với 26,21% thị phần của Nhật Bản. Mỹ tiếp tục duy trì vị trí
này liên tục trong 3 năm liền (2001 – 2003). Việt Nam vươn lên vị trí 14 so với
vị trí thứ 26 vào những năm 1990 trong số các nước xuất khẩu thuỷ sản sang
Mỹ. Năm 2004, sau tác động của vụ kiện bán phá giá cá tra, basa và vụ kiện bán
phá giá tôm, thị phần xuất khẩu sang thị trường Mỹ của Việt Nam bị thu hẹp và
Nhật Bản trở lại vị trí là nước nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam. Khối
lượng và giá trị xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ đều giảm, chỉ đạt 91.381 tấn tương
ứng với 603 triệu USD, giảm 25,2% về khối lượng và 22,46% về giá trị so với
năm 2003. Năm 2005, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Mỹ có tăng nhưng
vẫn chưa bằng mức của năm 2002, chiếm 23,81% giá trị xuất khẩu thuỷ sản so
với 30,24% của Nhật.
Các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ ngày một đa
dạng. Năm 2000, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Mỹ chiếm tới
74% tổng giá trị hàng thuỷ sản xuất khẩu. Việt Nam trở thành nước xuất khẩu
tôm sang Mỹ đứng thứ 4 về giá trị và đứng thứ 7 về khối lượng. Tuy nhiên, tôm
Việt Nam vẫn chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ (5,3%) trong tổng lượng tôm nhập
khẩu vào Mỹ so với Thái Lan (44,2%) và Mêhicô (10,2%). Đến năm 2003, giá
trị xuất khẩu tôm đông lạnh vẫn tiếp tục tăng, đạt 469 triệu USD, nhưng chỉ còn
chiếm 64% trong tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ. Ngoài tôm, Việt Nam
còn xuất khẩu sang Mỹ các sản phẩm tươi sống như cá ngừ, cá thu và cua với
mức giá ổn định. Mặt hàng cá tra, basa phi lê đông lạnh cũng là mặt hàng độc
đáo của Việt Nam tại thị trường Mỹ và rất được người dân Mỹ ưa chuộng. Tuy
nhiên, vụ kiện cá tra, basa và mức thuế trừng phạt áp dụng đối với sản phẩm
này vào năm 2003 khiến giá trị xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Mỹ
giảm tới 56,3% so với năm 2002. Vụ kiện bán phá giá tôm cũng gây thiệt hại
đáng kể cho xuất khẩu tôm của Việt Nam, từ 513,8 triệu USD năm 2003 giảm
xuống còn 397,7 triệu USD năm 2004 (-22,59%). Các khoản tiền ký quỹ, thuế
chống bán phá giá khiến việc xuất khẩu sang thị trường này trở nên bấp bênh,
gây tâm lý lo ngại cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản.
Tuy vậy, trong tương lai tiêu thụ thuỷ sản của Mỹ vẫn tiếp tục tăng trong
khi lượng thuỷ sản trong nước chỉ cung cấp được từ 15 – 20%, nên nhập khẩu
của Mỹ sẽ tăng không chỉ đối với riêng Việt Nam. Nhiều mặt hàng thuỷ sản
khác nhau có thể sẽ được nhập khẩu vào thị trường này để đáp ứng cho nhu cầu
ngày càng tăng của các tầng lớp dân cư Mỹ và một phần không nhỏ phục vụ cho
nhu cầu tái chế và tái xuất. Tôm đông lạnh, tôm nguyên liệu, cá ngừ đóng hộp,
cá ngừ, cá rô phi sẽ là những mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ lớn. Mặc dù các
doanh nghiệp sẽ còn gặp phải có nhiều sóng gió và biến động trên thị trường
này, nhưng Hoa Kỳ vẫn là thị trường chứa đựng nhiều tiềm năng và cần tiếp tục
mở rộng do nhu cầu nhập khẩu hàng thuỷ sản hằng năm lớn (khoảng 10 tỷ
USD), giá thường cao hơn các thị trường khác.
Nhật Bản: Trong giai đoạn thập kỷ 1960 – 1970, Nhật Bản là thị trường
gần như duy nhất ở những nước không phải XHCN đối thuỷ sản xuất khẩu của
Việt Nam, chiếm tới 70 – 75% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt
Nam. Trong thập kỷ 1980 và 1990, Việt Nam đã từng bước mở rộng thị trường
xuất khẩu nên thị phần xuất khẩu sang Nhật bị thu hẹp dần xuống mức 50 –
60%. Cuối thập kỷ 1990, tỷ trọng này giảm còn 40 – 45% và đến nay còn
khoảng 25 – 30%. Đây là một tỷ trọng tương đối hợp lý đối với cơ cấu thị
trường xuất khẩu của Thuỷ sản Việt Nam. Nhìn chung, xuất khẩu thuỷ sản của
Việt Nam sang Nhật Bản trong 3 thập kỷ qua có xu hướng tăng, tuy nhiên về
khối lượng có bị giảm nhẹ vào giai đoạn 1998 – 2000.
Từ năm 2001 – 2003, thị trường Nhật Bản bị đẩy lùi xuống vị trí thứ 2
sau Mỹ. Mặc dù khối lượng và giá trị xuất khẩu sang Nhật Bản trong 3 năm này
vẫn có sự tăng trưởng liên tục song tốc độ tăng trưởng giảm dần. Tỷ trọng giá trị
xuất khẩu thuỷ sản sang Nhật giai đoạn này duy trì ổn định ở mức xấp xỉ 26%,
giá trị nhập khẩu thuỷ sản Việt Nam vào Nhật năm 2003 đạt 582,8 triệu USD so
với 777,7 triệu USD vào Mỹ. Nhưng sau năm 2003, Nhật Bản trở lại là thị
trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, khối lượng xuất khẩu thuỷ sản năm
2005 là 129.780 tấn, với giá trị là 824,9 triệu USD, chiếm tỷ trọng trong tổng
xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tương ứng là 20,56% và 30,24%. Những số
liệu đó cho thấy Nhật Bản là thị trường đem lại hiệu quả cao cho xuất khẩu thủy
sản của Việt Nam.
Các sản phẩm tôm, nhuyễn thể chân đầu, cá và cá ngừ của Việt Nam đều
có doanh số tương đối lớn trên thị trường Nhật Bản. Mặt hàng tôm Nobashi của
Việt Nam đang được ưa chuộng. Năm 2002, Việt Nam là một trong ba nước xuất
khẩu tôm sang Nhật lớn nhất với 32.800 tấn với giá trị 255 triệu USD, tăng 7,2%
về khối lượng và 2,8% về giá trị so với năm 2001, nhưng giá tôm Việt Nam tương
đối thấp. Hầu hết các doanh nghiệp thuỷ sản lớn đều có chế biến sản phẩm này
đem loại hiệu quả cao và có doanh số tương đối lớn trên thị trường Nhật.
Với vị thế quan trọng như vậy, việc duy trì chỗ đứng trên thị trường Nhật
Bản là một yêu cầu thiết yếu đối với xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Những phát
hiện vào cuối năm 2006 của các nhà chức trách Nhật Bản sau khi nước này thực
thi các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm mới, về chất lượng và vệ sinh an
toàn đối sản phẩm mực và tôm của Việt Nam, từ đó đi đến quyết định kiểm tra
100% các lô hàng mực và tôm xuất khẩu từ Việt Nam là một mối nguy lớn, đe
doạ cả ngành thuỷ sản nói chung. Đó cũng là dấu hiệu rõ ràng của sự thiếu đồng
bộ trong hệ thống bảo đảm an toàn chất lượng sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam
hiện nay.
EU : là thị trường có nhu cầu lớn và ổn định về hàng thuỷ sản, nhưng lại
là thị trường được coi là có yêu cầu cao nhất đối với sản phẩm nhập khẩu, với
các quy định khắt khe về chất lượng và an toàn vệ sinh. Tuy nhiên do chủ động
thực hiện các quy định về an toàn vệ sinh đáp ứng yêu cầu của thị trường này,
nên trong thời gian qua xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU đã
có những bước phát triển đáng chú ý. Trong giai đoạn từ năm 2000 – 2003, giá
trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường này còn rất nhỏ bé chỉ
chiếm khoảng 3 – 5%. Đến năm 2004, khi thêm 10 nước gia nhập vào khối EU
thì giá trị xuất khẩu thuỷ sản sang khối này đã có sự tăng trưởng mạnh tới
98,33% so với năm 2003, chiếm 9,64% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam.
Nhưng sự tăng trưởng vào năm 2004, không chỉ do 10 nước mới gia nhập đóng
góp mà còn do sự tăng trưởng xuất khẩu vào các nước EU cũ như Bỉ
(+59,94%), Đức (+142,26%), Italia (+39,4%)... Rõ ràng xuất khẩu thuỷ sản
sang thị trường EU đã có sự tăng trưởng liên tục và có những biến đổi về chất
kể từ năm 2004 đến nay. Năm 2005, giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam
sang thị trường này đã đạt 433,08 triệu USD, gấp 1,87 lần so với năm 2004 và
chiếm tới 15,88% thị phần giá trị xuất khẩu thuỷ sản. Đây là một tín hiệu đáng
mừng, đánh dấu kết quả của sự phấn đấu không ngừng của ngành thuỷ sản trong
hoạt động xúc tiến thương mại, đa dạng hoá thị trường và sản phẩm, đảm bảo
chất lượng, an toàn thực phẩm, vượt qua những rào cản kỹ thuật về vệ sinh an
toàn thực phẩm. Đến đầu năm 2006 Uỷ ban Liên minh châu Âu đã công nhận
thêm 38 doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường EU, nâng
tổng số doanh nghiệp được công nhận lên 209. Ước tính kim ngạch xuất khẩu
thuỷ sản vào thị trường này năm 2006 có thể đạt 700 triệu USD chiếm khoảng
22% tổng thị phần xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Mặc dù vậy còn nhiều e
ngại đối với những rào cản về kiểm soát dư lượng kháng sinh do thị trường EU
đặt ra, nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vẫn nhận định
EU là thị trường đối trọng mỗi khi có biến động trên thị trường Nhật và Mỹ.
Đồng thời việc xuất khẩu sản phẩm sang thị trường EU sẽ góp phần nâng cao uy
tín của hàng thuỷ sản Việt Nam trên thị trường thế giới. Trong thời gian tới, để
đứng vững và đảm bảo tăng trưởng bền vững trên thị trường EU, đòi hỏi các
doanh nghiệp chế biến Việt Nam và các khâu hoạt động có liên quan phải không
ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý.
Trung Quốc và Hồng Kông: là những thị trường nhập khẩu thuỷ sản
trung bình trên thế giới, nhưng là láng giềng gần gũi có nhiều nét tương đồng về
tiêu dùng và văn hoá với Việt Nam. Trung Quốc và Hồng Kông là thị trường có
nhiều triển vọng cho xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Nhập khẩu của Trung
Quốc và Hồng Kông chủ yếu được dùng để tái chế biến phục vụ xuất khẩu. Giá
trị nhập khẩu thuỷ sản của Trung Quốc và Hồng Kông tăng rất nhanh trong
những năm gần đây do sự phát triển ồ ạt công nghiệp chế biến và tái chế các
mặt hàng thuỷ sản cao cấp như cá philê, cá hộp và các mặt hàng chín ăn liền
phục vụ xuất khẩu. Bên cạnh đó, do nền kinh tế tăng trưởng nhanh và ổn định
nhiều năm nên nhu cầu tiêu dùng thuỷ sản trên thị trường này đang tăng nhanh
và chủng loại đa dạng, từ các sản phẩm có giá trị rất cao như các loại cá sống
đến các loại sản phẩm giá trị thấp, không đòi hỏi cao về chất lượng và an toàn
vệ sinh thực phẩm như hàng cá khô và mực nút nguyên con. Tuy nhiên, xuất
khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường này chủ yếu vẫn là mua bán qua
biên giới, quy mô của các đơn vị nhập khẩu rất nhỏ nên chỉ phù hợp với các
doanh nghiệp vừa và nhỏ. Từ trước đến nay thị trường Trung Quốc và Hồng
Kông vẫn là thị trường dễ tính về chất lượng, an toàn vệ sinh, nhưng sau khi trở
thành thành viên WTO, Trung Quốc đã bắt đầu áp dụng các rào cản kỹ thuật, an
toàn vệ sinh đối với hàng hoá nhập khẩu. Từ ngày 30/6/2003 các lô hàng thuỷ
sản xuất khẩu vào Trung Quốc phải được kiểm tra và cấp chứng nhận chất
lượng an toàn vệ sinh theo các chỉ tiêu do Trung Quốc quy định, đồng thời phải
đăng ký danh sách doanh nghiệp xuất khẩu vào Trung Quốc kèm theo mã số.
Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến xuất khẩu thuỷ của Việt
Nam vào thị trường này giảm mạnh từ năm 2003 đến nay.
Trong giai đoạn thập kỷ 1980 – 1990, Trung Quốc chiếm 2% kim ngạch
xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam từ năm 2000 đã vươn lên đứng thứ 3 chiếm
15%. Tuy nhiên, đến năm 2003 do sự thay đổi về cơ chế nhập khẩu và ảnh
hưởng của dịch SARS mà kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào
Trung Quốc đã sụt giảm mạnh. Mặc dù vẫn đứng thứ 3, nhưng xuất khẩu vào thị
trường này vẫn giảm nhiều so với năm 2002, khối lượng giảm 46,8% về giá trị
giảm 51,28% chỉ còn chiếm tỷ trọng 6,69% trong tổng giá trị kim ngạch của
Việt Nam. Xu hướng giảm này vẫn duy trì đến năm 2005, giá trị xuất khẩu sang
thị trường này chỉ còn 134,7 triệu USD so với 316,7 triệu USD năm 2001. Có
nhiều nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng trên, song những kết quả ấy
cũng buộc chúng ta phải đặt ra câu hỏi, liệu công tác xúc tiến thương mại, duy
trì thị trường truyền thống còn có chỗ nào lệch hướng, bất cập. Đây là thị trường
lớn, có tiềm năng song cạnh tranh ngày càng phức tạp, giá sản phẩm có xu
hướng giảm và khả năng tăng hiệu quả là khó khăn. Trong tương lai, Trung
Quốc sẽ là thị trường tiêu thụ thuỷ sản hàng đầu của khu vực châu Á, với đặc
điểm tiêu thụ của thị trường này là vừa tiêu thụ cho dân cư bản địa, vừa là thị
trường tái chế và tái xuất. Tôm hùm, tôm sú, cá ngừ, mực… đang có xu hướng tiêu
thụ ngày càng tăng trên thị trường này, do thu nhập của dân cư ở các đô thị của
Trung Quốc không ngừng được nâng lên. Các rào cản về vệ sinh an toàn thực
phẩm của thị trường Trung Quốc và Hồng Kông chắc chắn sẽ ngày càng chặt chẽ
hơn. Ngược lại, hàng thuỷ sản nguyên liệu nhập từ các nguồn này vào Việt Nam
ngày càng tăng nhưng Việt Nam lại chưa có biện pháp cụ thể để kiểm soát.
Các thị trường khác
Các thị trường khác thuộc châu Á đã được Việt Nam quan tâm ngày một
nhiều hơn, nhất là khi thuế nhập khẩu vào các thị trường khu vực giảm xuống 0
– 5% và khi thị trường lớn có biến động. Tỷ trọng xuất khẩu thuỷ sản của Việt
Nam vào các thị trường này tăng lên đáng kể, từ 23,1% năm 1998 lên khoảng
26% năm 2003, năm 2005 tăng 21,45% so với năm 2004. Trong đó phải kể đến
hai thị trường quan trọng là Hàn Quốc và Đài Loan. Năm 2004 thị phần xuất
khẩu vào Hàn quốc đạt 5,8% tăng 31,2% và xuất vào Đài Loan đạt 4,4% tăng
49%. Các thị trường này chủ yếu nhập khẩu cá biển, mực, bạch tuộc. Do Hàn
Quốc có công nghiệp chế biến phát triển ở trình độ cao nên đây cũng là một
trong những thị trường ở châu Á có yêu cầu khá cao về vệ sinh an toàn thực
phẩm. Năm 2002 Hàn Quốc bắt đầu áp dụng quy định nước xuất khẩu phải đăng
ký danh sách doanh nghiệp xuất khẩu vào Hàn Quốc (điều kiện sản xuất an toàn
vệ sinh phải đạt tiêu chuẩn Hàn Quốc và nước sở tại) đồng thời buộc các lô
hàng xuất khẩu phải kèm theo chứng thư theo mẫu Hàn Quốc quy định (trong
đó phải ghi rõ mã số của doanh nghiệp sản xuất hàng đã được phía Hàn Quốc
chấp nhận). Việt Nam đã đáp ứng được các yêu cầu trên nên xuất khẩu sang
Hàn Quốc vẫn tăng trưởng liên tục. Đây là thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn thứ
4 của Việt Nam, năm 2005 Việt Nam đã xuất khẩu thuỷ sản sang Hàn Quốc với
tổng trị giá lên tới 162,1 triệu USD, chiếm 5,94% tổng giá trị.
Ôxtrâylia, ngoài việc bắt buộc chứng nhận tôm nhập khẩu không mang
mầm bệnh (đốm trắng, đầu vàng), thị trường này đã có những phản ánh về tình
hình chất lượng và an toàn vệ sinh thuỷ sản (bạch tuộc vòng xanh, bảo quản
thuỷ sản khô bằng cacbon điôxit...) nhưng chưa mang tính hệ thống. Mặc dù các
doanh nghiệp Việt Nam còn chưa có hiểu biết đầy đủ về thị trường này, nhưng
những năm qua xuất khẩu sang thị trường Ôxtrâylia vẫn có sự tăng trưởng tuy
nhịp độ không đều. Năm 2005, giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường
Ôxtrâylia đạt 98,8 triệu USD, chiếm 3,62% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản, gấp
4 lần so với năm 2001.
Bên cạnh thị trường EU, các nước Đông Âu cũng là một thị trường xuất
khẩu thuỷ sản tiềm năng của Việt Nam tại châu Âu. Đặc biệt một số nước Đông
Âu mới gia nhập EU đã trở thành những nhà nhập khẩu đáng kể như Ba Lan,
Litva… Mặc dù kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường Đông Âu còn chưa
cao, nhưng đây cũng là hướng phát triển mới đối với các doanh nghiệp xuất
khẩu thuỷ sản khi gặp khó khăn trên thị trường Mỹ. Điều này đã được chứng
minh cụ thể đối với sản phẩm cá tra, basa xuất khẩu.
Nga đã có những bước tiến rất dài trong nhập khẩu thuỷ sản của Việt
Nam. Trong 11 tháng năm 2006, Nga đã nhập khẩu từ Việt Nam 51,92 ngàn tấn
sản phẩm thuỷ sản, giá trị 111,35 triệu USD, chiếm gần 3,5% tổng thị phần.
Tóm lại, trong thời gian qua, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đã có sự
tăng trưởng ổn định. Các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản từ những bước đầu
chập chững làm quen với những quy định trên thị trường thế giới, gặp không ít
va vấp nhưng đã có thêm nhiều kinh nghiệm để tiếp tục khẳng định vị trí của
của mình trên thị trường thuỷ sản. Các hoạt động phát triển thị trường vẫn được
các doanh nghiệp triển khai mạnh mẽ và liên tục, nhiều doanh nghiệp đã mở
rộng thị trường xuất khẩu sang các nước Đông Âu, Trung Đông, châu Phi... góp
phần giảm rủi ro khi có các tranh chấp xảy ra. Trong tương lai, thuỷ sản sẽ tiếp
tục là sản phẩm đem lại nguồn thu nhập lớn cho Việt Nam. Những rào cản
thương mại sẽ ngày càng trở nên khắt khe và cạnh tranh trên thị trường sẽ ngày
một gay gắt. Các nhà cung cấp thuỷ sản vẫn sử dụng giá như vũ khí lợi hại để
chiếm lĩnh thị trường, nên xu hướng tăng giá trên thị trường thế giới cũng bị hạn
chế. Đặc biệt, tại các nước phát triển, an toàn vệ sinh thực phẩm mới là yếu tố
quyết định sức cạnh tranh của sản phẩm.
1.2.2. Tình hình xuất khẩu thuỷ sản 2 năm gia nhập WTO
a. Năm 2007
Năm 2007 xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam nhanh chóng vượt mức kế hoạch.
Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan VN, năm 2007, xuất khẩu thủy sản
của cả nước đã đạt khoảng 925 nghìn tấn trị giá 3,756 tỷ USD, tăng 12,2% về
khối lượng và 14% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, trị giá XK
trên khi được bổ sung đầy đủ số liệu luỹ kế của cả năm, rất có thể đạt đến mức
3,8 tỷ USD. Mặt hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt trên khắp 146 nước và vùng
lãnh thổ khác nhau trên thế giới nhờ những nỗ lực phát triển thị trường và đa
dạng hoá sản phẩm của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu. Theo Bộ Thủy
sản, tính đến hết tháng 3/2007, tổng sản lượng của ngành thủy sản ước đạt
806.400 tấn, đạt 21,22% kế hoạch năm và tăng 4,05% so với cùng kỳ năm
ngoái. Trong đó, sản lượng khai thác tăng 2,23%, đạt 476.400 tấn; sản lượng
nuôi trồng đạt 330.000 tấn, tăng 6,8%. Ước giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản
trong tháng 3 đạt 250 triệu USD, nâng tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản
trong quý I đạt 700 triệu USD, bằng 12,44% kế hoạch và tăng 35,27% so với
cùng kỳ.
Bảng - Sản lượng thuỷ sản năm 2007
Thực hiện (Nghìn tấn) Năm 2007 so
với
năm 2006 (%)
Năm 2006
Ước tính
năm 2007
TỔNG SỐ 3720.5 4149.0 111.5
Cá 2689.8 3053.6 113.5
Tôm 463.2 498.2 107.6
Thuỷ sản khác 567.5 597.2 105.2
Nuôi trồng 1693.9 2085.2 123.1
Cá 1157.1 1494.8 129.2
Tôm 354.5 386.6 109.1
Thuỷ sản khác 182.3 203.8 111.8
Khai thác 2026.6 2063.8 101.8
Cá 1532.7 1558.8 101.7
Tôm 108.7 111.6 102.7
Thuỷ sản khác 385.2 393.4 102.1
Nguồn Trung tâm tin học thuỷ sản
Các thị trường nhập khẩu chính của thủy sản Việt Nam không có nhiều
biến động lớn về nhu cầu và giá cả, nhưng các thị trường này đã có nhiều thay
đổi lớn về chính sách kiểm soát vệ sinh ATTP đối với thủy sản nhập khẩu, do
vậy đã gây nhiều khó khăn lớn cho các doanh nghiệp của Việt Nam. Tuy nhiên,
với sự phối hợp chặt chẽ giữa Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản, cộng
đồng các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu và Cục Quản lý Chất lượng Nông
lâm sản và Thủy sản (Nafiqaved) đã tháo gỡ kịp thời nhiều khó khăn về dư
lượng kháng sinh trong tôm và mực xuất khẩu sang Nhật, đồng thời giải quyết
nhiều vướng mắc khác sang Nga, Ôxtrâylia…. Tỷ trọng nhập khẩu thủy sản từ
Việt Nam của các thị trường lớn trên thế giới được phân bố khá đồng đều: khối
EU chiếm 25,7% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, tiếp đến là Nhật
Bản chiếm 21,1%, Mỹ chiếm 20,4% và các thị trường nhập khẩu đáng kể khác
như Hàn Quốc, Trung Quốc - Hồng Kông, Ôxtrâylia, Đài Loan… đều tăng nhập
từ VN trong năm vừa qua. Sự phát triển và điều hoà giữa các thị trường đã tạo
thế cân bằng, vững chắc hơn cho xuất khẩu thủy sản VN trong bối cảnh thị
trường quốc tế luôn nảy sinh nhiều cạnh tranh và rủi ro. Hiện nay, hầu hết các
thị trường tiêu thụ thủy sản ở EU đều có nhiều thông tin cho thấy giá thực phẩm
thủy sản đã tăng đáng kể bởi giá thành sản xuất tăng và nguồn đánh bắt bị hạn
chế, nhu cầu đối với NK philê cá thịt trắng vẫn tiếp tục tăng, lệnh cấm nhập
khẩu tôm từ Trung Quốc do Mỹ áp dụng đã khiến Trung Quốc giảm mạnh thị
phần tại Mỹ. Đây là những cơ hội tiềm tàng cho các nước xuất khẩu và là cơ hội
cho tôm đông lạnh Việt Nam (Tôm chiếm 40% kim ngạch xuất khẩu thủy sản
Việt Nam năm 2007).
Bảng - Xuất khẩu thuỷ sản chính ngạch 8 tháng đầu năm 2007 phân theo
thị trường
Thị trường Số lượng (tấn) Giá trị (USD)
EU
162139.2 527872801
Mỹ
56240.6 413589217
Nhật
64351.2 396233096
Châu Á (không kể Nhật Bản và
Asean)
111860.5 340631907
Châu Âu (không kể EU)
46181.3 413589217
Asean
39487.8 396233096
Châu Mỹ (không kể Mỹ)
20809.2 340631907
Châu Đại Dương
13416.8 413589217
Thị trường khác
8030.9 396233096
Châu Phi
4993.2 340631907
Total
527510.7 413589217
Nguồn Trung tâm tin học thuỷ sản
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu tôm đông lạnh
của Việt Nam năm 2007 đạt 160,5 nghìn tấn, với kim ngạch xuất khẩu ước đạt
1,5 tỷ USD, giảm 0,68% về lượng và tăng 2% về trị giá so với năm 2006, chiếm
40% kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2007. Năm 2007, nhìn chung
xuất khẩu tôm đông lạnh tương đối ổn định so với những năm trước. Lượng tôm
đông lạnh xuất khẩu của Việt Nam thường tăng mạnh từ tháng 6 đến tháng 11
và giảm vào những tháng đầu năm. Dự báo quý I/2008, xuất khẩu tôm đông
lạnh của Việt Nam sẽ dao động quanh mức 8,7 nghìn tấn/tháng. Năm 2007 công
tác kiểm soát chất lượng tôm nguyên liệu đã được thực hiện khá tốt, các biện
pháp phòng trừ và kiểm soát bệnh dịch của tôm đã được các cơ quan chức năng
phổ biến rộng đến từng hội nuôi trồng tôm. Giá xuất khẩu trung bình tôm đông
lạnh của Việt Nam năm 2007 đạt 9,6 USD/kg. Theo tính toán, giá xuất khẩu
trung bình tôm đông lạnh của Việt Nam năm 2007 đạt 9,6 USD/kg, tăng 0,45
USD/kg so với năm 2006.